0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

DOANH SỐ THU NỢ Ở NHCSXH TUYÊN HÓA

Một phần của tài liệu CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TUYÊN HÓA (Trang 31 -34 )

4. Giới hạn của đề tài

2.6. DOANH SỐ THU NỢ Ở NHCSXH TUYÊN HÓA

Qua bảng 6 ta thấy, doanh số thu nợ hộ nghèo tăng nhanh trong 3 năm qua. Cụ thể là, tổng thu nợ cho vay hộ nghèo của Ngân hàng năm 2007 là 7.572 triệu đồng, năm 2008 tăng 63 triệu đồng (tăng 0,83%). Sang năm 2009 tăng 1.959 triệu đồng (tăng 25,66%). Năm trước tăng chậm hơn so với năm sau là do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Trong năm 2007, trên địa bàn huyện Tuyên Hoá phải ghánh chịu rất nhiều thiên tai gây ra, với 2 cơn bão lớn (số2, số5) và dịch bệnh (dịch cúm gia cầm, lở mồm lông móng) đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của bà con, đặc biệt đối với một huyện miền núi khó khăn, nơi mà người dân sống chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp như Tuyên Hoá, đã kéo theo sự chậm trễ trong việc hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng.

Doanh số thu nợ từ HND và HPN tăng mạnh trong những năm qua. Riêng năm 2007, doanh số thu nợ của HND là 4.957 triệu đồng (chiếm 65.47%), sang năm 2008, con số này là 4.065 triệu đồng chiếm 53,24%, giảm 892 triệu đồng (giảm 17,99%). Điều này nói lên rằng, bà con nông dân dã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng vốn vào sản xuất song do các nguyên nhân như đã nêu trên mà hiệu quả sử dụng chưa cao, và vì Ngân hàng có đến trên 50% khách hàng thuộc HND nên trong tình hình khó khăn khả năng thu nợ sẽ khó hơn so với các hội khác. Nhưng sang năm 2009, HND đã khắc phục được những khó khăn đó, sản xuất của bà con đã đi vào ổn định sau thiên tai, doanh số thu nợ của Hội năm 2009 tăng 1.151 triệu đồng (tăng 28,31%). Điều này chứng tỏ được những cố gắng, nỗ lực của các hội trong công tác thu hồi vốn vay cũng như ý thức của các hộ trong việc trả nợ là rất cao.

Bên cạnh đó, doanh số thu hồi nợ từ HPN cũng tăng lên và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2007, chiếm 17,56% tổng doanh số thu nợ từ hộ nghèo (1.330 triệu đồng). Đến năm 2008 chiếm 21,11% và tăng so với năm 2007 là 282 triệu đồng (tăng 21,21%). Qua năm 2009 chiếm 22,61%, tăng 557 triệu đồng, tăng 34,55% so với năm 2008. Từ những số liệu trên cho thấy doanh số từ HPN tăng nhanh qua các năm và dần chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tổng doanh số thu nợ. Đây cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận, chứng tỏ được sự trưởng thành và lớn mạnh không ngừng của Hội trong công tác tín dụng.

BẢNG 6: DOANH SỐ THU NỢ Ở NHCSXH TUYÊN HÓA QUA 3 NĂM 2007 – 2009

(Nguồn : Báo cáo của NHCSXH Tuyên Hóa )

Năm 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Trđ % Trđ % Trđ % +/- % +/- % 1. Tổng thu nợ 7.572 100.00 7.635 100,00 9.594 100,00 +63 +0,83 +1.959 +25,66 1.1. Theo hình thức thu 1.1.1. Ủy thác 7.572 100.00 7.635 100,00 9.594 100,00 - - - - - Hội CCB 716 9,46 1.046 13,70 1.224 12,97 +330 +46,09 +198 +18,93 - Hội nông dân 4.957 65,47 4.065 53,24 5.216 54,37 -892 -17,99 +1.151 +28,31 - Hội phụ nữ 1.330 17,56 1.612 21,11 2.169 22,61 +282 +21,20 +557 +34,55 - Đoàn thanh niên 569 7,51 912 11,95 965 10,05 +343 +60,28 +53 +5,81 1.1.2. Thu trực tiếp - - - - - - 1.2.Thu nợ phân theo thời hạn cho vay

- Ngắn hạn - - - - - - - Trung và dài hạn 7.572 100.00 7.635 - 9.594 - - - - -

Doanh số thu nợ qua HCCB và ĐTN cũng tăng lên qua các năm, mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đây là dấu hiệu cho thấy sự phối hợp có hiệu quả giữa các tổ chức CT- XH với Ngân hàng và thấy rõ hơn vai trò của các tổ chức này trong công tác cho vay hộ nghèo của địa phương. Từ kết quả đạt được trên đã khẳng định các hộ nghèo nơi đây ngày càng thực hiện tốt kế hoạch sản xuất của mình, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đảm bảo tăng thu nhập và hoàn trả được vốn vay cho Ngân hàng. Và cũng thể hiện được sự linh hoạt trong công tác cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng: không chỉ cho vay vốn mà còn dạy cho họ cách sử dụng đồng vốn đó để đạt hiệu quả nhất, góp phần thực hiện tốt mục tiêu XĐGN của Đảng và Nhà nước ta.

Trước thực tế đó, thời gian tới cán bộ công nhân viên của Ngân hàng, mỗi tổ trưởng của các tổ TK&VV cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác tuyên truyền vận động hộ nghèo vay vốn và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển toàn diện huyện nhà trong thời kỳ đổi mới.

Theo thời hạn vay thì doanh số thu nợ hộ nghèo ở NHCSXH Tuyên Hoá trong giai đoạn 2007-2009 tăng lên đáng kể. Doanh số cho vay hộ nghèo trung và dài hạn chiếm 100%.

Điều này chứng tỏ cán bộ tín dụng đã có rất nhiều cố gắng trong việc đôn đốc thu hồi nợ. Mặt khác, với xu hướng sản xuất đầu tư phát triển lâu dài, ổn định theo mô hình hướng dẫn, người dân tăng được nguồn thu nhập nên thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ gốc lãi cho Ngân hàng. Bên cạnh đó là do những năm gần đây huyện nhà đang đẩy mạnh cho vay để phủ xanh đất trống đồi núi trọc với công tác giao đất, giao rừng cho người dân tự trồng, tự quản lý. Người dân ngày càng được học hỏi các phương thức sản xuất mới, đầu tư lâu dài, an toàn và hiệu quả hơn.

Tuy còn nhiều khó khăn thiếu thốn song những năm trở lại đây tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà trên địa bàn huyện đã có những biến chuyển tích cực góp phần mang lại hiệu quả như trên trong doanh số thu nợ của Ngân hàng

Một phần của tài liệu CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TUYÊN HÓA (Trang 31 -34 )

×