Trường phái văn học so sánh Nga (Liên Xô cũ)

Một phần của tài liệu Diễn ngôn về giới nữ trong tập truyện i’m đàn bà (y ban) và tiểu thuyết và chúa đã tạo ra đàn bà (simone colette) (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DIỄN NGÔN VÀ VĂN HỌC SO SÁNH 7 1.1. Khái quát về diễn ngôn

1.2. Khái quát về văn học so sánh

1.2.2. Văn học so sánh - một số trường phái chính

1.2.2.3. Trường phái văn học so sánh Nga (Liên Xô cũ)

Trong lịch sử phát triển văn học so sánh, trường phái văn học so sánh Nga giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Trường phái văn học so sánh Nga có hẳn lối đi riêng, cơ sở lí luận, phương pháp luận và hệ thống thuật ngữ riêng.

A. N. Vêxêlôpski (1838 - 1906), được coi là người đầu tiên nhận thấy sự tương đồng loại hình có tính quy luật trong các hiện tượng giống nhau có thể được cắt nghĩa bằng các nguyên nhân: chung cội nguồn, ảnh hưởng nhau và sự tự sinh, tuy ông bắt đầu hoạt động khoa học giữa trường phái lý thuyết vay mượn của Benfei. Theo ông, bất kỳ quốc gia nào đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lịch sử, tất

17

cả các nền văn học trên thế giới, dù không có mối quan hệ, họ cũng phát triển đối ứng với nhau, bất kể thời gian và không gian. Vì vậy, nghiên cứu các sự kiện lịch sử phải dựa trên sự tương đồng về nguồn gốc, hoàn cảnh và quan hệ khu vực.

Thập niên 30 - 40 của thế kỷ XX giới văn nghệ Nga có xu hướng phủ định văn học so sánh phương Tây, phê phán những người nghiên cứu văn học so sánh, coi “văn học so sánh là trường phái phản động của văn nghệ tư sản xuất hiện nửa cuối thế kỷ XIX”.

Trong bài báo Vấn đề nghiên cứu văn học so sánh hiện đại (1959) N. N.

Konrad (1891-1970) đã chỉ ra chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến XIX của các nhà nghiên cứu Pháp, phê phán lí thuyết châu Âu trung tâm của các nhà văn học so sánh Pháp, và chủ trương nghiên cứu so sánh phương Đông và phương Tây. Đồng thời, mở rộng không gian nghiên cứu của văn học so sánh, đưa văn học cổ đại và trung đại hay toàn bộ nền văn minh nhân loại vào phạm vi nghiên cứu so sánh, bao gồm cả văn học phương Đông.

Năm 1960, tổ chức Hội thảo “Mối liên hệ và ảnh hưởng tương hỗ văn học các dân tộc” đánh dấu sự hồi sinh và phục hưng của văn học so sánh.

V. Zhirmunski (1891-1971?) một trong những người đại diện hiện đại cho trường phái văn học so sánh Nga trong bài phát biểu Những vấn đề nghiên cứu văn học theo hướng so sánh lịch sử cho rằng “tiền đề cơ bản của việc nghiên cứu so sánh lịch sử đối với nền văn học dân tộc là tư tưởng về tính nhất trí và tính quy luật chung của quá trình phát triển lịch sử”. Zhirmunski coi văn học so sánh là một bộ phận cấu thành của văn nghệ học tức là dùng văn nghệ học so sánh để thay thế văn học so sánh. Trong Văn học so sánh trong đại bách khoa toàn thư Liên Xô ông viết:

Văn nghệ học so sánh lịch sử là một phân nhánh của văn học sử, nó nghiên cứu mối liên hệ và quan hệ văn học quốc tế, nghiên cứu các điểm tương đồng và khác nhau của hiện tượng văn học nghệ thuật các nước. Sự thực văn học tương đồng, một mặt có thể do phát triển xã hội và văn hóa các dân tộc giống nhau. Mặt khác cũng có thể do có sự tiếp xúc giữa văn hóa, văn học của các dân tộc; phân biệt tương ứng thành: loại hình học của quá trình văn học giống nhau và mối liên hệ ảnh hưởng của văn học. Hai cái đó thường tác động lẫn nhau, nhưng không nên coi chúng là một”.

Mặc dù trong trường phái văn học so sánh Nga còn có một số quan niệm, ý kiến chưa thống nhất, thậm chí một số nhà nghiên cứu có tính chất ý thức hệ và hẹp hòi, quy kết chính trị đối với văn học so sánh phương Tây, tự cho mình là tiên tiến nhất. Những trường phái này đã có bước tiến đáng kể so với trường phái Pháp và có

18

những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học so sánh thế giới như chỉ ra được mối liên hệ nội tại giữa hiện tượng văn học và sự phát triển xã hội, coi trọng văn học phương Tây và phương Đông.

Bên cạnh các trường phái văn học so sánh hùng hậu nói trên, trong các trung tâm nghiên cứu văn học nhiều nước trên thế giới có nhiều học giả cũng thể hiện những khuynh hướng nghiên cứu với những công trình xây dựng và phát triển lí luận văn học so sánh độc đáo.

1.3. Khái niệm “phái tính” và “giới tính” trong nghiên cứu văn học

Trong thời kỳ hiện nay, khi nền văn học nữ ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự phân biệt rõ ràng giữa khái niệm phái tính (gender) và giới tính (sex) càng thể hiện sự quan trọng và cấp bách.

Giới tính (sex) trong lĩnh vực nghiên cứu văn học được hiểu là các hoạt động tình dục của con người, các tác giả thường có xu hướng sử dụng không phiên âm sang tiếng Việt mà sử dụng từ gốc trong tiếng Anh: "sex" có nghĩa là hoạt động tính giao nam và nữ trở thành đối tượng mô tả và phản ánh trong cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải có cái nhìn rộng hơn khi được dịch sang tiếng Việt theo khái niệm "phái tính" để phân biệt với khái niệm giới tính (sex). Nói về phái tính trước tiên là khái niệm người phân chia dựa trên đặc điểm quan niệm văn hóa- xã hội và những quy tắc ứng xử riêng của nền văn hóa-xã hội ấy mà hình thành hai nhóm mang tính chất đặc thù về nam và nữ. Đồng thời sự khác biệt là về các thuộc tính tự nhiên ban đầu sẽ in dấu trong suy nghĩ và ý thức. Theo nghĩa rộng hơn, phái tính cũng là ý thức tự giác của chính chủ thể. Do đó, phái tính là sự tự ý thức của chủ thể về giới của mình, bên cạnh đó cũng là sự trỗi dậy để xác định quyền bình đẳng giới. Vào những năm 1970, người phụ nữ bắt đầu trở thành đối tượng nghiên cứu, khái niệm về giới đã được đưa vào sử dụng như một sự khác biệt của mỗi giới do các quy định văn hóa.

Giới tính (sex) đôi khi được gọi tắt là giới, có liên quan đến sự khác biệt cụ thể giữa nam và nữ về những đặc điểm sinh học bẩm sinh, mang tính phổ quát và không thay đổi ở cả hai giới. Tùy thuộc vào bối cảnh, những đặc điểm này có thể bao gồm sinh học như hooc môn, âm vật, dương vật, buồng trứng, tinh trùng... (ví dụ như nam, nữ hoặc song tính, cấu trúc xã hội dựa trên giới tính (bao gồm cả vai trò giới và vai trò xã hội). Trong văn học khái niệm giới tính chỉ đề cập đến chủ nghĩa kiến tạo xã hội của văn hóa đối với sự khác biệt giữa nam và nữ. Ví dụ khi nhắc đến phụ nữ là người ta nghĩ đến ngay hình ảnh người phụ nữ phải quanh quẩn

19

suốt ngày trong người ta nghĩ đến ngay hình ảnh người phụ nữ phải quanh quẩn suốt ngày trong nhà với những công việc bếp núc, gia đình. Còn người đàn ông thì đi làm những công việc lớn lao, kiếm tiền, là trụ cột của gia đình, luôn mạnh mẽ.

Tóm lại trong tôn ti trật tự của xã hội khái niệm phụ nữ luôn ở dưới xã hội nam quyền được quy định bởi xã hội nên nó có thể thay đổi theo thời gian với ý thức tự giác về bình đẳng giới của phụ nữ. Hiện nay số lượng các nhà văn nữ trong và ngoài nước đang tăng lên. Sự hài hòa trong nghiên cứu những vấn đề của phụ nữ đã góp phần vào một môi trường dân chủ. Bên cạnh đó, nghiên cứu ngày càng tăng về vấn đề này dần dần khẳng định sự thay đổi về địa vị của phụ nữ không chỉ trong văn học mà còn trong cuộc sống. Điều này một mặt cho thấy sự sáng tạo của nhà văn, mặt khác cho thấy bước đầu họ đã khẳng định được sự ngang bằng trong vai trò của chủ đề sáng tạo. Đó cũng là một lý do quan trọng cho việc tạo ra sự bùng nổ của các nhà văn nữ trong văn học. Họ đã thực sự mở ra một diện mạo mới cho văn học với ý thức rõ ràng hơn về nữ quyền. Nghiên cứu tìm kiếm sự thay đổi trong ý thức nữ quyền đã mang lại tiếng nói mà ngay cả các nhà văn nam hay thậm chí các nhà phê bình cũng không thể thừa nhận điều đó.

Một phần của tài liệu Diễn ngôn về giới nữ trong tập truyện i’m đàn bà (y ban) và tiểu thuyết và chúa đã tạo ra đàn bà (simone colette) (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)