0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Một số ý kiến của các hộ có vay vốn tại NHCSXH Tuyên Hóa

Một phần của tài liệu CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TUYÊN HÓA (Trang 46 -46 )

4. Giới hạn của đề tài

2.8.4. Một số ý kiến của các hộ có vay vốn tại NHCSXH Tuyên Hóa

Để đưa ra những nhận xét một cách khách quan về thực trạng cho vay vốn hộ nghèo ở NHCSXH huyện và hiểu rõ hơn về tâm tư nguyện vọng của các hộ nghèo khi vay vốn chúng ta đi vào nghiên cứu bảng sau để từ đây có thể bổ sung cho Ngân hàng những ý kiến mới nhằm giúp cho Ngân hàng có thể hoàn thiện hơn vai trò, nhiệm vụ cung ứng vốn của mình. Qua điều tra thực tế tôi đã tổng hợp được một số ý kiến đáng ghi nhận cho ngân hàng như sau:

Trong 50 hộ vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng thì 100% hộ đều có mong muốn được tiếp tục vay vốn. Đây là căn cứ rất có ý nghĩa, đòi hỏi những năm tới NHCSXH huyện cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác cho vay vốn để các hộ nghèo yên tâm có vốn đầu tư vào sản xuất, không chỉ vượt qua được ngưỡng nghèo mà phải thoát hẳn đói nghèo, không để tình trạng tái nghèo còn tiếp diễn trên địa bàn huyện.

Cho dù mục đích vay vốn của 50 hộ nghèo này là khác nhau nhưng có đến 27 hộ (54%) mong muốn có thời gian vay dài hơn nữa. Đây là một nhu cầu hiển nhiên vì hầu hết các hộ vay đều muốn kéo dài thời gian trả nợ. Như chúng ta đã biết các hộ nghèo không chỉ sử dụng vốn vay vào một mục đích duy nhất, mà họ dùng chúng cho nhiều mục đích khác nhau. Do đó việc thu hồi vốn từ các mục đích này là rất khó khăn và đòi hỏi có thời gian. Xét thấy trong thời gian tới Ngân hàng cần chủ động hơn trong thời hạn cho vay để họ yên tâm làm ăn.

Một sự thật là lãi suất cho vay hộ nghèo hiện nay của NHCSXH là rất thấp so với mặt bằng chung của các Ngân hàng khác trên địa bàn, nhưng đối với một bộ phận người nghèo thì việc trả lãi như vậy cũng là một khó khăn. Trong 50 hộ được hỏi thì có 7 hộ

(14%) cho biết lãi suất như vậy đối với họ là vẫn con cao. Trong đó thị trấn Đồng Lê có 2 hộ, xã Thanh Thạch có 5 hộ. Đây là những hộ còn quá khó khăn và cũng có một số hộ không muốn trả lãi cho Ngân hàng. Bên cạnh đó có 43 hộ cho rằng lãi suất như thế là bình thường, vừa với sức sản xuất của hộ nghèo (tương ứng 86%). Đây là một vấn đề đòi hỏi không chỉ NHCSXH Việt Nam mà còn đối với Đảng và Nhà nước ta cần phải xem xét cụ thể tình hình và đưa ra những chủ trương phù hợp, ưu đãi hơn đối với những hộ đặc biệt khó khăn này.

Với quy trình thủ tục cho vay hộ nghèo thông qua các tổ chức CT-XH ở NHCSXH hiện nay đang là một chủ trương mới và thực sự khá đơn giản. Tuy nhiên trong các hộ được hỏi thì có 38% (19 hộ) vẫn cho rằng thủ tục đó còn nhiều phiền hà. Thực tế có 31 hộ hộ cho rằng thủ tục như vậy là đơn giản. Đa số hộ nghèo đều có tâm lý e ngại, họ luôn tìm cách tránh những thủ tục hành chính…, và đó cũng chính là do trình độ của các hộ này chưa cao, họ vẫn cho rằng thủ tục vay vốn ưu đãi như vậy là còn khá rườm rà.

Trong tổng số hộ điều tra thì thị trấn Đồng Lê có 7 hộ có ý kiến thủ tục cho vay vốn như vậy là phức tạp. Trong khi đó cùng ý kiến nay thì xã Thanh Thạch có đến 12 hộ. Đây cũng là một tỷ lệ khá cao so với số hộ được điều tra tại 2 xã. Bởi vậy Ngân hàng cần chú trọng hơn những hoạt động tuyên truyền cho người nghèo thực sự hiểu và hiểu rõ về vấn đề này.

Một vấn đề nữa cũng ảnh hưởng đến tâm lý của người nghèo vay vốn hiện nay tại NHCSXH huyện, đó là thái độ của cán bộ tín dụng. Có 82% số hộ được hỏi tại 2 xã trên cho biết cán bộ tín dụng của Ngân hàng rất nhiệt tình giúp đỡ bà con trong quá trình vay vốn (41 hộ). Còn 9 hộ(18%) vẫn thấy thái độ của cán bộ tín dụng ở Ngân hàng như vậy là chưa thoả đáng, thái độ còn gay gắt chưa thân thiện trong việc hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục vay,…. Thị trấn Đồng Lê có 2 hộ (8%) không hài lòng về thái độ của cán bộ tín dụng ở Ngân hàng hiện nay, trong khi đó có 23 hộ cho biết thái độ của cán bộ tín dụng như vậy là rất nhiệt tình.

Đối với xã Thanh Thạch thì có 18 hộ (72%) cho biết thái độ của cán bộ tín dụng như vậy là rất tốt với bà con, bên cạnh đó có 7 hộ (28%) vẫn thấy không hài lòng về thái độ của cán bộ tín dụng.

Đây là vấn đề rất tế nhị, bởi NHCSXH không phải hoạt động vì mục đích lợi nhuận mà chủ trương cho vay phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, do đó bản thân mỗi cán bộ tín dụng của Ngân hàng phải tự ý thức được điều này để có những cư xử, những điều chỉnh hợp lí và làm hài lòng khách hàng của mình, tạo lập mối quan hệ thân thiết giữa Ngân hàng và người nghèo.

BẢNG 11 : Ý KIẾN CỦA 50 HỘ VAY VỐN

Chỉ tiêu Tổng số TT Đồng Lê Xã Thanh Thạch

Số hộ % Số hộ % Số hộ %

1. Số hộ vay vốn 50 100,00 25 100,00 25 100,00

2. Đánh giá về lãi suất - - - -

- Cao 7 14,00 2 8,00 5 20,00

- Vừa 43 86,00 23 92,00 20 80,00

3. Đánh giá về thủ tục cho vay - - - -

- Phức tạp 19 38,00 7 28,00 12 48,00

- Đơn giản 31 62,00 18 72,00 13 52,00

4. Muốn thời gian vay dài hơn 27 54,00 12 48,00 15 60,00

5. Nhận xét về CBTD - - - s-

- Nhiệt tình 41 82,00 23 92,00 18 72,00

- Không nhiệt tình 9 18,00 2 8,00 7 28,00

6. Có nhu cầu vay tiếp 50 100,00 25 100,00 25 100,00 (Nguồn : Số liệu điều tra thực tế)

CHƯƠNG III

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG

CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO

TẠI NHCSXH TUYÊN HÓA

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA NGÂN HÀNG

Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội huyện đến năm 2010 và kế hoạch hoạt động của NHCSXH Việt Nam, NHCSXH Tuyên Hoá tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của NHCSXH tỉnh, của

huyện uỷ, UBND huyện, các tổ chức chính trị xã hội và các cơ sở Hội ở các địa phương. Bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao, duy trì tốc độ tăng trưởng cao nguồn vốn và hiệu quả sự dụng vốn, nâng cao chất lượng tín dụng, triển khai các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, từng bước nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Tăng khả năng tài chính, đáp ứng yêu cầu cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên toàn huyện. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp đảm bảo triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng theo Nghị quyết 78/2002/NĐCP của Chính Phủ

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH TUYÊN HÓA VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH TUYÊN HÓA

Trong những năm vừa qua, với sự ra đời của NHCSXH Việt Nam nói chung (trước đây là NHPVNN) và NHCSXH Tuyên Hoá nói riêng, công tác XĐGN, đưa đồng tiền của Chính Phủ đến tận tay người nghèo cần vốn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Ngân hàng thực sự là một cơ sở đáng tin cậy của người nghèo nơi đây. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được quan tâm giải quyết kịp thời. Là một sinh viên thực tập tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hoạt động cho vay vốn hộ nghèo tai Ngân hàng CSXH huyện như sau:

3.2.1. Giải pháp đối với các cấp chính quyền

- Trước hết huyện cần có các chính sách nâng cao trình độ đân trí, tăng khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ của người dân, hướng dẫn bà con áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong đời sống sản xuất nhằm nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng cuộc sống cho đồng bào địa phương.

- Tiếp theo cần tiếp tục mở rộng nâng cao hiệu quả hoạt động của các chương trình 120, 135, chương trính XĐGN,… Đây là những chương trình đem lại nhiều kết quả khả quan về định canh định cư, bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng các vùng kinh tế mới…, tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là các hộ nghèo yên tâm vay vốn làm ăn, và có phương hướng sử dụng vốn vay của mình đúng mục đích và có hiệu quả.

- Bên cạnh đó Nhà nước cần có các chính sách bảo hộ sản phẩm cho từng loại nông sản phẩm của hộ nông dân trên cơ sở phát triển mạng lưới thương nghiệp và công nghiệp chế biến, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Mặt khác cũng cần có những chính sách thu

hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp như: cơ khí, sản xuất phân bón, điện,… để góp phần giảm bớt các chi phí trong sản xuất nông nghiệp.

3.2.2. Giải pháp đối với NHCSXH Tuyên Hóa

3.2.2.1. Giải pháp về cải tiến phương thức thủ tục

Từ tìm hiểu thực tế tôi nhận thấy rằng thủ tục cho vay vốn ở Ngân hàng Chính sách xã hội hiện nay như vạy là tương đối đơn giản hơn so với các Ngân hàng khác. 6/9 công đoạn thực hiện gián tiếp tại cấp cơ sở nhưng bà con vẫn còn e ngại trong thủ tục hành chính. Vì vậy, cán bộ cơ sở phải có chính sách tuyên truyền, hướng dẫn bà con một cách chu đáo trong thực hiện thủ tục vay vốn. Để bà con hiểu rõ sự cần thiết của các khâu này. Tránh cho bà con phải đi lại nhiều lần.

3.2.2.2. Tăng cường công tác huy động và cho vay vốn hộ nghèo

Để thực hiện tốt công tác huy động và cho vay vốn, đảm bảo cung cấp vốn kịp thời cho những hộ nghèo cần vốn, NHCSXH huyện Tuyên Hoá cần quan tâm đến một số giải pháp sau:

Công tác huy động vốn:

- Tổ chức tốt công tác huy động vốn trên địa bàn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền quảng bá, chủ động khai thác nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, đơn vị trên địa bàn, tăng dần nguồn vốn tai địa phương để chủ động mở rộng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Chủ động nguồn vốn để mở rộng cho vay đến tất cả các hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chú trọng cho vay hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa, thông qua hình thức cho vay mới cho vay bổ sung nhằm nâng dần mức vốn vay bình quân một hộ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh cho hộ nghèo trên địa bàn, đảm bảo sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Đối với công tác cho vay vốn:

- Tổ chức điều tra, tìm hiểu thực tế nhu cầu và mục đích về vốn của khách hàng, tư vấn cho họ các vấn đề liên quan đến việc vay vốn, trả lãi, trả nợ. Tận tình giải đáp những thắc mắc, những điều chưa rõ cho hộ nghèo. Hướng dẫn họ cách giao dịch với Ngân hàng tiện lợi, đơn giản nhất.

- Chủ động tiếp cận với khách hàng, khuyến khích hộ nghèo mạnh dạn vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, chọn lọc những dự án khả thi để đầu tư.

- Kết hợp với các ban ngành để khai thác đầu tư xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế của huyện nhà và nâng dần mức sống cho người dân địa phương, đặc biệt là hộ nghèo.

- Tăng cường công tác kiểm tra để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế thấp nhất các tình trạng rủi ro và nợ quá hạn, nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của hộ nghèo bằng cách kiểm tra thẩm định kĩ trước khi cho vay.

- Thời hạn vay là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình tổ chức sản xuất của hộ nghèo, do đó cần có những chính sách kéo dài thời hạn cho vay để các hộ nghèo có thời gian cần thiết để phục vụ cho các hoạt động sản xuất của mình có hiệu quả cao nhất.

- Thực hiện công tác giải ngân vốn cho vay hộ nghèo thông qua ký kết uỷ thác từng phần với các tổ chức chính trị xã hội, có lịch giải ngân kịp thời với thời vụ sản xuất trên địa bàn.

- Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương và sự phối hợp của các ngành, các tổ chức đoàn thể nhằm triển khai đồng bộ công tác cho vay vốn hộ nghèo với các giải pháp khuyến nông, cung ứng vật tư kỹ thuật cho sản xuất và tổ chức thị trường, tạo điều kiện để hộ nghèo sử dụng vốn có hiệu quả và vươn lên thoát khỏi đói nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi với việc sử dụng vốn tín dụng trên cơ sở cơ cấu lại nợ.

- Kiện toàn và mở rộng các tổ chức tiết kiệm và vay vốn, để các tổ vay vốn thực sự là cầu nối giữa NHCSXH huyện và các hộ nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhằm phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người dân.

- Chủ động nắm chắc số liệu phân loại hộ nghèo theo các tiêu chí được ban hành, xác định nguyên nhân nghèo đói để từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể cho chương trình XĐGN tại địa phương.

3.2.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng trước, trong và sau khi cho vay

Giải pháp này tạo tiền đề cho sự phát triển của Ngân hàng và giúp Ngân hàng ngăn chặn kịp thời việc sử dụng vốn lãng phí, sai mục đích của các đối tượng vay vốn. Ngoài ra giải pháp này còn giúp Ngân hàng có thể phát hiện ra những khiếm khuyết, những sai phạm trong công tác cho vay để từ đó có những biện pháp khắc phục thiết thực hơn. Do đó Ngân hàng cần phải:

- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát. Nâng cao chất lượng tự kiểm tra của Ngân hàng, tham mưu cho ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện trong việc giám sát tình hình thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, để kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề bất cập, vướng mắc ở cơ sở.

- Để hoạt động của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả cần tăng cường và tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát đối với các nghiệp vụ của Ngân hàng. Đồng thời tiến hành xử lý, khắc phục những sai phạm kịp thời sau khi kiểm tra, thường xuyên tổ chức tốt công tác điều tra, kiểm soát đối chiếu nợ nhằm ngăn ngừa nợ quá hạn mới phát sinh để đảm bảo một môi trường tín dụng lành mạnh

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (trước khi cho vay, trong khi cho vay, sau khi cho vay), đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng và phát huy được hiệu quả thực sự.

+ Trước khi cho vay: Nắm danh sách hộ nghèo tai địa phương, điều tra nắm bắt thông tin về các hộ nghèo, thẩm định các điều kiện vay vốn, lập thủ tục cho vay hoặc từ chối cho vay.

+ Trong khi cho vay: Giải ngân vốn vay, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ vay.

+ Sau khi cho vay: Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các hộ vay, đôn đốc hộ vay trả lãi và trả nợ khi đến hạn, thu hồi và xử lý nợ vay nếu xảy ra nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TUYÊN HÓA (Trang 46 -46 )

×