0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Quy mô vay vốn của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TUYÊN HÓA (Trang 38 -41 )

4. Giới hạn của đề tài

2.8.1. Quy mô vay vốn của các hộ điều tra

Để có thể đánh giá một cách khách quan về tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo trên địa bàn huyện Tuyên Hoá, tôi đã tiến hành điều tra thực tế về thực trạng sử dụng vốn vay của các hộ nghèo với mục đích vay phục vụ cho sản xuất đã ghi trong

khế ước. Song do hạn chế về thời gian, hơn nữa số lượng hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH Tuyên Hoá là rất lớn, do đó tôi quyết định chọn cho mình 2 xã có sự khác biệt về điều kiện kinh tế và điều kiện tiếp cận tín dụng để giải thích được một cách xác đáng hơn về vấn đề sử dụng vốn của các hộ nghèo. Địa bàn mà tôi lựa chọn là thị trấn Đồng Lê và xã Thanh Thạch với số hộ để điều tra là 50 hộ được chọn ngẫu nhiên trong tổng số hộ nghèo vay vôn để tìm hiểu về tình hình sử dụng vốn vay thực chất của họ.

Có một điều đặc trưng ở NHCSXH Tuyên Hoá là hầu hết các hộ nghèo đều được vay đủ số vốn theo nhu cầu của mình. Song mức vay thực tế của hộ không cao hơn so với các đối tượng khác. Từ số liệu ở bảng trên ta thấy, trong tổng 50 hộ điều tra thì chỉ có ở thị trấn Đồng Lê là có 10 hộ vay trên 10 triệu (chiếm 20,00%) còn Xã Thanh Thạch thì không có tình trạng này xuất phát từ mặt bằng kinh tế chung của huyện. Do điều kiện phân bố địa bàn thuận lợi cho vấn đề tiêu thụ sản phẩm đầu ra cũng như khả năng tiếp cận với các chương trình khuyến nông, khuyến ngư nên người dân ở đây đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất với quy mô lớn và thực tế đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, chủ yếu vốn vay được sử dụng để đầu tư phát triển các trang trại chăn nuôi lợn-bò sinh sản, nuôi ong, cung cấp giống và thức ăn trả chậm cho nhiều hộ trên địa bàn, trồng rừng keo, xây dựng chuồng trại, xây dựng cơ sở cung cấp vật tư nông nghiệp, mua máy xay xát…

Còn tại xã Thanh Thạch do tâm lý người dân chưa chủ động tiếp cận với phương thức sản xuất mới, địa bàn miền núi khá phức tạp, cách thức sử dụng vốn còn kém hiệu quả nên đa số họ chỉ vay vốn để đầu tư sản xuất nhỏ như chăn nuôi lợn thịt với quy mô 1-2 con, nuôi tằm, đan lát, trồng rừng bạch đàn,….

Do đó trong những năm tới Đảng bộ và chính quyền địa phương cần nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là người nghèo trong toàn huyện một cách đồng đều để họ mạnh dạn hơn trong làm ăn, thoát nghèo, ổn định đời sống, góp phần giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ nói riêng và giữa các xã nói chung.

BẢNG 8 : PHÂN TỔ CÁC HỘ VAY VỐN TỪ NHCSXH TUYÊN HOÁ THEO QUY MÔ VỐN

Phân tổ mức nhu cầu

vay vốn

Tổng Phân tổ theo địa bàn điều tra TT Đồng Lê Xã Thanh Thạch Số hộ % Số hộ % Số hộ % Tổng 50 100,00 25 100,00 25 100,00 < 3000 7 14,00 3 12,00 4 16,00 3000 – 5000 13 26,00 3 12,00 10 40,00 5000 – 10000 20 40,00 9 36,00 11 44,00 >10000 10 20,00 10 40,00 0 0

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế )

Cũng từ bảng số liệu này, trong 50 hộ có vay vốn tại Ngân hàng được hỏi thì có đến 40% số hộ có nhu cầu vay ở mức 5-10 triệu trên 1 lần vay (20 hộ). Trong đó, thị trấn Đồng Lê chiếm 9 hộ, xã Thanh Thạch chiếm 11 hộ. Ở mức vay này số hộ có nhu cầu vay chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các mức vay hiện nay của bà con, bởi lẽ số vốn này phù hợp với các mô hình giản đơn như mô hình trồng rau kết hợp với chăn nuôi lợn và các loại gia cầm, nuôi dê sinh sản,… phù hợp với tình hình tiêu thụ tại chỗ. Còn ở mức vay 3-5 triệu thì có 13 hộ đã vay (chiếm 26%). Đây là một dấu hiệu khá tốt, chứng tỏ người dân Tuyên Hoá cũng đang từng bước mở rộng quy mô sản xuất của mình, đầu tư có cân nhắc phù hợp với năng lực tài chính và ít rủi ro hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những người nghèo và thực sự cần được khuyến khích hơn nữa.

Tại mức vay nhỏ hơn 3 triệu đồng, hiện nay có 7 hộ (chiếm 14%). Tỷ lệ này không cao song đây là một thực tế phù hợp. Bởi với số vốn này khi mới vay người dân thường tiến hành sản xuất với các mô hình có khả năng quay vòng vốn nhanh như mô hình trồng nấm rơm, nuôi ếch, trồng rau… rủi ro thấp và chỉ 1 năm là có thể tiến hành thu hồi vốn để trả nợ.

Tại xã Thanh Thạch số hộ nghèo có nhu cầu vay ở mức 3-5 triệu chiếm 40% tổng số hộ được phỏng vấn. Tại mức vay nhỏ hơn 3 triệu, chiếm 16%. Đối với xã còn nhiều khó khăn như Thanh Thạch, quy mô chỉ dừng lại ở hộ gia đình với phương thức sản xuất lâu đời chủ yếu là chăn thả gia súc, trồng cây ăn quả và phát triển rừng tre nứa,

…thì cơ cấu vay như vậy là khá hợp lý. Tuy nhiên trong sự đổi mới của huyện nhà nói riêng và của đất nước ta nói chung thì bản thân hộ nghèo phải có những điều chỉnh thích hợp để không bị tụt xa về kinh tế, văn hoá.

Đối với thị trấn Đồng Lê: Tại mức vay từ 3-5 triệu số hộ có nhu cầu vay rất nhỏ chiếm 12% (3 hộ) số hộ điều tra tại xã này. Thực trạng này phù hợp với tình hình sản xuất của hộ nghèo nơi đây, họ chủ yếu tập trung đầu tư vào chăn nuôi theo mô hình trang trại và buôn bán, dịch vụ nên nhu cầu vốn vay tập trung ở mức cao hơn. Cũng chỉ có 3 hộ vay ở múc dưới 3 triệu đồng.

Những năm gần đây các mô hình trang trại V-A-C-R (vườn, ao chuồng, rừng) đang phổ biến tại đây, do vậy đã xuất hiện những hộ nghèo có mức vay lớn hơn so với trước, họ là những người tiên phong bắt nhịp với xu hướng phát triển kinh tế hiện tai. Trong thời gian sắp tới chính quyền địa phương và Ngân hàng cần đẩy mạnh đầu tư vốn, tạo điều kiện hơn cho các hộ này tiếp tục vươn lên, ổn định đời sống gia đình, làm gương cho các hộ khác học tập, góp phần phát triển kinh tế toàn huyện.

Một phần của tài liệu CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TUYÊN HÓA (Trang 38 -41 )

×