Đến với tập truyện I’m đàn bà của YBan và cuốn tiểu thuyết Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette, hai tác phẩm ra đời không chỉ thu hút sự chú ý mà còn gây tranh cãi trong một th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======
NGUYỄN THÙY LINH
DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ
TRONG TẬP TRUYỆN I’M ĐÀN BÀ (YBAN)
VÀ TIỂU THUYẾT VÀ CHÚA ĐÃ TẠO
RA ĐÀN BÀ (SIMONE COLETTE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
HÀ NỘI - 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======
NGUYỄN THÙY LINH
DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ
TRONG TẬP TRUYỆN I’M ĐÀN BÀ (YBAN)
VÀ TIỂU THUYẾT VÀ CHÚA ĐÃ TẠO
RA ĐÀN BÀ (SIMONE COLETTE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học
TS Nguyễn Thị Vân Anh
HÀ NỘI - 2019
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Vân Anh -
cô giáo đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong Tổ bộ môn Lý luận văn học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô, các bạn sinh viên trong khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi làm khóa luận Nhờ đó, tôi mới có thể hoàn thành khóa luận này
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thùy Linh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tác giả khóa luận xin cam đoan:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi
- Những số liệu và tài liệu được trích dẫn trong đây là trung thực
- Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó
Tôi chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thùy Linh
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của khóa luận 5
7 Cấu trúc khóa luận 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DIỄN NGÔN VÀ VĂN HỌC SO SÁNH 7 1.1 Khái quát về diễn ngôn 7
1.1.1 Khái niệm diễn ngôn 7
1.1.2 Diễn ngôn - những hướng tiếp cận chính 8
1.1.2.1 Tiếp cận theo hướng ngôn ngữ học 8
1.1.2.2 Tiếp cận theo hướng phong cách học 9
1.1.2.3 Tiếp cận theo hướng xã hội học 10
1.1.3 Diễn ngôn văn học 11
1.2 Khái quát về văn học so sánh 13
1.2.1 Khái niệm văn học so sánh 13
1.2.2 Văn học so sánh - một số trường phái chính 14
1.2.2.1 Trường phái văn học so sánh Pháp 14
1.2.2.2 Trường phái văn học so sánh Mỹ (Hoa Kỳ) 15
1.2.2.3 Trường phái văn học so sánh Nga (Liên Xô cũ) 16
1.3 Khái niệm “phái tính” và “giới tính” trong nghiên cứu văn học 18
CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG TRONG DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ TRONG TẬP TRUYỆN “I’M ĐÀN BÀ” (YBAN) VÀ TIỂU THUYẾT “VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA ĐÀN BÀ” (SIMONE COLETTE) 20
2.1 Chủ thể phát ngôn - những phụ nữ đại diện cho tư tưởng mới 20
2.1.1 Ý thức về thân phận và khát vọng “cởi trói” của người phụ nữ 20
Trang 62.1.2 Người phụ nữ qua lăng kính của nhà văn nữ 24
2.1.2.1 Vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ 24
2.1.2.2 Khát khao tự do yêu đương của người phụ nữ 27
2.1.2.3 Khát khao bản năng tính dục của người phụ nữ 30
2.2 Chiêm nghiệm của người phụ nữ về thế giới đàn ông 36
2.2.1 Đàn ông - những kẻ khuyếm khuyết, bất toàn 36
2.2.2 Đàn ông - những kẻ ích kỷ, hèn nhát 39
CHƯƠNG 3: NHỮNG MẶT KHÁC BIỆT TRONG DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ TRONG TẬP TRUYỆN “I’M ĐÀN BÀ” (YBAN) VÀ TIỂU THUYẾT “VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA ĐÀN BÀ” (SIMONE COLETTE) 44 3.1 Chủ thể diễn ngôn 44
3.2 Phương thức miêu tả người phụ nữ 50
3.3 Phương thức kiến tạo diễn ngôn 56
3.3.1 Kết cấu cốt truyện theo trật tự tuyến tính 56
3.3.2 Kết cấu cốt truyện theo trật tự phi tuyến tính 59
KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trải qua bao thập niên thế kỷ, có rất nhiều lý thuyết văn học ra đời, đã mở ra nhiều cách tiếp cận văn học khác nhau Mỗi cách tiếp cận cho ta có cái nhìn mới về các tác phẩm văn học và cuộc sống Lý thuyết diễn ngôn ra đời tạo ra góc nhìn mới
mẻ về việc nghiên cứu văn học và văn hóa Diễn ngôn không chỉ tập trung nghiên cứu các đặc trưng giá trị thẩm mỹ mà nó còn nghiên cứu những tư tưởng, thế giới quan bị chìm sâu đã chi phối trong quá trình sáng tác của nhà văn, đặc biệt là về giới Diễn ngôn về giới là một vấn đề phức tạp nhưng lại vô cùng đặc biệt và hấp dẫn, nó không đơn giản có ý nghĩa văn học mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong quá trình phát triển văn học Trong văn học việc so sánh diễn ngôn giúp tìm ra những điểm tương đồng, ảnh hưởng và dị biệt trong cách tiếp cận diễn ngôn của các thời kỳ, các khuynh hướng, trào lưu, các nền văn hóa, văn học mỗi nước khác nhau
Vì mỗi nền văn hóa, văn học, mỗi quốc gia mỗi khuynh hướng, trào lưu sáng tác sẽ
có các loại chủ thể phát ngôn khác nhau
Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống con người, đặc biệt là đời sống nội tâm con người, dù cho họ là ai? Trên thế giới này tất thẩy mọi sự bí ẩn đều không cuốn hút được bằng những bí ẩn của người phụ nữ Phụ nữ là một nửa của thế giới, là linh hồn cho cái đẹp của cuộc sống và là nguồn cảm hứng bất tận của thi
ca nhân loại Tuy nhiên sau thời kì mẫu hệ thì người phụ nữ đã dần đánh mất đi quyền lực của mình, họ bị thống trị bởi nam giới, bị coi là chiếc sườn thứ 7 của đàn ông, họ không có quyền tự do, phải chịu sự bi lụy của tình yêu Trải qua bao thăng trầm lịch sử, quan niệm về người phụ nữ cũng như vai trò trong xã hội đã có những biến đổi nhưng vẫn chưa tạo ra được một thế cân đối hài hòa giữa nam và nữ Do
đó, nhiều người trong xã hội có tư tưởng tiến bộ đặc biệt quan tâm đến bình đẳng giới, nhất là những người nghệ sĩ Có lẽ vì vậy mà người phụ nữ trở thành đối tượng trung tâm trong các sáng tác của các nhà văn, đặc biệt là các văn nữ Họ khắc họa hình ảnh người phụ nữ và chính cuộc sống của mình trong những mối quan hệ bộn bề,ngổn ngang với tất cả sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, yêu thương
Đến với tập truyện I’m đàn bà của YBan và cuốn tiểu thuyết Và chúa đã tạo
ra đàn bà của Simone Colette, hai tác phẩm ra đời không chỉ thu hút sự chú ý mà
còn gây tranh cãi trong một thời gian dài và nó đã đem đến cho văn học thế giới một cái nhìn mới về người phụ nữ Tác phẩm là bản diễn ngôn về giới nữ, là tiếng lòng của người phụ nữ trong xã hội ngày nay, là sự phá vỡ diễn ngôn nam quyền
Trang 8Hai tác phẩm của hai thời kì lịch sử khác nhau, hai nền văn học khác nhau, hai quốc gia khác nhau của hai tác giả khác nhau nhưng đều cùng khắc họa chân dung của giới nữ Hai tác phẩm ra đời đã có nhiều bài báo, bài biết, công trình, đề tài nghiên cứu
về nó, nhưng vẫn chưa có một công trình nào so sánh, giải mã cơ chế diễn ngôn về người phụ nữ giữa hai tác phẩm này Tất cả những hấp dẫn và khó khăn của đối tượng
đã thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài: Diễn ngôn về giới nữ trong tập truyện I’m đàn
bà (Y Ban) và tiểu thuyết Và chúa đã tạo ra đàn bà (Simone Colette)
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Những công trình nghiên cứu về tập truyện “I’m đàn bà” của Yban
Tập truyện I’m đàn bà của Y Ban đã có nhiều đóng góp không nhỏ trong
nền văn học Việt Nam, nhất là mảng nói về người phụ nữ Trên thực tế có nhiều bài viết, bài báo, bài nghiên cứu về tập truyện này nhưng xét ở góc độ diễn ngôn chúng tôi thấy vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp vấn đề diễn ngôn về giới
nữ trong tập truyện này Tại đây chúng tôi chỉ điểm qua một số bài viết, bài báo, công trình nghiên cứu có liên quan đến tác phẩm
Trong bài viết “I’m đàn bà, tập truyện của Y Ban Nhân Bản hay Dâm Thư”
Trần Yên Hòa đã giới thiệu tổng quan ngắn gọn nhất về cuộc đời Y Ban, về những
vấn đề, tranh cãi của dư luận xoay quanh tác phẩm I’m đàn bà quan trọng nhất tác
giả đã xác định điểm nổi bật nhất trong chân dung nhà văn, đó chính là cá tính bộc
trực thẳng thắn: “Đọc qua truyện “I'm đàn bà” tôi thấy đề tài cũng rất cũ, nhưng Y
Ban đã dùng nó để nói lên tính cách nhân bản trong một con người “Nhân chi sơ, tính bản thiện” Dù trong những dục vọng thân xác, cũng còn có những ý thức về con người, giúp đỡ một người từ bị bại liệt để có thể sinh hoạt bình thường.Nhưng kèm theo những ý nghĩ tốt, đó Y Ban đã đi sâu vào việc mô tả những hình ảnh sex rất hiện thực ” [26]
Qua bài viết “Lê Thị Huệ(Gio-o) đọc tác giả Y Ban(Hanoi) :I’m đàn bà” Lê
Thị Huệ đã xác định chất liệu chính để tạo nên tác phẩm của Y Ban là những kinh
nghiệm đời thường của chính nhà văn trải nghiệm: “Y Ban bám sát các chi tiết xã
hội thời hậu Xã Hội Chủ Nghĩa rất linh động”, “Có lẽ cái chất Hà Nội quê, Hà Nội
Xã Hội Chủ Nghĩa, Hà Nội nghèo khổ, linh động nhất trong mớ ngôn ngữ ngồn ngộ của Y Ban Y Ban chứng tỏ là một nhà văn rất giàu ngôn ngữ xã hội và mang chúng vào các bản văn tiểu thuyết một cách rất chuyên tay” [27]
Trong bài viết “I am đàn bà” và một thế giới “nửa đàn ông là đàn bà” tác
giả Việt Hà đã khái quát đặc điểm nổi bật các kiểu nhân vật nữ trong sáng tác của Y
Trang 9Ban: “Thân phận người đàn bà Việt - đây là tứ lớn cho hết các câu chuyện trong
tập sách Ngoài một số chuyện nói về người đàn bà Việt trong vẻ đẹp nhân hậu, thuần phác (như trong truyện Cái Tí) hay cả trong những ấm ớ dễ thương(như trong gà ấp bóng) còn lại nhiều nhân vật nữ của Y Ban khắc khoải, vô vọng trên con đường đi tìm một số cuộc sống ấm no, tình yêu hoàn thiện Trong một thế giới
“nửa đàn ông là đàn bà” còn biết bao bất trắc ” [25]
Đây là một số gợi ý cho chúng tôi trong quá trình khảo sát các nhân vật nữ
trong tác phẩm I’m đàn bà của Y Ban
2.2 Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết “Và Chúa đã tạo ra đàn bà” của Simone Colette
Cuốn tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà là một kiệt tác của Simone
Colette Tác phẩm được nhà văn Simone Colette viết lại dựa trên bộ phim nổi tiếng
Pháp ở thế kỷ XX Và Chúa đã tạo ra đàn bà của đạo diễn Roger Vadim và làm nên
tên tuổi cho nữ diễn viên Brigitte Bardot Bộ phim ra đời trong lúc điện ảnh Pháp đang tranh đua với phong trào ở Ý “Tân Hiện thực” bằng phong trào “Làn sóng Mới” (nouvelle vague), giúp chấn hưng và đưa Pháp trở thành ngọn cờ tiên phong của nền điện ảnh châu Âu
Tác phẩm Và Chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette là một trong những
cuốn tiểu thuyết tiêu biểu nhất của nền văn học nữ ở Pháp thế kỷ XX Nó chứa đựng nhiều yếu tố thể hiện diễn ngôn về giới nữ Tuy nhiên khi đi tìm hiểu tình hình nghiên cứu tiểu thuyết này, chúng tôi thấy răng các bài viết chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu sách, nội dung khái quát và thông tin bên lề tác phẩm Cũng đã có một số nghiên cứu về tác phẩm này nhưng chỉ dừng lại ở góc độ ý thức nữ quyền, chưa khám phá, chuyên sâu tiếp cận tác phẩm từ góc nhìn diễn ngôn
Tóm lai, những bài viết, bài báo về tập truyện I’m đàn bà của YBan và tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette chỉ mới được in trên báo, tạp
chí, báo mạng, diễn đàn nhưng chưa thật sự phong phú về số lượng, sâu sắc về mức
độ khảo sát Hay là những công trình nghiên cứu trong hệ thống các sáng tác của nhà văn hoặc nghiên cứu tác phẩm đơn lẻ Nhưng lại chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu so sánh hai tác phẩm ở góc độ lý thuyết diễn ngôn về giới nữ Vì vậy đây chính là những gợi ý giá trị cho khóa luận của chúng tôi
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Diễn ngôn về giới nữ trong tập truyện I’m đàn bà của YBan và tiểu thuyết Và
chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette
Trang 103.2 Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ của đề tài, khóa luận giới hạn phạm vi
nghiên cứu trong cuốn tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette và tập truyện I’m đàn bà của Yban gồm 10 truyện ngắn:
- I’m đàn bà
- Gà ấp bóng
- Cái Tý
- Tự
- Người đàn bà đứng trước gương
- Sau chớp là giông bão
- Tôi và gã
- Cuộc chiến tranh giữa các nền văn hóa
- Hàng khuyến mãi
- Hai bảy bước chân là thiên đường
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn việc nghiên cứu đề tài “Diễn ngôn về giới nữ trong tập truyện I’m
đàn bà (Y Ban) và tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà (Simone Colette)” khóa
luận hướng tới những mục đích cơ bản sau:
- Nắm vững kiến thức về lý thuyết diễn ngôn và lý thuyết văn học so sánh
- Làm sáng tỏ cơ chế tạo lập diễn ngôn về giới nữ của hai hiện tượng văn học
- Áp dụng lý thuyết của diễn ngôn và văn học so sánh vào việc nghiên cứu
đề tài “Diễn ngôn về giới nữ trong tập truyện I’m đàn bà của YBan và tiểu thuyết
Và Chúa đã tạo ra đàn bà bà của Simone Colette” nhằm thấy được những nét đặc
sắc về nội dung tư tưởng cũng như giá trị của mỗi tác phẩm
- Phân tích tính đặc thù của diễn ngôn giới nữ trong hai nền văn học khác nhau
- Góp phần khẳng định sự thành công, tính nhân văn về đề tài nữ giới của hai tác giả qua hai tác phẩm của mình ở những thời điểm lịch sử khác nhau
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Diễn ngôn về giới nữ trong tập truyện I’m đàn bà (Y Ban) và tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà (Simone Colette)” khóa luận hướng
tới những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tìm ra được phương diện diễn ngôn về giới nữ trong trong tập truyện I’m
đàn bà của YBan và tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà bà của Simone Colette
Trang 11- Nghiên cứu so sánh nhân vật nữ trong hai tác phẩm nêu trên ở phương diện diễn ngôn
- Phân tích, đánh giá nhìn nhận những vấn đề một cách toàn diện
- Tìm hiểu các tài liệu để phục vụ việc nghiên cứu đề tài
- Tập hợp và trình bày các vấn đề lí luận, nội dung liên quan đến đề tài
5 Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài “Diễn ngôn về giới nữ trong tập truyện I’m
đàn bà (Y Ban) và tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà (Simone Colette)”, khóa
luận này đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Các nguyên tắc phương pháp luận của lí thuyết văn học so sánh: Vận dụng
hệ thống lý thuyết của bộ môn Văn học so sánh để phân tích, tìm ra bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của nền văn học
- Các nguyên tắc phương pháp luận của lí thuyết diễn ngôn: Áp dụng lý thuyết diễn ngôn về giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa
- Phương pháp hệ thống; nghiên cứu, phân tích đối tượng trong hệ thống các tác phẩm viết về người phụ nữ
- Phương pháp xác định lịch sử phát sinh: Tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, quá trình tồn tại của các tác phẩm để phát hiện ra bản chất và sự tác động của các thiết chế văn hóa, chính trị, xã hội đến tác phẩm văn học
- Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh hai tác phẩm của các tác giả khác nhau thuộc hai nền văn học khác nhau để nhận thấy những nét tương đồng và sự khác biệt giữa hai hiện tượng văn học
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: chúng tôi chia nhỏ các đối tượng để phân tích, rồi từ đó sẽ có cái nhìn cụ thể, chính xác hơn về các hiện tượng văn học
6 Đóng góp của khóa luận
Dựa trên những cơ sở của các khái niệm được xác lập, khóa luận đã đi sâu
vào tìm hiểu diễn ngôn về giới nữ trong tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette và tập truyện I’m đàn bà của Y Ban, từ đó để có thể chỉ ra được
những điểm giống và khác nhau, các giá trị của diễn ngôn về giới nữ trong việc biểu đạt quan niệm thẩm mỹ của mỗi nhà văn Với đề tài khóa luận này, chúng tôi hi vọng góp phần làm rõ hơn những nét chung sâu sắc, những nét riêng độc đáo của Simone Colette và Y Ban trong diễn ngôn về giới nữ, đồng thời góp phần khẳng định được sức mạnh, ưu thế của dòng văn học nữ Việt Nam hiện đại cũng như dòng văn học nữ Pháp hiện đại
Trang 127 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận được triển khai thành ba chương:
CHƯƠNG 1: Khái quát về diễn ngôn và văn học so sánh
CHƯƠNG 2: Những điểm tương đồng trong diễn ngôn về giới nữ trong tập
truyện I’m đàn bà (Y Ban) và tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà (Simone
Colette)
CHƯƠNG 3: Những mặt khác nhau trong diễn ngôn về giới nữ trong tập
truyện I’m đàn bà (Y Ban) và tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà (Simone
Colette)
Trang 13NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DIỄN NGÔN VÀ VĂN HỌC SO SÁNH
1.1 Khái quát về diễn ngôn
1.1.1 Khái niệm diễn ngôn
Hiện nay, khái niệm diễn ngôn được sử dụng khá phổ biến, rộng khắp trong
nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu văn học được sử dụng khá nhiều, tuy nhiên sự hình dung về diễn ngôn chưa thực sự
rõ ràng, nội hàm của nó chưa được giải thích một cách cặn kẽ, thậm chí là khá phức tạp Chỉ khi nhận diện được diễn ngôn là gì thì bước đầu chúng ta sẽ có cách tiếp tiếp cận mới với văn học Vì vậy mà mỗi nhà khoa học, mỗi nhà nghiên cứu sử dụng dụng khái niệm và các dấu hiệu biểu hiện khác nhau về diễn ngôn theo cách riêng của mình, khi đó người đọc phải dựa vào ngữ cảnh trong những trường hợp cụ thể để hiểu cách cách dùng Chính vì thế, việc xác định nó hiện vẫn là một đòi hỏi bức thiết của khoa học, một câu hỏi bỏ ngỏ
Theo khảo chứng của nhà nghiên cứu người Nga, P.Ilin cho rằng quan điểm diễn ngôn được các nhà cấu trúc luận đặt ra đầu tiên A.I.Grenimas và J.Courters
đưa ra cách hiểu luận chứng lí thuyết kĩ lưỡng về diễn ngôn trong công trình Từ
điển giải thích lí luận ngôn ngữ, họ cũng đồng nhất diễn ngôn với quá trình kí hiệu
hóa Tức là quá trình tạo và sử dụng kí hiệu được thực hiện dưới những dạng thức
thực tiễn diễn ngôn khác nhau Trong nghiên cứu của mình, theo Manfred Frank diễn
ngôn (discurere) có nguồn gốc từ tiếng La Tinh discoursus, mà gốc động từ của từ này là discurere có nghĩa là nói luyên thuyên, tán chơi Như vậy, diễn ngôn là một
lối, một cách hay một lượt nói không xác định độ dài, sự triển khai không bị giới hạn
Diễn ngôn trong tiếng Pháp gần với từ tán gẫu, kể chuyện, nói chuyện phiếm,
Trong từ điển New Webster`s Dictionary thì khái niệm diễn ngôn có hai nghĩa Một
là sự giáo tiếp, trao đổi, trò chuyện bằng tiếng nói Hai là nghiên cứu một vấn đề nào
đó có hệ thống
GS Đỗ Hữu Châu từng nêu định nghĩa về diễn ngôn trong cuốn Đại cương
ngôn ngữ học tập 2 như sau: Hiểu tổng quát, diễn ngôn là thực tiễn gián tiếp của con người trong xã hội Nhấn mạnh thực tiễn giao tiếp xã hội để phân biệt với lời nói cá nhân [16] Theo Jacob Torfing thì Diễn ngôn là kết quả của những cách đọc
bá quyền mà mục đích của chúng là xác lập vai trò lãnh tụ về mặt chính trị, cũng như đạo đức - trí tuệ [29] Còn nhà nghiên cứu Louis Marin thấy rằng: Diễn ngôn là
Trang 14hình thức tồn tại của cái tưởng tượng được gắn với sức mạnh, cái tưởng tượng có tên quyền lực [29] Hay theo Louise Dzh.Fillip et Marian V.Yorgensen: Diễn ngôn
là hình thức của các hành vi xã hội được sử dụng để mô tả thế giới xã hội (bao gồm tri thức, con người và quan hệ xã hội [29]
Như chúng ta đã thấy thuật ngữ diễn ngôn được sử dụng trong nhiều ngành với nhiều phương diện khác nhau Nội hàm của diễn ngôn cũng vì thế mà trở nên khác nhau, phức tạp, đa dạng và thậm chí là mâu thuẫn nhau Trong thực tế, sự sáng tạo những diễn ngôn mới là bất tận, với số lượng không ngừng nhưng chúng vẫn nằm trong một hệ thống tương đối ổn định, phải tuân thủ những nguyên lí kiểm soát hoạt động sản xuất và lưu chuyển diễn ngôn
1.1.2 Diễn ngôn - những hướng tiếp cận chính
1.1.2.1 Tiếp cận theo hướng ngôn ngữ học
Đây là hướng tiếp cận do các nhà ngữ học đề xuất chịu ảnh hưởng từ những quan điểm nghiên cứu của F.de Sausure Trong công trình nghiên cứu này, F.de Sausure chỉ ra sự đối lập giữa ngôn ngữ với lời nói Ngôn ngữ là một hệ thống, một kết cấu tinh thần trừu tượng, khái quát và ngôn ngữ học chỉ nghiên cứu ngôn ngữ, tức là việc sử dụng ngôn ngữ bị chi phối bởi hệ thống các nguyên tắc Trong khi lời nói là của các cá nhân cụ thể được vận dụng ngôn ngữ vào trong những hoàn cảnh
cụ thể và không thuộc đối tượng nghiên cứu của ngữ học
Việc F.de Sausure phân biệt ngôn ngữ và lời nói đã làm nền tảng cho việc chỉ
ra sự đối lập giữa diễn ngôn (discourse) và văn bản (text) Diễn ngôn là cấu trúc của lời nói, mang tính động, còn văn bản là cấu trúc của ngôn ngữ mang tính tĩnh
Năm 1983 Michael Stubbs phân biệt: “một văn bản có thể được viết ra, trong khi
một diễn ngôn có thể được nói ra, một văn bản có thể được tương tác trong khi một diễn ngôn thì không tương tác”
Vào những năm 1960 trên cơ sở sự đối lập giữa văn bản và diễn ngôn, ngôn ngữ học đã chuyển sang hai hướng: một nghiên cứu sâu về cấu trúc bên trong của các văn bản như một hệ thống chỉnh thể, khép kín và biệt lập, và hướng còn lại, chuyên nghiên cứu về cấu trúc diễn ngôn liên quan đến bối cảnh của lời nói, nhân vật nói Hai khuynh hướng này hình thành trong hoàn cảnh phát triển thịnh vượng của chủ nghĩa cấu trúc, do đó nó bị ảnh hưởng bởi phong trào lý thuyết này Vào những năm 1960, ngôn ngữ học của Saussure và chủ nghĩa cấu trúc của Bloomfield
đã phát triển đến thời kỳ hưng thịnh Tại thời điểm này, mọi người cảm thấy sự chật chội và hạn hẹp của ngôn ngữ học lấy câu làm đơn vị lớn nhất và đề xuất nghiên
Trang 15cứu đơn vị câu lớn hơn Từ đây, nghiên cứu văn bản trở thành một xu hướng nghiên cứu và phát triển rất rầm rộ Văn bản được coi là sự nối dài của câu và mọi người sử dụng các công cụ phân tích cấu trúc câu để phân tích văn bản
Một số nhà ngữ học đã đề xuất diễn ngôn như là một đối tượng mới của ngữ văn học, và cần phải nghiên cứu diễn ngôn và văn bản như những đơn vị biểu đạt trên cần tồn tại trong thực tế đời sống Họ không quan tâm đến việc phân tích các văn bản văn học cụ thể mà chỉ đi sâu vào nghiên cứu đặc trưng văn học Các nhà nghiên cứu quan tâm đến “tính văn học” như tính liên kết, tính chỉnh thể của văn bản nhưng lại không đặt nó vào trong hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội vì với họ văn bản chỉ là chất liệu để nghiên cứu, phân tích thuộc tính trừu tượng, khái quát của văn học
Qua đây, chúng ta thấy diễn ngôn là một cấu trúc nội tại, khép kín được cấu thành từ các phạm trù ngữ pháp Phân tích diễn ngôn là phân tích các cấu trúc biểu nghĩa trong tương tác với ngữ cảnh, là tìm kiếm những mô hình ngôn ngữ mang tính tĩnh - cái cơ chế ẩn tàng của tổ chức ngôn từ trong văn bản để hiểu thực chất nôi dung của diễn ngôn
1.1.2.2 Tiếp cận theo hướng phong cách học
M.Bakhtin có thể được coi là nguồn gốc của một truyền thống mới trong nghiên cứu diễn ngôn Tư tưởng về diễn ngôn của Bakhtin đóng vai trò như một bản
lề, hoặc một cây cầu kết nối khái niệm diễn ngôn của ngôn ngữ học cấu trúc với khái niệm diễn ngôn của các trường phái lý luận hậu hiện đại Trong các tác phẩm của Bakhtin, chúng ta có thể thấy cuộc đối thoại và tiêu cực đối với nhiều quan điểm về ngôn ngữ học được lưu hành trong thời đại của ông, đặc biệt là các quan điểm ngôn ngữ được phát triển trên cơ sở tư tưởng của Saussure Nhưng mặt khác, cũng có thể nhận ra sự tương đồng trong suy nghĩ của ông với những quan điểm lý thuyết quan trọng nhất của văn hóa văn học hậu hiện đại
Nếu cách tiếp cận ngôn ngữ đối với diễn ngôn được hình thành trên cơ sở ngôn ngữ học của Saussure, thì cách tiếp cận phong cách học về diễn ngôn được phát triển dựa trên quan điểm đối lập với ngôn ngữ của Saussure Bakhtin có ý đối thoại với ngôn ngữ học và phong cách học đương thời được nuôi dưỡng bởi ngôn
ngữ học Saussure trong bài tiểu luận Vấn đề các thể loại lời nói
Diễn ngôn (discourse), là khái niệm trung tâm trong quan điểm ngôn ngữ của Bakhtin Ông nói rằng diễn ngôn là ngôn ngữ trong chỉnh thể sống động, cụ thể là ngôn ngữ được sử dụng, trong bối cảnh xã hội, của những tiếng nói xã hội mâu thuẫn và đa tầng Diễn ngôn là khu vực tiếp xúc giữa chúng ta và người Diễn ngôn
là một vùng đất của sự giao thoa, hội tụ và tranh luận về những ý tưởng và quan
Trang 16niệm khác nhau về thế giới Do đó, Bakhtin nhấn mạnh, đối thoại là bản chất của diễn ngôn Mỗi người nói không phải là người nói đầu tiên, mà là người trả lời, người nói chuyện với hàng ngàn người nói trước đó Người nghe không phải là người nghe thụ động mà là người phản hồi tích cực Mỗi phát ngôn chỉ là một liên kết, một giai đoạn của một loạt các phát ngôn khác Lời nói của chúng ta, do đó, được hình thành và phát triển trong sự tương tác, thường xuyên, liên tục với các phát ngôn của các cá nhân khác, chứa đầy những từ lạ, với mức độ lạ hoặc thuần thục, mức độ hấp thu và loại bỏ khác nhau
Trong thực tế, các phát ngôn thường mạch lạc và được tổ chức ở dạng ổn định mà ông gọi là các thể loại lời nói Các loại lời nói là các dạng phát ngôn tương đối bền vững được tạo ra trong một phạm vi sử dụng ngôn ngữ cụ thể, toàn bộ cơ thể bao gồm ba bình diện: nội dung chủ đề, phong cách và tổ chức kết cấu
Bakhtin nói rằng thể loại lời nói là tiền lệ, có vai trò chi phối và tổ chức lời nói của chúng ta, thấm vào suy nghĩ của chúng ta, vô thức bật ra khi chúng ta giao tiếp Vai trò của nó thậm chí còn quan trọng đến nỗi, nếu không có thể loại lời nói
và nếu chúng ta không thể làm chủ chúng, ngay cả khi chúng ta có đầy đủ từ vựng
và quy tắc sử dụng ngôn ngữ, chúng ta không thể nói, không thể giao tiếp
Do đó, nếu giáo trình ngôn ngữ học của Saussure đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong ngôn ngữ: chuyển từ nghiên cứu sự biến đổi ngôn ngữ trong lịch
sử sang nghiên cứu ngôn ngữ như một hệ thống tĩnh, cô lập và khép kín, thì với một khái niệm diễn ngôn mới, Bakhtin đã đưa ngôn ngữ học sang một bước ngoặt mới: chuyển đổi từ nghiên cứu ngôn ngữ như một thực thể tĩnh, khép kín và biệt lập đến nghiên cứu ngôn ngữ trong giao tiếp, trong cuộc sống đa dạng và sống động Bakhtin đặc biệt quan tâm đến cuộc đối thoại của lời nói và các lý thuyết văn học của ông cho thấy sự phức tạp, biến đổi nhiều mặt và liên tục của các văn bản /diễn ngôn lịch sử Khái niệm về tính lịch sử, tính xã hội này của diễn ngôn sau này sẽ gặp nhau, hoặc có thể nói, sẽ đặt nền tảng cho một sự thay đổi cực kỳ quan trọng trong lý thuyết của thế kỷ XX: trào lưu giải cấu trúc
1.1.2.3 Tiếp cận theo hướng xã hội học
Điểm trung tâm của cách tiếp cận thứ ba này là quan niệm về diễn ngôn của M.Foucault, người được coi là ông tổ của các lý thuyết hậu hiện đại và có ảnh hưởng lớn nhất đến nghiên cứu diễn ngôn sau nhiều năm 1960 Định kiến của ông bao trùm nhiều lĩnh vực của nhân văn và khoa học xã hội , đề cập đến các chủ đề khác nhau như chứng điên và văn minh, kỷ luật và hình phạt, tình dục rất khó khăn có thể khẳng định rằng ông là nhà sử học, nhà văn hóa, nhà triết học, chính trị gia hay nhà xã hội học
Trang 17Nếu sức mạnh và kiến thức được coi là mối quan tâm lớn nhất của Foucault, thì bài diễn thuyết là một liên kết không thể thiếu để hiểu hai yếu tố này Đối với Foucault, cả kiến thức và sức mạnh chỉ có thể được tạo ra, hiện thực hóa, vận hành
và phân phối bởi và trong diễn ngôn
Foucault nghĩ rằng kiến thức là một sản phẩm được tạo ra bởi các diễn ngôn
Và bởi vì đằng sau diễn ngôn là sức mạnh, nên kiến thức mà chúng ta có là kết quả của xung đột quyền lực Và diễn ngôn là chiến trường nơi chiến đấu diễn ra để giành quyền nói lên sự thật, đòi hỏi những gì được coi là kiến thức Foucault đã đưa
ra ba định nghĩa về diễn ngôn
Định nghĩa thứ nhất theo nghĩa rộng nhất, diễn ngôn gồm “tất cả các nhận định nói chung” tức là: tất cả các phát ngôn hoặc văn bản mang nghĩa và có hiệu lực nào đó trong thế giưới thực, đều được coi là diễn ngôn Theo cách hiểu này diễn ngôn chỉ như là phương tiện để biểu đạt, truyền tải, miêu tả những thông tin về một tồn tại sẵn có trong thực tế
Định nghĩa thứ hai là định nghĩa thường được Foucault sử dụng để nhận dạng các diễn ngôn cụ thể như: diễn ngôn nữ quyền, diễn ngôn y học, diễn ngôn nữ tính, Diễn ngôn như là “một nhóm các nhận định được cá thế hóa”, được tổ chức một cách mạch lạc, theo cách thức nào đó và có hiệu lực chung Vì thế mà định nghĩa diễn ngôn này thường được dùng ở số nhiều
Định nghĩa thứ ba về diễn ngôn có ảnh hưởng nhất đối với nhiều nhà lí luận Diễn ngôn “như một hoạt động được kiểm soát/điều chỉnh nhằm tạo nên một tập hợp các nhận định” Trong định nghĩa này điều mà Foucault theo đuổi gần trọn cuộc đời học thuật của mình là những quy tắc và cấu tạo ra những nhận định, những diễn ngôn cụ thể
1.1.3 Diễn ngôn văn học
Từ nhiều thập kỷ nay, diễn ngôn văn học xuyên qua bao thời đại trở thành một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm dưới những góc độ khác nhau và trong một trường nghiên cứu khá mở Dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về khái
niệm diễn ngôn văn học nhưng nó vẫn chưa trút bỏ được cái “lạ tính” và các đặc
trưng của nó hầu như chưa được hệ thống hóa trong một công trình cụ thể nào cả Bởi vì diễn ngôn văn học là cụ thể nên việc áp dụng các khái niệm và phương pháp phân tích diễn ngôn thông thường vào phân tích diễn ngôn văn học đã và đang gây
ra nhiều tranh cãi Vì thế chỉ nên nói về chức năng của nó Để xác định các đặc điểm của diễn ngôn văn học cần chỉ ra mối quan hệ của nó với các diễn ngôn khác Diễn ngôn văn học với các diễn ngôn khác có những điểm tương đồng trong việc tạo ra hiện thực, tạo ra cách nhìn mới về cuộc sống, tạo ra một thế giới khác
Trang 18Diễn ngôn văn học tạo lập tri thức, thể hiện khả năng nhận thức cái đẹp,
cách giải thích, cách cắt nghĩa thế giới và con người của chủ thể nói Chủ thể lời nói trong văn học không tồn tại trước bài phát biểu, nó được sinh ra trong bài phát biểu của chính nó
Diễn ngôn văn học tạo nghĩa về một hiện tượng, một sự vật, một thực tế, nó tham gia vào định nghĩa của bất cứ điều gì theo quy ước riêng của nó, nó thậm chí
có thể phá hủy bất kỳ ảo tưởng và ngụy biện trí tuệ nào đó trong cõi người - nếu chúng ta nhớ một bài diễn văn phân biệt như vậy để đảm bảo sự thật vô thức trong bài diễn văn Diễn ngôn văn học có một sức mạnh nhất định về "thông tin", nó mang ý thức hệ và "lãnh đạo" quan điểm, cách giải thích thế giới đang thống trị về mặt xã hội và văn hóa; nó luôn tìm cách tạo ra ý nghĩa mới về mọi thứ, mang đến cho mọi người một cách nhìn mới về thế giới và vũ trụ, vì vậy có thể nói rằng nó đã
cố gắng hết sức để tạo ra kiến thức chung
Các diễn ngôn văn học có tính lịch sử, bởi vì kiến thức của nó, cách nhìn về thế giới và sáng tạo của nó theo thời gian Có thể tưởng tượng điều này: mỗi thời kỳ của lịch sử, mỗi nền văn hóa, mọi thể chế chính trị - xã hội đều có một quy ước thực hành diễn ngôn nhất định Tuy nhiên, cần nhớ rằng, trong mỗi thời đại, có một diễn ngôn mô hình thống trị - diễn ngôn chiếm ưu thế, điều khiển hoạt động của các loại diễn ngôn khác, bao gồm cả diễn ngôn văn học Ngôn ngữ trong diễn ngôn văn học được sử dụng như một phương tiện biểu đạt và tạo hình, như R.Wellek nói ngôn ngữ là một tổ chức xã hội Văn học chưa bao giờ thoát khỏi ảnh hưởng của các tổ chức xã hội, chưa bao giờ thoát khỏi các hệ thống xã hội khác, và miễn là nó sử dụng ngôn ngữ, thì cấu trúc và chức năng của nó còn mang tính xã hội Chỉ trong các quy ước và chuẩn mực mà mọi người đặt ra, điều chỉnh và công nhận, diễn ngôn văn học mới được hình thành hoặc sử dụng
Các diễn ngôn văn học có tính quy chiếu, để nó có ý nghĩa Todorov lập luận rằng diễn ngôn mang tính quy chiếu và chỉ tính quy chiếu mới cho phép tạo ra thế giới Sự quy chiếu của văn học bao gồm nội quy chiếu và ngoại quy chiếu, cả hai đều không ngăn cản nhau mà bổ sung cho nhau
Diễn ngôn văn học có tính hư cấu, trong đó nó tạo ra "cái tồn tại khả thể" để quy chiếu, cái quy chiếu của nó được tạo bằng ngôn ngữ Nó khác với các hình thức diễn ngôn hình tượng và mơ hồ khác ở chỗ nó không cho rằng nó đã mang lại sự
thật hiển nhiên, nhưng "ngấm ngầm nhận thức được vị thế tu từ học của chính mình,
nhận thức được thực tế rằng điều chúng nói khác hẳn với việc chúng làm và những đỏi hỏi của chúng về kiến thức đều thông qua cấu trúc giả tưởng vốn làm chúng trở nên mơ hồ và không xác định được” (Sự đỏng đảnh của phương pháp)
Trang 19Diễn ngôn văn học cho chúng ta một kiến thức về thực tế của con người, môi trường mà con người tồn tại và cách con người nắm bắt môi trường đó Việc tạo ra diễn ngôn rất độc đáo đến nỗi chính người sáng tạo không biết tất cả những điều mà diễn ngôn có thể nói về một hiện tượng, một đối tượng Ý nghĩa của diễn ngôn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi vô thức, trực giác Diễn ngôn tạo ra ý nghĩa, định hình cho những gì cái tôi đang nói đồng thời kiểm soát ý thức và sự sáng tạo của người nói thông qua những trải nghiệm tưởng tượng và những ham muốn
1.2 Khái quát về văn học so sánh
1.2.1 Khái niệm văn học so sánh
Bên cạnh các thuật ngữ chảy trôi trong nhiều thời đại, nhiều phạm trù văn hóa thì hiện nay thuật ngữ “văn học so sánh” đã và đang được sử dụng phổ biến trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học Trên thế giới đặc biêt ở các nước phương Tây trong các trường đại học đều có bộ môn văn học so sánh Bộ môn này tồn tại và phát triển đến bây giờ là hơn môt trăm năm, nó đã có nhiều đóng góp to lớn cho ngành lí luận văn học
Ban đầu văn học so sánh chỉ là một phương pháp dùng để xác định đánh giá mối quan hệ giữa các hiện tượng văn học với nhau, gọi là phương pháp so sánh, chúng được áp dụng một cách đơn sơ, tự phát, chưa có cơ sở khoa học nào Đến thế
kỷ XVIII, chủ nghĩa tư bản bắt đầu phát triển ở phương Tây tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa nói chung và văn học nói riêng phát triển mạnh, phương pháp so sánh được áp dụng một cách có ý thức hơn Nhà nghiên cứu Murald người Pháp và Andreew người Anh cũng như các ấn phẩm định kỳ của Pháp như L’année littéraire, Journal estranger, đã nhiều lần sử dụng thuật ngữ “văn học so sánh”
Sang thế kỷ XIX, thuật ngữ “văn học so sánh” xuất hiện trong Giáo trình Văn học
so sánh của Noel và Laplace ở Pháp vào năm 1816, đến năm 1886 công trình tổng
hợp đầu tiên về lịch sử văn học thế giới với đầu đề Văn học so sánh (Comparative
Literature) của nhà nghiên cứu người Anh Macauly Posnett đã đánh dấu sự hình
thành chính thức của bộ môn văn học sánh với tính cách là một bộ môn độc lập Vào nửa đầu thế kỷ XX, nổi bật lên một trường phái thực chứng-lịch sử của một nhóm các nhà nghiên cứu so sánh người Pháp như F.Baldensperger, P.V.Tieghem, Wellek, Warren, đây là giai đoạn chú ý đến sự ảnh hưởng và vay mượn Đến nửa cuối thế kỷ XX, bằng cách mở rộng đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực các hiện tượng tương đồng đã giúp hoàn chỉnh bộ môn văn học so sánh hơn
Thuật ngữ “văn học so sánh’ trong tiếng Việt được dịch từ thuật ngữ
“comparative” trong tiếng Anh và từ tiếng Pháp là “littérature comparée” Bên
Trang 20cạnh đó còn có các thuật ngữ khác chính xác hơn, phức tạp hơn như: “lịch sử các
nền văn học được so sánh”, “lịch sử so sánh các nền văn học” Ngoài ra trong
tiếng Đức có thuật ngữ “lịch sử văn học so sánh”, còn trong tiếng Nga có thuật ngữ
là ”nghiên cứu văn học so sánh”
Trong tài liệu “Đề cương bài giảng văn học so sánh” của PGS.TS Phùng Gia Thế đã chỉ ra rằng: “Nói văn học so sánh thì không nên hiểu đó là một nền văn
học được so sánh, mà phải hiểu là một bộ môn khoa học có chức năng so sánh một nền văn học này với một hay nhiều nền văn học khác, hoăc so sánh văn học với các lĩnh vực biểu hiện khác của con người.” Ngoài ra PGS.TS Phùng Gia Thế cũng
khẳng định: “Văn học so sánh là bộ môn nghiên cứu văn học vượt ra ngoài phạm vi
một nước và nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với các lĩnh vực trí thức khác và lĩnh vực tín ngưỡng bao gồm nghệ thuật (như hội họa, điêu khắc, kiến trúc âm nhạc), triết học, lịch sử, khoa học xã hội (như chính trị, kinh tế, xã hội học), khoa học tự nhiên, tôn giáo ” Hay nói một cách khác là “Văn học so sánh là so sánh văn học của một nước này với một nước khác, hoặc nhiều nước khác, là so sánh văn học với các lĩnh vực biểu hiện khác của nhân loại.”
1.2.2 Văn học so sánh - một số trường phái chính
1.2.2.1 Trường phái văn học so sánh Pháp
Nói đến trường phái văn học so sánh Pháp là nói đến truyền thống “nghiên cứu ảnh hưởng”, chú trọng liên hệ thực tế và phương pháp thực chứng, tôn trọng sự thực (miêu tả, ghi chép, chú giải, điều tra, đối chiếu ), nhằm làm sáng tỏ ảnh hưởng của nền văn học dân tộc này đối với dân tộc khác, thông qua các đại diện cụ thể với các quan hệ thực tế, phản đối quan niệm coi văn học so sánh là việc so sánh giữa các nền văn học không có quan hệ ảnh hưởng Đây là trường phái văn học so sánh xuất hiện sớm nhất Đánh dấu cho sự hình thành và đặt nền móng cho trường phái văn học so sánh Pháp là các công trình nghiên cứu của F.Baldensperger (1871-1958) và P.V.Tieghem (1871-1948) Trong công trình của mình, F.Baldensperger (1871-1958): nghiên cứu hệ thống về ảnh hưởng của văn học nước ngoài đối với văn học Pháp, ông phê phán các loại so sánh không có giá trị như so sánh thể hiện sự tương đồng
bề ngoài, hoặc so sánh chỉ nhằm tìm ra tài liệu nguyên sơ của tác phẩm, theo ông văn học so sánh phải chỉ được ra mối liên hệ giữa các hiện tượng văn văn học mà trước đó người ta tưởng không có gì liên quan đến nhau, là nghiên cứu các hiện tượng văn học tương tự của các quan hệ tay đôi có liên hệ bằng phương pháp so sánh, chứng thực Còn trong công trình của P.V.Tieghem (1871-1948): Trình bày tư tưởng của trường phái Pháp về mặt lí luận: Tính chất, phương pháp, phạm vi
Trang 21P.V.Tieghem cho rằng văn học so sánh là một phân ngành của văn học sử, đối tượng của văn học so sánh là “nghiên cứu quan hệ tương hỗ của tác phẩm các nước
một cách bản chất” (Bàn về văn học so sánh, 1931), theo ông văn học so sánh có
nhiệm vụ khám phá ảnh hưởng của một tác phẩm đối với các sáng tác sau đó, cũng như nguồn gốc ảnh hưởng của nó Ngoài F.Baldensperger và P.V.Tieghem thì J.M.Carré (1887-1958) và M.F.Guyard (1921-) được coi là đại diện chủ chốt của
trường phái Pháp Kế thừa tinh thần của P.V.Tieghem, trong cuốn sách Văn học so
sánh (1951) của M.F.Guyard, J.M.Carré viết trong lời tựa viết: “Văn học so sánh là một nhánh của văn học sử: nó nghiên cứu các mối liên hệ tinh thần mang tính quốc
tế, nghiên cứu mối liên hệ thực tế giữa Byron và Puskin, Goethe và Carlye, Scott và Vigny nghiên cứu mối liên hệ thực tế trên các phương diện tác phẩm, linh cảm thậm chí cả cuộc sống giữa các nhà văn của những nền văn học khác nhau”
Các nhà văn học so sánh trường phái Pháp đã đặt nền móng cũng như có những đóng góp to lớn vào lịch sử văn học so sánh thế giới Tuy nhiên trường Pháp vẫn còn những hạn chế như quá quan trọng các quan hệ trực tiếp nên bị hạn chế phạm vi nghiên cứu các văn hóa Tây Âu; quá nhấn mạnh vào thực chứng chứng, các mối liên hệ và khảo chứng thực tế nên bỏ qua sự phân tích mĩ học của tác phẩm; khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc nước lớn; tách bạch văn học so sánh, văn học dân
tộc và văn học tổng thể
1.2.2.2 Trường phái văn học so sánh Mỹ (Hoa Kỳ)
Trường phái văn học so sánh Mỹ xuất hiện với tư cách là những người phê phán những hạn chế của trường phái Pháp, đề ra các phương hướng nghiên cứu văn
học so sánh mới, lấy tác phẩm làm trung tâm Trong cuốn Đề cương bài giảng văn
học so sánh của PGS.TS Phùng Gia Thế đã chỉ ra rằng: “Trường phái Mỹ đề ra nguyên tắc “không nợ”, thể hiện nghiên cứu bình đẳng siêu không gian Ngoài nghiên cứu ảnh hưởng còn nghiên cứu cái giống nhau, khác nhau giữa các hiện tượng văn học không gian có quan hệ trực tiếp và dưới điều kiện không gian, thời gian không giống nhau để từ đó tìm ra quy luật cơ bản của văn học Mở rộng đối tượng và phạm vi so sánh: nghiên cứu quan hệ giữa văn học với các lĩnh vực tri thức khác, làm cho văn học so sánh trở thành bộ môn có tính tổng hợp (đưa văn hóa vào văn học so sánh), so sánh trên cả 3 phương diện: lý luận văn học, lịch sử văn học và phê bình văn học” Trong bài luận Cơn khủng hoảng của Văn học so sánh (1958) R.Wellek đã chỉ trích các nhà văn học so sánh Pháp là: a Không xác
định được đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu b Giới hạn một cách máy móc văn học so sánh trong vấn đề cội nguồn và ảnh hưởng, như vậy biến văn
Trang 22học so sánh thành một nhánh nghiên cứu phụ c Đặc biệt nghiêm trọng là biến việc nghiên cứu so sánh thành công cụ phục vụ cho chủ nghĩa số vanh hẹp hòi, theo chủ nghĩa khuếch trương văn hóa dân tộc TheoWellek cho rằng ba phương diện trên cần phải được điều chỉnh Ông chỉ ra văn học so sánh chỉ là một “sự nghiên cứu văn học vượt lên trên giới hạn của văn học dân tộc” Ông không thấy được sự khác biệt nào
về chất giữa văn học so sánh và nghiên cứu văn học tổng thể, phải phá bỏ ranh giới
giả tạo giữa chúng Vào năm 1961 trong bài báo Văn học so sánh: Định nghĩa và
công dụng của văn học so sánh Remak viết : “Văn học so sánh là nghiên cứu văn học vượt ra ngoài phạm vi một nước và nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với tri thức khác và lĩnh vực tín ngưỡng, bao gồm nghệ thuật (như hội họa, điêu khắc, kiến trúc,
âm nhạc), triết học, lịch sử, khoa học xã hội (như chính trị, kinh tế, xã hội học), khoa học tự nhiên, tôn giáo Tóm lại, văn học so sánh là so sánh văn học của một nước này với một nước khác, hoặc nhiều nước khác, là so sánh văn học với lĩnh vực biểu hiện khác của nhân loại” Sở trường nổi bật của các nhà nghiên cứu Mỹ là nghiên
cứu so sánh đối ứng (Parallelism hay Parallel Study) và so sánh đối chiếu (Contrast) Đại diện cho kiểu nghiên cứu này là R Wellek, H Levin, H Remak, A Warren, R J
Clements, O Aldridge Trong một bài báo O Aldridge đã phát biểu rằng: “Văn học
so sánh là khám phá sự cùng loại và đối chiếu các tác phẩm, là chỉ một sự nghiên cứu về tính tương đồng của các tác phẩm vốn không có bất cứ mối liên hệ nào trên các phương diện thể loại, kết cấu, tình điệu, quan niệm…”
Sự phê phán những hạn chế của trường phái Pháp của trường phái Hoa Kỳ
vô cùng mạnh mẽ đã đáp ứng được những nhu cầu mới của nghiên cứu văn học mà trường phải Pháp chưa thực hiện được Tuy nhiên về lí luận trường phái Mỹ vẫn chưa đủ tỉ mỉ ,việc mở rộng đối tượng nghiên cứu có chỗ tràn lan dẫn đến nguy cơ làm triệt tiêu đặc thù của bộ môn văn học so sánh
1.2.2.3 Trường phái văn học so sánh Nga (Liên Xô cũ)
Trong lịch sử phát triển văn học so sánh, trường phái văn học so sánh Nga giữ một vị trí vô cùng quan trọng Trường phái văn học so sánh Nga có hẳn lối đi riêng, cơ sở lí luận, phương pháp luận và hệ thống thuật ngữ riêng
A N Vêxêlôpski (1838 - 1906), được coi là người đầu tiên nhận thấy sự tương đồng loại hình có tính quy luật trong các hiện tượng giống nhau có thể được cắt nghĩa bằng các nguyên nhân: chung cội nguồn, ảnh hưởng nhau và sự tự sinh, tuy ông bắt đầu hoạt động khoa học giữa trường phái lý thuyết vay mượn của Benfei Theo ông, bất kỳ quốc gia nào đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lịch sử, tất
Trang 23cả các nền văn học trên thế giới, dù không có mối quan hệ, họ cũng phát triển đối ứng với nhau, bất kể thời gian và không gian Vì vậy, nghiên cứu các sự kiện lịch sử phải dựa trên sự tương đồng về nguồn gốc, hoàn cảnh và quan hệ khu vực
Thập niên 30 - 40 của thế kỷ XX giới văn nghệ Nga có xu hướng phủ định văn học so sánh phương Tây, phê phán những người nghiên cứu văn học so sánh,
coi “văn học so sánh là trường phái phản động của văn nghệ tư sản xuất hiện nửa
cuối thế kỷ XIX”
Trong bài báo Vấn đề nghiên cứu văn học so sánh hiện đại (1959) N N
Konrad (1891-1970) đã chỉ ra chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến XIX của các nhà nghiên cứu Pháp, phê phán lí thuyết châu
Âu trung tâm của các nhà văn học so sánh Pháp, và chủ trương nghiên cứu so sánh phương Đông và phương Tây Đồng thời, mở rộng không gian nghiên cứu của văn học so sánh, đưa văn học cổ đại và trung đại hay toàn bộ nền văn minh nhân loại vào phạm vi nghiên cứu so sánh, bao gồm cả văn học phương Đông
Năm 1960, tổ chức Hội thảo “Mối liên hệ và ảnh hưởng tương hỗ văn học
các dân tộc” đánh dấu sự hồi sinh và phục hưng của văn học so sánh
V Zhirmunski (1891-1971?) một trong những người đại diện hiện đại cho
trường phái văn học so sánh Nga trong bài phát biểu Những vấn đề nghiên cứu văn
học theo hướng so sánh lịch sử cho rằng “tiền đề cơ bản của việc nghiên cứu so sánh lịch sử đối với nền văn học dân tộc là tư tưởng về tính nhất trí và tính quy luật chung của quá trình phát triển lịch sử” Zhirmunski coi văn học so sánh là một bộ
phận cấu thành của văn nghệ học tức là dùng văn nghệ học so sánh để thay thế văn
học so sánh Trong Văn học so sánh trong đại bách khoa toàn thư Liên Xô ông viết:
“Văn nghệ học so sánh lịch sử là một phân nhánh của văn học sử, nó nghiên cứu
mối liên hệ và quan hệ văn học quốc tế, nghiên cứu các điểm tương đồng và khác nhau của hiện tượng văn học nghệ thuật các nước Sự thực văn học tương đồng, một mặt có thể do phát triển xã hội và văn hóa các dân tộc giống nhau Mặt khác cũng có thể do có sự tiếp xúc giữa văn hóa, văn học của các dân tộc; phân biệt tương ứng thành: loại hình học của quá trình văn học giống nhau và mối liên hệ ảnh hưởng của văn học Hai cái đó thường tác động lẫn nhau, nhưng không nên coi chúng là một”
Mặc dù trong trường phái văn học so sánh Nga còn có một số quan niệm, ý kiến chưa thống nhất, thậm chímột số nhà nghiên cứu có tính chất ý thức hệ và hẹp hòi, quy kết chính trị đối với văn học so sánh phương Tây, tự cho mình là tiên tiến nhất Những trường phái này đã có bước tiến đáng kể so với trường phái Pháp và có
Trang 24những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học so sánh thế giới như chỉ
ra được mối liên hệ nội tại giữa hiện tượng văn học và sự phát triển xã hội, coi trọng văn học phương Tây và phương Đông
Bên cạnh các trường phái văn học so sánh hùng hậu nói trên, trong các trung tâm nghiên cứu văn học nhiều nước trên thế giới có nhiều học giả cũng thể hiện những khuynh hướng nghiên cứu với những công trình xây dựng và phát triển lí luận văn học so sánh độc đáo
1.3 Khái niệm “phái tính” và “giới tính” trong nghiên cứu văn học
Trong thời kỳ hiện nay, khi nền văn học nữ ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự
phân biệt rõ ràng giữa khái niệm phái tính (gender) và giới tính (sex) càng thể hiện sự
quan trọng và cấp bách
Giới tính (sex) trong lĩnh vực nghiên cứu văn học được hiểu là các hoạt động
tình dục của con người, các tác giả thường có xu hướng sử dụng không phiên âm
sang tiếng Việt mà sử dụng từ gốc trong tiếng Anh: "sex" có nghĩa là hoạt động tính
giao nam và nữ trở thành đối tượng mô tả và phản ánh trong cuộc sống hàng ngày Tuy nhiên, chúng ta cần phải có cái nhìn rộng hơn khi được dịch sang tiếng Việt
theo khái niệm "phái tính" để phân biệt với khái niệm giới tính (sex) Nói về phái
tính trước tiên là khái niệm người phân chia dựa trên đặc điểm quan niệm văn
hóa-xã hội và những quy tắc ứng xử riêng của nền văn hóa-hóa-xã hội ấy mà hình thành hai
nhóm mang tính chất đặc thù về nam và nữ Đồng thời sự khác biệt là về các thuộc
tính tự nhiên ban đầu sẽ in dấu trong suy nghĩ và ý thức Theo nghĩa rộng hơn, phái tính cũng là ý thức tự giác của chính chủ thể Do đó, phái tính là sự tự ý thức của chủ thể về giới của mình, bên cạnh đó cũng là sự trỗi dậy để xác định quyền bình đẳng giới Vào những năm 1970, người phụ nữ bắt đầu trở thành đối tượng nghiên cứu, khái niệm về giới đã được đưa vào sử dụng như một sự khác biệt của mỗi giới
do các quy định văn hóa
Giới tính (sex) đôi khi được gọi tắt là giới, có liên quan đến sự khác biệt cụ
thể giữa nam và nữ về những đặc điểm sinh học bẩm sinh, mang tính phổ quát và
không thay đổi ở cả hai giới Tùy thuộc vào bối cảnh, những đặc điểm này có thể bao gồm sinh học như hooc môn, âm vật, dương vật, buồng trứng, tinh trùng (ví
dụ như nam, nữ hoặc song tính, cấu trúc xã hội dựa trên giới tính (bao gồm cả vai trò giới và vai trò xã hội) Trong văn học khái niệm giới tính chỉ đề cập đến chủ nghĩa kiến tạo xã hội của văn hóa đối với sự khác biệt giữa nam và nữ Ví dụ khi nhắc đến phụ nữ là người ta nghĩ đến ngay hình ảnh người phụ nữ phải quanh quẩn
Trang 25suốt ngày trong người ta nghĩ đến ngay hình ảnh người phụ nữ phải quanh quẩn suốt ngày trong nhà với những công việc bếp núc, gia đình Còn người đàn ông thì
đi làm những công việc lớn lao, kiếm tiền, là trụ cột của gia đình, luôn mạnh mẽ
Tóm lại trong tôn ti trật tự của xã hội khái niệm phụ nữ luôn ở dưới xã hội nam quyền được quy định bởi xã hội nên nó có thể thay đổi theo thời gian với ý thức tự giác về bình đẳng giới của phụ nữ Hiện nay số lượng các nhà văn nữ trong
và ngoài nước đang tăng lên Sự hài hòa trong nghiên cứu những vấn đề của phụ nữ
đã góp phần vào một môi trường dân chủ Bên cạnh đó, nghiên cứu ngày càng tăng
về vấn đề này dần dần khẳng định sự thay đổi về địa vị của phụ nữ không chỉ trong văn học mà còn trong cuộc sống Điều này một mặt cho thấy sự sáng tạo của nhà văn, mặt khác cho thấy bước đầu họ đã khẳng định được sự ngang bằng trong vai trò của chủ đề sáng tạo Đó cũng là một lý do quan trọng cho việc tạo ra sự bùng nổ của các nhà văn nữ trong văn học Họ đã thực sự mở ra một diện mạo mới cho văn học với ý thức rõ ràng hơn về nữ quyền Nghiên cứu tìm kiếm sự thay đổi trong ý thức nữ quyền đã mang lại tiếng nói mà ngay cả các nhà văn nam hay thậm chí các nhà phê bình cũng không thể thừa nhận điều đó
Trang 26CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG TRONG DIỄN NGÔN
VỀ GIỚI NỮ TRONG TẬP TRUYỆN “I’M ĐÀN BÀ” (YBAN)
VÀ TIỂU THUYẾT “VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA ĐÀN BÀ” (SIMONE COLETTE) 2.1 Chủ thể phát ngôn - những phụ nữ đại diện cho tư tưởng mới
2.1.1 Ý thức về thân phận và khát vọng “cởi trói” của người phụ nữ
Khi xưa, từ phương Tây đến phương Đông, cái tầm vai trò và địa vị của người phụ nữ luôn bị hạ thấp, bị chi phối bởi quyền lực của người đàn ông Ở phương Tây, trong Kinh Thánh ghi rằng đàn bà được Chúa tạo ra từ chiếc xương sườn thứ bảy của người đàn ông Vì vậy mà người phụ nữ luôn ở vị thế của một sinh vật phụ trong cuộc đời của người đàn ông Nếu Thomas cho rằng phụ nữ là
một “người đàn ông không hoàn chỉnh” thì Aristotle tuyên bố rằng đàn bà chỉ là vật
chất phát triển một cách bừa bãi, nhờ có hạt giống của người đàn ông mới có hình hài, mặt mũi
Còn ở phương Đông, cuộc sống người phụ nữ người phụ nữ chỉ làm nhiệm
vụ nội trợ, chăm sóc chồng con, phụng dưỡng bố mẹ chồng, bị trói buộc trong các
khuôn phép, mực thước những quan niệm như “nam tôn nữ ti”, “tam tòng tứ đức” hay “trinh tiết” Mô hình người phụ nữ xưa chỉ là con người “bổn phận và trách
nhiệm”, nhằm thỏa mãn những yêu cầu của gia đình và xã hội của thời bấy giờ Số
phận đau thương tủi nhục của người phụ nữ còn hằn sâu trong những lời ca dao, tiếng than thân trách phận:
“Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”
Đọc tập truyện ngắn I’m đàn bà của Y Ban và cuốn tiểu thuyết Và Chúa đã
tạo ra đàn bà của Simone Colette, ta dễ dàng nhận thấy điểm tương đồng đầu tiên
giữa hai tác phẩm chính là ý thức “cởi trói” của người phụ nữ-ý thức nữ quyền Hai
nhà văn đã khắc họa lên bức tranh hình ảnh người phụ nữ có khát khao yêu và được yêu cháy bỏng, đồng thời họ ý thức rõ về giá trị của bản thân, biết mình cần gì, muốn gì và đáng được hưởng quyền lợi gì Không còn là những lời than thân, trách
móc tưởng chừng như “dã tràng xe cát”, hay tiếng oán than sầu muộn đến não lòng
Không còn hình ảnh người phụ nữ nhẫn nhục, chịu đựng bị vùi dập tuổi thanh xuân dưới bóng đàn ông.Vẻ đẹp thực sự của người phụ nữ nằm trong chính sự độc lập và
tự chủ ở bản chất con người họ Chỉ khi người phụ nữ tự ý thức được vẻ đẹp của mình thì họ mới biết rõ về giá trị của bản thân Giá trị của người phụ nữ không nằm
Trang 27trong sự phán xét, đánh giá của đàn ông hay người khác, mà nó đến từ chính khái niệm của bản thân người phụ nữ Chỉ có họ-những người phụ nữ mới là người duy nhất có quyền phán xét về giá trị, phẩm chất con người của họ
Juliette trong Và Chúa đã tạo ra đàn bà là một cô gái có cá tính vô cùng
mạnh mẽ nên nàng không dễ dàng, không chấp nhận những hành vi rình mò lén lút,
khi phát hiện ra Eric nhìn trộm nàng, Juliette đã thể hiện ngay thái độ “Em chẳng
mong ông rình mò đến sau lưng em vậy đâu” [15-tr.10] Hay khi phát hiện Antoine
chỉ coi mình như một trò chơi, nàng không khóc, không ủy mị, không chửi bới như những người phụ nữ khác mà trả thù theo cách riêng của mình, đúng với cá tính của
bản thân bằng cách không đến cuộc hẹn ở bến tàu với anh ta ”Nàng thậm chí không
ngoái đầu lại Nàng dừng xe lại rồi lôi lên vỉa hè, tựa xe vào một cột đèn phía trước quán Anchorage Nàng rời khỏi bến tàu, nửa đi nửa chạy” [15-tr.60] mà đi đến
chiếc Angelique với Eric, nàng muốn cho anh ta phải ghen tức, phải đau khổ Sau khi Juliette rời khỏi chiếc thuyền nàng gặp Antoine đang đứng dưới chân bến tàu
như một chiếc bóng đen “Nàng hầu như cảm nhân được cặp mắt anh thiêu đốt
nàng khi nàng đi ngang qua” [15-tr.68], rồi nghe giọng anh ta nửa mỉa mai, nửa
trách móc sắc như kính vỡ “Hoan hô Em không hề bỏ phí thời gian.” [15-tr.68] Ban đâu nàng run sợ “đến muốn chảy nước mắt” [15-tr.68] nhưng rồi nàng can đảm đối mặt với Antoine, dùng thái độ bất cần “Juliette dứt khỏi cái nhìn của anh rồi
thủng thẳng đi về chỗ để xe đạp, vừa đi vừa hát” [15-tr.69]
Cá tính mạnh mẽ đó của Juliette còn được thể hiện rõ nét qua cuộc gặp gỡ với vợ chồng nhà Vigier Lefranc Họ được miêu tả với hình ảnh là những người
nhiều tuổi nhưng giàu có và quyền lực “người đàn ông trạc ngũ tuần, mặc com lê Ý
bằng lụa đắt tiền, khuôn mặt toát lên cái ánh bóng lưỡng chỉ có thể có được nhờ chuyên viên mát xa hằng ngày dày công chăm sóc Người đàn bà đủ trẻ để làm con gái ông ta nhưng vẫn lớn hơn Juliette hàng chục tuổi Cô ta có cái vẻ kiêu kỳ, giễu cợt, rất tự tin về bản thân mình trong bộ đồ thanh lịch hợp với thân hình cô đến không thể chê vào đâu.” [15-tr.61] Bằng thái độ, ánh mắt,cử chỉ của bà Vigier
Lefranc, Juliette có thể cảm nhận được sự kinh thường của bà ta dành cho nàng Khi giới thiệu nàng với vợ chồng Vigier Lefranc, Eric chỉ ấp a ấp úng giới thiệu duy nhất
tên của nàng là “Juliette” và nàng đã bổ sung ngay sau đó họ của mình là “Hardy”,
điều này thể hiện Juliette là một người phụ nữ độc lập, tự chủ về ý thức, nàng biết rằng cần phải sống vì mình, sống cho mình, tự công nhận bản thân nên nàng muốn cho họ biết được tuy nàng mồ côi nhưng có tên họ đầy đủ, có nguồn gốc rõ ràng
Trước sự soi mói của bà Vigier Lefranc về chiếc áo mình đang mặc “với cái điệu tò
Trang 28mò như người ta nhìn một con nhện chết” [15-tr.62], thay vì tự ti thì nàng lại rất tự tin
như trêu tức “Nàng khẽ xoay tròn một vòng trước mặt phu nhân “Bà có thích
không? Tôi mua ở St Tropez này đấy Nếu bà muốn thì tôi cho địa chỉ.” [15-tr.62]
Khiến cho vị phu nhân từ “vẻ kiêu kỳ, giễu cợt, rất tự tin về bản thân mình trong bộ
đồ thanh lịch hợp với thân hình cô đến không thể chê vào đâu.” [15-tr.61] chuyển
thành “rúm người lại như bị con gì đốt” [15-tr.62]
Ý thức được giá trị của bản thân sẵn có cùng với cá tính mạnh mẽ thêm một chút ngang bướng, Juliette luôn sống đúng với con người thật của mình Nàng luôn làm những điều mình thích, mình muốn, không quan tâm đến cách người khác nghĩ
gì, nói gì về mình, hay những bài giảng sáo rỗng về chuẩn mực xã hội lỗi thời của bà Morin - mẹ nuôi nàng hoặc những lời đàm tiếu, nói xấu nàng mà phải thay đổi cách
sống, con người thật của mình: “Gió mát từ biển mơn man nàng Hôm nay trời đẹp
quá chừng, làm sao nàng có thể để bà Morin khiến nàng tức lên được cơ chứ Nàng duỗi dài dưới nắng Đã đến lúc vào phố rồi đây” [15-tr.21] Nàng yêu sự tự do, yêu
cuộc sống, luôn sống hết mình cho hiện tại như thể hôm nay là ngày cuối cùng nàng
được sống trên cuộc đời này bởi theo Juliette “tương lai chỉ là cái do ai đó bịa ra để
bắt ta tiêu phí hiện tại mà thôi” Khi bắt gặp nhau trên chuyến xe buýt, Antoine đã
phải thốt lên trước vẻ đẹp quyến rũ, căng tràn đầy sức trẻ của Juliette “đàn ông người
ta khùng lên hết vì em mất” [15-tr.32], nàng đã trả lời một cách đầy tự tin mang vẻ
thách thức, thể hiện được ý thức rất rõ về vẻ đẹp của bản thân “Em thích làm cho
những thứ khùng nó thuần đi” [15-tr.32] Câu nói này cho thấy Juliette muốn đàn ông
phải chạy theo, chinh phục nàng và khổ sở vì nàng, chứ không vì “đàn ông người ta
khùng lên ” mà nàng “phải tốp lại” Juliette là người phụ nữ biết đánh giá và trân
trọng giá trị của bản thân, nên nàng không bị sức mạnh của đồng tiền cám rỗ Khi ông
Vigier Lefranc hỏi Juliette về những sản phẩm kinh doanh của mình: “Cô đã khi nào
nghe nói đến mứt Lefranc chưa?”,“Có khi cô cũng nghe nói tới máy hút bụi Lefranc rồi,” [15-tr.63], như một cách để ông ta khoe khoang thể hiện sự giàu có:” Là tôi đấy” ông ta tưởng rằng sẽ dùng tiền là có thể mua chuộc được Juliette “Vigier- Lefranc thẳng người lên, cảm thấy mình đã nói ra ý mình khá rõ tuy tinh tế Ông ta hài lòng “Em thích nhảy không?” ông ta mời.”[15-tr.63] Nhưng ông ta đã lầm,
nàng không chỉ bị ràng buộc bởi sức hấp dẫn của đồng tiền mà thậm chí còn tỏ rõ thái
độ coi thường, lạnh lùng nhìn Nàng từ chối và trả lời một cách đầy châm biếm: “Với
máy hút bụi thì không.” [15-tr.63] Qua cuộc đối thoại của Juliette với vợ chống nhà
Vigier Lefranc cho thấy quan điểm sống của nàng rất độc lập,tự chủ, dám tự quyết định lẽ sống đời mình, coi thường tiền bạc
Trang 29Còn trong tập truyện I’m đàn bà diễn ngôn giới nữ được thể hiện qua ý thức
nữ quyền được in hằn sâu trong hình ảnh người đàn bà trong Tự, Sau chớp là giông
bão, 27 bước chân lên thiên đường, Gà ấp bóng, họ không chỉ tự tin phô bày vẻ
đẹp hình thể và sức hấp dẫn của mình mà hơn ai hết họ ý thức sâu sắc về giá trị, tài năng của mình, họ biết rằng mình cần sống cho mình, vì mình chứ không phải vì người khác hay phải phục vụ cho người khác để rồi trở thành cái bóng của họ Đó cũng là một khía cạnh để họ thiết lập vị trí của riêng mình trong xã hội: về tư duy, nhận thức độc lập và linh hoạt Sống trong một thời đại mới, họ là những người có trình độ học vấn đáng nể trọng
Người đàn bà trong Trong Tự, Gà ấp bóng, 27 bước chân lên thiên đường,
Sau chớp là giông bão, là những người phụ nữ thông minh, thành đạt, hơn ai hết
họ hiểu rất rõ về giá trị của bản thân “Bây giờ tôi đang là một người đàn bà thành
đạt Nếu đừng đòi hỏi mọi thứ quá hoàn hảo thì tôi đã có những thứ tôi cần Một căn nhà tiện nghi, một người chồng tài hoa trẻ đẹp, hai đứa con khỏe mạnh ngoan ngoãn, một việc làm ổn định có thu nhập cao, có uy tín trong công việc Sự thành đạt đó phát tiết cả ra vóc hình Một gương mặt sáng láng tự tin Một thân hình hấp dẫn” [30-tr.39] (Gà ấp bóng)
“Em, một người đàn bà bình thường nhưng thông minh Cái thông minh nhất của em là em nhận chân được mình là ai? Chỗ đứng của em ở chỗ nào trên trái đất này? Em cũng rất nhạy cảm Em cảm nhận được ánh mắt đang chĩa về em nặng nhẹ thế nào?” [30-tr.227] (27 bước chân lên thiên đường)
“Nàng lại là một người đàn bà cực kỳ nhạy cảm, yếu mềm nên nàng đã chọn cho mình một thứ vũ khí Đó là những chiếc gai nhọn của con nhím Nàng luôn giơ móng vuốt của mình bằng miệng lưỡi của một kẻ táo tợn, đôi khi bặm trợn Quả nhiên thiên hạ sợ nàng.” [30-tr 159] (Sau chớp là dông bão)
Tất cả bằng nghị lực, ý thức cầu tiến và bản lĩnh sống mạnh mẽ, họ đã làm được những điều mà đối với người phụ nữ Việt Nam trước đây chỉ là mơ ước Họ biết rằng là người phụ nữ không chỉ quanh quẩn trong ngôi nhà, căn bếp mà cần phải
có địa vị trong xã hội, có quyền lực Chỉ khi họ tự chủ được về kinh tế, thì họ sẽ không phải bi lụy, phụ thuộc vào đàn ông, bằng chính khả năng của mình họ có thể tự đáp ứng mọi nhu cầu về vật chất Có địa vị, có quyền lực người phụ nữ sẽ có tiếng nói trong xã hội, có quyền lên tiếng yêu cầu về quyền được bình đẳng, được tôn trọng, được nâng niu trân trọng, được yêu thương- điều mà họ đáng được hưởng
Trong I’m đàn bà khi đến cái đoạn kết, người đàn bà trong truyện với vốn kiến thức tiếng anh ít ỏi mà nói trước tòa: “I’m đàn bà” Đó không phải là lời biện
Trang 30hộ, kêu gọi sự thương hại hay tiếng kêu ai oán, van xin “đau đớn thay thân phận
đàn bà” mà là lời khẳng định về quyền của người phụ nữ, sự tự ý thức sâu sắc về
phái tính của bản thân Tôi là đàn bà, là con người mà con người thì có quyền được mưu cầu hạnh phúc Là đàn bà nên họ càng có những cảm xúc mãnh liệt, dữ dội và chính nó, những thứ cảm xúc yêu thương rất người, sự đồng cảm sâu sắc với một số phận cũng bất hạnh, cũng chịu đau thương khác đã cứu rỗi cái mảnh đời khô cằn ấy, ươm trồi lên một hi vọng nhỏ nhoi, mong manh Chẳng phải điều đó thật cao cả, nhân văn hay sao, người đàn bà ấy đáng được tôn vinh hơn thế nữa
Tóm lại qua tập truyện I’m đàn bà của Y Ban và tiểu thuyết Và Chúa đã tạo
ra đàn bà của Simone Colette, có thể thấy rằng người phụ nữ hiện đại ngày nay đã
có tiến bộ hơn so với ngày xưa rất nhiều Hơn ai hết họ ý thức sâu sắc về tài năng và giá trị của bản thân, qua đó có thể hoàn toàn khẳng định vị thế của mình trong xã hội Ý thức của bản thân, về sự tồn tại của mình với một cá tính mạnh mẽ và tinh thần độc lập tự chủ là nền tảng vững chắc để người phụ nữ đi tìm lại bản thể tưởng chừng như đã mất của mình
2.1.2 Người phụ nữ qua lăng kính của nhà văn nữ
2.1.2.1 Vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ
Dưới lăng kính của một nhà văn nữ, Y Ban và Simone Colette đã vẽ lên hình
ảnh những nhân vật nữ trong tập truyện I’m đàn bà và tiểu thuyết Và Chúa đã tạo
ra đàn bà có vẻ đẹp tự nhiên, cá tính mạnh mẽ và họ ý thức được giá trị của bản
thân, qua đó họ muốn đứng lên cất tiếng nói bảo vệ giới mình, bày tỏ khát vọng vượt ra ngoài khỏi những khuôn phép, lề lối giam cầm người phụ nữ Đồng thời thể hiện ý thức khẳng định bản thể giới với những khát vọng hạnh phúc, tự do và dục tính Y Ban và Simone Colette đã thể hiện sự độc đáo trong những trang văn thấm đẫm hơi thở cuộc sống, giàu chất thời sự, giọng văn mãnh liệt, táo bạo, có cái nhìn cuộc sống thành thật đến trần trụi
Người phụ nữ trong sáng tác của Y Ban và Simone Colette trước hết xuất hiện qua những nét vẽ thể hiện cái vẻ đẹp tự nhiên, nguyên thủy nhất của người phụ
nữ Vẻ đẹp tự nhiên ấy được Simone Colette ca ngợi qua sự lôi cuốn, gợi cảm của thân thể của Juliette Nàng hoàn toàn tự tin với cơ thể của mình, nên ngay khi mở đầu tác tác phẩm, nàng xuất hiện khi đang tắm nắng hoàn toàn tự nhiên theo kiểu
“au naturel” Juliette đẹp, cuốn hút và gợi cảm đến nỗi chỉ mới nhìn thấy đôi chân
trần của nàng thôi, Eric đã cảm thấy hạnh phúc, sung sướng lắm muốn lưu giữ, khéo
dài lấy cái khoảnh khắc tuyệt vời ấy mãi mãi: “Một đôi chân trần, gót hướng lên
Trang 31trời, đung đưa uể oải từ sau ra trước dưới ánh nắng Đôi chân rám nắng có ánh vàng, với những ngón chân nhỏ xíu như chân trẻ con” [15-tr.9] Chỉ hình với hình
ảnh một đôi “chân trần”, thon thả, ngón chân “nhỏ xíu”, làn da “rám nắng” khỏe khoắn,cùng với hành động quyến rũ “hướng lên trời”, “đung đưa” nhà văn đã phô
bày được hết sự cuốn hút của Juliette, nó làm khơi gợi lên cái ham muốn, cái dục vọng của “con sư tử” trong đàn ông Đôi chân ấy khiến Eric không thể kìm chế nổi
sự ham muốn của bản thân mà bước vào, khom mình, len lỏi trong mớ quần áo đang
phơi, rẽ các tấm khăn trải giường đang khô cho đến khi chỉ còn một sợi dây phơi
ngăn cách giữ ông ta và nàng mà phải thốt lên “Em có đôi chân của một nữ thần,”
[15-tr.9] Không phải đôi chân đẹp hay xinh xắn mà là đôi chân của một nữ thần, của một vẻ đẹp đầy hấp dẫn khiến cho mọi đàn ông phải quỳ rạp, nguyện chết vì nó
Ngay cả ông Morin - bố nuôi của Juliette cũng không thể cưỡng lại được sự quyến rũ chết người ấy, dù đang phải ngồi xe lăn và rất sợ vợ nhưng ông ta vẫn hăm
hở ló qua ô cửa sổ mắt bò mà chăm chú ngắm nhìn nàng không chớp mắt Sự tinh tế của Simone con thể hiện ở việc miêu tả sức hấp dẫn của nàng mãnh liệt, cuốn hút con người ta, đến nỗi khi nàng đi xăng đan, dắt xe đạp đi dọc ven đường cùng khiến
những vị khách trên xe buýt phải xì xầm, thốt lên “Chao là cặp mông! Như cả một
bài ca!” [15-tr.29], cơ thể của nàng, cặp mông của nàng thật đẹp, đẹp như một khúc
nhạc tình ca, nó làm con người ta say mê, chìm đắm, ngất ngây ở trong đó Hay khi gặp nhau trên xe buýt từ Toulon trở về St.Tropez, Antoine đã phải thốt lên trước vẻ
đẹp nữ thần của Juliette “Lần nào anh gặp em, em đều lại đẹp hơn lần trước Anh
cứ nghĩ không thể nào cứ như thế mãi, nhưng mà nó cứ như thế Sớm muộn gì em cũng phải tốp lại đừng thế nữa không thì đàn ông người ta khùng lên hết vì em mất.” [15-tr.32] Juliette tự ý thức rõ về vẻ đẹp vốn có của bản thân nên nàng rất tự
tin phô bày sức hấp dẫn của vẻ đẹp hình thể, nàng tự tin tắm nắng hoàn toàn tự
nhiên theo kiểu “au naturel” khi đang nói chuyện với Eric dù chỉ cách qua một tấm
chăn ga Simone Colette miêu tả vẻ đẹp cơ thể của nàng bằng những hình ảnh rất chân thực, vô cùng sống động và táo bạo nhất Nó luôn xuất hiện trong trạng thái
trọn trịa nhất, viên mãn nhất: “Tắm đẫm trong nắng đẹp tựa vàng mười” [15-tr.12]
Còn trong tập truyện I’m đàn bà, ta có thấy được vẻ đẹp tự nhiên của người
phụ nữ được Y Ban khắc họa qua vẻ đẹp tràn đầy sinh lực của người phụ nữ trong
Gà ấp bóng có sở thích ngắm mình khỏa thân trước gương để thấy được cái cơ thể
hấp dẫn, quyến rũ, cái vẻ đẹp căng tràn sức xuân của mình “một gương mặt sáng
láng tự tin, một thân hình hấp dẫn” [30-tr.39] Hay nhân vật nữ trong Người đàn bà đứng trước gương, chị tự ngắm mình khỏa thân trước gương như một buổi kiểm tra
Trang 32cơ thể của mình từ viền mi đến ánh mắt ,từ gương mặt đến bộ ngực, từ cánh tay đến đôi chân một cách chậm rãi, chi tiết Có thể thấy việc dám tự ngắm nhìn cơ thể của
mình là thể hiện sự tự tin của người phụ nữ hiện đại: “Nàng chậm rãi mở từng cổ
áo, khuôn ngực đầy đặn trắng ngà hiện ra Hai tòa thiên nhiên như hai nắm cơm đẹp, chắc chắn với những núm hoa bí, hoa mướp đã qua thời kỳ đơn trái Nhưng dầu sao Nàng tự hài lòng, không phải dạng vắt quặt sau lưng” [30-tr.151] Mặc dù
rằng người phụ nữ trong tác phẩm này không còn là người phụ nữ trẻ trung với vẻ
đẹp hình thể viên mãn như thời con gái: “Trong lòng đầy nghi ngại nàng hối hả bỏ
luôn chiếc quần ngủ mỏng tang Đôi chân nàng dường như cũng giống như hai cánh tay, phía cổ chân vẫn thon thả nhưng hai vế đùi cũng chảy ra như cánh dơi
Ở tư thế những thớ thịt chảy xuống , chùn lại phía gối” [30-tr.152] Hình ảnh trong
gương và hình ảnh thực đan xen lẫn nhau: “Không chịu nổi hình ảnh thực đó nàng
tiến lại gần gương gửi hà hơi thổi khí ẩm vào gương Tấm gương trở nên mờ ảo như sương khói Trong tấm gương phản lại hình ảnh tùng khối, từng mô rắn chắc và nõn
nà như trong tranh Phục Hưng vậy” [30-tr.152] Khi tìm hiểu về cơ thể con người,
giống như đi vào cát vậy, càng lấn càng lún, càng tìm hiểu nó càng khơi gợi cái sự tò
mò của họ nên không chỉ dừng lại ở đấy nàng muốn nhìn thấy tất cả những gì sâu kín
nhất của cơ thể mình, ngay cả phần khuất lấp: “Khi sinh con lần đầu nào phải khâu
đến tám mũi trong và bốn mũi ngoài Nàng chưa bao giờ nhìn thấy, chưa bao giờ có
cả trong ý nghĩ về những chỗ bị khâu ấy Bây giờ nàng có ý nghĩa mãnh liệt , nàng muốn nhìn thấy Nàng luôn nắm bắt được ý nghĩ của mình, còn cái vỏ đựng những ý nghĩ đó nàng chưa một lần nhìn thấy, bởi vậy nàng chưa bao giờ thực sự hiểu thấu đáo được mình Nàng động viên mình can đảm để nhìn” [30-tr.154] Khi tự chiêm
ngưỡng, khám phá vẻ đẹp cơ thể của mình người phụ nữ ấy đã trải qua nhiều tâm trạng, cung bậc cảm xúc khác nhau: hồi hộp đến lo lắng, sợ hãi rồi tự hào và tự
ngưỡng mộ Không chỉ riêng trong “Người đàn bà đứng trước gương” Y Ban cũng
đã miêu tả vè đẹp của người phụ nữ bằng hình ảnh đứng trước gương để tự ngắm cơ
thể mình qua nhân vật “tôi” trong Tự: “Tôi đứng trước gương Tôi ngắm mình và xem
sự chuyển động của cơ thể Thoạt đầu hai núm vú tôi co lại, chọc dựng lớp vải ngực Tôi nhìn xuống phía dưới Một lớp đen sẫm giữa hai đùi nổi trên nền lụa in vào trong gương.”[30-tr.88] Đứng trước gương, chiêm ngưỡng cái vẻ đẹp nguyên thủy của
mình, chị không khỏi tự hào về cái vẻ đẹp đầy quyến rũ, hấp dẫn mà tạo hóa đã ban
tặng cho mình “Trong gương da thịt sáng loáng Một tấm thân tròn mình cá trắm, với
2 cái vú bánh dày, một đôi chân dài và cái bụng đã qua một lần sinh nở mà vẫn thon,
Trang 33tịnh không có vết nứt Cái tấm thân cha mẹ sinh ra thế là quí lắm, ối người mất bao tiền để thẩm mĩ mà có nổi tấm thân đó đâu Tấm thân thật đẹp đẽ Ngày xưa mẹ chồng đi kén con dâu thì phải là người có tấm thế này để vừa sinh nở tốt vừa khéo ăn
ở với nhà chồng Tấm thân này được gọi là tấm thân sang.”[30-tr.111,112] Với
người đàn bà ấy, thì có một cơ thể đẹp, một nét duyên ngầm chính là vũ khí hiện đại tối tân nhất để tự tin bước vào những cuộc chinh phục thế giới đàn ông gà ấp bóng ngắm mình trước gương để tìm thấy những vẻ đẹp quyến rũ tiềm ẩn của cơ thể, để tự hào về về nét đẹp trời ban của mình
Như vây, dưới lăng kính của nhà văn nữ, Yban và Simone Colette đã coi sự bộc lộ cơ thể chính là một cách giác ngộ về cái khao khát giải phóng tinh thần của người phụ nữ Vẻ đẹp hình thể người phụ nữ xuất hiện trong những trang văn của các nhà văn nữ một cách thường xuyên, phổ biến và có sức ám ảnh nghệ thuật cao
2.1.2.2 Khát khao tự do yêu đương của người phụ nữ
“Yêu” là bản năng, là lĩnh vực mãnh liệt nhất của người phụ nữ Những người phụ nữ trong tập truyện I’m đàn bà và tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà
luôn khao khát yêu và được yêu, họ luôn chủ động giành và giữ tình yêu một cách quyết liệt Họ nguyện dâng hiến tất cả tâm hồn, thân xác mình cho người đàn ông
họ yêu, bất chấp tất cả những chông chênh, thua thiệt Và rồi cuối cùng, như một hệ quả lẽ tất nhiên, họ phải trả giá cho những cuộc săn lùng hạnh phúc ấy bằng cái kết cục bi đát đau đớn
Bằng trải nghiệm của bản thân, Y Ban đã bộc lộ khát vọng được tự do yêu đương của những người phụ nữ hiện đại, họ quyết liệt đi tìm tình yêu đích thực đời mình đầy bản lĩnh, dám yêu và dám lên tiếng để bảo vệ quyền bình đẳng trong
tình yêu Trong Tự, nhân vật người phụ nữ xưng “tôi” luôn khao khát được yêu và
tìm đến tình yêu một cách cuồng nhiệt, mãnh liệt Cô như một con thiêu thân lao vào ngọn lửa tình yêu, dẫu biết sẽ đau đớn,ê chề, thất vọng Do bị chấn động về tâm
lí nên người chồng đầu tiên của cô bị bất lực và sau đó bỏ đi vì cảm thấy có lỗi với người vợ mình yêu Dù vậy nhân vật “tôi” vẫn luôn chờ đợi, chị tiếp tục việc học đang giang dở, rồi dần dần chị thăng tiến trong sự nghiệp và trở thành tiến sĩ khoa học xã hội Tuy nhiên ở sâu bên trong người phụ nữ ấy vẫn luôn đau đáu cái khát khao yêu, được yêu và có cả tình dục hoàn hảo nữa Rồi chị gặp người đàn ông thứ
hai trong một bữa tiệc chiêu đãi trọng thể của nguyên thủ quốc gia Ông là chức cao trọng vọng “một quan chức lớn, nhìn bề ngoài rất lạnh lùng Cái vẻ lạnh lùng đó đã
khiến tôi không thể dời mắt quan sát” [30-tr.128] Sự hấp dẫn của cái lạnh lùng,
Trang 34chẳng mấy chốc đã phải nhường chỗ cho sự thất vọng tràn trề trước cái tầm thường
của một quan hệ chẳng cần đến cái gọi là tình yêu trong cái “nhà nghỉ 40.000đ một
giờ” và “hai bịch sữa” [30-tr.131] được ông chứ quyền cao cầm về từ bữa ăn chiêu
đãi Cái giá rẻ mạt đó làm người phụ nữ cảm thấy choáng váng và bản thân đang bị
hạ thấp “Đất sụt dưới chân tôi Tôi phải ngồi xuống gường Cả người tôi tê bì, đầu
tôi nóng bừng Mắt tôi có một màng đen che mờ Tôi muốn độn thổ” [30-tr.133]
Nhưng nhân vật nữ vốn là người luôn luôn mơ mộng, chị luôn tin vào việc ngày mai
sẽ tốt đẹp hơn, tin rằng bản thân mình là một người tốt và xứng đáng nhận được
hạnh phúc “Tôi cũng là một con người tốt đẹp Tôi cũng đáng được hưởng những
điều tốt đẹp chứ” [30-tr.134] Nên cô tin lần sau người ông thứ hai sẽ mang đến cho
cô ấy điều thật lãng mạn, thật tốt đẹp và hơn thế nữa Nhưng tất cả những gì cô nhận được là sự thất vọng, bẽ bàng Trong cái sự bi luỵ, thất vọng người phụ nữ đã
cố thoát ra bằng cách tìm một người đàn ông khác Và cô gặp người thứ ba, một
giáo sư văn hoá học, tưởng chừng như “Một quí bà tiến sỹ xã hội học mà gặp được
một giáo sư văn hoá thì có khác gì rồng gặp mây, cá gặp nước.” [30-tr.135] nhưng
cái văn hoá đó là sự đối lập của “chiếc khăn sạch sẽ” trong căn phòng sang trọng gọn ghẽ, nhưng “đã cũ đến mức chỉ còn các sợi vải đan vào nhau” [30-tr.138], là sự đối lập giữa sự nho nhã thanh cao của một giáo sư văn hoá với cử chỉ thô bạo “vỗ
bộp vào mông”[30-tr.137] trong thang máy, với việc “dùng hết sức lực để lôi tôi vào
phòng rồi chốt cửa lại”, với việc “đi vào trong giường cầm ra chíêc khăn vừa lót
dưới mông tôi”[30-tr.139] để lau bàn, Cả ba người đàn ông đều làm nhân vật “tôi”
thất vọng, khiến cô cảm thấy bẽ bàng Và cuối cùng cô chọn thủ dâm bằng một “con
chim giả” để thỏa mãn dục vọng
Một người phụ nữ dù cá tính mạnh mẽ đến đâu, gai góc như thế nào, độc lập
tự chủ ra sao cũng không bao giờ có thể thiếu được tình yêu Trong cuốn tiểu thuyết
Và Chúa đã tạo ra đàn bà đã tập trung khai thác diễn ngôn về giới nữ thông qua
việc bộc lộ khao khát được yêu ở cô gái mồ côi vừa bước vào tuổi mười Juliette Juliette yêu say đắm Antoine-người đàn ông mà cô hoàn toàn tin tưởng Nhưng Juliette đã cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương vô cùng khi vô tình biết
tắm-được khuôn mặt thật của Antoine “Juliette đứng như hóa đá Quên hết sao? Quên
Antoine sao? Với anh ấy nàng chỉ là chỉ là nàng không muốn tự thừa nhận với chính mình Nàng những muốn khóc Làm sao anh ấy lại có thể tàn nhẫn, có thể đui
mù đến thế?” anh ta chơi đùa với cảm xúc và tình yêu của nàng Tuy nhiên Juliete
một người phụ nữ mạnh mẽ, nàng cố gắng kìm nước mắt và đã trả thù hắn ta theo cách riêng của mình Thay vì giữ đúng lời hứa là nàng sẽ đến cuộc hẹn với Antoine
Trang 35dưới bến tàu, thì nàng đã đi đến chiếc Angelique theo lời mời gọi của Eric Đúng
như ý định của mình, nàng khiến cho Antonie ghen đến phát điên “cặp mắt anh
thiêu đốt nàng khi nàng đi ngang qua” Bắt gặp ánh mắt ấy, trong lòng Juliette sợ
hãi, nàng “run đến muốn chảy nước mắt” [15-tr.68] Juliette muốn khiến Antoine
ghen vì nàng vẫn rất yêu anh ta, muốn hờn dỗi hay chính xác thì “ghen” nghĩa là anh ta vẫn rất yêu nàng Nàng khao khát có được tình yêu của chàng dù là một hi vọng mong manh Juliette can đảm đối mặt với anh, cố gắng nhìn thấu con tim kia Ánh mắt của nàng như muốn tìm kiếm được sự đồng điệu, yêu thương nhưng đổi lại
là cái lắc đầu đây chế giễu của Antoine Đúng như ông cha từng nói “hồng nhan bạc mệnh”, Juliette Hardy là người phụ nữ xinh đẹp, những người ông tìm đến nàng cũng chỉ vì lóa mắt và choáng ngợp trước những đường nét cơ thể tuyệt mỹ của nàng chứ không phải con người thật của nàng Với tính cách mạnh mẽ, phóng thoáng và yêu sự tự do, thích vui chơi của mình Juliette bị nhà Morin quyết định gửi
cô về lại viện mồ côi Eric và Antoine những người đàn ông tưởng trừng như rất yêu Juliette, họ biết cách có thể giữ nàng ở lại StTropez nhưng không, họ không làm, họ không muốn phải chịu trách với nàng và cũng sợ phải mang tai tiếng vì tính cách của nàng Cuộc đời của Juliette như một chiếc diều bị đứt dây không phương hương bay trên bầu trời mông lung, vô định Cuối cùng nàng đã phải miễn cưỡng chấp nhận lời cầu hôn của em trai Antoine là Michel-một chàng trai nhân hậu, tốt bụng nhưng thiếu sự độc lập, tự chủ Simone tiếp tục xây dựng cho nhân vật trung tâm của truyện Juliette thêm môt mối quan hệ nữa: Juliette và Michel Nó giống như một chất xúc tác đẩy nàng vào bi kịch tình yêu không lối thoát
Vì không yêu Michel nên dù chấp nhận lời cầu hôn của chàng, Juliette vẫn
không thôi nuôi hi vọng Antoine sẽ ngăn cản đám cưới nay: “Cổ họng Juliette nghe
khô rất đến nỗi nàng không nói được Bồn chồn, nàng nhìn quanh nhà thờ Antoine ngồi ở một trong các hàng ghế đầu, về phía lối đi chính.” [15-tr.106] Nhưng đau
đớn thay, đáp lại sự hi vọng đó của nàng lại là sự thờ ơ đến vô cảm của Antoine:
“Anh nhìn nàng với vẻ trống rỗng, nhìn qua nàng về phía linh mục, đoạn anh cúi
đầu” [15-tr.106] Khi đó, nàng mới thực sự hiểu rằng từ trước đến nay chỉ có nàng
coi Antoine là tất cả còn với anh ta nàng không là gì cả Ở Juliette, một mặt nàng là người có cá tính mạnh mẽ, luôn đấu tranh cho quyền lợi của bản thân,mặt khác nàng vẫn luôn khao khát một bến đỗ, một nơi nương tựa, chở che cho cuộc đời của
mình Khi Juliette bị Rene sỉ nhục, coi thường Michel đã đánh lại Rene “Michel
nắm chặt tay thoi vào tai Rene khiến hắn loạng choạng, rồi bằng toàn bộ sức bình sinh anh tống một quả trời giáng vào miệng Rene” [15-tr.109] mặc cho gã to khỏe