Phương thức miêu tả người phụ nữ

Một phần của tài liệu Diễn ngôn về giới nữ trong tập truyện i’m đàn bà (y ban) và tiểu thuyết và chúa đã tạo ra đàn bà (simone colette) (Trang 56 - 62)

Ngoại hình chính là những nét diện mạo, hình dáng, cử chỉ, tác phong của nhân vật được biểu hiện tạo nên dáng vẻ bên ngoài. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật phụ thuộc vào văn học thi pháp của văn học từng dân tộc, từng thời kì mà có những nét khác nhau. Điểm khác nhau này thể hiện rõ nét nhất qua việc miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ.

Trong tác phẩm Và Chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette, ngoại hình của nhân vật được tác giả miêu tả ước lệ tượng trưng nhưng vẫn truyền tải đầy đủ ý thức nữ quyền mạnh mẽ của nhà văn. Không cần chau chuốt kĩ lưỡng, tỉ mỉ mà chỉ cần vài nét bút chấm phá tác giả có thể vẽ lên bức chân dung người phụ nữ phương Tây đương thời một cách trọn vẹn, sinh động nhất. Nếu như bộ tiểu thuyết là mảnh đất đắc địa để truyền tải ý thức nữ quyền sâu sắc thì Juliette là nhân vật mang những tư tưởng tiến bộ này. Cô mang trong mình vẻ đẹp khỏe khoắn, tươi tắn nhưng không kém phần quyến rũ, làm mê đắm long người. Ngay ở phần mở đầu tác phẩm, nàng xuất hiện trước mắt người đọc một cách hoàn toàn tự nhiên, không một chút che đậy, tắm nắng “au naturel”. Nó khiến cho người đọc phải bất ngờ trước sự táo bạo và nóng bỏng toát ra từ xương tủy của nàng. Juliette táo bạo, không e thẹn, không rụt rè, không che đậy, nàn tự tin phô ra những vẻ đẹp tự nhiên, quyến rũ của mình truocs mắt người đọc. Nàng đẹp và quyến rũ, vẻ đẹp ây thấm từ trong xương tủy, chỉ cần nghe thấy tên đã làm đàn ông muốn rạo rực. Juliette đẹp, cuốn hút và gợi cảm đến nỗi chỉ mới nhìn thấy đôi chân trần của nàng thôi, Eric đã cảm thấy hạnh phúc, sung sướng lắm muốn lưu giữ, khéo dài lấy cái khoảnh khắc tuyệt vời ấy mãi mãi: “Một đôi chân trần, gót hướng lên trời, đung đưa uể oải từ sau ra trước dưới ánh nắng. Đôi chân rám nắng có ánh vàng, với những ngón chân nhỏ xíu như chân trẻ con” [15-tr.9]. Chỉ hình với hình ảnh một đôi “chân trần”, thon thả, ngón chân “nhỏ xíu”, làn da “rám nắng” khỏe khoắn,cùng với hành động quyến rũ

hướng lên trời”, “đung đưa” nhà văn đã phô bày được hết sự cuốn hút của Juliette, nó làm khơi gợi lên cái ham muốn, cái dục vọng của “con sư tử” trong đàn ông . Đôi chân ấy khiến Eric không thể kìm chế nổi sự ham muốn của bản thân mà bước vào, khom mình, len lỏi trong mớ quần áo đang phơi, rẽ các tấm khăn trải giường đang khô cho đến khi chỉ còn một sợi dây phơi ngăn cách giữ ông ta và nàng mà phải thốt lên “Em có đôi chân của một nữ thần,” [15-tr.9]. Không phải đôi chân đẹp hay xinh xắn mà là đôi chân của một nữ thần, của một vẻ đẹp đầy hấp dẫn khiến cho mọi đàn ông phải quỳ rạp, nguyện chết vì nó. Ngay cả ông Morin - bố nuôi của

51

Juliette cũng không thể cưỡng lại được sự quyến rũ chết người ấy, dù đang phải ngồi xe lăn và rất sợ vợ nhưng ông ta vẫn hăm hở ló qua ô cửa sổ mắt bò mà chăm chú ngắm nhìn nàng không chớp mắt. Sự tinh tế của Simone con thể hiện ở việc miêu tả sức hấp dẫn của nàng mãnh liệt, cuốn hút con người ta, đến nỗi khi nàng đi xăng đan, dắt xe đạp đi dọc ven đường cùng khiến những vị khách trên xe buýt phải xì xầm, thốt lên “Chao là cặp mông! Như cả một bài ca!” cơ thể của nàng, cặp mông của nàng thật đẹp, đẹp như một khúc nhạc tình ca, nó làm con người ta say mê, chìm đắm, ngất ngây ở trong đó. Hay khi gặp nhau trên xe buýt từ Toulon trở về St.Tropez, Antoine đã phải thốt lên trước vẻ đẹp nữ thần của Juliette “Lần nào anh gặp em, em đều lại đẹp hơn lần trước. Anh cứ nghĩ không thể nào cứ như thế mãi, nhưng mà nó cứ như thế. Sớm muộn gì em cũng phải tốp lại đừng thế nữa không thì đàn ông người ta khùng lên hết vì em mất.” [15-tr.32]. Juliette tự ý thức rõ về vẻ đẹp vốn có của bản thân nên nàng rất tự tin phô bày sức hấp dẫn của vẻ đẹp hình thể, nàng tự tin tắm nắng hoàn toàn tự nhiên theo kiểu “au naturel” khi đang nói chuyện với Eric dù chỉ cách qua một tấm chăn ga. Simone Colette miêu tả vẻ đẹp cơ thể của nàng bằng những hình ảnh rất chân thực, vô cùng sống động và táo bạo nhất. Nó luôn xuất hiện trong trạng thái trọn trịa nhất, viên mãn nhất: “Tắm đẫm trong nắng đẹp tựa vàng mười” [15-tr.12]. Trong khi miêu tả ngoại hình nàng, tác giả kiếm lời văn, ngoại hình chỉ là vài nét phác họa mờ nhạt. Tuy nhiên chỉ đó thôi cũng đã đủ để cho người đọc thấy được vẻ đẹp quyến rũ của nàng, đó là vẻ đẹp của sự táo bạo, của sự hoang dại rất đỗi thuần tự nhiên. Tác giả miêu tả ngoại hình một cách táo bạo, không chút ngượng ngùng, dè dặt, nó đả phá vào cái thành trì đạo được bảo thủ lạc hậu của xã hội đương thời.

Thế giới đàn bà trong văn Y Ban “phong phú như một cái chợ đầu mối đủ loại”, được tác giả khắc họa lên nhiều vẻ đẹp rất riêng rất đặc biệt của mỗi người phụ nữ, mỗi câu chuyện, mỗi người phụ nữ, mỗi một vẻ đẹp khác nhau nhưng tựu chung lại đó đều thể hiện một phần cái thế giới phức tạp bên trong họ. Đó là vẻ đẹp của những người phụ nữ được miêu tả tạo bạo, chân thực đến sinh động có sở thích ngắm mình khỏa thân trước gương để thấy được cái cơ thể hấp dẫn, quyến rũ, cái vẻ đẹp căng tràn sức xuân của mình “một gương mặt sáng láng tự tin, một thân hình hấp dẫn” [30-tr.39] trong Gà ấp bóng. Hay nhân vật nữ trong Người đàn bà đứng trước gương, chị tự ngắm mình khỏa thân trước gương như một buổi kiểm tra cơ thể của mình từ viền mi đến ánh mắt ,từ gương mặt đến bộ ngực, từ cánh tay đến đôi chân một cách chậm rãi, chi tiết: “Nàng chậm rãi mở từng cổ áo, khuôn ngực đầy đặn trắng ngà hiện ra. Hai tòa thiên nhiên như hai nắm cơm đẹp, chắc chắn với

52

những núm hoa bí, hoa mướp đã qua thời kỳ đơn trái. Nhưng dầu sao Nàng tự hài lòng, không phải dạng vắt quặt sau lưng” [30-tr.151].

Đó là vẻ đẹp khỏe khoắn, chất phác của người phụ nữ thôn quê “thị” “Người đàn bà hay lam hay làm, bắp chân to như cây chuối hột, bàn tay to như cái quạt nan, nước da nâu rám, hàng răng hạt na đều tăm tắp, mắt bồ câu đen láy” (I’m đàn ) [30-tr.11]. Đây chính là vẻ đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân Việt Nam“bắp chân to”,” bàn tay to”,” nước da nâu rám” [30-tr.11] do họ phải trải qua những ngày tháng lam lũ, vất vả,cực nhọc, phải “dãi nắng, dầm mưa”. Vẻ đẹp ấy khiến cho người ta thương cảm, xót xa. Nhưng bù lại Thị lại có “hàng răng hạt na”,

“mắt bồ câu đen láy”, [30-tr.11] đó người ta gọi là có duyên, cái duyên ấy thế mà có thể làm tan chảy trái tim bao người, đôi mắt bồ câu đó như biết cười, biết nói khiến cho người ta phải thao thức, nhớ nhung. Đó là vẻ đẹp hồn nhiên ngây thơ tuổi mới lớn của cô bé Tý trong Cái Tý Mắt nó sáng lên”, “Một bên má nó có một lúm đồng tiền trông duyên tệ, và hình như má nó có chút màu hồng” [30-tr.63]. Và ở đó có pha phêm chút nét dịu dàng, đảm đang đạm chất người con gái Việt “Bàn là để bàn vậy thôi chứ nó quyết rồi. Nó chỉ để lại ba khóm hhoa hồng, còn nó phát tất. Nó cuốc đất thành hai luống xinh xắn. Hôm sau, nó mang đến đủ loại rau thơm: tía ô, kinh giới mùi tàu, xương sông, lá lốt… trồng cho kín hai luống” [30-tr.67]. Hình ảnh cái Tý là sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp tâm hồn thánh thiện và vẻ đáng yêu của một cô bé mới qua tuổi con nít ở nhân vật nữ này còn hiện lên về dịu dàng, đảm đang, giản dị trong sáng của một cô gái nông thôn như đúng như tên gọi của nhân vật.

Nghệ thuật miêu tả ngoại hình trong hai tác phẩm I’m đàn bà và tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà đểu miêu tả nhân vật nữ bằng vài nét chấm phá, phác họa nhưng vẫn thể hiện được những đặc trưng riêng trong mỗi nhân vật. Nếu như nhân vật nữ trong tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà được miêu tả một cách tạo bạo xây dựng nên một người phụ nữ quyến rũ, nóng bỏng còn trong I’m đàn bà người phụ nữ hiện lên với những vẻ đẹp phong phú hơn, đậm chất thuần Việt đảm đang, dịu dàng thậm chí còn thô nhám.

3.2.2. Đời sống tâm lý

Mặc dù cả hai tác phẩm cùng thể hiện khát khát về hạnh phúc của người phụ nữ, song ở mỗi tác phẩm lại chú trọng ở một mảng riêng. Nếu như trong tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà Simone Colette chú trọng nhấn mạnh đến khát vọng được giải phóng, thách thức những quan điểm truyền thống trói buộc người phụ nữ thì trong I'm đàn bà Y Ban ngoài khao khát về tình yêu tác giả còn đề cập đến những khao khát về hạnh phúc đời thường của người phụ nữ.

53

Trong những trang viết của Y Ban ta có thể thấy rõ hình tượng người phụ nữ được đặt ở vị trí trung tâm. Họ không khỏi thấp thỏm lo lắng về số phận của người đàn bà trong cái xã hội hiện đại “bộn bề bóng tối và ánh sáng”. Hơn ai hết Y Ban hiểu rõ rằng những người phụ nữ chính là những người cần một cuộc sống bình yên, một mái ấm gia đình hạnh phúc. Thấu hiểu điều này ngòi bút của Y Ban hướng vào khai thác chủ thể khát vọng làm giàu và cuộc sống no đủ về vật chất của người phụ nữ. Điều này được thể hiện qua người phụ nữ “thị” trong “I’m đàn bà”. Thị là một người phụ nữ nông dân nghèo, chất phác,thật thà, hay làm: “Vợ chồng thị tay lam tay làm nổi tiếng trong làng” [30-tr.8]. Thị yêu thương chồng con vô bờ bến, lúc nào cũng phải đầu tắt mặt tối, làm quần quật chỉ mong sao những đứa con có miếng cơm ăn, áo mặc. Đó cũng là ước nhỏ nhoi mơ duy nhất của chị. Chị không cầu gì cho bản thân, chỉ mong sao lo cho lũ trẻ được đầy đủ. Chị luôn phải tần tảo sớm hôm “dãi nắng dầm mưa” tận dụng tất cả từng ngọn cây, ngọn cỏ, từng miếng đất cằn cỗi để trồng cây với hi vọng sẽ tăng thêm được năng xuất, thêm được miếng no.

Nhưng cuộc đời éo le bất hạnh khi đất chị trồng thì bạc màu cằn cỗi không lên nổi cái cây mà bọn trẻ thì cứ phải lớn lên, chúng cần được ăn được mặc được đi học:

Trên đất đai nhà thị lúc nào cũng có cây mọc nhưng đất cằn quá không cho năng xuất cao. Thế là chỉ đủ cái bỏ mồm. Bọn trẻ thì đang tuổi lớn ăn rào rào như tằm ăn rỗi.” [30-tr.8]. Có cái đau đớn nào hơn cái đau đớn cha mẹ nhìn sinh ra những đứa con nhìn thấy chúng khôn lớn từng ngày mà không thể cho chúng nổi bữa cơm no Suốt ngày cúi mặt trên đất kiếm cái ăn. [30-tr.8]. Đau xót nhìn những đứa con còi cọc, đói khổ mà chị chỉ biết bất lực vì tất cả những gì chị có thể làm thì chị đã làm rồi. Một tia hi vọng mong manh như cứu dỗi cuộc đời chị “Nhìn người trong làng trong xóm tiễn đưa nhau đi máy bay, rồi lại đưa nhau ra bưu điện lĩnh tiền. Có tiền thì xây nhà, mua tivi. Vợ chồng thị thi thoảng cũng được mời đến ăn liên hoan.”

[30-tr.9]. Nhìn thấy người người nhà nhà đi xuất khẩu lao động, có tiền, có việc làm chị như người chết đuối vớ được cây cọc. Chị hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn, một tương lai mà những đứa con của chị không phải khổ nữa, chúng được ăn ngon,mặc đẹp, có cuộc sống đầy đủ, có công việc làm kiếm tiền, những hi vọng tốt đẹp đó đi vào cả trong giấc mơ của chị: “Đêm vợ chồng nằm với nhau cũng có mơ.

Mơ con Sáng, con Láng được đi xuất khẩu. Thân con gái ở với cha mẹ nghèo khổ quá rồi, mơ cho con bớt khổ một chút. Còn thằng Nhân, thằng Đức thì thôi, ở lại quê cày ruộng cũng được.” [30-tr.9]. Thế rồi chị quyết định sang Đài Loan làm nghề giúp việc,nhưng trong cái khổ lại còn khổ hơn, muốn đi ứng tuyển ra nước ngoài thì phải có tiền đặt cọc mà nhà chị nghèo đến nỗi cơm chẳng có mà ăn, “Cái

54

nhà dột quá rồi chẳng trụ nổi mấy mùa mưa giông”, “Nhà thị mà có khoản tiền to thế thì thị đã sửa được nhà khỏi phải đi Đài Loan.” [30-tr.11]. thì làm sao có tiền mà ứng cho người ta đây. Và rồi cuộc sống của gia đình chị lại rơi vào bế tắc, tưởng như lại phải quay về cái nghèo đói thì có người mách nước cho “nhà thị vay tiền đặt cọc rồi hàng tháng thị gửi tiền về trả dần.” [30-tr.11]. Tất cả hi vọng của gia đình sáu miệng ăn đổ dồn tất cả lên vai chị, thế là chị quyết rứt ruột ra đi “Buổi tiễn đưa thị ngập tràn nước mắt. Bốn đứa con thị ôm thị gào khóc.” [30-tr.11]. Hai năm nghe thì có vẻ ngắn nhưng với một người phụ nữ nông dân lần đầu tiên xa nhà, xa chồng con, xa quê hương phải sang nơi đất khách quê người làm giúp việc thì quả là cực hình. Ở nơi xứ lạ, không đồng ngôn ngữ, không có phương tiện liên lạc với người thân, suốt ngày phải chăm sóc một người đàn ông xa lạ bị bại liệt “nằm im trên giường như một cái thây sống” cuộc sống của thị cô đơn, tẻ nhạt, buồn chán. Nhưng vì chồng, vì các con, vì ước mơ chúng được ăn ngon, mặc quần áo đep, được cắp sách đến trường mà chị như có thêm động lực để vượt qua tất cả, tận tình chăm sóc người đàn ông bị bại liệt mong sao có tiền gửi về về cho các con. Trong tác phẩm của mình Y Ban còn viết về khát vọng bản năng được làm mẹ của người phụ nữ. Khi Thị nhìn thấy một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trong rừng “Một thằng bé được mới sinh còn nguyên cả dây rốn nối với bánh rau bị bỏ vào một cái dành lót rơm treo lên nhành cây trong rừng” [30-tr.5]. Lúc đầu thị đã hoảng sợ nhưng ngay sau đó là sự đau đớn phả ra từ bản năng làm mẹ của thị “Thị khóc vật vã. Khóc kiệt cùng. Một lát sau nước mắt thị khô kiệt. Thị cũng không hiểu sao nước mắt thị mau kiệt thế.” [30-tr.5]. Và bản năng làm mẹ còn mách bảo thị phải làm gì để kiểm tra thằng bé còn sống hay chết “Thị đặt lại bánh rau lên bụng thằng bé, như cái lúc nó nằm trong bụng mẹ. Tay thị đụng vào chim thằng bé. Bỗng thị giật thột. Cái chim thằng bé cưng cứng. Không tin vào cái cảm giác thoáng qua ấy, thị dùng cả 5 ngón tay phải sờ vào chim thằng bé. Cái chim còn cứng. Cái chim còn cứng thì thằng bé còn sống, thằng bé còn sống

[30-tr.6]. Làm thế nào để thằng bé được ấm áp “Thị vội cởi nốt chiếc áo lót rồi ôm thằng bé sát vào ngực thị. Một cuộc luân hồi được nén trong ngực thị. Thị cảm nhận sự ấm dần lên trên cơ thể thằng bé. Và nó đã tìm được vú thị từ lúc nào. Nó mút chùn chụt. Hai bầu vú thị còn sót lại ít sữa của đứa con thứ 3 còi cọc, nó đã hơn 2 tuổi mà thị cũng chưa lỡ cai.” [30-tr.6]. Khi Thị mang đến sự sống cho thằng bé, thị mang nó về nuôi. Qua đây ta không chỉ thấy ở thị có một ước mơ nhỏ nhoi cao thượng,ở thị còn ánh lên một tấm lòng vị tha, nhân hậu.

Trong I’m đàn bà ta còn bắt gặp hình ảnh cô bé Tý trong Cái Tý của Y Ban.

Cái Tí gửi cho bạn đọc về một cô bé nông thôn chất phát nhân hậu hiền lành và

Một phần của tài liệu Diễn ngôn về giới nữ trong tập truyện i’m đàn bà (y ban) và tiểu thuyết và chúa đã tạo ra đàn bà (simone colette) (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)