KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHCSXH TUYÊN HÓA

Một phần của tài liệu Cho vay vốn hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tuyên hóa (Trang 61 - 62)

II. KIẾN NGHỊ

2.2.KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHCSXH TUYÊN HÓA

Với một huyện chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh và có xuất phát điểm về kinh tế thấp. Hoạt động sản xuất chủ yếu dụa vào nông nghiệp, điều kiện tự nhiên lại

không mấy thuận lợi nên nguy cơ tái nghèo cao khi gặp rủi ro do thiên tai. Vì vậy, đề nghị Ngân hàng tiếp tục tăng nguồn vốn để đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa nhu cầu vay vốn ưu đãi cho các đối tụơng được Chính phủ quy định, đặc biệt là đối tượng vượt ngưỡng nghèo cần được đầu tư để thoát nghèo một cách bền vững.

- Cần tinh giảm hơn nữa trong việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục cho vay vốn, hạn chế tối đa việc đi lại của nhân dân và cán bộ tín dụng.

- Tăng cường tập huấn cho cán bộ Ngân hàng và cán bộ liên quan tới công tác xoá đói giảm nghèo cơ sở

- Trang bị thêm vật chất, kỹ thuật đảm bảo giao dịch kịp thời, nhất là trang bị cho các tổ giao dịch lưu động.

- Ngân hàng phải thường xuyên chỉ đạo và thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay vốn đối với hộ nghèo, đồng thời kiểm tra chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo để tránh tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích.

- Tiếp cận gần gũi khách hàng hơn nữa, giúp đỡ khách hàng về cách thức làm ăn, hướng dẫn họ làm ăn có hiệu quả, nắm bắt kịp thời các thông tin về khách hàng (hộ nghèo và các đói tượng chính sách khác) để từ đó giải quyết cho vay nhanh chóng, đúng chế độ, tránh thất thoát vốn.

Một phần của tài liệu Cho vay vốn hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tuyên hóa (Trang 61 - 62)