Chuyện Người con gái Nam Xương không những có giá trị đạo lý, lịch sử (phản ánh sự rối ren của xã hội phong kiến) mà còn có giá trị nghệ thuật xây dựng truyện. Cho tới nay, Chuyện Người con gái Nam Xương vẫn còn lôi cuốn người đọc. Nguyễn Dữ - một học trò giỏi cùa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thành tài, đỗ đạt, ông ra làm quan. Một năm sau, vì chán cảnh triều đình thối nát, ông đã lấy cớ phải nuôi mẹ già mà xin từ quan. Trong những ngày sống "cảnh điền viên vui tuế nguyệt”, ông viết Truyền kì mạn lục, một tác phẩm văn xuôi đầu tiên của văn học cổ Việt Nam gồm những truyện có các chi tiết li kì, phần lớn ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam phải sống trong khuôn mẫu “tam tòng, tứ đức của đạo đức phong kiến, mà Chuyện người con gái Nam Xương là một trong số đó. Truyện kể lại Vũ Thị Thiết vâng lời cha mẹ làm vợ Trương Sinh, một người kém học. Đất nước gặp cảnh đao binh nên Trương Sinh phải ra trận. Một tuần sau, Vũ Nương sinh con đầu lòng. Một mình nàng chăm lo mẹ chồng, lo tang ma khi mẹ chồng chết, nuôi dạy con và lo công việc đồng áng. Giặc tan, Trương Sinh về, nghe lời con mà nghi ngờ lòng chung thủy của vợ. Vũ Nương không minh oan được nên đành trầm mình. Nàng được hoàng hậu ở động rùa giúp đỡ. Sau đó, nàng gặp Phan Lang, người hàng xóm đã cứu hoàng hậu ở động rùa. Phan Lang về kể lại cho Trương Sinh nghe. Trương Sinh hối cải lập đàn cầu xin theo lời của nàng. Nàng hiện lên gặp chồng con nhưng lại quay về sống ở động rùa vì hai người ở hai thế giới khác biệt.Cũng như truyện cổ, những pho truyện của Trung Hoa có ảnh hưởng nhiều đến nhà nho đương thời (thế kỉ XVI). Thiếu phụ Nam Xương cổ có hai tuyến nhân vật, có những hoàn cảnh điển hình, có người giàu kẻ nghèo ở trong xã hội đang thời loạn lạc, nhiễu nhương. Nhưng dù sống trong hoàn cảnh nào thì người tốt vẫn không hề thay đổi bản chất của mình, mà Vũ Thị Thiết là nhân vật tiêu biểu. Vũ Nương nhà nghèo nhưng “tư dung tốt đẹp", “thuỳ mị, nết na". Thời phong kiến, con "tại gia tong phụ” để có “công, dung, ngôn, hạnh": Vũ Nương được như thế chứng tỏ nàng có sắc đẹp (dung) trời cho nhưng “thuỳ mị, nết na" thì ắt là do sự giáo dục của gia đình. Nàng nghèo nhưng không mất nề nếp gia phong. Trái lại Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng không có học.... Một loạt các nhân vật tốt xuất thân từ những hoàn cảnh sống khác nhau như: mẹ chổng, người láng giềng Phan Lang, hoàng hậu động rùa Linh Phi... đủ chứng tỏ giàu nghèo tuy có ảnh hưởng đến hình thức sống nhưng khó thay đổi được bản chất của họ. Nam Xương nữ tử truyện không chỉ giới thiệu những nhân vật tốt, xấu ấy mà thông qua họ, Nguyễn Dữ muốn để cao sự chung thuỷ và lòng bao dung luôn được những nhân vật này thể hiện trong từng lời nói đến từng sự việc. Vâng lời cha mẹ chịu lấy Trương Sinh làm chồng, nàng đã trước sau như một muốn làm người con hiếu thảo. Không chỉ hiếu thảo với cha mẹ ruột, Vũ Nương còn hiếu thảo với mẹ chồng. Nàng một mình đã lo toan đỡ đần mẹ chồng lúc ốm đau, rồi mẹ chồng chết lại lo chôn cất. Người phụ nữ có con mọn như nàng mà vẫn chu toàn những công việc nặng nhọc ấy thay chồng mà không tiếng kêu than thì quả thật là hiếm có. Mẹ chết một mình ở vậy nuôi con chờ ngày chồng trở về thì bảo nàng không chung thủy sao cho được?! Chồng với vợ như bóng với hình, nàng đã mượn chiếc bóng của mình để an ủi con, muốn đứa con nhỏ dại luôn nghĩ rằng mình cũng là đứa trẻ có cha. Khi bị Trương Sinh nghi ngờ, nàng đã bao lần hỏi rõ dù bị dằn vặt, chửi mắng, đánh đập. Nàng đã từng tâm sự với chồng: "Thiếp vốn con kẻ khó. được nươmg tựa nhà giàu... Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói”. Khi nhận thấy không thể nào xoá tan được mối nghi ngờ nhục nhã, hạ thấp phẩm giá một cách oan khuất, nàng đã quyết định tự trầm mình, mượn dòng nước trong rửa sạch những oan khiên. Xét cho cùng, kiên quyết bảo toàn danh dự của con người cũng là lòng chung thuỷ sắt son! Lại nữa, khi gặp được Phan Lang, người hàng xóm tốt bụng ở động rùa, Vũ Nương vẫn không quên chồng khi nàng tâm sự cùng Phan Lang và yêu cầu Phan Lang về nói lại với Trương Sinh, yêu cầu của nàng vừa thể hiện sự chung thuỷ, vừa tỏ ra bao dung đối với Trương Sinh. Cả đến Phan Lang, hoàng hậu Linh Phi cũng đều là những người có lòng bao ung, chung thuỷ. Chỉ riêng có Trương Sinh là có lòng ích kỉ, hẹp hòi, tối dạ vì thuở nhỏ không lo chuyện sách đèn. Chỉ cần nghĩ đến công lao của vợ lúc chàng đang ở ngoài mặt trận, chỉ cần sống gần gũi với láng giềng, chỉ cần có niềm tin vào lòng chung thuỷ của vợ thì nghi vấn xuất phát từ lời nói của con thơ “Trước đây, thường có một ngưòi đàn ông, đêm nào cũng... "đã được giãi bày để rồi vợ chồng lại sống trong cảnh đầm ấm, thương yêu.. Một nội dung khác thật rõ ràng trong chuyện là ân oán phân minh. Cái chết của nàng đã làm cho Trương Sinh phải nhận ra ân tình nàng đã mang đến cho chàng và nỗi oan khiên mà nàng phải chịu. Trường hợp giữa hoàng hậu Linh Phi và Phan Lang cũng vậy. Hoàng hâu đã được Phan Lang cứu nên khi Phan Lang gặp nạn trong lúc lên thuyền ra biển tránh sự truy đuổi của quân giặc thì đã được Linh Phi hết lòng cứu chữa, lại thiết đãi tiệc, tặng thêm ngọc ngà, trước khi tiễn chân chàng trở về làng quê. Như thế, ngay truyện ngắn thuộc văn viết, dù là chữ Hán trong buổi sơ khai cũng đã mang hoàn cảnh điển hình, con người điển hình của đời thường vào tác phẩm; cũng có đầy đủ người giàu, kẻ nghèo, hỉ - nộ - ái - ố với kết thúc có hậu ở nội dung “ở hiền gặp lành”. Truyện có rất nhiều chi tiết được liên kết bởi quan hệ nhân quả nên có kết cấu khá chặt chẽ. Mở đầu truyện, Nguyễn Dữ đã khéo léo giới thiệu Vũ Thị Thiết và Trương Sinh, hai nhân vật chính có hoàn cảnh, tính cách trái ngược nhau để làm cơ sờ cho việc khai thác nhân vật sau này. Tính tình, hoàn cảnh sống trái ngược nhau nhung lại nên vợ nên chồng chỉ vì vâng lời cha mẹ. Quan hệ nhân quả thể hiện từ đầu. Từ đó, chuỗi quan hệ nhân quả của hai nhân vật diễn ra một cách tự nhiên, hợp lý. Vì nước có loạn binh đao nên chàng mới ra trận. Vì chàng vào nơi gió cát nên nàng phải nặng gánh giang san nhà chồng. Vì con thơ hỏi đến cha nên mẹ chỉ cái bóng của mình mà bảo là cha Đản. Vì nghe lời con trẻ nên Trương Sinh mới nghi ngờ vợ... Chuỗi nguyên nhân và kết quả đầy kịch tính ấy đã dẫn đến đỉnh điểm là Vũ Nương quyết định trầm mình. Nếu chuyện kết thúc ở đây thì quả là bi đát, không có hậu. Có lẽ vì thế mà những chi tiết thần kỳ được thêm vào. Đấy là Phan Lang nằm mơ thấy con rùa xanh kêu cứu. Rồi Phan Lang nhớ lại và thả rùa để rồi sau đó là được rùa cứu mạng trả ân và gặp Vũ Nương ở động rùa. Những chi tiết thần kỳ ấy ở vào thời buổi mà vua quan, thần dân đều tin vào sự hiện hữu của trời, thần, quỷ, ma… giống như trong những truyện cổ thì cũng là điều không mấy ngạc nhiên. Có những chi tiết đó, Vũ Nương mới gặp được chồng để giải mối oan khiên, nhục nhã nhất của đời làm vợ. Và dù ra đời sau Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn ba thế kỷ, Nam Xương nữ tử truyện vẫn còn những câu văn biền ngẫu cổ xưa. Dù có những hạn chế ấy nhưng Chuyện Người con gái Nam Xương không những có giá trị đạo lý, lịch sử (phản ánh sự rối ren của xã hội phong kiến) mà còn có giá trị nghệ thuật xây dựng truyện. Cho tới nay, Chuyện Người con gái Nam Xương vẫn còn lôi cuốn người đọc. Giữa xã hội nam nữ bình quyền thì nó là cột mốc để so sánh vai trò của người phụ nữ trong văn học xưa và nay. Giữa xã hội suy đồi về đạo đức, nhất là với nữ giới thì nội dung truyện là một bài học đạo đức truyền thống tốt. Trích: loigiaihay.com
Trang 1Chuyện Người con gái Nam Xương không những có giá trị đạo lý, lịch sử (phản ánh sự rối ren của xã hội phong kiến) mà còn có giá trị nghệ thuật xây dựng truyện Cho tới nay, Chuyện Người con gái Nam Xương vẫn còn lôi cuốn người đọc.
Nguyễn Dữ - một học trò giỏi cùa Nguyễn Bỉnh Khiêm Thành tài, đỗ đạt, ông ra làm quan Một năm sau, vì chán cảnh triều đình thối nát, ông đã lấy cớ phải nuôi mẹ già mà xin từ quan Trong những ngày
sống "cảnh điền viên vui tuế nguyệt”, ông viết Truyền kì mạn lục, một tác phẩm văn xuôi đầu tiên của văn
học cổ Việt Nam gồm những truyện có các chi tiết li kì, phần lớn ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam phải sống trong khuôn mẫu “tam tòng, tứ đức của đạo đức phong kiến, mà Chuyện người con gái Nam Xương là một trong số đó
Truyện kể lại Vũ Thị Thiết vâng lời cha mẹ làm vợ Trương Sinh, một người kém học Đất nước gặp cảnh đao binh nên Trương Sinh phải ra trận Một tuần sau, Vũ Nương sinh con đầu lòng Một mình nàng chăm lo mẹ chồng, lo tang ma khi mẹ chồng chết, nuôi dạy con và lo công việc đồng áng Giặc tan, Trương Sinh về, nghe lời con mà nghi ngờ lòng chung thủy của vợ Vũ Nương không minh oan được nên đành trầm mình Nàng được hoàng hậu ở động rùa giúp đỡ Sau đó, nàng gặp Phan Lang, người hàng xóm đã cứu hoàng hậu ở động rùa Phan Lang về kể lại cho Trương Sinh nghe Trương Sinh hối cải lập đàn cầu xin theo lời của nàng Nàng hiện lên gặp chồng con nhưng lại quay về sống ở động rùa vì hai người ở hai thế giới khác biệt.Cũng như truyện cổ, những pho truyện của Trung Hoa có ảnh hưởng nhiều
đến nhà nho đương thời (thế kỉ XVI) Thiếu phụ Nam Xương cổ có hai tuyến nhân vật, có những hoàn
cảnh điển hình, có người giàu kẻ nghèo ở trong xã hội đang thời loạn lạc, nhiễu nhương Nhưng dù sống trong hoàn cảnh nào thì người tốt vẫn không hề thay đổi bản chất của mình, mà Vũ Thị Thiết là nhân vật
tiêu biểu Vũ Nương nhà nghèo nhưng “tư dung tốt đẹp", “thuỳ mị, nết na" Thời phong kiến, con "tại
gia tong phụ” để có “công, dung, ngôn, hạnh": Vũ Nương được như thế chứng tỏ nàng có sắc đẹp (dung)
trời cho nhưng “thuỳ mị, nết na" thì ắt là do sự giáo dục của gia đình Nàng nghèo nhưng không mất nề nếp gia phong Trái lại Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng không có học Một loạt các nhân vật tốt xuất thân từ những hoàn cảnh sống khác nhau như: mẹ chổng, người láng giềng Phan Lang, hoàng hậu động rùa Linh Phi đủ chứng tỏ giàu nghèo tuy có ảnh hưởng đến hình thức sống nhưng khó thay đổi được bản chất của họ
Nam Xương nữ tử truyện không chỉ giới thiệu những nhân vật tốt, xấu ấy mà thông qua họ, Nguyễn Dữ
muốn để cao sự chung thuỷ và lòng bao dung luôn được những nhân vật này thể hiện trong từng lời nói đến từng sự việc Vâng lời cha mẹ chịu lấy Trương Sinh làm chồng, nàng đã trước sau như một muốn làm người con hiếu thảo Không chỉ hiếu thảo với cha mẹ ruột, Vũ Nương còn hiếu thảo với mẹ chồng Nàng một mình đã lo toan đỡ đần mẹ chồng lúc ốm đau, rồi mẹ chồng chết lại lo chôn cất Người phụ nữ có con mọn như nàng mà vẫn chu toàn những công việc nặng nhọc ấy thay chồng mà không tiếng kêu than thì quả thật là hiếm có Mẹ chết một mình ở vậy nuôi con chờ ngày chồng trở về thì bảo nàng không chung thủy sao cho được?! Chồng với vợ như bóng với hình, nàng đã mượn chiếc bóng của mình để an ủi con, muốn đứa con nhỏ dại luôn nghĩ rằng mình cũng là đứa trẻ có cha Khi bị Trương Sinh nghi ngờ, nàng đã
bao lần hỏi rõ dù bị dằn vặt, chửi mắng, đánh đập Nàng đã từng tâm sự với chồng: "Thiếp vốn con kẻ
khó được nươmg tựa nhà giàu Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói” Khi nhận thấy không thể
nào xoá tan được mối nghi ngờ nhục nhã, hạ thấp phẩm giá một cách oan khuất, nàng đã quyết định tự trầm mình, mượn dòng nước trong rửa sạch những oan khiên Xét cho cùng, kiên quyết bảo toàn danh dự của con người cũng là lòng chung thuỷ sắt son! Lại nữa, khi gặp được Phan Lang, người hàng xóm tốt bụng ở động rùa, Vũ Nương vẫn không quên chồng khi nàng tâm sự cùng Phan Lang và yêu cầu Phan Lang về nói lại với Trương Sinh, yêu cầu của nàng vừa thể hiện sự chung thuỷ, vừa tỏ ra bao dung đối với
Trang 2Trương Sinh.
Cả đến Phan Lang, hoàng hậu Linh Phi cũng đều là những người có lòng bao ung, chung thuỷ Chỉ riêng
có Trương Sinh là có lòng ích kỉ, hẹp hòi, tối dạ vì thuở nhỏ không lo chuyện sách đèn Chỉ cần nghĩ đến công lao của vợ lúc chàng đang ở ngoài mặt trận, chỉ cần sống gần gũi với láng giềng, chỉ cần có niềm tin
vào lòng chung thuỷ của vợ thì nghi vấn xuất phát từ lời nói của con thơ “Trước đây, thường có một
ngưòi đàn ông, đêm nào cũng "đã được giãi bày để rồi vợ chồng lại sống trong cảnh đầm ấm, thương
yêu
Một nội dung khác thật rõ ràng trong chuyện là ân oán phân minh Cái chết của nàng đã làm cho Trương Sinh phải nhận ra ân tình nàng đã mang đến cho chàng và nỗi oan khiên mà nàng phải chịu Trường hợp giữa hoàng hậu Linh Phi và Phan Lang cũng vậy Hoàng hâu đã được Phan Lang cứu nên khi Phan Lang gặp nạn trong lúc lên thuyền ra biển tránh sự truy đuổi của quân giặc thì đã được Linh Phi hết lòng cứu chữa, lại thiết đãi tiệc, tặng thêm ngọc ngà, trước khi tiễn chân chàng trở về làng quê
Như thế, ngay truyện ngắn thuộc văn viết, dù là chữ Hán trong buổi sơ khai cũng đã mang hoàn cảnh điển hình, con người điển hình của đời thường vào tác phẩm; cũng có đầy đủ người giàu, kẻ nghèo, hỉ - nộ - ái
- ố với kết thúc có hậu ở nội dung “ở hiền gặp lành”
Truyện có rất nhiều chi tiết được liên kết bởi quan hệ nhân quả nên có kết cấu khá chặt chẽ Mở đầu truyện, Nguyễn Dữ đã khéo léo giới thiệu Vũ Thị Thiết và Trương Sinh, hai nhân vật chính có hoàn cảnh, tính cách trái ngược nhau để làm cơ sờ cho việc khai thác nhân vật sau này Tính tình, hoàn cảnh sống trái ngược nhau nhung lại nên vợ nên chồng chỉ vì vâng lời cha mẹ Quan hệ nhân quả thể hiện từ đầu Từ đó, chuỗi quan hệ nhân quả của hai nhân vật diễn ra một cách tự nhiên, hợp lý Vì nước có loạn binh đao nên chàng mới ra trận Vì chàng vào nơi gió cát nên nàng phải nặng gánh giang san nhà chồng Vì con thơ hỏi đến cha nên mẹ chỉ cái bóng của mình mà bảo là cha Đản Vì nghe lời con trẻ nên Trương Sinh mới nghi ngờ vợ Chuỗi nguyên nhân và kết quả đầy kịch tính ấy đã dẫn đến đỉnh điểm là Vũ Nương quyết định trầm mình Nếu chuyện kết thúc ở đây thì quả là bi đát, không có hậu Có lẽ vì thế mà những chi tiết thần
kỳ được thêm vào Đấy là Phan Lang nằm mơ thấy con rùa xanh kêu cứu Rồi Phan Lang nhớ lại và thả rùa để rồi sau đó là được rùa cứu mạng trả ân và gặp Vũ Nương ở động rùa Những chi tiết thần kỳ ấy ở vào thời buổi mà vua quan, thần dân đều tin vào sự hiện hữu của trời, thần, quỷ, ma… giống như trong những truyện cổ thì cũng là điều không mấy ngạc nhiên Có những chi tiết đó, Vũ Nương mới gặp được
chồng để giải mối oan khiên, nhục nhã nhất của đời làm vợ Và dù ra đời sau Hịch tướng sĩ của Trần
Quốc Tuấn ba thế kỷ, Nam Xương nữ tử truyện vẫn còn những câu văn biền ngẫu cổ xưa
Dù có những hạn chế ấy nhưng Chuyện Người con gái Nam Xương không những có giá trị đạo lý, lịch sử
(phản ánh sự rối ren của xã hội phong kiến) mà còn có giá trị nghệ thuật xây dựng truyện
Cho tới nay, Chuyện Người con gái Nam Xương vẫn còn lôi cuốn người đọc Giữa xã hội nam nữ bình
quyền thì nó là cột mốc để so sánh vai trò của người phụ nữ trong văn học xưa và nay Giữa xã hội suy đồi về đạo đức, nhất là với nữ giới thì nội dung truyện là một bài học đạo đức truyền thống tốt
Trích: loigiaihay.com