TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN --- TRẦN THỊ SINH DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ CỦA SVETLANA ALEXIEVICH KHÓA LUẬN TỐ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN -
TRẦN THỊ SINH
DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ TRONG
TIỂU THUYẾT CHIẾN TRANH KHÔNG
CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ CỦA
SVETLANA ALEXIEVICH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học
ThS NGUYỄN THỊ VÂN ANH
HÀ NỘI, 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy
cô của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã tạo điều kiện cho em để có nhiều kiến thức và thời gian cho khoá luận tốt nghiệp
Em cũng xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Thị Vân Anh, người đã
tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp
Trong quá trình làm khoá luận, khó tránh khỏi sai sót, em rất mong các Thầy, Cô bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến chỉ dẫn của quý Thầy, Cô Đó là hành trang quý giá giúp em tự hoàn thiện bản thân mình sau này
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn đồng hành, tạo điều kiện giúp đỡ
em hoàn thành tốt khoá luận
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Thị Sinh
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
Các dẫn chứng và kết quả trong đề tài nghiên cứu đều chính xác, trung thực
Đề tài nghiên cứu này chưa công bố trong bất kỳ một công trình khoa học
nào
Sinh viên
Trần Thị Sinh
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Mục đích nghiên cứu 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Bố cục khoá luận 4
NỘI DUNG 5
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ DIỄN NGÔN VÀ VẤN ĐỀ GIỚI/PHÁI TÍNHTRONG VĂN HỌC 5
1.1 Một số vấn đề cơ bản về diễn ngôn 5
1.1.1 Khái niệm diễn ngôn 5
1.1.2 Hệ hình diễn ngôn 10
1.1.3 Trật tự diễn ngôn 11
1.2 Lý thuyết giới/phái tính trong nghiên cứu văn học 12
1.2.1 Phân biệt khái niệm “giới tính” và “phái tính” 12
1.2.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề giới nữ trong văn học 14
Chương 2 CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ - MỘT DIỄN NGÔN NGOẠI BIÊN VỀ GIỚI NỮ 16
2.1 Một bức tranh thế giới ly tâm 16
2.2 Phụ nữ là nạn nhân bi kịch của chiến tranh 21
2.2.1 Xu hướng bị “nam hoá” 21
2.2.2 Những con người bị chấn thương 23
2.3 Niềm tự hào bản thể giới 26
Trang 52.3.1 Khẳng định năng lực sức mạnh của giới nữ 26
2.3.2 Ngợi ca vẻ đẹp nữ tính 29
Chương 3 PHƯƠNG THỨC KIẾN TẠO DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ TRONG CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ 37
3.1 Lối trần thuật “phi hư cấu” 37
3.2 Nguyên tắc đối lập với diễn ngôn chính thống 39
3.3 Tổ chức giọng điệu 43
3.3.1 Giọng điệu thương cảm, xót xa 44
3.3.2 Giọng điệu triết lí 47
3.3.3 Giọng điệu ngợi ca, tự hào 48
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay có rất nhiều lý thuyết văn học ra đời, mở ra những cách tiếp cận khác nhau đối với văn học: cấu trúc, thi pháp học, văn hoá học, phân tâm học… Mỗi cách tiếp cận đều cho ta một góc nhìn mới mẻ về chiều kích của đời sống và tác phẩm văn học Lý thuyết diễn ngôn ra đời xem văn học là một diễn ngôn do các quy tắc mang tính chất hệ của thời đại quy định Khi đặt vấn
đề nghiên cứu diễn ngôn ta không chỉ nghiên cứu ngôn từ mà còn chủ yếu nghiên cứu các quy tắc tư tưởng xã hội chìm sâu đã chi phối quá trình sáng tác của nhà văn Sự ra đời của lý thuyết diễn ngôn đã tạo ra một cách tiếp cận mới và cũng gây không ít tranh cãi Diễn ngôn đã trở thành một những điểm tựa cho khuynh hướng nghiên cứu văn học và văn hoá, nó là khái niệm trung tâm của các khuynh hướng nghiên cứu đương đại như chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa thuộc địa - hậu thuộc địa, lí luận nữ quyền
Diễn ngôn về giới là một vấn đề hấp dẫn nhưng cũng khá phức tạp Nghiên cứu về giới đặc biệt là diễn ngôn về giới nữ không chỉ có ý nghĩa văn học mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong giai đoạn đánh dấu sự phát triển của văn học
Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống không chỉ ở bề nổi mà còn
đi sâu khám phá đời sống nội tâm con người cho dù họ là ai? Và ngày nay khi chiến tranh đã qua đi, cái nhìn của giới văn nghệ sĩ về chiến tranh đã có nhiều
bao quát chân thực hơn Đến với cuốn tiểu thuyết Chiến tranh không có một
khuôn mặt phụ nữ của Alexievich- nhà báo, nhà văn Nga tác phẩm ra đời
không chỉ thu hút sự chú ý mà còn gây tranh cãi trong một thời gian dài và nó
đã đem đến cho văn học thế giới một cái nhìn toàn diện về chiến tranh Tác phẩm của bà đã đạt giải nobel văn học năm 2015, tác phẩm là diễn ngôn về
Trang 7giới nữ đã nói lên tiếng nói của người phụ nữ trong chiến tranh và phá vỡ diễn ngôn nam quyền
Tác phẩm ra đời nhưng chưa có công trình nghiên cứu bàn về nó mà chỉ có những bài báo, bài viết trên các trang tạp chí Tất cả những khó khăn và hấp dẫn của đối tượng đã thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài: “Diễn ngôn về
giới nữ trong tiểu thuyết Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của
Alexievich
2 Lịch sử vấn đề
Trong tạp chí Sông Hương - số 20 (T.8 - 1986) đăng bài: “Xet – la – na
và tác phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” do Vương Kiều
dịch theo bản tiếng pháp đã ghi lại cuộc trả lời phỏng vấn của bà về một số vấn đề xoay quanh tác phẩm, đặc biệt là những người phụ nữ trong chiến tranh : "Tôi đã tiếp xúc với những mẫu người phụ nữ thật hết sức khác nhau,
có người thái độ của họ quả quyết trong chiến tranh, có người bị chiến tranh
đè bẹp, có người giữ được bản chất thanh khiết, lại có người bị tước mất tinh thần mơ mộng, có người e dè khép kín, có người lại cởi mở Đó là những phụ
nữ với sức mạnh tinh thần của họ, cộng với khả năng to lớn của tâm hồn nhân bản, họ đã tạo nên chủ đề cuốn sách của tôi” [10]
Trong tạp chí văn nghệ quân đội Lê Hồng Lâm cũng đã đề cập một vài nét về tác phẩm: "Còn hàng trăm câu chuyện khủng khiếp khác về gương mặt
bị bầm nát của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh Hơn 20 triệu người Nga Xô Viết chết trong chiến tranh thế giới thứ hai có bao nhiêu gương mặt phụ nữ? Khó ai biết chính xác, nhưng đọc cuốn sách này ta biết hàng nghìn thân phận, hàng nghìn gương mặt người phụ nữ không còn nguyên dạng cả bên trong lẫn bên ngoài Họ là ai? Là phụ nữ từ nông dân đến trí thức,
từ nông thôn ra thành thị Họ là binh nhất, binh nhì, du kích, y tá, cứu thương,
bác sĩ phẫu thuật Họ là cơ trưởng, trung sĩ lái máy đầu kéo, chiến sĩ súng
máy, xạ thủ bắn tỉa, chiến xa hạng nặng…
Trang 8Họ là những cô gái trẻ chưa một lần yêu không may rơi vào tay bọn Đức Thường các cô có một viên đạn để tự kết liễu nếu không may rơi vào tay giặc, nhưng cô không kịp trở tay Sáng hôm sau đồng đội thấy cô bị cắt vú, moi mắt, cắt bộ phận sinh dục và đóng cọc xuyên qua người Trên gương mặt
dù thảng thốt và đau đớn vẫn không giấu được vẻ đẹp của tuổi 19” [11]
Nhìn chung, những bài viết về tiểu thuyết chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ chủ yếu mới chỉ được in trên các báo và các tạp chí, trên các diễn đàn và báo mạng chưa thực sự phong phú về số lượng và chưa sâu về mức độ khảo sát Đa số các bài viết mới chỉ nghiên cứu, nhận diện một cách khái quát tác phẩm và tác giả mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cụ thể các bình diện của tác phẩm hay tiếp cận tác phẩm ở một góc độ lý thuyết nào đó Chính vì vậy đây chính là những gợi ý giá trị cho khoá luận của chúng tôi
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Diễn ngôn về giới nữ trong tiểu thuyết Chiến tranh không có một
khuôn mặt phụ nữ
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ của đề tài, khoá luận giới hạn
phạm vi nghiên cứu trong cuốn: Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ
của Alexievich
4 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi xác định rõ một số mục đích như sau:
- Khẳng định, củng cố một vấn đề lý thuyết về diễn ngôn
- Góp phần khẳng định tính nhân văn sâu sắc qua tác phẩm và cho ta cái nhìn bao quát về chiến tranh: mới mẻ, toàn diện
Trang 95 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi xác định một số nhiệm vụ sau:
- Tập hợp các lý thuyết có liên quan đến đề tài
- Tìm hiểu các tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá nhìn nhận vấn đề toàn diện
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, khoá luận này sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp lịch sử: chúng tôi nghiên cứu vấn đề diễn ngôn về giới như một vấn đề có tính lịch sử
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: qua so sánh với một số tác phẩm cùng thời dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Sự so sánh kết hợp giữa đồng đại và lịch đại
Chương 3: Phương thức kiến tạo diễn ngôn về giới nữ trong Chiến
tranh không có khuôn mặt phụ nữ
Trang 10NỘI DUNG
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ DIỄN NGÔN VÀ VẤN ĐỀ GIỚI/PHÁI TÍNH
TRONG VĂN HỌC
1.1 Một số vấn đề cơ bản về diễn ngôn
1.1.1 Khái niệm diễn ngôn
Thời gian gần đây, khái niệm diễn ngôn đã được sử dụng khá rộng rãi ở nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực nghiên cứu văn học, song nội hàm của nó vẫn chưa thực sự được giải thích cặn kẽ Nhiều nhà khoa học xác nhận đó là khái niệm còn bỏ ngỏ, mỗi người nghiên cứu sử dụng theo cách riêng của mình, người đọc phải dựa vào ngữ cảnh để hiểu cách dùng trong nhiều trường hợp cụ thể Vì thế, việc tìm cách xác định nó vẫn là một đòi hỏi bức thiết của khoa học Theo khảo chứng của Manfred Frank, diễn ngôn (discourse) bắt nguồn từ tiếng La Tinh “discoursus” , mà từ này có gốc động từ là “discurere”
có nghĩa là tán láo chơi, nói huyên thuyên Như vậy, diễn ngôn là một lối nói, hoặc cách nói hay cũng có thể là một lượt nói có độ dài không xác định Trong tiếng pháp, “diễn ngôn” rất gần với tán gẫu, nói chuyện phiếm, kể chuyện… Theo https://www.wikipedia.org/ [6] diễn ngôn được hiểu là “Sự giao tiếp hay tranh luận bằng ngôn ngữ nói hay viết Diễn ngôn còn có thể gọi bằng những tên gọi khác như hội thoại, tranh luận hay chuỗi lời nói”… Còn trong diễn đàn http:www.ldoceonline.com [7] Longman lại đưa ra định nghĩa diễn ngôn trên cơ sở của ba nét nghĩa: “thứ nhất là một bài phát biểu hoặc một đoạn viết quan trọng về một vấn đề cụ thể Thứ hai là một cuộc trò chuyện hoặc một cuộc thảo luận quan trọng giữa mọi người Thứ ba là ngôn ngữ được
sử dụng trong một kiểu đặc biệt của văn nói hoặc văn viết” Nhiều quan điểm,
Trang 11ý kiến khác nhau dẫn đến sự chồng chéo của các tầng ý nghĩa, gây nên nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu Có lẽ vì thế, chúng ta cần phải đặt thuật ngữ này vào bối cảnh sử dụng khác nhau để từ đó nghiên cứu xem trong mỗi bối cảnh, nét nghĩa nào của thuật ngữ đã được triển khai.
Thuật ngữ diễn ngôn được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ học, nghiên cứu văn hoá, nghiên cứu văn học, xã hội học… Và trong phạm vi khoá luận này chúng tôi nêu ra ba hướng tiếp cận diễn ngôn chủ yếu:
Thứ nhất là hướng nghiên cứu diễn ngôn của các nhà ngôn ngữ học
Về cơ bản, đối với các nhà ngữ học, nghiên cứu diễn ngôn chính là nghiên cứu thực tiễn ngôn từ, ngôn từ giao tiếp, trong ngôn từ sống: “Ngôn từ đang
hoạt động, ngôn từ trong sử dụng, ngôn từ trong ngữ cảnh” [3, 47] Theo tác
giả Diệp Quang Ban, “trong cách hiểu ngắn gọn nhất, phân tích diễn ngôn là một cách tiếp cận phương pháp luận đối với việc phân tích ngôn ngữ bên trên bậc câu, gồm các tiêu chuẩn như tính kết nối, hiện tượng hồi chiếu… Hiểu một cách cụ thể hơn thì phân tích diễn ngôn là đường hướng tiết cận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn /văn bản) từ tính đa diện hiện thực nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt
hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực mà nội dung hết sức phong phú
đa dạng” [1, 158] Có thể khẳng định việc nghiên cứu diễn ngôn của các nhà
ngôn ngữ học chính là một sự xác định lại mục đích của việc nghiên cứu ngôn ngữ
Gắn liền với hướng nghiên cứu diễn ngôn của các nhà ngôn ngữ học là quan niệm của các nhà lí luận theo trường phái cấu trúc – kí hiệu học như G.Gennet, Iu.lotman… Chịu ảnh hưởng của F.sausure, các nhà cấu trúc xem diễn ngôn chính là cách thức cấu trúc văn bản, họ chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu đặc trưng văn học, nghiên cứu “tính văn học” của một văn bản mà lại
Trang 12không đặt văn bản đó vào trong các ngữ cảnh, văn hoá, xã hội Họ không quan tâm đến việc phân tích các văn bản văn học cụ thể, mà với họ, mỗi văn bản văn học là một ví dụ, là chất liệu để nghiên cứu thuộc tính chung, trừu tượng của văn học
Hướng thứ hai là hướng nghiên cứu diễn ngôn trong văn học do M.Bakhtin đề xuất Hướng này xuất hiện khi thấy hạn chế của ngữ học Saussure, đồng thời cũng thấy những hạn chế của các nhà lý luận thuộc phái tính hình thức không thừa nhận mối quan hệ văn học với ý thức hệ xã hội M Bakhtin không đồng tình với việc nhà nghiên cứu F.Saussure chỉ dừng lại phân biệt ngôn ngữ và lời nói Nếu ta chỉ quan tâm đến ngôn ngữ và lời nói thì ta chỉ mới quan tâm đến nghĩa và cái biểu nghĩa, “cái biểu đạt” và cái
“được biểu đạt” đơn vị chỉ là từ và câu Trong giao tiếp hết câu chưa phải là hết ý mà phải hết một phát ngôn của chủ thể mới là hết ý Bakhtin nhấn mạnh, phát ngôn chính là đơn vị giao tiếp của lời nói bởi bản thân lời nói chỉ có thể tồn tại trong thực tế dưới hình thức phát ngôn cụ thể của những lời nói riêng
lẻ Nếu như F.Sausure cho rằng ngôn ngữ chung của xã hội (ngôn ngữ tồn tại trong từ điển) là đến lời nói cá nhân thì Bakhtin lại cho rằng lời nói cá nhân không chỉ phụ thuộc vào vốn ngôn ngữ chung của xã hội mà còn phụ thuộc vào môi trường văn hoá của từng thời kì lịch sử Nếu theo F Saussure, ngoài cấu trúc ra, các yếu tố khác như chủ thể, hoàn cảnh lịch sử, ngữ cảnh… Đều không có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành việc quy định ý nghĩa của diễn ngôn thì M.bakhtin lại cho rằng, ý nghĩa diễn ngôn, phương thức diễn ngôn (cách dùng từ gì, cụm từ nào…) không chỉ do cấu trúc ngôn ngữ hay cá tính người phát ngôn quy định mà còn do ngữ cảnh, do quan hệ lời nói trong
xã hội quy định Diễn ngôn gắn liền với ký hiệu nên gắn liền với xã hội, nó mang tính xã hội Con người phải nói theo các quy tắc ngôn ngữ nhất định nếu muốn tồn tại trong xã hội Như vậy, đối với M.Bakhtin, diễn ngôn không
Trang 13phải là ngôn ngữ đơn thuần mà diễn ngôn là ngôn ngữ trong chỉnh thể sống động, cụ thể, ngôn ngữ trong sử dụng, có tư tưởng, có tính hoạt động, tức tính thực tiễn Diễn ngôn là bất cứ lời nói nào phát ra trong thực tế chứ không phải
là ngôn ngữ trong từ điển, nó không thể tách rời ý thức chủ quan của người nói, nó là sản phẩm của giao tiếp, là sản phẩm của xã hội, là kết quả của sự tác động qua lại về mặt xã hội của ba nhân tố: Người nói (tác giả), người nghe độc giả) và người được biểu hiện (nhân vật) Bản chất của diễn ngôn là mang tính đối thoại bởi nó chính là mảnh đất cắt giao, hội tụ, tranh biện của những
tư tưởng, quan niệm khác nhau về thế giới Mỗi một phát ngôn của chúng ta chỉ được hình thành và phát triển trong sự tác động qua lại, thường xuyên, liên tục với những phát ngôn của cá nhân khác Từ sự phân tích trên ta thấy M.bakhtin diễn ngôn biểu hiện bề ngoài thành hình thức ngôn ngữ nhưng trong nội hàm thì mang nội dung triết học
Hướng thứ ba trong xã hội học lịch sử tư tưởng gắn liền với tên tuổi của M.Foucault (1926 - 1984) là nhân vật quan trọng Ông đã sử dụng và cấp cho nó một ý nghĩa cụ thể, làm cho nó trở thành một khái niệm quan trọng trong lịch sử tư tưởng thế kỉ XX Với ông nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu các quy tắc và cấu trúc trong xã hội quy định sự hình thành các ý kiến, học thuyết, khoa học, nghiên cứu các cơ chế để sản sinh ra các văn bản, các dạng ngôn từ trong đời sống xã hội Cái mà Foucault quan tâm là ý nghĩa nào đó ẩn chứa trong diễn ngôn mà là những quy tắc đã chi phối việc diễn ngôn ra đời
và vận hành diễn ngôn trong đời sống Hơn nữa, M.Foucault đã chỉ ra mối quan hệ giữa tri thức và quyền lực trong việc kiến tạo nên diễn ngôn, tri thức hay diễn ngôn chẳng qua là những sản phẩm cũng như công cụ để thực thi quyền lực Nhìn chung, cách hiểu về diễn ngôn của nhà tư tưởng này có thể nêu ra ba điểm sau Thứ nhất, diễn ngôn biểu hiện ra bề ngoài thành hình thức ngôn ngữ, nhưng nó không phải là hình thức ngôn ngữ thuần tuý mà là một
Trang 14phương thức biểu đạt của tư tưởng và lịch sử M.foucault cho rằng, diễn ngôn khác với ngôn ngữ, nó không phải do các thành tố ngôn ngữ tạo thành mà là
do các sự kiện chân thực và liên tục trong lịch sử tạo thành Thứ hai, diễn ngôn có tính chỉnh thể, tính hệ thống Đơn vị của diễn ngôn lớn như “chính trị học”, nhỏ như “bệnh tâm thần”… Thứ ba, diễn ngôn có tính lịch sử, tính liên tục, do đó diễn ngôn căn bản không phải là cái hình thành một cách tự nhiên,
mà trước sau là kết quả của một sự kiến tạo
Tóm lại, Foucault không nói diễn ngôn về mặt ngữ học, mà nói diễn ngôn trên ý nghĩa triết học và tư tưởng hệ Nói cách khác, diễn ngôn của ông
là một phạm trù lịch sử tư tưởng hay phương pháp Cả M.Bakhtin và Foucault đều là nhà lịch sử, nhà tư tưởng, nhà triết học chứ không đơn thuần là nhà nghiên cứu văn học nên hai ông đều nhìn ngôn ngữ ở góc độ quan hệ xã hội, ngôn ngữ là sản phẩm của tư tưởng hệ Họ nhận thấy rằng, chính hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức của con người và cơ chế thầm kín chi phối cách sử dụng ngôn từ con người.Và M.foucault thì cho rằng tri thức phải được tồn tại trong ngôn ngữ biểu đạt còn M.Bakhtin lại nhìn thấy quyền lực đã thấm vào ngôn ngữ
Có rất nhiều cách định nghĩa diễn ngôn của các nhà nghiên cứu, sau đây tôi xin dẫn một vài khái niệm sau:
V.I Chiupa cho rằng: diễn ngôn(tiếng Pháp: discours- lời nói) - là phát ngôn, hành động lời nói tạo sinh văn bản gồm người nghe bình đẳng với người nói và được xem là “sự kiện giao tiếp tương tác văn hoá xã hội” (Van Dijk) giữa chủ thể, khách thể và người tiếp nhận Chữ “diễn ngôn” có nguồn gốc từ tiếng La Tinh, nghĩa là “chạy tới chạy lui khắp tứ phía” (trong các công trình của Thomas Aquinas, nó có nghĩa: đàm luận, nghĩ luận)
Còn theo Foucault ông cho rằng: “Diễn ngôn, nói toẹt ra, cần phải hiểu như một sự cưỡng bức mà chúng ta thực hiện đối với sự vật, trong trường hợp, nó là một thực tiễn mà chúng ta ép buộc cho chúng”
Trang 15Từ việc tiếp thu quan điểm của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi tạm rút ra quan niệm về diễn ngôn để làm điểm tựa cho quá trình nghiên cứu đối tượng của mình như sau: “Diễn ngôn là một cấu trúc siêu văn bản, một sản phẩm của môi trường sinh thái văn hoá, nó chứa đựng bên trong một cấu trúc biểu nghĩa khái quát mang nội hàm văn hoá, ý thức hệ Diễn ngôn là cách kiến tạo thế giới bằng ngôn từ và cách kiến tạo này chịu sự chi phối của quyền lực văn hoá nhất định” Hay nói một cách ngắn gọn diễn ngôn là một
hệ thống cơ chế biểu đạt ngôn ngữ, nó chịu sự chi phối của hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức và cơ chế quyền lực xã hội
1.1.2 Hệ hình diễn ngôn
Hệ hình diễn ngôn là hệ thống cấp bậc của chủ thể, khách thể và người tiếp nhận trong diễn ngôn, và nó sẽ quy định quá trình sản xuất và tiếp nhận văn bản để đáp ứng nhu cầu nhận thức của xã hội mang tính lich sử Hệ hình diễn ngôn do nó có tính lịch sử và nó thuộc về cái biểu đạt cho nên ta có thể thấy nó được biểu hiện ở các dạng hình thái diễn ngôn sau:
Đầu tiên là hình thái diễn ngôn vị thế - bầy đàn, đó là hình thái cổ xưa nhất Nó tạo ra một không gian giao tiếp của sự đồng thanh nhất trí theo kiểu hợp xướng Mà ở đó chủ thể lời nói luôn có vị thế “diễn xướng” của sự phế vị (ẩn danh) và định hướng phát ngôn vào việc tại sao lại ý thức đám đông - chúng ta của người tiếp nhận với tập quán ổn định
Hình thái diễn ngôn vai - quy phạm xuất hiện muộn hơn Nó xuất dựa vào bức tranh thế giới “uy quyền” và luôn theo một nguyên tắc nghiêm ngặt của tập quán cần phải tuân theo Vì thế mới xuất hiện không gian giao tiếp quyền uy của sự đồng thuận theo kiểu độc điệu mà sau này nó tồn tại và phát triển trong chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học
Hình thái diễn ngôn đối nghịch - chủ động xuất hiện từ thời trung đại với chủ nghĩa Barocco, đạt tới sự phồn thịnh ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ
Trang 16XX, tạo nên thi pháp lãng mạn chủ nghĩa Ở hình thái diễn ngôn này luôn xuất hiện sự chủ động về mọi mặt và luôn vươn tới sự phá bỏ để hướng đến cái sang tạo của một không gian “phi quyền lực”
Như vậy, hệ hình diễn ngôn có sự thay đổi theo sự phân kì lịch sử và nó chính là cấu hình của các thẩm quyền thuộc về cái được biểu đạt, sáng tạo và tiếp nhận diễn ngôn thành một không gian giao tiếp vô hình
1.1.3 Trật tự diễn ngôn
Khi nói và phân tích diễn ngôn văn học, ta cần phải khám phá ra trật tự diễn ngôn trong xã hội, nhìn ra đâu là diễn ngôn chủ đạo, đâu là diễn ngôn trung tâm, đâu là diễn ngôn chính thống, đâu là diễn ngôn phi chính thống, đâu là diễn ngôn phi trung tâm, diễn ngôn bên lề, diễn ngôn yếu thế, diễn ngôn bị loại trừ… mỗi một thời đại có một kiểu diễn ngôn riêng Đó là diễn ngôn trung tâm, diễn ngôn chính thống được xã hội thừa nhận Hệ thống diễn ngôn đó không chỉ gắn với ngôn ngữ, với ngữ pháp mà chủ yếu gắn với tư tưởng của thời đại, gắn với tri thức xã hội, niềm tin xã hội Bên cạnh đó cũng
có diễn ngôn bên lề, diễn ngôn phi trung tâm… Trong lý thuyết diễn ngôn của Foucault, bên cạnh việc chỉ ra tính độc đoán, tính thống trị của diễn ngôn thời đại, ông còn chỉ ra diễn ngôn bị khuất lấp, diễn ngôn bị loại trừ… Điều đó ta thấy rõ trong Trật tự của diễn ngôn (The order of Discourse) (1970), mà
Foucault khẳng định: “trong mọi xã hội sự sản xuất diễn ngôn cùng lúc bị
kiểm soát, tuyển chọn, tổ chức và phân phối lại bởi một số những phương thức quy trình mà vai trò của nó là để né tránh những khó khăn do nó gây ra”
Có nhiều nguyên tắc lựa chọn tổ chức và phân phối diễn ngôn được duy trì thực thi trong xã hội Và một trong nguyên tắc quan trọng nhất mà Foucault
đề cập đến là cấm đoán, kiêng kị - không phải điều gì cũng có thể nói, không phải hoàn cảnh nào cũng được nói vậy nên khi buộc đề cập đến những cấm kị cần phải có những “hoá trang”, những cách “đi vòng” Hình thức thứ hai của
Trang 17loại trừ là vị thế của chủ phát ngôn - không phải ai cũng được quyền nói Hình thức thứ ba và cũng là cuối cùng là sự đối lập giữa đúng sai - quyết định cái gì coi là đúng, cái gì bị coi là sai Bởi những diễn ngôn chân lý luôn được hậu thuẫn bởi một loạt những thiết chế và cơ chế quyền lực Cũng chính vì thế những biểu hiện của nhu cầu cá nhân trong xã hội chủ nghĩa nó không được chào đón ở nơi mà ý thức tập thể trở thành chân lý của thời đại
Như vậy, sự tạo lập diễn ngôn chỉ được thực hiện khi tuân thủ những nguyên lý kiểm soát hoạt động sản xuất và lưu chuyển diễn ngôn Đó là những nguyên tắc mà mỗi người luôn tuân theo trong mỗi diễn ngôn của mình Và nhờ những nguyên lý kiểm soát ấy mà các diễn ngôn luôn được đặt trong một “trật tự” Quan sát sự phát triển của văn học hiện nay, ta nhận thấy trong khi con người ta càng ngày ra sức quảng bá cho những diễn ngôn thống trị thì các nhà văn lại có hứng thú tìm đến những diễn ngôn yếu thế, diễn ngôn
bị ngoại trừ Và ở mỗi thời kì lịch sử, văn hoá văn học được nhìn nhận diễn giải theo những chiều hướng khác nhau
1.2 Lý thuyết giới/phái tính trong nghiên cứu văn học
1.2.1 Phân biệt khái niệm “giới tính” và “phái tính”
Trong giai đoạn hiện nay văn học nữ phát triển nở rộ thì sự phân biệt rạch ròi giữa khái niệm “phái tính” và “giới tính” là quan trọng và bức thiết:
Phái tính (sex) trong của lĩnh vực như báo chí, điện ảnh… cũng như các bài nghiên cứu văn học thường được hiểu là hoạt động tình dục của con người, các tác giả thường có khuynh hướng sử dụng không chuyển ngữ sang tiếng Việt mà sử dụng từ gốc trong tiếng anh: “sex” nghĩa là chỉ hoạt động tính giao nam nữ trở thành đối tượng miêu tả và phản ánh trong đời sống hàng ngày Tuy vậy ta cần nhìn nhận rộng hơn khi nó được chuyển sang ngữ Việt bằng khái niệm “phái tính” để phân biệt với khái niệm “giới tính” (gender) Nói đến phái tính trước hết là khái niệm chỉ sự phân chia con người dựa trên
Trang 18đặc điểm sinh học thành hai nhóm nam và nữ Đồng thời sự khác biệt về thuộc tính tự nhiên sẽ bước đầu in dấu trong tư duy và ý thức Nhìn ở nghĩa rộng hơn có thể thấy phái tính còn là sự tự ý thức của chính chủ thể Như vậy, phái tính chính là sự tự ý thức của chủ thể về giới của mình bên cạnh đó nó cũng là sự vươn lên để xác định quyền bình đẳng giới Còn khi người phụ nữ bắt đầu trở thành đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học những năm
1970 thì khái niệm giới tính được đưa vào sử dụng như một sự khác biệt của từng giới do quy định của văn hoá “Giới tính” (gender) đôi khi còn gọi tắt là giới, là các đặc điểm liên quan đến sự khác biệt giữa nam tính và nữ tính Tuỳ thuộc vào văn cảnh, những đặc điểm này có thể bao gồm tính sinh học (tức là giới tính nam, giới tính nữ hoặc lưỡng tính, các cơ cấu xã hội dựa trên giới tính (gồm vai trò giới và vai trò xã hội)
Như vậy, ta thấy khái niệm giới tính là khái niệm được đưa vào sử dụng trong văn học và khái niệm này chỉ khía cạnh về sự kiến tạo xã hội về văn hoá đối với sự khác biệt giữa nam và nữ Ví dụ khi nói tới nữ giới người
ta nghĩ ngay đến đặc điểm sau:
Phụ nữ là phải biết chăm sóc nhà cửa, thu vén việc gia đình và không được xa nhà
• Đàn ông phải đi làm kiếm tiền nuôi gia đình
• Kết quả học môn toán của con trai thường tốt hơn của con gái
• Con trai không được khóc
• Con gái thường dễ xúc động
• Phụ nữ phải dành nhiều thời gian để làm việc nhà hơn đàn ông Tóm lại, nhìn ở mặt xã hội, tôn ti trật tự thì nữ giới luôn luôn dưới quyền nam giới Tuy nhiên những quan niệm này do xã hội quy định vì vậy
nó có thể thay đổi được theo thời gian cùng với sự tự ý thức vươn lên bình đẳng giới của phái nữ
Trang 191.2.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề giới nữ trong văn học
Trong Kinh Thánh, đàn bà được sinh ra từ xương sườn đàn ông, vì thế
họ trở thành kẻ phái sinh, kẻ phụ tá trong cuộc đời đàn ông Do là kẻ phụ tá nên đàn bà luôn bị lệ thuộc, phục tùng đàn ông Không chỉ vậy họ luôn cho rằng: là phụ nữ thì phải tỏ ra mình là người yếu đuối, vô tích sự, thụ động và ngoan ngoãn Vậy nên trong một thời gian dài, vai trò của nam giới luôn được
đề cao và vị thế của người phụ nữ bị hạ bệ trong vòng trói buộc của những quan niệm như “Nam tôn nữ ty”, “tam tòng tứ đức”, “nhất nam biết hữu, thập
nữ biết vô”,… Dưới con mắt của nam giới, phụ nữ bị coi là “kẻ khác” Và trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi người ta đã luôn mặc định cho rằng phụ
nữ là kẻ yếu, là những người đứng sau nâng khăn sửa túi cho đàn ông và chăm lo việc nhà hay khi chồng chết phải chết theo chồng: “Những tính từ hoa mỹ thường người ta phong tặng cho tôi đang dần giết chết tôi… Người ta trói chặt thân thể tôi bằng cách ngợi ca tôi là một người phụ nữ khiêm tốn thùy mị Người ta xiềng xích đôi chân tôi bằng cách ngợi ca tôi thủy chung Tôi không thể chạy thoát, thậm chí tôi không thể nào bước đi… Tôi không
muốn trở thành người vợ tiết hạnh, vì khi chồng tôi chết, tôi phải bước vào giàn thiêu để chết cùng anh ấy” Đó là những lời trăn trối đau khổ của một
người phụ nữ Ấn Độ tên Saroj Vasaria trước khi bị ép chết theo chồng khiến cho chúng tôi liên tưởng miên man về những trải nghiệm chung của người phụ nữ dưới sức nặng của “truyền thống văn hóa” Cái “truyền thống” văn hóa CỦA đàn ông, DO đàn ông, và VÌ đàn ông mà phụ nữ ở các nước thuộc
địa như Việt Nam đang ngày ngày gồng mình gánh chịu
Chính điều đó cũng đã chi phối trong sáng tác văn học Viết văn trở thành một trong ba tiêu chí (lập đức, lập công, lập ngôn) để người quân tử xác nhập vị thế trong xã hội Vì thế trong văn chương thư tịch cổ, nam giới luôn chiếm vị trí độc tôn và trong những tác phẩm trong xã hội xưa người phụ nữ
Trang 20nếu được nhắc tới thì họ hiện lên với đức hi sinh, sự nhẫn nhục, vẻ đẹp của họ được mô tả theo một mô típ dập khuôn và họ cũng ắt phải là những người vợ thuỷ chung, yêu chồng thương con
Trong văn học hiện đại, diễn ngôn nam quyền vẫn mang tư tưởng
“trọng nam khinh nữ” và nó vẫn thể hiện tính áp chế quyền lực nam đối với phụ nữ Vậy nên việc nghiên cứu về vấn đề giới nữ trong văn học mang một ý nghĩa vô cùng to lớn Số lượng các cây bút nữ trong và ngoài nước ngày càng đông đảo Sự dung hoà trong việc nghiên cứu về vấn đề giới nữ đã góp phần
mở ra một môi trường dân chủ Bên cạnh đó việc nghiên cứu ngày càng nhiều
về vấn đề này dần khẳng định được sự thay đổi trong vị thế của nữ giới không chỉ trong văn chương cũng như trong đời sống Điều này một mặt thể hiện sáng tạo của nhà văn, mặt khác cho thấy họ đã khẳng định trước tiên sự ngang bằng trong vai trò chủ thể sáng tạo Đó cũng chính là lý do quan trọng tạo nên
sự bùng nổ sáng tác của các tác giả nữ trên văn đàn Họ đã thực sự mở ra một sắc thái, một diện mạo mới cho văn học với dấu hiệu ý thức nữ quyền rõ nét hơn Việc nghiên cứu tìm ra sự thay đổi trong ý thức nữ quyền đã đem đến một tiếng nói mà ngay cả các nhà văn nam hoặc thậm chí các nhà phê bình khó tính cũng không thể không thừa nhận điều đó
Trang 21Chương 2
CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ - MỘT
DIỄN NGÔN NGOẠI BIÊN VỀ GIỚI NỮ
2.1 Một bức tranh thế giới ly tâm
Nhắc đến chiến tranh, chúng ta luôn nghĩ tới những trận đánh ác liệt mà người tham gia trực tiếp là nam giới Và trong mắt những người đàn ông ấy, chiến tranh hiện lên qua các sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc Chiến tranh
và chiến thắng chính là vinh quang là sự hi sinh cao cả cho đất nước, cho lý tưởng mà họ tôn thờ chứ chiến tranh không phải những sự hi sinh đẫm máu
vô nghĩa Đó là cái nhìn của nam giới về chiến tranh còn nữ giới họ lại có một cái nhìn hoàn toàn khác về chiến tranh Với họ, chiến tranh không phải là chiến công, chiến thuật, anh hùng hay sự tôn vinh… mà nó được vẽ lên bởi những câu chuyện riêng tư một cách chân thực bằng cảm xúc của mỗi cá nhân Cũng chính vì thế, cuộc chiến tranh dưới cái nhìn nữ giới có ngôn ngữ riêng của nó: đàn ông náu mình đằng sau các sự kiện, chiến tranh thu hút họ, cũng như hành động và sự đối kháng trong tâm tưởng, trong khi phụ nữ cảm nhận qua cảm xúc Khi nói tới chiến tranh thì ác hẳn sẽ có sự đau thương, mất mát thế nên với những người phụ nữ chiến tranh luôn đinh ninh một tư tưởng:
“chiến tranh trước hết là một cuộc giết người, sau đó là một lao động mệt
nhoài Rồi cuối cùng thì đơn giản là cuộc đời thường: người ta hát, người ta
phải lòng nhau, người ta đặt những lô cuộn tóc” [12, 20] Bản thân người phụ
nữ từ khi sinh ra và lớn lên đã luôn mang trong mình một sứ mệnh là người ban tặng sự sống thế nên với họ chiến tranh sẽ luôn là phi nghĩa
Trong văn học chính thống với cái nhìn sử thi, các nhà văn đã tạo nên một vẻ đẹp nguyên phiếm, toàn vẹn về người anh hùng Họ là những người mang tầm vóc núi sông, của lịch sử Họ thường đại diện cho một thế hệ và
Trang 22luôn là con người luôn luôn chiến thắng hoàn cảnh Để tạo nên những hình tượng nguyên phiếm này, nhà văn tiến hành đồng nhất vai xã hội và vai văn học của các nhân vật Đó là sự đồng nhất tên gọi và đặc điểm tính cách của hệ thống nhân vật trong tác phẩm, thể hiện tính cách đúng như định ước xã hội
đã đặt ra qua tên gọi Hay nói một cách cụ thể ta thấy rằng trong văn học chính thống Xô Viết, nhân vật nữ hiện lên trong tác phẩm được kiến tạo thành các vai gắn liền với những chức năng cụ thể Quan sát bộ phận văn học này, thấy bức tranh giới nữ được phân hóa thành 3 vai với chức năng cơ bản Thứ
nhất là vai Mẹ Tổ quốc – là những người mẹ có công sinh thành, nuôi dưỡng, cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng Bên cạnh hình mẫu Mẹ Tổ
quốc, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa còn xây dựng vai Mẹ chiến sĩ -
những người mẹ trực tiếp cầm súng đứng lên bảo vệ đất nước Và vai Chúng
con - đó là những cô thanh niên, các chiến sĩ trẻ tham gia chiến đấu bảo vệ
nước nhà Với cách kiến tạo thành các vai như trên thì văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa với mục đích xây dựng những bức tượng đài hoành tráng nhằm tuyên truyền và nêu gương cho cách mạng, cổ vũ chiến đấu Điều này, ta thấy
rõ trong tiểu thuyết Người mẹ của M Goóc-ki Ở đây, nhà văn đã trực tiếp
xây dựng hình tượng người mẹ Pê-la-gây-a như một bức tượng đài về người phụ nữ anh hùng Bà hiện lên vừa là người mẹ Tổ Quốc vừa là mẹ chiến sĩ Bởi lẽ, Pê-la-gây-a Ni-lốp-na không chỉ là người mẹ có công sinh thành, chăm sóc tận tình cho con trai của mình và các bạn đồng hành của con mà còn tham gia cách mạng một cách tự giác Khi biết những việc con trai - Pa-ven Vơ-la-xốp làm là đúng cho nên bà đã làm liên lạc đưa tài liệu từ thành thị về nông thôn Khi bị bắt bà đã anh dũng vạch mặt bọn thống trị tàn ác và tham gia các cuộc biểu tình Chính thế, Pê-la-gây-a đã trở thành hình tượng của các
bà mẹ anh hùng của nước Nga nói riêng và toàn thế giới nói chung Bên cạnh
đó, cuốn tiểu thuyết này cũng cho ta thấy vẻ đẹp của những cô gái có nhiệt
Trang 23huyết với cách mạng đó là Na-ta-sa Vẻ đẹp ấy được miêu tả qua con mắt của
mẹ Pa -ven: “giọng cô ta trong và sáng, miệng nhỏ, phúng phính, dáng người tròn trĩnh, tươi tắn Cởi áo khoác xong, cô xát mạnh hai bàn tay nhỏ đỏ vì rét lên đôi má ửng hồng” Không chỉ thế vẻ đẹp ấy còn được hiện lên qua cuộc trò chuyện giữa hai mẹ con Pa-ven: “Còn quý cô quý phái ấy! Chà, cô ấy mới thông minh làm sao!” Na-ta-sa chính là một cô giáo và mặc dù xuất thân trong gia đình giàu có nhưng người con gái ấy luôn giản dị và góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền cách mạng cho những con người khốn khổ cùng với Pa-ven và những người bạn của anh ta Như vậy, nhà văn đã tạo ra khuôn mẫu nhất định cho các nhân vật trong nền văn học vô sản
Điều đó quả không sai, văn học Việt Nam là một nền văn học sớm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa của Liên Xô cho nên trong các tác phẩm văn học của nước ta khi viết về cách mạng chúng ta cũng thấy rõ tinh thần và sự khuôn mẫu đó Chẳng hạn, khi xây dựng hình tượng anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp thì nhất định là anh
vệ quốc quân, dãi nắng dầm sương, cũng phải đối mặt với những trận sốt rét khắc nghiệt nhưng ở họ bao giờ cũng là sự can trường vượt qua tất cả để chiến thắng kẻ thù Nếu viết về cô thanh niên xung phong thì phẩm chất bao giờ cũng là sự quên mình tuyệt đối, các cô gái sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ, tình yêu, thậm chí cả sinh mạng để đảm bảo cho đoàn quân kịp giờ ra trận Hay khắc họa hình tượng những người lãnh đạo thì bao giờ cũng được ý thức như những người có lí tưởng cách mạng cao đẹp, có lập trường chính trị vững chắc, có khả năng thu phục nhân tâm bằng uy tín, phẩm chất đạo đức chiến công lẫy lừng Như vậy, khắc họa hình tượng người anh hùng bao giờ cũng gắn với hành động anh hùng, tinh thần anh hùng Chẳng hạn như các tác
phẩm: Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Mẹ Tơm, Mẹ Suốt của Tố Hữu hay Trở về quê nội của Lê Anh Xuân… chính là những ví dụ tiêu biểu cho sự
Trang 24tiếp thu đó Các nhà văn, nhà thơ đã tạo dựng lên một quần thể tượng đài nữ anh hùng trên lĩnh vực văn chương với số lượng lớn vượt trội chưa từng thấy
Đó là những con người - nữ anh hùng trong hiện thực xã hội chủ
nghĩa, của nền văn học chính thống Còn khi đọc tiểu thuyết Chiến tranh
không có một khuôn mặt phụ nữ ta nhận thấy đây là một tác phẩm ngoại biên
bởi nó được xây dựng lên bằng một bức tranh ly tâm - vượt thoát ra khỏi trung tâm của sự chuẩn mực khi viết về con người và chiến tranh dưới chế độ chính trị theo chủ nghĩa vô sản Các cô gái, những người phụ nữ trong tác phẩm này không có xu hướng phân vai thành mẹ Tổ Quốc, mẹ nuôi dưỡng hay vai chúng con mà các nhân vật cứ dần hiện lên qua các câu chuyện kể chân thực như những thước phim quay chậm Alexievich bà không tạc vẽ lên một bức tượng đài nhằm tôn vinh người phụ nữ trong chiến trận hay chủ nghĩa Stalin mà điều nhà văn muốn hướng tới là phơi trần sự thật của chiến tranh và con người trong đó Vậy nên, Svetlana không chỉ xây dựng hình tượng anh hùng qua những hành động trong chiến đấu, trong khi thực thi cách mạng mà còn qua các quan hệ đời thường, quan hệ đời tư cá thể Có thể nói với cái nhìn “phi sử thi”, nhân vật người anh hùng trong tiểu thuyết mà nhà văn kiến tạo nên với những nét riêng biệt, họ hiện lên với tất cả những gì trần trụi, cả phần ánh sáng và bóng tối, giữa cái tốt và cái xấu, bản năng và ý thức tất cả đều được miêu tả một cách chân thực Một lần nữa ta cần nhấn mạnh nếu con người trong văn học chính thống họ hiện lên với vẻ đẹp gần như hoàn
mĩ thì con người trong cuốn tiểu thuyết này hiện lên qua cả những góc khuất
về chiến tranh Nói tới chiến tranh nhất là một cuộc chiến tranh ác liệt giữa Nga và Phát xít Đức những người tham gia chiến tranh họ dám đối mặt với tất
cả thậm chí là cái chết vì thế họ đã từng nói: “chúng tôi bị bao vây… Chúng tôi quyết định: rạng sáng, sẽ cố chọc thủng trận tuyến địch Đằng nào chúng tôi cũng chết, thà chết trong chiến đấu [12, 24] Bên cạnh ý chí quyết tâm không sợ cái chết, nhưng đã là con người thì những người lính ấy họ còn hiện
Trang 25lên với bản năng tính dục mà trong nền văn học chính thống không được phép nhắc tới: “Phản công tiến bước… Những ngôi làng Đức đầu tiên… Chúng tôi trẻ trung Cường tráng Bốn năm không đàn bà Trong các hầm: là rượu vang
Và nhắm với gì? Chúng tôi tóm bọn con gái và… chúng tôi mười đứa hiếp một cô Không có đủ đàn bà, nhân dân chạy trốn quân đội Xô Viết Chúng tôi tóm các cô còn non choẹt… Nếu con bé khóc, chúng tôi đánh, chúng tôi nhét giẻ vào mồm Nó đau, còn chúng tôi, cái đó khiến chúng tôi cười” [12, 28] Cũng bởi chiến tranh mà đôi khi con người ta từng nghĩ sẽ ăn thịt đồng đội vì cái đói, cái thiếu thốn khó khăn triền miên khiến những người lính ăn lá cây,
ăn vỏ cây, rễ cây và tất cả những gì có thể ăn và thậm chí trong đầu nảy sinh một ý định ghê tởm mất hết tính người: “Chúng tôi có năm người, một đứa còn rất trẻ con Mới được động viên Một đêm cậu bên cạnh rỉ tai vào tôi: Thằn bé chỉ còn thoi thóp kiểu nào rồi nó cũng toi Cậu hiểu tớ… Cậu định
nói gì? - thịt người, cũng có thể ăn Nếu không tất cả cũng sẽ bị thế tất” [12,
28] Cũng một lần nữa vì chiến tranh, vì đói khổ do nó gây ra mà người mẹ buộc trở nên tàn nhẫn khi con nhỏ đói đòi ăn bà Nastia đã nhấn đứa trẻ vào nước vì chẳng còn cách nào khác để đứa trẻ thôi đói khóc Để rồi hôm sau người ta chứng kiến bà treo cổ trên một cây táo đen… còn các con bà đứng cạnh bà và đòi ăn Như vậy, con người trong chiến tranh mà cuốn tiểu thuyết này đã xây dựng lên với muôn màu sắc và bản năng con người được hiện rõ Qua những hình ảnh đó chiến tranh hiện lên thật đớn đau và tàn khốc nó đã khiến một số người trở nên ích kỉ và đôi khi tàn nhẫn, ghê tởm mặc dù họ xuất thân trong gia đình có văn hoá Không chỉ vậy, cuốn tiểu thuyết còn cho
ta thấy sự thiếu thốn của chiến tranh đôi khi khiến những cô gái ấy hiện lên thật nhếch nhác: “chúng tôi hành quân… Chúng tôi là gần hai trăm cô gái, theo sau là hai trăm đàn ông Đang hè Oi nóng Đi từng chặng, mỗi ngày hai mươi cây số… Và chúng tôi để lại đằng sau những vết đỏ, to bằng ngần này, trên mặt cát… Chuyện đàn bà… Làm sao giấu được hoàn cảnh đó?”
Trang 26Như vậy, tác phẩm đã vẽ nên một bức tranh thế giới ly tâm nó được tạo nên bởi nét vẽ chân thực và vượt ra khỏi sự quy phạm trong việc xây dựng hình tượng người nữ anh hùng trong chiến trận trong nền văn học hiện thực
xã hội chủ nghĩa Chính vì thế, mà cuốn tiểu thuyết này có thời gian bị cấm lưu hành bị cắt bỏ di một số phần hiện thực Bởi trong chiến tranh hay trong chính phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa thì luôn phải tuân theo một hệ thống điển phạm từ tác giả, tác phẩm cho tới các tự sự và nhân vật văn học Chính các loại điển phạm này tạo thành “khung tri thức” định hướng cho hoạt động sáng tác và nghiên cứu Thế nên không phải hiện thực nào cũng được nói mà khi nói ra sẽ bị sự kiểm soát Hay nói một cách khác là diễn ngôn đó sẽ bị phụ thuộc và cơ chế văn hoá - xã hội chi phối
2.2 Phụ nữ là nạn nhân bi kịch của chiến tranh
2.2.1 Xu hướng bị “nam hoá”
Người nữ trong đời sống cũng như trong sáng tác văn học luôn hiện lên với sự đối lập với nam tính Đó hoàn toàn không phải là cái gì bẩm sinh, mà
là do sự áp đặt của một nền văn hoá phụ quyền Những đặc điểm được cho thuộc về tính nữ như dịu dàng, khiêm nhường, thụ động, hi sinh, đòi hỏi và mặc định cho họ Nói một cách khác, đó chẳng qua là diễn ngôn về nữ tính, bị chi phối bởi quyền lực của một nền văn hoá phụ quyền Ngược lại nhân vật
nữ trong cuốn tiểu thuyết Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ nhà
báo, nhà văn Alexievich đã cho ta thấy nhân vật nữ họ đã thay đổi trong chiến tranh, đó chính là xu hướng bị “nam hoá” Họ trở nên mạnh mẽ, họ chủ động trong cuộc chiến tranh và họ còn làm được những điều hơn nam giới
Trước hết xu hướng bị “nam hoá” được thể hiện ở hình thức bên ngoài khi họ trực tiếp tham gia chiến tranh Những cô gái khi bước chân vào quân đội
họ được thay đổi khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới Ivanouchkina (binh nhất, xạ thủ bắn tỉa): “chúng tôi đến uỷ ban tuyển quân: người ta đưa ngay chúng tôi vào một cửa và ra cửa khác Tôi có một cái bím tuyệt đẹp…
Trang 27khi tôi trở ra thì chẳng còn! Người ta cũng bắt tôi bỏ áo dài Tôi không có thời gian để lại cả bím tóc lẫn áo dài cho mẹ Mẹ tôi đã van tôi để lại cho mẹ một thứ gì đó của tôi Người ta phát ngay cho chúng tôi lên một chuyến tàu chở hàng…” [12, 41] Không chỉ bị cắt tóc như con trai mà họ còn phải mặc những bộ quân phục của đàn ông, áo khoác, với portianki Còn ủng số 40 thay
vì 36 Bởi lẽ quân đội vốn là nơi dành cho đàn ông chứ không phải của phụ
nữ và hơn nữa người ta cũng không sẵn sàng để đón nhận họ Và trong suốt thời gian chiến đấu đúng ba năm trải qua chiến tranh và trong suốt ba năm dường như họ không còn là phụ nữ, họ không có “kinh”, họ còn phải đấu tranh trong một cuộc chiến không kém phần khốc liệt: chiến đấu với bản thể
nữ của chính mình Một số người đã triệt tiêu hẳn nó đi trong thời gian nhập ngũ không ham muốn tình dục và thậm chí chẳng còn kinh nguyệt
Bên cạnh sự nam hoá thay đổi về vẻ bề ngoài thì tác phẩm này Alexievich còn cho ta thấy xu hướng nữ giới bị nam hoá thể hiện ở trong chính nhiệt huyết, tình yêu với tổ quốc khi tham gia chiến tranh Họ chiến đấu bảo vệ Nước Nga, bảo vệ lý tưởng đầy sự kiên định không hề kém cạnh so với nam giới Đầu tiên, họ làm những công việc như đàn ông làm trong chiến tranh họ cũng bắt đầu tập bắn, học các quy định, nội trại lính, nguỵ trang trên trận địa, bảo vệ chống hơi độc trong chiến đấu… những người con gái đó học rất chăm
và kết quả đạt được toàn điểm “ưu” về bắn và công tác chuẩn bị quân sự.Và khi những cô con gái đến mặt trận ở Orcha bổ sung vào sư đoàn bộ binh số
62 Các cô gái ấy đã từng bị người chỉ huy là đại tá Borotkine nổi giận và chế nhạo “Cái đoàn ba lê này là gì thế? Ở đây là chiến tranh, không phải là một đêm vũ kịch Một cuộc chiến tranh khốc liệt” [12, 43] Lời nói đó dường như
là một sự sỉ nhục, một lời khinh thường bởi người chỉ huy đó luôn nghĩ là con gái chỉ quanh quẩn bên xó bếp, lo toan trong gia đình và nếu đang trong thời
kì chiến tranh như thế này thì đây cũng không phải là nơi của họ, cái họ cần
Trang 28làm là ở quê hương, là hậu phương vững chắc chứ không phải là nơi thao trường tàn khốc này Nếu các cô gái ấy quay về và không chứng tỏ được mình thì mãi chỉ là người phụ nữ bình thường Nhưng không, các cô gái đó đã chứng tỏ và khiến người chỉ huy phải nể phục bởi sự dung cảm và tài năng của mình: “bắn rất tốt hơn cả các xạ thủ bắn tỉa nam” và cùng với khả năng nguỵ trang của mình để người đại tá tuyên bố: “Bây giờ, tôi xin rút lại điều tôi
đã nói về các cô gái” [12, 43] Và nếu như nam giới họ luôn được tôn vinh trong chiến tranh bởi những chiến công thì những người phụ nữ ấy cũng tham gia và mang lại nhiều chiến công cho tổ quốc
2.2.2 Những con người bị chấn thương
Nhà nghiên cứu Caruth cho rằng: “Di chứng chấn thương tạo nên trong chủ thể một trải nghiệm thời gian đặc biệt: nó làm sống lại những quá khứ trong hiện tại theo một cách khác và hiện tại hiện lên nỗi đau quá khứ” [21]
Chấn thương mà chúng tôi muốn nói đến ở đây là chấn thương về cả tinh thần lẫn thể xác, là trạng thái đau đớn, kinh hãi, ám ảnh con người và nó
để lại một vết thương lòng không thể hàn gắn
Có thể nói, sự chuyển đổi từ tinh thần tuyệt hi sinh tuyệt đối trong chiến tranh cách mạng sang sự thức tỉnh ý thức nhân văn sâu sắc trong thời đại hiện nay chính là cội nguồn giúp các nhà văn có thể sáng tác nên những sự thật về chiến tranh và Alexievich lại một lần nữa cho ta thấy sự tàn bạo của chiến tranh
Chiến tranh đã gây nên cái “kết” buồn cho muôn vàn số phận trong đó
có những người phụ nữ - người lính nga Từ sự huỷ diệt của chiến tranh, có rất nhiều người đã nằm lại nơi chiến trường, nơi núi rừng âm u hẻo lánh, có người may mắn được trở về nhưng thiếu hụt đi một phần thân thể, cũng có người bước ra khỏi chiến tranh với một cơ thể nguyên vẹn nhưng không vì tâm hồn họ đã bị đâm toạc, rách nát và ám ảnh bởi chiến tranh khiến họ
Trang 29không tìm lại được sự thanh thản trong tâm hồn khi đất nước hoà bình:
“không, tôi không muốn.Tôi không thể Ngay cả hôm nay, tôi không thể xem
một phim chiến tranh” [12, 37] Và để rồi sau những năm tháng chiến tranh
đó vì họ đã quá quen thuộc với việc chiến đấu, chứng kiến những cảnh tang thương vậy nên khi chiến tranh kết thúc họ lại trở về và “bắt đầu lại tất cả từ các con số không Tôi phải tập đi lại giày sau ba năm đi ủng ngoài mặt trận Chúng tôi đã quen lúc nào cũng nai nịt Bây giờ tôi có cảm giác quần áo của tôi cứ lòng thong như những cái túi, tôi cảm thấy khó chịu Tôi nhìn một cái váy hay một chiếc áo sơ mi một cách ghê tởm” [12, 54] Như vậy, chiến tranh kết thúc họ trở về với cuộc sống thời bình nhưng giờ đây với họ nó thật xa lạ
và “lạc lõng” trong cái vòng luẩn quẩn của hiện tại Trong chiến tranh những
cô gái đó có thể là xạ thủ, là binh nhì, cơ trưởng hay trung uý cận vệ… đi chăng nữa thì họ vẫn mang nỗi sợ hãi của chiến tranh đặc biệt về các trận đánh giáp lá cà: “Trận lá cà nổ ra, và ta liền nghe những tiếng gẫy nát: những khúc sụn dập vỡ, gẫy nát… Tát cả diễn ra trước mắt tôi… Những người bị xiên bằng lưỡi lê… Những thương binh bị kết liễu…” để rồi sau chiến tranh
trong mỗi giấc mơ người con gái ấy “la hét suốt Mẹ và em gái tôi ngồi cạnh
tôi suốt đêm Tôi thức dậy vì chính tiếng la hét của mình” Chiến tranh qua đi nhưng những ký ức về nó vẫn còn mãi nó khiến những người lính khi quay trở về với cuộc sống thường nhật họ mãi phải đối diện với sự mất mát, với những cơn ác mộng để rồi hét lên những tiếng hét thảm thiết trong đêm Hàng đêm họ lại quay trở về những trận đánh ác liệt cướp đi bao sinh mạng của đồng đội như hiện về rất rõ Họ nhớ tới những đồng đội - những người chị em
kề vai sát cánh bị địch cắt đi một bên ngực và bị “móc mắt” điều đó là nỗi ám ảnh và nó chỉ thực sự biến mất trong mỗi cơn mộng khi và chỉ khi chúng ta mất đi trí nhớ mà thôi
Đã là chiến tranh thì dù xảy ra ở bất cứ đâu hay bất cứ hoàn cảnh nào
cũng sẽ gây ra cho con người sự chấn thương tinh thần cũng như thể xác Nếu