0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Mục đích sử dụng vốn vay của hộ nghèo so với thực tế

Một phần của tài liệu CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TUYÊN HÓA (Trang 41 -44 )

4. Giới hạn của đề tài

2.8.2. Mục đích sử dụng vốn vay của hộ nghèo so với thực tế

Qua điều tra thực tế tại 2 địa bàn trên, trong số 50 hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH huyện hiện nay, tôi thấy nhìn chung các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích

Thực tế để có thể đánh giá một cách chính xác về việc người vay vốn có thực sự sử dụng vốn vay đúng như mục đích họ đã ghi trong khế ước hay không là một vấn đề rất phức tạp. Bởi vì một sự thật đó là các hầu hết các hộ không sử dụng 100% số vốn đi vay để phục vụ cho một mục đích nhất định. Do vậy, để tiện hơn cho việc phân loại và đánh giá mục đích sử dụng vốn thực tế so với mục đích xin vay như đã ghi trong khế ước, tôi mạnh dạn xin được quy định: Nếu hộ sử dụng trên 50% số vốn vay vào mục đích xin vay như đã ghi trong khế ước thì được coi là sử dụng vốn đúng mục đích, còn ngược lại thì được coi là sử dụng vốn sai mục đích.

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, trong tổng số 50 hộ điều tra thì có 39 hộ sử dụng vốn đúng mục đích vay (chiếm 78%). Còn lại là 11 hộ sử dụng vốn sai mục đích (chiếm 22%). Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do người nghèo có một mức sống thấp hơn nhiều so với cộng đồng chung, trong khi đất nước ta ngày càng phát triển, dời sống ngày càng đi lên thì việc đáp ứng tốt hơn

các nhu cầu cuộc sống là điều tất yếu. Bởi thế người nghèo không chỉ có nhu cầu về vốn để phục vụ cho mục đích mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh mà họ còn có nhu cầu về vốn để đáp ứng nhiều hơn cho cuộc sống hiện tại và tương lai của mình như: cho con ăn học, làm nhà, mua phương tiện phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày,chi khác…

Do vậy khi nhận được số tiền vay về, các hộ này không chỉ tập trung đầu tư vào một mục đích nhất định mà họ thường chia ra thành nhiều khoản sử dụng cho những mục đích khác nhau. Để có một cái nhìn khái quát về tình hình sử dụng vốn trên địa bàn điều tra, chúng ta lần lượt xem xét tình hình cụ thể từng xã:

BẢNG 9: MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN THỰC TẾ SO VỚI KHẾ ƯỚC Mục đích sử dụng vốn của hộ nghèo TT Đồng Lê Xã Thanh Thạch Mục đích trong khế ước Mục đích sử dụng thực tế Mục đích trong khế ước Mục đích sử dụng thực tế Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % 1. Chăn nuôi 12 48,00 10 40,00 9 36,00 5 20,00 2. Trồng trọt 6 24,00 5 20,00 13 52,00 10 40,00 3. Buôn bán - dịch vụ 7 28,00 7 28,00 3 12,00 2 8,00

4. Cho con ăn học 0 0 1 4,00 0 0 2 8,00

5. Mua phương tiện

phục vụ sinh hoạt 0 0 2 8,00 0 0 3 12,00

6. Chi tiêu ăn uống 0 0 0 0 0 0 2 8,00

7. Chi khác 0 0 0 0 0 0 1 4,00

8. Tổng cộng 25 100 25 100 25 100 25 100

(Nguồn : Số liệu điều tra thực tế )

Trước hết là xã Thanh Thạch: Đây là một xã vùng núi rẻo cao còn nhiều khó khăn, đời sống người dân còn nhiều thiếu thốn, người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông ngiệp và khai thác các nguồn tài nguyên rừng với những phương tiện thô sơ, quy mô nhỏ lẻ. Trong những năm qua, mặc dù được chính quyền các cấp đặc biệt giúp đỡ nhưng vẫn còn một bộ phận dân cư thiếu ăn, thiếu mặc. Thanh Thạch là xã có nhiều thuận lợi việc trồng rừng, cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn do đất đai ở đây chủ yếu là đất Feralit phát triển trên đá sa thạch, phiến thạch tập trung ở vùng đồi núi có độ dốc cao và diện tích đất chưa sử dụng ở đây còn nhiều.

Nhưng thực tế ở xã này số lượng hộ nghèo xin vay vốn thì nhiều song nhu cầu vốn vay trên một hộ thì chưa cao. Với những điều kiện khá thuận lợi để phát triển kinh tế như vậy thì đây là một vấn đề cần được xem xét. Nguyên nhân khách quan của tình trạng này là do Thanh Thạch là một xã có tốc độ tăng dân số cao của huyện, trình độ dân trí còn thấp, số người ăn theo chiếm tỷ lệ khá cao…do đó người dân chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Từ thực tế điều tra có 8 hộ sử dụng vốn sai mục đích như đã ghi trong khế ước chiếm 32% trong tổng số 25 hộ được hỏi. Trong 8 hộ này thì số hộ dùng tiền để mua sắm phương tiện đồ dùng sinh hoạt chiếm tỷ lệ nhiều nhất (12%), sau đó mới đến chi cho ăn uống và cho con ăn học. Các hộ này do thói quen sống dựa vào người khác, lười lao động, mong chờ sự trợ giúp của Chính phủ, chưa có kế hoạch để phát triển sản xuất nâng cao mức sống của bản thân gia đình mình nên thực tế số vốn vay của họ đã bị xâm phạm một cách đáng tiếc. Và kết quả như trên một phần là do cán bộ tín dụng Ngân hàng và các đoàn thể chính quyền địa phương đã không thực sự đi sâu sát vào thực tế và gần gũi bà con để có định hướng phù hợp cho họ. Tuy vậy đại bộ phận người dân nơi đây đều đang nỗ lực phấn đấu, chịu thương chịu khó, luôn nỗ lực vươn lên, họ đã đầu tư số tiền vay của mình để mua giống trồng rừng, phát triển chăn nuôi trâu, bò sinh sản, xây dựng chuồng trại…để từng bước cải thiện đời sống cho chính bản thân hộ.

Thị trấn Đồng Lê là nơi tập trung các cơ quan đầu não của huyện nhà, được xem là vùng có dân trí cao trong mặt bằng chung của huyện. Theo số liệu điều tra cho thấy việc sử dụng vốn sai mục đích tại đây là thấp. Trong số 25 hộ điều tra có vay vốn tại NHCSX huyện thì thực tế có 3 hộ sử dụng vốn sai mục đích chiếm 12%. Còn lại 22 hộ sử dụng vốn đúng như mục đích đã ghi trong khế ước. Cũng như ở Thanh Thạch, tai đây các hộ sử dụng vốn sai mục đích cũng xuất phát từ những nhu cầu như: mua phương tiện sinh hoạt phục vụ trong gia đình (8%) và cho con ăn học (4%)… Đây là thị trấn thuộc vùng gò đồi, nhưng lại là nơi có nhiều ưu thế về điều kiện kinh tế-xã hội nên nói chung đời sống của người dân nơi đây cũng gặp ít khó khăn hơn so với các xã khác, các hộ nghèo gần như ở ngưỡng cận thoát nghèo. Vùng có nhiều đặc điểm thuận lợi cho phát triển nghề rừng, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển dịch vụ sản xuất kinh doanh buôn bán, lại có tuyến đường quốc lộ 1A, đường Xuyên Á và tuyến

đường Hồ Chí Minh chạy qua…đây là một lợi thế có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế, văn hoá xã hội lớn cho vùng. Do đó họ đã mạnh dạn vay vốn và đang từng bước tiến hành các kế hoạch sản xuất của mình tạo những bước chuyển đáng kể trong cơ cấu kinh tế của thị trấn, hoàn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng và không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, qua điều tra cho thấy số hộ nghèo sử dụng vốn vay sai mục đích trên địa bàn chiếm tỷ lệ không đáng kể,đây là một dấu hiệu tốt cho thấy cán bộ tín dụng đã thực sự sâu sát thực tế trong vấn đề thẩm định vay vốn, đồng vốn đến tay người nghèo ngày càng thực sự phát huy được hiệu quả và người nghèo ngày càng có cái nhìn đúng đắn hơn với nguồn tín dụng ưu đãi này. Bên cạnh đó các đoàn thể ban ngành, chính quyền các cấp cần có sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ trong công tác quản lý, cho vay và sử dụng vốn vay tại địa phương mình, hiểu đúng, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của bà con khi vay vốn.

Một phần của tài liệu CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TUYÊN HÓA (Trang 41 -44 )

×