1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Diễn ngôn về giới nữ trong tiểu thuyết mẫn và tôi của phan tứ và chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của svetlana alexievich

70 131 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Trang 1

RƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA NGỮ VĂN

VI THỊ HÀ

DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ TRONG TIỂU THUYẾT

MẪN VÀ TÔI CỦA PHAN TỨ VÀ CHIẾN TRANHKHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ

CỦA SVETLANA ALEXIEVICH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCChuyên ngành: Lí luận văn học

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA NGỮ VĂN

VI THỊ HÀ

DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ TRONG TIỂU THUYẾT

MẪN VÀ TÔI CỦA PHAN TỨ VÀ CHIẾN TRANHKHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ

CỦA SVETLANA ALEXIEVICHKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hướng dân khoa học

TS NGUYỄN THỊ VÂN ANH

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy côtrường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện, giúp đỡ để em hoàn thành khoáluận tốt nghiệp.

Em cũng xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Vân Anh, người đã tận tìnhhướng dẫn em hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.

Trong quá trình làm khoá luận, khó tránh khỏi sai sót, em rất mong các Thầy,Cô bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạnchế nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ýkiến chỉ dẫn của quý Thầy, Cô Đó là hành trang quý giá giúp em tự hoàn thiện bảnthân mình sau này.

Xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn đồng hành, tạo điều kiện giúp đỡ emhoàn thành tốt khoá luận.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 02 tháng 05 năm 2018

Sinh viên

Vi Thị Hà

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Cácdẫn chứng và kết quả trong đề tài nghiên cứu đều chính xác, trung thực Đề tàinghiên cứu này chưa công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào.

Hà Nội, Ngày 02 tháng 05 năm 2018

Sinh viên

Vi Thị Hà

Trang 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Bố cục khoá luận 6

NỘI DUNG 8

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ DIỄN NGÔN VÀ SO SÁNH DIỄN NGÔN 8TRONG VĂN HỌC 8

1.1 Một số vấn đề cơ bản về diễn ngôn 8

1.1.1 Khái niệm diễn ngôn 8

1.1.2 Trật tự diễn ngôn 12

1.1.3 Đặc điểm của diễn ngôn văn học 13

1.2 So sánh diễn ngôn trong văn học 15

1.2.1 Khái quát về văn học so sánh 15

1.2.2 So sánh diễn ngôn văn học là một chủ đề của Văn học so sánh 17

Chương 2: NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ CỦA TIỂU THUYẾT MẪN VÀ TÔI (PHAN TỨ) VÀ CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ (S.ALEXIEVICH) 192.1 Người phụ nữ gắn với bối cảnh chiến tranh 19

Trang 6

2.2 Người phụ nữ với phẩm chất anh hùng, đảm đang, giàu tình thương yêu

23

Chương 3: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG DIỄN NGÔN VỀ GIỚINỮ CỦA TÁC PHẨM MẪN VÀ TÔI (PHAN TỨ) VÀ CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ (S.ALEXIEVICH) 333.1 Về mục đích diễn ngôn 33

3.1.1 “Mẫn và tôi” kiến tạo những tấm gương về người phụ nữ anh hùng 33

3.1.2 “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” kiến tạo người phụ nữvới số phận bi kịch 39

3.2 Về trật tự diễn ngôn 43

3.2.1 Chết chóc, bi thương và tình dục là hệ chủ đề cấm kị trong “Mẫn vàtôi” 44

3.2.2 “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” công khai diễn ngôn về cái chết, đau thương và vấn đề tình dục 47

3.3 Về chiến lược diễn ngôn 51

3.3.1 Về chủ thể của diễn ngôn 52

3.3.2 Về phương thức kiến tạo diễn ngôn 53

KẾT LUẬN 60TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

1 Lí do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, việc tiếp cận lí thuyết diễn ngôn và sử dụng nó đểnghiên cứu văn học ở nước ta đang ngày càng phổ biến Lí thuyết diễn ngôn ra đờixem văn học là một diễn ngôn do các thiết chế văn hóa, chính trị, xã hội của thời đạiquy định Khi đặt vấn đề nghiên cứu diễn ngôn tức là ta không dừng lại ở việcnghiên cứu ngôn từ mà còn nghiên cứu các quy tắc tư tưởng xã hội chìm sâu, hữuthức hoặc vô thức đã chi phối quá trình sáng tác của nhà văn Khái niệm diễn ngônra đời đã làm thay đổi cách nhìn về ngôn ngữ Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện,công cụ phản ánh mà chính là nội dung, là sự kiến tạo nội dung Bởi vì trong thựctiễn, diễn ngôn được “nói” ra như thế nào không chỉ phụ thuộc vào ngữ học mà cònphụ thuộc vào trạng thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức và cơ chế quyền lực trongxã hội Văn học trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể được kiến tạo theo những hệ trithức nhất định thuộc hệ chủ đề chính thống, ngoài ra cũng có một số diễn ngônđược kiến tạo ngoài vòng kiểm soát của các quy tắc ràng buộc thuộc hệ chủ đề cấmkị Sự ra đời của lý thuyết diễn ngôn đã tạo ra một cách tiếp cận mới và cũng gâykhông ít tranh cãi Diễn ngôn đã trở thành một những điểm tựa cho khuynh hướngnghiên cứu văn học và văn hoá, nó là khái niệm trung tâm của các khuynh hướngnghiên cứu đương đại như chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa thuộc địa - hậu thuộcđịa, lí luận nữ quyền.

Diễn ngôn về giới là một vấn đề hấp dẫn nhưng cũng khá phức tạp Nghiêncứu về giới đặc biệt là diễn ngôn về giới nữ không chỉ có ý nghĩa văn học mà cònmang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong giai đoạn đánh dấu sự phát triển của văn học.Việc so sánh diễn ngôn trong văn học giúp khám phá ra những điểm tương đồng,ảnh hưởng và dị biệt trong cách kiến tạo diễn ngôn của các thời đại, các nền vănhóa, văn học khác nhau Bởi vì mỗi thời kì văn học, mỗi trào lưu, khuynh hướngsáng tác sẽ xuất hiện các loại chủ thể phát ngôn khác nhau.

Văn học là tấm gương phản chiếu một cách chân thực đời sống không chỉ ởbề nổi mà còn đi sâu khám phá đời sống nội tâm con người Đề tài chiến tranh là

Trang 8

một đề tài luôn nóng hổi, thu hút ngòi bút của các nhà văn dù là trong thời chiến hay

trong thời bình Tiểu thuyết Mẫn và tôi của nhà văn Phan Tứ thuộc nền văn học

hiện thực xã hội chủ nghĩa đã tái hiện được khá sinh động khí thế hào hùng củanhân dân miền Nam Việt Nam trong thời chống Mĩ Thông qua hình tượng giới nữ,đặc biệt là Mẫn, nhà văn đã cất lên tiếng nói ngợi ca những phẩm chất đẹp đẽ, sángngời của người con gái trong thời chiến Tác phẩm làm sáng tỏ chân dung của nữ

giới trong một nền văn học cụ thể Đến với cuốn tiểu thuyết Chiến tranh không có

một khuôn mặt phụ nữ của Alexievich - nhà báo, nhà văn Nga, tác phẩm ra đời

không chỉ thu hút sự chú ý mà còn gây tranh cãi trong một thời gian dài và nó đãđem đến cho văn học thế giới một cái nhìn toàn diện về chiến tranh Tác phẩm củabà đã đạt giải Nobel văn học năm 2015, tác phẩm là diễn ngôn về giới nữ đã nói lêntiếng nói của người phụ nữ trong chiến tranh, đi ngược lại hệ thống chủ đề chínhthống.

Hai tác phẩm của hai nền văn học khác nhau, hai thời đại khác nhau và điểmnhìn khác nhau nhưng đều đề cập đến chân dung của giới nữ Tuy nhiên chưa cócông trình nào nghiên cứu, so sánh, giải mã cơ chế tạo lập diễn ngôn về người phụnữ trong hai tác phẩm này Tất cả những khó khăn và hấp dẫn của đối tượng đã thôi

thúc chúng tôi lựa chọn đề tài: “Diễn ngôn về giới nữ trong tiểu thuyết Mẫn và tôicủa Phan Tứ và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết “Mẫn và tôi”

Tiểu thuyết Mẫn và tôi của Phan Tứ có đóng góp không nhỏ trong nền văn

học Việt Nam, nhất là ở mảng đề tài nói về chiến tranh cách mạng Thực tế có nhiềubài nghiên cứu đề cập đến tác phẩm này, tuy nhiên khi xem xét ở góc độ diễn ngônchúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp vấn đề diễn ngônvề giới nữ trong tiểu thuyết này Ở đây, chúng tôi chỉ điểm qua một số công trìnhnghiên cứu có liên quan đến tác phẩm.

Trang 9

Trong bài viết Tiểu thuyết Mẫn và tôi của Phan Tứ (Tác phẩm mới, số

25/1973), Phan Cự Đệ đã thấy được những tiếp nối trong con đường tiểu thuyết viết

về chiến tranh cách mạng của Phan Tứ từ sau Gia đình má Bảy: “Tiểu thuyết Mẫn

và tôi sẽ tiếp tục giải quyết một số vấn đề mà trong Gia đình má Bảy, Phan Tứ chưa

có điều kiện đề cập tới” [8] Phan Cự Đệ cho rằng Mẫn và tôi là một trong những

tiểu thuyết thành công nhất của Phan Tứ, đồng thời đánh giá cao những tìm tòi sángtạo của nhà văn trong quá trình sáng tác Ở Mẫn và Tôi, Phan Tứ đã phát huy nhữngmặt mạnh trước đây trong phong cách, mở rộng tầm bao quát sử thi và đi sâu vàothế giới nội tâm và quá trình phát triển của những tính cách anh hùng.

Nguyễn Hòa trong bài viết Về văn xuôi, và không chỉ về văn xuôi nhấn mạnhsự thành công của Mẫn và tôi trong danh sách những tác phẩm văn chương viết vềđề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang Theo Nguyễn Hòa, “từ Bên kia

biên giới, Trước giờ nổ súng đến Mẫn và tôi, Phan Tứ đã đi qua một đời sáng tác,

chính vì vậy, tác phẩm là sự đan bện, hòa quyện từ thực tế cuộc sống và tài năngcủa nhà văn, đó là những sáng tạo nghệ thuật đích thực” [13]

Ngoài ra còn có các bài viết, công trình nghiên cứu khác như: Phan Tứ từ

“Về làng” đến “Mẫn và tôi” của Lê Thị Đức Hạnh (Tạp chí Văn học, số 2/1975);Hình ảnh người phụ nữ miền Nam trong chống Mỹ qua truyện của Phan Tứ (Tạp

chí Văn học, số 1/1978).

2.2 Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết “Chiến tranh không có một

khuôn mặt phụ nữ”

Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ là một kiệt tác của Svetlana

Alexievich - nữ nhà văn, nhà báo Belarus mới đoạt giải Nobel Văn chương năm2015 Tác phẩm này xuất bản lần đầu năm 1983 và được nhà văn Nguyên Ngọcdịch và in ở Việt Nam năm 1987 nhưng không có nhiều phản hồi từ độc giả Trongvài năm trở lại đây, khi cuốn tiểu thuyết được tái bản với nhiều trang viết được phụchồi từ phần người kiểm duyệt cắt bỏ, nó đã trở thành một hiện tượng văn học củanhân loại Cũng đã có một số bài viết đề cập ít nhiều đến tác phẩm này, tuy nhiênchưa một bài viết nào đi sâu nghiên cứu ở góc độ diễn ngôn.

Trang 10

Trong tạp chí Sông Hương - số 20 (T.8 - 1986) đăng bài Xet – la – na và tác

phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ do Vương Kiều dịch theo bản

tiếng pháp đã ghi lại cuộc trả lời phỏng vấn của bà về một số vấn đề xoay quanh tácphẩm, đặc biệt là những người phụ nữ trong chiến tranh : "Tôi đã tiếp xúc với nhữngmẫu người phụ nữ thật hết sức khác nhau, có người thái độ của họ quả quyết trongchiến tranh, có người bị chiến tranh đè bẹp, có người giữ được bản chất thanh khiết,lại có người bị tước mất tinh thần mơ mộng, có người e dè khép kín, có người lại cởimở Đó là những phụ nữ với sức mạnh tinh thần của họ, cộng với khả năng to lớncủa tâm hồn nhân bản, họ đã tạo nên chủ đề cuốn sách của tôi” [14].

Trong tạp chí Văn nghệ quân đội số ra ngày 11/7/2016 Lê Hồng Lâm cũng

đã đề cập một vài nét về tác phẩm: "Còn hàng trăm câu chuyện khủng khiếp khácvề gương mặt bị bầm nát của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh Hơn 20triệu người Nga Xô Viết chết trong chiến tranh thế giới thứ hai có bao nhiêu gươngmặt phụ nữ? Khó ai biết chính xác, nhưng đọc cuốn sách này ta biết hàng nghìnthân phận, hàng nghìn gương mặt người phụ nữ không còn nguyên dạng cả bêntrong lẫn bên ngoài Họ là ai? Là phụ nữ từ nông dân đến trí thức, từ nông thôn rathành thị Họ là binh nhất, binh nhì, du kích, y tá, cứu thương, bác sĩ phẫu thuật Họ là cơ trưởng, trung sĩ lái máy đầu kéo, chiến sĩ súng máy, xạ thủ bắn tỉa, chiếnxa hạng nặng… Họ là những cô gái trẻ chưa một lần yêu không may rơi vào tay bọnĐức Thường các cô có một viên đạn để tự kết liễu nếu không may rơi vào tay giặc,nhưng cô không kịp trở tay Sáng hôm sau đồng đội thấy cô bị cắt vú, moi mắt, cắtbộ phận sinh dục và đóng cọc xuyên qua người Trên gương mặt dù thảng thốt vàđau đớn vẫn không giấu được vẻ đẹp của tuổi 19” [15]

Nhìn chung, những bài viết về tiểu thuyết Mẫn và tôi và Chiến tranh không

có một khuôn mặt phụ nữ chủ yếu mới chỉ được in trên các báo và các tạp chí, trên

các diễn đàn và báo mạng, chưa thực sự phong phú về số lượng và chưa sâu về mứcđộ khảo sát Và đó cũng chỉ là các bài viết nghiên cứu tác phẩm trong hệ thống cácsáng tác của nhà văn hoặc nghiên cứu tác phẩm đơn lẻ Đa số các bài viết mới chỉnghiên cứu, nhận diện một cách khái quát tác phẩm và tác giả mà chưa có công

Trang 11

trình nào đi sâu nghiên cứu, so sánh cụ thể các bình diện của tác phẩm hay tiếp cậntác phẩm ở một góc độ lý thuyết nào đó Chính vì vậy đây chính là những gợi ý giátrị cho khoá luận của chúng tôi.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong công trình này, chúng tôi tập trung nghiên cứu, so sánh diễn ngôn về

giới nữ trong tiểu thuyết Mẫn và tôi của Phan Tứ và Chiến tranh không có một

khuôn mặt phụ nữ của Alexievich.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ của đề tài, khoá luận giới hạn phạm vi

nghiên cứu trong cuốn: Mẫn và tôi của Phan Tứ và Chiến tranh không có một khuôn

mặt phụ nữ của S.Alexievich

4 Mục đích nghiên cứu

Lựa chọn đề tài nghiên cứu “Diễn ngôn về giới nữ trong tiểu thuyết Mẫn và

tôi của Phan Tứ và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana

Alexievich” khóa luận hướng tới những mục đích cơ bản sau:

- Xác định, củng cố một số vấn đề lý thuyết cơ bản về diễn ngôn.

- Làm sáng tỏ cơ chế tạo lập diễn ngôn về giới nữ của hai hiện tượng văn học- Phân tích tính đặc thù của diễn ngôn giới nữ trong hai nền văn học khácnhau.

- Góp phần khẳng định tính nhân văn sâu sắc qua hai tác phẩm và cho ta cáinhìn bao quát về chiến tranh: từ góc độ quen thuộc đến mới mẻ, toàn diện.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này chúng tôi xác định một số nhiệm vụ sau:- Tập hợp các lý thuyết có liên quan đến đề tài.

- Tìm hiểu các tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.- Phân tích, đánh giá nhìn nhận vấn đề toàn diện.

Trang 12

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, khoá luận này sử dụng một số phương pháp nghiên cứusau đây:

- Các nguyên tắc phương pháp luận của lý thuyết văn học so sánh: căn cứvào hệ thống lý thuyết của bộ môn Văn học học so sánh để phân tích, tìm ra bảnchất, quy luật tồn tại và phát triển của văn học.

- Các nguyên tắc phương pháp luận của lý thuyết diễn ngôn: vận dụng lýthuyết diễn ngôn để phân tích diễn ngôn về giới nữ trong văn học hiện thực xã hộichủ nghĩa.

- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống: nghiên cứu đốitượng trong hệ thống các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh của văn học hiện thựcxã hội chủ nghĩa.

- Phương pháp xác định lịch sử phát sinh: chúng tôi đi tìm nguồn gốc phátsinh, quá trình tồn tại của các tác phẩm để phát hiện ra bản chất và sự tác động củacác thiết chế văn hóa, chính trị, xã hội đến tác phẩm văn học.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh hai tác phẩm thuộc hai nền vănhọc khác nhau để nhận ra sự tương đồng, ảnh hưởng, đặc biệt là sự khác biệt giữahai hiện tượng văn học.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: chúng tôi chia nhỏ các đối tượng đểphân tích, từ đó có cái nhìn cụ thể hơn về các hiện tượng văn học

7 Bố cục khoá luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóaluận được triển khai thành ba chương:

Chương 1: Khái quát về diễn ngôn và so sánh diễn ngôn trong văn học

Chương 2: Những nét tương đồng trong diễn ngôn về giới nữ của tác phẩm

Mẫn và tôi (Phan Tứ) và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ

(S.Alexievich)

Trang 13

Chương 3: Những điểm khác biệt trong diễn ngôn về giới nữ của tác phẩm

Mẫn và tôi (Phan Tứ) và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ

(S.Alexievich)

Trang 14

NỘI DUNGChương 1

KHÁI QUÁT VỀ DIỄN NGÔN VÀ SO SÁNH DIỄN NGÔNTRONG VĂN HỌC

1.1 Một số vấn đề cơ bản về diễn ngôn

1.1.1 Khái niệm diễn ngôn

Trong những năm gần đây, khái niệm diễn ngôn được đề cập khá nhiều trongcác bài viết, bài nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên vẫn chưa thểxác định được chính xác khái niệm này bởi sự phức tạp trong nội hàm của nó Mỗinhà khoa học khi nghiên cứu đến vấn đề này đều sử dụng một cách hiểu riêng, đòihỏi người đọc cần phải căn cứ vào từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể để tiếp nhậnmột cách đúng đắn Vì thế, việc tìm hiểu và xác định rõ khái niệm này vẫn là mộtvấn đề bức thiết của khoa học.

Theo từ điển New Webster’s Dictionary thì diễn ngôn được định nghĩa gồm

hai nghĩa Một là sự giao tiếp bằng tiếng nói (trò chuyện, lời nói, bài phát biểu); Hailà sự nghiên cứu tường minh, có hệ thống về một vấn đề nào đó (luận án, các sảnphẩm của suy luận,…) Cả hai nghĩa đó đều chỉ thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ, nhưngchưa nói đến cái nghĩa hiện đại là hình thức của ý thức hệ và quyền lực, cũng chưađề cập giao tiếp phi ngôn từ, như cử chỉ thân thể, sự mô phỏng động tác, sự thay đổitư thế của thân thể, trang phục, nghi thức,…Đồng thời cả một lĩnh vực rộng lớn lànghệ nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, âm nhạc, thi ca đều nằm ngoài định nghĩa

đó Trong cuốn Discourse, tác giả Sara Mills cho rằng diễn ngôn là thuật ngữ “có

phạm vi nghĩa khả hữu rộng nhất so với bất cứ thuật ngữ nào khác thuộc lí luận vănhọc và văn hóa” Theo khảo chứng của Manfred Frank, diễn ngôn (discourse) bắtnguồn từ tiếng La Tinh “discoursus”, mà từ này có gốc động từ là “discurere” cónghĩa là tán láo chơi, nói huyên thuyên Như vậy, diễn ngôn là một lối nói, hoặccách nói hay cũng có thể là một lượt nói có độ dài không xác định Trong tiếngpháp, “diễn ngôn” rất gần với tán gẫu, nói chuyện phiếm, kể chuyện… Như vậy, córất nhiều ý kiến về khái niệm diễn ngôn, dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận,

Trang 15

nghiên cứu Trong lịch sử nghiên cứu diễn ngôn, có thể nói có ba cách cơ bản đểtiếp cận khái niệm này Mỗi cách tiếp cận đều căn cứ vào những luận điểm, lí thuyếtkhác nhau nhưng giữa chúng vẫn có sự giao thoa, kế thừa lẫn nhau.

Thứ nhất là cách tiếp cận ngôn ngữ học Nền tảng của cách tiếp cận này là

những luận điểm của F.de Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương Sự ra

đời của cuốn giáo trình này đã đánh dấu một bước ngoặt trong nghiên cứu ngônngữ: chuyển từ nghiên cứu sự biến đổi của ngôn ngữ qua các thế hệ sang nghiêncứu bản chất của ngôn ngữ như một hệ thống tĩnh tại, khép kín Trong nghiên cứunày, Saussure phân biệt ngôn ngữ và lời nói Ông đem đối lập ngôn ngữ với lời nóivà ngôn ngữ học chỉ nghiên cứu ngôn ngữ, tức là hệ thống các nguyên tắc chi phốiviệc sử dụng ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, cú pháp Lời nói thuộc phạm vi cánhân không thuộc đối tượng nghiên cứu của văn học Sự đối lập giữa lời nói vàngôn ngữ trong quan điểm của Saussure đã làm nền tảng cho sự phân biệt giữadiscourse (diễn ngôn) và text (văn bản) Văn bản (text) là cấu trúc ngôn ngữ mangtính chất tĩnh, còn diễn ngôn (discourse) là cấu trúc lời nói mang tính động Trên cơsở đối lập này, vào những năm 1960, ngôn ngữ học đã rẽ sang hai hướng: mộthướng đi sâu nghiên cứu cấu trúc nội tại của các văn bản như một hệ thống chỉnhthể, kép kín và biệt lập và hướng còn lại chuyên nghiên cứu cấu trúc diễn ngôntrong mối quan hệ với ngữ cảnh phát ngôn, nhân vật phát ngôn,… Cả hai khuynhhướng này đều được hình thành trong bối cảnh phát triển cực thịnh của chủ nghĩacấu trúc, vì thế chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của trào lưu lí thuyết này Tuynhiên, trong các công trình nghiên cứu thuộc hai khuynh hướng này, không phải lúcnào diễn ngôn và văn bản cũng được phân biệt một cách rạch ròi.

Hướng nghiên cứu thứ hai là hướng nghiên cứu diễn ngôn trong văn học doM.Bakhtin đề xuất Tư tưởng về diễn ngôn của Bakhtin có vai trò như một bản lề,hay một cầu nối bắc từ quan niệm về diễn ngôn của ngôn ngữ học cấu trúc sangquan niệm diễn ngôn của các trường phái lí luận hậu hiện đại Trong các trước táccủa Bakhtin, ta có thể thấy sự đối thoại và phủ định đối với rất nhiều quan điểm vềngôn ngữ học được lưu hành phổ biến trong thời đại của ông, đặc biệt là những

Trang 16

quan điểm ngôn ngữ được triển khai trên cơ sở tư tưởng của Saussure Bakhtin phêphán ngôn ngữ học hàn lâm chỉ tập trung nghiên cứu phương diện cấu trúc của ngônngữ mà không chú ý đến bình diện sinh thành của ngôn ngữ, tức là ngôn ngữ trongđời sống, trong giao tiếp Ông là người đề xuất hướng nghiên cứu mới là “siêu ngônngữ học” [23], một ngành khoa học chuyên nghiên cứu “đời sống của lời nói”,“dòng chảy ngôn từ”, nói cách khác là ngôn ngữ như một thực thể đa dạng, sốngđộng, mang tính lịch sử chứ không phải là ngôn ngữ như một hệ thống khép kín vàtrừu tượng Đồng thời, ông cũng phản đối lối nghiên cứu ngôn từ tách khỏi đời sốngxã hội và ý thức hệ Như vậy, Bakhtin đã đưa ngôn ngữ học rẽ sang một bước ngoặtmới Nếu Saussure nhấn mạnh đến tính cấu trúc của ngôn ngữ thì Bakhtin đặc biệtquan tâm đến tính đối thoại của lời nói Nếu các lý thuyết văn học được triển khaitrên nền tảng ngôn ngữ học cấu trúc có xu hướng đồng qui các văn bản/ diễn ngônvào những mẫu số chung thì lý thuyết văn học của Bakhtin nhằm chỉ ra sự phức tạp,đa diện và biến đổi không ngừng của các văn bản/ diễn ngôn trong lịch sử Quanniệm về tính lịch sử, tính xã hội này của diễn ngôn sau này sẽ gặp gỡ, hay cũng cóthể nói, sẽ đặt nền tảng cho một sự chuyển hướng cực kì quan trọng trong tư duy lýthuyết thế kỉ XX: trào lưu giải cấu trúc.

Hướng tiếp cận thứ ba là hướng tiếp cận xã hội học, gắn liền với những quanniệm về diễn ngôn của M.Foucault (1926 - 1984) – người được coi là ông tổ của cáclí thuyết hậu hiện đại và có ảnh hưởng lớn nhất đến nghiên cứu diễn ngôn từ saunhững năm 1960 Khái niệm diễn ngôn tuy không được đề cập một cách hệ thốngtrong một công trình lí thuyết cụ thể nào của ông, nhưng lại là một mắt xích, mộtchìa khóa quan trọng để tiếp cận các trước tác khổng lồ với những tư tưởng khá dịbiệt của ông Với ông nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu các quy tắc và cấu trúctrong xã hội quy định sự hình thành các ý kiến, học thuyết, khoa học, nghiên cứucác cơ chế để sản sinh ra các văn bản, các dạng ngôn từ trong đời sống xã hội Cáimà Foucault quan tâm không phải là ý nghĩa nào đó ẩn chứa trong diễn ngôn mà lànhững quy tắc đã chi phối việc diễn ngôn ra đời và vận hành diễn ngôn trong đời

sống M.Foucault đã chỉ ra mối quan hệ giữa hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri

Trang 17

thức và cơ chế quyền lực trong việc kiến tạo nên diễn ngôn, tri thức hay diễn ngôn

chẳng qua là những sản phẩm cũng như công cụ để thực thi quyền lực Đối vớiFoucault, diễn ngôn là gì là vấn đề khiến ông rất do dự, nội hàm của nó rất phongphú, phức tạp, có thể nêu ra ba điểm sau: Thứ nhất, diễn ngôn biểu hiện ra bề ngoàithành hình thức ngôn ngữ, nhưng nó không phải là ngôn ngữ thuần túy mà là mộtphương thức biểu đạt của tư tưởng và lịch sử Thứ hai, diễn ngôn có tính chất chỉnhthể, “thuật ngữ diễn ngôn có thể xác định là một chỉnh thể trần thuật hình thành hệthống đồng nhất” Thứ ba, diễn ngôn có tính hệ thống, tính lịch sử, tính liên tục,tính thống nhất, do đó diễn ngôn căn bản không phải là cái hình thành một cách tựnhiên, mà trước sau là kết quả của một sự kiến tạo.

Quan niệm về diễn ngôn của Foucault đã tạo ra một bước ngoặt trong tư duylý thuyết thế kỉ XX: từ đây, người ta không nghiên cứu văn học như một thực thểbiệt lập, mà có xu hướng đặt nó trong mối liên hệ với những loại hình diễn ngônkhác như chính trị, đạo đức, tôn giáo, người ta không nghiên cứu văn bản và nhữnghình thức tổ chức ngôn từ của nó mà cố gắng tìm hiểu những cơ chế tạo lập và chiphối các văn bản ngôn từ - yếu tố nằm ẩn sâu, đằng sau các văn bản Cả M.Bakhtinvà Foucault đều là nhà lịch sử, nhà tư tưởng, nhà triết học chứ không đơn thuần lànhà nghiên cứu văn học nên hai ông đều nhìn ngôn ngữ ở góc độ quan hệ xã hội,ngôn ngữ là sản phẩm của tư tưởng hệ M.Bakhtin và Foucault khẳng định tính chấtsinh thành, đa dạng, năng sản của diễn ngôn.

Có rất nhiều các định nghĩa về diễn ngôn của các nhà nghiên cứu, tôi xintrích dẫn một vài định nghĩa như sau:

V.I.Chiupa cho rằng: diễn ngôn (tiếng Pháp: discours - lời nói) - là phátngôn, hành động lời nói tạo sinh văn bản gồm người nghe bình đẳng với người nóivà được xem là “sự kiện giao tiếp tương tác văn hoá xã hội” (VanDijk) giữa chủthể, khách thể và người tiếp nhận Chữ “diễn ngôn” có nguồn gốc từ tiếng La Tinh,nghĩa là “chạy tới chạy lui khắp tứ phía” (trong các công trình của Thomas Aquinas,nó có nghĩa: đàm luận, nghĩ luận).

Trang 18

Theo Jakob Torfing, “diễn ngôn là kết quả của thao tác có tính chất quyềnnăng, nhằm xác lập địa vị đứng đầu về chính trị, đạo đức trí tuệ trong xã hội”.

Hoặc theo M.Foucault, “diễn ngôn, nói toẹt ra, cần phải hiểu như một sựcưỡng bức mà chúng ta thực hiện đối với sự vật, trong mọi trường hợp, nó là một thực tiễn mà chúng ta ép buộc cho chúng”

Như vậy, từ việc tìm hiểu, kế thừa các quan điểm của các nhà nghiên cứu,chúng tôi tạm rút ra cách hiểu, quan niệm về diễn ngôn để làm cơ sở cho việc phântích, nghiên cứu đối tượng như sau: “Diễn ngôn là một cấu trúc siêu văn bản và làsản phẩm của môi trường sinh thái văn hóa, môi trường thay đổi thì diễn ngôn cũngthay đổi Nó là sự kiến tạo thế giới chịu sự chi phối của một mô hình tư duy, mộtkiểu giải thích, một quy tắc ràng buộc nhất định và là một cấu trúc biểu nghĩa kháiquát mang nội hàm văn hóa, ý thức hệ”

1.1.2 Trật tự diễn ngôn

Trong bài Trật tự diễn ngôn, M.Foucault đưa ra giả thiết rằng, trong mọi xã

hội, việc sản xuất diễn ngôn thường xuyên bị kiểm soát và chọn lọc, được tổ chứcvà tái phân bố nhờ sự hỗ trợ của một số lượng phép tắc nào đó, mà mục đích chungcủa chúng là kiềm chế sức mạnh của quyền lực, sự vô thường, “tính vật chất nguyhiểm” của diễn ngôn Vì vậy, khi phân tích diễn ngôn văn học ta cần phải tìm ra trậttự diễn ngôn trong xã hội, sự chuyển đổi của diễn ngôn đó, khám phá ra đâu là diễnngôn chủ đạo, diễn ngôn trung tâm, diễn ngôn chính thống và đâu là diễn ngôn phitrung tâm, diễn ngôn phi chính thống, diễn ngôn bên lề, diễn ngôn yếu thế, diễnngôn bị loại trừ,… Diễn ngôn chính thống, diễn ngôn trung tâm được xã hội thừanhận gắn với ngôn ngữ, ngữ pháp và chủ yếu gắn với tư tưởng của thời đại, gắn trithức xã hội, niềm tin xã hội Diễn ngôn phi chính thống, diễn ngôn phi trung tâm,…thì ngược lại Trong lý thuyết diễn ngôn của Foucault, bên cạnh việc chỉ ra tính độcđoán, tính thống trị của diễn ngôn thời đại, ông còn chỉ ra diễn ngôn bị khuất lấp,

diễn ngôn bị loại trừ… Điều đó ta thấy rõ trong Trật tự của diễn ngôn, mà

Foucault khẳng định: “trong mọi xã hội sự sản xuất diễn ngôn cùng lúc bị kiểmsoát, tuyển chọn, tổ chức và phân phối lại bởi một số những phương thức quy trình

Trang 19

mà vai trò của nó là để né tránh những khó khăn do nó gây ra” Có nhiều nguyên tắcchỉnh đốn diễn ngôn được duy trì, thực thi trong xã hội thuộc các thể thức bênngoài, các thể thức bên trong và thể thức thứ ba Trong đó quan trọng nhất là thểthức bên ngoài, chức năng của nó là hạn chế, làm chủ các sức mạnh tự phát của diễnngôn Đầu tiên là dạng cấm đoán, kiêng kị: không phải cái gì cũng có thể nói, khôngthể nói về chuyện gì cũng được và không phải ai cũng có thể tuỳ tiện nói về cái gìđó Do vậy, khi đề cập đến những vấn đề bị cấm đoán, kiêng kị tác giả phải sử dụngcác hệ thống “mặt nạ”, “giữ im lặng” trong văn bản để người đọc tự lựa chọn, xácđịnh ý nghĩa trong tình trạng đa nghĩa Đây là một chiến lược đặc thù của tiếng nóivăn học Thứ hai là vị thế của chủ phát ngôn, không phải ai cũng được quyền nói.Từ thời trung đại xa xưa, người điên là kẻ có diễn ngôn không thể lưu chuyển quadiễn ngôn của người khác, và đến thời hiện đại cũng vậy Thứ ba đó là sự đối lậpgiữa chân lí và giả dối Sự đối lập này được xem là con đường tiếp nhận sở nguyệnđối với chân lí với tư cách là chuẩn mực phân chia Foucault cho rằng, mỗi thời đạicó sở nguyện chân lí riêng Nó được thể chế hỗ trợ và buộc chủ thể nhận thức phảichấp nhận một quan điểm, một cái nhìn và chức năng nào đó Ví như thời đại củachủ nghĩa thực chứng từng quy định người ta phải nghiên cứu cái gì, thế nào, nhằmmục đích gì.

Như vậy, diễn ngôn chỉ được tạo lập khi tuân thủ các nguyên tắc chỉnh đốn,thực thi diễn ngôn trong xã hội Đó là nguyên tắc mà mỗi người buộc phải tuân theotrong bất cứ diễn ngôn của mình Nhờ những nguyên tắc kiểm soát ấy mà tất cả cácdiễn ngôn luôn được đặt trong một “trật tự” Mỗi thời đại, mỗi dân tộc khác nhautrong những giai đoạn nhất định sẽ lựa chọn ra đâu là diễn ngôn thống trị, đâu làdiễn ngôn yếu thế Việc phân tích, lí giải các diễn ngôn này cần phải dựa vào nhiềuyếu tố khác nhau thuộc về lịch sử, văn hóa,…

1.1.3 Đặc điểm của diễn ngôn văn học

1.1.3.1 Diễn ngôn văn học là hình thức nghệ thuật của tư tưởng

Diễn ngôn văn học là cách thức sử dụng ngôn từ để khách quan hóa, tri thứchóa tư tưởng của thời đại Nó không có độ dài, không có mở đầu, kết thúc, không có

Trang 20

tác giả riêng biệt mà chỉ là một logic ẩn kín, được cất giấu trong ý thức của xã hộiloài người, ngầm chi phối ngôn ngữ, tư tưởng, phương thức, hành vi của con người.Diễn ngôn luôn đi kèm với lịch sử tư tưởng, là một bộ phận của hệ hình tư tưởng.Tư tưởng của mỗi thời đại sẽ ràng buộc, quy định mọi người nói chung trong cácđiều kiện xã hội, lịch sử được nói gì, không được nói gì và nên nói như thế nào Haynói cách khác, hệ tư tưởng sẽ chi phối cách lựa chọn đề tài, cách xây dựng nhân vậtđến cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu, các thủ pháp nghệ thuật,… Khi hệ hình tưduy thay đổi, lịch sử tư tưởng thay đổi thì những yếu tố này cũng thay đổi.

1.1.3.2 Diễn ngôn văn học là sự kiến tạo những thế giới quan mới

Sự phân tích diễn ngôn trong từng xã hội cho thấy cái logic nội tại, các cơchế chi phối ngôn từ đó là hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức của con ngườivà cơ chế quyền lực trong xã hội Diễn ngôn với các yếu tố nội tại đó có tác dụngnhào nặn con người và cầm tù con người mà văn học nghệ thuật có sứ mệnh giúpcon người vượt thoát ra Diễn ngôn văn học có chức năng kiến tạo nên tri thức vềđời sống theo một tư tưởng hệ nhất định Hơn nữa, nó không chỉ hướng đến kiến tạomột đời sống cụ thể, một ý kiến riêng lẻ về đời sống mà là kiến tạo ra những cáchnhìn mới, những nguyên tắc mới về cuộc sống và con người Lịch sử đã chứng kiếnnhiều cuộc thay đổi đổi diễn ngôn do các nhân tố ý thức hệ, trạng thái tri thức và hệthống quyền lực thay đổi Đó là những cuộc xung đột giữa thơ cũ và thơ mới, giữaVũ Trọng Phụng và một số nhà tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn, là cuộc đấu tranh vềsự dâm hay không dâm trong một số tác phẩm,… Những cuộc đấu tranh đó hầu nhưđều tạo ra những thế giới quan mới trong đời sống tinh thần xã hội.

1.1.3.3 Diễn ngôn văn học là sự chuyển hóa “vô thức xã hội” thành ý thức xã hội

Khi một hệ thống diễn ngôn đời sống lên ngôi thì nó chi phối toàn bộ đờisống cộng đồng, chi phối diễn ngôn cá nhân Khi đó, các suy nghĩ, tình cảm của conngười có thể bị đè nén, ức chế và rơi vào tình trạng mất tiếng nói Từ đó, nhà triếthọc E.Fromm đề xuất khái niệm “vô thức xã hội” để chỉ tình trạng đó Ông viết:“Mỗi xã hội chỉ cho phép một số tư tưởng, tình cảm nào đó có thể đạt đến trình độ ýthức, còn một số khác thì tồn tại trong trạng thái vô thức” [10] Ranh giới giữa ý

Trang 21

thức xã hội và vô thức xã hội tùy điều kiện cụ thể mà phân biệt và chuyển hóa chonhau Theo Fromm thì ý thức xã hội đại diện cho con người xã hội, vô thức đại diệncho con người nhân loại, con nguời toàn diện,… “Vô thức xã hội” là một khái niệmmang nội dung tư tưởng xã hội rất sâu sắc, là cả một thế giới tư tưởng, tình cảmchưa được lên tiếng, chưa có tiếng nói công khai giữa cuộc đời Sự tiến bộ và lànhmạnh của đời sống đòi hỏi biến cái vô thức thành ý thức Đây chính là cội nguồncủa diễn ngôn văn học Và các nhà văn phải góp phần vào việc thực hiện sứ mệnhcao cả này, phải giúp con người ý thức được trạng thái vô thức của mình, đưa trạngthái tư tưởng của con người từ vô thức trở thành ý thức Ví dụ Lỗ Tấn đã phơi bàyphép thắng lợi tinh thần, sự vô tri của đám đông đã kìm hãm sự phát triển của một

dân tộc trong AQ chính truyện,… Như vậy, bản chất xã hội của diễn ngôn văn học

là vượt qua cấm kị của diễn ngôn thông dụng, tạo thành ý thức mới.

1.1.3.4 Diễn ngôn văn học luôn tự phủ định mình

Vì diễn ngôn văn học là hình thái phủ định trạng thái vô thức xã hội đểhướng tới một sự tự ý thức mới nên cơ chế hoạt động của nó là luôn tự phủ địnhmình Điều đó tạo thành mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ diễn ngôn nghệ thuật Dovậy, sự vận động của văn học suy cho cùng là sự vận động của diễn ngôn, hình tháidiễn ngôn này chống lại hình thái diễn ngôn có trước Tìm hiểu sự phát triển củalịch sử văn học ta dễ dàng nhận thấy điều này Ở phương Tây diễn ngôn lãng mạnphủ định diễn ngôn cổ điển, diễn ngôn hiện thực chủ nghĩa phủ định diễn ngôn lãngmạn, diễn ngôn tượng trưng, siêu thực lại tiếp tục phủ định diễn ngôn hiện thực chủnghĩa,… Ở Việt Nam, diễn ngôn Thơ Mới đã phủ định diễn ngôn thơ cổ, diễn ngôntrần tục của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan lại đối lập lại diễn ngôn thi vịhóa của các nhà tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn,… Chính sự tự phủ định này đã giúpcho diễn ngôn văn học luôn tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

1.2 So sánh diễn ngôn trong văn học

1.2.1 Khái quát về văn học so sánh

Vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, giai cấp tư sản ở phương Tây pháttriển lên đến đỉnh cao Xã hội chuyển từ phong kiến sang xã hội tư bản, đòi hỏi sự

Trang 22

giao lưu về khoa học kĩ thuật, văn hóa, văn học Đó chính là điều kiện để bộ mônvăn học so sánh ra đời, đánh dấu bằng sự kiện thành lập tổ bộ môn Văn học so sánhtại Đại học Lyon (Pháp) vào năm 1896 Cho đến nay, trên thế giới có rất nhiều địnhnghĩa về văn học so sánh Dường như mỗi trường phái, mỗi nhà nghiên cứu dù ítnhiều liên quan đến ngành khoa học mới mẻ này đều đưa ra định nghĩa về nó.Những định nghĩa đó có những nét tương đồng, và tất nhiên, cũng có những dị biệtkhi cắt nghĩa khái niệm này.

Văn học so sánh ở Việt Nam bắt đầu được chú trọng vào thế kỉ XX Các nhàlý luận đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để bổ sung vào hệ thống lý thuyết, đồngthời áp dụng vào thực tiễn để từng bước thấy được những mối liên hệ giữa văn họcViệt Nam với văn học các dân tộc trên thế giới Từ đó họ cũng đưa ra các định

nghĩa về văn học so sánh của riêng mình Trương Đăng Dung trong bài báo Văn học

dịch và những vấn đề lý luận của văn học so sánh, định nghĩa rằng: “Văn học so

sánh là một trong những ngành khoa học văn học, nghiên cứu mối quan hệ qua lạicũng như những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa các nền văn học nhằm tiếpcận tiến trình văn học lớn nhất: Văn học thế giới” Theo Nguyễn Văn Dân, trong

cuốn Lí luận văn học so sánh: “Văn học so sánh có thể được định nghĩa như là một

bộ môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc”.

Mục đích của so sánh văn học là từ những đối tượng nghiên cứu rút ra đượcbản chất, quy luật tồn tại và phát triển của văn học Vì vậy đối tượng cơ bản củaVăn học so sánh là các hiện tượng văn học thuộc các nền văn học khác nhau của cácdân tộc khác nhau, các sắc tộc, các cộng đồng ngôn ngữ - văn hoá khác nhau Nóichung, Văn học so sánh nghiên cứu sự giao lưu, sự tiếp xúc các mối quan hệ quốctế, liên dân tộc, giữa các nền văn chương.

Chức năng của văn học so sánh là làm sáng tỏ bản chất của văn học, conđường phát triển và các giá trị của văn học Vì thế mà nó là phương tiện bổ sung đắclực cho các bộ môn nghiên cứu văn học còn lại là lý luận văn học, lịch sử văn họcvà phê bình văn học, gắn bó chặt chẽ không tách rời với các bộ môn này.

Trang 23

1.2.2 So sánh diễn ngôn văn học là một chủ đề của Văn học so sánh

Phạm vi nghiên cứu của văn học so sánh bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau,dưới những hình thức khác nhau và bằng nhiều phương pháp khác nhau M.-F.

Guyard (Nhà nghiên cứu văn học so sánh Pháp) đã viết vào năm 1951 rằng: “Khi

không còn mối quan hệ nào nữa, cho dù đó là quan hệ của một người nào đó vớimột văn bản, của một tác phẩm nào đó với môi trường tiếp nhận, của một đất nướcnào với một du khách, thì khi đó phạm vi của văn học so sánh mới kết thúc ”.

Khi nói đến phạm vi nghiên cứu của văn học so sánh, trước tiên, chúng taphải kể đến việc nghiên cứu ảnh hưởng của nền văn học này đến nền văn học khác,của tác giả này với các tác giả khác Ví dụ như việc nghiên cứu ảnh hưởng của văn

học Pháp với văn học Việt Nam, việc nghiên cứu ảnh hưởng của Kim Vân Kiều

Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân tới Truyện Kiều của Nguyễn Du, Phạm vi

nghiên cứu thứ hai của văn học so sánh là nghiên cứu dịch văn học Nghiên cứudịch văn học bao gồm việc nghiên cứu các trào lưu và xu hướng dịch văn học,nghiên cứu việc tiếp nhận một tác phẩm nước ngoài thông qua bản dịch, nghiên cứucác thao tác hay quan điểm dịch thuật của các dịch giả văn học, đối chiếu bản dịchvà bản gốc, đối chiếu nhiều bản dịch khác nhau của cùng một tác phẩm, Thứ ba,văn học so sánh nghiên cứu mối quan hệ giữa xã hội và văn học qua ngành xã hộihọc văn học Quan niệm truyền thống cho rằng văn học là một thực thể xã hội Tuynhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng văn học tạo thành một trường riêng - trường

văn học (champ littéraire) bên cạnh trường xã hội (champ social) Vị trí của một

nền văn học, của một tác giả, một tác phẩm, một sự kiện văn học phụ thuộc rấtnhiều vào các yếu tố xã hội như tôn giáo, chính trị, văn hoá, kinh tế, kỹ thuật, phongtục tập quán, tư tưởng, Các yếu tố xã hội giao thoa với nhau để kéo một đối tượngvăn học vào vùng trung tâm, hoặc đẩy nó ra phía ngoại vi Việc nghiên cứu ảnhhưởng của trường xã hội đến trường văn học có thể được thực hiện theo chiều lịchđại (một tác giả có thể ở ngoại vi trong giai đoạn này nhưng có thể chiếm vị trítrung tâm ở giai đoạn khác), hoặc chiều đồng đại (so sánh hai tác giả ở cùng mộtthời kỳ) Thứ tư, văn học so sánh nghiên cứu việc tiếp nhận văn học Nghiên cứu

Trang 24

tiếp nhận văn học trong văn học so sánh có thể là việc nghiên cứu quá trình một độcgiả tiếp nhận một tác phẩm (chẳng hạn như tầm đón đợi của độc giả Việt Nam khi

đọc Baudelaire qua các bản dịch của Vũ Đình Liên), nghiên cứu quá trình một đất

nước tiếp nhận một trào lưu văn học (nghiên cứu quá trình Việt Nam tiếp nhận chủnghĩa lãng mạn Pháp), so sánh việc tiếp nhận một tác giả giữa dân tộc này và dântộc kia (so sánh việc tiếp nhận đại văn hào Victor Hugo giữa Trung Quốc và ViệtNam), Cuối cùng, chúng ta có thể kể đến việc nghiên cứu mối quan hệ giữa vănhọc và các loại hình nghệ thuật khác Một bức hoạ theo chủ nghĩa Baroque ảnhhưởng thế nào đến văn học Pháp đầu thế kỷ XVII? Mối quan hệ nào giữa trào lưuPhục hưng trong điêu khắc và trào lưu Phục hưng trong văn học? Sự tương đồng và

dị biệt giữa Chí Phèo của Nam Cao và bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy? Đó là những

câu hỏi mà một nhà nghiên cứu văn học so sánh có thể đặt ra khi tìm hiểu mối quanhệ giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác.

Việc so sánh diễn ngôn về giới nữ trong tiểu thuyết Mẫn và tôi của Phan Tứvà Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Alexievich là nghiên cứu sự

ảnh hưởng của trường xã hội đến trường văn học được thực hiện theo chiều lịch đại.Đây là một phân nhánh của văn học so sánh, bài viết sẽ đi sâu tìm hiểu những ảnhhưởng của xã hội tác động đến sự hình thành hai tác phẩm này.

Trang 25

Chương 2: NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG DIỄN NGÔN VỀ GIỚI

NỮ CỦA TIỂU THUYẾT MẪN VÀ TÔI (PHAN TỨ) VÀ CHIẾN TRANH

KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ (S.ALEXIEVICH)

2.1 Người phụ nữ gắn với bối cảnh chiến tranh

Trong lịch sử phát triển, toàn nhân loại đã trải qua biết bao nhiêu cuộc chiếntranh xâm lược Vì thế nguồn cảm hứng về chiến tranh trở thành một đề tài quenthuộc trong văn chương thế giới nói chung Đề tài chiến tranh là một trong nhữngđề tài then chốt của văn học, thể hiện được một giai đoạn biến động của lịch sử cácđất nước Viết về hiện thực chiến tranh: những trận chiến cam go, tội ác, nỗi đau, sựsống và cái chết,… văn học chiến tranh là những diễn ngôn về chiến tranh: diễnngôn về ý thức hệ, diễn ngôn về lòng tự hào dân tộc,… Ở đó, người ta không chỉnhìn thấy hình ảnh người đàn ông ra chiến trận mà còn thấp thoáng bóng dáng

những nữ anh hùng trên mọi mặt trận Tiểu thuyết Mẫn và tôi của Phan Tứ và Chiến

tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của S.Alexievich cũng là những tác phẩm

như vậy Trong hai tác phẩm này, bên cạnh diễn ngôn chiến tranh, diễn ngôn về giớinữ cũng được thể hiện một cách rõ nét Hai tác phẩm của hai nhà văn khác nhau, haiđất nước khác nhau nhưng đều có điểm chung là đã đặt những người phụ nữ vào bốicảnh chiến tranh.

Tiểu thuyết Mẫn và tôi được Phan Tứ viết vào năm 1971, lấy chất liệu từ

những trải nghiệm trong cuộc đời chiến đấu, đặc biệt là vốn sống ông thu nhận đượctrong thời gian công tác ở vùng Tam Kỳ (Quảng Nam) Nhà thơ Tố Hữu đã gọi đólà “quyển sách gối đầu giường của thanh niên miền Bắc” Qua 2 nhân vật chínhMẫn và Thiêm (tôi) tiêu biểu cho lớp cán bộ trẻ, dũng cảm, kiên cường, thông minhvà sáng tạo giữa dòng thác cách mạng như sóng trào nước xoáy của quần chúng, tácgiả đã tái hiện chân thật cuộc chiến đấu của quân dân ở một vùng vành đai ác liệtsát căn cứ Chu Lai của Mỹ trong thời gian chuyển tiếp giữa hai cuộc chiến tranhĐặc biệt và Cục bộ Trong tác phẩm, song song hệ thống nhân vật nam như anh TưThiêm, Ba Tơ, chú Dé, bác Tám Liệp, anh Luân,… là hình ảnh những người phụ nữnhư cô Hai Mẫn, Út Liềm, chị Tám, Chín Cang, chị S.22, S.26,…

Trang 26

Mở đầu tác phẩm ta thấy hiện lên hình ảnh của hai cô du kích Tam Sa trongtrận lũ lụt “họ là hai cô gái rất trẻ, lạ mặt, đang luống cuống gí ngón chân trên bùn,nhìn cắm xuống đất” [29, tr.7] Hai cô gái nhỏ bé vừa phải chống chọi với sự nổigiận của thiên nhiên, vừa phải đề phòng làn “mưa bom bão đạn” của đế quốc Mĩđang trực chờ trên đỉnh đầu Đó là những cô gái còn rất trẻ trung, đáng lẽ ra ở tuổiđó họ phải được vui chơi nhưng chiến tranh đã buộc họ phải trưởng thành, gai góc.“Cùng lứa tuổi ấy, nếu sinh làm con gái rốt trong một nhà đủ cha mẹ anh chị khôngquá túng thiếu, Mẫn có thể là một trong những cô Út tôi quen, nhí nhảnh, líu lo, ưalàm nũng nhưng cũng thích vâng lời, nhảy chân sáo theo cách mạng như đi chơihội Mẫn khác họ Mẫn là chị hai trong một gia đình cán bộ rất nghèo, bị giặc phánát, bước vào trường đời ở một xã bị chà xát nặng Cho đến nay, Mẫn cứ thèm đượcchơi ô đánh thẻ, được tập thêu đan bằng hai bàn tay nhiều chai, nhất là thèm họcchữ” [29, tr.182] Cô Mẫn cũng như các nhân vật khác trong tác phẩm đã lớn lêntrong chiến tranh, chịu biết bao những hi sinh, mất mát, đau thương cả về thể chấtlẫn tinh thần Chiến tranh đưa lớp trai từ đồng ruộng ra chiến trường, biến nhữngngười phụ nữ sau bếp thành những cô du kích, những cô thanh niên xung phongdũng cảm “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” mà đã đánh thì đánh như chị Út

Tịch: “còn cái lai quần cũng đánh” (Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi) Rồi những

cô gái như Mẫn, bám đất, bám dân, giằng co từng tấc đất với thằng Mỹ ở Chu Lai,đi đánh giặc bằng cặp chân quấn băng to xù, cười vui như trẻ con khi bắn hạ giặc trảthù cho bà con Với Mẫn, việc nước là việc lớn, chuyện vặt dẹp một bên NgoàiMẫn, trong tiểu thuyết này ta còn thấy hình ảnh những người phụ nữ khác như chịBiền Nếu sống trong cảnh hòa bình thì một người đã có chồng con như chị sẽ làmột người phụ nữ tảo tần hôm sớm để vun vén cho gia đình nhỏ của mình Tuynhiên, khi giặc Mỹ giày xéo nhân dân ta, chị đã dũng cảm đứng lên làm khángchiến, góp sức vào công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc Chị hăng hái tham gia, kếthợp với bộ đội nhưng không may bị giặc bắt giữ “Hắn rút dao găm rạch bụng chịBiền, móc gan, lấy túi mật bỏ vào ve rượu Chị Biền kêu to: Bác Hồ ơi, bà con ơi,trả thù cho tôi”, hắn đưa dao cắt đứt cổ họng chị” [29, tr.419],…

Trang 27

Tác phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ viết về cuộc chiến

tranh ác liệt giữa Nga và Phát xít Đức S.Alexievich không tạc vẽ lên một bức tượngđài nhằm tôn vinh người phụ nữ trong chiến trận hay chủ nghĩa Stalin mà điều nhàvăn muốn hướng tới là phơi trần sự thật của chiến tranh và con người trong đó.Trong bối cảnh chiến tranh, những người phụ nữ phải gia nhập quân đội, chiến đấubên cạnh những người đàn ông “Trong quân đội Xô Viết, gần một triệu phụ nữ đãphục vụ trong những binh chủng khác nhau Trong số họ có những xạ thủ bắn tỉa,nữ phi công, lái xe – thợ máy chiến xa hạng nặng, chiến sĩ súng máy,…” [1, tr.6].Vậy nên, Svetlana không chỉ xây dựng hình tượng anh hùng qua những hành độngtrong chiến đấu, trong khi thực thi cách mạng mà còn qua các quan hệ đời thường,quan hệ đời tư cá thể Họ hiện lên với tất cả những gì trần trụi, cả phần ánh sáng vàbóng tối, giữa cái tốt và cái xấu, bản năng và ý thức tất cả đều được miêu tả mộtcách chân thực.

Nói tới chiến tranh nhất là một cuộc chiến tranh giữa Nga và Phát xít Đứcnhững người tham gia chiến tranh họ dám đối mặt với tất cả thậm chí là cái chết vìthế họ đã từng nói: “chúng tôi bị bao vây… Chúng tôi quyết định: rạng sáng, sẽ cốchọc thủng trận tuyến địch Đằng nào chúng tôi cũng chết, thà chết trong chiến đấu[1, tr.24] Không chỉ vậy, cuốn tiểu thuyết còn cho ta thấy sự thiếu thốn của chiếntranh đôi khi khiến những cô gái ấy hiện lên thật nhếch nhác: “chúng tôi hànhquân… Chúng tôi là gần hai trăm cô gái, theo sau là hai trăm đàn ông Đang hè Oinóng Đi từng chặng, mỗi ngày hai mươi cây số… Và chúng tôi để lại đằng saunhững vết đỏ, to bằng ngần này, trên mặt cát… Chuyện đàn bà… Làm sao giấuđược hoàn cảnh đó?” Bên cạnh đó, tác giả còn vẽ nên một sự thật thảm thương vềsố phận, nỗi đau mà những người phụ nữ với chức năng thiêng liêng là làm mẹ phảichịu đựng “Cùng chúng tôi có một nữ điện báo viên Cô vừa sinh dậy Đứa bé cònrất nhỏ, phải cho bú Nhưng người mẹ không đủ ăn, thiếu sữa, và đứa bé khóc BọnSS ở rất gần… Với cả chó Nếu chúng nghe được, thì chúng tôi chết hết Cả đội Bachục người…cô hiểu không? Chúng tôi có một quyết định… Không ai dám truyềnđạt lệnh của người chỉ huy, nhưng tự người mẹ đoán ra Cô nhận đứa bé địu trên

Trang 28

người xuống nước và giữ hồi lâu… Đứa bé không còn rống lên nữa Nó đã chết Vàchúng tôi không ai dám ngước mắt lên nữa Về phía người mẹ, và về bất cứ ngườinào trong chúng tôi” [1, tr.26] Chiến tranh đã gây nên cái “kết” buồn cho muôn vànsố phận trong đó có những người phụ nữ - người lính Nga Từ sự huỷ diệt của chiếntranh, có rất nhiều người đã nằm lại nơi chiến trường, nơi núi rừng âm u hẻo lánh,có người may mắn được trở về nhưng thiếu hụt đi một phần thân thể, cũng có ngườibước ra khỏi chiến tranh với một cơ thể nguyên vẹn nhưng không vì tâm hồn họ đãbị đâm toạc, rách nát và ám ảnh bởi chiến tranh khiến họ không tìm lại được sựthanh thản trong tâm hồn khi đất nước hoà bình: “không, tôi không muốn Tôikhông thể Ngay cả hôm nay, tôi không thể xem một phim chiến tranh” [1, tr.37].Và để rồi sau những năm tháng chiến tranh đó vì họ đã quá quen thuộc với việcchiến đấu, chứng kiến những cảnh tang thương vậy nên khi chiến tranh kết thúc họlại trở về và “bắt đầu lại tất cả từ các con số không Tôi phải tập đi lại giày sau banăm đi ủng ngoài mặt trận Chúng tôi đã quen lúc nào cũng nai nịt Bây giờ tôi cócảm giác quần áo của tôi cứ lòng thong như những cái túi, tôi cảm thấy khó chịu.Tôi nhìn một cái váy hay một chiếc áo sơ mi một cách ghê tởm” [1, tr.54] Như vậy,chiến tranh kết thúc họ trở về với cuộc sống thời bình nhưng giờ đây với họ nó thậtxa lạ và “lạc lõng” trong cái vòng luẩn quẩn của hiện tại Trong chiến tranh nhữngcô gái đó có thể là xạ thủ, là binh nhì, cơ trưởng hay trung uý cận vệ… đi chăng nữathì họ vẫn mang nỗi sợ hãi của chiến tranh đặc biệt về các trận đánh giáp lá cà:“Trận lá cà nổ ra, và ta liền nghe những tiếng gẫy nát: những khúc sụn dập vỡ, gẫynát… Tát cả diễn ra trước mắt tôi… Những người bị xiên bằng lưỡi lê… Nhữngthương binh bị kết liễu…” để rồi sau chiến tranh trong mỗi giấc mơ người con gáiấy “la hét suốt Mẹ và em gái tôi ngồi cạnh tôi suốt đêm Tôi thức dậy vì chính tiếngla hét của mình” Chiến tranh qua đi nhưng những ký ức về nó vẫn còn mãi nókhiến những người lính khi quay trở về với cuộc sống thường nhật họ mãi phải đốidiện với sự mất mát, với những cơn ác mộng để rồi hét lên những tiếng hét thảmthiết trong đêm Hàng đêm họ lại quay trở về những trận đánh ác liệt cướp đi baosinh mạng của đồng đội như hiện về rất rõ Họ nhớ tới những đồng đội - những

Trang 29

người chị em kề vai sát cánh bị địch cắt đi một bên ngực và bị “móc mắt” điều đó lànỗi ám ảnh và nó chỉ thực sự biến mất trong mỗi cơn mộng khi và chỉ khi chúng tamất đi trí nhớ mà thôi.

Những người phụ nữ trong hai tác phẩm đều được gắn vào một cuộc chiếntranh khốc liệt Trong chiến tranh, hết lớp người này đến lớp người khác ngã xuốngnhưng cuộc chiến tranh không thể chững lại đợi thế hệ trẻ kịp lớn lên theo đúng vớilứa tuổi bình thường của mình Mới mười tuổi, Mẫn đã tham gia vào công cuộccách mạng, vài năm sau “các chú xân xiu với điều lệ, kết nạp Mẫn vào Đảng khimới mười bảy tuổi, lấy bảy năm công tác bù chỗ thiếu tháng” [29, tr.183] “Khi tôira trận, tôi còn nhỏ đến nỗi, tôi đã lớn lên trong chiến tranh” [1, tr.12] “Tất cảchúng tôi đều trẻ măng khi ra trận Chúng tôi mới bước ra khỏi tuổi thơ Thậm chítôi đã lớn lên Cô có tưởng tượng được không, tôi lớn lên dưới bộ quân phục Mẹ đãđo khi tôi trở về nhà Trong chiến tranh, tôi lớn thêm được mười xăngtimét…” Dovậy, những người con gái trẻ, những người phụ nữ dù là ép buộc hay tự nguyện đềuđã có mặt trên những mặt trận chiến đấu ác liệt nhất Họ tham gia chiến đấu bêncạnh những người đàn ông, sống trong chiến tranh, trưởng thành trong chiến tranh.

2.2 Người phụ nữ với phẩm chất anh hùng, đảm đang, giàu tình thương yêu

Chiến tranh, điều đó có nghĩa là bất kể ai cũng phải đối mặt thường xuyênvới cái chết Sống trong cuộc chiến lớn của đất nước, mỗi con người có một cuộcchiến nhỏ nhưng cũng khắc nghiệt không kém Để giành sự sống cho cả đất nước,dân tộc thì mỗi cá nhân phải tự hoàn thiện chính mình Cũng chính vì thế mà nhìnnhững con người tuổi đôi mươi, chúng ta lại thấy ở đấy sự trưởng thành, già dặn từrất sớm.

Trong cả hai tác phẩm của hai nền văn học khác nhau, những người phụ nữđều là những người đến từ những vùng quê khác nhau, những độ tuổi khác nhau vàcó những người không có tên gọi cụ thể Đó là những cô bé như Út Liềm, Út Hòa,những người chị không tên tuổi cụ thể như S.22, S.26,…trong “Mẫn và tôi” hoặcnhững cô gái xạ thủ bắn tỉa, y tá du kích, lính bộ binh, cáng thương du kích,… trong“Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” “Ở đấy có những người trẻ tuổi đến

Trang 30

từ toàn Liên bang, trong đó có những vùng phải chịu ách chiếm đóng và nóng lòngđược trả thù cho những người thân của họ Những con người từ mọi ngóc ngách củađất nước…” [1, tr.40] Tất cả họ đều có điểm chung là những phẩm chất anh hùngcao đẹp, sự đảm đang và tấm lòng thương yêu của người phụ nữ.

Trong Mẫn và tôi, Phan Tứ viết: “Thời gian sàng lọc tình người như nước

suối cọ đá, cuốn đi những rong rêu bám bờ, xói sâu thêm những nét đá khắc sâu”[29, tr.95] Chiến tranh giống như một ngọn lửa thử vàng, trong đó mỗi con ngườiđều bộc lộ mình một cách rõ nhất, đúng đắn nhất, trắng đen rõ ràng, không thể cóvàng thau lẫn lộn Trong chiến tranh bản chất của con người càng phơi bày bản chất

của mình ra nhanh chóng hơn lúc bình thường Trong tiểu thuyết Mẫn và tôi, Phan

Tứ xây dựng hình ảnh Mẫn - cô du kích Tam Sa rất trẻ nhưng tiếng tăm thì khôngnhỏ Mẫn trở thành anh hùng là điều tất yếu bởi cuộc đời của cô gái ấy đã trải quabiết bao sóng gió trong khói lửa chiến tranh Đôi chân Mẫn không biết bao nhiêulần bị thương lại lành trong công tác, trong chiến trận Mẫn liên tục chịu những nỗiđau: mẹ mất, con nuôi chết Những nỗi đau đó, Mẫn có thể an ủi mình, có thể giếtgiặc để trả thù cho mẹ và con Nhưng cuộc chiến trong nội bộ cán bộ Tam Sa mới làvấn đề gay cấn mà Mẫn phải dằn vặt, phải khéo léo tháo gỡ Mẫn gặp trong cuộcđời rất trẻ của mình một ông cha nuôi kiêm ông thầy bị thoái hóa và trở thành tảngđá chắn giữa con đường cách mạng Vì thế, ngoài những băn khoăn buổi đầu vềsống và chết, sướng và khổ của riêng mình, Mẫn phải suy nghĩ và tìm ra cái đúng vàtránh cái sai: “Trong cái chân lí lớn của cách mạng Mẫn phải tự tìm những chân línhỏ của từng việc, từng ngày, phải dám quyết định và gánh hết trách nhiệm đôi khiquá nặng” Một cuộc đấu tranh nội bộ mà Mẫn phải giải quyết sao cho vừa có lí vừacó tình Mẫn phải mài bằng tay Mẫn phải tập suy nghĩ bằng bộ óc độc lập củamình, dựa vào những nghị quyết và điều lệ Đảng: “Phải tự tìm lấy cái đúng cái sai ởmình và ở mọi người, gay nhất là phải làm cho cái đúng thắng cái sai” [29, tr.188].Cũng chính trong cuộc sống hoạt động khó khăn với những thử thách, gay go, quyếtliệt ấy Mẫn đã trưởng thành nhanh chóng đến “không kịp nhận thấy” Mỗi lầnThiêm gặp Mẫn lại thấy một cô Mẫn khác Thiêm ngỡ ngàng, thảng thốt với những

Trang 31

thay đổi của Mẫn: “Không biết bao giờ tôi mới hết ngạc nhiên về Mẫn” Với Mẫnlàm cách mạng chính là hi sinh nhiều hơn cho quê hương, đất nước, dân tộc: “Mìnhvào Đảng để làm cách mạng và rủ người khác cùng làm cách mạng Mình vào Đảngkhông để kiếm chác một chút gì hết, chỉ để hi sinh nhiều hơn” [29, tr.190] Mẫn ýthức rất rõ, chỉ có thể định đoạt được cuộc đời của mình khi dân tộc mình được tựdo: “Tụi em cầm súng đánh Mỹ để giữ nước giữ làng, đúng, mà cũng giữ luôn cáiquyền định đoạt đời mình nữa” [29, tr.180] Chính vì thế mà trước cơn bão của dântộc, Mẫn chỉ nghĩ đến cái chung mà không hề có một chút riêng tư nào cho mình,“việc nước là việc lớn, chuyện vặt dẹp một bên” Suốt cuộc đời của Mẫn chỉ biếtnghĩ cho người khác mà không một chút tư lợi cho riêng mình Chưa một lần Mẫnnghĩ đến chăm lo cho mình: “Suốt đời cô Hai này chỉ biết nghĩ tới người khác thôiư? Bên cạnh cái gánh công tác trĩu vai, Mẫn phải lo cho cha mẹ, các em, con nuôi,nay lại đèo thêm mối lo người yêu chưa được săn sóc Sao Mẫn không tính tới mìnhmột chút công bằng” [29, tr.510] Nếu không mang trong mình những phẩm chấtanh hùng, đảm đang thì một cô Mẫn đâu thể gánh vác được nhiều việc như vậy?

Người đọc có thể bắt gặp một hình tượng nữ anh hùng trẻ tuổi khác trong

văn học Việt Nam là nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình của

Nguyễn Thi Chiến là một người con gái rất đảm đang và tháo vát, đặc biệt là rấtthương em Khi mẹ mất đi, Chiến không chỉ đơn giản là người chị mà còn là mộtngười mẹ trong gia đình Từ lời hát cho đến dáng đi, dáng nằm, cách ngủ Việt đềuliên tưởng đến mẹ Đi đâu, làm gì Chiến cũng lo lắng cho em, sợ em lại nghịchngợm, quậy phá cái gì Rồi đến cái đêm trước khi đi bộ đội, Chiến đã thu xếp tất cảmọi thứ đồ đạc đến việc nhà một cách gọn gàng và chu đáo Chiến nói với em“thằng Út sang ở với chú Năm, chú nuôi Còn cái nhà này ba má làm ra thì để chocác anh ở xã mượn mở trường học” [27, tr.61] Tất cả mọi đồ đạc khác trong nhàChiến đều gửi cho chú Năm và bà con chòm xóm Còn bàn thờ ba má thì hai chị emcũng mang sang cho chú Năm và thằng Út trông coi Có thể thấy ở Chiến không chỉtoát lên vẻ đảm đang tháo vát mà còn cả sự gan dạ, dũng cảm đúng với hình ảnhngười phụ nữ Việt Nam thời kì kháng chiến Chính câu nói của Chiến với người em

Trang 32

đã thể hiện rõ điều ấy: “Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặccòn thì tao mất…” Có thể nói, bên cạnh Mẫn, Chiến cũng là một hình ảnh đại diệncho người con gái anh hùng, dũng cảm nhưng cũng rất giản dị, đảm đang.

Ngoài ra, trong Mẫn và tôi người đọc còn bắt gặp hình ảnh của những người

phụ nữ dũng cảm, anh hùng khác Mặc dù bị giặc bắt, bị tra tấn thừa chết thiếu sốngnhưng chị S.22 vẫn dũng cảm theo kháng chiến “tù ba năm tám tháng, tra gãyxương sườn, vậy chứ còn ăn được hột cơm là tôi còn theo Cụ Hồ đánh Mỹ, còn nuôihai đứa nhỏ đợi ảnh tập kết về” Đó là hình ảnh của chị Biền bị móc gan, lấy túi mậtbỏ vào ve rượu vẫn kêu to: “Bác Hồ ơi, bà con ơi, trả thù cho tôi” [29, tr.419] Hìnhảnh chị Bảy “sục bừa tìm súng, bị chông đâm vào bắp chân Chị giật chông ra,ngoắc quai súng vào vai, còn vần ngửa cái xác lính tháo lấy nịt đạn, cười ngỏnngoẻn : Ham quá mà…” [29, tr.236] Vẻ đẹp của mỗi con người trong thời chiến lànét đẹp của tinh thần chiến đấu anh hùng, sẵn sàng lăn xả vào kẻ thù Với họ, thàchết vì đạn còn hơn chết vì roi Họ vẫn luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh, dù là đốimặt với tử thần.

Tình yêu thương, lòng bao dung của người phụ nữ còn được thể hiện quahình ảnh bà mẹ Việt Nam lẳng lặng đắp một manh chiếu lên cái xác lính Mỹ vừamới nãy đây còn cầm súng chĩa vào dân làng Tên lính ấy, khi còn sống là kẻ thùnhưng chết rồi thì đấy chỉ là một con người bình thường Bà mẹ ấy cũng thươnglắm cho người mẹ Mỹ bên kia trái đất có đứa con bị kéo vào cuộc chiến tranh phinghĩa để rồi chết trận Và lòng nhân đạo, chính nghĩa càng tỏa sáng khi mẹ dànhmột mảnh đất để người chết nằm cho ấm xương: Mẹ Sáu lẳng lặng ôm tới một chiếcchiếu cũ, trùm kín được hai phần ba thằng Mỹ Mẹ nói chậm với cái xác: Mày cònsống thì dao phay dao chuối tao cũng a vô tao chặt Mày chết rồi, thôi… Taothương là thương bà mẹ đẻ ra mày, chưa nhờ đỡ gì mà phải nắm đùm cơm gói đitìm mả con Cho mày miếng đất góc rào đó, nằm cho ấm xương đợi mẹ mày tớinhận, kiếp sau làm con người thì bỏ nghề ăn cướp đi nghen!” [29, tr.459].

Trong tác phẩm của S.Alexievich, những người phụ nữ hiện lên trong côngcuộc chiến đấu bảo vệ nước Nga, bảo vệ lý tưởng với đầy sự kiên định không hề

Trang 33

kém cạnh so với nam giới Nhưng bên cạnh đó, họ còn ngời sáng một phẩm chất, giản dị, đảm đang, tình yêu thương đúng với thiên tính nữ của mình.

Đầu tiên, các cô gái hiện lên với lòng nhiệt huyết, sự dũng cảm trong chiếnđấu Họ quyết định từ bỏ tuổi trẻ, tình yêu, tìm mọi cách để được đi chiến đấu Khinghe tin quân thù đã đến gần Moska, uỷ ban trung ương kêu gọi đoàn thanh niênbảo vệ Tổ quốc Các cô đều muốn xung phong ra mặt trận và khi bị phản đối thì cáccô gái đã đi kiện ở uỷ ban Komsomol quận, lại bị từ chối Các cô gái lại tìm cáchvào bằng được để chiến đấu Phẩm chất cao đẹp đó còn được thể hiện ở việc coithường cái chết: “chết…tôi không sợ chết Vì tuổi trẻ, hẳn thế, hay tôi không biếtđiều gì đó khác không thể giải thích Cái chết ở quanh tôi, cái chết luôn ở đó cáchhai bước chân, nhưng tôi không nghĩ đến nó” [1, tr.79] Khi một thương binh cònnằm lại trên trận địa cô gái Anissimova - chiến sĩ cáng thương thuộc đơn vị súngmáy đã không ngần ngại bò ra tìm được người thương binh và kéo anh trong támtiếng, buộc cánh tay anh vào thắt lưng của mình Đó chính là tình đồng đội, lòngdũng cảm của các cô gái mà trước kia thường bị xã hội nói rằng chân yếu tay mềm:“yểu điệu thục nữ” Những hình ảnh đó khiến ta nhớ tới hình ảnh chị “Út Tịch”

trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi Trong truyện, Nguyễn Thi không chỉ tô

đậm phẩm chất đảm đang, tháo vát, hi sinh của người phụ nữ mà còn đặc biệt nhấnmạnh, ngợi ca phẩm chất anh hùng của chị Út Tịch Chị là một người mẹ tham giachiến đấu với địch chị trải qua biết bao nhiêu gian nan vất vả nhưng ý chí quyết tâmđánh giặc không hề bị rung chuyển Chị đã từng phản kháng lại khi bị đánh đập dãman Nhiều người hỏi “Uống thuốc gì mà gan dữ vậy?” Chị trả lời là có uống thuốcgì đâu, bị đòn nhiều quá mà cứ phải ngậm ở trong lòng mới nảy ra cái gan dữ vậy.Mười tuổi thôi nhưng chị đã biết rút ra một điều có ý nghĩa làm phương châm chosuốt đời “đánh nó để nó không đánh được mình” Với bọn địa chủ như thế, sau nàyđánh Pháp, đánh Mỹ cũng vậy Lên 15 tuổi, chị quyết tâm tìm gặp bộ đội để xin điđánh giặc Chị cho rằng, đánh giặc không phải chỉ là công việc, là quyền riêng củanam giới mà đó còn là quyền của nữ giới nữa Chị bộc bạch ý nghĩ của mình rấtchân thật: “Hồi chín năm nghe người ta nói đàn bà đi đái không khỏi ngọn cỏ không

Trang 34

đánh giặc được, tôi tức mình leo tuốt lên ngọn dừa đái xuống coi bi cao cho biết”.Hành động có phần hài hước của một con người với ý nghĩ chân thật đã cho thấykhát khao được đi đánh giặc của người phụ nữ Vậy nên, khi các chú bộ đội hỏi“Tại sao?” Chị trả lời ngay “Ở đợ cực quá” “Đi đánh tây cũng cực vậy” - các chúbộ đội cười và nói Chị tỉnh bơ: “Đi đánh tây sướng bằng tiên chứ cực gì!” “Nóđánh mình mình đánh lại nó mới sướng chớ!” Đó là quan niệm về hạnh phúc, vềsướng khổ ở đời Với quan niệm đó của chị cho thấy rằng người phụ nữ này rất hàohứng nhiệt tình khi tham gia chiến đấu bảo vệ dân tộc Khi lâm trận, chị cầm súngxung phong, thậm chí còn hô hào anh em xông lên giệt giặc, thể hiển một dũng khícan trường, quyết tâm không thua kém đàn ông Có thể nói rằng, những người phụnữ dù là thuộc chủng tộc,màu da nào, khi tham gia chiến trận họ đều là những ngườiphụ nữ ánh nên những nét hào quang riêng biệt khó có thể trộn lẫn.

Những người phụ nữ anh hùng không chỉ được thể hiện ở những con ngườitrực tiếp cầm vũ khí chiến đấu mà nó còn hiện lên qua những con người làm côngtác hậu cần, chăm chỉ, tháo vát Đó là câu chuyện của những cô gái binh nhì, thợgiăt: “Tôi giặt đồ… suốt cuộc chiến tranh, tôi ngồi trước một chậu giặt quần áo…Người ta mang quần áo về Cáu ghét, đầy chấy rận Những áo khoác màu trắng - côbiết không, để nguỵ trang ấy: chúng đầy máu, không còn màu trắng mà đỏ Phảithay nước sau lần nhúng đầu tiên: nước đỏ đến nỗi trông như đen…Ta thấy ở đấymột cái varơi không có tay, với một lỗ to tướng phía trước, những cái quần thiếumột ống Ta giặt bằng nước mắt, giũ bằng nước mắt Hàng núi, hàng núi quần áonhư vậy Khi tôi nghĩ lại, tôi còn thấy đau bàn tay và cánh tay Tôi thường thấy tấtcả những cái áo trong mơ… đen và đỏ…” (Maria Stepanovna Detko, binh nhì, thợgiặt)… Cho tới những câu chuyện của các y tá tới những cô gái trực tiếp tham giachiến trận: “Mười chín tuổi, tôi được thưởng huân chương dũng cảm Mười chíntuổi tóc tôi đã bạc Mười chín tuổi, trong trận đánh cuối cùng của tôi, hai lá phổi tôibị đạn bắn xuyên, viên thứ hai đi qua giữa hai đốt sống Hai chân tôi bị liệt và ngườita coi tôi như đã chết… Khi tôi trở về nhà, em gái tôi đưa cho tôi xem giấy báo tử

Trang 35

của tôi ” (Nadejda Vassilivna Anissimova, chiến sĩ cáng thương thuộc đơn vị súngmáy).

Thứ hai, trong Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ những người

phụ nữ vừa tham gia chiến đấu vừa làm bổn phận của những người sản sinh ra cácthế hệ tiếp theo Dù là trong hoàn cảnh khó khăn nhất, bằng sự đảm đang, tháo vát,khéo léo của mình, họ vẫn luôn vượt lên trên tất cả “Tôi sinh con trong đầm lầy,trong một đụn rơm Tôi phơi khô tã lót của nó trên người tôi, tôi trượt chúng trên vúđể sưởi khô chúng và mặc lại cho con bé của tôi” [1, tr.89] Những cô gái cũng làmnhững công việc như đàn ông làm trong chiến tranh họ cũng bắt đầu tập bắn, họccác quy định, nội trại lính, nguỵ trang trên trận địa, bảo vệ chống hơi độc trongchiến đấu… những người con gái đó học rất chăm và kết quả đạt được toàn điểm“ưu” về bắn và công tác chuẩn bị quân sự Và khi những cô con gái đến mặt trận ởOrcha bổ sung vào sư đoàn bộ binh số 62, họ đã từng bị người chỉ huy là đại táBorotkine nổi giận và chế nhạo “Cái đoàn ba lê này là gì thế? Ở đây là chiến tranh,không phải là một đêm vũ kịch Một cuộc chiến tranh khốc liệt” [1, tr.43] Lời nóiđó dường như là một sự sỉ nhục, một lời khinh thường bởi người chỉ huy đó luônnghĩ là con gái chỉ quanh quẩn bên xó bếp, lo toan trong gia đình và nếu đang trongthời kì chiến tranh như thế này thì đây cũng không phải là nơi của họ, cái họ cầnlàm là ở quê hương, là hậu phương vững chắc chứ không phải là nơi thao trường tànkhốc này Nếu các cô gái ấy quay về và không chứng tỏ được mình thì mãi chỉ làngười phụ nữ bình thường Tuy nhiên, các cô gái đó đã chứng tỏ và khiến người chỉhuy phải nể phục bởi sự dũng cảm, anh hùng và tài năng, sự khéo léo của mình Vớithử thách bắn “Chúng tôi bắn rất tốt, hơn cả các xạ thủ bắn tỉa nam” Rồi đến ngụytrang trên thực địa, đại tá đến và đi loăng quăng một lúc trong khu rừng thưa, rà soátkĩ, rồi leo lên một mô đất để dễ nhìn Mãi vẫn không thấy gì cả Và lúc ấy, cái “môđất” dưới chân ông rên lên: “Ôi! Báo cáo đại tá, tôi không chịu được nữa, đồng chíquá nặng!” [1, tr.43] Mọi người tha hồ mà cười, sau đó người đại tá tuyên bố: “Bâygiờ, tôi xin rút lại điều tôi đã nói về các cô gái” [1, tr.43] Và nếu như nam giới họluôn được tôn vinh trong chiến tranh bởi những chiến công thì những người phụ nữ

Ngày đăng: 10/09/2019, 21:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. S.Alexievich (Nguyên Ngọc dịch) (2017), Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến tranh không có một khuôn mặtphụ nữ
Tác giả: S.Alexievich (Nguyên Ngọc dịch)
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2017
2. Nguyễn Thị Vân Anh (2017), Diễn ngôn về giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn ngôn về giới nữ trong văn học hiện thực xãhội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh
Năm: 2017
3. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dụcHà Nội
Năm: 2009
4. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 2001
6. Nguyễn Văn Dân (2011), Lí luận văn học so sánh, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2011
7. Trương Đăng Dung, Văn học dịch và những vấn đề lý luận của văn học so sánh 8. Phan Cự Đệ (1973), Tiểu thuyết “Mẫn và tôi” của Phan Tứ (Tác phẩm mới, số25/1973) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dịch và những vấn đề lý luận của văn học so sánh"8. Phan Cự Đệ (1973), "Tiểu thuyết “Mẫn và tôi” của Phan Tứ
Tác giả: Trương Đăng Dung, Văn học dịch và những vấn đề lý luận của văn học so sánh 8. Phan Cự Đệ
Năm: 1973
9. Hà Minh Đức (chủ biên) (2011), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
10. E.Fromm, Vô thức xã hội, trong Lý Quân (chủ biên): Văn bản kinh điển mĩ học phương Tây thế kỉ XX, tập 3, Nxb Đại học Phúc Đán, 2001, tr.168 (bản tiếng Trung) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vô thức xã hội
Nhà XB: Nxb Đại học Phúc Đán
11. M.Gorki (Phan Thao dịch) (2017), Người mẹ, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người mẹ
Tác giả: M.Gorki (Phan Thao dịch)
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2017
12. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Đồng Khắc Phi (2011), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Đồng Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
13. Nguyễn Hòa (2008), Về văn xuôi, và không chỉ về văn xuôi h ttp://www . vie t - studies.ne t /culture . h t m ngà y 19/10 /2008 ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về văn xuôi, và không chỉ về văn xuôi
Tác giả: Nguyễn Hòa
Năm: 2008
14. Vương Kiều (2012), Xvet-la-na và tác phẩm “Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ”, Tạp chí Sông Hương, tr.20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xvet-la-na và tác phẩm “Chiến tranh không có khuôn mặtphụ nữ”
Tác giả: Vương Kiều
Năm: 2012
15. Lê Hồng Lân (2016), “Chiến tranh không mang khuôn mặt người”, Tạp chí văn nghệ quân đội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến tranh không mang khuôn mặt người”
Tác giả: Lê Hồng Lân
Năm: 2016
16. Nguyễn Thị Ngọc Minh (2012), Ba cách tiếp cận diễn ngôn https://ph e binhva n hoc . c o m .vn/b a - c ach-tiep - c a n-khai-ni e m -dien- n gon Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba cách tiếp cận diễn ngôn
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Minh
Năm: 2012
17. Nguyễn Thị Hải Phương (2012), Tiểu thuyết Việt Nam đương đại – nhìn từ góc độ diễn ngôn, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại – nhìn từ gócđộ diễn ngôn
Tác giả: Nguyễn Thị Hải Phương
Năm: 2012
18. Trần Thị Sinh (2017), Diễn ngôn về giới nữ trong tiểu thuyết “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” của Svetlana Alexievich, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn ngôn về giới nữ trong tiểu thuyết “Chiến tranhkhông có một khuôn mặt phụ nữ” của Svetlana Alexievich
Tác giả: Trần Thị Sinh
Năm: 2017
19. Trần Đình Sử (2015), Trên đường biên của lí luận văn học, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trên đường biên của lí luận văn học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2015
20. Trần Đình Sử (2004), Bản chất thẩm mỹ của ngôn từ văn học, Tạp chí nghiên cứu văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất thẩm mỹ của ngôn từ văn học
Tác giả: Trần Đình Sử
Năm: 2004
21. Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập – Những công trình lý luận và phê bình văn học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập – Những công trình lý luận và phê bình vănhọc
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
22. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004), Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử
Tác giả: Trần Đình Sử (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w