Bùi Kỷ có thể được coi là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên bàn luận về vấn đề người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục với Lời giới thiệu Truyền kỳ mạn lục bản dịch của Trúc Khê Ngô
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Trang 2KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học ThS NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã dạy bảo tận tình cho tôi suốt thời gian học tập tại trường và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa luận này Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô giáo, ThS Nguyễn Thị Vân Anh - người đã dành rất nhiều thời gian tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này Đồng thời, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2016
Nguyễn Thị Hồng Thu
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của ThS Nguyễn Thị Vân Anh Khóa luận được trình bày theo yêu cầu, quy định của khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2016 Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Hồng Thu
Trang 5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Mục đích nghiên cứu 6
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Dự kiến đóng góp của khóa luận 7
7 Cấu trúc của khóa luận 8
NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM DIỄN NGÔN, Ý NGHĨA CỦA VIỆC TIẾP CẬN VẤN ĐỀ GIỚI NỮ TRONG VĂN HỌC TỪ LÍ THUYẾT DIỄN NGÔN 9
1.1 Khái quát về diễn ngôn 9
1.1.1 Các hướng nghiên cứu chính về diễn ngôn 10
1.1.1.1 Hướng tiếp cận ngôn ngữ học 10
1.1.1.2 Hướng tiếp cận phong cách học 11
1.1.1.3 Hướng tiếp cận xã hội học 13
1.1.2 Khái niệm diễn ngôn 15
1.1.3 Đặc điểm diễn ngôn 16
1.2 Diễn ngôn văn học 19
1.3 Ý nghĩa của việc tiếp cận vấn đề giới nữ trong văn học từ lí thuyết diễn ngôn 23
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ TRONG “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” CỦA NGUYỄN DỮ 26
2.1 Người phụ nữ khuôn thước, mẫu mực 26
2.1.1 Về chữ “Công” 27
2.1.2 Về chữ “Dung” 27
Trang 62.1.3 Về chữ “Ngôn” 29
2.1.4 Về chữ “Hạnh” 34
2.2 Người phụ nữ lệch chuẩn 39
2.2.1 Về chữ “Công” 39
2.2.2 Về chữ “Dung” 40
2.2.3 Về chữ “Ngôn” 44
2.2.4 Về chữ „„Hạnh‟‟ 52
KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Cho đến nay, về cơ bản các vấn đề như tác giả, tác phẩm, văn bản đã được giới thiệu rộng rãi ở ta Song sự hình dung về diễn ngôn, diễn ngôn về giới nữ, sự lí giải diễn ngôn giới nữ còn chưa rõ ràng
1.2 Khi đặt vấn đề nghiên cứu Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ - từ góc
nhìn diễn ngôn về giới nữ là ta không chỉ nghiên cứu lớp vỏ ngôn từ mà chủ yếu nghiên cứu vì sao tác giả lại có diễn ngôn như vậy, những nguyên tắc tư tưởng chi phối nhân sinh quan thế giới quan của nhà văn Bởi thực tiễn diễn ngôn “nói” như thế nào không phụ thuộc vào ngữ học mà phụ thuộc vào ý thức hệ, tri thức thời đại và cơ chế quyền lực Văn học trong từng giai đoạn được kiến tạo theo những hệ tri thức nhất định
Như vậy có thể nói cách nghiên cứu diễn ngôn mà chúng tôi sử dụng là một hướng nghiên cứu mới dù nó không mâu thuẫn không đối chọi cũng không bác bỏ cách nghiên cứu trước đây Cách nghiên cứu này cho phép xem xét văn học ở bình diện mới Đây là kiểu nghiên cứu liên ngành, cho thấy được mối quan hệ khăng khít giữa văn học và tư tưởng, giữa văn học và văn hóa, giữa tính xã hội và tính thẩm mỹ Đây là hướng đi có nhiều triển vọng,
mở ra sự phát triển của lịch sử văn hóa tư tưởng Bởi lẽ việc nghiên cứu văn học như một sản phẩm ngôn từ thuần túy cũng cần thiết nhưng ngày nay với
sự phát triển mạnh mẽ của xã hội học văn học cho ta thấy rằng khó có thể giải quyết những vấn đề của văn học chỉ thuần túy dựa trên những yếu tố nội tại của văn bản mà cần đặt văn học trong bối cảnh rộng lớn hơn của những vấn
đề văn hóa xã hội
1.3 Nguyễn Dữ là cây bút văn xuôi xuất sắc nhất của văn học Việt
Nam thế kỉ XVI Chỉ với một tác phẩm Truyền kì mạn lục cũng đã đủ khẳng
định tên tuổi của Nguyễn Dữ trong lịch sử văn học Việt Nam Tác phẩm được
Trang 8coi là mẫu mực của thể truyền kì, là “thiên cổ kì bút”, đánh dấu bước phát
triển quan trọng của văn học chữ Hán Truyền kì mạn lục vừa có giá trị hiện
thực vừa có giá trị nhân đạo Tác phẩm còn thể hiện tinh thần táo bạo, phóng túng của Nguyễn Dữ khi ông miêu tả những cuộc tình si mê đắm đuối Ra đời vào thế kỉ XVI, thuộc văn học trung đại Việt Nam đó là nền văn học mang đậm nét ảnh hưởng của Nho giáo Con người bị đặt trong các mối quan hệ luân thường, bị ràng buộc bởi những điều cấm kị của Nho giáo Trong xã hội
đó người phụ nữ phải tuân theo những qui định chặt chẽ của Nho giáo như tam tòng, tứ đức Họ còn bị coi như nguồn cội của sự cám dỗ đe dọa đạo đức Những tư tưởng của Nho giáo đối với người phụ nữ thực chất là sự tước đoạt quyền lợi của giới nữ và tạo nên một xã hội vận hành theo kiểu nam quyền Người đàn ông thống ngự nữ giới và áp đặt các chuẩn mực của họ về cái đẹp,
về đức hạnh Từ đó tạo ra những ẩn ức trong xã hội, những khao khát mong muốn được giải phóng của người phụ nữ Trong sáng tác thơ văn của các nhà nho dường như ít đề cập tới vấn đề giới nữ, họ cho rằng “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí” thơ văn dùng để đâm gian trừ tà, nói lên ý chí của người quân tử chứ không đề cập tới những vấn đề nhỏ nhặt của cuộc sống, của phái yếu Nhưng trong tác phẩm của mình Nguyễn Dữ đã đề cập đến vấn đề này Là một nhà nho sinh ra từ cửa khẩu sân đình Nguyễn Dữ vẫn đứng trên lập trường đạo đức của Nho gia để nhìn nhận đánh giá con người, những vấn đề của con người trên quan điểm đạo đức Tuy nhiên một tác giả văn học lớn luôn có tinh thần nhân đạo cao cả, Nguyễn Dữ trong không ít trường hợp dù
vô thức hay có ý thức đã đưa những dòng ngợi ca vẻ đẹp, tình yêu hạnh phúc
cá nhân, đề cao những khát vọng nhu cầu của người phụ nữ Những cuộc tình
si mê đắm đuối công khai quyền sống của người phụ nữ về thân xác Nho
giáo luôn kêu gọi con người ta diệt dục, tiết dục thế mà Truyền kì mạn lục lại
đề cao quyền sống, quyền tự do của người phụ nữ Nguyễn Dữ là một nhà Nho vừa tuân thủ nguyên tắc “khuôn vàng thước ngọc”, lại vừa có thể phá vỡ
Trang 9những nguyên tắc ấy ở mức độ nhất định để đến với vấn đề của giới nữ trong phạm vi mà thời đại cho phép
Nghiên cứu Truyền kì mạn lục từ diễn ngôn về giới nữ sẽ mang lại
nhiều kiến giải thú vị, giúp người đọc có cách nhìn sâu sắc, gãy gọn nhiều khía cạnh của tác phẩm
2 Lịch sử vấn đề
Là tác phẩm có giá trị về nội dung tư tưởng và nghệ thuật nên Truyền kì
mạn lục từ khi ra đời cho tới nay đã thu hút sự chú ý của người đọc với nhiều
công trình nghiên cứu tìm hiểu Ý kiến đánh giá sớm nhất về Truyền kì mạn lục phải kể đến lời tựa Truyền kì mạn lục của Hà Thiện Hán, ông có giới thiệu về tác giả tác phẩm và cho rằng Truyền kì mạn lục ảnh hưởng từ Tiễn Đăng tân thoại
của Cù Tông Cát nhưng có nhiều điểm sáng tạo riêng
Bùi Kỷ có thể được coi là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên bàn
luận về vấn đề người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục với Lời giới thiệu
Truyền kỳ mạn lục (bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện xuất bản năm
1940) Trong lời giới thiệu này, khi nêu chủ đề từng truyện, Bùi Kỷ đã có một vài đánh giá sơ lược về người phụ nữ Tuy nhiên, quan điểm đạo đức thẩm
mỹ của Bùi Kỷ trong bài viết này khá phức tạp, khi thì ông phê phán thuyết
“Tòng phu” của Nho gia, khi lại đứng trên lập trường nhà Nho để nhìn nhận Nhận xét về chủ đề các truyện có người phụ nữ tiết liệt, Bùi Kỷ thể hiện khá rõ thái
độ phê phán thuyết “Tòng phu” Ông nhận xét: “Truyện 2 (Chuyện người nghĩa phụ
ở Khoái Châu) và truyện 16 (Chuyện người con gái Nam Xương): Tả rõ phụ nữ ở xã
hội cũ, dù ăn ở thủy chung với chồng thế nào, cũng chịu một thân phận hèn kém: Một đằng vì thua bạc mà gán vợ, một đằng vì ngờ vực hão huyền để vợ phải quyên sinh Đáng giận thay cái thuyết “Tòng phu” đã làm hại bao nhiêu bạn quần thoa trong
bao nhiêu thế kỷ!” [19; tr 234].
Đối với nhân vật nữ vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến, Bùi Kỷ tuy không phân tích rõ nhưng lại tỏ thái độ không đồng tình với những hành vi
Trang 10của họ Ông cho rằng: “Truyện 3 (Chuyện cây gạo), cũng như truyện 5 (Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây), truyện 11 (Chuyện yêu quái ở Xương Giang): có
ý bài xích những thói đắm đuối trong vòng tình dục của bọn thiếu niên” [19;
tr 234] Đương nhiên, “bọn thiếu niên” mà nhà nghiên cứu nói đến ở đây gồm
cả nhân vật nam và nữ
Điểm qua có thể thấy, trong những lời định giá này, tiêu chí để Bùi Kỷ đánh giá
phận thấp hèn của người phụ nữ trong tương quan với nam giới, nhắc đến bất công trong đạo “Tam tòng” nhưng nhà nghiên cứu không nhấn mạnh những đặc điểm này
mà chú ý nhiều hơn đến ngợi khen, thương xót những người phụ nữ tiết hạnh và phê phán những người phụ nữ sống vượt khuôn phép Nho gia Trường nhìn của Bùi Kỷ ít nhiều đã bao hàm vấn đề giới khi ông đặt người phụ nữ trong tương quan với người đàn ông để phê phán thuyết “Tòng phu”, bảo vệ người phụ nữ, nhưng về cơ bản ông vẫn đứng từ quan điểm đạo đức Nho gia để nhìn nhận họ
Có thể thấy, khi nghiên cứu hệ thống nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục, nhà
nghiên cứu Bùi Duy Tân cơ bản vẫn đứng từ góc nhìn xã hội học Ở bài viết của mình, nhà nghiên cứu nghiêng về khảo sát hoàn cảnh xã hội để lý giải các hiện tượng văn học
và hầu như chưa đặt ra vấn đề nghiên cứu hệ thống nhân vật nữ trong tập tác phẩm này
từ góc nhìn giới
Nguyễn Phạm Hùng cũng là một trong những nhà nghiên cứu quan tâm
đến đề tài người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục Trong bài viết Tìm hiểu khuynh
hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, ông đã đưa ra một số
nhận định về vấn đề người phụ nữ trong tập truyện này Nhà nghiên cứu đánh giá:
“Tựu chung, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người phụ nữ đã xuất hiện rầm
rộ như thế ở Truyền kỳ mạn lục với cả diện mạo, tâm hồn, tình cảm, nhu cầu và
khát vọng, với số phận của mình… Nếu như trước đây, hình ảnh người phụ nữ quý tộc có đi vào sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Húc v.v thì thường cũng
Trang 11tượng nhận thức, đối tượng thẩm mỹ trọn vẹn, thành vấn đề người phụ nữ trong văn học…” [10; tr 499]
Nói chung, những phát hiện của Nguyễn Phạm Hùng về nhân vật nữ
trong Truyền kỳ mạn lục trình bày trong bài viết Tìm hiểu khuynh hướng sáng
tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã đóng góp thêm tiếng nói trong
lịch sử nghiên cứu vấn đề này Qua bài viết, nhà nghiên cứu đã khẳng định vị
trí đặc biệt của Truyền kỳ mạn lục trong tiến trình văn học ở đề tài người phụ
nữ và chỉ ra tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ khi viết về họ Tuy nhiên, những nhận xét của Nguyễn Phạm Hùng còn khá sơ lược, chưa mang tính chất chuyên khảo Hơn nữa, một số nhận định của ông thiên về ca ngợi mà không thấy hạn chế nhất định trong những hình tượng này cũng như trong tư tưởng Nguyễn Dữ Chẳng hạn, ông đánh giá: “… Một quan niệm mới về việc
phản ánh con người đã xuất hiện Truyền kỳ mạn lục là như vậy Nó ca ngợi
vẻ đẹp của con người, cả về vật chất và tinh thần Những hình ảnh da thịt hồng hào, tươi tốt, hở hang rất dễ gặp trong tác phẩm này Những dục vọng, ước muốn thoát ra ngoài sự tỏa chiết của tư tưởng Nho gia về “tu, tề, trị, bình” với người quân tử, “công, dung, ngôn, hạnh” đối với người phụ nữ phong kiến cũng rất dễ gặp ở đây Con người, đó không phải là những tấm gương chói lòa về các anh hùng, liệt nữ lưu danh sử sách mà là những con người của đời sống thực tế sôi động, cay nghiệt” [10; tr 501] Nhận định này có phần cực đoan, bởi lẽ, tuy Nguyễn Dữ đã có nhiều điểm nhân văn tiến bộ hơn so với nhà Nho đương thời nhưng những nhân vật của ông ở một chừng mực nhất định vẫn được khen, chê theo tiêu chí Nho gia, những khát vọng mang hơi hướng vật chất trong truyện không được Nguyễn Dữ công khai ca ngợi, thậm chí ít nhiều còn bị ông phê phán
Tác giả Toàn Huệ Khanh trong công trình Nghiên cứu so sánh tiểu
thuyết truyền kỳ Hàn Quốc - Trung Quốc - Việt Nam cũng đề cập đến một số
Trang 12nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục, phân loại họ vào nhân vật của hai kiểu
truyện là truyện kỳ quái và truyện diễm tình Công trình này đã giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về sự giao thoa giữa tác phẩm truyền kỳ của các quốc gia vùng văn hóa Hán Tuy nhiên vì chỉ xác định mục tiêu là phân tích nhân vật theo mô-típ nên nhà nghiên cứu này chưa quan tâm đến phương diện giới tính nữ của các nhân vật nữ Những tri thức về văn hóa giới ở Việt Nam thời trung đại cũng chưa được Toàn Huệ Khanh vận dụng để lý giải hình tượng người phụ nữ
Tóm lại, hầu hết các công trình nghiên cứu đã có về Truyền kỳ mạn lục
chưa đặt vấn đề nghiên cứu diễn ngôn về giới nữ Trường quan sát của những nhà nghiên cứu này không hoặc ít bao hàm vấn đề diễn ngôn về giới nữ
Sau đó có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về Truyền kì mạn
lục, đó cũng là cơ sở căn cứ, tài liệu cho chúng tôi thực hiện đề tài này
3 Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lí thuyết diễn ngôn vào việc tìm hiểu đặc điểm và cơ chế kiến
tạo diễn ngôn về giới nữ trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Diễn ngôn về giới nữ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài diễn ngôn về giới nữ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn
Dữ chúng tôi tìm được 10 truyện thể hiện diễn ngôn về giới nữ đó là:
- Chuyện nàng Túy Tiêu
- Chuyện cây gạo
- Chuyện Lệ nương
- Chuyện nghiệp oan của Đào Thị
- Chuyện yêu quái ở Xương Giang
Trang 13- Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây
- Chuyện đối tụng ở Long đình
- Chuyện Từ Thức gặp tiên
- Chuyện người con gái Nam Xương
- Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu
5 Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này chúng tôi chủ trương phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:
- Phương pháp hệ thống: Hệ thống lại những luận điểm hay những vấn đề được đặt ra trong những công trình nghiên cứu về diễn ngôn
- Phương pháp liên ngành: Diễn ngôn về giới nữ có liên quan đến nhiều lĩnh vực như chính trị, văn hóa, xã hội,… Vì vậy khi thực hiện
đề tài này chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp liên ngành để có cái nhìn bao quát vấn đề
- Phương pháp xã hội học: Truyền kì mạn lục đề cập tới nhiều vấn đề
mà xã hội học quan tâm, chúng tôi sẽ soi chiếu tác phẩm dưới cái nhìn xã hội học để nghiên cứu được trọn vẹn hơn
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng kết hợp một số phương pháp như so sánh, thống kê, phân tích, để rút ra những luận điểm đặc trưng và khái quát nhất cho vấn đề
6 Dự kiến đóng góp của khóa luận
Việc đi sâu tìm hiểu diễn ngôn về giới nữ trong Truyền kì mạn lục góp
phần làm rõ hơn một vấn đề mới của chủ nghĩa nhân đạo: Quyền tự do và sự thức tỉnh ý thức cá nhân của con người trong văn học trung đại Những yếu tố chi phối, kiến tạo nên diễn ngôn của nhà văn
Trang 147 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Khái niệm diễn ngôn, ý nghĩa của việc tiếp cận vấn đề giới
nữ trong văn học từ lí thuyết diễn ngôn
Chương 2: Đặc điểm diễn ngôn về giới nữ trong Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ
Trang 15
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM DIỄN NGÔN, Ý NGHĨA CỦA VIỆC TIẾP CẬN VẤN ĐỀ GIỚI NỮ TRONG VĂN HỌC TỪ LÍ THUYẾT DIỄN NGÔN
1.1 Khái quát về diễn ngôn
Thời gian gần đây, trong nghiên cứu văn học, xã hội học, khái niệm diễn ngôn được sử dụng tương đối nhiều trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn: triết học, xã hội học, ngôn ngữ học, tâm lí học, nghiên cứu văn học , song việc xác định nội hàm và các nội dung cơ bản của nó dường như vẫn chưa được xác định rõ nét Mỗi nhà nghiên cứu tìm cho mình những quan niệm và dấu hiệu biểu hiện khác nhau về diễn ngôn Chính vì thế, việc xác
Theo nghiên cứu của Manfred Frank, diễn ngôn (discourse) được bắt nguồn từ tiếng Latinh “discourus”, mà từ này có gốc động từ là “discoursere”
có nghĩa là tán chơi, nói huyên thuyên Như vậy, diễn ngôn là một lối nói, cách nói hoặc một lượt nói có độ dài không xác định, sự triển khai không bị hạn định, bởi chú ý nghiêm ngặt Trong tiếng Pháp, nghĩa của từ diễn ngôn gần với từ tán gẫu, nói chuyện phiếm, kể chuyện,…
https://trandinhsu.wordpress.com/2015/01/04/khai-niem-dien-ngon, khái niệm diễn ngôn được định nghĩa: “Hiểu tổng quát, diễn ngôn là thực
tiễn giao tiếp của con người trong xã hội Nhấn mạnh thực tiễn giao tiếp xã hội
để phân biệt với lời nói cá nhân” Còn trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học tập
2, Đỗ Hữu Châu đã trích dẫn khái niệm diễn ngôn nghiêng về phương diện ngôn
ngữ như sau: “Diễn ngôn là một thuật ngữ chung chỉ cách dùng ngôn ngữ, tức
chỉ các sản phẩm ngôn ngữ được tạo ra do một hành động giao tiếp nào đấy”
Tác giả cuốn The Routledge dictionary of literature terms lại khẳng định rằng:
Trang 16“Cho đến nửa sau thế kỉ 20, thuật ngữ diễn ngôn vẫn mang ý nghĩa cơ bản là sự
trình bày một vấn đề cụ thể bằng cách nói hay viết theo một trật tự trước sau”
Từ những năm sáu mươi của thế kỉ XX, nghiên cứu diễn ngôn (hay còn gọi là phân tích diễn ngôn) trở thành một trào lưu khoa học phát triển rầm rộ
ở châu Âu và diễn ngôn trở thành một khái niệm trung tâm, được lưu hành
khái niệm diễn ngôn được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Các nội dung định nghĩa đó có thể khác xa nhau hay mâu thuẫn với nhau, qua đó càng chứng tỏ tính phức tạp và nội hàm chưa được xác định rõ của thuật ngữ khoa học này
1.1.1 Các hướng nghiên cứu chính về diễn ngôn
Trong lí luận hiện nay có ba khuynh hướng nghiên cứu Một là ngữ học
do các nhà ngữ học đề xuất Hai là lí luận văn học do M Bakhtin nêu ra và
ba là xã hội học, lịch sử tư tưởng mà tiêu biểu là Foucault
1.1.1.1 Hướng tiếp cận ngôn ngữ học
Nền tảng cơ sở của hướng tiếp cận diễn ngôn từ phương diện ngôn ngữ
học là những luận điểm của F.de Sausure trong cuốn Giáo trình ngôn ngữ học
đại cương Trong công trình này, Sausure phân biệt ngôn ngữ với lời nói
Ngôn ngữ là một hệ thống, một kết cấu tinh thần trừu tượng, khái quát trong khi lời nói là sự vận dụng ngôn ngữ trong những hoàn cảnh cụ thể, bởi các cá nhân cụ thể Sausure còn chỉ ra, đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học là ngôn ngữ, sản phẩm của xã hội kết tinh lại trong trí óc của mỗi người chứ không phải là lời nói
Sự đối lập lời nói/ ngôn ngữ trong quan điểm của Saussure đã làm nền
tảng cho sự phân biệt giữa discourse (diễn ngôn) và text (văn bản) Văn bản
(text) là cấu trúc ngôn ngữ mang tính chất tĩnh, còn diễn ngôn (discourse) là cấu trúc lời nói mang tính động
Trang 17Trong giai đoạn này, do chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi ngôn ngữ học Saussure và chủ nghĩa cấu trúc, các nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ tập trung vào khám phá cấu trúc tĩnh tại, bất biến của các diễn ngôn và văn bản Tư tưởng này đã loại trừ tất cả thuộc tính ngẫu nhiên, cá thể của lời nói, chỉ chú ý đến phương diện ổn định, bất biến của ngôn ngữ như một bản thể xã hội Và đối tượng hướng tới của các nhà nghiên cứu không phải là những văn bản/ diễn ngôn cụ thể, mà họ chỉ coi đó là chất liệu, thông qua việc phân tích các văn bản/ diễn ngôn, họ cố gắng chỉ ra những cấu trúc khái quát, những thuộc tính bản chất của văn học nói chung Mỗi nhà nghiên cứu đều cố gắng tìm ra một
mô hình phi thời gian cho các văn bản, theo những cách thức khác nhau
Như vậy là, dưới cái nhìn của các nhà cấu trúc, tất cả các hành động của con người và các cơ cấu tổ chức của xã hội đều liên quan đến ngôn ngữ,
và có thể được tìm hiểu như một hệ thống gồm các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau Như thế, diễn ngôn cũng là một cấu trúc khép kín, nội tại, được cấu thành từ những yếu tố bất biến là các phạm trù ngữ pháp như thời, thức, thể, giọng, ngôi… Cách tiếp cận này đã khiến cho nhà nghiên cứu, khi phân tích diễn ngôn, đặc biệt chú trọng đến phương diện cấu trúc và nỗ lực tìm kiếm những mô hình ngôn ngữ mang tính chất tĩnh- cái cơ chế ẩn tàng của tổ chức ngôn từ trong văn bản cũng như diễn ngôn
1.1.1.2 Hướng tiếp cận phong cách học
Có thể coi M.Bakhtin là người khởi nguồn cho một truyền thống mới trong nghiên cứu diễn ngôn Tư tưởng về diễn ngôn của Bakhtin có vai trò như một bản lề, hay một cầu nối bắc từ quan niệm về diễn ngôn của ngôn ngữ học cấu trúc sang quan niệm diễn ngôn của các trường phái lí luận hậu hiện đại Trong các trước tác của Bakhtin, ta có thể thấy sự đối thoại và phủ định đối với rất nhiều những quan điểm về ngôn ngữ học được lưu hành phổ biến
Trang 18trong thời đại của ông, đặc biệt là những quan điểm ngôn ngữ được triển khai trên cơ sở tư tưởng của Saussure
Nếu như hướng tiếp cận ngôn ngữ học về diễn ngôn được hình thành trên cơ sở ngôn ngữ học Saussure thì hướng tiếp cận phong cách học về diễn ngôn lại được phát triển dựa trên nền tảng đối lập với những quan điểm của Saussure về ngôn ngữ Bakhtin phê phán ngôn ngữ học hàn lâm chỉ tập trung nghiên cứu phương diện cấu trúc của ngôn ngữ mà không chú ý đến bình diện sinh thành của ngôn ngữ, tức là ngôn ngữ trong đời sống, trong giao tiếp Ông
đề xuất một lĩnh vực nghiên cứu mới mà ông gọi là “siêu ngôn ngữ”, có nghĩa
là ngôn ngữ như một thực thể đa dạng, sống động, mang tính lịch sử chứ không phải là ngôn ngữ như một hệ thống mang tính chất tĩnh, khép kín và trừu tượng
Bởi vậy, diễn ngôn (hay lời nói) (discourse), là khái niệm trung tâm trong quan điểm của Bakhtin về ngôn ngữ Ông cho rằng, diễn ngôn là ngôn ngữ trong chỉnh thể sống động, cụ thể, là ngôn ngữ trong sử dụng, trong bối cảnh xã hội, của những giọng xã hội mâu thuẫn và đa tầng Cũng chính bởi vậy, Bakhtin nhấn mạnh, đối thoại là bản chất của diễn ngôn Mỗi người nói không phải là người nói đầu tiên, mà đều là người trả lời, là người đối thoại với hàng ngàn những người nói trước đó Người nghe cũng sẽ không phải là người lắng nghe một cách thụ động mà là người chủ động hồi đáp Lời nói của chúng ta, vì thế, “được hình thành và phát triển trong sự tác động qua lại, thường xuyên, liên tục với những phát ngôn của các cá nhân khác”
Trong thực tế, các phát ngôn thường liên kết với nhau và được tổ chức trong những hình thức ổn định mà ông gọi là các thể loại lời nói Thể loại lời nói là những loại hình phát ngôn tương đối bền vững, được sản sinh ra trong một phạm vi sử dụng ngôn ngữ cụ thể, là một chỉnh thể bao gồm ba bình diện: nội dung chủ đề, phong cách và tổ chức kết cấu
Trang 19Như vậy, với một quan niệm mới về diễn ngôn, Bakhtin đã đưa ngôn ngữ học rẽ sang một bước ngoặt mới: chuyển từ nghiên cứu ngôn ngữ như một thực thể tĩnh tại, khép kín và biệt lập sang nghiên cứu ngôn ngữ trong giao tiếp, trong thực tiễn đời sống đa dạng và sinh động Nếu Saussure nhấn mạnh đến tính cấu trúc của ngôn ngữ thì Bakhtin đặc biệt quan tâm đến tính đối thoại của lời nói Nếu các lý thuyết văn học được triển khai trên nền tảng ngôn ngữ học cấu trúc có xu hướng đồng qui các văn bản/ diễn ngôn vào những mẫu số chung thì lý thuyết văn học của Bakhtin nhằm chỉ ra sự phức tạp, đa diện và biến đổi không ngừng của các văn bản/ diễn ngôn trong lịch
sử Quan niệm về tính lịch sử, tính xã hội này của diễn ngôn sau này sẽ gặp
gỡ, hay cũng có thể nói, sẽ đặt nền tảng cho một sự chuyển hướng cực kì quan trọng trong tư duy lý thuyết thế kỉ XX: trào lưu giải cấu trúc
1.1.1.3 Hướng tiếp cận xã hội học
Trung tâm điểm của hướng tiếp cận thứ ba này là những quan niệm về diễn ngôn của M.Foucault, người được coi là ông tổ của các lý thuyết hậu hiện đại và có ảnh hưởng lớn nhất đến nghiên cứu diễn ngôn từ sau những năm 1960
Nếu coi quyền lực và tri thức là hai mối quan tâm lớn nhất của Foucault thì diễn ngôn là một mắt xích quan trọng không thể thiếu của hai yếu tố này Foucault chỉ ra mối quan hệ phức tạp giữa diễn ngôn và quyền lực Từ đó, Foucault cho rằng tri thức là sản phẩm được tạo ra bởi các diễn ngôn; bởi đằng sau diễn ngôn là quyền lực, cho nên, tri thức mà chúng ta có là kết quả của các mâu thuẫn về quyền lực
Với lí do tìm hiểu và vận dụng lí thuyết diễn ngôn để giải thích cho những cách nhìn, góc nhìn về giới nữ, một hướng tiếp cận nghiêng về khía cạnh văn hóa - xã hội, dựa trên quan niệm của Foucault về diễn ngôn Đây là quan niệm đang trở thành nền tảng cho rất nhiều các trường phái lý thuyết hiện đại và gợi mở một con đường đầy triển vọng cho các nhà nghiên cứu văn
Trang 20học ở nhiều ngành khác nhau Vì vậy, tiếp cận khái niệm diễn ngôn theo hướng phong cách học, mà hạt nhân là quan niệm của Foucault
Về khái quát, có thể đặt quan niệm của Foucault về diễn ngôn trong mối quan hệ so sánh với các quan niệm, hướng nghiên cứu khác Nếu ngôn ngữ học được phát triển trên nền tảng tư tưởng Saussaure nhấn mạnh đến tính chất hệ thống, khép kín, tĩnh tại của diễn ngôn thì các nhà tư tưởng như M.Bakhtin, M.Foucault lại khẳng định tính chất sinh thành, đa dạng, năng sản của diễn ngôn Nếu Bakhtin đặc biệt chú ý đến tính liên chủ thể của diễn ngôn thì Foucault đề cập đến tính phi chủ thể của diễn ngôn, sự biến mất của chủ thể người trong mê cung của các diễn ngôn Ba quan điểm tiếp cận này đều có sức lan tỏa và ảnh hưởng rất lớn đến gần như toàn bộ lý thuyết văn học và ngôn ngữ trong thế kỉ XX
Tóm lại; ba cách tiếp cận ngôn ngữ học, phong cách học và xã hội học này đã cung cấp ba cách định nghĩa khác nhau về diễn ngôn: diễn ngôn như là cấu trúc của ngôn ngữ/lời nói, diễn ngôn như là lời nói - tư tưởng hệ, và diễn ngôn như là công cụ để kiến tạo tri thức và thực hành quyền lực Ba quan niệm này nảy sinh trên nền tảng những cách cắt nghĩa khác nhau về bản chất, vai trò của ngôn ngữ và đều có sức lan tỏa, ảnh hưởng rất lớn đến gần như toàn bộ lý thuyết văn học và ngôn ngữ trong thế kỉ XX
Trên thực tế, trong quá trình phát triển, các lý thuyết diễn ngôn có xu hướng đan bện vào nhau, tạo nên những vùng giao thoa, những khu vực chung Sự kết hợp này khiến cho con đường đi của khái niệm trở nên phức tạp
và cho thấy nghiên cứu diễn ngôn vẫn đang là một tiến trình vận động, hứa hẹn nhiều những nhánh rẽ bất ngờ
Qua ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn, chúng ta cũng có thể quan sát thấy ngọn nguồn sự phát triển và phân nhánh phức tạp của thuật ngữ, cũng như sự tương tác, kế thừa, phủ định, sáng tạo giữa các khuynh hướng, và đặc
Trang 21biệt là những bước chuyển trong tư duy lý thuyết của ngành khoa học xã hội
và nhân văn thế kỉ XX
1.1.2 Khái niệm diễn ngôn
Có một thực tế là: dù có công trình nghiên cứu về văn học Pháp đương đại được viết vào những năm 1960 thì Foucault vẫn chưa bao giờ là một nhà nghiên cứu văn học theo nghĩa chặt chẽ của từ này Tuy nhiên, và điều này còn thú vị hơn, những ảnh hưởng của Foucault đến nghiên cứu văn học là rất sâu đậm: cả trên phương diện những đề tài cụ thể (tính dục, cái tôi, vấn đề nữ quyền ) cũng như trên phương diện lí thuyết (vấn đề lịch sử văn học, vấn đề tác giả, vai trò của phê bình văn học, giới tính trong sáng tác và tiếp nhận văn học, tính văn học (literariness) Tất cả những ảnh hưởng nhiều mặt, đa dạng này của Foucault với nghiên cứu văn học, về cơ bản, đều có thể được cắt nghĩa từ việc nhìn nhận văn học như một diễn ngôn
Khái niệm diễn ngôn tuy không được giới thuyết một cách hệ thống trong một công trình lý thuyết cụ thể nào của Foucault, song lại là một mắt xích, một chìa khóa quan trọng đến mức nếu không hiểu khái niệm này, thì người đọc khó có thể tiếp cận toàn bộ các trước tác khổng lồ với những tư tưởng khá dị biệt của ông
Foucautl nói: “Thay vì giảm dần các nét nghĩa đã khá mơ hồ của từ diễn ngôn, tôi tin rằng thực tế tôi đã bổ sung thêm ý nghĩa của nó; lúc thì coi
nó như một khu vực chung của tất cả các lời nhận định, lúc thì coi nó như một nhóm các lời nhận định đã được cá thể hóa, và đôi khi lại xem nó như thực tiễn được quy ước tạo nên vô số các nhận định”
Như vậy, theo Foucault, ta có được ba cách định nghĩa khác nhau về diễn ngôn:
Thứ nhất, diễn ngôn được coi là tất cả các nhận định nói chung, đó là
tất cả các phát ngôn hoặc văn bản có nghĩa và có một hiệu lực nào đó trong thế giới thực
Trang 22Thứ hai, diễn ngôn là một nhóm các diễn ngôn cụ thể, được qui ước
theo một cách thức nào đó và có một mạch lạc hoặc một hiệu lực nói chung,
“được nhóm lại với nhau bởi một áp lực mang tính thiết chế nào đó, bởi sự tương tự giữa xuất xứ và bối cảnh hay bởi chúng cùng hành động theo một cách gần giống nhau” Ví dụ, diễn ngôn nữ giới là một nhóm các diễn ngôn có chung một hiệu lực là nhằm phản kháng lại diễn ngôn về phụ nữ của đàn ông, diễn ngôn chủ nghĩa đế quốc là nhóm các diễn ngôn có chung một hiệu lực là
áp đặt quyền lực thực dân lên những xứ sở thuộc địa…
Thứ ba, diễn ngôn là một thực tiễn sản sinh ra vô số các nhận định và
chi phối việc vận hành của chúng
Quan niệm thứ ba về diễn ngôn là quan niệm có ảnh hưởng lớn nhất đến các nhà nghiên cứu sau này Ở đây, diễn ngôn không chỉ được coi như “một cái
gì tồn tại cố hữu, tự thân và có thể được phân tích một cách cô lập”, mà là những qui tắc và cấu trúc nhằm tạo ra những phát ngôn và những văn bản cụ thể Cách định nghĩa thứ ba này cho thấy bản chất thuộc về các thiết chế, bản chất bị chi phối bởi luật lệ của diễn ngôn, nó cho thấy các diễn ngôn không được tạo ra từ hư không, mà sinh mệnh của nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của các thiết chế, và đằng sau nó là bàn tay vô hình của quyền lực Lời nói và suy nghĩ của con người không phải là sự biểu hiện một cách tự do những tư tưởng
cá nhân, mà bị định hình và nhốt chặt vào trong một thứ khung có trước
Nếu coi quyền lực và tri thức là hai mối quan tâm lớn nhất của Foucault thì diễn ngôn là một mắt xích không thể thiếu để tìm hiểu hai yếu tố này Với Foucault, cả tri thức và quyền lực đều chỉ có thể được tạo ra, được hiện thực hóa, được vận hành và phân phối bởi diễn ngôn
1.1.3 Đặc điểm diễn ngôn
Trang 23Đối với Foucault diễn ngôn là gì thì là vấn đề khiến ông rất do dự Xét
qua cách hiểu của ông trong Khảo cổ thì thấy nội hàm, đặc điểm của diễn
ngôn phong phú, phức tạp hơn nhiều Có thể nêu ra ba điểm sau:
Một là, diễn ngôn biểu hiện ra bề ngoài thành hình thức ngôn ngữ,
nhưng nó không phải là ngôn ngữ thuần tuý, mà là một phương thức biểu đạt của tư tưởng và lịch sử Foucault cho bết, “Tôi biết rất rõ, các định nghĩa này phần lớn đều không phù hợp với tập quán dùng từ thông thường, các nhà ngữ học đem lại cho diễn ngôn một ý nghĩa hoàn toàn khác.” Do đó Deleus nói:
“Nhiệm vụ của Khảo cổ học tri thức trước hết là phát hiện hình thức biểu đạt
đích thực, bất luận đơn vị ngôn ngữ học thế nào, hình thức biểu đạt này đều không thể trộn lẫn với bất cứ đơn vị ngôn ngữ nào như cái biểu đạt, từ ngữ, câu, mệnh đề,” Diễn ngôn của Foucault khác với diễn ngôn ngữ học ở chỗ, trước sau đều gắn với thực tiễn diễn ngôn, có hai sức mạnh nhân văn và sức mạnh thực tiễn Diễn ngôn cũng khác với ngôn ngữ, bởi nó chủ yếu thuộc về lịch sử, không phải do các thành tố ngôn ngữ tạo thành, mà là do các sự kiện chân thực và liên tục tạo thành, nhưng người ta không thể phân tích ở bên ngoài thời gian triển khai ngôn ngữ Diễn ngôn của Foucault không phải là một hệ thống khép kín, mà do các sự kiện liên tục tạo thành, do đó mà có tính lịch sử và tính mở Một mặt diễn ngôn do thực tiễn tạo thành, mặt khác, diễn ngôn lại ảnh hưởng đến thực tế diễn ngôn, thực tiễn diễn ngôn cũng làm thay đổi diễn ngôn Diễn ngôn không phải là công cụ, không phải hình thức ngôn ngữ, mà là bản thân thực tiễn được biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ Foucault nói, “diễn ngôn là một thực tiễn đặc thù”
Hai là, diễn ngôn có tính chất chỉnh thể, “thuật ngữ diễn ngôn có thể
xác định là một chỉnh thể trần thuật hình thành hệ thống đồng nhất.” Diễn ngôn không phải là sự phơi bày của một chủ thể tư duy, nhận thức và sử dụng diễn ngôn để trình bày một cách trang nghiêm, mà là một tổng thể được xác
Trang 24định do sự khuếch tán của chủ thể và tính không liên tục của nó trong đó Diễn ngôn là không gian ngoại tại, trong đó triển khai một mạng lưới ở các vị trí khác nhau Phạm vi của sự kiện diễn ngôn truớc sau là hữu hạn, hiện thời
do các đoạn ngữ nghĩa hợp thành chỉnh thể hữu hạn, đoạn ngữ nghĩa có thể vô
số, nhưng là chỉnh thể hữu hạn Nhưng diễn ngôn lại không phải là chủ đề, đề tài, lí luận, văn bản, không phải bộ môn chuyên ngành hay phạm vi môn học Nhà văn, tác phẩm, thư tịch, chủ đề đều là đối tượng của diễn ngôn, nhưng không cấu thành bản thân diễn ngôn Cũng đều là mĩ học, nhưng mĩ học Trung Quốc và phương Tây tạo thành hai diễn ngôn hoàn toàn khác biệt, về lí luận văn học cũng thế, diễn ngôn có tính hệ thống, tính lịch sử, tính liên tục, tính thống nhất, do đó diễn ngôn căn bản là một sự tụ họp, kiến tạo Foucault nói, diễn ngôn không phải là cái hình thành một cách tự nhiên, mà trước sau
là kết quả của một sự kiến tạo Rõ ràng, chủ đề, trần thuật, lí luận… thuộc về diễn ngôn, nhưng bản thân chúng không phải là diễn ngôn Foucault nói: Chúng tôi gọi một diễn ngôn hình thành, thay thế một diễn ngôn khác không
có nghĩa là một chỉnh thể lựa chọn lí luận hoàn toàn mới mẻ về đối tượng, trần thuật, khái niệm, đột nhiên được trang bị hoàn thiện, tổ chức tốt đẹp, xuất hiện trong một văn bản, văn bản đó làm một sự sắp xếp ngon lành… mà có nghĩa là một sự thay đổi về quan hệ sẽ nảy sinh, nhưng sự thay đổi đó không
có nghĩa là thay đổi toàn bộ mọi thành phần Cũng tức là nói, trần thuật phục tùng một số quy luật hình thành mới, không có nghĩa là tất cả đối tượng hoặc khái niệm tất cả trần thuật hoặc tất cả lí luận đều biến mất Diễn ngôn là một loại tổ chức, cơ chế, cấu trúc, có tính chỉnh thể và tính chức năng, các hệ thống diễn ngôn khác nhau có thể sử dụng các khái niệm giống nhau, đối tượng nói đến cũng có thể tương đồng Đối với Foucault thì diễn ngôn và văn bản có quan hệ rất khác với ngữ học và khác với Bakhtin Theo ông, văn bản
có độ dài, có tác giả, có cấu trúc, có thể loại, còn diễn ngôn thì không, nó chỉ
là cái cơ chế, cấu trúc vô thức chi phối mọi hoạt động lời nói của xã hội Diễn
Trang 25ngôn thuần tuý là sự kiện tư tưởng, ý thức hệ Mục đích nghiên cứu diễn ngôn
là phơi bày cơ chế quyền lực, xuyên qua các cuộc vật lộn chữ nghĩa của đủ các thứ chủ nghĩa, tổ chức, văn bản Nhiệm vụ nghiên cứu như thế thực tế đã vượt qua nghiên cứu lịch sử văn học, mà bước vào lĩnh vực phê phán văn hóa
Tóm lại Foucault không nói diễn ngôn về mặt ngôn ngữ học, nghệ thuật, mà nói trên ý nghĩa triết học, tư tưởng hệ và văn hóa học Nói cách khác diễn ngôn của ông là một phạm trù của lịch sử tư tưởng hay phương pháp, nhưng không phải là khái niệm ngôn ngữ học hay văn học sử Ông đã vứt bỏ quan niệm thô thiển xem ngôn ngữ chỉ là công cụ trong suốt mà người
ta có thể tự do tuỳ ý sử dụng Đó là nguyên nhân để sau này người ta đem nó liên hệ với bá quyền, quyền lực Về mặt này Foucault đã có cống hiến to lớn đối với phương pháp luận nghiên cứu lịch sử tư tưởng của nhân loại
Ông mở ra một lối nghiên cứu lịch sử tư tuởng, văn hóa mới Foucault cũng vứt bỏ quan niệm xem diễn ngôn chỉ là phương tiện phản ánh hiện thực Ông không phủ nhận sự tồn tại của hành vi tính dục cụ thể, cũng không phủ nhận con người có sự phân biệt giới tính về sinh lí, con người có khí quan tính dục Điều ông muốn khăng định là cái gọi là “tính dục” là kết quả của các loại diễn ngôn phân tích, miêu tả, và nhằm mục đích quy phạm nó, chứ không phải là nguyên nhân Nó chẳng phải là bí mật bản chất của cá nhân hay của nhân loại Cái gọi là sự áp chế là do quyền lực xã hội, nhưng không phải là do
ai thao túng, mà là quyền lực và tri thức, quyền lực dưới hình thức tri thức, tức là dưới các hình thức diễn ngôn đó tạo ra cái gọi là tính dục Như thế muốn hiểu các hiện tượng trong đời sống xã hội còn cần phải khảo cổ học tri thức trong diễn ngôn để giải mã chúng
1.2 Diễn ngôn văn học
Có thể nhận diện được đặc điểm của diễn ngôn này bằng cách chỉ ra quan hệ của nó đối với các diễn ngôn khác; rất khó để nhận diện được bản thể của diễn ngôn, và vì thế chỉ nên nói về chức năng của nó mà thôi
Trang 26Diễn ngôn văn học có điểm tương đồng với các diễn ngôn khác ở chỗ tạo ra hiện thực, tạo nên một cách nhìn về thế giới, sáng tạo một thế giới đời
sống Diễn ngôn văn học tạo lập tri thức, biểu hiện năng lực cảm thụ cái đẹp,
cách lí giải, cách cắt nghĩa thế giới và con người của chủ thể phát ngôn Chủ thể phát ngôn trong văn học không tồn tại trước sự phát ngôn, nó được sinh ra trong sự phát ngôn của chính nó
Diễn ngôn văn học tạo nghĩa về một hiện tượng, một sự thể, nó tham gia định nghĩa về bất cứ điều gì theo quy ước riêng của nó, thậm chí nó còn
có thể phá hủy những ảo tưởng và sự nguỵ biện tri thức nào đó đang ngự trong cõi nhân sinh - nếu chúng ta nhớ đến chẳng hạn diễn ngôn phân tâm học
để đảm bảo cho sự thật vô thức trong diễn ngôn Diễn ngôn văn học có một quyền lực nhất định trong sự “thông tin”, nó mang chở tư tưởng hệ và “sự lãnh đạo” của những cách nhìn, cách giải thích thế giới đang thống trị xã hội, văn hoá; nó luôn tìm cách tạo ra ý nghĩa mới về sự vật, đem lại cho con người cách nhìn mới về thế giới và vũ trụ, do đó cũng có thể nói nó đã nỗ lực góp công sức của mình trong việc tạo ra những tri thức chung
Diễn ngôn văn học tạo ra tri thức và quyền lực Diễn ngôn văn học hậu thực dân tạo tác ra “cái khác” - cái khác giữa phương Tây và phương Đông, giữa các nước thực dân và các nước thuộc địa, một bên tạo ra cho mình bảng giá trị văn minh, hùng mạnh, đẹp đẽ, một bên được hình dung thành mông muội, yếu ớt, xấu xa; một đằng bóp méo hiện thực và lịch sử chinh phục, còn đằng kia nỗ lực viết lại lịch sử và tái tạo bản sắc dân tộc; “Cái khác” được tạo
ra trong quan hệ bất bình đẳng về quyền lực giữa phương Tây và phương Đông, giữa các quốc gia đi chinh phục và các dân tộc bị trị, “cái khác” được dựng lên trong những cố gắng của “kẻ yếu” để chống lại sự phát ngôn của những kẻ tự cho mình đại biểu cho sức mạnh, chính nó cũng bị những kẻ có thẩm quyền chiếm đoạt và nhào nặn
Trang 27Diễn ngôn văn học có tính lịch sử, bởi những tri thức, cách nhìn về thế giới của nó và do nó tạo ra biến đổi theo thời gian Có thể hình dung thế này: mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi nền văn hoá, mỗi thể chế chính trị - xã hội có một quy ước thực tiễn diễn ngôn nhất định Song cũng cần nhớ thêm rằng, ở mỗi thời đại lại có một diễn ngôn kiểu mẫu thống trị - cái diễn ngôn chi phối, điều khiển sự hoạt động của các loại diễn ngôn khác, trong đó có diễn ngôn văn học Diễn ngôn văn học sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện biểu đạt và tạo hình, mà ngôn ngữ, nói như R.Wellek, là một thể chế xã hội Chưa bao giờ văn học thoát khỏi sự ảnh hưởng của thể chế xã hội, chưa bao giờ nó thoát khỏi các hệ thống xã hội khác, và chừng nào nó còn sử dụng ngôn ngữ thì chừng đó các cấu trúc của nó cùng sự vận hành nó còn mang tính xã hội Chỉ trong những quy ước và chuẩn mực được mọi người đặt ra, điều chỉnh và thừa nhận, diễn ngôn văn học mới được hình thành hoặc sử dụng
Diễn ngôn văn học có tính quy chiếu, nhờ đó nó có nghĩa và có ý nghĩa Todorov cho rằng diễn ngôn có tính quy chiếu, và chỉ có những câu có tính quy chiếu mới cho phép kiến tạo thế giới Sự quy chiếu của văn chương gồm nội quy chiếu và ngoại quy chiếu, c2ả hai bình diện này không ngăn cản nhau
mà bổ sung cho nhau Ở bình diện thứ nhất, có thể nhắc đến quan niệm của
F.de Saussure, Jakobson, Barthes, Ch Peirce, Levi - Strauss… cho rằng diễn ngôn văn chương quy chiếu vào chính nó, quy chiếu vào các văn bản khác, văn chương có tính quy ước, diễn ngôn văn chương chú trọng đến thể thức tu
từ của nó, do đó không phải lúc nào nó cũng diễn tả, biểu hiện một cái gì có
trước sự phát ngôn của nó, đọc văn ở bình diện này cần đọc mã, đọc văn bản
mở, đọc liên văn bản, đọc tính đối thoại của nó Ở bình diện thứ hai, có thể nhắc đến quan điểm của Aristote và các tác giả chủ trương thi học mô phỏng,
coi diễn ngôn văn chương quy chiếu về hiện thực, về chủ ý của tác giả, về bối cảnh khởi thuỷ của sự phát ngôn và bối cảnh hiện thời của sự tiếp nhận nó;
Trang 28quan niệm văn chương có quan hệ với thế giới thực hữu, ngôn ngữ có quan hệ với tư tưởng, đã đặt ra yêu cầu sự đọc văn cần quan tâm đến chủ ý, vô thức, đến thực tại được miêu tả, và thực tại được giả định để ngôn ngữ có thể quy chiếu về nó
Diễn ngôn văn chương có tính hư cấu, theo nghĩa nó sáng tạo ra “cái tồn tại khả thể” để quy chiếu, cái quy chiếu của nó do ngôn ngữ sinh ra Nó khác các dạng diễn ngôn mang tính hình tượng và mơ hồ khác ở chỗ: nó không coi mình đã đem lại chân lí hiển nhiên Diễn ngôn văn học tạo ra cái khả nhiên tức là những cái có thể có một hiệu lực thực tế qua hư cấu, tưởng tượng, và do vậy nó cũng tăng cường tri thức cho chúng ta, mở rộng tư tưởng, quan niệm của chúng ta về thực tại, về những cái có thể có Diễn ngôn văn học “giải phóng ta khỏi sự chuyên chế của thói quen” Cái khả nhiên và cái có thể có hiệu lực đó, ngoài chức năng đáp ứng các mã, các kí hiệu, còn đáp ứng các chuẩn mực chung của xã hội, của hệ tư tưởng Diễn ngôn văn chương sáng tạo ra cuộc sống, tạo ra những “cái có thể chấp nhận được theo quan niệm chung” Chính ở những điểm này, chúng ta có cơ sở để nói đến quan hệ quy chiếu này bên cạnh quan hệ quy chiếu kia Chúng tôi nghĩ chủ thể phát ngôn quy chiếu để hợp thức hoá phát ngôn, còn độc giả quy chiếu để hợp thức hoá một hiệu quả của văn bản
Diễn ngôn văn học mô phỏng hành vi ngôn ngữ có thực, nó “chỉ xác nhận giả vờ” điều phát nó phát ngôn Diễn ngôn văn chương khác diễn ngôn hàng ngày bởi nó không được tạo ra để đáp ứng các điều kiện thực hành sự xác nhận đích thực, hoặc nó không thực dụng Cả Searle và Austin đều cho rằng, ở văn học, ngôn ngữ không được người phát sử dụng một cách nghiêm túc và cũng không nghiêm túc một cách đặc biệt, diễn ngôn văn học chẳng khác gì những lời nói đùa, nó sử dụng ngôn ngữ kí sinh so với sự sử dụng bình thường Diễn ngôn văn chương làm suy nhược ngôn ngữ bình thường,
“làm biến dạng ngôn ngữ thông thường theo nhiều cách khác nhau” Chẳng
Trang 29hạn nó lạ hoá thế giới quen thuộc để thay đổi cách cảm nhận, các đánh giá hàng ngày của độc giả, bằng cách đó, văn chương tạo ra cảm xúc mới, hợp thức hoá cách nhìn mới, tri thức mới về sự thể của mình Diễn ngôn văn chương sử dụng thủ pháp lạ hóa để tạo ra hiệu lực cho các phát ngôn của nó Chủ nghĩa hình thức Nga cho rằng diễn ngôn văn chương đi chệch khỏi những chuẩn mực, nó tạo ra một quy ước đọc, một cách đọc riêng Vì diễn ngôn có tính văn học nhờ thủ pháp lạ hoá mà nó sử dụng nên muốn xác định được đúng tính văn học của diễn ngôn cần đặt nó vào ngữ cảnh cụ thể
Diễn ngôn văn học cấp cho chúng ta một tri thức về hiện thực của con người, về môi trường trong đó con người tồn tại, đồng thời cả cách thức con người nắm bắt môi trường đó Sự tạo nghĩa của diễn ngôn độc đáo đến mức, chính người sáng tạo ra nó cũng không biết hết những điều mà diễn ngôn có thể nói về một hiện tượng, một vật thể Sự tạo nghĩa của diễn ngôn chịu sự chi phối mạnh mẽ của vô thức, trực giác Diễn ngôn tạo nghĩa, tạo hình cho chính cái tôi đang nói Diễn ngôn điều khiển sự cảm nhận, sáng tạo của người nói qua sự thể nghiệm tưởng tượng và các ham muốn khuấy đảo chính anh ta
Như vậy diễn ngôn trong văn học trước hết là sự biểu đạt của ngôn từ trong tác phẩm Cái mà diễn ngôn biểu thị không chỉ là ở bề mặt cấu trúc của ngôn ngữ mà còn là những tầng sâu ý nghĩa cần được khám phá để có thể
nắm được cái căn cốt, cái cốt lõi của những vấn đề tác phẩm đặt ra
1.3 Ý nghĩa của việc tiếp cận vấn đề giới nữ trong văn học từ lí thuyết diễn ngôn
Có rất nhiều quan niệm và hướng nghiên cứu khác nhau về diễn ngôn nhưng chúng tôi chủ yếu dựa trên hướng tiếp cận xã hội học của Foucault Chức năng của diễn ngôn là kiến tạo bức tranh thế giới bằng ngôn ngữ, là gọi tên các sự vật, hiện tượng Là thực tiễn giao tiếp, diễn ngôn không phải đi tìm bản thể thế giới, xem thế giới là vật chất hay tinh thần, là cấu tạo của ngũ
Trang 30hành hay của nguyên tử Diễn ngôn cũng không phải tiếp cận thế giới theo lối nhận thức luận, xem con người có khả năng nhận thức chân lí như thế nào Diễn ngôn là hiện tượng giao tiếp cho nên nó là tiếng nói của một chủ thể quyền lực trong xã hội ấy Đúng như Karl Marx đã nói, tư tưởng thống trị trong một xã hội là tư tưởng của giai cấp thống trị, diễn ngôn là ngôn ngữ của
kẻ chiếm địa vị thống trị về tư tưởng Các chủ thể diễn ngôn do địa vị khác nhau mà có trật tự diễn ngôn khác nhau, để thuyết phục họ có chiến lược diễn ngôn khác nhau, từ tuyên bố, ra lệnh, cho đến đối thoại, trao đổi hay trình bày, diễn giải quan điểm của mình Như thế nghiên cứu diễn ngôn là đi tìm xem các chủ thể xã hội đứng đằng sau diễn ngôn, xem đó là tiếng nói của ai, vào thời điểm nào
Diễn ngôn là hiện tượng siêu văn bản, liên văn bản, nó thể hiện trong các văn bản nhưng không đồng nhất với văn bản, không giới hạn trong các văn bản Nó gắn với chủ thể diễn ngôn, song không có tác giả cụ thể Diễn ngôn là hiện tượng xã hội, có tính chỉnh thể, tính liên tục, tính thống nhất, tính
hệ thống Nó gắn với ý thức hệ xã hội, người ta có thể dùng ý thức hệ để gọi tên diễn ngôn: diễn ngôn tư sản, vô sản, diễn ngôn mác xít, diễn ngôn hiện đại, hậu hiện đại Nó cũng gắn với các lĩnh vực tri thức, cho nên có thể lấy lĩnh vực tri thức mà gọi tên nó: ví dụ diễn ngôn văn học, diễn ngôn vật lí, diễn ngôn thi ca, diễn ngôn tính dục Diễn ngôn do đó có tính chỉnh thể hữu hạn
Do đó nghiên cứu diễn ngôn không thoát li văn bản cụ thể, nhưng không giới hạn trong bất cứ văn bản nào, bởi tính liên văn bản của nó, không câu nệ vào văn bản cụ thể, mà hướng đến khái quát các cơ chế chung trong việc kiến tạo nên diễn ngôn.Ý nghĩa của phạm trù diễn ngôn là nó nêu ra một hệ hình nghiên cứu mới, phân biệt với bản thể luận và nhận thức luận Theo hệ hình bản thể luận, người ta nghiên cứu cội nguồn của thế giới là gì, vật chất hay tinh thần Hoặc bản thể thế giới là kinh nghiệm Hệ hình thứ hai là nhận thức
Trang 31luận, tri thức luận, nghiên cứu khả năng nhận thức chân lí của con người, tiêu chí nhận thức là đúng, sai, thật, giả khoa học, phi khoa học Các hệ hình nêu trên vẫn có giá trị của chúng Hệ hình diễn ngôn nghiên cứu phương thức kiến tạo chân lí, bức tranh thế giới của con người Trong diễn ngôn người ta cũng phân biệt thật giả, đúng sai, nhưng theo môt tiêu chí khác hoàn toàn không phải đích thực là khoa học, khách quan Diễn ngôn là hoạt động giao tiếp trực tiếp tạo
ra các hiện thực mà con người sống trong đó, tin, yêu, căm giận ở trong đó Diễn ngôn kiến tạo nên hiện thực của con người Nghiên cứu diễn ngôn giúp chúng ta nắm thêm một chiều kích nữa, rất thực tế của con người
Thực tiễn diễn ngôn và thực tiễn sản xuất, sáng tạo, khám phá vật chất
là hai thực tiễn cơ bản của con người Thực tiễn kiểm nghiệm chân lí là thực tiễn vật chất, chứ không phải là thực tiễn diễn ngôn Chân lí diễn ngôn chưa hẳn là chân lí đích thực
Tiếp cận vấn đề giới nữ trong văn học từ lí thuyết diễn ngôn sẽ giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về giá trị của tác phẩm, tư tưởng mà nhà văn gửi gắm Khi chủ thể phát ngôn là nam lên tiếng bênh vực cho số phận những người phụ nữ Xã hội vận hành theo những thiết chế khác nhau sẽ tạo ra các diễn ngôn khác nhau
Như vậy; diễn ngôn không chỉ phụ thuộc vào các quy tắc chuẩn mực
ngôn ngữ mà còn phụ thuộc vào các quy tắc ngoài ngôn ngữ: ý thức hệ, tri thức và quyền lực Diễn ngôn là một hiện tượng văn hóa xã hội ý thức hệ, nghiên cứu diễn ngôn sẽ làm sáng tỏ các cơ chế xã hội, tâm lí, quyền lực, ý thức hệ, lịch sử, văn hóa chìm ẩn đằng sau các biểu đạt ngôn ngữ
Trang 32CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ
TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ
2.1 Người phụ nữ khuôn thước, mẫu mực
Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc tới sáng tác của các nhà nho Song học thuyết của Nho giáo chủ yếu bàn về các mối luân thường đạo lý trong xã hội Phạm trù, “Tam tòng”, “Tứ đức” cũng nằm trong các mối luân thường đạo lý trong xã hội Qua mỗi thời đại khác nhau, Nho giáo nói chung, phạm trù
"Tam tòng", "Tứ đức" nói riêng có những sự biến đổi về nội dung và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng, hành động của người phụ nữ
“Tam tòng”: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, có nghĩa
là ở nhà theo cha, xuất gia theo chồng, chồng chết theo con (trai trưởng)
“Tứ đức”: Công, dung, ngôn, hạnh Theo Từ điển Hán Việt:
Công: khéo léo; Dung: dáng mạo, gồm có: + Dung mạo: chỉ dáng điệu và sắc mặt + Dung sắc: chỉ dung mạo và nhan sắc; Ngôn: lời nói; Hạnh: chỉ nết na đức hạnh; Hạnh còn là hạnh kiểm: nết na giữ gìn; hành vi theo mực thước Diễn ngôn về người phụ nữ trong Truyền kì mạn lục bị chi phối bởi tư tưởng
“Tam tòng, Tứ đức” Người phụ nữ chính diện trong Truyền kì mạn lục luôn
tuân theo các chuẩn mực đó
Trang 332.1.1 Về chữ “Công”
Trước hết là về chữ Công của người phụ nữ, theo quan niệm xưa thì đó
là tinh thần tận tuỵ lao động bếp núc, vá may “nữ công gia chánh”, sinh con,
nuôi con, phụng dưỡng bố mẹ chồng Người phụ nữ chính diện trong Truyền
kì mạn lục luôn tận tụy chăm lo cho gia đình, cho chồng cho con
Trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu khi Trọng Quỳ đi xa, Nhị
Khanh không chỉ làm tròn đạo hiếu với mẹ chồng, chăm sóc mẹ chồng và chôn cất bà đúng bổn phận dâu con mà còn thủy chung với chồng ngay cả trong
hoàn cảnh éo le nhất Cũng giống như Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa
phụ ở Khoái Châu, Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương được
ca ngợi về phẩm chất đạo đức và cách ứng xử hiếu thuận, khuôn phép Nàng được giới thiệu là người “thùy mỵ, nết na”, về nhà chồng “luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa” [19; tr 170] Khi mẹ chồng mất, nàng không chỉ thực hiện nghĩa vụ dâu con mà còn thay chồng đảm nhiệm việc nhà, lo tang chay tế lễ cho mẹ chồng chu tất như với cha mẹ mình: “Bà cụ xong rồi thì mất Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế
lễ, lo liệu việc như đối với cha mẹ sinh ra” [19; tr 177] Những phẩm chất đạo đức được nhấn mạnh ở nàng cũng như ở Nhị Khanh là phẩm chất thuộc phạm trù “Tam tòng”, “Tứ đức” của người phụ nữ lý tưởng theo quan điểm Nho
gia, đều là những phẩm chất người đàn ông mong đợi ở người phụ nữ
Những người phụ nữ theo chuản mực của Nho giáo luôn được đề cac ca ngợi, họ là tấm gương sáng hết lòng hi sinh vì gia đình
2.1.2 Về chữ “Dung”
Dung: là nói về dung nhan, dáng vẻ bên ngoài của người phụ nữ, đồng
thời cũng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn tính cách
Nếu như trong các tác phẩm văn học hiện đại, vẻ đẹp ngoại hình người phụ nữ được đề cao và trân trọng như cội nguồn tạo nên sự hấp dẫn của