0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

DOANH SỐ CHO VAY HỘ NGHÈO Ở NHCSXH TUYÊN HOÁ

Một phần của tài liệu CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TUYÊN HÓA (Trang 27 -31 )

4. Giới hạn của đề tài

2.5. DOANH SỐ CHO VAY HỘ NGHÈO Ở NHCSXH TUYÊN HOÁ

Tuỳ theo mỗi ngành, mỗi quy mô sản xuất mà nhu cầu phát triển về vốn sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung lượng vốn mà hộ nghèo có khả năng vay và trả là rất nhỏ so với các hộ sản xuất kinh doanh khác. Để thấy được quy mô và cơ cấu cho vay của Ngân hàng, ta xét bảng sau:

Khi mới ra đời, NHCSXH cho vay theo từng đối tượng ngành kinh tế, những năm gần đây Ngân hàng đã chuyển dịch theo hướng cho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị-xã hội. Hộ nghèo có thể nhận được vốn nhưng phải có sự đảm bảo của các tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương.

Qua số liệu ở bảng 5 ta thấy, doanh số cho vay ở hộ nghèo ở Ngân hàng năm 2007 là 23.334 triệu đồng, sang năm 2008 đạt 28.188 triệu đồng tăng 4.854 triệu đồng (tăng 20,80%) so với năm 2007. Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy việc thực thi tốt đề án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006-2010 QĐ 2552/2007/QĐ-UBND ngày 21/12/2006 của UBND huyện về việc hỗ trợ kinh phí, đầu tư chăn nuôi, khôi phục đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện sau thiệt hại 2 cơn bão (số 2 & số 5) và dịch cúm gia cầm.

Bên cạnh đó kể từ khi ra đời và đi vào hoạt động, phạm vi hoạt động của Ngân hàng đã được mở rộng khắp 20 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Ngân hàng đã thực sự chủ động về nguồn vốn, linh hoạt hơn trong việc đưa vốn đến người nghèo. Ngân hàng đã tạo được niềm tin đối với các hộ nghèo là khách hàng chính, làm cho hộ nghèo yên tâm vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bước sang năm 2009, doanh số cho vay hộ nghèo còn 19.497 triệu đồng, giảm 8.691 triệu đồng (giảm 30,83%). Có mức giảm đáng kể như vậy là do bước qua năm 2009 các hộ vay với mức vốn bình quân thấp hơn 2 năm trước, chủ yếu nhằm để tiếp tục mở rộng chu kì sản xuất, mua giống cây trồng, vật nuôi, phân bón và thức ăn cho gia súc, gia cầm…

Cùng với sự biến động của doanh số cho vay thì số lượt hộ vay vốn cũng có những thay đổi. Cụ thể năm 2007 là 2.907 hộ. Sang năm 2008 tăng 3.663 hộ (đạt 6.570 hộ) và tốc độ tăng là 126% so với năm 2007. Nguyên nhân khách quan là do chính sách

hỗ trợ kinh phí của tỉnh nhằm quy hoạch xây dựng các trang trại nuôi trâu, bò, dê từ 20 con trở lên, và khuyến khích các hộ nông dân nuôi lợn ngoại nhập theo mô hình nuôi thương phẩm với quy mô từ 50 con trở lên đã tạo nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực có lợi cho người dân, góp phần tạo công ăn việc làm cho người nghèo và động lực thúc đẩy họ vươn lên làm giàu. Nhưng quan trọng hơn cả là do sự tự phấn đấu không ngừng của bản thân hộ, họ đã tìm thấy được lợi ích và hiệu quả của đồng vốn vay trong sản xuất kinh doanh của mình. Đây được xem là phương châm cơ bản để thoát nghèo bền vững. Năm 2009 số lượt hộ nghèo vay vốn ở Ngân hàng giảm xuống còn 5.662 hộ (giảm 908 hộ tương ứng giảm 13,82%). Là do việc bình xét để được công nhận là hộ nghèo tại xã chưa được thực hiện một cách công bằng, khách quan. Dẫn đến thủ tục bình xét vay vốn hộ nghèo từ các tổ chậm và thiếu tính dân chủ, cản trở khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo.

Về lượng vốn vay bình quân/ hộ ta thấy giảm dần qua các năm. Năm 2007 là 8,03 triệu đồng/hộ, sang năm 2008 là 4,29 triệu đồng/hộ. Đến năm 2009, lượng vốn vay bình quân hộ nghèo lại tiếp tục giảm xuống còn 3,44 triệu đồng/hộ. Bởi sau bão lụt năm 2007, sản xuất đã đi vào ổn định người dân chỉ vay vốn để duy trì công việc sản xuất kinh doanh. Đồng thời cũng thể hiện được những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thẩm định tốt món vay nhằm đưa đồng vốn đến tận tay hộ nghèo đúng thời điểm, đúng lượng vốn cần thiết.

Qua bảng 5 ta thấy, doanh số cho vay hộ nghèo uỷ thác từng phần qua các tổ chức Hội, Đoàn thể chiếm 100% doanh số cho vay của Ngân hàng. Trong đó cho vay uỷ thác qua Hội nông dân (HND) ở Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nhất và liên tục tăng qua các năm. Bởi thực tế đã chứng minh, không ai hiểu nông dân bằng chính tổ chức của họ ngay ở từng thôn, bản, làng, xã. Không ai truyền bá kinh nghiệm sản xuất, giúp nhau trên nhiều mặt trong việc sử dụng vốn vay có hiệu quả bằng chính tổ chức HND cơ sở. Năm 2007 doanh số cho vay HND đạt 12.791 triệu đồng (chiếm 54,82%), năm 2008 đạt 15.957 triệu đồng (chiếm 56,61%) và năm 2009 chiếm 52,21%. Nhiều hộ nông dân nhờ vay vốn của Ngân hàng nên đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế trang trại như mô hình nuôi lúa - cá, nuôi lợn siêu nạc, nuôi baba, chăn nuôi bò sinh sản, nuôi trồng thủy sản... trở thành những

BẢNG 5: DOANH SỐ CHO VAY HỘ NGHÈO Ở NHCSXH HUYỆN TUYÊN HÓA QUA 3 NĂM 2007 – 2009

(Nguồn : Báo cáo của NHCSXH Tuyên Hóa )

Năm Đvt 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

SL % SL % SL % +/- % +/- %

1.Tổng doanh số cho vay Trđ 23.334 100.00 28.188 100.00 19.497 100.00 +4.854 20,80 -8.641 -30.83 1.1. Theo hình thức vay

1.1.1. Uỷ thác Trđ 23.334 100.00 28.188 100.00 19.497 100.00 - - - - - Hội CCB Trđ 3.314 14,20 3.668 13,01 2.739 14,05 +354 +10,68 -929 -25,33 - Hội nông dân Trđ 12.791 54,82 15.957 56,61 10.179 52,21 +3.166 +24,75 -5.778 -36,21 - Hội phụ nữ Trđ 4.873 20,88 5.559 19,72 4.519 23,18 +686 +14,08 -1.040 -18,71

1.1.2. Cho vay trực tiếp Trđ - - - -

- Đoàn thanh niên Trđ 2.356 10,10 3.004 10,66 2.060 10,56 +648 +27,50 -944 -31,42 1.2. Theo thời gian vay

- Ngắn hạn Trđ - - - -

- Trung và dài hạn Trđ 23.334 - 28.188 - 19.497 - - - - -

2. Số lượt hộ vay vốn Hộ 2.907 - 6.570 - 5.662 - +3.663 +126 -908 -13,82 3. Vốn vay bình quân/hộ Trđ/hộ 8,03 - 4,29 - 3,44 - -3,74 -46,58 -0,85 -19,81

nhân tố mới trong phong trào thi đua SXKD giỏi do HND phát động. Tổ TK&VV do HND quản lý còn là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn của người dân. Chính vì vậy, trong những năm qua số lượng Tổ TK&VV do HND quản lý liên tục tăng và hoạt động có chất lượng.

Bên cạnh đó HPN, HCCB và ĐTN cũng đã có những hướng đi đúng đắn và mang lại kết quả nhất định trong việc đưa đồng vốn đến tận tay hộ nghèo. Tuy nhiên các hội này còn chưa thật sự chú trọng việc tổ chức các chương trình hướng dẫn khuyến nông, khuyến ngư và vấn đề bình xét hộ vay còn chậm nên đã hạn chế việc đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn và sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả.

Theo thời hạn vay thì doanh số cho vay hộ nghèo trung và dài hạn chiếm 100% và đã có những sự biến động lớn qua các năm, không có cho vay ngắn hạn. Sở dĩ như vậy là do trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện cơ cấu dư nợ cho vay hộ nghèo chuyển từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung, dài hạn giúp cho hộ nghèo có điều kiện mua sắm công cụ lao động, đầu tư cải tạo chuồng trại,…phục vụ cho sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi.

Điều đó là kết quả của việc Ngân hàng đã chú trọng tạo điều kiện cho hộ nghèo vay vốn có thời hạn dài hơn để yên tâm đầu tư sản xuất và có kế hoạch trả nợ Ngân hàng. Mặt khác cho thấy các hộ nghèo đã xây dựng được cho mình phương án sản xuất kinh doanh lâu dài có hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội trong toàn huyện.

Tuy nhiên từ bảng trên ta cũng thấy được sự không hợp lý trong cơ cấu các loại vốn: ngắn hạn và trung dài hạn. Do đó, Ngân hàng cần có sự điều tiết hợp lý hơn đảm bảo nhu cầu vốn vay cho những yêu cầu cấp thiết trước mắt của hộ nghèo để đảm bảo cho sản xuất ổn định và lâu dài. Nhìn chung qua 3 năm 2007-2009, ta cũng thấy được sự cố gắng của Ngân hàng trong việc tạo điều kiện cho hộ nghèo vay vốn một cách thuận lợi qua các tổ chức đoàn hội và được vay với thời hạn dài hơn. Đây chính là kênh tín dụng ưu đãi đặc trưng của NHCSXH nói chung và của NHCSXH Tuyên Hoá nói riêng.

Một phần của tài liệu CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TUYÊN HÓA (Trang 27 -31 )

×