Vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ

Một phần của tài liệu Diễn ngôn về giới nữ trong tập truyện i’m đàn bà (y ban) và tiểu thuyết và chúa đã tạo ra đàn bà (simone colette) (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG TRONG DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ TRONG TẬP TRUYỆN “I’M ĐÀN BÀ” (YBAN) VÀ TIỂU THUYẾT “VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA ĐÀN BÀ” (SIMONE COLETTE)

2.1. Chủ thể phát ngôn - những phụ nữ đại diện cho tư tưởng mới

2.1.2. Người phụ nữ qua lăng kính của nhà văn nữ

2.1.2.1. Vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ

Dưới lăng kính của một nhà văn nữ, Y Ban và Simone Colette đã vẽ lên hình ảnh những nhân vật nữ trong tập truyện I’m đàn bà và tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà có vẻ đẹp tự nhiên, cá tính mạnh mẽ và họ ý thức được giá trị của bản thân, qua đó họ muốn đứng lên cất tiếng nói bảo vệ giới mình, bày tỏ khát vọng vượt ra ngoài khỏi những khuôn phép, lề lối giam cầm người phụ nữ. Đồng thời thể hiện ý thức khẳng định bản thể giới với những khát vọng hạnh phúc, tự do và dục tính. Y Ban và Simone Colette đã thể hiện sự độc đáo trong những trang văn thấm đẫm hơi thở cuộc sống, giàu chất thời sự, giọng văn mãnh liệt, táo bạo, có cái nhìn cuộc sống thành thật đến trần trụi.

Người phụ nữ trong sáng tác của Y Ban và Simone Colette trước hết xuất hiện qua những nét vẽ thể hiện cái vẻ đẹp tự nhiên, nguyên thủy nhất của người phụ nữ. Vẻ đẹp tự nhiên ấy được Simone Colette ca ngợi qua sự lôi cuốn, gợi cảm của thân thể của Juliette. Nàng hoàn toàn tự tin với cơ thể của mình, nên ngay khi mở đầu tác tác phẩm, nàng xuất hiện khi đang tắm nắng hoàn toàn tự nhiên theo kiểu

au naturel”. Juliette đẹp, cuốn hút và gợi cảm đến nỗi chỉ mới nhìn thấy đôi chân trần của nàng thôi, Eric đã cảm thấy hạnh phúc, sung sướng lắm muốn lưu giữ, khéo dài lấy cái khoảnh khắc tuyệt vời ấy mãi mãi: “Một đôi chân trần, gót hướng lên

25

trời, đung đưa uể oải từ sau ra trước dưới ánh nắng. Đôi chân rám nắng có ánh vàng, với những ngón chân nhỏ xíu như chân trẻ con” [15-tr.9] . Chỉ hình với hình ảnh một đôi “chân trần”, thon thả, ngón chân “nhỏ xíu”, làn da “rám nắng” khỏe khoắn,cùng với hành động quyến rũ “hướng lên trời”, “đung đưa” nhà văn đã phô bày được hết sự cuốn hút của Juliette, nó làm khơi gợi lên cái ham muốn, cái dục vọng của “con sư tử” trong đàn ông . Đôi chân ấy khiến Eric không thể kìm chế nổi sự ham muốn của bản thân mà bước vào, khom mình, len lỏi trong mớ quần áo đang phơi, rẽ các tấm khăn trải giường đang khô cho đến khi chỉ còn một sợi dây phơi ngăn cách giữ ông ta và nàng mà phải thốt lên “Em có đôi chân của một nữ thần,”

[15-tr.9]. Không phải đôi chân đẹp hay xinh xắn mà là đôi chân của một nữ thần, của một vẻ đẹp đầy hấp dẫn khiến cho mọi đàn ông phải quỳ rạp, nguyện chết vì nó.

Ngay cả ông Morin - bố nuôi của Juliette cũng không thể cưỡng lại được sự quyến rũ chết người ấy, dù đang phải ngồi xe lăn và rất sợ vợ nhưng ông ta vẫn hăm hở ló qua ô cửa sổ mắt bò mà chăm chú ngắm nhìn nàng không chớp mắt. Sự tinh tế của Simone con thể hiện ở việc miêu tả sức hấp dẫn của nàng mãnh liệt, cuốn hút con người ta, đến nỗi khi nàng đi xăng đan, dắt xe đạp đi dọc ven đường cùng khiến những vị khách trên xe buýt phải xì xầm, thốt lên “Chao là cặp mông! Như cả một bài ca!” [15-tr.29], cơ thể của nàng, cặp mông của nàng thật đẹp, đẹp như một khúc nhạc tình ca, nó làm con người ta say mê, chìm đắm, ngất ngây ở trong đó. Hay khi gặp nhau trên xe buýt từ Toulon trở về St.Tropez, Antoine đã phải thốt lên trước vẻ đẹp nữ thần của Juliette “Lần nào anh gặp em, em đều lại đẹp hơn lần trước. Anh cứ nghĩ không thể nào cứ như thế mãi, nhưng mà nó cứ như thế. Sớm muộn gì em cũng phải tốp lại đừng thế nữa không thì đàn ông người ta khùng lên hết vì em mất.” [15-tr.32]. Juliette tự ý thức rõ về vẻ đẹp vốn có của bản thân nên nàng rất tự tin phô bày sức hấp dẫn của vẻ đẹp hình thể, nàng tự tin tắm nắng hoàn toàn tự nhiên theo kiểu “au naturel” khi đang nói chuyện với Eric dù chỉ cách qua một tấm chăn ga. Simone Colette miêu tả vẻ đẹp cơ thể của nàng bằng những hình ảnh rất chân thực, vô cùng sống động và táo bạo nhất. Nó luôn xuất hiện trong trạng thái trọn trịa nhất, viên mãn nhất: “Tắm đẫm trong nắng đẹp tựa vàng mười” [15-tr.12].

Còn trong tập truyện I’m đàn bà, ta có thấy được vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ được Y Ban khắc họa qua vẻ đẹp tràn đầy sinh lực của người phụ nữ trong Gà ấp bóng có sở thích ngắm mình khỏa thân trước gương để thấy được cái cơ thể hấp dẫn, quyến rũ, cái vẻ đẹp căng tràn sức xuân của mình “một gương mặt sáng láng tự tin, một thân hình hấp dẫn” [30-tr.39]. Hay nhân vật nữ trong Người đàn bà đứng trước gương, chị tự ngắm mình khỏa thân trước gương như một buổi kiểm tra

26

cơ thể của mình từ viền mi đến ánh mắt ,từ gương mặt đến bộ ngực, từ cánh tay đến đôi chân một cách chậm rãi, chi tiết. Có thể thấy việc dám tự ngắm nhìn cơ thể của mình là thể hiện sự tự tin của người phụ nữ hiện đại: “Nàng chậm rãi mở từng cổ áo, khuôn ngực đầy đặn trắng ngà hiện ra. Hai tòa thiên nhiên như hai nắm cơm đẹp, chắc chắn với những núm hoa bí, hoa mướp đã qua thời kỳ đơn trái. Nhưng dầu sao Nàng tự hài lòng, không phải dạng vắt quặt sau lưng” [30-tr.151]. Mặc dù rằng người phụ nữ trong tác phẩm này không còn là người phụ nữ trẻ trung với vẻ đẹp hình thể viên mãn như thời con gái: “Trong lòng đầy nghi ngại nàng hối hả bỏ luôn chiếc quần ngủ mỏng tang. Đôi chân nàng dường như cũng giống như hai cánh tay, phía cổ chân vẫn thon thả nhưng hai vế đùi cũng chảy ra như cánh dơi . Ở tư thế những thớ thịt chảy xuống , chùn lại phía gối” [30-tr.152]. Hình ảnh trong gương và hình ảnh thực đan xen lẫn nhau: “Không chịu nổi hình ảnh thực đó nàng tiến lại gần gương gửi hà hơi thổi khí ẩm vào gương. Tấm gương trở nên mờ ảo như sương khói. Trong tấm gương phản lại hình ảnh tùng khối, từng mô rắn chắc và nõn nà như trong tranh Phục Hưng vậy” [30-tr.152]. Khi tìm hiểu về cơ thể con người, giống như đi vào cát vậy, càng lấn càng lún, càng tìm hiểu nó càng khơi gợi cái sự tò mò của họ nên không chỉ dừng lại ở đấy nàng muốn nhìn thấy tất cả những gì sâu kín nhất của cơ thể mình, ngay cả phần khuất lấp: “Khi sinh con lần đầu nào phải khâu đến tám mũi trong và bốn mũi ngoài. Nàng chưa bao giờ nhìn thấy, chưa bao giờ có cả trong ý nghĩ về những chỗ bị khâu ấy. Bây giờ nàng có ý nghĩa mãnh liệt , nàng muốn nhìn thấy. Nàng luôn nắm bắt được ý nghĩ của mình, còn cái vỏ đựng những ý nghĩ đó nàng chưa một lần nhìn thấy, bởi vậy nàng chưa bao giờ thực sự hiểu thấu đáo được mình. Nàng động viên mình can đảm để nhìn” [30-tr.154] . Khi tự chiêm ngưỡng, khám phá vẻ đẹp cơ thể của mình người phụ nữ ấy đã trải qua nhiều tâm trạng, cung bậc cảm xúc khác nhau: hồi hộp đến lo lắng, sợ hãi rồi tự hào và tự ngưỡng mộ. Không chỉ riêng trong “Người đàn bà đứng trước gương” Y Ban cũng đã miêu tả vè đẹp của người phụ nữ bằng hình ảnh đứng trước gương để tự ngắm cơ thể mình qua nhân vật “tôi” trong Tự: “Tôi đứng trước gương. Tôi ngắm mình và xem sự chuyển động của cơ thể. Thoạt đầu hai núm vú tôi co lại, chọc dựng lớp vải ngực.

Tôi nhìn xuống phía dưới. Một lớp đen sẫm giữa hai đùi nổi trên nền lụa in vào trong gương.”[30-tr.88]. Đứng trước gương, chiêm ngưỡng cái vẻ đẹp nguyên thủy của mình, chị không khỏi tự hào về cái vẻ đẹp đầy quyến rũ, hấp dẫn mà tạo hóa đã ban tặng cho mình “Trong gương da thịt sáng loáng. Một tấm thân tròn mình cá trắm, với 2 cái vú bánh dày, một đôi chân dài và cái bụng đã qua một lần sinh nở mà vẫn thon,

27

tịnh không có vết nứt. Cái tấm thân cha mẹ sinh ra thế là quí lắm, ối người mất bao tiền để thẩm mĩ mà có nổi tấm thân đó đâu. Tấm thân thật đẹp đẽ. Ngày xưa mẹ chồng đi kén con dâu thì phải là người có tấm thế này để vừa sinh nở tốt vừa khéo ăn ở với nhà chồng. Tấm thân này được gọi là tấm thân sang.”[30-tr.111,112]. Với người đàn bà ấy, thì có một cơ thể đẹp, một nét duyên ngầm chính là vũ khí hiện đại tối tân nhất để tự tin bước vào những cuộc chinh phục thế giới đàn ông. gà ấp bóng ngắm mình trước gương để tìm thấy những vẻ đẹp quyến rũ tiềm ẩn của cơ thể, để tự hào về về nét đẹp trời ban của mình.

Như vây, dưới lăng kính của nhà văn nữ, Yban và Simone Colette đã coi sự bộc lộ cơ thể chính là một cách giác ngộ về cái khao khát giải phóng tinh thần của người phụ nữ. Vẻ đẹp hình thể người phụ nữ xuất hiện trong những trang văn của các nhà văn nữ một cách thường xuyên, phổ biến và có sức ám ảnh nghệ thuật cao.

Một phần của tài liệu Diễn ngôn về giới nữ trong tập truyện i’m đàn bà (y ban) và tiểu thuyết và chúa đã tạo ra đàn bà (simone colette) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)