Khát khao tự do yêu đương của người phụ nữ

Một phần của tài liệu Diễn ngôn về giới nữ trong tập truyện i’m đàn bà (y ban) và tiểu thuyết và chúa đã tạo ra đàn bà (simone colette) (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG TRONG DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ TRONG TẬP TRUYỆN “I’M ĐÀN BÀ” (YBAN) VÀ TIỂU THUYẾT “VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA ĐÀN BÀ” (SIMONE COLETTE)

2.1. Chủ thể phát ngôn - những phụ nữ đại diện cho tư tưởng mới

2.1.2. Người phụ nữ qua lăng kính của nhà văn nữ

2.1.2.2. Khát khao tự do yêu đương của người phụ nữ

Yêu” là bản năng, là lĩnh vực mãnh liệt nhất của người phụ nữ. Những người phụ nữ trong tập truyện I’m đàn bà và tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà luôn khao khát yêu và được yêu, họ luôn chủ động giành và giữ tình yêu một cách quyết liệt. Họ nguyện dâng hiến tất cả tâm hồn, thân xác mình cho người đàn ông họ yêu, bất chấp tất cả những chông chênh, thua thiệt. Và rồi cuối cùng, như một hệ quả lẽ tất nhiên, họ phải trả giá cho những cuộc săn lùng hạnh phúc ấy bằng cái kết cục bi đát đau đớn.

Bằng trải nghiệm của bản thân, Y Ban đã bộc lộ khát vọng được tự do yêu đương của những người phụ nữ hiện đại, họ quyết liệt đi tìm tình yêu đích thực đời mình đầy bản lĩnh, dám yêu và dám lên tiếng để bảo vệ quyền bình đẳng trong tình yêu. Trong Tự, nhân vật người phụ nữ xưng “tôi” luôn khao khát được yêu và tìm đến tình yêu một cách cuồng nhiệt, mãnh liệt. Cô như một con thiêu thân lao vào ngọn lửa tình yêu, dẫu biết sẽ đau đớn,ê chề, thất vọng. Do bị chấn động về tâm lí nên người chồng đầu tiên của cô bị bất lực và sau đó bỏ đi vì cảm thấy có lỗi với người vợ mình yêu. Dù vậy nhân vật “tôi” vẫn luôn chờ đợi, chị tiếp tục việc học đang giang dở, rồi dần dần chị thăng tiến trong sự nghiệp và trở thành tiến sĩ khoa học xã hội. Tuy nhiên ở sâu bên trong người phụ nữ ấy vẫn luôn đau đáu cái khát khao yêu, được yêu và có cả tình dục hoàn hảo nữa. Rồi chị gặp người đàn ông thứ hai trong một bữa tiệc chiêu đãi trọng thể của nguyên thủ quốc gia. Ông là chức cao trọng vọng “một quan chức lớn, nhìn bề ngoài rất lạnh lùng. Cái vẻ lạnh lùng đó đã khiến tôi không thể dời mắt quan sát” [30-tr.128]. Sự hấp dẫn của cái lạnh lùng,

28

chẳng mấy chốc đã phải nhường chỗ cho sự thất vọng tràn trề trước cái tầm thường của một quan hệ chẳng cần đến cái gọi là tình yêu trong cái “nhà nghỉ 40.000đ một giờ” và “hai bịch sữa” [30-tr.131] được ông chứ quyền cao cầm về từ bữa ăn chiêu đãi. Cái giá rẻ mạt đó làm người phụ nữ cảm thấy choáng váng và bản thân đang bị hạ thấp “Đất sụt dưới chân tôi. Tôi phải ngồi xuống gường. Cả người tôi tê bì, đầu tôi nóng bừng. Mắt tôi có một màng đen che mờ. Tôi muốn độn thổ” [30-tr.133].

Nhưng nhân vật nữ vốn là người luôn luôn mơ mộng, chị luôn tin vào việc ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, tin rằng bản thân mình là một người tốt và xứng đáng nhận được hạnh phúc “Tôi cũng là một con người tốt đẹp. Tôi cũng đáng được hưởng những điều tốt đẹp chứ” [30-tr.134]. Nên cô tin lần sau người ông thứ hai sẽ mang đến cho cô ấy điều thật lãng mạn, thật tốt đẹp và hơn thế nữa. Nhưng tất cả những gì cô nhận được là sự thất vọng, bẽ bàng. Trong cái sự bi luỵ, thất vọng người phụ nữ đã cố thoát ra bằng cách tìm một người đàn ông khác. Và cô gặp người thứ ba, một giáo sư văn hoá học, tưởng chừng như “Một quí bà tiến sỹ xã hội học mà gặp được một giáo sư văn hoá thì có khác gì rồng gặp mây, cá gặp nước.” [30-tr.135] nhưng cái văn hoá đó là sự đối lập của “chiếc khăn sạch sẽ” trong căn phòng sang trọng gọn ghẽ, nhưng “đã cũ đến mức chỉ còn các sợi vải đan vào nhau” [30-tr.138], là sự đối lập giữa sự nho nhã thanh cao của một giáo sư văn hoá với cử chỉ thô bạo “vỗ bộp vào mông”[30-tr.137] trong thang máy, với việc “dùng hết sức lực để lôi tôi vào phòng rồi chốt cửa lại”, với việc “đi vào trong giường cầm ra chíêc khăn vừa lót dưới mông tôi”[30-tr.139] để lau bàn,... Cả ba người đàn ông đều làm nhân vật “tôi”

thất vọng, khiến cô cảm thấy bẽ bàng. Và cuối cùng cô chọn thủ dâm bằng một “con chim giả” để thỏa mãn dục vọng.

Một người phụ nữ dù cá tính mạnh mẽ đến đâu, gai góc như thế nào, độc lập tự chủ ra sao cũng không bao giờ có thể thiếu được tình yêu. Trong cuốn tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà đã tập trung khai thác diễn ngôn về giới nữ thông qua việc bộc lộ khao khát được yêu ở cô gái mồ côi vừa bước vào tuổi mười tắm- Juliette. Juliette yêu say đắm Antoine-người đàn ông mà cô hoàn toàn tin tưởng.

Nhưng Juliette đã cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương vô cùng khi vô tình biết được khuôn mặt thật của Antoine “Juliette đứng như hóa đá. Quên hết sao? Quên Antoine sao? Với anh ấy nàng chỉ là... chỉ là... nàng không muốn tự thừa nhận với chính mình. Nàng những muốn khóc. Làm sao anh ấy lại có thể tàn nhẫn, có thể đui mù đến thế?” anh ta chơi đùa với cảm xúc và tình yêu của nàng. Tuy nhiên Juliete một người phụ nữ mạnh mẽ, nàng cố gắng kìm nước mắt và đã trả thù hắn ta theo cách riêng của mình. Thay vì giữ đúng lời hứa là nàng sẽ đến cuộc hẹn với Antoine

29

dưới bến tàu, thì nàng đã đi đến chiếc Angelique theo lời mời gọi của Eric. Đúng như ý định của mình, nàng khiến cho Antonie ghen đến phát điên “cặp mắt anh thiêu đốt nàng khi nàng đi ngang qua”. Bắt gặp ánh mắt ấy, trong lòng Juliette sợ hãi, nàng “run đến muốn chảy nước mắt” [15-tr.68]. Juliette muốn khiến Antoine ghen vì nàng vẫn rất yêu anh ta, muốn hờn dỗi hay chính xác thì “ghen” nghĩa là anh ta vẫn rất yêu nàng. Nàng khao khát có được tình yêu của chàng dù là một hi vọng mong manh Juliette can đảm đối mặt với anh, cố gắng nhìn thấu con tim kia.

Ánh mắt của nàng như muốn tìm kiếm được sự đồng điệu, yêu thương nhưng đổi lại là cái lắc đầu đây chế giễu của Antoine. Đúng như ông cha từng nói “hồng nhan bạc mệnh”, Juliette Hardy là người phụ nữ xinh đẹp, những người ông tìm đến nàng cũng chỉ vì lóa mắt và choáng ngợp trước những đường nét cơ thể tuyệt mỹ của nàng chứ không phải con người thật của nàng. Với tính cách mạnh mẽ, phóng thoáng và yêu sự tự do, thích vui chơi của mình Juliette bị nhà Morin quyết định gửi cô về lại viện mồ côi. Eric và Antoine những người đàn ông tưởng trừng như rất yêu Juliette, họ biết cách có thể giữ nàng ở lại StTropez nhưng không, họ không làm, họ không muốn phải chịu trách với nàng và cũng sợ phải mang tai tiếng vì tính cách của nàng. Cuộc đời của Juliette như một chiếc diều bị đứt dây không phương hương bay trên bầu trời mông lung, vô định. Cuối cùng nàng đã phải miễn cưỡng chấp nhận lời cầu hôn của em trai Antoine là Michel-một chàng trai nhân hậu, tốt bụng nhưng thiếu sự độc lập, tự chủ. Simone tiếp tục xây dựng cho nhân vật trung tâm của truyện Juliette thêm môt mối quan hệ nữa: Juliette và Michel. Nó giống như một chất xúc tác đẩy nàng vào bi kịch tình yêu không lối thoát.

Vì không yêu Michel nên dù chấp nhận lời cầu hôn của chàng, Juliette vẫn không thôi nuôi hi vọng Antoine sẽ ngăn cản đám cưới nay: “Cổ họng Juliette nghe khô rất đến nỗi nàng không nói được. Bồn chồn, nàng nhìn quanh nhà thờ. Antoine ngồi ở một trong các hàng ghế đầu, về phía lối đi chính.” [15-tr.106]. Nhưng đau đớn thay, đáp lại sự hi vọng đó của nàng lại là sự thờ ơ đến vô cảm của Antoine:

Anh nhìn nàng với vẻ trống rỗng, nhìn qua nàng về phía linh mục, đoạn anh cúi đầu” [15-tr.106]. Khi đó, nàng mới thực sự hiểu rằng từ trước đến nay chỉ có nàng coi Antoine là tất cả còn với anh ta nàng không là gì cả. Ở Juliette, một mặt nàng là người có cá tính mạnh mẽ, luôn đấu tranh cho quyền lợi của bản thân,mặt khác nàng vẫn luôn khao khát một bến đỗ, một nơi nương tựa, chở che cho cuộc đời của mình. Khi Juliette bị Rene sỉ nhục, coi thường Michel đã đánh lại Rene “Michel nắm chặt tay thoi vào tai Rene khiến hắn loạng choạng, rồi bằng toàn bộ sức bình sinh anh tống một quả trời giáng vào miệng Rene” [15-tr.109] mặc cho gã to khỏe

30

hơn mình điều đó khiến nàng vô cùng cảm động “Juliette cúi xuống trên mình Michel, nâng đầu anh dậy trong tay nàng, vuốt mái tóc rối bù trên trán anh. “Em không ngờ anh lại có thể gan góc đến thế,” nàng nói. “Nhưng đáng lẽ anh phải biết là không nên tự mình đi đánh nhau với Rene.” [15-tr.110]. Michel nhăn nhó vì bị thương khá nặng, nhưng khi nghe được những lời nói đầy sự ngưỡng mộ, chân thành Juliette khiến anh có thêm niềm tin, sức mạnh “Anh nắm lấy tay nàng đang đặt trên trán anh mà hôn.“Chính em làm cho anh thành ra gan góc và khỏe mạnh, Juliette.” [15-tr.110]. Sau câu nói ấy nàng đã khóc, nước mắt của nàng trào ra, đó là nước mắt của sư hạnh phúc, lần đầu tiên nàng cảm nhận được sự ấm áp, chở che, lần đầu tiên nàng được một người đàn ông sẵn sàng bảo vệ, lần đầu tiên nàng cảm thấy rằng mình cũng có ý nghĩa với ai đó.

Thông qua những trang viết đầy tinh tế, Y Ban và Simone Colette đã trình bày những khát vọng đời thường của người phụ nữ trong đời sống tình cảm. Họ là con người, vì vậy họ có quyền được mưu cầu chính đáng về tình yêu và hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Diễn ngôn về giới nữ trong tập truyện i’m đàn bà (y ban) và tiểu thuyết và chúa đã tạo ra đàn bà (simone colette) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)