1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Diễn ngôn về tính dục trong tập truyện Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu

70 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Song, sự quan tâm ấy mới chỉ dừng lại ở phạm vi những bài viết, những bài phỏng vấn, những bài tiểu luận trên các báo và tạp chí chứ chưa có một công tình nghiên cứu nào đề cập riêng tới

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN -

TẠ THỊ THÙY DUNG

DIỄN NGÔN VỀ TÍNH DỤC

TRONG TẬP TRUYỆN BÓNG ĐÈ

CỦA ĐỖ HOÀNG DIỆU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Người hướng dẫn khoa học Ths NGUYỄN THỊ VÂN ANH

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2

Với tất cả sự kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc, em xin gửi lời

cảm ơn đến Ths Nguyễn Thị Vân Anh đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành

khóa luận tốt nghiệp

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các Thầy Cô trong Khoa Ngữ văn đã hết lòng quan tâm, dìu dắt và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường và nghiên cứu khoa học

Em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn tạo điều kiện động viên, khích lệ giúp em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình

Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2017

Sinh viên

Tạ Thị Thùy Dung

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Diễn ngôn về tính dục trong

tập truyện Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi

dưới sự hướng dẫn của Ths Nguyễn Thị Vân Anh Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào

Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2017

Sinh viên

Tạ Thị Thùy Dung

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của khóa luận 6

7 Bố cục của khóa luận 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DIỄN NGÔN 7

1.1 Khái niệm diễn ngôn 7

1.1.1 Một số quan niệm về diễn ngôn 7

1.1.2 Khái niệm diễn ngôn văn học 11

1.2 Trật tự diễn ngôn 13

1.3 Vấn đề tính dục trong sáng tác và nghiên cứu văn học 16

CHƯƠNG 2 VAI GIAO TIẾP NỮ VỚI VẤN ĐỀ TÍNH DỤC 23

2.1 Chủ thể phát ngôn nữ với vị thế chủ động 23

2.1.1 Chủ động đề cập đến vấn đề tình dục 24

2.1.2 Chủ động trong hành vi tình dục 28

2.2 Diễn ngôn tính dục gắn với ý thức nữ quyền 30

2.2.1 Sự phản kháng đối với nền văn hóa phụ quyền 30

2.2.2 Khẳng định khát vọng và quyền sống của người phụ nữ 35

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG THỨC KIẾN TẠO DIỄN NGÔN TÍNH DỤC 44

3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật 44

3.1.1 Sử dụng nhiều tính từ biểu thị xúc cảm tính dục 44

Trang 5

3.1.2 Tăng cường sử dụng các động từ chỉ hoạt động tính giao 47

3.1.3 Hình ảnh đậm màu sắc dục tính 48

3.2 Giọng điệu 50

3.2.1 Giọng bạo liệt, nhiệt hứng 51

3.2.2 Giọng điệu tâm tình giàu chất nữ tính 54

3.3 Không gian nghệ thuật 55

3.3.1 Không gian huyền ảo, ma mị 56

3.3.2 Không gian phong phú, đa dạng 58

KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thế kỉ XX là thế kỉ của lí luận phê bình văn học Nhiều lí thuyết văn học ra đời, mở ra những cách tiếp cận khác nhau đối với văn học: cấu trúc, thi pháp học, phân tâm học, văn hóa học… Mỗi cách tiếp cận đều mở ra một góc nhìn mới về thực thể nhiều chiều kích của đời sống và tác phẩm văn học Sự

ra đời của lí thuyết về diễn ngôn đã tạo ra một hướng tiếp cận mới mẻ và cũng gây không ít tranh cãi Diễn ngôn đã trở thành một trong những điểm tựa cho khuynh hướng nghiên cứu văn học và văn hóa, nó là khái niệm trung tâm của các khuynh hướng nghiên cứu đương đại như chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa thuộc địa - hậu thuộc địa, lí luận nữ quyền

Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm của mình về diễn ngôn như Chiupa hay Foucault Tư tưởng về diễn ngôn của các nhà khoa học hiện đang trở thành nền tảng cho nhiều trường phái lý thuyết hiện đại và gợi

mở một con đường đầy triển vọng cho các nhà nghiên cứu văn học

Vấn đề giới cũng là một vấn đề phức tạp Nghiên cứu về giới không chỉ

có ý nghĩa văn học mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn đánh dấu nhiều sự chuyển biến của văn học Việt Nam Trong khuynh hướng đổi mới nói chung của văn học, có một xu thế vận động hình thành ngày càng rõ nét ở văn thơ nữ Ở văn xuôi, một loạt các tác phẩm ra đời cất lên tiếng nói nữ quyền mạnh mẽ, quyết liệt Nhiều cây bút đã dần phá vỡ hệ thẩm mỹ truyền thống, buộc người đọc phải tiếp nhận với tư duy và thái độ khác, tiêu biểu như Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu…

Đỗ Hoàng Diệu là một trong những tác giả nữ đầy bản lĩnh và táo bạo trong việc xử lý những vấn đề của đời sống hiện đại, đặc biệt là vấn đề về giới Tác phẩm của chị là những diễn ngôn về giới, thẳng thắn đề cập đến những

Trang 7

vấn đề nhạy cảm, đến những nhục cảm, ham muốn của người phụ nữ cũng như khát vọng về cuộc sống, tình yêu, tình dục Từ đó gợi lên khát vọng giải phóng con người, đề cao nữ quyền và khẳng định giá trị sống của chính mình

Tập truyện ngắn Bóng đè của chị khi mới ra đời đã thu hút sự quan tâm

của độc giả và giới phê bình, kích thích cảm hứng tranh luận trên văn đàn Đã

có không ít các cuộc trao đổi trên các diễn đàn bàn về tập truyện Bóng đè của

Đỗ Hoàng Diệu Song, sự quan tâm ấy mới chỉ dừng lại ở phạm vi những bài viết, những bài phỏng vấn, những bài tiểu luận trên các báo và tạp chí chứ chưa có một công tình nghiên cứu nào đề cập riêng tới vấn đề diễn ngôn tình

dục trong tập truyện ngắn Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu

Tất cả sự khó khăn và hấp dẫn này của đối tượng thôi thúc người viết

lựa chọn khóa luận với đề tài: “Diễn ngôn về tính dục trong tập truyện Bóng

đè của Đỗ Hoàng Diệu”

2 Lịch sử vấn đề

Tập truyện Bóng đè là một tập truyện tiêu biểu của Đỗ Hoàng Diệu,

bao gồm 8 truyện ngắn, ra đời năm 2005 Tập truyện đã dành được rất nhiều

sự quan tâm từ dư luận cũng như các phóng viên, các nhà nghiên cứu

Bàn về tác phẩm, có nhiều ý kiến trái chiều, gây nhiều tranh cãi Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Những phản ứng nhiều

chiều cho thấy Bóng đè quả thực là một hiện tượng văn học thách thức cảm

nhận và đánh giá của giới trong nghề, và của giới độc giả rộng rãi Vì tư tưởng của tác phẩm, vì cách viết của tác giả Truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu gần như chủ yếu viết về phụ nữ và dục tính, nhưng quan trọng hơn, phụ nữ và dục tính trong quan hệ với xã hội và lịch sử Ở đây, có phần nào màu sắc nữ quyền Tuy nhiên, chị dùng người nữ và chuyện dục tính như một bộ mã để gửi đi một thông điệp của mình cho cuộc sống này” Trái với Phạm Xuân Nguyên, dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng cho rằng Đỗ Hoàng Diệu “không có

Trang 8

văn”, Bóng đè chỉ đơn thuần viết về tình dục trong nghĩa thấp kém của từ đó

và viết “một cách sống sượng… nhân vật không có một cuộc sống tinh thần

và tình yêu thương con người”

Tập truyện Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu còn thu hút sự quan tâm của

nhiều nhà nghiên cứu khác, với các bài nghiên cứu, chẳng hạn như:

Tác giả Dương Phương Vinh với bài viết Đỗ Hoàng Diệu và “Bóng

đè” trong ngày giông bão, đăng trên Báo Tiền Phong ngày 29/9/2005 Bài

viết kể về buổi phỏng vấn với Đỗ Hoàng Diệu về tác phầm Bóng đè, từ đó nói

lên quan điểm cá nhân của người viết cũng như khẳng định giá trị của tập

truyện và truyện ngắn Bóng đè

Bài viết Sáng tác “Bóng đè”, phê bình “nói mớ” của tác giả Nguyễn

Hòa, in trên báo Văn Nghệ Trẻ ngày 22/11/2005 Trong bài viết, anh khẳng định: “… Trả lời phỏng vấn trên Tạp chí Đẹp, Đỗ Hoàng Diệu khẳng định sex chỉ là cái vỏ, chỉ là phương tiện giúp chị chuyển tải một thông điệp khác Nhưng một khi cái đọng lại lúc đọc xong tác phẩm chỉ là sự ngổn ngang của những sự cương cứng thúc lên… thì thông điệp mà tác giả ngỡ đã đem đến cho người đọc chỉ còn là một ngộ nhận, một ngụy biện…” Anh cho rằng, việc quá lạm dụng yếu tố tình dục trong sáng tác của Đỗ Hoàng Diệu sẽ khiến tác phẩm mất đi sự tinh tế, làm tác phẩm thêm phần đơn điệu, đẩy nguy cơ “đóng

băng” các nỗ lực tìm kiếm của Đỗ Hoàng Diệu trong giai đoạn “tiền Bóng

đè” Anh còn khẳng định thêm: “Không nên bắt tác giả phải “leo” lên những

thang bậc mà bản thân tác giả chưa có khả năng leo tới”

Bài viết Người đàn bà bị bóng đè có bàn tay thanh tao của Nguyễn

Mậu Hùng Kiệt đăng trên trang Thơ trẻ ngày 20/8/2006 Bài viết hầu như khẳng định tài năng cũng như những đóng góp của Đỗ Hoàng Diệu khi sáng

tác Bóng đè Nguyễn Mậu Hùng Kiệt viết: “Chị đã dám dấn thân “lặn ngụp”

Trang 9

trong vực thẳm đầy rẩy nóng của chính mình và phát ra tiếng kêu khát khao hạnh phúc”

Hoàng Tố Mai với bài viết Sức mạnh ám gợi và tưởng tượng trong

“Bóng đè” đăng trên trang http://giaitri.vnexpress.net/ ngày 14/9/2010 Bài

viêt khẳng định giá trị của tác phẩm Bóng đè và so sánh nó với các sáng tác

của các tác giả cùng thời như Y Ban, Lý Lan…

Đỗ Ngọc Thạch với bài viết Ba cây bút nữ đại náo văn đàn đầu thế kỉ

XXI, đăng trên trang http://newvietart.com/ ngày 20/10/2010 Bài viết khẳng định tài năng của ba cây bút nữ Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu và Nguyễn Ngọc Tư khi viết về phụ nữ, viết về những nhục cảm, bản năng của người phụ nữ

Tác giả Ngô Thị Thu Thủy với bài viết Một cách tiếp nhận tác phẩm

“Bóng đè” của Đỗ Hoàng Diệu, đăng trên blog cá nhân ngày 23/4/2011 Bài

viết đưa ra những quan điểm, những ý kiến trái chiều của nhiều nhà phê bình khi tiếp nhận tác phẩm Từ đó nêu lên quan điểm của người viết về những yếu

tố tình dục mà Đỗ Hoàng Diệu sử dụng, những quan niệm về văn hóa cũng như khẳng định sự sáng tạo của nhà văn trong công cuộc cách tân nghệ thuật

Bài viết Ám ảnh Trung Hoa trong Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu do Việt

Minh tổng hợp và bình luận, đăng trên trang blog cá nhân ngày 27/2/2012 Mở đầu bài viết, tác giả khẳng định: “Ấn tượng đầu tiên là quái dị và ghê rợn Sau đó

là sexy” Bài viết khẳng định tài năng cũng như những thế mạnh của Đỗ Hoàng Diệu khi khai thác đời sống ở lĩnh vực tình dục cũng như văn hóa

Tiểu luận Vấn đề tiếp nhận tác phẩm “Bóng đè” của nhóm Kiệt, Tuấn

Anh, My Đăng trên trang http://hthphuong.blogspot.com/ ngày 9/9/2013 Bài

viết đưa ra những ý kiến trái chiều trong việc tiếp nhận tác phẩm Bóng đè và đưa

ra quan điểm riêng của mình về tác phẩm Bài viết Đỗ Hoàng Diệu viết về tình dục để chuyển tải quan niệm của mình về đời sống cũng như tư tưởng…

Trang 10

Nhìn chung, những bài viết về sáng tác của Đỗ Hoàng Diệu chủ yếu mới chỉ được in trên các báo và tạp chí, trên các trang diễn đàn và báo mạng, chưa thực sự phong phú về số lượng và chưa sâu về mức độ khảo sát Đa số các tác giả chỉ đi sâu vào tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu, nhận diện tác giả mà chưa đi sâu nghiên cứu bình diện diễn ngôn tính dục trong các truyện

ngắn của tập truyện Bóng đè Hầu hết các nghiên cứu chỉ đi sâu nghiên cứu

bình diện về nhân vật và cốt truyện mà chưa đi sâu nghiên cứu về mặt diễn ngôn về tình dục giới nữ một cách đầy đủ và đúng đắn Nhưng chính đây thực

sự là một đề tài hấp dẫn, có giá trị cho khóa luận này của chúng tôi

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Diễn ngôn tính dục trong tập truyện ngắn Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ khóa luận, chúng tôi tiến hành khảo sát những tác

phẩm tiêu biểu của Đỗ Hoàng Diệu ở tập truyện ngắn Bóng đè

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Trước hết, người viết tiến hành tìm hiểu những vấn đề chung về diễn ngôn cũng như các quan niệm về diễn ngôn, trong đó tập trung vào tìm hiểu

về phương diện vấn đề diễn ngôn tính dục trong các sáng tác văn học Tiếp

đó, chúng tôi ứng dụng những lý tuyết về diễn ngôn về tính dục để soi chiếu,

khảo sát trên tập truyện ngắn Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, chỉ ra nét đặc sắc

trong diễn ngôn về tính dục của tập truyện Từ đó khẳng định những đóng góp mới mẻ và táo bạo của Đỗ Hoàng Diệu cho văn xuôi Việt Nam đương đại

5 Phương pháp nghiên cứu

Để tiếp cận và nghiên cứu đề tài, khóa luận sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

Trang 11

- Phương pháp lịch sử: vấn đề diễn ngôn về tính dục như là một vấn đề

xã hội có tính lịch sử được đặt ra ở Việt Nam từ thế kỷ XX

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: qua so sánh đối tượng với những tác giả, tác phẩm của văn học trung đại và văn học cách mạng 1945-1975 Khẳng định vai trò cách tân của Đỗ Hoàng Diệu trong diễn ngôn về tính dục cũng như diễn ngôn về giới

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ sự phân tích cụ thể tác phẩm, người viết tổng hợp khái quát để có những kết luận, nhận định, tránh

áp đặt chủ quan không bám sát vào văn bản tác phẩm

6 Đóng góp của khóa luận

Khóa luận đặt vấn đề diễn ngôn về tính dục trong tập truyện ngắn Bóng

đè của Đỗ Hoàng Diệu, từ hệ thống cho đến quan niệm của các nhà triết học

về diễn ngôn trong việc phân tích một hiện tượng văn học cụ thể Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên trong vấn đề diễn ngôn tính dục trong tập truyện

ngắn Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu

Công trình nghiên cứu này có thể đóng góp chung vào việc nghiên cứu

về diễn ngôn tính dục trong các sáng tác của Đỗ Hoàng Dệu cũng như của các nhà văn đường đại sau này

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, Nội dung của khóa luận được triển khai theo 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về diễn ngôn

Chương 2: Vai giao tiếp nữ và vấn đề tính dục

Chương 3: Phương thức kiến tạo diễn ngôn về tính dục

Trang 12

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DIỄN NGÔN

1.1 Khái niệm diễn ngôn

1.1.1 Một số quan niệm về diễn ngôn

Thuật ngữ diễn ngôn là một thuật ngữ phức tạp bậc nhất, bởi nó có một lịch sử lâu dài, lại được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau Chính vì thế, khó có thể có một định nghĩa duy nhất về thuật ngữ này Trong lịch sử nghiên cứu diễn ngôn, có thể nói, có rất nhiều quan niệm và cách tiếp cận về khái niệm diễn ngôn

Trong ngữ học do các nhà ngữ học đề xuất, những luận điểm của F de

Saussure trong Ngôn ngữ học đại cương đã đặt nền móng cho khuynh hướng

nghiên cứu cấu trúc văn bản: Ngôn ngữ học đai cương ra đời đánh dấu một bước ngoặt trong nghiên cứu ngôn ngữ: chuyển từ nghiên cứu sự biến đổi của ngôn ngữ qua các thế hệ sang nghiên cứu bản chất của ngôn ngữ Saussure phân biệt lời nói và ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống có tính trừu tượng khái quát, còn lời nói là sự vận dụng ngôn ngữ trong những hoàn cảnh cụ thể bởi các cá nhân cụ thể Ngôn ngữ thuộc về cộng đồng, trong khi lời nói thuộc

về cá nhân Vào những năm 1960, ngôn ngữ học của Saussure đã phát triển tới giai đoạn cực thịnh, lúc này, người ta bắt đầu nghiên cứu văn bản Trong giai đoạn này, khái niệm diễn ngôn và văn bản gần như chưa có sự phân biệt

rõ ràng Diễn ngôn có thể được coi như là một đơn vị cấu trúc văn bản và chưa có sự phân định rạch ròi giữa diễn ngôn và văn bản Saussure cho rằng ngôn ngữ đối lập với lời nói và chỉ nghiên cứu ngôn ngữ vì cho rằng lời nói là phù du, chỉ nghiên cứu phương diện cấu trúc của ngôn ngữ Ông quy ngôn ngữ vào mối quan hệ chính giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, hướng tới tính chất trừu tượng và khách quan của ngôn ngữ

Trang 13

Trong khi đó, khuynh hướng lí luận văn học, mà người đề xướng là M Bakhtin cho rằng: Ngôn ngữ là những gì đang sử dụng trong cuộc sống chứ không phải những từ trong từ điển Ngôn ngữ là một dòng chảy không ngừng nghỉ, nó đang sinh thành năng động và đầy mâu thuẫn, ông nghiên cứu phương diện sinh thành của lời nói Diễn ngôn là khái niệm trung tâm của Bakhtin trong quan điểm về ngôn ngữ Ông cho rằng diễn ngôn là ngôn ngữ trong chỉnh thể sống động cụ thể của nó, là ngôn ngữ trong sử dụng, trong bối cảnh xã hội, diễn ngôn của những giọng xã hội mâu thuẫn, đa tầng, ngôn ngữ được sử dụng để thể hiện thế giới quan của người nói, ngôn từ - tư tưởng hệ của người nói, diễn ngôn như một “đơn vị thực tế của giao tiếp lời nói” Mỗi phát ngôn đều mang tính cá thể Những phát ngôn như thế chúng ta gọi là thể loại diễn ngôn Bakhtin quan niệm rằng không có ngôn ngữ nào không gắn liền một quan điểm, một ngữ cảnh, một đối tượng nhất định và nó chịu áp lực mang tính lịch đại Chính quan niệm này của Bakhtin và các nhà nghiên cứu Nga đã đặt nền móng để xây dựng khái niệm diễn ngôn thành một phạm trù của thi pháp học và tu từ học hiện đại

Cũng bàn về diễn ngôn và xây dựng lên khái niệm diễn ngôn, trong khuynh hướng xã hội học, lịch sử tư tưởng, Foucault, triết gia lớn của Pháp nhìn thấy sự không thống nhất giữa từ và vật, sự chiến thắng và thống trị của

từ trong đời sống con người Ông cho rằng thực tại được cấu thành từ các diễn ngôn Foucault khẳng định: “Thay vì giảm dần các nét nghĩa đã khá mơ hồ của từ diễn ngôn, tôi tin rằng thực tế tôi đã bổ sung thêm ý nghĩa của nó: lúc thì coi nó như một khu vực chung của tất cả các lời nhận định, lúc thì coi nó như một nhóm các lời nhận định được cá thể hóa, và đôi khi lại xem nó như thực tiễn được quy ước tạo nên vô số các nhận định”[23, 𝑡𝑟 90] Như vậy, theo ông, có ba cách định nghĩa diễn ngôn Thứ nhất, diễn ngôn bao gồm “tất

cả các nhận định nói chung” Sara Mills giải thích thêm, tức là: “tất cả các

Trang 14

phát ngôn hoặc văn bản mang nghĩa và có một hiệu lực nào đó trong thế giới thực, đều được coi là diễn ngôn”[25, 𝑡𝑟 6] Thư hai, Foucault hình dung diễn ngôn như là “một nhóm các nhận định được cá thể hóa” Đây là định nghĩa thường được Foucault sử dụng để nhận dạng các diễn ngôn cụ thể Diễn ngôn trong cách sử dụng này là một nhóm những nhận định được tổ chức theo một cách thức nào đó và có một mạch lạc và một hiệu lực chung Theo đó, người

ta có thể nói đến chẳng hạn như: diễn ngôn nữ quyền, diễn ngôn y học, diễn ngôn thuộc địa, diễn ngôn nam tính, diễn ngôn nữ tính, diễn ngôn phân tâm học… Diễn ngôn trong cách hiểu này vì thế dược dùng chủ yếu Thứ ba, diễn ngôn là một thực tế được quy ước tạo nên vô số các nhận định, là các quy tắc

và cấu trúc tạo ra những phát ngôn và văn bản cụ thể, hay nói cách khác, nó là một mạng lưới các thực tiễn được định hình bởi những cơ chế nội tại của diễn ngôn Chính vì thế, nghiên cứu diễn ngôn chính là nghiên cứu các cấu trúc và các quy luật của diễn ngôn này

Foucault cho rằng: “Chúng ta chỉ có thể tiếp cận với các diễn ngôn xác định những hình dung của chúng ta về cái thực” Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể tiếp cận trực tiếp với cái thực mà giữa chúng ta với cái thực luôn có một bức tường ngăn cách, đó là các diễn ngôn Ví dụ như một trận lũ lụt, suốt thời kì cổ trung đại người ta gán cho nguyên nhân là sự nổi giận của thần linh Nhưng khi khoa học phát triển, thì sự kiện này được giải thích đó là hiện tượng tự nhiên Như vậy, ngay cả những văn bản ghi chép lịch sử cũng chỉ là những diễn ngôn về sự thực chứ không phải sự thực đúng như vốn có của nó Hay như trong văn học trung đại, người ta tuyên bố ghi chép lại sự thật lịch sử nhưng lại tràn ngập yếu tố hư cấu, kì ảo Như vậy, đã có sự chi phối đến các diễn ngôn chứ không phải sự thực nó vốn có

Mặc dù ba định nghĩa của Foucault được liệt kê khá độc lập nhưng trong thực tế nghiên cứu các định nghĩa này luôn được sử dụng xen kẽ nhau,

Trang 15

và định nghĩa này có thể bao trùm lên định nghĩa khác tùy theo hướng triển khai của người nghiên cứu

Theo V.I Chiupa “diễn ngôn (discours – lời nói) là phát ngôn, hành động lời nói tạo sinh văn bản gồm người nghe bình đẳng với người nói và được xem là “sự kiện giao tiếp tương tác văn hóa xã hội” (Van Dijk) giữa chủ thể, khách thể và người tiếp nhận.” Chữ “diễn ngôn” có nguồn gốc từ tiếng La Tinh, nghĩa là “chạy tới chạy lui khắp tứ phía”(trong các công trình của Thomas Aquinas, nó có nét nghĩa: đàm luận, nghị luận) [22]

Cấu trúc giao tiếp của diễn ngôn bao gồm: người nói, người nghe và đối tượng được nói đến hoàn toàn không đồng nhất với cấu trúc kí hiệu học của nhân tố đại diện cho nó – văn bản Bởi “việc tạo ra diễn ngôn hoạt động như sự lựa chọn các khả năng khai phá cho mình con đường vượt qua một mạng lưới giới định”[20, 𝑡𝑟 106], nên diễn ngôn không phải hệ thống kí hiệu,

mà là hệ thống các thẩm quyền giao tiếp diễn ngôn Cách hiểu diễn ngôn như

một “đơn vị thực tế của giao tiếp lời nói” (M.Bakhtin) theo kiểu “siêu ngôn

ngữ học” như vậy là cách hiểu của tu từ học và thi pháp học hiện đại, nó vượt

ra ngoài giới hạn giải thích của ngôn ngữ học xem diễn ngôn là “cấu trúc thông tin” văn bản (O.G Revzina) Tác phẩm văn học có thể xem là một đơn

vị phát ngôn duy nhất, tức là một diễn ngôn

Thực tiễn, dễn ngôn tựu chung là hoạt động phiên dịch những ý nghĩa nào đấy từ một ngôn ngữ hi hữu của “lời nói bên trong” (L.S Zinkin) giới hạn đối với các ý nghĩa ấy sang các ngôn ngữ phổ biến với những hàm nghĩa và quy phạm nhất định Những dạng thức quan trọng nhất của hoạt động diễn ngôn là: trần thuật, trình bày, trình diễn, tuyên cáo Các dạng diễn ngôn ấy

hình thành nên các hình thức kết cấu của lối viết nghệ thuật: trần thuật, đối

thoại, bình luận

Trang 16

Như vậy, nói tóm lại, diễn ngôn là hình thức biểu hiện ngôn ngữ của một quần thể người trong một điều kiện xã hội, lịch sử nhất định, nó mang bản chất xã hội sâu sắc và phản ánh thế giới khách quan Diễn ngôn chịu sự chi phối của hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức và cơ chế quyền lực trong xã hội

1.1.2 Khái niệm diễn ngôn văn học

Theo Foucault, văn học được xem như là một diễn ngôn Văn học phản ánh đời sống, tuy nhiên cái đời sống mà văn học phản ánh bị chi phối bởi các diễn ngôn, mà diễn ngôn lại được hình thành từ những tương quan về quyền lực, tri thức của một giai đoạn, một thời kì lịch sử cụ thể Hay nói cách khác,

để hình thành diễn ngôn văn học người ta cần phải quan tâm đến câu hỏi: trong những tương quan quyền lực/tri thức nào mà những sự vật nào đó được xuất hện và miêu tả trong diễn ngôn văn học, yếu tố quyền lực, tri thức chi phối, quyết định đến những đề tài nào được và không được nói tới trong văn học Hay những miêu tả và nghiên cứu văn học sử phải thiết lập được mối quan hệ giữa văn học và khung tri thức của một thời đại Chính sự biến đổi của khung tri thức này là nguyên nhân sâu xa cho sự biến đổi của văn học Ngay khi nhìn nhận tác phẩm văn học như một diễn ngôn ta sẽ thấy diễn ngôn văn học là không gian giao cắt và tương tác cực kì phức tạp giữa các diễn ngôn của một thời đại cụ thể Điều này tạo nên tính đa nghĩa cho tác phẩm văn học

Theo giáo sư Trần Đình Sử, diễn ngôn như một phạm trù của tu từ học

và thi pháp học Trong văn học, diễn ngôn là chỉ chiến lược phát ngôn nghệ

thuật, thể hiện trong các nguyên tắc cấu tứ, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ để vượt thoát khỏi các hạn chế nhằm phát ra được tiếng nói mới thể hiện

tư tưởng mới trong chỉnh thế sáng tác Khái niệm diễn ngôn vận dụng vào nghiên cứu văn học cho phép ta hiểu mới, hiểu lại các khái niệm đã quen, mà

Trang 17

chưa hiểu sâu, như khái niệm phong cách, phong cách thời đại, phong cách cá nhân… mà Chiupa đã nói về các hình thái diễn ngôn văn học

Có thể nhận diện được đặc điểm của diễn ngôn này bằng cách chỉ ra quan hệ của nó với các diễn ngôn khác Terry Eagleton, nhà phê bình văn học Anh đưa ra một ví dụ rất thú vị: Nếu chúng ta đọc chăm chú bảng giờ tàu không phải để tìm ra một lần nối tuyến mà để kích thích ở ta những suy nghĩ chung về tốc độ và sự phức tạp của dời sống hiện đại thì có nghĩa là chúng ta đang đọc bảng giờ tàu như là văn học Như vậy, theo Terry Eagleton, văn học

là bất cứ loại viết nào, vì lí do này hay lí do khác mà nó được thừa nhận Từ gợi ý trên của Terry Eagleton, chúng ta có thể định nghĩa diễn ngôn văn học

là gì, gồm những gì… liên quan đến cách quy ước, đến các tiêu chí, cách nhìn nhận, định giá của mỗi nhóm người đối với những văn bản viết

Diễn ngôn văn học có điểm tương đồng với các diễn ngôn khác ở chỗ tạo ra hiện thực, tạo nên một cách nhìn về thế giới, sáng tạo một thế giới đời sống Diễn ngôn văn học tạo lập tri thức, biểu hiện năng lực cảm thụ cái đẹp, cách lí giải, cắt nghĩa thế giới của chủ thể phát ngôn Chủ thể phát ngôn trong văn học không tồn tại trước phát ngôn, nó được sinh ra trong sự phát ngôn của

chính nó Ví dụ như trong bài thơ Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương không chỉ

nhằm mục đích miêu tả về bánh trôi nước và cách làm bánh, mà qua hình ảnh bánh trôi nước, tác giả muốn miêu tả hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến đồng thời cất lên tiếng nó bênh vực họ

Diễn ngôn văn học tạo ra nghĩa về một hiện tượng, một sự việc nó tham gia định nghĩa về bất cứ điều gì theo quy ước riêng của nó, thậm chí nó còn

có thể phá hủy những ảo tưởng và sự ngụy biện tri thức nào đó đang ngự trong cõi nhân sinh Diễn ngôn văn học có một quyền lực nhất định trong sự

“thông tin”, nó mang chở tư tưởng hệ và “sự lãnh đạo” của những cách nhìn, cách giải thích thế giới đang thống trị xã hội, văn hóa; nó luôn tìm cách tạo ra

Trang 18

ý nghĩa mới về sự vật, đem lại cho con người cách nhìn mới về thế giới và vũ trụ, do đó cũng có thể nói nó đã nỗ lực góp công sức của mình trong việc tạo

ra những tri thức chung Chẳng hạn như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, ông đã sáng

tạo ra những nhân vật, những hình tượng hết sức độc đáo để từ đó khái quát nên số phận chung của người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám, dựng lại được một thời kì đầy khó khăn, gian khổ của nông dân Việt Nam, và nó có cách biểu hiện mới mẻ

Diễn ngôn văn học tạo ra tri thức và quyền lực, và chính quyền lực tri thức chi phối tới nội dung phản ánh trong các diễn ngôn văn học Sự hiểu biết

và những quyền lực của một thể chế xã hội quy định nên cái được biểu hiện trong văn học, cái gì được phép viết và cái gì không được nói tới trong cách diễn ngôn văn học Ví dụ như văn học trung đại, người ta thường nói tới chí làm trai, lòng trung quân ái quốc hay đạo Nho gia, văn học cách mạng 1945-

1975 thường phản ánh tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, những thứ văn chương dung tục, nói về những dục vọng bình thường của con người bị coi là văn chương không chính thống, mang đậm tính chất tiểu tư sản Như vậy, ý thức hệ cũng như quyền lực đã chi phối, kìm hãm những phát ngôn Nhà văn

tự do phát ngôn nhưng thực chất vẫn bị gò bó, nằm trong những giới hạn quy định nào đó Cũng như diễn ngôn nói chung, diễn ngôn văn học cũng chịu sự chi phối của ba yếu tố đó là hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức và các

cơ chế quyền lực trong xã hội

1.2 Trật tự diễn ngôn

Trong bài Trật tự của diễn ngôn, Foucault khẳng định: “trong mọi xã

hội sự sản xuất diễn ngôn cùng lúc bị kiểm soát, tuyển chọn, tổ chức và phân phối lại bởi một số những phương thức/quy trình mà vai trò của nó là để né tránh những sức mạnh và sự nguy hiểm của diễn ngôn, để tránh né những khó khăn do nó gây ra”[24, 𝑡𝑟 52] Mục đích của chúng là kiềm chế sức mạnh

Trang 19

của quyền lực, sự vô thường, “tính vật chất nguy hiểm” của diễn ngôn Nói cách khác, nó dẫn tới sự tồn tại của một số nguyên tắc, cơ chế kiểm soát, Foucault nói đến hai hệ thống loại trừ: loại trừ từ bên ngoài và loại trừ bên trong

Hệ thống loại trừ bên ngoài bao gồm ba nguyên lí

Thứ nhất: nguyên lí cấm đoán (prohibition) với vai trò trung tâm của

những cấm kị (taboos) Áp lực của những cấm kị giúp ngăn chặn những diễn ngôn về vấn đề này được xuất hiện hoặc truyền bá Trong một số trường hợp nhất định, khi buộc đề cập đến những cấm kị, cần phải “hóa trang”, những cách “đi vòng” thích hợp Như trong văn học trung đại, nhà văn, nhà thơ chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, viết về ý thức, đạo đức Nho gia, những vấn

đề như tình dục hay tình yêu không được khuyến khích Hay nếu viết về nó, nhà thơ Hồ Xuân Hương phải mượn tới những hình tượng nghệ thuật để người đọc liên tưởng chứ không trực tiếp nói thẳng về nó

Thứ hai: nguyên lí về sự đối lập giữa điên và lí tính Theo Foucault,

bệnh điên được thiết lập ở vào thời điểm lí tính, khu biệt với phi lí lý tính Từ thời trung đại xa xưa, người điên là kẻ có diễn ngôn không thể lưu chuyển qua diễn ngôn của người khác, tình huống của người điên hiện đại cũng chẳng khác là bao: lời của người điên được đem ra phân tích, được chú ý tựa như nó không còn xa lạ nữa, nhưng nó cũng chẳng trở nên gần gũi hơn, không được giải mã với sự hỗ trợ của tri thức khổng lồ Sự hình thành của một diễn ngôn nào đó bao giờ cũng bao hàm trong nó sự loại trừ một hoặc một số diễn ngôn khác, biến những diễn ngôn này trở thành những tồn tại bất thường, không tự nhiên, thiếu hợp thức

Thứ ba: nguyên lí sự đối lập giữa chân lí và sai lầm Sự đối lập này

được xem là con đường tiếp nhận cơ sở tuyệt đối với chân lí với tư cách là chuẩn mực phân chia Foucault cho rằng, mỗi thời đại có sở nguyện chân lí

Trang 20

riêng Nó được thể chế hỗ trợ và buộc chủ thể nhận thức phải chấp nhận một quan điểm, một cái nhìn và chức năng nào đó Ví dụ như thời đại của chủ nghĩa thực chứng từng quy định người ta phải nghiên cứu cái gì, thế nào, nhằm mục đích gì Hay nói cách khác, ở đây có sự tham dự của các thiết chế

xã hội – nhân tố đem lại quyền lực cho diễn ngôn Không thể xem chân lí như

là sự kiện tự nó Trái lại, diễn ngôn về chân lí luôn bị chi phối bởi một loạt các thiết chế

Các thể thức của bên trong của trật tự diễn ngôn, bản chất của nó là kiểm soát diễn ngôn bằng chính các diễn ngôn, chúng hoạt động với tư cách

là những nguyên tắc phân loại, chỉnh đốn, phân bố Chức năng của chúng là kiềm chế tính sự kiện và tính ngẫu nhiên của diễn ngôn Hệ thống loại trừ này cũng bao gồm ba nguyên lí

Thứ nhất: nguyên lí bình luận (commentary) Trong xã hội bao giờ

cũng có diễn ngôn gốc và diễn ngôn thứ sinh, mà diễn ngôn thứ sinh chẳng qua chỉ là sự sáng tạo dựa trên các diễn ngôn gốc mà thôi Một mặt, trật tự này cho phép kiến tạo vô số diễn ngôn mới, mặt khác, nó ngăn chặn tính ngẫu nhiên bằng cách cân nhắc: các diễn giải chỉ cho phép nói một điều khác so với văn bản gốc với điều kiện là văn bản gốc là cái đương nhiên Chúng ta chỉ nói trên cơ sở những gì đã được nói từ trước

Thứ hai: nguyên lí tác giả (the Author): tác giả được hiểu là nguyên tắc

gộp các diễn ngôn thành nhóm, là trung tâm liên kết của chúng Nguyên lí tác giả kiểm soát diễn ngôn thông qua bản sắc của cái cá thể và cái tôi

Thứ ba: bộ môn khoa học (Discipline) Theo phương thức tổ chức,

nguyên tắc này đối lập với hai nguyên tắc trên, vì nó là hệ thống vô danh Để nhập vào một bộ môn khoa học nào đó, phát ngôn cần phải: nhắm tới một loại đối tượng nào đó, Sử dụng các phương tiện khái niệm, kĩ thuật nào đó, và phải phù hợi với một nhãn quan lí thuyết nào đó Như vậy, các bộ môn khoa

Trang 21

học cũng là một nguyên lí để kiểm soát diễn ngôn; chúng đặt ra những giới hạn về cái có thể được nói tới trong một bộ môn khoa học nào đó

Các nguyên lí trên thường được xem là nguồn dự trữ sản xuất diễn ngôn, nhưng đồng thời chúng cũng là những nguyên tắc áp đặt, hạn chế

Trật tự diễn ngôn bao gồm hai hệ thống loại trừ là loại trừ từ bên ngoài

và loại trừ bên trong Chính điều này đã kiểm soát quá trình hình thành và kiến tạo diễn ngôn

1.3 Vấn đề tính dục trong sáng tác và nghiên cứu văn học

Khi các trường phái phê bình hay chủ nghĩa cấu trúc xuất hiện, người ta cho rằng có thể giải quyết những vấn đề của văn học chỉ thuần túy dựa trên yếu tố nội tại của văn bản mà không cần đến bất cứ một sự tham chiếu nào khác từ những nhân tố bên ngoài Tuy nhiên, trong sự phát triển mạnh mẽ của

xã hội học văn học đã cho thấy sự cần thiết phải đặt văn học trong một bối cảnh rộng lớn hơn của những vấn đề văn hóa xã hội

Đặt vấn đề nghiên cứu tính dục trong văn học, như thế, nảy sinh từ sự vận động và biến đổi nói trên của thực tiễn nghiên cứu và lí luận văn học Từ góc nhìn này thì tính dục không chỉ là một đề tài phản ánh trong tác phẩm, mà còn là một hệ quy chiếu để giải mã tác phẩm văn học Là nơi đan bện của cái sịnh vật và cái xã hội với những tương tác cực kì phức tạp, tính dục, vì thế là điểm nhìn gợi dẫn những suy tư về tồn tại người trong nhiều chiều kích vốn không dễ nắm bắt của nó

Trước hết, ta phải hiểu tính dục là gì Theo từ điển Wikipedia, “tính dục

ở loài người là năng lực giới tính, thể chất, tâm lý và sinh dục, bao gồm mọi khía cạnh dặc trưng của nam giới và nữ giới Tính dục là một khái niệm có nội hàm rộng, vừa phản ánh mối quan hệ giới tính, vừa chứa đựng những yếu

tố hữu hình và ẩn giấu của cá nhân.” Khái niệm tính dục bao hàm nhận thức

và cảm xúc về cơ thể mình và cơ thể người khác; tính chất tâm lý bên trong

Trang 22

và hành vi ứng cử bên ngoài; cảm xúc, suy nghĩ và nhu cầu gần gũi về tình cảm với một ai khác; cảm giác hấp dẫn tình dục với người khác; cách tiếp xúc tình dục: từ động chạm cơ thể đến giao hợp

Hoạt động tính giao là thuộc tính của mọi sinh thể sống Là một trong những nhu cầu bình thường của con người Ở cuộc sống hiện đại, nhiều người vẫn chưa có thiện cảm khi nhắc đến hai chữ “tình dục” bởi theo họ, đó là điều cấm kị, là chuyện riêng tư Lại có quan niệm những ham muốn, những ý nghĩ

về tình dục là tội lỗi Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi lối nghĩ khắt khe theo quan niệm đạo đức phong kiến, chưa thực sự giải phóng mình ra khỏi những khuôn phép, những quan niệm Nho giáo

Tuy nhiên, từ xa xưa, trong văn học, vấn đề tình dục đã ít nhiều được

đề cập đến

Trong văn học dân gian, nhất là trong ca dao, dân ca, tác giả dân gian

đã miêu tả hình ảnh sinh thực khí, hoạt động tính giao hay những khát khao thầm kín của con người:

“Con gái mười bảy mười ba Đêm nằm với mẹ khóc la đòi chồng

Mẹ giận mẹ phát ngang hông:

“Đồ con chết chủ đòi chồng thâu đêm”

(Ca dao)

hay:

“Lấy chồng từ thuở mười lăm Chồng chê tôi nhỏ không nằm cùng tôi Đến chừng mười chín đôi mươi Tôi ngủ dưới đất chồng lôi lên giường Một rằng thương, hai rằng thương

Có bốn cẳng giường gãy một còn ba”

(Ca dao)

Trang 23

Ca dao xưa dường như đã coi chuyện tình dục, hoạt động tính giao là một đề tài để khai thác, là mảnh đất phì nhiêu để tạo nên nguồn sống mãnh liệt cho ca dao Nó mang giá ý nghĩa, giá trị sâu sắc Ca dao miêu tả về sinh thực khí và hoạt động tình dục của người lao động để họ tự cười cợt, đùa vui cho khuây khỏa những tháng ngày vất vả của mình Qua đó ẩn chứa khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, khát vọng thể hiện vẻ đẹpvề hoạt động duy trì sự sinh tồn của con người, nhưng đôi khi bị dư luận hà khắc, cấm đoán Nói về những đề tài này trong văn học dân gian, chúng ta còn thấy rõ sự mỉa mai, châm biếm, phản kháng mạnh mẽ ở nhiều cấp độ, nhiều cung bậc, đa phương diện dành cho xã hội đương thời Như vậy, việc đưa những yếu tố về sex hay tình dục, tính giao vào ca dao dân ca đã phần nào nói lên tiếng nói phản kháng, châm biếm với xã hội đầy rẫy những bất công, vô lí

Thứ hai, trong văn học viết, vấn đề tình dục được đưa vào văn học viết

ít hay nhiều đều do ảnh hưởng của từng thời kì, từng giai đoạn

Với văn học trung đại, nền văn học hình thành và phát triển suốt chiều dài cùng chế độ phong kiến Việt Nam Chính vì vậy, nó chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, tác động đến nội dung, tư tưởng, đề tài, chức năng đến hình thức viết Văn học trung đại chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, vì thế, vấn đề tình dục ít được đề cập đến, nó chỉ rải rác xuất hiện ở truyện, thơ truyền miệng dân gian Thỉnh thoảng, có một số ít tác giả văn học trung đại đưa những yếu tố nhạy cảm ấy vào truyện, thơ, phú nhưng không nhiều Nhà văn Nguyễn Dữ

trong Truyền kì mạn lục cũng ít nhiều miêu tả đến cảnh hoan ái, hoạt động tính

giao của người với ma, ma với ma… Hay trong thơ Hồ Xuân Hương, ta thấy xuất hiện dày đặc những yếu tố nhục dục, hoạt động tính giao được miêu tả cụ thể hơn, chi tiết hơn, mặc dù nó cũng ẩn ý qua cách miêu tả Như miêu tả cảnh

“đánh đu”, nhưng lại không khác gì cảnh “phòng the”:

“Bốn cột khen ai khéo khéo trồng Người thì lên đánh kẻ ngồi trông

Trang 24

Trai đu gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới Hai hàng chân ngọc duỗi song song Chơi xuân có biết xuân chăng tá Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không.”

(Đánh đu – Hồ Xuân Hương)

Tóm lại, với quan niệm thẩm mỹ khắt khe của những “hiền nhân quân

tử” theo học cửa Khổng sân Trình nên văn học Việt Nam trung đại không chú

trọng đến yếu tố tả thực Vì thế, nó càng hiếm hoi cảnh ái ân, nếu có cũng được dùng bằng các điển tích, cách chơi chữ, dùng từ đa nghĩa,… Tất cả nhằm mục đích để “tránh” đi những chuyện cần tránh

Với văn học từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 Văn học thời kì đó đã bước vào thời kì hiện đại hóa, thoát khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại Về quan niệm thẩm mỹ, nhà văn xem cái đẹp mang những nét chân thật đời thường, không còn nhiều bóng dáng của nghệ thuật ước lệ có sẵn như trước đây Văn học xem con người là trung tâm của cái đẹp với tất cả vẻ đẹp trần thế vố có, con người trong văn học thời kì này là con người cá nhân, có ý thức về cái tôi, bản ngã sâu sắc Trong những cách thức thể hiện cái tôi ấy có phương diện miêu tả hình thể và những hành động ân ái, những cảnh hãm hiếp được thể hiện bằng những ngôn ngữ đời thường tả thực

Trong văn học lãng mạn, các truyện ngắn và tiểu thuyết của Tự lực văn

đoàn yếu tố tình dục ít nhiều được đề cập đến Như trong truyện ngắn Tháng ngày qua, Nhất Linh miêu tả tính dục một cách loáng thoáng với chi tiết nhân

vật Giao trọ học nhà bạn đã dám hò he tòm tem để ý bà boss của bạn… “bốn mắt gặp nhau,… cặp môi nàng mấp máy, dưới tấm áo mỏng, ngực nàng phập phồng, hay con mắt nhìn chàng có vẻ lẳng lơ, nồng nàn như đắm tình”… Tuy

Trang 25

nhiên các nhà văn, nhà thơ lãng mạn ít ai đi sâu vào chi tiết làm tình, hay tả thân thể nam nữ, yếu tố nhục dục trong văn học lãng mạn chỉ nhưu là yếu tố chấm phá trong tác phẩm, phần nào cởi trói sự gò bó của văn học thời kì trước đó

Trong văn học hiện thực, nhiều tác giả phản ánh hiện thực với cái nhìn sắc lạnh, đã đưa yếu tố nhục dục tràn ngập trang văn của mình Như Vũ

Trọng Phụng trong tác phẩm Số đỏ Ông đã miêu tả, vạch trần xã hội “chó

đểu” đầy rẫy những bất công và thối nát, ngoài sự dâm đãng của Phó Đoan, còn có những cảnh Xuân tóc đỏ rình Phó Đoan tắm, những cảnh làm tình của Hoàng Hôn, hay cô Tuyết lẳng lơ cùng “chiếc áo hở nửa vú”… Hay như

Huyền trong Làm đĩ còn được nhà văn “chăm chút” hơn Mới 8 tuổi đã tò mò

đủ thứ, chẳng hạn như làm thế nào để đẻ con, đẻ con bằng cách nào? Lên 9 tuổi đã để ý đến “những chuyện thô tục mà người ta vẫn nói xung quanh”, đã cùng thằng Ngôn chơi trò vợ chồng dại dột để nhận “trong người một cảm giác là lạ” Lên 13 tuổi, Huyền đã phải chiến đấu mỗi ngày một gắt gao với tình dục” và “sự phát triển âm thầm và đầy đủ của những cơ quan tỉ mỉ trong

bộ phận sinh thực làm cho xác thịt của em rạo rực lên”… Như vậy, đưa tình dục vào văn học giai đoạn này như chỉ để phần nào phản ánh bản chất xấu xa, kệch cỡm của một xã hội đầy rẫy những bất công ngang trái

Trong văn học 1945 – 1975 Đó là nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Nhà văn phải nhìn cuộc đời, nhìn con người bằng con mắt có tầm bao quát lịch sử, dân tộc và thời đại Chính vì vậy, yếu tố tình dục, khát vọng cá nhân cá thể ít được đề cập đến Thỉnh thoảng, ta bắt gặp cách nói bóng gió về chuyện “thầm kín” qua lời nhân vật Út Tịch

(Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi) với chồng: “Còn gà trống, còn gà mái,

chắc chắn còn gà con…” Ở các thể loại khác, đặc biệt là thơ ca, yếu tố sinh thực khí, tính dục gần như vắng bóng hoàn toàn

Trang 26

Khi văn học Việt Nam đương đại bước vào thời kỳ đổi mới, yếu tố sex trong văn học bắt đầu được quan tâm và đề cập ngày càng nhiều Rất nhiều các cây bút nữ táo bạo trong việc viết về nó, miêu tả nó và có sự bứt phá rất

lớn Đỗ Hoàng Diệu với tập truyện ngắn Bóng đè đã tạo nên dấu ấn vô cùng

mạnh mẽ, đã có một sự tiếp cận hiện đại và quyết liệt hơn ở trong ý thức của người viết về đề tài này Chuyện xảy ra với một cô dâu mỗi khi về nhà chồng,

và nó xảy ra mỗi đêm mỗi lần cô về trên tấm phản trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng… Cô không có cách nào để né tránh, thậm chí còn có cảm giác thích thú với cảm giác đó, vì bản thân cô là một người ham muốn mạnh mẽ… Các truyện ngắn trong tập truyện cũng tràn ngập yếu tố nhục dục Sự trình bày tính dục trong truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu làm cơ sở cho những ngụ ngôn phê phán xã hội, nói lên ý thức nữ quyền cũng như khát vọng được vùng thoát khỏi những dây trói trong quan niệm xưa cũ Nhiều ý kiến cho rằng tác phẩm quá sa đà vào việc miêu tả chuyện khỏa thân trần trụi xác thịt mà chưa nâng tầm được thành triết lý khái quát

Nguyễn ngọc Tư trong Cánh đồng bất tận thì tinh tế hơn, ở đó sex

được thể hiện một cách nhẹ nhàng, và nó chỉ là một chút như để làm gia vị cho toàn bộ cách nhìn mới mẻ của Nguyễn Ngọc Tư trong toàn tác phẩm, nó không u ám và thể hiện toàn bộ tính sex trong xuyên suốt câu chuyện như

Trang 27

Núi vú lại cương lên sự sống Những cặp chân khóa chặt nhau khước từ chân lý!”

(Sư tử buồn)

Hình ảnh nhục thể, hoạt động tính giao của con người được đưa vào văn học như một lời khẳng định về quyền của con người, khẳng định vai nữ

và như vùng dậy khỏi những lễ giáo cổ xưa

Đỗ Hoàng Diệu từng khẳng định: “Thực ra sex chỉ là cái vỏ bọc, không phải mục tiêu, nó chỉ là phương tiện để tôi chuyển tải một thông điệp khác”[8] Như vậy yếu tố tình dục trong bất kì một sáng tác văn học nào cũng chỉ có ý nghĩa như một phương tiện để nhà văn, nhà thơ chuyển tải một ý nghĩ, một tư tưởng, phản ánh một cái khác chứ không chỉ đơn thuần là nói không về nó Đó có thể là sự vùng dậy của một tư tưởng mới, có thể là sự tự khẳng định lại vai trò nữ giới, vực lên quyền lực giới nữ trong văn học cũng như xã hội

Như vậy, tính dục trong văn học có vai trò hết sức quan trọng Nó là cơ

sở, là một trong những phương tiện để nhà thơ, nhà văn chuyển tải thông điệp của mình vào trong tác phẩm Việc nghiên cứu về diễn ngôn tính dục trong sáng tác văn học chính là nghiên cứu các phương thức kiến tạo diễn ngôn trong sáng tác văn học nói chung, từ đó lý giải cách tiếp cận thế giới cũng như con người của tác giả

Trang 28

CHƯƠNG 2: VAI GIAO TIẾP NỮ VỚI VẤN ĐỀ TÍNH DỤC

2.1 Chủ thể phát ngôn nữ với vị thế chủ động

Trong Trật tự diễn ngôn (The Order of Discourse) (1970), Foucault

khẳng định: “trong mọi xã hội sự sản xuất diễn ngôn cùng lúc bị kiểm soát, tuyển chọn, tổ chức và phân phối lại bởi một số những phương thức/quy trình

mà vai trò của nó là để né tránh những sức mạnh và sự nguy hiểm của diễn ngôn, để dành quyền điều khiển/ kiểm soát với những sự kiện ngẫu nhiên của diễn ngôn, để tránh né những khó khăn do nó gây ra”[24, 𝑡𝑟 52] Có nghĩa là diễn ngôn được sản xuất ra đều chịu sự chi phối, kiểm soát của nhiều yếu tố, bao gồm hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức và cơ chế quyền lực xã hội, cái gì được nói, cái gì không được nói có ảnh hưởng đến mục đích của diễn ngôn Một văn bản tác phẩm dù lớn hay nhỏ nó cũng đều được xem là một diễn ngôn, phản ánh các hiện tượng hiện thực vào ý thức bằng các hình tượng nghệ thuật, mọi vấn đề được nói tới trong văn học đều phản ánh đời sống trong đó có vấn đề tình dục

Văn học Việt Nam từ sau 1975, đặc biệt sau 1986 có những biến chuyển và thay đổi lớn trên nhiều bình diện Sự đổi mới toàn diện về mọi mặt trong đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội đã tác động mạnh mẽ đến văn học đương thời Trong điều kiện như thế, diễn ngôn về tình dục nữ giới được tạo ra mang một sắc thái khác so với các giai đoạn trước Ở giai đoạn này, có lực lượng đông đảo các nhà văn nữ tham gia viết Theo đó, phụ nữ không chỉ là khách thể của sự miêu tả mà còn là chủ thể tự biểu hiện Họ cất lên tiếng nói đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho mình về mọi mặt, trong đó có

cả quyền được bày tỏ những suy nghĩ, khát vọng, nhu cầu về sex và tình dục Các nhà văn nữ đương đại vô cùng mạnh bạo trong diễn ngôn về tình dục, đặc biệt là đời sống tình dục của nữ giới, ngôn ngữ có vẻ bạo liệt và mạnh mẽ hơn

Trang 29

trong các trang viết Tiêu biểu là các cây bút như Phạm Thị Hoài, Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Như… Ở Đỗ Hoàng Diệu, tình dục trở thành phương tiện để nhà văn bộc lộ tư tưởng chống đối và thách thức đối với những tư tưởng, quy tắc cổ hủ của đạo đức gia phong Trong tập truyện

ngắn Bóng đè, xuất bản năm 2005 của chị, yếu tố sex, tình dục được nhà văn

sử dụng dày đặc Chủ thể phát ngôn nữ với vị thế chủ động Điều ấy được thể hiện trên hai phương diện: chủ động đề cập đến vấn đề tình dục và chủ động trong hành vi tình dục

2.1.1 Chủ động đề cập đến vấn đề tình dục

Không phải tới văn học đương đại, vấn đề tình dục mới được đề cập và phản ánh trong văn học Văn học trung đại, thời kì văn học được cho là cần mang tính quy phạm chặt chẽ, nhưng dần đến thế kỉ XVI, người ta thấy một

sự đổi thay, các yếu tố nhục dục được đưa vào văn học, tiêu biểu là các tác phẩm của Nguyễn Dữ, hay Hồ Xuân Hương Điều đó cho thấy thời đại ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến văn học, tính quy phạm của văn học dần bị phá vỡ, qua đó tạo ra bước đột phá lớn trong việc đưa tình dục vào trong văn học Tuy nhiên, vấn đề tình dục trong văn học thời kì ấy vẫn phải ngụy trang Trong các tác phẩm của Nguyễn Dữ, nhà văn thường miêu tả hoạt động tình dục của

ma với người, ma với ma chứ ít khi là người theo nghĩa trực tiếp Chẳng hạn

như tác phẩm Cuộc kì ngộ ở trại Tây kể lại mối tình tay ba của một nho sinh

tên là Hà Nhân với hai hồn ma Nhu nương và Hồng nương Ở đây, tác giả miêu tả các hồn ma nữ đắm chìm trong cảnh sắc dục và giường chiếu cùng Hà Nhân, thậm chí, hành vi tình dục của họ còn có sự thác loạn và vô độ Đêm nào ba người cũng gặp nhau Họ hoan lạc theo kiểu tập thể rồi cùng làm thơ

tục, ngâm nga về chuyện chăn gối Hay như trong truyện Cây gạo, tác giả tập

trung phơi trần nhiều cuộc trụy hoan của hồn ma Nhị Khanh với Trình Trung Ngộ Nhị Khanh chủ động lôi kéo Trình Trung Ngộ vào thú vui say thể xác

Trang 30

Có thể nói, nhân vật nữ trong các tác phẩm của Nguyễn Dữ không chỉ coi tình dục là một nhu cầu mà nâng nó lên thành “trò chơi” để thỏa mãn Như vậy qua các tác phẩm này, người đọc có thể tìm cách diễn giải về tình dục nữ giới cũng như thấy được rằng người phụ nữ dần có tiếng nói trong đời sống, đặc biệt là đời sống tình dục Cũng đề cập đến vấn đề tình dục và viết về nó, bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương là một hiện tượng trong văn học trung đại Bà viết về người phụ nữ với một thái độ cảm thông, bênh vực Và trong thơ bà, yếu tố nhục dục dày đặc và khiến người đọc phải liên tưởng:

“Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa, Duyên em dính dáng tự ngàn xưa Vành ra ba góc da còn thiếu Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa Mát mặt anh hùng khi tắt gió, Che đầu quân tử lúc sa mưa Nâng niu ướm hỏi người trong trướng Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?”

(Vịnh cái quạt – Hồ Xuân Hương)

Trong bài thơ, tác giả miêu tả cái quạt nhưng lại đầy sức gợi, khiến người đọc liên tưởng đến hoạt động tính giao giữa nam và nữ Có thể thấy nhiều bài thơ của Hồ Xuân Hương đều mang nhiều sức gợi như vậy

Tuy văn học trung đại đã ít nhiều đề cập đến tình dục cũng như những nhu cầu của người phụ nữ trong tình dục cũng như tình yêu và ham muốn bình thường của con người, nhưng đó chỉ mới phần nào nói qua về nó Truyện của Nguyễn Dữ tràn ngập yếu tố nhục dục, nhưng mục đích không phải nói về tình dục, mà chỉ là phần nào vạch trần xã hội phong kiến thối nát, đứng trên lập trường đạo đức của Nho gia để nhìn nhận, đánh giá con người, những vấn

đề của con người trên quan điểm đạo đức Hồ Xuân Hương là một hiện tượng,

Trang 31

một tác giả nữ, dám viết về người phụ nữ, dám viết những vần thơ gai góc, dám nói cả vấn đề nhục dục trong thơ, nhưng đó chỉ là những vần thơ mang sức gợi mãnh liệt chứ chưa dám nói thẳng tới tình dục, chưa viết về nó một cách công khai, mượn cách đi vòng, mượn những hình ảnh tượng trưng để trút vào đó tiếng nói nữ quyền kín đáo

Chỉ khi đến với văn học đương đại, tiếng nói của người phụ nữ mới thực sự khẳng định được mình Những người theo chủ nghĩa nữ quyền Pháp khẳng định: “Phụ nữ nhất thiết tham gia viết, nhất thiết phải viết về chính mình, nhất thiết viết về phụ nữ” Văn học phải được xem xét trong mối quan

hệ với chủ thể sáng tạo để thấy được vai trò của thế giới khách quan và sáng tác, tài năng, vốn sống, cá tính của người nghệ sĩ Xuất hiện trên văn đàn với

tập truyện ngắn Bóng đè, Đỗ Hoàng Diệu là cái tên được nhiều nhà nghiên

cứu phê bình chú ý, bởi chị đã thổi một làn gió mới vào văn học đương đại

Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh tác phẩm của chị cũng như xoay quanh

về vị thế phát ngôn của nữ giới về vấn đề tình dục Nhân vật chính trong các tác phẩm của chị hầu hết là người phụ nữ song song đó là những nhu cầu nhục cảm của họ Một người phụ nữ dám lên tiếng nói về giới mình và những nhu cầu về mặt trước nay người ta coi là nhạy cảm Trong hầu hết các truyện

ngắn của tập Bóng đè, Đỗ Hoàng Diệu để cho nhân vật nữ xưng “tôi” tự trải

nghiệm và cảm nhận niềm hân hoan và thú vui xác thịt Với lối viết “tự ăn mình”, nhân vật trong văn xuôi nữ chính là sự hóa thân của chủ thể nữ giới Ý thức giới thể hiện rõ ở phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất, nhân vật tôi/đàn bà/người kể chuyện kể chuyện mình, chuyện giới mình, chuyện thế sự,… qua trường nhìn phụ nữ Về phương diện này, các nhà văn nữ thường chọn hình thức tự thuật Điểm nhìn của chuyện/truyện hầu hết đều là điểm nhìn bên trong Nhân vật và người kể chuyện cũng thường đồng nhất, xưng tôi để kể những chuyện chỉ riêng tôi mới biết (chuyện trinh tiết, chuyện trở

Trang 32

thành đàn bà, chuyện ngoại tình, chuyện chối bỏ bản năng làm mẹ, ) Những bí

ẩn giới tính trong nhiều trang văn nữ giới trở thành những sự chia sẻ, trải lòng

Trong truyện ngắn Bóng đè, có một điều đi ngược lại với chuẩn mực

của truyền thống, đó là việc nhân vật nữ chính có một đòi hỏi về đời sống tình dục một cách mãnh liệt Sự đòi hỏi đó khiến cho người chồng phải kêu ca, đây là một sự đảo lộn trật tự âm dương truyền thống khi nam giới luôn giữ vai trò chủ động còn phụ nữ thì phục tùng Không những thế, nhân vật của Đỗ Hoàng Diệu bị hãm hiếp nhưng lại tìm thấy sự khoái lạc trong cuộc hãm hiếp

để trở thành kẻ đồng lõa, mong chờ những đám dỗ Đó là cách mà nhân vật tự nói về mình: “Nhưng thân thể tôi thì không im lặng Đêm khuya, khi đèn đường nguội lạnh, cạnh mình Thụ xoay lưng thin thít thì làn da tôi lại hực hội khát thèm Tôi thấy vú tôi nở ra trong đêm tối, nở lớn hơn một đóa vạn thọ bất chợt bung cánh, to bằng một cái bát Thân thể tôi giống một quả mít tố ngậy thơm đợi bổ đôi Lẫn trong thao thức, tôi nhớ những bức ảnh truyền thân

trên chiếc bàn thờ vĩ đại…” Hay như Vu quy, người đọc được chứng kiến

hoàn cảnh của nhân vật nữ khi kể về những trải nghiệm tình dục của mình với những người bạn tình trong quá khứ Công khai kể về tình dục, công khai kể

về những dục vọng, khát thèm của bản thân Đó là những sự “hây đỏ, láng mát” của da dẻ, là “hai bầu ngực nở ra như muốn ôm trọn khuôn mặt ngây thơ

của chàng hòng che chở”… Hay nhân vật nữ trong Dòng sông hủi, cô chủ

động kể về mình, về những cuộc ân ái xác thịt của mình với chồng và cả người tình Có thể nói, cả tập truyện của Đỗ Hoàng Diệu mang đậm màu sắc nhục dục, công khai thể hiện những cảm xúc riêng của giới mình trong lĩnh vực mà xưa nay người phụ nữ không được phép đề cập đến

Không chỉ Đỗ Hoàng Diệu, mà còn có rất nhiều các nhà văn nữ cũng công khai viết về tình dục Nhân vật trong sáng tác của Y Ban cũng ngập tràn

những khát khao về tình dục Trong tập I am đàn bà, có đến sáu câu chuyện

Trang 33

nói về những khát khao, chủ động của người phụ nữ Hay Lý Lan cũng là người khá mạnh tay trong lĩnh vực tình dục, những trang văn miêu tả sex của

Lý Lan nhiều khi tự nhiên chứ không được tô vẽ bóng bẩy thi vị hóa như những truyện của Dỗ Hoàng Diệu hay Y Ban… Hầu hết các nhà văn nữ khi viết về tình dục đều với thái độ ngợi ca, tôn vinh thân thể người phụ nữ, quyền được làm chủ thân thể, làm chủ đời sống tình dục, địa hạt xưa nay phụ

nữ chỉ được “đứng trong bóng tối để nhìn”

Như vậy, trong suốt các trang văn của Đỗ Hoàng Diệu, tình dục được

sử dụng một cách dày đặc và mãnh liệt Đó là tình dục giới nữ, là những ham muốn của người phụ nữ Đỗ Hoàng Diệu là một người phụ nữ dám viết về những nhu cầu thầm kín của chính giới mình, sự chủ động của những nhân vật nữ khi nói về tình dục Có thể nói Đỗ Hoàng Diệu là một người rất táo bạo

và cá tính, trong việc cách tân và là người tiên phong trong việc viết về tình dục giới nữ

2.1.2 Chủ động trong hành vi tình dục

Những diễn ngôn về tình dục giới nữ của các nhà văn nữ khi viết về chính mình có sự đổi mới Người phụ nữ từ vị thế của người bị động trở thành chủ động Người phụ nữ trong những trang viết của Đỗ Hoàng Diệu không chỉ chủ động khi nói về tình dục mà còn chủ động trong hành vi tình dục

Thời trước, tình yêu, tình dục trong văn học chủ yếu do nam giới phản ánh và chỉ nam giới mới có quyền làm điều ấy, nhưng cũng chỉ thoáng qua, không miêu tả cũng như không thực sự đi sâu vào những xúc cảm, những

hành vi cụ thể của giới nữ Đến với Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, tập truyện

khiến người đọc ấn tượng Có thể nói, các nhân vật nữ trong sáng tác của Đỗ Hoàng Diệu dám làm tất cả, dám chủ động làm mọi việc, trong đó có hành vi tình dục

Trang 34

Với truyện ngắn Bóng đè, ngập tràn trong 38 trang truyện là những “sự cương cứng thúc lên”, “cảm giác cứng cáp quệt ngang đâm vào”, “bốc cao, phịch hạ, chèn lấp, tọng đầy, thả hút mê man”, “cắt trọn trong một cú thọc sâu”, “nhồi vào, thúc sâu, bền bỉ, mạnh mẽ”… “cú thúc từ phía sau”, những

“bóp nát, bục vỡ, khoan sâu”, những bộ ngực “cương cứng vì thèm khát”, những cào cấu cắn xé, những “âm thanh ập è sin sít”, “hơi thở đều đều vung vãi”…nhào nặn nên một người đàn bà ngập ngụa trong thèm khát và thỏa mãn tính dục trong những cuộc hoan lạc phi luân với tổ tiên nhà chồng

Nhưng hành vi xâm phạm tiết hạnh này đã đem lại cho nạn nhân những cảm giác của nghiện ngập, mà người hưởng thụ không sao bỏ được: “Tôi ngượng ngùng tự thừa nhận với mình nghiện mười sáu đám giỗ, mười một ngôi mộ, tấm phản đen bóng ” Sự thông dâm trong mộng tưởng, dần dần trở thành một trào lực để sống còn Đó là những cảm giác chân thực của mồ hôi nhễ nhại, hôi tanh “nhớp nháp máu trộn nước con gái”, của “mụn nhọt”, hoặc những cơn “khát gắt gỏng nhức nhối trong cuống họng Khát mỗi sợi tóc Khát từng nếp gấp làn da Khát mỗi đốt xương” Người đàn bà biên tế, câm nín, vắng vợi đã đón nhận sự áp bức, xâm phạm tiết hạnh, hãm hiếp để cảm thấy được sống Ngay trong cảnh huống thương xót, ghê tởm: “Tôi quỳ gục

ảnh dục tính Hay như Vu quy cũng vậy, người đọc được thỏa mãn cơn khát

khi dõi theo những trải nghiệm của nhân vật nữ trong những cuộc tình, khi là với người đàn ông đã có vợ, khi là với người đàn ông Tàu hay người đàn ông ngoại quốc với văn hóa B52 Mỗi một người lại đem đến cho cô những cảm xúc tình dục khác nhau Đó là những trải nghiệm phong phú và Đỗ Hoàng Diệu bằng sự nhạy cảm riêng của giới mình đã bắt đúng mạch cảm xúc để viết những trang văn đầy mê hoặc Đó là những ham muốn không bao giờ dứt

“tôi đê mê tận hưởng những khoái cảm ông mang lại, để rồi lần sau lại van

Trang 35

xin được yêu ông từ bên trên Và bao giờ cũng là cái lắc đầu Nhưng tôi thỏa mãn, tôi phục tùng mọi điều ông muốn”… Người phụ nữ ấy ham muốn tột cùng, từ vị thế bị động lại chuyển thành chủ động: “chồng tôi sẽ bế tôi lên ngồi trên, để tôi được mặc sức tung hoành, chà cây đốn gốc Không cần anh

bế, tôi trườn lên như một con rắn chúa Bản năng chiếm hữu tung trỗi cơn mưa đầu hạ Tôi không phải nô lệ, tôi là mình, bình đẳng như tuôi muôn giọt mưa phùn rơi đều đêm đông, rơi đều không gian duy nhất một mầu đen kịt”

Ý thức về mình cũng như về giới mình đã khiến phụ nữ dần tìm thấy mình trong những khoái cảm ham muốn tột cùng của tình dục Trong những trang văn của Đỗ Hoàng Diệu, hầu như ta thấy ngập tràn bóng dáng người phụ nữ,

họ luôn trong tư thế sẵn sàng, chủ động Họ không còn bị những tư tưởng phong kiến kìm hãm, hay nói cách khác, họ đã vượt qua hết thảy những quan niệm về nền văn hóa phụ quyền Có thể thấy, đây chính là một cuộc đổi ngôi ngoạn mục từ trước tới giờ

2.2 Diễn ngôn tình dục gắn với ý thức nữ quyền

2.2.1 Sự phản kháng đối với nền văn hóa phụ quyền

Sự “xâm lấn” của quyền lực đối kháng với quyền lực bên trên, như Foucault đã nhấn mạnh trong mối quan hệ với diễn ngôn và quyền lực: ở đâu

có quyền lực, ở đó có đấu tranh Không có quyền lực nào giản đơn là sự cai trị mà luôn có sự thách thức, đối kháng lại sự cai trị đó Văn hóa phụ quyền tồn tại lâu đời trong tư tưởng người dân Việt Nam, được phản ánh trong văn học thời kì trước đó

Tính nữ thoát khỏi sự áp đặt của văn hóa phụ quyền Quyền lực phụ quyền đã tạo nên cái gọi là “nữ tính” trong sự đối lập với nam tính Đó không phải là cái gì bẩm sinh mà do sự áp đặt của một nền văn hóa phụ quyền đã có

từ lâu đời Quan niệm của Nho giáo đã ăn sâu trong tư tưởng và tiềm thức của người Việt Người phụ nữ lúc nào cũng chỉ chăm chăm giữu gìn phẩm hạnh,

Ngày đăng: 07/09/2017, 14:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nhóm Tuấn Anh, Kiệt, My, Vấn đề tiếp nhận tác phẩm “Bóng đè” (Nguồn: http://hthphuong.blogspot.com/2013/09/van-e-tiep-nhan-tac pham-bong-e-nhom.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề tiếp nhận tác phẩm “Bóng đè”
2. Nguyễn Thị Vân Anh, “Về một xu hướng diễn giải giới nữ trong văn học Việt Nam 1954 – 1975”, Văn học và giới nữ (Một số vấn đề về lý luận lịch sử), Phùng Gia Thế-Trần Thiện Khanh (biên soạn), Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một xu hướng diễn giải giới nữ trong văn học Việt Nam 1954 – 1975”, "Văn học và giới nữ (Một số vấn đề về lý luận lịch sử)
Nhà XB: Nxb Thế giới
3. Thái Phan Vàng Anh, Văn xuôi các nhà văn nữ thế hệ sau 1975 nhìn từ quan diễn ngôn giới, (Nguồn: https://phebinhvanhoc.com.vn/van-xuoi-the-he-cac-nha-van-nu-sau-1975-tu-dien-ngon-gioi/) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi các nhà văn nữ thế hệ sau 1975 nhìn từ quan diễn ngôn giới
5. Diễn ngôn giới trong sáng tác của Y ban (Nhìn từ quan niệm của Foucault),(Nguồn: http://text.123doc.org/document/2911947-dien-ngon-gioi-trong-sang-tac-cua-y-ban-nhin-tu-quan-niem-cua-foucault.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn ngôn giới trong sáng tác của Y ban (Nhìn từ quan niệm của Foucault)
6. Nguyễn Hòa, (2007) Tác phẩm “Bóng đè” – Phê bình nói “mớ” (Nguồn: Nguyễn Hòa, Bàn phím và cây búa, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm “Bóng đè” – Phê bình nói “mớ”" (Nguồn: Nguyễn Hòa, "Bàn phím và cây búa
Nhà XB: Nxb Văn học
7. Thụy Khuê, Đỗ Hoàng Diệu trong không gian cổ tích huyền ảo (Nguồn: http://thuykhue.free.fr/tk06/DHDieu-cotich.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Hoàng Diệu trong không gian cổ tích huyền ảo
8. Theo Người Đẹp, Đỗ Hoàng Diệu: Sex chỉ là vỏ bọc, Việt Báo Việt Nam PDA, thứ 2 ngày 29/08/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Hoàng Diệu: Sex chỉ là vỏ bọc
9. Hoàng Tố Mai, Sức mạnh ám gợi và tưởng tượng trong “Bóng đè”, (Nguồn: http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/suc-manh-am-goi-va-tuong-tuong-trong-bong-de-12-2136380.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức mạnh ám gợi và tưởng tượng trong “Bóng đè”
10. Việt Minh, Ám ảnh Trung Hoa trong “Bóng đè” của Đô Hoàng Diệu, (Nguồn: http://longnguyen48.blogspot.com) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ám ảnh Trung Hoa trong “Bóng đè” của Đô Hoàng Diệu
11. Lê trà My, Trở về với bản thể nữ (qua trường hợp của Y Ban), tạp chí Văn nghệ quân đội, thứ năm – 22/10/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trở về với bản thể nữ (qua trường hợp của Y Ban)
12. Trần Đình Sử, (2016), “Bản chất xã hội, thẩm mỹ của diễn ngôn văn học”, Trên đường biên của lý luận văn học, Nxb Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất xã hội, thẩm mỹ của diễn ngôn văn học”", Trên đường biên của lý luận văn học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2016
13. Trần Đình Sử, (2016), “Bước ngoặt diễn ngôn và chuyển đổi hệ hình trong nghiên cứu văn học”, Trên đường biên của lý luận văn học, NXB Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước ngoặt diễn ngôn và chuyển đổi hệ hình trong nghiên cứu văn học”, "Trên đường biên của lý luận văn học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Phụ nữ
Năm: 2016
14. Trần Đình Sử, “Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay”, (Nguồn: https://trandinhsu.wordpress.com/2013/03/04/khai-niem-dien-ngon-trong-nghien-cuu-van-hoc-hom-nay/) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay
15. Đỗ Ngọc Thạch, “Ba cây bút nữ đại náo văn đàn đầu thế kỉ XXI”, (Nguồn http://newvietart.com/index569.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba cây bút nữ đại náo văn đàn đầu thế kỉ XXI
16. Ngô Thị Thu Thủy, Một cách tiếp cận “Bóng đè” của Đỗ Hoàng Diệu (Nguồn: http://marjoriethuy.blogspot.com/2011/04/mot-cach-tiep-nhan-tac-pham-bong-e-cua.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một cách tiếp cận “Bóng đè” của Đỗ Hoàng Diệu
17. Trần Văn Toàn, (2015), “Dẫn nhập lý thuyết diễn ngôn của M. Foucault và nghiên cứu văn học”, Tiếp nhận tư tưởng văn nghệ nước ngoài. Kinh nghiệm Việt Nam thời hiện đại, La Khắc Hòa, Lộc Phương Thủy, Huỳnh Như Phương (Đồng chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn nhập lý thuyết diễn ngôn của M. Foucault và nghiên cứu văn học”, "Tiếp nhận tư tưởng văn nghệ nước ngoài. Kinh nghiệm Việt Nam thời hiện đại
Tác giả: Trần Văn Toàn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2015
18. Truyện ngắn “Bóng đè” của Đỗ Hoàng Diệu – thông điệp văn hóa hay là sex, Tiểu luận phê bình (Nguồn: http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-truyen-ngan-bong-de-cua-do-hoang-dieu-thong-diep-van-hoa-hay-la-sex-40349/) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn “Bóng đè” của Đỗ Hoàng Diệu – thông điệp văn hóa hay là sex
19. Dương Phương Vinh, “Đỗ Hoàng Diệu và “Bóng đè” trong ngày giông bão”, (Nguồn: http://www.vietbao.vn).Tài liệu tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Hoàng Diệu và “Bóng đè” trong ngày giông bão"”
21. Chiupa, Diễn ngôn, Thi pháp học: Từ điển các thuật ngữ và khái niệm bức thiết, N.D. Tamachenko (chủ biên) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn ngôn, Thi pháp học: Từ điển các thuật ngữ và khái niệm bức thiết
22. V.I. Chiupa, “Diễn ngôn như một phạm trù của tu từ học và thi pháp học hiện đại” (Nguồn: http://vietvan.vn/vi/bvct/id3495/Dien-ngon-nhu-mot-pham-tru-cua-tu-tu-hoc-va-thi-phap-hoc-hien-dai/) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn ngôn như một phạm trù của tu từ học và thi pháp học hiện đại

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w