Khát khao bản năng tính dục của người phụ nữ

Một phần của tài liệu Diễn ngôn về giới nữ trong tập truyện i’m đàn bà (y ban) và tiểu thuyết và chúa đã tạo ra đàn bà (simone colette) (Trang 36 - 42)

CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG TRONG DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ TRONG TẬP TRUYỆN “I’M ĐÀN BÀ” (YBAN) VÀ TIỂU THUYẾT “VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA ĐÀN BÀ” (SIMONE COLETTE)

2.1. Chủ thể phát ngôn - những phụ nữ đại diện cho tư tưởng mới

2.1.2. Người phụ nữ qua lăng kính của nhà văn nữ

2.1.2.3. Khát khao bản năng tính dục của người phụ nữ

Tính dục là những khát khao, ước vọng, bản năng để con người được sống là chính mình. Trong tư tưởng mỗi con người với sự hỗ trợ của bản năng bao giờ cũng muốn phóng thoáng, phong lưu nhưng lại thường không dám nhìn nhận sự thật, không muốn đối diện với chính bản thân mình. Con người ngượng ngập tìm cách che dấu những dục vọng, kìm nén nó, không dám bước qua ranh giới luân lí. Luân lí khoác lên tính dục cái áo giáp nghĩa vụ cao thượng rồi trả công rẻ mạt cho nó bằng chút ít khoái cảm không làm thỏa mãn thật sự cho con người. Đã là con người thì ai cũng đều có cái khát khao tình dục, đó là bản năng của con người. Đặc biệt là người phụ nữ, có lẽ do đã phải chịu quá nhiều những chua xót, tủi nhục, đau đớn bất công trong cuộc đời mà họ thèm muốn được nâng niu, trân trọng, được chiều chuộng, được sống thật với con người mình, được thỏa cái khát khao rất đàn bà, họ kiếm sự thân mật, tình yêu và sự gắn bó. Phụ nữ không còn phụ thuộc, họ có quyền lựa chọn, quyết định cuộc sống và số phận của mình. Các nhà văn nữ đã khẳng định bản lĩnh của phụ nữ đương đại. Bằng diễn ngôn giới nữ Y Ban và Simone Colette bộc lộ hết tất thẩy những khát khao thầm kín từ trong sâu tâm thức của người phụ nữ đó là khao khát bản năng tình dục.

Y Ban là nữ nhà văn có cái nhìn và quan niệm rất cởi mở về vấn đề tính dục.

Dù không phải là người đầu tiên viết về vấn đề này nhưng những trang viết của chị đã nói lên những điều thầm kín thay người phụ nữ. Trong truyện của chị, chân dung

31

người phụ nữ được phác họa mô tả bằng những nét tràn ứ đậm đặc tình dục. Trong truyện ngắn in ở đầu sách mang cùng tên, nhân vật nữ mang tên “thị” là một phụ nữ quê mùa nghèo khổ, sau bao cấp sang mở cửa, phải nhắm mắt xa nhà đi ở đợ tận bên Đài Loan. Ở đó, thị ở trong một ngôi nhà như một hòn đảo hoang vắng và làm việc để chăm sóc cho một người đàn ông bị bại liệt. Trong khi ngôn ngữ bất đồng , tất cả thế giới của Thị chỉ còn lại là công việc chăm sóc người đàn ông xa lạ bại liệt với nghĩa vụ của một người lao động làm thuê. Là một phụ nữ nông dân chất phác lương thiện, nhìn thấy hoàn cảnh người đàn ông như vậy chị quan tâm săn sóc người đàn ông đó như một người mẹ, người chị thuần khiết: “Cái cách xoa bóp này thị đã được mẹ thị truyền cho từ hồi thị còn bé. Thị làm rất bài bản. Xoa bóp từ đầu trước, bấm các huyệt, giật tóc. Rồi từ xương ức toả ra các dẻ xương sườn. Từ các mỏm xương đến các đầu mút ngón tay ngón chân” [30-tr.14]. Từ những từ ngữ tưởng chừng như thô bỉ nhưng được chứa đựng sự, thật thà tự nhiên và dân dã của người miền núi “Thì“cu” là cái tên thị tự đặt cho ông chủ để tỏ sự thân thiết và cảm thông với hoàn cảnh của ông chủ, để công việc của thị tốt hơn mà thôi”[30-tr.20].

Hay cách gọi bộ phận sinh dục của đàn ông là “con giống con má” điều tự nhiên thật thà qua từng câu nói. Còn thêm một chi tiết “ thị” đã không ngần ngại chia sẻ về cuộc sống tình dục đời thường “Chị thương bố cu nhà chị lắm. Chị đi thế này, bố cu nhà chị thèm chị lắm đấy. Bố cu nhà chị khỏe mạnh lắm, chỉ phải tội cứ hùng hục như trâu ấy. Có lần chị bảo rồi đây, cái chuyện tình cảm chứ có phải đi cày đâu mà bố nó cứ phải đổ mồ hôi thế” [30-tr.16], điều đó thể hiện sự thật thà trong lối suy nghĩ của những người miền núi nghĩ gì nói đó. Qua những hình ảnh Thị chăm sóc ông chủ mà ta có thể thấy nhà văn Y Ban đã dùng những hình ảnh “sex’ miêu tả một cách chân thực,sống động nhất “Kỳ đến cái chỗ “con giống con má” thì thị ngập ngừng. Mặt thị đỏ dựng lên.” [30-tr.20], “Chị biết rồi. Khi nào cu “buồn” là cái cu nó săn lại, chỉ săn một tẹo thôi, không như hai cu tí nhà chị đâu, nó săn tít lại cơ.” [30-tr.22]. Có lẽ nhờ sự chăm sóc tận tình, chu đáo của Thị mà người đàn ông kia đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục “bỗng nhìn ra mắt ông chủ đã có hồn” và dần dần lấy lại được một phần cơ thể biểu hiện rõ ràng nhất ở phần nguyên thủy của người đàn ông “Thị nắm tay vào con giống và nín thở để nghe ngóng, như cái cách thầy lang bắt mạch cho con bệnh” [30-tr.23], “Thế có nghĩa rằng ông chủ đã có cảm giác. Cảm giác của ông chủ đã sống lại rồi. Cảm giác đã sống lại rồi thì có nghĩa là ông chủ đã sắp khỏi bệnh” [30-tr.23]. Sáu trăm ngày ở vùng đất xứ lạ cô đơn, chỉ biết đến công việc và nói chuyện với người đàn ông người không thể nói chuyện được với Thị. Nỗi nhớ chồng và con của chị mỗi ngày càng trở nên da diết,

32

thúc giục Thị đến những cơn thèm khát chuyện vợ chồng, đến nỗi khi tắm cho ông chủ cứ nhìn thấy “con giống” nó dần dần “lớn bổng lên mập mạp như củ dong giềng” [30-tr.27] là chị lại bị chìm đắm, như bị thôi miên “Thị thấy máu trong người thị chảy rào rào. Thị lại thấy hai cái tý thị co tròn lại, phía cửa mình nước đang ào ra” [30-tr.27]. Bản thân tuy ít học nhưng Thị biết đó là điều cấm kỵ, đồi trụy không thể phạm phải nên “Thị bỏ chạy ra khỏi phòng. Thị ngồi xuống ngế thấy da mặt mình tê bần” [30-tr.27] và liên tục nói với ông chủ “Cu đừng trêu chị nhé. Cu làm chị tủi thân lắm đấy”, “ Giờ cu cứ trêu chị thế là không được đâu đấy

[30-tr.27], nhưng khao khát xác thịt cứ ám ảnh trong mọi giấc mơ của chị “Cái chết nữa là đêm ngủ thì thị lại mộng mị. Thị nằm mộng có một người đàn ông hôn thị khiến cho cảm xúc thèm khát của thị đang ngủ im bật dậy.” [30-tr.28,29]. Sau đó chị đã quyết định hạn chế tiếp với ông chủ lại để kìm chế dục vọng của bản thân, nhưng thời gian như kẻ đồng lõa với thị. Nó hối thúc thị” [30-tr.29] khiến thị không thể khống chế, kìm nén được cùng với “Cái ánh mắt của ông chủ như thúc vào tim thị. Cái ánh mắt mừng rỡ”[30-tr.30], đẩy cái cảm giảm từ nhớ thành thèm khát, dẫn đến một loạt các hành động trong vô thức “Thị mộng mị đi vào phòng ông chủ”,

thị trút bỏ áo quần của thị”, “Thị lật chiếc khăn mỏng đắp trên người ông chủ”,

“Như giấc mơ đêm hôm nào thị cần lấy nó đưa vào cơ thể thị”[30-tr.30] và sau khi

Thị đã thoả mãn”, “Thị không mộng mị nữa”, thì “Thị sợ hãi tột cùng”[30-tr.30] lí trí của thị trỗi dậy, thị nhận ra mình vừa làm một việc vô cùng sai lầm, trái đạo đức, đồi trụy, thị cho cơ thể mình là dơ bẩn. Thị ý thức được sự xấu hổ của việc mình làm, xấu vs con, vs chồng, với tất cả mọi người “Chị còn mặt mũi nào mà nhìn các con chị, nhìn chồng chị nữa đây. Chị không muốn sống nữa, nhưng chị cũng không thể chết.”[30-tr.31]. Điều này cho thấy rằng bản chất bên trong thị là một con người tốt, có phẩm chất, việc chị làm không phải vì một mục đích, ý đồ nào cả mà là vì bản năng của một người phụ nữ xa chồng phần con lúc này vượt lên cả phần người và nghiêng về sự ham muốn. Và một phần nữa cũng vì thương hại người đàn ông tàn tật, thị coi ông chủ như đứa con nuôi mà chị nhặt ở rừng trước đây. Đó là sự pha trộn giữa ham muốn xác thịt và sự cảm thông, pha trộn giữa nhục cảm và tình cảm. Cuối cùng kết cục bi thảm đến với thị, chị bị kiện, phải ra tòa vì tội quấy rối tình dục.

Một truyện ngắn Tự khác trong tập truyện I’m đàn bà cũng là một quả bom tình dục của Y Ban. Khác với thị của câu chuyện trước, nhân vật chính xưng “tôi”

là một phụ nữ có học thức rất tốt, nhưng bởi thất vọng về thế giới của đàn ông, cô ấy đã phải mua cho mình một liệu pháp công nghiệp là một “con chim giả”. Những hình ảnh “sex” được nhà văn miêu tả chân thực qua hình ảnh nhân vật “tôi” dùng

33

con chim giả”: “Tôi dùng hai tay mân mê hai núm vú. Như được truyền một dòng điện, luồng điện chạy dọc suốt cơ thể tạo một sự ngất ngây, sau tập trung lại tại cứ điểm. Tôi lần tay xuống khu rừng rậm, nước đã thấm ướt cỏ. Thời điểm đã đến. Tôi lấy món đồ chơi đưa nó vào mình.”[30-tr.113-114]. Nghe vậy, người ta có thể coi đó là một câu chuyện ngắn tục tĩu đi sâu vào bản năng của con người. Nhưng đằng sau đó khát vọng của nhân vật chính là nhiều ký ức bị nén lại bởi tình huống xã hội.

Trong Tự có ba người đàn ông. Đầu tiên là một người chồng hợp pháp của nhân vật

“tôi” hiền lành, tốt bụng, có thể là một người chồng tốt, khỏe mạnh, rất mực yêu thương vợ con. Trong tác phẩm có nhiều đoạn miêu tả các cảnh làm tình táo bạo cuồng nhiệt của hai vợ chồng: “Tôi mặc cho anh xoa xít tôi. Anh phủ lên khắp người tôi những cái hôn ẩm ướt của anh. Tôi nhắm chặt mắt để tận hưởng. Khi môi anh ngậm vào núm vú của tôi để nút thì tôi không thể nằm im được nữa. Người tôi rung lên, tôi ghì chặt đầu anh.” [30-tr.109]. Một loạt các động từ mạnh được nhà văn vận dụng khi miêu tả các cảnh ân ái như cuồng nhiệt, ấn, sốc, cong, ghì, đè,...

Và một điều đặc biệt là chủ đề của những hành động này không phải khi nào cũng thuộc về đàn ông mà còn là của nữ giới trong việc làm tình họ không còn thụ động dè giặt mà chủ động táo bạo hơn trước: “Tôi chủ động đè anh xuống rồi lột quần của anh ra. Tôi đưa thằng bé của anh vào trong mồm mơn trớn.” [30-tr.95,96].

Nhưng không phải bao giờ tình dục cũng giúp con người ta cảm thấy thỏa mãn, đưa người ta lên thiên đường cảm nhận những sự mơn trớn , nâng niu, yêu thương mà đó có thể là sự thất vọng, bẽ bàng khi nhân vật “tôi” quan hệ với người đàn ông thứ hai: “Sự gấp gáp trongmột giờ nghỉ trưa. Không có cả những lời âu yếm. Không cả hai bịch sữa. không hoa. không nhẫn cỏ. không nhẫn kim cương.”[30-tr.134]. Trong cái sự bi luỵ, thất vọng người phụ nữ đã cố thoát ra bằng cách tìm một người đàn ông khác. Và cô gặp người thứ ba, một giáo sư văn hoá học, nhưng cái văn hoá đó là sự đối lập của “chiếc khăn sạch sẽ” trong căn phòng sang trọng gọn ghẽ, nhưng

đã cũ đến mức chỉ còn các sợi vải đan vào nhau” [30-tr.138], là sự đối lập giữa sự nho nhã thanh cao của một giáo sư văn hoá với cử chỉ thô bạo “vỗ bộp vào mông

[30-tr.137] trong thang máy, với việc “dùng hết sức lực để lôi tôi vào phòng rồi chốt cửa lại”, “kéo tuột lên giường và người số ba nằm chặn lên người tôi với cả sức nặng”, với việc “lấy chân hích tôi: Nằm lui vào” rồi “cúi xuống ngăn bàn cạnh giường lấy một chiếc khăn ném vào bụng tôi”, với việc “đi vào trong giường cầm ra chíêc khăn vừa lót dưới mông tôi” [30-tr.139] để lau bàn.. Ở Tự tình dục là của một người đàn bà mạnh mẽ, cô ấy bị kìm nén, bị tước đoạt đi cái hạnh phúc đời thường, cái nhu cầu rất đời thường nên chị đang cố gắng vùng vẫy để tìm ra lối

34

thoát cho bản thân. Một câu chuyện bắt đầu bằng tình dục nhưng đem đến những suy tư với nội dung vượt xa chuyện tình dục. Với người chồng, có tình yêu nên tình dục của người phụ nữ có quá trình phát triển và được thăng hoa. Còn với hai người đàn ông còn lại thì do sex không có tình yêu nên tràn ứ một cảm giác thất vọng, chán nản, u ám, ê chề.

Trong Hai bảy bước chân lên thiên đường Y Ban khắc họa tính dục bằng những rung động xác thịt, những rung động tinh thần. Ngay đầu tác phẩm nhà văn đã miêu tả một cách trần trụi đặc trưng người phụ nữ khi cô gái nghe thấy giọng của người yêu trong điện thoại “Trong khoảng khắc điện thoại chưa đổ chuông, tim em đập rung lên và ngực em co tròn lại, tức ở hai bầu vú.” [30-tr.223]. Mặc kệ những rào cản kiểm duyệt, những tiêu chuẩn đạo đức xã hội, hay những ý kiến dư luận trái chiều vượt lên trên tất cả Y Ban dũng cảm đưa tất cả những hình ảnh, ngôn ngữ táo bạo vào tác phẩm của mình“Em đã tan biến vào anh rồi. Người em cong cứng. Anh đã làm dịu em lại bằng những cái hôn. Nhưng ngay cả cái hôn cũng không làm dịu em được. Em mút chặt lưỡi anh và một biển nước ào ạt như muốn nhấn chìm em.” [30-tr.226].

Còn trong tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà, Simone Colette tập trung vào việc khai thác diễn ngôn về giới nữ thông qua ham muốn tình dục mạnh mẽ của cô gái mồ côi-Juliette Hardy vừa bước vào tuổi mười tám, cô được xây dựng trở thành một đối tượng tình dục, ẩn giấu bên dưới là lời kêu gọi giải thoát phản kháng lại điều giáo, cũng như những quan điểm tình cảm về tình dục hay những cái nhìn đầy dè bỉu về tình dục. Để truyền đạt ý thức của phụ nữ một cách tập trung nhất, nhà văn đã xây dựng các hành động tình dục diễn ra giữa Juliette Colette với Michel, Antoine và Eric Caradine. Mọi hành vi tình dục được hình thành như một mật mã - nơi mà Simone Colette gửi đến nó những suy nghĩ sâu sắc nhất của con người về người phụ nữ. Juliette yêu và đặt toàn bộ hi vọng, ước mơ của mình cho Antoine, nhưng anh ta chỉ coi tình yêu của nàng như một trò chơi, đùa giỡi với cảm xúc của nàng. Vì không muốn vào trại trẻ mô côi và đươc ở lai StTrope, Juliette đã miễn cưỡng chấp nhận lời cầu hôn của em trai Antoine là Michel - một chàng trai nhân hậu, tốt bung nhưng thiếu lí trí, cá tính, tự chủ. Mặc cho những dè dặt, rào cản kiểm duyệt, vượt lên trên tất cả Simone dũng cảm đối mặt với những tiêu chuẩn đạo đức xã hội đương thời, tác giả đã đưa tất cả những “bí mật phòng the” vào tác phẩm của mình. Cuộc giao hoan giữa Michel và Juliette được bà miêu tả một cách sống động, chân thực đến cụ thể như là người trong cuộc vậy: “Từ đâu đó rất sâu bên dưới một con sóng dồi vĩ đại dâng lên, nâng nàng lên càng lúc càng cao, quăng nàng về phía Michel. Nàng mở mắt thấy khuôn mặt Michel kề sát mặt nàng, ngời

35

sáng, mỉm cười, bầm giập”, “Nàng kéo mặt anh về phía mặt nàng và giúp anh.

Cùng nhau họ cưỡi trên ngọn sóng rồi rơi hẫng xuống, mệt nhoài” [15-tr.116].

Bằng giọng kể thản nhiên, không một chút mặc cảm phận nữ của nhà văn đã tạo nên sắc thái diễn ngôn về giới nữ một cách rõ rệt qua những hình ảnh, ngôn ngữ, hành động đậm chất “sex”. Khi đọc những lời văn miêu tả sống động này, người đọc có thế thấy rõ được sự chủ động trong tình dục của người phụ nữ như cái cách mà Juliette “không chịu nổi” [15-tr.116], “kéo mặt anh về phía mặt nàng” [15-tr.116].

Chồng Juliette - Michel là một con người tốt bụng, yêu say đắm Juliette nhưng lại nhút nhát, không có khả năng chinh phục cái bản năng hoang dã trong con người nàng. Việc này đồng nghĩa với việc hai người không có sự hòa hợp trong tình dục, Michel vẫn chưa đáp ứng thỏa mãn được cho nàng. Về phương diện nào đó của tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình, tính dục đóng vai trò quan trọng. Sự hòa hợp về tâm sinh lý trong đời sống vợ chồng cũng như những người ở tuổi trưởng thành tạo nên sự cân bằng cho cuộc sống.Với Antoine, hắn lúc nào cũng coi Juliette “như con điếm”, hắn luôn dùng thái độ rẻ rúng khi nói về nàng. Nhưng bên con người hắn, bản năng đàn ông của hắn luôn khao khát thể xác nàng, muốn chiếm đoạt lấy thân thể ấy. Có lẽ chỉ khi con người đứng giữa ranh giới cái sống và cái chết thì bản chất thật sự bên trong họ mới bộc lộ. Vì vậy mà khi mà sóng biển hất tung Juliette và Antoine ra khỏi chiếc thuyền, hắn mới dám sống đúng với bản chất thật con người của mình. Hắn lo lắng và cố hết sức giúp Juliette bơi vào bờ khi nàng tưởng như mình hoàn toàn kiệt sức. Dường như Antoine và Juliette hòa làm một khi cùng chiến đấu, chống lại biển cả, cùng vật lộn với bão táp, cùng bơi một quãng đường dài tưởng như vô tận vào bờ để cố gắng sống sót. Chính vì vậy mà khi cả hai vào bờ biển an toàn, dục vọng cả hai bùng cháy mãnh liệt nhất. Mặc kệ lí trí, thoát khỏi sự kiểm soát, kiềm chế bản thân bấy lâu, tất cả những tính dục dồn nén bao lâu nay bộc phát ra hết, họ sống thật với bản năng cuồng nhiệt của mình: “Không nói một lời, anh nhảy bổ lên trên nàng như con bò mộng. Những làn sóng triều dục vọng cuộn trào lên ập qua nàng.” [15-tr.186]. Điều này khiến ta nhận ra chỉ khi được ở bên Antoine, những khao khát tình dục chảy bỏng trong con người Juliette mới được đáp ứng đầy đủ nhất: “Anh đưa nàng đến tột đỉnh đam mê cho đến khi nàng thấy mình sắp nổ bùng tới nơi rồi sau đó họ cùng nhau lao tuột xuống một triền dốc dài dằng dặc, tiếng vọng sự làm tình của họ dềnh lên hạ xuống chậm rãi” [15-tr.187].

Tưởng rằng sau khi trải qua hoạn nạn cùng với nhau, Antonie sẽ trân trọng Juliette nhưng không, hắn đã bỏ đi ngay sau khi được thỏa mãn cơn dục vọng đang gào xé trong hắn. Juliette bị bỏ mặc một mình, nàng phải tự đối mặt với bao nhiêu là thái

Một phần của tài liệu Diễn ngôn về giới nữ trong tập truyện i’m đàn bà (y ban) và tiểu thuyết và chúa đã tạo ra đàn bà (simone colette) (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)