CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG TRONG DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ TRONG TẬP TRUYỆN “I’M ĐÀN BÀ” (YBAN) VÀ TIỂU THUYẾT “VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA ĐÀN BÀ” (SIMONE COLETTE)
2.2. Chiêm nghiệm của người phụ nữ về thế giới đàn ông
2.2.2. Đàn ông - những kẻ ích kỷ, hèn nhát
Bằng sự hiểu biết, từng trải, am hiểu về đàn ông sâu sắc Y Ban và Simone Colette đã thể hiện những cảm nhận, chiêm nghiệm về đàn ông qua việc tái hiện hình ảnh những người đàn ông hèn nhát, ích kỷ, chỉ xem phụ nữ là món đồ chơi tiêu
40
khiển, thỏa mãn dục vọng của mình trong trong xã hội hiện đại vào hai tác phẩm I’m đàn bà và Và Chúa đã tạo ra đàn bà.
Đến với Tự trong tập truyện I’m đàn bà của Y Ban, người đàn ông mang đến cho người đọc những bức xúc, tức giận. Trước sự theo đuổi cuồng nhiệt, khát vọng tình yêu cháy bỏng của người phụ nữ mà người đàn ông nhẫn tâm coi thường khát vọng tình yêu trong sáng ấy. Sau hạnh phúc tan vỡ vì người chồng bị liệt dương và bỏ đi biệt tích, người phụ nữ khao khát được dâng hiến, được tận hưởng để đạt đến sự khoái cảm của sắc dục nên cô đi tìm đến với những người đàn ông thứ hai, thứ ba. Những tưởng rằng một quý bà tiến sỹ xã hội học sẽ chọn được những người đàn ông có địa vị xã hội cao, có kiến thức uyên thâm, sâu rộng, là người học rộng biết nhiều sẽ là bến bờ hạnh phúc cho cô nhưng họ lại chỉ coi cô như một món hàng, để thỏa mãn cái bản năng nói giống. Chị gặp người đàn ông thứ hai trong một bữa tiệc chiêu đãi trọng thể của nguyên thủ quốc gia. Ông là chức cao quyền to nhưng không ai đến hầu chuyện vì thưởng trực trong đầu ông là những nghi ngờ xét nét: “Cần gì?
Mưu đồ gì? Toan tính gì? Phe phái nào?”, “một quan chức lớn, nhìn bề ngoài rất lạnh lùng. Cái vẻ lạnh lùng đó đã khiến tôi không thể rời mắt quan sát” [30-tr.128].
Sự hấp dẫn của cái lạnh lùng, chẳng mấy chốc đã phải nhường chỗ cho sự thất vọng tràn trề trước cái tầm thường của một quan hệ chẳng cần đến cái gọi là tình yêu trong cái “nhà nghỉ 40.000đ một giờ” [30-tr.131] và “hai bịch sữa” [30-tr.131]
được ông chứ quyền cao cầm về từ bữa ăn chiêu đãi. Đáng lẽ trong cái cuộc hẹn đầu tiên người đàn ông chức lớn đó phải trao hoa tươi hoặc một nụ hôn thì ông ta lại tìm cách đấy chị lên giường để “hành xử”. Tất cả những gì chị nhận được là sự thất vọng, bẽ bàng “Sự gấp gáp trong một giờ nghỉ trưa. Không có cả những lời âu yếm.
Không cả hai bịch sữa. không hoa. không nhẫn cỏ. không nhẫn kim cương. Có, có một cử chỉ lạ, như một hành động kỳ quặc”[30-tr.134]. Cái giá rẻ mạt đó làm người phụ nữ cảm thấy choáng váng và bản thân đang bị hạ thấp “Đất sụt dưới chân tôi.
Tôi phải ngồi xuống gường. Cả người tôi tê bì, đầu tôi nóng bừng. Mắt tôi có một màng đen che mờ. Tôi muốn độn thổ” [30-tr.133]. Trong cái sự ê chề, thất vọng người phụ nữ đã cố thoát ra bằng cách tìm một người đàn ông khác. Và cô gặp người thứ ba, một giáo sư văn hoá học, tưởng chừng như “Một quí bà tiến sỹ xã hội học mà gặp được một giáo sư văn hoá thì có khác gì rồng gặp mây, cá gặp nước.”
[30-tr.135] nhưng cái văn hoá đó là sự đối lập của “chiếc khăn sạch sẽ” trong căn phòng sang trọng gọn ghẽ, nhưng “đã cũ đến mức chỉ còn các sợi vải đan vào nhau” [30-tr.138], là sự đối lập giữa sự nho nhã thanh cao của một giáo sư văn hoá với cử chỉ thô bạo như những “con đực” thô bỉ “vỗ bộp vào mông” [30-tr.137] trong
41
thang máy, với việc “dùng hết sức lực để lôi tôi vào phòng rồi chốt cửa lại”, “kéo tuột lên giường và... nằm chặn lên người tôi với cả sức nặng” [30-tr.138], với việc
“lấy chân hích tôi: Nằm lui vào” [30-tr.139] rồi “cúi xuống ngăn bàn cạnh giường lấy một chiếc khăn ném vào bụng tôi” [30-tr.139], với việc “đi vào trong giường cầm ra chíếc khăn vừa lót dưới mông tôi” [30-tr.139] để lau bàn. Quá thất vọng với đàn ông chị quyết định dùng thứ dụng cụ mà loài người phát minh ra, đó là “con chim giả” để có thể thỏa mãn bản năng giống nòi của con người mà không cần đến tình yêu, để chị không phải lụy trước bất kì người đàn ông nào.
Y Ban thật tinh tế khi đưa vào những trang viết của mình hình ảnh những người đàn ông xấu xa, ham muốn dục vọng “chỉ nhận tất cả mà không cho gì” trong xã hội hiện đại. Hình ảnh đó cũng đã được Y Ban họa vào trong Hai bảy bước chân là lên thiên đường (I’m đàn bà). Câu chuyện kể về những rung động, những giây phút thật ngọt ngào trong tình yêu đầu đời của cô gái trẻ. Người cô yêu là một người đàn ông đang phát triển trên con đường của thành công, là người dẫn trương trình thời sự nổi tiếng. Trong buổi hẹn hò thường thì người ta sẽ đến quán cà phê hay một nơi nào đó lãng mạn, nhưng người con trai lại dẫn bạn gái mình vào khách sạn. Hành động này cho thấy anh ta là một con người giả tạo,những lời nói ngọt ngào chỉ là lừa bịp, giả dối mà thôi. Tin tưởng vào tình yêu ấy, cô đã trao cho người mình yêu cả cái quý giá nhất của đời người con gái, và luôn chờ đợi một hạnh phúc trọn vẹn. Nhưng, chỉ hai mươi tư giờ sau cái khoảnh khắc hai người như hòa quyện tan biến vào nhau,thì tấm chân tình của cô gái được trả bằng “ánh mắt bực bội” [30-tr.139], thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của người yêu. Rõ ràng trong con mắt của anh ta, cô gái chỉ là một món đồ chơi để thỏa mãn nhu cầu của bản thân không hơn không kém.
Đau đớn và xót xa, cô tự an ủi bản thân bằng cách lấy câu chuyện của một cô gái bán hoa để răn dạy mình,lấy đó làm bài học “Câu chuyện rằng, một đêm cô đi bán hoa bị khách chơi trả cho một tờ bạc giả.Thay vì sự rên rỉ cô đã tự an ủi mình:
Mình bị hiếp rồi” [30-tr.232].
Với tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà người đàn ông chỉ xem phụ nữ như một món hàng đó là nhân vật Eric và đặc biệt là Antoine. Ông là một một trong những doanh nhân không chỉ giàu có mà còn là một tay “cáo già” trong lĩnh vực kinh doanh. Vậy nên ông ta sẽ không bao giờ đầu tư vào bất kỳ thứ gì mà không thể đem lại lợi nhuận cho ông ta. Việc này cũng được ông áp dụng triệt để trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực tình cảm. Ông nói với Juliette sẽ mua cho nàng một chiếc ô tô nhưng đến khi trao cho nàng thì đó lại chỉ là một chiếc ô tô đồ chơi. Ông ta không bao giờ chịu lỗ chỗ này nên dù chỉ trao cho nàng một chiếc ô tô đồ chơi
42
thôi nhưng vẫn không quên tìm “lãi” “lướt một ngón tay dọc đôi môi đầy mọng của nàng”. Nếu như trong mắt bà Morin và những người phụ nữ ở đây nàng là một người đĩ thõa lẳng lơ thì đối thì ông ta nhìn thấy một vẻ đẹp khác biệt của nàng
“Juliette giống như một ả ngựa non chưa thuần. Nàng không biết phải làm gì với chính mình, nàng chẳng biết mình gây tác động ra sao đến đàn ông. Nhưng nàng có danh dự của mình và cái danh dự ấy thì không thể bán dù cho bất cứ ai” [15-tr.83].
Trong khi Juliette gặp khó khăn,tuyệt vọng thì ông ta tìm cách trốn tránh. Nhưng khi thấy nàng là vợ của người khác thì ông ta lại tiếc nuối, bằng mọi cách phá vỡ hạnh phúc gia đình mà nàng đang cố công xây đắp nên. Hết lần này đến lần khác ông ta tiếp cận nàng khuyên nàng từ bỏ Michel đến với ông ta. Tuy nhiên nằm ngoài dự tính của mình Juliette từ chối tất cả những lời gọi mời, cử chỉ mơn trớn của ông ta một cách cách cương quyết: “Lucienne chưa bảo ông là em không thích táo nữa hay sao?” [15-tr.130].
Ngoài Eric thì Antoine cũng là một tên đàn ông hèn nhát, một con người ích kỷ chỉ muốn nhận mà không muốn cho gì. Trong đầu hắn lúc nào cũng chỉ có ý nghĩ muốn chiếm đoạt thân xác của nàng. Nên khi thấy Juliette đi vào chiếc thuyền của Eric hắn vô cùng tức giận. Hắn khi nghĩ rằng nàng đã ngủ với Eric nhưng anh ta lại không bỏ đi mà đứng đó đợi nàng để sau đó đề nghị nàng trao thân cho anh ta ngay tại xưởng thuyền. Qua đây ta thấy được bộ mặt đểu cáng, giả dối của hắn ta. Với Antoine, Juliette là chỉ là một món đồ chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu bản năng thô bỉ của mình. Mà không muốn chịu trách nhiệm gì với nàng và cũng chính vì nàng đã từ chối lời đề nghị ngủ với hắn nên vào ngày hôm sau hắn không thực hiện lời hứa sẽ đưa nàng đi Toulon cùng. Hắn ta chỉ muốn lợi dụng với lòng tin cậy tình yêu trong sáng của nàng hòng chiếm đoạt được thân xác nàng chứ không hề muốn che chở bao bọc cho nàng. Vì vậy trong lễ Phục Sinh sinh khi Eric ngỏ ý muốn anh cưới nàng thì anh ta đã trả lời như một cái cớ “cô bé muốn dắt mũi đàn ông, có thế thôi” [15-tr.93].
Hắn ta gọi nàng làm loại đàn bà lẳng lơ, đĩ thõa nhưng lại vì nàng mà trở về ở hẳn St. Tropez. Dù chuyện đó hắn biết trong tương lai có thể làm cho cho hắn ta , Juliette và em trai của hắn - Michel phải đau lòng. Antoine luôn cố gắng tỏ ra lạnh lùng ,dùng những lời nói cay độc để lăng mạ nàng nhưng bên trong hắn ta là một con sói đang trỗi dậy, khao khát có được nàng. Hắn luôn theo dõi mọi động tĩnh của nàng vì vậy hắn ta dễ dàng nhận ra được những mâu thuẫn, đấu tranh, dằn vặt trong tâm lý của nàng. Trong khi trồng chồng của nàng cũng chính là em trai hắn không hề hay biết “Vợ em tối ngày buồn chà bồn chồn” [15-tr.144] và cảnh báo em trai một cách đầy ẩn ý “Em phải trông nom cô ấy cho kỹ” [15-tr.144]. Cơn dục vọng
43
trong lòng hắn ta giống như ngọn lửa đang cháy âm ỉ chỉ cần một làn gió nhẹ có thể bùng cháy bất cứ lúc nào. Hắn ta luôn cố tìm cách để che giấu “con sói” đang gặm dấm trong mình. Khi hắn ta và Juliette bị sóng hấp tung ra khỏi thuyền ở giữa biển.
Cả hai đã phải trải qua một quãng thời gian vật lộn với thiên nhiên, rồi trở về bờ biển an toàn. Đây cũng là giây phút dục vọng bên trong lòng hắn bùng cháy mãnh liệt nhất. Hắn như một con sói đang thèm khát, thoát khỏi sự kiểm soát của lý trí, mặc cho nàng đã rồi thụi tới tấp vào người mình. Sau khi thỏa mãn được cơn dục vọng ấy khi hắn ta trở về đeo bộ mặt giả dối, trốn bỏ trách nhiệm, phủ sạch mọi lỗi lầm mình vừa gây với nàng và đổ dồn tất cả mọi tội lỗi cho nàng. Hắn trút hết vào cơn say rượu bí tỷ để mặc thêm nàng phải một mình gánh chịu những sự khinh rẻ của mọi người. Antoine là một người đàn ông sẵn sàng bất chấp tất cả để có được thứ mình muốn, coi phụ nữ nữ chỉ là một món đồ chơi để thỏa mãn dục vọng sau khi thỏa mãn thì lại vứt bỏ như chưa từng sở hữu. Đúng như lời nhận xét của Eric về hắn ta là “đồ thú vật”, “một thằng khốn nạn” [15-tr.226].
Yban và Simone Colette đã thành công trong việc lột tả được hết những khuyến khuyết cũng như bộ mặt giả dối, ích kỷ, hèn mọn chỉ muốn đẩy người phụ nữ “lên giường” thỏa mãn dục vọng sau đó lại vứt bỏ họ như một món đồ chơi bỏ đi, một cách không thương tiếc. Thay vì việc nhìn nhận đàn ông là một đối tượng miêu tả thì hai tác giả đã nhìn nhận họ như một khách thể thẩm mỹ để thể hiện hiện tinh thần diễn ngôn về giới nữ trong sáng tác của mình.
44