Kết cấu cốt truyện theo trật tự phi tuyến tính

Một phần của tài liệu Diễn ngôn về giới nữ trong tập truyện i’m đàn bà (y ban) và tiểu thuyết và chúa đã tạo ra đàn bà (simone colette) (Trang 65 - 70)

3.3. Phương thức kiến tạo diễn ngôn

3.3.2. Kết cấu cốt truyện theo trật tự phi tuyến tính

Trong các truyện ngắn của mình,Y Ban thường xây dựng kết cấu cốt truyện theo trật tự phi tuyến tính. Với lối trần thuật này thời gian bị đảo lộn không còn theo trật tự tuyến tính của thời gian đời sống nhiều chuyện diễn ra sau lại được kể trước và ngược lại nhiều chuyện diễn ra từ trước nhưng rất lâu sau đó người kể chuyện mới nhắc lại trần thuật theo kiểu ảo thuật và sự thật. Lối kể này được tác giả khắc họa rõ nét qua cuộc đời của những nhân vật nữ trong tác phẩm.

Trong I’m đàn bà, bắt đầu câu chuyện là hình một người đàn bà nông dân nghèo khổ,thật thà giàu lòng yêu thương, đang đứng trước một sinh mệnh nhỏ bé như không còn sự sống “Nhìn thấy thằng bé tím ngắt bị kiến bu đầy người, cắn thủng cả mí mắt” [30-tr.5]. Ban đầu là sợ hãi “thị hét lên rùng rợn.” [30-tr.5] sau đó trái tim của một người mẹ thì chị khóc “Thị khóc vật vã. Khóc kiệt cùng. Một lát sau nước mắt thị khô kiệt. Thị cũng không hiểu sao nước mắt thị mau kiệt thế.” [30-tr.5]. Với bản năng của một người mẹ mách bảo, khiến chị nhận ra dấu hiệu kia đứa bé vẫn còn sự sống, thế là chị ra sức cứu sống đứa trẻ “Một cuộc luân hồi được nén trong ngực thị. Thị cảm nhận sự ấm dần lên trên cơ thể thằng bé. Và nó đã tìm được vú thị từ lúc nào. Nó mút chùn chụt. Hai bầu vú thị còn sót lại ít sữa của đứa con thứ 3 còi cọc, nó đã hơn 2 tuổi mà thị cũng chưa lỡ cai.” [30-tr.6]. Chị đã đem đứa bé về nuôi cùng với ba đứa con của chị mặc dù “nhà rách như tổ đỉa”. Nhưng khốn nỗi

Thêm một khẩu ăn nhưng nhà thị không được chia thêm mẩu đất nào” [30-tr.8], đã nghèo này càng nghèo hơn. Và lúc này chị quay về với hiện thực phũ phàng, chị đang bị vướng vào vòng lao lý, bị giam trong ngục tối nơi đây khách quê người không ai thân thích. Chị gào khóc, chị xót thay cái số phận hẩm hiu “Sao ông trời lại đầy ải thị khốn khổ đến thế này. Nào thị có ăn ở ác độc với ai đâu. Đời thị khốn khó từ tấm bé nên thị chẳng bao giờ mơ sự sung sướng ở đời.” [30-tr.9]. Hiện tại cay đắng, xót xa một mình chị trong phòng giam cô đơn lạnh lẽo. Chị ngừng khóc, ý thức của chị quay trở về quá khứ “quay trở về cái làng của thị.”. Ở đó, Thị làm người giúp việc trong một ngôi nhà như một hòn đảo hoang vắng, không được tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Trong khi ngôn ngữ bất đồng, tất cả thế giới của Thị chỉ

60

còn lại là công việc chăm sóc người đàn ông bị bại liệt “Nay nằm im trên giường như một cái thây sống” với nghĩa vụ của một người lao động làm thuê, với tấm lòng của một người mẹ, người chị thuần khiết. Chị tắm rửa, trò chuyện và hát cho ông chủ nghe. Có lẽ nhờ sự chăm sóc tận tình, chu đáo của thị mà người đàn ông kia đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục “bỗng nhìn ra mắt ông chủ đã có hồn” và dần dần lấy lại được một phần cơ thể “Thị nắm tay vào con giống và nín thở để nghe ngóng, như cái cách thầy lang bắt mạch cho con bệnh”, “Thế có nghĩa rằng ông chủ đã có cảm giác. Cảm giác của ông chủ đã sống lại rồi. Cảm giác đã sống lại rồi thì có nghĩa là ông chủ đã sắp khỏi bệnh” [30-tr.23]. Những ngày tháng ở vùng đất xứ lạ cô đơn, chỉ biết đến công việc và nói chuyện với người đàn ông người không thể nói chuyện được. Nỗi nhớ chồng và con của chị mỗi ngày càng trở nên da diết, thúc giục thị đến những cơn thèm khát chuyện vợ chồng, thời gian như kẻ đồng lõa với chị, nó hối thúc, khiến thị không thể kìm nén được cùng với “Cái ánh mắt của ông chủ như thúc vào tim thị. Cái ánh mắt mừng rỡ” đẩy cái cảm giảm từ nhớ thành thèm khát, dẫn đến hành động sai lầm “Nửa đêm hôm đấy thị đã bị bà chủ túm tóc lôi dậy. Bà chủ vừa khóc vừa hét lên be be và đấm đá thị túi bụi. Đến mờ sáng thì thị bị công an đến giải đi” [30-tr.33], chị bị kiện, phải ra tòa vì tội quấy rối tình dục. Cuối cùng thị trở về ý thức hiện tại, đêm trước ngày ra tòa “Thị sẽ làm tất cả những điều thị nghĩ” thị muốn cho thiên hạ biết những được những nỗi thống khổ của một con người phải làm ăn xa quê, những điều tốt đẹp mà người đàn bà làm mà tha thứ cho lỗi lầm của họ. “Thị cố nhớ lại cái câu tiếng Anh cô giáo đã dạy cho thị trước khi ra nước ngoài: I am: Tôi là. I am: Tôi là. I am đàn bà. Đúng rồi I am Đàn bà, thị sẽ nói câu đó thật to trước toà” và rồi sau đó thị ngủ thiếp đi.” [30-tr.35].

Mỗi nhà văn có cách khám phá diễn ngôn về người phụ nữ theo cách riêng của mình nhưng tựu chung lại mỗi trang viết của họ đều là những trăn trở suy tư về hạnh phúc dành cho người phụ nữ như chính cuộc đời của họ. Tác phẩm như một bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền địa vị của người phụ nữ trong xã hội đương thời.

61 KẾT LUẬN

1. Hiện nay, định nghĩa diễn ngôn được sử dụng khá phổ biến, rộng khấp trong nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu văn học được sử dụng khá nhiều, tuy nhiên sự hình dung về diễn ngôn chưa thực sự rõ ràng, nội hàm của nó chưa được giải thích một cách cặn kẽ, thậm chí là khá phức tạp. Vì vậy mà mỗi nhà khoa học, mỗi nhà nghiên cứu sử dụng khái niệm và các dấu hiệu biểu hiện khác nhau về diễn ngôn theo cách riêng của mình, khi đó người đọc phải dựa vào ngữ cảnh trong những trường hợp cụ thể để hiểu cách dùng.

Diễn ngôn là một cấu trúc nội tại, khép kín được cấu thành từ các phạm trù ngữ pháp. Phân tích diễn ngôn là phân tích các cấu trúc biểu nghĩa trong tương tác với ngữ cảnh, là tìm kiếm những mô hình ngôn ngữ mang tính tĩnh - cái cơ chế ẩn tàng của tổ chức ngôn từ trong văn bản để hiểu thực chất nôi dung của diễn ngôn. Bên cạnh thuật ngữ diễn ngôn thì hiện nay thuật ngữ văn học so sánh đã và đang được sử dụng phổ biến trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học. Việc nghiên cứu diễn ngôn và văn học so sánh là một bước đi quan trọng và đúng đắn, có hướng triển vọng. Nó giúp chúng ta có thể thấy được mối quan hệ gắn bó giữa văn học với văn hóa, tư tương hay giữa thẩm mỹ với xã hội. Chúng tôi sử dụng lí thuyết diễn ngôn và lí thuyết văn học so sánh, để tìm ra được sự tương đồng và khác biệt về khía cạnh diễn ngôn về giới nữ giữa tập truyện ngắn I’m đàn bà của Y Ban và cuốn tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette.

2. Qua tập truyện ngắn I’m đàn bà của Y Ban và cuốn tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette, có thể thấy rằng người phụ nữ hiện đại ngày nay đã có tiến bộ hơn so với ngày xưa rất nhiều. Hơn ai hết họ ý thức sâu sắc về tài năng và giá trị của bản thân, qua đó có thể hoàn toàn khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Ý thức của bản thân, về sự tồn tại của mình với một cá tính mạnh mẽ và tinh thần độc lập tự chủ là nền tảng vững chắc để người phụ nữ đi tìm lại bản thể tưởng chừng như đã mất của mình. Dưới lăng kính của một nhà văn nữ, Y Ban và Simone Colette đã chắp bút vẽ lên hình ảnh những nhân vật nữ trong tập truyện I’m đàn bà và tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà có vẻ đẹp tự nhiên, cá tính mạnh mẽ và họ ý thức được giá trị của bản thân, qua đó họ muốn đứng lên cất tiếng nói bảo vệ giới mình, bày tỏ khát vọng vượt ra ngoài khỏi những khuôn phép, lề lối giam cầm người phụ nữ. Đồng thời thể hiện ý thức khẳng định bản thể giới với những khát vọng hạnh phúc, tự do và dục tính. Y Ban và Simone Colette đã thể hiện sự độc đáo trong những trang văn thấm đẫm hơi thở cuộc sống, giàu chất thời sự,

62

giọng văn mãnh liệt, táo bạo, có cái nhìn cuộc sống thành thật đến trần trụi. Người phụ nữ trong sáng tác của Y Ban và Simone Colette trước hết xuất hiện qua những nét vẽ thể hiện cái vẻ đẹp tự nhiên, nguyên thủy của người phụ nữ. Khi viết về tình yêu, các nhà văn nữ đã mang cả cuộc đời, ước mơ và hi vọng của mình vào trong tình yêu, bất kỳ truyện ngắn của họ nào cũng khát khao chan chứa được tự do yêu đương. Y Ban và Simone Colette còn bộc lộ quan niệm rất nhân văn về người phụ nữ: Đàn bà cũng là con người, họ có quyền được hưởng mọi nhu cầu chính đáng về tình dục, họ đáng được nâng niu, trân trọng và được yêu thương. Bằng ngòi bút sắc sảo của mình Y Ban và Simone Colette đã xây dựng lên chân dung người đàn ông mang hơi thở cuộc sống hiện đại. Đó là người đàn ông tốt nhưng mang nhiều khiếm khuyết. Đó có thể là người đàn ông ích kỷ, chỉ coi phụ nữ như món đồ chơi đề thỏa mãn dục vọng.

3. Mặc dù hai tác phẩm I am đàn bà và tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà đều là những diễn ngôn của giới nữ về hiện thực cuộc sống. Hai nhà văn chú trọng đến những vấn đề như tình yêu, tình dục và những khao khát của người phụ nữ: khao khát muốn yêu và được yêu. Tuy nhiên ngoài điểm giống nhau hai tác phẩm đều có những sự khác biệt để tạo nên dấu ấn của mình, một trong số đó là chủ thể diễn ngôn, phương thức miêu tả người phụ nữ và phương thức kiến tạo diễn ngôn. Nếu chủ thể diễn ngôn trong Và chúa đã tạo ra đàn bà là người phụ nữ khao khát tình yêu tự do bị những quan niệm cứng nhắc và tiêu chuẩn đạo đức hà khắc của xã hội đương thời đã trói buộc thì ở tác phẩm I’m đàn bà do ảnh hưởng bởi nền văn hóa dân tộc truyền thống, chủ thể diễn ngôn là những người phụ nữ những người phụ nữ khát khao đi tìm hạnh phúc đời thường, họ mang trong mình những giá trị truyền thống, những phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình trong hai tác phẩm I’m đàn bà và tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà đểu miêu tả nhân vật nữ bằng vài nét chấm phá, phác họa nhưng vẫn thể hiện được những đặc trưng riêng trong mỗi nhân vật. Nếu như nhân vật nữ trong tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà được miêu tả một cách tạo bạo xây dựng nên một người phụ nữ quyến rũ, nóng bỏng còn trong I’m đàn bà người phụ nữ hiện lên với những vẻ đẹp phong phú hơn, đậm chất thuần Việt đảm đang, dịu dàng thậm chí còn thô nhám.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (biên soạn) (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (2010), "Mặt nạ tác giả - một gợi ý cho việc tiếp cận một vài hiện tượng văn học sử Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu văn học (2), tr. 68 - 80.

3. M. Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

4. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb. Giáo dục.

5. R. Barthes (1997), Độ không của lối viết (Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

6. Đặng Văn Bảy (2014), Nam nữ bình quyền, Nxb Đại học Hoa Sen - Hồng Đức.

7. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn: Lí luận, tác gia, tác phẩm (2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. H. Benac (2008), Dẫn giải ý tưởng văn chương (Nguyễn Thế Công dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Simone de Beauvoir (1996), Giới thứ hai, 2 tập, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Bình (2011), “Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (9).

11. Pierre Bourdieu (2011), Lê Hồng Sâm dịch, Sự thống trị của nam giới, Nxb. Tri thức.

12. Gillian Brown, George Yule (2002), Phân tích diễn ngôn, Trần Thuần dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Phan Văn Các (1997), Từ điển từ Hán - Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

14. Jean Chevalier - Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng.

15. Simone Colette, (2012), Nguyễn Thuật dịch, tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà, Nxb. Trẻ

16. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngon ngữ học tập hai-ngữ dụng học, Nxb.

Giáo dục.

17. Trường Chinh (1972), "Tăng cường tính đảng, đi sâu vào cuộc sống để phục vụ nhân dân", Về văn hóa văn nghệ, Nxb Văn hóa, Hà Nội, tr. 225 - 278.

Một phần của tài liệu Diễn ngôn về giới nữ trong tập truyện i’m đàn bà (y ban) và tiểu thuyết và chúa đã tạo ra đàn bà (simone colette) (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)