1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy định của liên minh châu âu về người tị nạn và kinh nghiệm đối với ASEAN

114 155 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 3,43 MB

Nội dung

Như vậy, pháp luật của Liên minh Châu Âu về người tị nạn xác lập, ấn định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho tất cả các quốc gia thành viên trong Liên minh và đồng thời còn có tính bắt buộc đố

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

- -

VŨ THU TRANG

QUY ĐỊNH CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ NGƯỜI TỊ

NẠN VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI ASEAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

- -

VŨ THU TRANG

QUY ĐỊNH CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ NGƯỜI TỊ

NẠN VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI ASEAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật quốc tế

Mã số: 60380108

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Hoàng Ly Anh

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này Tác giả luận văn

Vũ Thu Trang

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN

(Tiếng Anh: ASEAN Economic Community)

Ủy ban Liên Chính phủ về Nhân quyền ASEAN (Tiếng anh: ASEAN Intergovernmental Commission on Human Rights)

3 AMIF Quỹ Hội nhập, di cư và tị nạn

(Tiếng anh: Asylum, Migration and Integration Fund)

4 ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

(Tiếng Anh: Association of South East Asian Nations)

5 CEAS Hệ thống tị nạn chung Châu Âu

(Tiếng anh: Common European Asylum System)

Tòa án Công lý Châu Âu (Tiếng anh: The Court of Justice of the European Union)

9 CSOs Tổ chức xã hội dân sự

(Tiếng anh: Civil Society Organizations)

10 EASO Văn phòng Hỗ trợ Tị nạn Châu Âu

(Tiếng anh: European Asylum Support Office)

11 EBCGA Lực lượng Cảnh sát Biên giới và Bờ biển Châu Âu

(Tiếng anh: The European Border and Coast Guard

Trang 5

Agency)

(Tiếng anh: European Commission)

13 ECHR Công ước Châu Âu về Nhân quyền

(Tiếng anh: European Convention on Human Rights)

14 ECtHR Tòa án Nhân quyền Châu Âu

(Tiếng anh: The European Court of Human Rights)

15 ECSC Cộng đồng Than - Thép Châu Âu

(Tiếng anh: European Coal and Steel Community)

Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc (Tiếng Anh: United Nations High Commissioner for Refugees)

17 ERF Quỹ Trở về của Châu Âu

(Tiếng anh: European Return Fund)

(Tiếng Anh: European Union)

19 EU-LISA Cơ quan Hệ thống Công nghệ thông tin quy mô lớn

(Tiếng anh: EU Agency for large-scale IT systems)

20 EURODAC Cơ sở dữ liệu vân tay

(Tiếng anh: European Dactyloscopy)

21 Europol Văn phòng Cảnh sát Châu Âu

(Tiếng anh: The European Police Office)

22 Eurozone Khu vực đồng Euro

23 FRAN Mạng lưới Phân tích Rủi ro của Frontex

(Tiếng anh: The Frontex Risk Analysis Network)

24 Frontex

Cơ quan kiểm soát các hoạt động hợp tác tại biên giới Châu Âu

(Tiếng anh: The European Agency for the Management

of Operational Cooperation at the External Borders)

25 IOM Tổ chức Quốc tế về Di cư

(Tiếng anh: International Organization for Migration)

26 RAU Đơn vị phân tích rủi ro

(Tiếng anh: Risk Analysis Unit)

Trang 6

27 TFEU

Hiệp ước về các chức năng của Liên minh Châu Âu (Tiếng Anh: Treaty on the Functioning of the European Union)

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu: 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu: 4

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4.1 Mục tiêu nghiên cứu: 4

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5

7 Bố cục của Luận văn 6

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TỊ NẠN VÀ PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ NGƯỜI TỊ NẠN 7

1.1 Khái niệm về người tị nạn: 7

1.1.1 Định nghĩa người tị nạn trong pháp luật quốc tế: 7

1.1.2 Định nghĩa người tị nạn trong pháp luật Liên minh Châu Âu: 9

1.1.3 Đặc điểm của người tị nạn: 9

1.2 Khái quát pháp luật của Liên minh Châu Âu về người tị nạn: 12

1.2.1 Đặc điểm của pháp luật Liên minh Châu Âu về người tị nạn: 12

1.2.2 Mục tiêu Châu Âu đối với các chính sách, quy định pháp luật về người tị nạn: 15

1.2.3 Vai trò của pháp luật Liên minh Châu Âu về người tị nạn: 20

1.3 Cơ chế giám sát, đảm bảo thi hành và hỗ trợ thực hiện pháp luật về người tị nạn của Liên minh Châu Âu: 21

1.3.1 Các cơ quan giám sát, đảm bảo thi hành: 21

1.3.1.1 Ủy ban Châu Âu (European Commission – hay còn gọi là EC): 21

Trang 8

1.3.1.2 Tòa án Công lý Châu Âu (CJEU) và Tòa án Nhân quyền Châu Âu

(ECtHR): 23

1.3.2 Các cơ quan hỗ trợ: 24

1.3.2.1 Văn phòng Hỗ trợ Tị nạn Châu Âu (EASO): 24

1.3.2.2 Cơ quan kiểm soát các hoạt động hợp tác tại biên giới Châu Âu (FRONTEX) hay còn gọi là Cơ quan Biên giới và Cảnh sát biển Châu Âu (EBCGA): 26

1.3.2.3 Các cơ quan hỗ trợ khác: 28

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ NGƯỜI TỊ NẠN 30

2.1 Nguyên tắc chung của Châu Âu đối với các chính sách, quy định pháp luật về người tị nạn: 30

2.1.1 Cơ sở pháp lý và nội dung của nguyên tắc: 30

2.1.2 Ngoại lệ của nguyên tắc: 30

2.2.3 Phân tích vụ việc: 32

2.2 Tiêu chuẩn dành cho bảo hộ quốc tế: 38

2.2.1 Tiêu chuẩn để được cấp tình trạng tị nạn: 38

2.2.2 Tiêu chuẩn để được cấp tình trạng bảo vệ bổ sung: 42

2.3 Thủ tục cấp bảo hộ quốc tế: 43

2.3.1 Các nội dung về quy trình 43

2.3.1.1 Đăng ký 43

2.3.1.2 In dấu vân tay 44

2.3.1.3 Phỏng vấn cá nhân và kiểm tra y tế: 46

2.3.2 Việc phân bổ trách nhiệm của các quốc gia thành viên đối với những yêu cầu xin bảo hộ quốc tế: 48

2.4 Các quyền cơ bản của người đã được cấp bảo hộ quốc tế và người đang nộp đơn xin cấp bảo hộ quốc tế: 51

2.4.1 Quyền được cấp giấy phép cư trú 52

2.4.2 Quyền được cấp các giấy tờ thông hành 52

Trang 9

2.4.3 Quyền tiếp cận việc làm, đào tạo và dạy nghề 53

2.4.4 Quyền được tiếp cận giáo dục 53

2.4.5 Phúc lợi xã hội và chăm sóc sức khỏe 54

2.4.6 Quyền tiếp cận thông tin pháp lý 56

2.4.7 Bảo lãnh cho người nộp đơn bị giam giữ 56

2.5 Cấp tình trạng dài hạn cho người tị nạn 57

2.6 Cấp tình trạng bảo vệ tạm thời trong các trường hợp có làn sóng người di cư lớn 58

2.7 Những khó khăn còn tồn tại của Liên minh Châu Âu về thực tiễn áp dụng pháp luật về người tị nạn 59

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHÁP LUẬT ASEAN VỀ NGƯỜI TỊ NẠN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ LIÊN MINH CHÂU ÂU 68

3.1 Cơ sở xây dựng pháp luật ASEAN về người tị nạn: 68

3.1.1 So sánh giữa hệ thống pháp luật ASEAN và EU: 68

3.1.2 Mối liên hệ, tác động qua lại giữa EU và ASEAN: 72

3.2 Xây dựng pháp luật ASEAN về người tị nạn: 75

3.2.1 Tình hình về người tị nạn và thực trạng pháp luật về người tị nạn của ASEAN hiện nay: 75

3.2.1.1 Tình hình về người tị nạn của ASEAN hiện nay: 75

3.2.1.2 Các quy định pháp luật có liên quan đến người tị nạn của ASEAN hiện nay: 78

3.2.2 Xây dựng pháp luật ASEAN về người tị nạn – Bài học kinh nghiệm từ EU: 81

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Một ngày trước Ngày tị nạn thế giới - 20/06/2017, Liên Hợp Quốc công bố tính đến hết năm 2016, có 65,6 triệu người phải sơ tán vì xung đột và chiến tranh Đây là con số cao nhất trong lịch sử thế giới, tăng hơn 300.000 người so với cuối năm 2015 và tăng hơn 1 triệu người so với cuối năm 2014 (Statement by UN High Commissioner for Refugees, Filippo Grandi on World Refugee Day 2017) Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, đây là con số đáng báo động về tình hình các cuộc xung đột trên thế giới, nguyên nhân chính gây ra các cuộc khủng hoảng người tị nạn

Trở lại năm 2015 và 2016, đây là những năm khốc liệt và đau thương đối với những người tị nạn, những người đang chạy trốn khỏi cuộc nội chiến Syria Tính đến tháng 05/2015, có riêng 4 triệu người Syria đã chạy trốn khỏi quốc gia của họ

để tìm kiếm vùng đất mới an toàn hơn Hình ảnh của làn sóng người tị nạn đổ về biên giới các quốc gia Châu Âu gây mất kiểm soát; hay hình ảnh năm chiếc thuyền chở hai nghìn người tị nạn, do quá tải nên bị chìm ở biển Địa Trung Hải với tổng số người thiệt mạng lên tới 1.200 người vào hồi tháng 04/2015 đã khiến cả thế giới phải bàng hoàng Hình ảnh thương tâm của em bé Alan Kurdi - 3 tuổi người Syria

bị sóng đánh dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ trên đường cùng cha mẹ chạy trốn khỏi Syria sang Canada vào tháng 09/2015 đã cho thấy hiện thực tồi tệ, tàn khốc xảy ra với những người tị nạn, ngay cả đối với những đứa trẻ Sau tất cả những sự kiện đó, các quốc gia thế giới mới thực sự quan tâm đúng mức đối với vấn đề người tị nạn

Đến năm 2016, cuộc di dân của những người tị nạn đến Liên minh Châu Âu diễn biến phức tạp hơn Các nước biên giới EU như Hy Lạp, Ý đã phải chịu áp lực của dòng người tị nạn quá lớn bởi ảnh hưởng Quy chế Dublin Cùng lúc đó, một vài quốc gia khác phản đối kế hoạch phân bổ hạn mức tiếp nhận người tị nạn của EU cho các nước thành viên và đóng cửa biên giới, thậm chí còn đe dọa sử dụng vũ trang để ngăn dòng người tị nạn, đỉnh điểm là Hungary kiện lên Tòa án Công lý Châu Âu về việc này; hay việc nước Anh quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu

do không đồng ý với EU, Có thể nói, năm 2016 là một năm sóng gió, khi mà nội

bộ Liên minh Châu Âu phải lung lay trước cuộc khủng hoảng người tị nạn

Để chuẩn bị sẵn sàng, Liên minh Châu Âu đã tiến hành cải cách hệ thống pháp luật về người tị nạn từ năm 2011-2015 nhưng chỉ giúp kiềm chế cuộc khủng

Trang 11

hoảng người tị nạn đang bùng nổ vào năm 2015, 2016 mà vẫn chưa thể giải quyết được tận gốc vấn đề Xác định đây là một cuộc chiến lâu dài, Liên minh Châu Âu đang đoàn kết hơn nữa để cùng nhau giải quyết vấn đề trong những năm sắp tới

Khác với Liên minh Châu Âu, ASEAN chưa phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tị nạn nào lớn như vậy, vì vậy, hiện tại ASEAN vẫn chưa có khung pháp lý nào dành cho người tị nạn Tuy nhiên, trong thực tế đã từng xảy ra cuộc khủng hoảng tị nạn người Rohingya với quy mô nhỏ hơn tại Đông Nam Á Thực trạng này khiến các quốc gia ASEAN liên quan tốn khá nhiều thời gian để giải quyết nhưng vẫn còn chưa dứt điểm và khủng hoảng tị nạn có thể bùng lên bất cứ lúc nào Bên cạnh đó, ASEAN là một tổ chức mở, luôn sẵn sàng hòa nhập với xu thế toàn cầu; trong khi, vấn đề người tị nạn lại là vấn đề toàn cầu chứ không phải của riêng Liên minh Châu Âu Vì vậy, đến một lúc nào đó ASEAN cũng có thể phải đối mặt với vấn đề này trong tương lai Ngoài ra, Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, ổn định, điểm đến an toàn cho những người tị nạn Một khi Liên minh Châu Âu đang quá tải số lượng người tị nạn, làn sóng người tị nạn có thể sẽ thay đổi đích đến sang Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung là điều tất yếu Chính vì vậy, ASEAN cần phải học hỏi EU để xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về người tị nạn của mình ngay từ bây giờ và quan trọng hơn chính là rút ra được những bài học kinh nghiệm, tránh những sai lầm mà EU đã mắc phải

Với những cách đặt vấn đề như trên, đề tài này vừa có ý nghĩa khoa học thực

tiễn, vừa mang tính thời sự cấp bách Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài: “Quy

định của Liên minh Châu Âu về người tị nạn và kinh nghiệm đối với ASEAN”

làm đề tài Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Luật quốc tế

2 Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu quy định của Liên minh Châu Âu về người tị nạn và kinh nghiệm đối với ASEAN là một vấn đề mới nên trong nước chưa có nhiều tác giả viết về vấn đề này Luận văn chủ yếu nghiên cứu các bài viết của các tác giả nước ngoài Cụ thể các bài viết mà Luận văn nghiên cứu và phát triển bao gồm:

- Bài viết “ASEAN can learn from Europe’s refugee crisis” của tác giả

Dimas Kuncoro Jati, nhà nghiên cứu tại Đại học Luật Quốc tế tại Gadjah Mada, Indonesia, trên tạp chí New Mandala năm 2015 Trong bài viết này tác giả mới chỉ tập trung phân tích một số bài học mà ASEAN nên chú ý học hỏi và rút kinh nghiệm từ thực tiễn thực hiện của Châu Âu

Trang 12

- Bài viết “Quy định của Liên minh châu Âu về người tị nạn và một số kinh

nghiệm đối với ASEAN” của tác giả Phạm Hồng Hạnh, trên tạp chí Luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 9/2015 Trong bài viết này, tác giả đã phân tích những nội dung cơ bản nhất của các quy định pháp luật Châu Âu về người tị nạn Trong đó, tác giả mới chỉ chủ yếu tập trung phân tích khái niệm về người tị nạn, điều kiện để được cấp quy chế tị nạn và nêu ra bài học kinh nghiệm cho ASEAN

- Bài viết “What can ASEAN teach the EU?” của tác giả Kilian Spander

được đăng trên tạp chí The Diplomat tháng 01/2017 Kilian Spander là Tiến sĩ của Đại học Tübingen ở Đức, một nhà khoa học chính trị và thành viên Ban lãnh đạo của tổ chức Sáng kiến Thanh niên về Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế (IFAIR), một

tổ chức think-and-do ở Đức do sinh viên và các chuyên gia trẻ làm chủ Đây là một bài viết rất hay theo ý kiến của tác giả, vì bài viết đã chỉ ra bài học kinh nghiệm mà

EU có thể học hỏi được từ ASEAN theo góc nhìn của Tiến sĩ Kilian Spander Luận văn có nghiên cứu và vận dụng nội dung này để cho vào bài viết

- Ngoài ra, một số bài viết của tác giả khác đã phân tích các quy định của Liên minh Châu Âu về vấn đề người tị nạn, cũng như bổ sung cho các ý trong Luận

văn như: Tác phẩm “Asylum Law in the European Union” của tác giả Francesco Cherubini (2014), Nhà xuất bản Routledge, Anh, (trang 196, 199); Tác phẩm“Main

characteristics of EU Law Relations between EU law and National Legal Sys tems”

của tác giả Tomaasz Kramer, Giảng viên tại European Centew for Judges and

Lawyers tại EIPA Luxembuorg (Trang 18, 19); Bài viết “Asia’s Refugee Policy

Vacuum” của Tiến sĩ Amy Nethery, đăng trên Tạp chí The Diplomat số tháng

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:

Những khái niệm, đặc điểm về người tị nạn trong các quy định của pháp luật quốc tế

Trang 13

Những vấn đề lí luận, pháp lý của các quy định pháp luật của Liên minh Châu Âu về người tị nạn cũng như của ASEAN

Các bài học kinh nghiệm ASEAN có thể học hỏi được từ các quy định pháp luật về người tị nạn của Liên minh Châu Âu

Nghiên cứu về văn bản pháp luật của ASEAN về người tị nạn và về nhân quyền, những điểm tương đồng và khác nhau giữa hệ thống pháp luật của EU và ASEAN để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho ASEAN

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Câu hỏi nghiên cứu:

Khi nghiên cứu nội dung, tác giả đã đặt ra một số câu hỏi để giải quyết như sau: Pháp luật EU về người tị nạn có đặc điểm và vai trò như thế nào trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn ở Châu Âu? Có cơ chế đảm bảo thực hiện các quy định pháp luật hay không? Các nội dung về người tị nạn trong pháp luật Liên minh Châu Âu được quy định như thế nào? Thực tiễn áp dụng pháp luật của Liên minh Châu Âu? ASEAN có thể học hỏi kinh nghiệm từ EU hay không? Và ngược lại? ASEAN sẽ rút ra bài học gì từ những quy định pháp luật về người tị nạn của EU?

4.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Để trả lời những câu hỏi trên, Luận văn đặt ra các mục tiêu, cụ thể là: nêu khái quát đặc điểm và vai trò của hệ thống pháp luật của Liên minh Châu Âu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn ở Châu Âu Tiếp đó, đi vào phân tích các nội dung về người tị nạn trong pháp luật Liên minh Châu Âu Và nêu cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật của EU trên thực tiễn cùng với cơ chế hỗ trợ Bên cạnh đó, ASEAN có thể học hỏi kinh nghiệm của EU dựa trên cơ sở sự tương đồng, khác biệt và mối liên hệ trong hệ thống pháp luật của ASEAN và EU và ngược lại Từ những nội dung trên, Luận văn sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm cho ASEAN

4.3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Trang 14

- Phân tích cơ sở lý luận về người tị nạn của pháp luật quốc tế và của Liên minh Châu Âu Cụ thể: Phân tích định nghĩa và đặc điểm của người tị nạn trong các giai đoạn lịch sử trên thế giới, nguồn gốc hình thành,

- Nghiên cứu khái quát đặc điểm, vai trò của pháp luật Liên minh Châu Âu

về người tị nạn và sự tương thích với pháp luật quốc tế Đồng thời giới thiệu thêm

về cơ chế giám sát, đảm bảo thi hành và hỗ trợ thực hiện pháp luật về người tị nạn của Liên minh Châu Âu

- Phân tích cụ thể các nội dung cơ bản của các quy định pháp luật về người tị nạn Liên minh Châu Âu Trong có có phân tích các vụ việc để thấy được hiệu quả thực thi trong thực tiễn và những điểm hạn chế còn tồn tại và chứng minh vai trò của pháp luật trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn

- Phân tích các cơ sở xây dựng pháp luật về người tị nạn của ASEAN và rút

ra một số bài học kinh nghiệm để xây dựng pháp luật ASEAN

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, những tư tưởng Hồ Chí Minh, cụ thể là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học như phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đưa ra các giải pháp cụ thể và khả thi

Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong khóa luận là phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh luật Trong Luận văn, tác giả sẽ sử dụng phương pháp so sánh để làm nổi bật những nội dung cần được phân tích về người tị nạn và phân biệt nhóm người tị nạn với những nhóm người khác; so sánh pháp luật của ASEAN và

EU Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp bình luận, tổng hợp, phân tích các quy định của Liên minh Châu Âu, phân tích hiện trạng của pháp luật ASEAN về người

tị nạn từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho ASEAN

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Về mặt khoa học, Luận văn cung cấp những tri thức, lý luận về người tị nạn như khái niệm về người tị nạn, điều kiện để được cấp quy chế tị nạn, các thủ tục để làm đơn xin cấp quy chế tị nạn, quyền và nghĩa vụ được hưởng sau khi được cấp quy chế tị nạn,

Luận văn đóng góp vào việc xây dựng hệ thống pháp lý cho người tị nạn của ASEAN trong tương lai

Trang 15

Về mặt thực tiễn, Luận văn đóng góp vào nguồn tài liệu giúp các tác giả trong nước cũng như quốc tế nghiên cứu, học tập vấn đề pháp luật về người tị nạn ở

EU, ASEAN và pháp luật quốc tế

7 Bố cục của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương:

Chương 1: Khái quát về người tị nạn và pháp luật của Liên minh Châu Âu về người tị nạn

Chương 2: Nội dung cơ bản của quy định pháp luật Liên minh Châu Âu về người tị nạn

Chương 3: Xây dựng pháp luật ASEAN về người tị nạn – Bài học kinh nghiệm từ Liên minh Châu Âu

Trang 16

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TỊ NẠN VÀ PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ NGƯỜI TỊ NẠN

1.1 Khái niệm về người tị nạn:

1.1.1 Định nghĩa người tị nạn trong pháp luật quốc tế:

*) Lịch sử hình thành:

Khái niệm người tị nạn đã có từ thời người Hy Lạp và người Ai Cập cổ đại

Người tị nạn là người đang chạy trốn khỏi sự ngược đãi và tra tấn, họ có thể tìm đến nơi thần quyền như ở một ngôi đền để lánh nạn mà không bị bắt (1)

Thời Trung

cổ, Châu Âu cũng ghi nhận một số luật lệ tương tự quy định quyền lánh nạn ở chốn tôn nghiêm thờ phụng Khoảng năm 600 sau công nguyên, quyền xin tị nạn trong nhà thờ hoặc những nơi thần thánh khác được vua Vua Ethelberht của xứ Kent (tên Vương quốc Anh cũ) ban hành lần đầu tiên

Tiếp đến, qua nhiều thế kỷ, lịch sử từng ghi những đợt di dân để lánh nạn

Năm 1685, Pháp ban hành Sắc lệnh Fontainebleau (Édit de Fontainebleau), đạo

luật khiến hàng trăm nghìn giáo dân Huguenot phải bỏ quê hương trốn sang các nước Anh, Thụy Sĩ, Hà Lan, Đức, Ở Đông Âu, những đợt cấm đạo Do Thái làm hơn hai triệu dân ở Nga phải bỏ chạy vào những thập niên cuối thế kỷ 19

Nhưng phải đến hậu Chiến tranh Thế giới lần II vào năm 1945, nó đã đánh dấu một bước rẽ với con số dân tị nạn lên cao và ảnh hưởng một vùng rộng lớn, vào thời điểm chiến tranh kết thúc, có hơn 40 triệu người tị nạn trên toàn Châu Âu Chính vì vậy, Công ước Geneva về vị thế của người tị nạn đã ra đời năm 1951 (tên gọi tắt là Công ước Geneva năm 1951 hoặc Công ước Geneva) Hầu hết các luật tị nạn trên thế giới sau này đều dựa trên văn kiện của Liên Hợp Quốc năm 1951

* Nội dung định nghĩa về người tị nạn theo Công ước Geneva 1951 và Nghị định thư bổ sung 1967:

Công ước Geneva đã nêu rõ những nội dung pháp lý cho những người tị nạn Công ước cũng chỉ ra những người nào là đối tượng của công ước, định nghĩa thế nào là người tị nạn, quyền lợi và nghĩa vụ của người tị nạn và của quốc gia thành viên nơi người tị nạn cư trú, các biện pháp giải quyết,

Theo Khoản 1, 2 Điều 1 Công ước Geneva, khái niệm người tị nạn áp dụng cho bất kỳ người nào mà:

1 Trang web: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%8B_n%E1%BA%A1n Ngày truy cập: ngày 20/07/2017

Trang 17

1 Được công nhận là người tị nạn theo các Thoả ước ngày 12/5/1926 và ngày 30/06/1928 hoặc theo các Công ước ngày 28/10/1933 và ngày 10/02/1938, Nghị định thư ngày 14/09/1939 hoặc theo Hiến chương của Tổ chức người tị nạn quốc tế; Các quyết định về tính không hợp lệ do Tổ chức người tị nạn quốc tế ban hành trong giai đoạn hoạt động của Tổ chức này sẽ không gây trở ngại cho việc công nhận vị thế người tị nạn của những người hội đủ các điều kiện ghi trong đoạn

2 mục này;

2 Do kết quả của các sự kiện xảy ra trước ngày 01/01/1951, và do sự sợ hãi

có cơ sở là sẽ bị ngược đãi vì những lý do chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, hoặc do là thành viên của một nhóm xã hội cụ thể nào đó, hay vì quan điểm chính trị, đang ở ngoài đất nước mà người đó có quốc tịch và không thể, hoặc, do sự sợ hãi như vậy, không muốn tiếp nhận sự bảo hộ của quốc gia đó; hoặc người không có quốc tịch đang sống ở ngoài quốc gia mà trước đó họ đã từng cư trú do kết quả của những sự kiện đó mà không thể, hoặc do sự sợ hãi, mà không muốn trở lại quốc gia đó

Theo định nghĩa của Công ước, có thể hiểu người tị nạn là những người do

sợ hãi có cơ sở là bị ngược đãi vì những lý do chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, do là thành viên của một nhóm xã hội cụ thể nào đó, do quan điểm chính trị, đang ở ngoài đất nước mà người đó có quốc tịch, hoặc nơi người đó đang cư trú và không thể, hoặc, do sự sợ hãi như vậy, không muốn tiếp nhận sự bảo hộ của quốc gia đó

Ngoài ra, Công ước nêu rõ người tị nạn là những người do là kết quả của các

sự kiện xảy ra trước ngày 01/01/1951 Công ước có giải thích cụm từ “các sự kiện

xảy ra trước ngày 01/01/1951” ghi trong Điều 1, Mục A sẽ được hiểu là (2):

“a- “Các sự kiện xảy ra ở Châu Âu trước ngày 01/01/1951” hay

b- “Các sự kiện xảy ra ở Châu Âu hoặc nơi khác trước ngày 01/01/1951”, và mỗi quốc gia tham gia Công ước sẽ phải tuyên bố vào lúc ký, phê chuẩn hoặc gia nhập, để xác định rõ bối cảnh nào mà quốc gia ấy áp dụng để phục vụ cho mục đích thực thi các nghĩa vụ của mình theo Công ước này”

Lý do của việc giới hạn này bắt nguồn từ sự ra đời của Công ước, sau Chiến tranh thế giới thứ 2, phe Đức quốc xã thất bại trước phe Đồng minh Hàng triệu người Châu Âu rơi vào tình cảnh mất nhà cửa, cả nền kinh tế của châu lục sụp đổ, phần lớn các cơ sở hạ tầng công nghiệp bị phá hủy Công ước đã được thông qua

2

Mục B Điều 1 Công ước Geneva 1951

Trang 18

ngay sau Thế chiến II để giải quyết các vấn đề người tị nạn lúc bấy giờ, chủ yếu là những người tị nạn có nguồn gốc Châu Âu Vì lý do này mà Công ước có thời hạn giới hạn áp dụng cho những nhóm người tị nạn chủ yếu là người Châu Âu, tức là những người đã trở thành người tị nạn do các sự kiện xảy ra trước 01/01/1951 Tuy nhiên, vào thời điểm sau đó, các tiêu chuẩn được định nghĩa trong Công ước được công nhận có tính ứng dụng phổ quát Đồng thời, các tình huống tị nạn bắt đầu phát sinh ở các khu vực khác nhau trên thế giới, không liên quan gì đến các

sự kiện trước năm 1951 Điều này đã dẫn đến những nỗ lực để làm cho Công ước

có thể được áp dụng đầy đủ cho những trường hợp tị nạn mới phát sinh Và cuối cùng Nghị định thư về người tị nạn của Liên hợp quốc ra đời năm 1967 đã xóa bỏ giới hạn về thời gian năm 1951 trong Công ước Đến nay, 114 quốc gia ở tất cả các khu vực trên thế giới đã trở thành thành viên của Công ước Geneva năm 1951 và Nghị định thư năm 1967

Theo Nghị định thư về người tị nạn năm 1967, định nghĩa về người tị nạn không thay đổi so với nội dung đã được quy định trong Công ước Geneva năm 1951

mà chỉ bỏ đi cụm từ “do kết quả của các sự kiện xảy ra trước ngày 01/01/1951”

1.1.2 Định nghĩa người tị nạn trong pháp luật Liên minh Châu Âu:

Định nghĩa người tị nạn trong pháp luật của Liên minh Châu Âu như sau:

Người tị nạn là một công dân nước thứ ba, người mà có một sự sợ hãi có cơ

sở về việc bị ngược đãi vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị hoặc là thành viên của một nhóm xã hội đặc biệt, đang ở bên ngoài lãnh thổ quốc gia mình mang quốc tịch và không thể hoặc, bởi vì có nỗi lo sợ như vậy, nên không muốn nhận sự bảo hộ từ quốc gia đó; hoặc một người không quốc tịch, đang ở ngoài lãnh thổ quốc gia họ đã thường trú cũng vì những lý do tương tự đã đề cập ở trên, nên không thể hoặc, do sợ hãi như vậy, không muốn trở lại nước mà họ thường trú (3)

Như vậy, có thể thấy về nội dung, định nghĩa về người tị nạn trong pháp luật của Liên minh Châu Âu có nội dung giống và căn cứ dựa trên định nghĩa của Công ước Geneva về người tị nạn năm 1951 của Liên hợp quốc Định nghĩa này đã được

áp dụng cho cả pháp luật chung về tị nạn của Liên minh Châu Âu và pháp luật riêng của từng quốc gia thành viên Châu Âu

1.1.3 Đặc điểm của người tị nạn:

3

Khoản d Điều 2 – Chỉ thị về Tiêu chuẩn 2011/95/EU

Trang 19

Từ định nghĩa về người tị nạn, có thể nhận thấy được một số đặc điểm sau:

- Người tị nạn là công dân nước thứ ba hoặc người không quốc tịch, người

mà có một nỗi sợ hãi có cơ sở về việc bị ngược đãi vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị hoặc là thành viên của một nhóm xã hội đặc biệt

Như vậy, người tị nạn là một người chạy trốn khỏi quốc gia nơi họ mang quốc tịch hoặc nơi họ cư trú vì sợ hãi bị ngược đãi, hành hạ khi ở tại quốc gia đó Nỗi sợ hãi

bị ngược đãi, đối xử vô nhân đạo của họ là một nỗi sợ hãi có cơ sở, liên quan đến lý

do chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, hoặc là thành viên của một nhóm xã hội đặc biệt Đây có thể coi là đặc điểm nổi bật của người tị nạn so với những nhóm người khác

- Họ phải đang ở bên ngoài lãnh thổ nơi họ mang quốc tịch hoặc nơi họ đang

cư trú và không chấp nhận sự bảo hộ của quốc gia mà họ chạy trốn Nếu những

người dù cho có nỗi sợ hãi bị ngược đãi, hành hạ vì những lý do chủng tộc, tôn giáo, nhưng họ vẫn ở trong biên giới của quốc gia nơi họ đang cư trú hoặc mang quốc tịch hoặc có tuyên bố của họ thừa nhận sự bảo hộ của quốc gia đó thì những người này không được coi là người tị nạn

- Những người tị nạn có thể phải chịu những hành vi ngược đãi, hành hạ

hoặc đối xử vô nhân đạo từ chính quyền hoặc tổ chức đang kiểm soát phần lớn lãnh thổ nơi họ mang quốc tịch hoặc thường trú Đặc điểm này phân biệt giữa những

người tị nạn với những người là nạn nhân của khủng bố Người tị nạn có thể phải chịu những hành vi ngược đãi, đối xử vô nhân đạo nhưng phải xuất phát từ hành vi của chính quyền, chính phủ quốc gia mà họ mang quốc tịch hoặc quốc gia họ thường trú hoặc của một tổ chức chính quyền đang nắm quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ quốc gia đó

Ví dụ trường hợp nội chiến ở Syria: Bắt đầu từ việc chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad độc tài, thường xuyên sử dụng hình thức tra tấn và hành hạ người dân chống đối lại chính quyền cho tới cuộc nội chiến giữa 2 phe tổng thống Assad và phe đối lập HiệnSyria không chỉ là chiến trường của hai phe chống

và thuận Tổng thống Assad nữa Nó đã khoác lên màu sắc sắc tộc, trong đó những người Hồi giáo dòng Sunni chống lại dòng Shia thiểu số mà ông Assad là một thành viên Ngoài ra, sự trỗi dậy của các nhóm thánh chiến Hồi giáo như Nhà nước Hồi giáo IS khiến cho tình hình vô cùng phức tạp Các quốc gia láng giềng và các siêu cường quốc như Nga, Mỹ cũng bị cuốn vào cuộc xung đột này

Trang 20

Tóm lại, những đặc điểm trên của người tị nạn nhằm để xác định và phân biệt người tị nạn với những nhóm người khác như người di cư, Tuy nhiên, nếu một người có các đặc điểm trên, đăng kí nộp đơn xin cấp tình trạng tị nạn hay bảo vệ quốc tế, họ có nghĩa vụ phải chứng minh các đặc điểm trên cho quốc gia tiếp nhận

Và sau đó, dựa trên các tiêu chuẩn theo pháp luật quy định, quốc gia xem xét và cấp tình trạng tị nạn cho người nộp đơn (4)

* Phân biệt người tị nạn và người di cư (5):

- Sự giống nhau: Người di cư và người tị nạn đều là những nhóm người đến

từ một quốc gia và di chuyển tới một quốc gia khác – không phải quốc gia mà họ mang quốc tịch hoặc nơi họ thường cư trú

tìm kiếm sự bảo hộ từ một quốc gia khác

- Những người rời khỏi quốc gia gốc của mình đến một quốc gia mới nhằm cải thiện cuộc sống bằng cách tìm kiếm việc làm, giáo dục, đoàn tụ gia đình,

Mục đích

di dân

- Chạy trốn khỏi sự ngược đãi, hành hạ vô nhân đạo, chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh, xung đột

vũ trang,

- Không phải chạy trốn khỏi

sự ngược đãi, bức hại Mà để tìm cách cải thiện cuộc sống bằng cách tìm kiếm việc làm mới, nền giáo dục mới, đoàn

để tị nạn tại một quốc gia khác

Không thể trở về nhà một cách

- Tình hình tại nước gốc không gặp nguy hiểm, không

bị chính phủ ngăn cản di dân đến quốc gia khác Và khi trở

về vẫn nhận được sự bảo hộ của chính phủ nước gốc

Trang 21

an toàn, có thể sẽ bị trừng phạt hoặc tử hình nếu trở về

- Các quốc gia tiếp nhận đối

xử với họ thông qua điều ước quốc gia ký kết, luật di cư của quốc gia đó, và quá trình thủ tục di cư của người đó (bất hợp pháp hay hợp pháp)

họ vào tình cảnh nguy hiểm tính mạng

- Đánh giá theo từng trường hợp, và tùy thuộc từng mục đích di cư có hợp pháp và được chấp nhận hay không

1.2 Khái quát pháp luật của Liên minh Châu Âu về người tị nạn:

1.2.1 Đặc điểm của pháp luật Liên minh Châu Âu về người tị nạn:

Hiện nay, Châu Âu đang phải đương đầu với nhiều thách thức lớn nhất trong suốt 60 năm thành lập đến nay Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất chính là đối phó với làn sóng người tị nạn đổ dồn đến biên giới Châu Âu trong một khoảng thời gian quá ngắn khiến cho các quốc gia thành viên không thể nào giải quyết Nguyên nhân do cuộc nội chiến tại Syria giữa các phe phái trong nước với hàng loạt

vũ khí hóa học được sử dụng, tra tấn tù nhân, hành quyết tập thể và tấn công dân thường đã làm người dân Syria hoảng sợ Một số lượng lớn, hơn 4 triệu người dân Syria đã tìm cách thoát khỏi đất nước loạn lạc tự mình đi xin tị nạn tại các nước Châu Âu giàu mạnh hơn Họ chấp nhận chọn cách băng qua Địa Trung Hải bằng

Trang 22

những phương thức mạo hiểm nhất, ví dụ như sử dụng xuồng cao su thông qua dịch

vụ của những kẻ buôn người

Chính vì vậy, Liên minh Châu Âu đã đưa ra các chính sách pháp luật dành cho người tị nạn để nhằm giải quyết vấn đề này chung cho toàn Liên minh Châu Âu

và hạn chế tình trạng quá tải người tị nạn tại những quốc gia biên giới Có thể thấy, pháp luật của Liên minh Châu Âu về người tị nạn có những đặc trưng như sau:

- Là khung pháp lý cho mọi hoạt động liên quan đến vấn đề người tị nạn của

Liên minh Châu Âu Xuất phát từ bản chất Liên minh Châu Âu, một khối liên kết

giữa các quốc gia, hệ thống tổ chức của EU là một thiết chế chặt chẽ được hình thành và phát triển dần dần qua các Hiệp ước thành lập theo hướng tạo ra một Châu

Âu thống nhất theo kiểu liên bang Như vậy, pháp luật của Liên minh Châu Âu về người tị nạn xác lập, ấn định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho tất cả các quốc gia thành viên trong Liên minh và đồng thời còn có tính bắt buộc đối với các thể nhân, pháp nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật Liên minh Châu Âu

Có thể thấy điều này thực sự có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết vấn đề người tị nạn Bởi hiện nay, người tị nạn khi đến Châu Âu đang vấp phải nhiều trở ngại, và số lượng người tị nạn quá lớn tạo áp lực cho các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia biên giới Châu Âu Để giải quyết cần có sự phối hợp, liên kết của tất cả các quốc gia và cần có một hệ thống pháp luật chung của Liên minh Châu Âu để thống nhất hoạt động giải quyết vấn đề về người tị nạn giữa các quốc gia

- Là một hệ thống pháp luật độc lập với pháp luật quốc gia thành viên và có

các văn bản pháp luật đa dạng Điều này được chứng minh qua các văn bản của Hệ

thống tị nạn chung Châu Âu Tính độc lập thể hiện ở việc các văn bản pháp luật chung về người tị nạn của Liên minh Châu Âu có hiệu lực áp dụng trên toàn bộ các nước thành viên của Liên minh quy định vấn đề chung về người tị nạn như Tiêu chuẩn cấp tình trạng tị nạn, Trách nhiệm của các quốc gia, Giải quyết vấn đề phát sinh giữa các quốc gia thành viên, và không phụ thuộc vào pháp luật quốc gia Tính đa dạng thể hiện rõ ở việc số lượng các văn bản, hình thức các văn bản pháp luật, bao gồm:

Hiệp ước bao gồm những hiệp ước thành lập, quy định quyền của Liên minh Châu Âu (đây là nguồn luật gốc) Quy chế, chỉ thị và quyết định là các nguồn luật phái sinh Trong đó, quy chế (regulation) là văn bản có hiệu lực bắt buộc và được

áp dụng trực tiếp với các công dân và quốc gia thanh viên của Liên minh Châu Âu Chỉ thị (Directive) là văn bản chỉ có hiệu lực bắt buộc với những quốc gia thành

Trang 23

viên được chỉ định trong văn bản và không phải đều có thể áp dụng trực tiếp Quyết định (Decision) là văn bản chỉ có hiệu lực với cá nhân, thể nhân hoặc quốc gia được chỉ định trong văn bản, quyết định được sử dụng trong trường hợp Liên minh triển khai thực hiện các Hiệp ước, quy chế hoặc chỉ thị (6)

Án lệ là các phán quyết của Tòa án công lý Châu Âu (CJEU) và Tòa sơ thẩm Châu Âu (CFJ) Án lệ trong luật quốc tế chỉ là nguồn bổ trợ nhưng trong hệ thống pháp luật tị nạn Châu Âu, án lệ là nguồn đặc biệt không chỉ có hiệu lực bắt buộc với các bên đương sự mà còn có giá trị bắt buộc với các chủ thể khác khi ở trong hoàn cảnh tương tự án lệ Ví dụ như phán quyết của CJEU về việc nộp đơn xin tị nạn của trẻ em chưa thành niên không có người lớn đi kèm (7)

- Có giá trị pháp lý cao hơn luật pháp quốc gia và có hiệu lực trực tiếp

Thông qua án lệ, Tòa CJEU đã ghi nhận nguyên tắc pháp luật Liên minh có giá trị hiệu lực pháp lý cao hơn luật quốc gia thành viên Vụ việc giữa Flaminio Costa v ENEL (1964) - Trường hợp 6/64 là một quyết định mang tính bước ngoặt của Toà án Công lý Châu Âu, đã thiết lập quyền tối cao của pháp luật Liên minh Châu Âu đối với luật pháp của các quốc gia thành viên Ngoài ra, trong Điều

17 của Hiệp ước Lisbon 2007, có ghi nhận: “ để phù hợp với phán quyết của Tòa

CJEU, các Hiệp ước và luật được ban hành bởi Liên minh dựa trên cơ sở các Hiệp ước sẽ có quyền ưu tiên hơn pháp luật của các quốc gia thành viên theo các điều kiện được đưa ra bởi án lệ nói trên” (8)

Hiệu lực trực tiếp của pháp luật tị nạn Liên minh Châu Âu thể hiện ở hai góc độ: Hiệu lực trực tiếp theo chiều dọc tức là một cá nhận công dân hoặc pháp nhân của quốc gia thành viên có thể áp dụng hoặc viện dẫn trực tiếp pháp luật Liên minh Châu Âu để chống lại một quốc gia thành viên hoặc thiết chế của cộng đồng Hiệu lực trực tiếp theo chiều ngang có nghĩa là bất kỳ cá nhân, pháp nhân nào đều có quyền áp dụng hoặc viện dẫn pháp luật Liên minh Châu Âu để chống lại cá nhân, pháp nhân khác trước Tòa án của quốc gia thành viên (9)

Tomaasz Kramer (2011), Main characteristics of EU Law Relations between EU law and National Legal Systems,

European Centre for Judges and Lawyers, EIPA Luxembourg, tr 18, 19

Trang web: http://www.ab.gov.tr/files/EKYB/egitim_materyalleri/main_characteristics_of_eu_law.pdf Ngày truy cập: 16/07/2017

9

Xem thêm Mục 2.2.4 Chương 2 của Luận văn

Trang 24

- Có cơ chế đảm bảo thi hành pháp luật về người tị nạn (10) Cơ chế đảm bảo thi hành của Liên minh EU có những nét tương đồng với một quốc gia nhưng mức

độ đảm bảo không bằng Theo quy định của Liên minh Châu Âu, Ủy ban Châu Âu

sẽ là cơ quan giám sát việc thực hiện của các quốc gia thành viên Bên cạnh đó, Tòa

án công lý Châu Âu, Tòa án Nhân quyền Châu Âu sẽ xử lý những vụ kiện liên quan đến vấn đề người tị nạn và yêu cầu các bên thực hiện theo phán quyết Mặt khác, nếu quốc gia thành viên từ chối thi hành phán quyết thì sẽ phải chịu một số hình phạt đến từ các thiết chế khác của Liên minh Châu Âu, hình thức phạt có thể là: từ chối viện trợ tài chính cho quốc gia đó, nhằm răn đe các quốc gia thành viên

1.2.2 Mục tiêu Châu Âu đối với các chính sách, quy định pháp luật về người tị nạn:

*) Cơ sở pháp lý của mục tiêu:

Mục tiêu chung của Liên minh Châu Âu đối với các chính sách, quy định pháp luật về người tị nạn được nêu rõ tại các quy định sau: Khoản 2 Điều 67, Điều

78 của Hiệp ước về các chức năng của Liên minh Châu Âu (Treaty on the Functioning of the European Union – gọi tắt là TFEU) Mục tiêu phải phù hợp với nội dung Công ước Geneva 1951 và Nghị định thư sửa đổi, bổ sung năm 1967

*) Nội dung mục tiêu chung:

Trước hết, mục tiêu của Liên minh Châu Âu là xây dựng một Hệ thống tị nạn

chung Châu Âu (Common European Asylum System hay còn gọi tắt là CEAS), bao

gồm pháp luật chung cho các quốc gia thành viên về quy chế tị nạn, bảo vệ bổ sung

và bảo vệ tạm thời nhằm cấp tình trạng phù hợp, không phân biệt đối xử với tất cả các công dân nước thứ ba, người không quốc tịch cần được bảo vệ quốc tế

Hệ thống tị nạn chung Châu Âu CEAS bao gồm một số các chỉ thị, quy chế đòi hỏi các nước thành viên EU phải áp dụng trực tiếp trong chính hệ thống pháp luật quốc gia của họ Ủy ban Châu Âu tuân thủ chặt chẽ việc thực hiện đầy đủ và chính xác của CEAS và đã ban hành nhiều quyết định liên quan đến việc áp dụng pháp luật tị nạn Ngoài ra, các chỉ thị và quy chế này phải tuân thủ các điều ước quốc tế về nhân quyền, đặc biệt là Công ước Geneva 1951 và Nghị định thư bổ sung năm 1967 (11)

Đây là mục tiêu chủ đạo và được Liên minh Châu Âu từng bước thực

Trang 25

hiện Điều này thể hiện qua các chính sách, quy định của Liên minh Châu Âu về vấn đề người tị nạn (12):

*) Các văn bản pháp luật tiền đề:

Các Hiệp ước Amsterdam, Hiệp ước Nice và Hiệp ước Lisbon chính là tiền đề giúp Liên minh Châu Âu thực hiện các mục tiêu chung, đặc biệt là mục tiêu đối với các chính sách pháp luật tị nạn, nhập cư

Hiệp ước Amsterdam và Nice: Ngày 01/05/1999, Hiệp ước Amsterdam có hiệu lực (13), theo đó, các quốc gia thành viên đồng ý trao các quyền hạn nhất định

từ chính phủ các quốc gia cho Nghị viện Châu Âu trên nhiều lĩnh vực bao gồm lập pháp về nhập cư, ban hành chính sách đối ngoại, an ninh, Hiệp ước Amsterdam chính là văn kiện khởi đầu, tạo đà cho việc thực hiện các mục tiêu chung của Liên minh Châu Âu, đặc biệt là trong lĩnh vực về tị nạn và di cư Ngày 26/01/2001, các thành viên EU ký kết Hiệp ước Nice và có hiệu lực hai năm sau, Hiệp ước quy định rằng, trong vòng năm năm kể từ khi Hiệp ước có hiệu lực, Hội đồng sẽ xem xét thông qua các tiêu chuẩn chung tại một số đường biên giới, cụ thể là các tiêu chuẩn

và cơ chế để xác định nước thành viên nào sẽ có trách nhiệm xem xét đơn xin tị nạn của công dân nước thứ ba, cũng như các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định (bao gồm việc tiếp nhận người xin tị nạn, tình trạng người tị nạn và các thủ tục, ) (14)

Hiệp ước Nice quy định rằng khi xác định các quy tắc chung và các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh các vấn đề trên, Hội đồng sẽ xem xét hành động nhất trí, sau khi đã thảo luận với Nghị viện Và sau giai đoạn này, Hội đồng có thể đưa ra quyết định nên áp dụng các thủ tục nào được đa số phiếu ủng hộ Sau này, Hội đồng đã đưa ra quyết định có hiệu lực vào cuối năm 2004 và các thủ tục được đa số ủng hộ

đã được áp dụng từ năm 2005

Hiệp ước Lisbon: Hiệp ước được ký bởi các nước thành viên EU vào ngày

13/12/2007 và có hiệu lực vào ngày 01/12/2009 Mục đích của Hiệp ước theo như

tuyên bố là “Mục đích để hoàn thành quá trình được bắt đầu bởi Hiệp ước

12

Mục Achievements trong bài viết Asylum policy Trang web:

http://www.europarl.europa.eu/atyourservice/en/displayFtu.html?ftuId=FTU_5.12.2.html Ngày truy cập: 06/05/2017

13

Hiệp ước Amsterdam sửa đổi Hiệp ước của Liên minh Châu Âu, và các Hiệp ước thiết lập Cộng đồng Châu Âu và các hành động có liên quan Trang web: http://www.europarl.europa.eu/topics/treaty/pdf/amst-en.pdf Ngày truy cập: 07/05/2017

14

Hiệp ước Nice sửa đổi Hiệp ước của Liên minh Châu Âu, và các Hiệp ước thiết lập Cộng đồng Châu Âu và các hành động có liên quan Trang web: http://eur-lex.europa.eu/legal-content/GA/TXT/?uri=CELEX:12001C/TXT Ngày truy cập: 07/05/2017

Trang 26

Amsterdam (1997) và Hiệp ước Nice (2001) nhằm nâng cao tính hiệu quả và tính hợp pháp dân chủ của Liên minh và nâng cao tính liên kết trong các hoạt động của Liên minh” (15)

Hiệp ước Lisbon đã thay đổi tình hình thông qua việc chuyển đổi các điều kiện, tiêu chuẩn về tị nạn thành một chính sách chung Mục tiêu không chỉ đơn giản là việc thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu, mà còn là việc tạo ra một hệ thống chung bao gồm các tình trạng thống nhất và các thủ tục thống nhất Hệ thống chung này phải bao gồm: Thống nhất về tình trạng tị nạn, bảo vệ bổ sung, bảo vệ tạm thời; Thủ tục chung cho việc cấp và thu hồi tình trạng tị nạn, bảo vệ bổ sung; Tiêu chí và

cơ chế để xác định Quốc gia Thành viên nào có trách nhiệm xem xét đơn đăng ký, Tiêu chuẩn liên quan đến điều kiện tiếp nhận, và Hợp tác với các nước thứ ba

*) Các chương trình của Hội đồng Châu Âu:

Hàng loạt các chương trình sau đó được thông qua bởi Hội đồng Châu Âu đã

có một tác động sâu rộng đến việc thực hiện mục tiêu chính sách pháp luật chung về

tị nạn của Châu Âu Cụ thể:

Hiệp ước Châu Âu về Di cư và Tị nạn được thông qua vào ngày 16/10/2008,

tái khẳng định rằng bất kỳ người nước ngoài bị ngược đãi nào cũng đều có quyền nhận được viện trợ và bảo vệ trong lãnh thổ Liên minh Châu Âu áp dụng theo Công ước Geneva Hiệp ước yêu cầu các đề xuất nhằm thiết lập (muộn nhất trong năm 2012) một thủ tục tị nạn bao gồm các bảo đảm chung và thông qua tình trạng thống nhất cho người tị nạn và người hưởng lợi ích từ việc bảo vệ bổ sung

Chương trình Stockholm được Hội đồng Châu Âu thông qua vào ngày 10

tháng 12 năm 2009 cho giai đoạn 2010-2014, tái khẳng định mục tiêu thiết lập một khu vực bảo vệ chung và thống nhất dựa trên thủ tục chung về tị nạn và cấp tình trạng đồng nhất cho những người được cấp bảo vệ quốc tế Chương trình nhấn mạnh đặc biệt đến nhu cầu thúc đẩy tình đoàn kết hiệu quả giữa các quốc gia EU, đặc biệt với các quốc gia thành viên đang phải đối mặt với áp lực và nhấn mạnh vai trò trung tâm của Văn phòng Hỗ trợ Tị nạn Châu Âu mới

Bên cạnh đó, Hiệp ước Lisbon chính thức công nhận vai trò tiên phong của

Hội đồng Châu Âu trong việc "xác định các hướng dẫn chiến lược để lập kế hoạch

hành pháp và lập pháp trong lĩnh vực tự do, an ninh và công lý" (theo Điều 68

Trang 27

TFEU) Vào tháng 6 năm 2014, Hội đồng Châu Âu đã xác định rõ các hướng dẫn này trong những năm tới, dựa trên tiến trình đạt được của Chương trình Stockholm Hội đồng nhấn mạnh rằng cần phải ưu tiên tuyệt đối việc chuyển đổi và thực hiện có hiệu quả Hệ thống Tị nạn chung Châu Âu

Một số quy chế, chỉ thị thuộc Hệ thống tị nạn chung Châu Âu hiện hành:

Quy chế (EU) số 603/2013 (hay

còn gọi là Quy chế EURODAC –

Eurodac Regulation) của Nghị viện

Châu Âu và của Hội đồng ngày

26/06/2013 về việc thành lập

“Eurodac” để so sánh dấu vân tay

nhằm áp dụng có hiệu quả Quy chế

(EU) số 604/2013, thiết lập các tiêu chí

và cơ chế xác định quốc gia thành viên

có trách nhiệm xem xét đơn đăng ký

bảo hộ quốc tế nộp tại một trong các

quốc gia thành viên; và yêu cầu so sánh

với dữ liệu Eurodac bởi cơ quan thực

thi pháp luật của Quốc gia thành viên

và Europol cho các mục đích thực thi

pháp luật Và sửa đổi Quy chế (EU) số

1077/2011 thành lập một Cơ quan Châu

Âu về quản lý hoạt động của các hệ

thống Công nghệ thông tin quy mô lớn

trong lĩnh vực tự do, an ninh và thực thi

công lý Quy chế (EU) số 603/2013 sẽ

bắt đầu áp dụng hai năm kể từ ngày bắt

đầu có hiệu lực và bãi bỏ Quyết định

trước đây của Hội đồng (EC) số

2725/2000 và Quyết định thực hiện

(EC) số 407/2002;

Hình ảnh 1: Sơ đồ sửa đổi các văn kiện

của CEAS từ năm 2000-2015 (16)

16

Nguồn: Nghiên cứu về thực hiện CEAS của Ban Chính sách – Nghị viện Châu Âu, trang 19 Trang web: http://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/STUD/2016/556953/IPOL_STU(2016)556953_EN.pdf Ngày truy cập: 27/05/2017.

Trang 28

Quy chế (EU) số 604/2013 (hay còn gọi là Quy chế Dublin III – Dublin III Regulation) của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng ngày 26/06/2013 về việc thiết lập các tiêu chuẩn và cơ chế để xác định các nước thành viên có trách nhiệm kiểm tra đơn đề nghị bảo hộ quốc tế nộp tại một trong các nước thành viên của một nước thứ

ba hoặc người không quốc tịch;

Quy chế (EU) số 439/2010 (hay còn gọi Quy chế văn phòng EASO - EASO Regulation) của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 19/05/2010 thành lập Văn phòng Hỗ trợ Tị nạn Châu Âu - EASO;

Chỉ thị số 2013/33/EU (hay còn gọi là Chỉ thị về Điều kiện tiếp nhận – Recast Reception Conditions Directive) của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 26/06/2013 đề ra các tiêu chuẩn, điều kiện về việc tiếp nhận người nộp đơn bảo hộ quốc tế (Chỉ thị 2013/33/EU sẽ bãi bỏ Chỉ thị Hội đồng 2003/9/EC và có hiệu lực từ ngày 21/07/2015);

Chỉ thị số 2013/32/EU (hay còn gọi là Chỉ thị về Thủ tục, quy trình tị nạn – Recast Asylum Procedures Directive) của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 26/06/2013 đề ra các thủ tục chung để cấp và thu hồi bảo vệ quốc tế (Chỉ thị 2013/32/EU sẽ bãi bỏ Chỉ thị 2005/85/EC và có hiệu lực từ ngày 21/07/2015); Chỉ thị số 2011/95/EU (hay còn gọi là Chỉ thị về Tiêu chuẩn – Recast Qualifications Directive) của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 13/12/2011 đề

ra tiêu chuẩn để xác định của công dân nước thứ ba hoặc người không quốc tịch được hưởng sự bảo vệ quốc tế theo tình trạng dành cho người tị nạn hoặc cho những người đủ điều kiện được hưởng sự bảo vệ bổ sung hoặc được hưởng trong phạm vi bảo vệ được cấp (Chỉ thị 2011/95/EU sẽ bãi bỏ Chỉ thị Hội đồng 2004/83/EC và có hiệu lực từ ngày 21/12/2013);

Chỉ thị số 2008/115/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 16/12/2008 đề ra các tiêu chuẩn và thủ tục chung ở các nước thành viên về việc trao trả lại những công dân nước thứ ba nhập cư bất hợp pháp;

Chỉ thị Hội đồng số 2001/55/EC (hay còn gọi là Chỉ thị về Bảo vệ tạm thời – Temporary Protection Directive) ngày 20/07/2001 đề ra các tiêu chuẩn tối thiểu để cấp bảo vệ tạm thời trong trường hợp có một làn sóng người di cư lớn và về các biện pháp thúc đẩy sự cân bằng của các nỗ lực giữa các nước thành viên trong việc tiếp nhận những người này và chịu ảnh hưởng hậu quả từ việc tiếp nhận đó

Chỉ thị Hội đồng số 2011/51/EU (hay còn gọi là Chỉ thị về Cư trú dài hạn – Long-term Directive) đề cập đến tình trạng của một công dân nước thứ ba là những

Trang 29

người cư trú dài hạn, sửa đổi Chỉ thị 2003/109/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu

Âu

Quyết định của Hội đồng (EU) số 2015/1601 ngày 22/09/2015, và Quyết định (EU) số 2015/1523 (hay còn gọi là Quyết định Tái định cư) ngày 14/09/2015 thiết lập các biện pháp tạm thời trong vấn đề bảo vệ quốc tế vì lợi ích của Ý và Hy Lạp; Quyết định (EU) số 516/2014 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 16/04/2014 về việc thành lập Quỹ Tị nạn, Di cư và Hội nhập, sửa đổi Quyết định của Hội đồng số 2008/381/EC và bãi bỏ các Quyết định số 573/2007/EC và số 575/2007/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu và Quyết định của Hội đồng 2007/43/EC;

Quyết định (EU) số 514/2014 của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng ngày 16/04/2014 quy định các điều khoản chung về Quỹ Tị nạn, Di cư và Hội nhập và về công cụ hỗ trợ tài chính cho hợp tác cảnh sát, ngăn ngừa, phòng chống tội phạm, và quản lý khủng hoảng;

Để đối phó với thảm kịch con người di dân, tị nạn diễn ra trên Địa Trung Hải,

Ủy ban đã thông qua Chương trình nghị Châu Âu về Di cư tháng 05/2015, nhằm tăng cường các chính sách tị nạn chung Ủy ban đưa ra đề xuất tiếp theo đối với việc cải cách Hệ thống tị nạn chung Châu Âu, được trình bày trong hai gói đề xuất lập pháp vào tháng 5 và tháng 7 năm 2016

1.2.3 Vai trò của pháp luật Liên minh Châu Âu về người tị nạn:

Từ đặc điểm và mục tiêu của Liên minh Châu Âu, có thể thấy vai trò của các quy định pháp luật Liên minh Châu Âu, đặc biệt trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn ở Châu Âu như sau:

- Là biện pháp pháp lý bên cạnh các biện pháp kinh tế, chính trị khác giúp giải quyết vấn đề người tị nạn của Liên minh Châu Âu

- Là khung cơ sở pháp lý thống nhất chung cho các quốc gia thành viên thực hiện, giải quyết vấn đề người tị nạn cho riêng từng quốc gia

- Là mối liên kết giữa các quốc gia cùng nhau giải quyết vấn đề người tị nạn Liên minh Châu Âu đã nhận thấy để giải quyết vấn đề chung của cả Liên minh thì cần phải có sự đồng lòng, chung tay của tất cả các quốc gia chứ không đơn lẻ từng quốc gia

- Giải quyết tranh chấp hoặc phân định rõ trách nhiệm của từng quốc gia thành viên trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến người tị nạn

Trang 30

Pháp luật Liên minh Châu Âu có vai trò rất quan trọng trọng việc giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn Chương 2 của Luận văn sẽ đi vào phân tích nội dung cơ bản của các quy định để làm nổi bật vai trò của pháp luật Liên minh Châu Âu

1.3 Cơ chế giám sát, đảm bảo thi hành và hỗ trợ thực hiện pháp luật về người tị nạn của Liên minh Châu Âu:

1.3.1 Các cơ quan giám sát, đảm bảo thi hành:

1.3.1.1 Ủy ban Châu Âu (European Commission – hay còn gọi là EC):

Trước hết, giới thiệu qua về cơ cấu tổ chức của Liên minh Châu Âu Liên minh Châu Âu có 7 cơ quan đó là: Hội đồng Châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Nghị viện Châu Âu, Ủy ban Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh Châu Âu và Tòa án Kiểm toán Châu Âu (Hình ảnh 2 – Nguồn: European Council)

Hình ảnh 2: Sơ đồ về hệ thống chính trị của Liên minh Châu Âu

Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng Châu Âu - European Council Quyền lập pháp – xem xét và sửa đổi luật pháp thuộc về Nghị viện Châu Âu và Hội đồng

Bộ trưởng Quyền hành pháp được giao cho Ủy ban Châu Âu và một bộ phận nhỏ thuộc về Hội đồng Châu Âu - European Council (17) Chính sách tiền tệ của khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) được quyết định bởi Ngân hàng Trung ương

17

Cần phân biệt giữa “Council of the European Union” bản chất thuộc về các quốc gia thành viên và "European Council" bản chất thuộc về Liên minh Châu Âu

Trang 31

Châu Âu Việc giải thích và áp dụng luật của Liên minh Châu Âu và các điều ước quốc tế có liên quan - quyền tư pháp - được thực thi bởi Tòa án Công lý Ngoài ra còn có một số cơ quan nhỏ khác phụ trách tư vấn cho Liên minh Châu Âu hoặc hoạt động riêng biệt trong các lĩnh vực đặc thù

Có thể thấy, Ủy ban Châu Âu (European Commission - hay gọi tắt là EC) là

cơ quan hành pháp của Liên minh Châu Âu Chủ tịch Ủy ban do chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử EC có 27 ủy viên và 01 Chủ tịch từ 27 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm Chủ tịch hiện nay của EC là Jean-Claude Juncker

Ủy ban hoạt động như một chính

quyền độc lập siêu quốc gia, tách riêng

khỏi các chính phủ; được mô tả là cơ

quan duy nhất đặt lợi ích Châu Âu lên

hàng đầu Bởi các ủy viên được các

chính phủ của các nước thành viên bổ

nhiệm, tuy nhiên các ủy viên này buộc

phải hành động một cách độc lập - trung

lập, không phụ thuộc vào ảnh hưởng của

chính phủ đã bổ nhiệm mình (18) Điều

này ngược với Hội đồng Châu Âu đại

diện cho chính phủ nước mình, Nghị

viện Châu Âu chỉ đại diện cho công dân

Châu Âu

Hình ảnh 3: Sơ đồ quyền lực

chính trị EU (Nguồn: European Commission)

Ủy ban Châu Âu có các quyền liên quan đến việc hành pháp, đề nghị lập pháp và giám sát hoạt động thực hiện pháp luật của các nước thành viên Liên minh Châu Âu, đặc biệt là những vấn đề pháp luật về người tị nạn Cụ thể:

- Quyền hành pháp của Liên minh do Hội đồng nắm giữ và Hội đồng trao cho Ủy ban một số quyền để hoạt động Tuy nhiên, Hội đồng có thể rút lại các quyền này, tự mình trực tiếp hành động, hoặc áp đặt các điều kiện cho việc sử dụng chúng Các quyền này được quy định ở các Điều 211 – 219 của Hiệp ước Rome và

bị hạn chế nhiều hơn quyền hành pháp của các cơ quan quốc gia

18

Điều 213 Hiệp ước Rome – Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu

Trang 32

- Ủy ban không giống với các thể chế khác trong các trụ cột của Liên minh Châu Âu ở chỗ là nó có quyền đề ra các sáng kiến lập pháp Tuy trong Liên minh Châu Âu Hội đồng và Nghị viện có thẩm quyền đề nghị lập pháp nhưng trong phần lớn các trường hợp, Ủy ban đề xướng phần căn bản của các đề nghị này, điều đó bảo đảm dự thảo luật của Liên minh Châu Âu được phối hợp chặt chẽ và mạch lạc

- Ủy ban có trách nhiệm bảo đảm các hiệp ước và luật được duy trì, bằng cách đưa các nước thành viên hoặc các cơ quan vi phạm ra trước Tòa án Liên minh châu Âu để xét xử

1.3.1.2 Tòa án Công lý Châu Âu (CJEU) và Tòa án Nhân quyền Châu Âu (ECtHR):

- Tòa án Công lý Châu Âu, (The Court of Justice of the European Union – gọi tắt là CJEU) tên chính thức là Tòa án Công lý (Court of Justice) là toà án tối cao của Liên minh Châu Âu giải quyết những vấn đề liên quan đến các vấn đề luật pháp của tổ chức này Là một trong những thể chế quan trọng của Liên minh Châu Âu, Tòa có nhiệm vụ giải thích luật Liên minh Châu Âu và đảm bảo việc áp dụng luật Liên minh Châu Âu một cách công bằng đối với tất cả các quốc gia thành viên Được thành lập vào năm 1952, đặt trụ sở tại Luxembourg, Tòa án Công lý Châu Âu bao gồm 27 thẩm phán, đại diện cho 27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu Phụ thuộc vào tính chất quan trọng của từng vụ việc mà hội đồng xét xử

sẽ có từ 3, 5 đến 13 thẩm phán

- Tòa án Nhân quyền Châu Âu (The European Court of Human Rights - hay gọi tắt là ECtHR) ECtHR là một tòa án siêu quốc gia, được lập ra bởi Công ước Châu Âu về Nhân quyền (gọi tắt là Công ước Nhân quyền, được bổ sung bằng các Nghị định thư, trong đó Nghị định thư số 11 có hiệu lực từ năm 1998 quy định việc thành lập Tòa án Nhân quyền Châu Âu thường trực) Đây là cấp tòa cuối cùng mà một người có thể cầu cứu khi cảm thấy nhân quyền của mình bị một nước ký kết Công ước Nhân quyền (19) vi phạm Công ước đã được thông qua dưới sự bảo trợ của Ủy ban châu Âu, tất cả 47 nước thành viên đều gia nhập Công ước này Mọi quốc gia thành viên của Hội đồng Châu Âu đều phải tham gia Công ước Đây là một trong những điều kiện để trở thành thành viên Hội đồng Châu Âu

Tòa án Nhân quyền có số thẩm phán tương đương số quốc gia thành viên, các thẩm phán được bầu bởi Nghị viện của Hội đồng Châu Âu theo nhiệm kỳ 6

19

Xem Công ước Châu Âu về Nhân quyền và các Nghị đinh thư tại trang web: http://www.echr.coe.int /Documents /Con vention_ENG.pdf Ngày truy cập: 12/06/2017

Trang 33

năm, hoạt động với tư cách độc lập chứ không phải là đại diện của quốc gia Tòa án được chia thành 5 Tòa thành viên (Sections), lãnh đạo bởi một Chánh án (President), 5 chánh tòa (Section Presidents, hai trong số này đồng thời là Phó Chánh án-Vice President) Mỗi Tòa thành viên sẽ chọn ra một Hội đồng (Chamber), bao gồm 1 Chánh tòa và sáu thẩm phán luân phiên Tòa cũng có một Đại Hội đồng (Grand Chamber) gồm 17 thẩm phán, gồm Chánh án, các Phó Chánh án và các Chánh tòa (20)

Các khiếu kiện về quyền con người chống lại các quốc gia thành viên gửi đến Tòa án Nhân quyền Châu Âu (tại Strasbourg, Pháp) sẽ được phân loại và giao cho các Tòa thành viên, sau đó được xem xét bởi một Ủy ban gồm 3 thẩm phán Ủy ban này có thể ra quyết định thụ lý hay không thụ lý vụ việc Nếu được

Ủy ban chấp thuận, khiếu nại được xem xét bởi một Hội đồng Các vụ việc quan trọng có thể được chuyển tới Đại Hội đồng Trong vòng gần 20 năm hoạt động (1998-2017), Tòa đã thụ lý và ra phán quyết về rất nhiều vụ việc, đặc biệt liên quan đến người tị nạn (21)

1.3.2 Các cơ quan hỗ trợ:

1.3.2.1 Văn phòng Hỗ trợ Tị nạn Châu Âu (EASO):

Văn phòng Hỗ trợ Tị nạn Châu Âu (European

Asylum Support Office – hay gọi tắt là EASO) được

thành lập dựa trên Quy chế (EU) 439/2010 của Nghị viện

và của Hội đồng Châu Âu ngày 19 tháng 5 năm 2010 về

việc thành lập Văn phòng Hỗ trợ Tị nạn Châu Âu (hay

còn gọi là Quy chế thành lập EASO số 439/2010)

Mục đích hình thành: Trong Kế hoạch Chính sách về Tị nạn được thông qua

vào tháng 06/2008, Ủy ban Châu Âu đã thông báo ý định phát triển Hệ thống Tị nạn chung Châu Âu - CEAS bằng cách đề xuất sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành

để đạt được sự hài hòa hóa các tiêu chuẩn áp dụng và tăng cường hỗ trợ hợp tác thực tế giữa các quốc gia thành viên, đặc biệt bằng một đề xuất lập pháp thành lập Văn phòng Hỗ trợ Tị nạn Châu Âu - EASO Mục đích EASO được thành lập nhằm cải thiện việc thực hiện Hệ thống Tị nạn chung Châu Âu (CEAS), tăng cường hợp tác trong thực tế giữa các quốc gia thành viên về tị nạn, cung cấp hoặc điều phối các

Trang 34

quy định hỗ trợ hoạt động cho các quốc gia thành viên chịu áp lực đặc biệt đối với

hệ thống tị nạn và tiếp nhận của họ (22)

Nhiệm vụ hoạt động của Văn phòng Hỗ trợ Tị nạn chung Châu Âu - EASO:

Hoạt động của Văn phòng Hỗ trợ Tị nạn chung Châu Âu tập trung vào ba nhiệm vụ chính là hỗ trợ hợp tác thực tế giữa các quốc gia thành viên về tị nạn, hỗ trợ các nước thành viên chịu áp lực đặc biệt và đóng góp vào việc thực hiện CEAS

Cụ thể:

- Hỗ trợ hợp tác thực tế về tị nạn (23): Điều phối, thúc đẩy các hoạt động cho phép trao đổi thông tin liên quan đến vấn đề tị nạn giữa các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu; Thúc đẩy các hoạt động liên quan đến thông tin của nước gốc (Thu thập thông tin chính xác có độ tin cậy cao, Soạn báo cáo, Phân tích thông tin);

Hỗ trợ quốc gia phải đối mặt với áp lực tị nạn bằng cách di dời người cần được bảo

vệ quốc tế và hỗ trợ họ tái định cư trong phạm vi lãnh thổ của Liên minh Châu Âu;

Hỗ trợ đào tạo các nhân viên có thẩm quyền của các quốc gia thành viên (nội dung đào tạo: pháp luật quốc tế về nhân quyền, pháp luật của EU về người tị nạn, kỹ năng giải quyết các đơn xin, kỹ năng phỏng vấn, ); Hỗ trợ các công việc của CEAS (trao đổi thông tin về việc tái định cư, hợp tác với nước thứ ba xây dựng hệ thống tiếp nhận người tị nạn trên cơ sở bền vững, )

- Hỗ trợ các quốc gia chịu áp lực đặc biệt (24): Thu thập và phân tích thông tin

để chuẩn bị kế hoạch đối phó với các tình huống khẩn cấp; Hỗ trợ các quốc gia thành viên (Xác định thẩm quyền theo đơn xin tị nạn để giảm áp lực với quốc gia có nhiều đơn xin tị nạn, Thiết kế các biện pháp thích hợp đối với các quốc gia tiếp nhận) nhưng không có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc ra quyết định tị nạn của các quốc gia thành viên về các đơn yêu cầu bảo vệ quốc tế

- Đóng góp vào việc thực hiện CEAS (25): Hỗ trợ, phối hợp thu thập và trao đổi thông tin giữa các cơ quan tị nạn của quốc gia thành viên và giữa Ủy ban Châu

Âu với cơ quan tị nạn của các quốc gia; Lập báo cáo đánh giá hoạt động của Văn phòng và phân tích chung về CEAS, tham gia hỗ trợ Hội đồng và Ủy ban Châu Âu

Để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình, Văn phòng hỗ trợ phải độc lập về các vấn đề kỹ thuật và phải được tự chủ về pháp luật, hành chính và tài chính Để

22

Điều 2 Quy chế thành lập EASO số 439/2010

23

Điều 3, 4, 5, 6, 7 Quy chế thành lập EASO số 439/2010

24 Điều 8, 9, 10 Quy chế thành lập EASO số 439/2010

25

Điều 11, 12 Quy chế thành lập EASO số 439/2010

Trang 35

đạt được mục đích đó, Văn phòng hỗ trợ phải là cơ quan của Liên minh Châu Âu có

tư cách pháp nhân và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo Quy chế thành lập Ngoài ra, Văn phòng hỗ trợ phối hợp chặt chẽ với Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) và, nếu phù hợp, với các tổ chức quốc tế có liên quan khác để nhận được sự hỗ trợ về chuyên môn Hơn nữa, Văn phòng hỗ trợ còn hợp tác với các cơ quan khác của Liên minh Châu Âu, đặc biệt với Cơ quan Châu Âu về kiểm soát các hoạt động hợp tác tại biên giới EU (FRONTEX) được thành lập theo Quy định của Hội đồng Châu Âu (2005) và Cơ quan Liên minh Châu Âu về các Quyền cơ bản (FRA), được thành lập theo Quy định của Hội đồng (EC) số 168/2007

Như vậy, được thành lập vào năm 2010, EASO có nhiệm vụ chính hỗ trợ chính quyền tị nạn tại các nước thành viên EU, đặc biệt là các nước đang phải chịu

áp lực tị nạn EASO đào tạo và giảng dạy cho nhân viên của các cơ quan quốc gia thành viên có liên quan với mục đích góp phần làm hài hoà hơn nữa các quy trình tị nạn và kết quả của các quyết định tị nạn ở các quốc gia thành viên EU Theo kết quả của mục đích làm hài hòa, EASO đã soạn các báo cáo về tình hình nhân quyền

và an ninh tại các quốc gia gốc của người đến Châu Âu xin tị nạn EASO cũng tham gia vào các hệ thống cảnh báo sớm, càng ngày càng tham gia nhiều hơn, tiếp cận điểm nóng, hỗ trợ chính quyền ở Hy Lạp và Ý xác định và xử lý các đơn xin tị nạn Theo Ủy ban Châu Âu, EASO đóng một vai trò quan trọng trong tương lai và

sẽ thực hiện các chính sách mới mạnh mẽ hơn, vai trò hoạt động của EASO sẽ được tăng cường để tạo điều kiện cho hoạt động của CEAS Điều này được phản ánh trong đề xuất của EC đối với Quy chế về Cơ quan Tị nạn Châu Âu vào ngày 04/05/2016, tăng cường thêm nhiệm vụ của EASO trong việc theo dõi thực hiện các tiêu chuẩn tị nạn của EU cũng như các hoạt động của nó (26)

1.3.2.2 Cơ quan kiểm soát các hoạt động hợp tác tại biên giới Châu Âu (FRONTEX) hay còn gọi Cơ quan Biên giới và Cảnh sát biển Châu Âu (EBCGA):

Cơ quan kiểm soát các hoạt động

hợp tác tại biên giới Châu Âu (The

European Agency for the Management of

Operational Cooperation at the External

26

Đề xuất đối với Quy chế của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu về Cơ quan Liên minh Châu Âu về tị nạn và bãi bỏ Quy chế (EU) số 439/2010, ngày 4/5/2016, tại Bussels, Bỉ Trang web: http://ec.europa.eu/dgs/home-affairs/whatwe- do/policies/european-agenda-migration/proposal-implementationpackage/docs/20160504/easo_proposal_en.pdf Ngày truy cập: 02/06/2017

Trang 36

Borders – hay còn gọi là Frontex)

Frontex được thành lập theo Quy chế của Hội đồng (EC) 2007/2004 và đã đi vào hoạt động vào ngày 03/10/2005 (27) Nhiệm vụ của Frontex là hỗ trợ Liên minh Châu Âu thực hiện kiểm soát biên giới và phối hợp hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong quản lý biên giới bên ngoài mỗi quốc gia thành viên để kiểm soát biên giới của mình (28)

Cụ thể, cơ quan này hỗ trợ các quốc gia thành viên đào tạo đội ngũ biên phòng quốc gia, tiến hành phân tích rủi ro thông qua Đơn vị phân tích rủi ro (Risk Analysis Unit – gọi tắt là RAU) và Mạng lưới Phân tích Rủi ro của Frontex (The Frontex Risk Analysis Network – gọi tắt là FRAN), tiến hành các nghiên cứu liên quan đến kiểm soát và giám sát các biên giới bên ngoài, giúp các quốc gia thành viên cần hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ hoạt động ở các biên giới ngoài và hợp tác với Europol và Eurojust trong việc phát hiện và ngăn ngừa tội phạm và khủng bố xuyên biên giới có tổ chức

Trước tình cảnh người tị nạn gặp nạn ở biển Địa Trung Hải vào 04/2015, một trong những phản ứng đầu tiên dựa trên Chương trình Châu Âu về Di cư là giao

nhiệm vụ cho Frontex tiến hành “Chiến dịch phối hợp Triton” để hỗ trợ các cơ

quan chức năng của Ý kiểm soát biên giới ở Địa Trung Hải Frontex cũng là một

trong những đối tác chính hỗ trợ Hy Lạp và Ý tại các điểm nóng “hotspot” mới

thành lập Tiếp đó, Quy chế (EU) 2016/1624 được thông qua (thay thế Quy chế EC 2007/2004) thành lập Lực lượng Cảnh sát Biên giới và Bờ biển Châu Âu (The European Border and Coast Guard Agency - gọi tắt làEBCGA) có vai trò và nhiệm

vụ mạnh mẽ hơn EBCGA bao gồm Frontex và các cơ quan quốc gia thành viên chịu trách nhiệm về quản lý biên giới Do đó, nó đóng góp vào việc kiểm soát, tăng cường và thống nhất biên giới bên ngoài của các nước thành viên hiệu quả, đặc biệt tìm kiếm, cứu hộ trên biển và trả lại lợi ích cho công dân nước thứ ba không có quyền ở các nước EU

27

Quy chế Hội đồng (EC) số 2007/2004 ngày 26/10/2004, được sửa đổi bởi Quy chế EC số 863/2007 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 11/07/2007 thành lập cơ chế các nhóm can thiệp nhanh vào biên giới Và được sửa đổi lần cuối cùng bởi Quy chế (EU) số 1168/2011 của Nghị viện và của Hội đồng Châu Âu ngày 25/10/2011 về việc tthành lập Cơ quan Quản lý Hợp tác Hoạt động Châu Âu tại các biên giới bên ngoài các nước thành viên của Liên minh Châu Âu

28

Quy chế (EU) số 656/2014 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 15/05/2014 thiết lập các quy tắc để giám sát các biên giới biển bên ngoài trong khuôn khổ hợp tác hoạt động phối hợp bởi Cơ quan kiểm soát các hoạt động hợp tác tại biên giới của các nước thành viên Liên minh Châu Âu

Trang 37

1.3.2.3 Các cơ quan hỗ trợ khác (29):

Văn phòng Cảnh sát Châu Âu (The European

Police Office – hay gọi tắt là Europol):

Europol giúp lực lượng Cảnh sát Liên minh Châu Âu cải thiện hợp tác trong việc phòng chống các tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất như khủng bố, buôn bán

ma túy và buôn lậu người Europol còn trợ giúp thực thi pháp luật quốc gia bao gồm việc tạo điều kiện trao đổi thông tin, cung cấp các phân tích hình sự, cũng như giúp

đỡ và điều phối các hoạt động xuyên biên giới Không giống như các lực lượng cảnh sát quốc gia, Europol không có bất kỳ quyền tự do điều tra hoặc cưỡng chế nào Ban đầu Europol được thành lập trên cơ sở một Công ước do các nước Châu

Âu ký vào năm 1995, Europol đã hoạt động từ năm 1999 Ngày 01/01/2010, cơ quan này đã được bổ nhiệm là một cơ quan của EU Europol có trụ sở tại The Hague (Hà Lan)

Cơ quan Liên minh Châu Âu về Đào tạo

Thực thi Pháp luật (The European Union Agency

for Law Enforcement Training – hay còn gọi tắt là

CEPOL):

CEPOL là một cơ quan của Liên minh Châu Âu có nhiệm vụ phát triển, thực hiện và phối hợp đào tạo cho các quan chức thực thi pháp luật Kể từ ngày 01/07/2016, ngày có hiệu lực của Quy chế mới (30), tên chính thức của CEPOL là Cơ quan Liên minh Châu Âu về Đào tạo Thực thi Pháp luật Trụ sở CEPOL đặt tại Budapest, Hungary CEPOL góp phần tạo nên một Châu Âu an toàn hơn thông qua việc tạo điều kiện hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các quốc gia thành viên EU và một số nước thứ ba về các vấn đề trong lĩnh vực an ninh CEPOL kết hợp mạng lưới

cơ sở đào tạo cho các cơ quan thực thi pháp luật ở các nước thành viên EU và hỗ trợ

họ đào tạo an ninh, hợp tác thực thi pháp luật và trao đổi thông tin CEPOL cũng làm việc với các cơ quan EU, các tổ chức quốc tế và các nước thứ ba để đảm bảo các mối đe dọa an ninh nghiêm trọng được giải quyết bằng cách phối hợp giữa tất

Trang 38

Cơ quan Hệ thống Công nghệ thông

tin quy mô lớn (EU Agency for large-scale

IT systems – hay còn gọi tắt là eu-LISA):

Eu-LISA, Cơ quan của Liên minh Châu Âu chịu trách nhiệm quản lý vận hành Hệ thống Công nghệ thông tin quy mô lớn, bắt đầu hoạt động vào ngày 01/12/2012 Nó đã hoàn thành nhiệm vụ quản lý vận hành cho Hệ thống thông tin Schengen (SIS II), Hệ thống thông tin Visa (VIS) và Cơ sở dữ liệu vân tay (EURODAC) Nhiệm vụ eu-LISA là đảm bảo rằng các hệ thống này hoạt động liên tục 24/24/7 Các nhiệm vụ khác bao gồm việc áp dụng các biện pháp an ninh cần thiết để bảo đảm an toàn và toàn vẹn dữ liệu cũng như tuân thủ các quy định bảo vệ

dữ liệu Trụ sở chính của eu-LISA đặt tại Tallinn (Estonia), trong khi đó quản lý hoạt động được thực hiện tại Strasbourg (Pháp)

Tóm tắt nội dung Chương 1:

Chương 1 nêu khái quát về pháp luật Châu Âu về người tị nạn Trước hết, Luận văn tóm lược qua về khái niệm của người tị nạn trong pháp luật quốc tế và pháp luật của Liên minh Châu Âu Từ đó, rút ra được những đặc điểm riêng của người tị nạn nhằm phân biệt với những nhóm người khác hiện nay Tiếp đó, Chương 1 đi vào tìm hiểu khái quát về hệ thống pháp luật về người tị nạn của Liên minh Châu Âu Trong đó, Luận văn khái quát về các đặc trưng của pháp luật Châu

Âu về người tị nạn, mục tiêu xây dựng chính sách pháp luật của Liên minh Châu Âu

để từ đó rút ra vai trò của pháp luật Liên minh trong cuộc khủng hoảng người tị nạn Bên cạnh đó, để thực hiện pháp luật cần có cơ chế để đảm bảo thực hiện, giám sát

và hỗ trợ các quốc gia thành viên và Liên minh Châu Âu, phần cuối Chương 1 Luận văn giới thiệu khái quát về cơ chế đó

Sang tới Chương 2, Luận văn sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể hơn về những nội dung cơ bản của các quy định trong các văn bản pháp luật về người tị nạn của Liên minh Châu Âu

Trang 39

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ NGƯỜI TỊ NẠN

2.1 Nguyên tắc chung của Châu Âu đối với các chính sách, quy định pháp luật về người tị nạn:

Khi thực hiện mục tiêu là xây dựng Hệ thống tị nạn chung Châu Âu CEAS và các văn bản pháp luật tị nạn, các quốc gia thành viên phải đảm bảo thực hiện

nguyên tắc không trục xuất - “non-refoulement principle” (31) Nguyên tắc này được coi là nội dung quan trọng của pháp luật tị nạn và nhập cư của Liên minh Châu Âu

2.1.1 Cơ sở pháp lý và nội dung của nguyên tắc:

Nguyên tắc bắt nguồn từ Điều 33 quy định về việc không trục xuất của Công ước Geneva năm 1951 của Liên Hợp quốc, các văn kiện quốc tế về quyền con người và sau này được tái khẳng định trong các văn bản pháp luật về nhân quyền nói chung và văn bản pháp luật riêng về người tị nạn của Liên minh Châu Âu Nội

dung của nguyên tắc như sau: “Không quốc gia nào được trục xuất hoặc bắt người

tị nạn hồi hương bằng bất kỳ hình thức nào đến biên giới thuộc những lãnh thổ nơi

mà cuộc sống hay sự tự do của người ấy bị đe doạ vì các lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, hay vì lý do là thành viên của các nhóm xã hội nhất định, hay bởi quan điểm chính trị” (32)

Cần lưu ý ở nội dung của nguyên tắc các điểm sau:

Trước hết, tính bắt buộc của nguyên tắc Nguyên tắc không mang tính chất

khuyến nghị các quốc gia thành viên mà mang tính bắt buộc Hơn nữa, theo đa số các học giả thì nguyên tắc được công nhận bởi hầu hết các quốc gia như là một

nguyên tắc “jus cogens” (nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế mà cộng đồng

quốc tế các quốc gia chấp nhận như là một quy tắc bắt buộc) Vì nguyên tắc không trục xuất được coi như là một tập quán quốc tế, nên các quốc gia đều bị ràng buộc bởi nó cho dù quốc gia đó có tham gia Công ước Geneva 1951 hay không Do đó,

tất cả các nước đều cấm trục xuất người tị nạn dưới bất kỳ hình thức nào trở lại

các quốc gia hoặc lãnh thổ nơi cuộc sống hoặc tự do của họ có thể bị đe doạ bởi chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch

Thứ hai, nguyên tắc nhấn mạnh không trục xuất người tị nạn trở lại các quốc

gia hoặc lãnh thổ nơi cuộc sống hoặc tự do của họ có thể bị đe doạ bởi chủng

Khoản 1 Điều 33 Công ước Geneva năm 1951 – Công ước Geneva về quyền và vị thế của người tị nạn năm 1951, được

bổ sung bởi Nghị định thư 1967

Trang 40

tộc, tôn giáo, quốc tịch Có thể thấy, nguyên tắc đề cao đến quyền con người cho

tất cả mọi người, không phân biệt đối xử – bao gồm quyền sống, không bị tra tấn, bị đối xử hoặc trừng phạt độc ác, vô nhân đạo hay hạ nhục và quyền tự do, được đảm bảo an ninh của con người Nguyên tắc lưu ý đến việc hành động trục xuất họ trở về quốc gia hoặc lãnh thổ đó, nơi mà cuộc sống hoặc tự do của họ có thể bị đe doạ bởi chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch sẽ không được phép chấp nhận

Nguyên tắc không trục xuất là nội dung quan trọng của pháp luật về người tị nạn, di cư quốc tế nói chung và của Liên minh Châu Âu nói riêng Chính vì vậy, nguyên tắc này được thể hiện trong các văn bản pháp luật chung về nhân quyền của Liên minh Châu Âu như: Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh Châu Âu (CFREU) năm 2000 (Điều 18 quy định về Quyền tị nạn, Điều 19 quy định về Bảo

vệ trong trường hợp trục xuất, dẫn độ); Công ước về Nhân quyền Châu Âu – Nghị định thư 04 (Điều 4 Cấm trục xuất tập thể) Bên cạnh đó, nguyên tắc được đề cập trong phần mở đầu của hầu hết tất cả các văn bản pháp luật riêng về tị nạn như: trong các Quy chế, Chỉ thị được ban hành bởi Nghị viện và Hội đồng Châu Âu Nguyên tắc còn dẫn đến việc ban hành đạo luật thông qua một tình trạng cụ thể và riêng biệt dành cho những người tuy chưa được cấp tình trạng tị nạn nhưng

do lo ngại nếu bị bắt buộc hồi hương sẽ bị ngược đãi nên họ sẽ được cấp tình trạng

riêng - được gọi là “bảo vệ bổ sung” (subsidiary protection) theo Chỉ thị về Tiêu

chuẩn số 2011/95/EU Bên cạnh đó, Điều 3 Công ước Nhân quyền Châu Âu cũng

nêu rõ“Không một ai có thể là đối tượng của sự ngược đãi hoặc của sự đối xử vô

nhân đạo hoặc sự trừng phạt” (33)

Chỉ thị về Tiêu chuẩn 2011/95/EU còn đề ra tiêu

chuẩn để xác định của công dân nước thứ ba hoặc người không quốc tịch được hưởng sự bảo vệ quốc tế theo quy chế dành cho người tị nạn hoặc cho những người

đủ điều kiện được hưởng sự bảo vệ bổ sung hoặc được hưởng trong phạm vi bảo vệ được cấp (34)

2.1.2 Ngoại lệ của nguyên tắc:

Nguyên tắc không trục xuất là một nguyên tắc cơ bản và bắt buộc đối với các quốc gia Tuy nhiên, nguyên tắc cũng có ba trường hợp ngoại lệ (35):

33

Tuy nhiên, trong thực tế các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu thường vi phạm Điều 3 của Công ước Nhân

quyền và Nguyên tắc “không trục xuất” Xem cụ thể tại Mục 2.2.4 của Luận văn

Ngày đăng: 14/03/2019, 20:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
22. Quyết định của Hội đồng 2007/435/EC ngày 25/06/2007 thành lập Quỹ Châu Âu dành cho sự hội nhập của công dân nước thứ ba trong giai đoạn 2007- 2013, một phần của Chương trình chung “Liên kết và Quản lý các luồng di cư” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Liên kết và Quản lý các luồng di cư
27. Francesco Cherubini (2014), Asylum Law in the European Union, Nxb. Routledge, Anh, tr. 196, 199 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Asylum Law in the European Union
Tác giả: Francesco Cherubini
Nhà XB: Nxb. Routledge
Năm: 2014
29. Dimas Kuncoro Jati (2015), ASEAN can learn from Europe’s refugee crisis, Tạp chí New Mandala Sách, tạp chí
Tiêu đề: ASEAN can learn from Europe’s refugee crisis
Tác giả: Dimas Kuncoro Jati
Năm: 2015
30. Tomaasz Kramer (2011), Main characteristics of EU Law Relations between EU law and National Legal Systems, European Centre for Judges and Lawyers, EIPA Luxembourg, tr. 18, 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Main characteristics of EU Law Relations between EU law and National Legal Systems
Tác giả: Tomaasz Kramer
Năm: 2011
31. Kilian Spander (01/2017), What can ASEAN teach the EU?, Tạp chí The Diplomat Sách, tạp chí
Tiêu đề: What can ASEAN teach the EU
32. Cơ quan quản lý Nội vụ và Di cư (của Ủy Ban Châu Âu) (12/2015), Final Report of evaluation of The Dublin III Regulation, tr. 5, 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Final Report of evaluation of The Dublin III Regulation
33. Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm (2016), Cơ chế bảo vệ quyền con người ở một số nước ASEAN và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Dân chủ &Pháp luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế bảo vệ quyền con người ở một số nước ASEAN và kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả: Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm
Năm: 2016
34. Phạm Hồng Hạnh, (09/2015), Quy định của Liên minh châu Âu về người tị nạn và một số kinh nghiệm đối với ASEAN, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 17-23.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định của Liên minh châu Âu về người tị nạn và một số kinh nghiệm đối với ASEAN
1. Công ước Geneva về vị thế của người tị nạn năm 1951 của Liên Hợp Quốc được thông qua ngày 28/07/1951, có hiệu lực từ ngày 22/04/1954 Khác
2. Nghị định thư về vị thế của người tị nạn năm 1967 được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 16/12/1966, có hiệu lực từ ngày 04/10/1967 Khác
4. Hiệp ước Amsterdam sửa đổi Hiệp ước của Liên minh Châu Âu, và các Hiệp ước thiết lập Cộng đồng Châu Âu và các hành động có liên quan Khác
5. Hiệp ước Hiệp ước Nice sửa đổi Hiệp ước của Liên minh Châu Âu, và các Hiệp ước thiết lập Cộng đồng Châu Âu và các hành động có liên quan Khác
6. Hiệp ước Lisbon về việc sửa đổi Hiệp ước Liên minh Châu Âu và Hiệp ước thành lập Cộng đồng chung Châu Âu Khác
10. Quy chế (EU) số 604/2013 (hay Quy chế Dublin III) của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng ngày 26/06/2013 về việc thiết lập các tiêu chuẩn và cơ chế để xác định các nước thành viên có trách nhiệm kiểm tra đơn đề nghị bảo hộ quốc tế nộp tại một trong các nước thành viên của một nước thứ ba hoặc người không quốc tịch Khác
11. Quy chế (EU) số 656/2014 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 15/05/2014 thiết lập các quy tắc để giám sát các biên giới biển bên ngoài trong khuôn khổ hợp tác hoạt động phối hợp bởi Cơ quan kiểm soát các hoạt động hợp tác tại biên giới của các nước thành viên Liên minh Châu Âu Khác
12. Quy chế (EU) số 439/2010 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 19/05/2010 thành lập Văn phòng Hỗ trợ Tị nạn Châu Âu – EASO Khác
14. Quy chế (EU) 2015/2219 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 25/11/2015 về Cơ quan Đào tạo thực thi Pháp luật của Liên minh Châu Âu (CEPOL) và thay thế và bãi bỏ Quyết định của Hội đồng số 2005/681/JHA Khác
15. Chỉ thị số 2013/33/EU (hay Chỉ thị về Điều kiện tiếp nhận) của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu 26/06/2013 đề ra các tiêu chuẩn, điều kiện về việc tiếp nhận người nộp đơn bảo hộ quốc tế (Chỉ thị 2013/33/EU sẽ bãi bỏ Chỉ thị Hội đồng 2003/9/EC và có hiệu lực từ ngày 21/07/2015) Khác
16. Chỉ thị số 2013/32/EU (hay Chỉ thị về Thủ tục, quy trình tị nạn) của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 26/06/2013 đề ra các thủ tục chung để cấp và thu hồi bảo vệ quốc tế (Chỉ thị 2013/32/EU sẽ bãi bỏ Chỉ thị 2005/85/EC và có hiệu lực từ ngày 21/07/2015) Khác
18. Chỉ thị số 2008/115/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 16/12/2008 đề ra các tiêu chuẩn và thủ tục chung ở các nước thành viên về việc trao trả lại những công dân nước thứ ba nhập cư bất hợp pháp Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w