CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ NGƯỜI TỊ NẠN
2.4. Các quyền cơ bản của người đã được cấp bảo hộ quốc tế và người đang nộp đơn xin cấp bảo hộ quốc tế
Những người nộp đơn sau khi được cấp tình trạng tị nạn hay bảo vệ bổ sung, sẽ được cung cấp thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh từ tình trạng mới của họ và các thành viên trong gia đình họ. Các nước thành viên có nghĩa vụ duy trì sự đoàn kết của gia đình (83). Các quốc gia thành viên được yêu cầu phải cung cấp các quyền lợi cho những người được cấp tình trạng tị nạn hoặc bảo vệ bổ sung. Bên
83 Điều 23 Chỉ thị về Tiêu chuẩn 2011/95/EU.
cạnh đó, những người đang làm thủ tục nộp đơn đề nghị bảo hộ quốc tế, tuy chưa có quyết định chính thức của cơ quan nước thành viên có thẩm quyền nhưng họ cũng được hưởng một số quyền lợi cơ bản.
2.4.1. Quyền được cấp giấy phép cư trú
Quyền cư trú là một trong những quyền cơ bản nhất. Tuy nhiên, quyền cư trú chỉ hợp pháp nếu như được cấp giấy phép cư trú. Những người được cấp tình trạng tị nạn phải được cấp một giấy phép cư trú hợp lệ có thời hạn ít nhất là ba năm, có thể được gia hạn. Các thành viên gia đình của những người được cấp tình trạng tị nạn được cấp giấy phép cư trú có thời hạn dưới ba năm và có thể được gia hạn nhằm mục đích duy trì sự đoàn kết gia đình những người tị nạn. Còn những người được cấp tình trạng bảo vệ bổ sung và gia đình của họ có quyền được cấp một giấy phép cư trú hợp lệ có thời hạn ít nhất một năm và có thể được gia hạn (84).
Tuy nhiên, đối với những người đang nộp đơn đề nghị bảo hộ quốc tế, họ chỉ có quyền được ở lại với mục đích duy nhất là chờ thủ tục xem xét đơn đề nghị mà không được quyền xin cấp giấy phép cư trú ở các nước thành viên mà họ nộp đơn cho đến khi các cơ quan có thẩm quyền quyết định về trường hợp của họ (85). Ngoài ra, trong một số trường hợp ngoại lệ, những người đang nộp đơn sẽ không được quyền ở lại. Ví dụ: người đó nộp đơn đề nghị tiếp theo nhưng không được kiểm tra lại theo quy định mà chỉ nhằm trì hoãn quyết định trục xuất, buộc hồi hương khỏi lãnh thổ nước thành viên (86),....
2.4.2. Quyền được cấp các giấy tờ thông hành
Bên cạnh quyền cư trú, quyền được đi lại tự do cũng là một vấn đề mà những người tị nạn, người đề nghị bảo hộ quốc tế quan tâm đến. Các giấy tờ thông hành -
“Travel document” hay còn được gọi là Hộ chiếu Geneva - “Geneva Passport”
được trao cho những người được cấp tình trạng tị nạn theo mẫu quy định trong Biểu cam kết của nước thành viên với Công ước để họ đi lại bên ngoài lãnh thổ của nước chủ nhà và quay trở lại nước đó để cư trú, trừ khi có những lý do an ninh hoặc lo ngại trật tự công cộng. Còn người được cấp tình trạng bảo vệ bổ sung, nhưng không được cấp hộ chiếu quốc gia, được cấp giấy tờ riêng cho các mục đích đi lại bên ngoài quốc gia, trừ trường hợp vì lý do an ninh, hoặc lo ngại trật tự công cộng (87).
84 Điều 24 Chỉ thị về Tiêu chuẩn 2011/95/EU.
85 Điều 9 Chỉ thị về Thủ tục chung 2013/32/EU.
86 Khoản 1 Điều 41 Chỉ thị về Thủ tục chung 2013/32/EU.
87 Điều 25 Chỉ thị về Tiêu chuẩn 2011/95/EU.
Các nước thành viên cũng phải cho phép những người đang nộp đơn di chuyển tự do trong phạm vi lãnh thổ, hoặc trong một khu vực được giao cho họ.
Khu vực được giao không ảnh hưởng đến điều kiện sống và phải đảm bảo quyền tiếp cận các quyền lợi khác của người đang đề nghị cấp bảo hộ quốc tế. Quốc gia có thể cấp phép cho người tạm thời rời khỏi khu vực cư trú (88).
Bên cạnh quyền được cư trú, quyền đi lại tự do, các quyền được tiếp cận với các hoạt động xã hội, việc làm, giáo dục, y tế cũng quan trọng, đây là các quyền cơ bản của con người cần được đảm bảo.
2.4.3. Quyền tiếp cận việc làm, đào tạo và dạy nghề
Quyền tiếp cận việc làm, đào tạo và dạy nghề Các nước thành viên phải cho phép người tị nạn và những người được cấp tình trạng bảo vệ bổ sung được thuê làm việc hoặc tự làm chủ, tùy thuộc vào quy định áp dụng chung cho các ngành nghề và dịch vụ công cộng, ngay sau khi họ được cấp tình trạng tị nạn. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo các hoạt động cũng như cơ hội giáo dục liên quan đến việc làm cho người lớn, đào tạo nghề, bao gồm các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thực tế và các dịch vụ tư vấn do văn phòng lao động cung cấp cho người được cấp bảo vệ quốc tế như là công dân của nước minh. Người tị nạn phải được trả công theo quy định của pháp luật về thù lao và có quyền tiếp cận với hệ thống an sinh xã hội liên quan đến các hoạt động tự làm chủ việc làm hoặc và các điều kiện khác của việc làm (89).
Bên cạnh đó, tuy chưa được chính thức cấp bảo hộ quốc tế chính thức nhưng các quốc gia thành viên được yêu cầu phải đảm bảo người đang nộp đơn tiếp cận vào các thị trường lao động không muộn hơn chín tháng kể từ ngày nộp đơn đề nghị bảo hộ quốc tế. Các điều kiện cho việc tiếp cận phải phù hợp với pháp luật quốc gia
(90). Người nộp đơn cũng phải có quyền tiếp cận với đào tạo nghề cho dù họ có quyền tiếp cận các thị trường lao động hay không (91).
2.4.4. Quyền được tiếp cận giáo dục
Giáo dục là một quyền cơ bản của con người và là điều kiện tiên quyết để thực hiện các quyền khác của con người, đặc biệt là đối tượng trẻ em, người chưa thành niên. Vì thế, tất cả những người chưa thành niên được cấp tình trạng bảo vệ
88 Điều 7 Chỉ thị về Điều kiện tiếp nhận 2013/33/EU.
89 Điều 26 Chỉ thị về Tiêu chuẩn 2011/95/EU.
90 Điều 15 Chỉ thị về Điều kiện tiếp nhận 2013/33/EU.
91 Điều 16 Chỉ thị về Điều kiện tiếp nhận 2013/33/EU.
quốc tế có quyền tiếp cận đầy đủ các hệ thống giáo dục, theo các điều kiện tương tự như công dân của quốc gia tiếp nhận. Người lớn phải được quyền tiếp cận hệ thống giáo dục chung, đào tạo thêm, hoặc đào tạo lại, theo các điều kiện tương tự như những công dân nước thứ ba cư trú hợp pháp (92).
Bên cạnh đó, các nước thành viên có nghĩa vụ cung cấp cho người thân chưa thành niên của người nộp đơn và người nộp đơn là những người chưa thành niên được tiếp cận hệ thống giáo dục của quốc gia thành viên trong điều kiện tương tự như công dân của nước thành viên trong vòng ba tháng kể từ ngày đơn được nộp.
Chính phủ quốc gia phải cung cấp các lớp học dự bị, bao gồm các lớp học ngôn ngữ, lớp học kỹ năng cho trẻ chưa thành niên khi cần thiết nhằm tạo điều kiện cho sự tiếp cận giáo dục của họ (93).
2.4.5. Phúc lợi xã hội và chăm sóc sức khỏe
Những người được cấp bảo vệ quốc tế phải nhận được trợ cấp xã hội bình đẳng với của các công dân của các nước thành viên. Quốc gia thành viên có thể hạn chế trợ cấp xã hội cấp đối với những người được cấp bảo vệ bổ sung vì lợi ích cơ bản, những lợi ích sau đó sẽ được cung cấp theo các điều kiện tương tự như áp dụng cho công dân (94).
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 47 của Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh Châu Âu đảm bảo quyền được hưởng chế độ y tế hiệu quả cho mọi người. Vậy nên những người được cấp bảo hộ quốc tế cũng phải có quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe theo các điều kiện tương tự như công dân của các nước thành viên đã cấp bảo vệ, đặc biệt đối với những người trong trường hợp đặc biệt như:
phụ nữ có thai, người khuyết tật, người bị ngược đãi, tra tấn, hoặc trẻ chưa thành niên là nạn nhân bị lạm dụng, bỏ rơi, bị đối xử vô nhân đạo,....(95).
Trong thực tế, một số nước thành viên vi phạm chế độ pháp lý chung của EU về các vấn đề giam giữ người tị nạn, tình trạng của các cơ sở tiếp nhận không đầy đủ, và tình trạng thiếu thốn thuốc men. ECtHR phát hiện tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng đặc biệt trong hệ thống tị nạn ở Hy Lạp; và do đó các nước thành viên bị cấm gửi người tị nạn trở về Hy Lạp - quốc gia nhập cảnh đầu tiên, theo Quy chế Dublin. Hệ thống Dublin đã được xác định là vấn đề chính của Hệ thống tị nạn
92 Điều 27 Chỉ thị về Tiêu chuẩn 2011/95/EU.
93 Điều 14 Chỉ thị về Điều kiện tiếp nhận 2013/33/EU
94 Điều 29 Chỉ thị về Tiêu chuẩn 2011/95/EU
95 Điều 30 Chỉ thị về Tiêu chuẩn 2011/95/EU
chung Châu Âu - CEAS vì nó đặt ra gánh nặng cho các nước nhập cảnh đầu tiên. Ví dụ trường hợp của M.S.S. v. Bỉ và Hy Lạp nói về điều kiện sống ở các trung tâm tiếp nhận ở Hy Lạp. Một công dân Afghanistan vào EU thông qua Hy Lạp và sau đó đi đến Bỉ, nơi ông xin tị nạn. Trên cơ sở Quy chế Dublin, ông bị gửi trở lại Hy Lạp là quốc gia đầu tiên ông nhập cảnh vào EU. Ở đó, ông bị giữ trong trại giam, trong một căn phòng nhỏ với hai mươi người bị tạm giữ khác và bị hạn chế tiếp cận với cơ sở vệ sinh. Năm 2011, Hội đồng xét xử của ECtHR thấy rằng Hy Lạp đã vi phạm Điều 3 của Công ước Nhân quyền, cũng như Điều 13, về quyền được hưởng đãi ngộ hiệu quả, bởi vì sai sót trong thủ tục tị nạn của Hy Lạp. Hội đồng cũng thấy rằng Bỉ vi phạm Điều 3, bởi vì chuyển người nộp đơn đến Hy Lạp để anh ta phải sống trong điều kiện sinh sống khắc nghiệt và chịu thủ tục tị nạn thiếu sót của Hy Lạp.
Đối với những người đang nộp đơn bảo hộ quốc tế, tuy không được hưởng các trợ cấp xã hội và điều kiện chăm sóc sức khỏe tương tự như đối với công dân của nước chủ nhà nhưng họ cũng có quyền nhận được hỗ trợ xã hội và y tế cơ bản.
Chỉ thị về Điều kiện tiếp nhận 2013/33/EU đòi hỏi thành viên EU cung cấp điều kiện tiếp nhận vật chất (tức là nhà ở, thực phẩm, quần áo) và chăm sóc y tế để đảm bảo một tiêu chuẩn sống phù hợp và đảm bảo phúc lợi vật chất và tinh thần của người nộp đơn đề nghị bảo hộ quốc tế. Việc chăm sóc sức khỏe được cung cấp phải bao gồm dịch vụ chăm sóc khẩn cấp tối thiểu và điều trị các bệnh tật và các rối loạn tinh thần nghiêm trọng. Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng các ứng viên được chăm sóc y tế cần thiết, bao gồm một dịch vụ chăm sóc khẩn cấp tối thiểu và điều trị thiết yếu các bệnh tật và các rối loạn tinh thần nghiêm trọng (96).
Các điều kiện tiếp nhận các vật chất có thể được cung cấp bằng hiện vật, trong hình thức khuyến mãi, hoặc thông qua trợ cấp tài chính, hoặc kết hợp cả ba, bao gồm cả trợ cấp chi phí hàng ngày (97). Các quốc gia cũng có quyền yêu cầu người nộp đơn chi trả hoặc đóng góp các điều kiện vật chất và chi phí chăm sóc sức khỏe, nếu người nộp đơn có đủ khả năng tài chính để làm điều đó (98). Nhà ở được cung cấp, có thể là các trung tâm lưu trú, cơ sở dùng để kiểm tra các ứng viên trong quá trình làm thủ tục tiếp nhận, hoặc thậm chí căn hộ, nhà ở, khách sạn hoặc chuyển
96 Điều 19 Chỉ thị về Điều kiện tiếp nhận 2013/33/EU.
97 Khoản g Điều 2 Chỉ thị về Điều kiện tiếp nhận 2013/33/EU.
98 Khoản 4 Điều 17 Chỉ thị về Điều kiện tiếp nhận 2013/33/EU.
đổi thành nhà. Khi sắp xếp nơi ở, các nước thành viên phải cân nhắc đến độ tuổi và giới tính, và nhu cầu của những người dễ bị tổn thương (99).
2.4.6. Quyền tiếp cận thông tin pháp lý
Đây là quyền đặc biệt và quan trọng mà các quốc gia thành viên dành cho những người đang trong quá trình nộp đơn, vì họ là những người cần hỗ trợ pháp lý hơn hết trong khi đệ đơn. Trong suốt quá trình thực hiện thủ tục ban đầu, các nước thành viên được yêu cầu phải cung cấp thông tin về pháp lý và thủ tục miễn phí bằng một ngôn ngữ mà người nộp đơn hiểu. Trường hợp có quyết định từ chối cấp bảo hộ quốc tế, chính quyền quốc gia cũng cung cấp thông tin liên quan đến các quyền khiếu nại (100). Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng những người nộp đơn có cơ hội để tìm kiếm sự trợ giúp pháp lý vừa phải với chi phí của họ về các vấn đề liên quan đến đơn xin của họ, kể cả trong trường hợp có quyết định từ chối.
Các nước thành viên EU phải đảm bảo những người nộp đơn xin bảo vệ quốc tế được hưởng những đảm bảo sau đây: (a) Được thông báo bằng một ngôn ngữ mà họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong suốt quá trình làm thủ tục và nhận được các dịch vụ của thông dịch viên, nếu cần thiết; (b) Có cơ hội trao đổi với Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn hoặc tổ chức khác đề nghị cung cấp trợ giúp pháp lý; và (c) Được thông báo về quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong khoảng thời gian hợp lý và kết quả của các quyết định.
2.4.7. Bảo lãnh cho người nộp đơn bị giam giữ
Nhìn chung, việc tạm giữ người nộp đơn đề nghị bảo hộ quốc tế không được phép; Các nước thành viên phải xem xét lựa chọn thay thế tạm giam, nếu có thể, phù hợp với luật pháp quốc gia. Tuy nhiên, các ứng viên như sau có thể bị giữ nếu thuộc các trường hợp cụ thể sau đây: (a) để xác minh quốc tịch hay nhận dạng của người nộp đơn; (b) để xác định các nội dung mà các đơn xin để bảo vệ quốc tế dựa vào; (c) để xem xét liệu người nộp đơn có quyền vào lãnh thổ của một nước thành viên hay không; (d), nơi người nộp đơn là đối tượng bị trả lại; hoặc (e) để bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng (101).
Việc tạm giữ người nộp đơn phải ra lệnh bằng văn bản của cơ quan tư pháp hoặc cơ quan chính quyền phù hợp, trong đó nêu rõ căn cứ để tạm giam, càng súc tích càng tốt. Bất kể cơ quan nào ra quyết định tạm giam, quyết định phải được xem
99 Khoản 1, 3 Điều 18 Chỉ thị về Điều kiện tiếp nhận 2013/33/EU.
100 Khoản 1, 2 Điều 2 Quy chế Dublin III.
101 Điều 8 Chỉ thị về Điều kiện tiếp nhận 2013/33/EU.
xét tính pháp lý trong khoảng thời gian hợp lý theo yêu cầu của người nộp đơn hoặc mặc nhiên. Hơn thế nữa, người nộp đơn phải có quyền tiếp cận đại diện pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí. Các nước thành viên có thể tạo điều kiện tiếp cận miễn phí đối với các trường hợp người nộp đơn bị giam giữ ko đủ nguồn lực tài chính, và đối với các dịch vụ pháp lý, có thể hạn chế tiếp cận tới một số dịch vụ pháp lý được chỉ định theo luật quốc gia (102).
Có thể thấy được, với những đối tượng là người đã được nước thành viên cấp bảo hộ quốc tế, quyền cơ bản và lợi ích của họ sẽ được quốc gia đảm bảo và tạo mọi điều kiện hỗ trợ ngang bằng với các công dân trong nước. Còn đối với người đang trong quá trình đệ đơn và chưa có quyết định chính thức của cơ quan quốc gia có thẩm quyền, họ vẫn sẽ được chính phủ nước mà họ đệ đơn đảm bảo một số quyền con người theo pháp luật quốc tế, tuy nhiên quyền của họ bị giới hạn.
Bên cạnh đó, người được cấp bảo hộ quốc tế cũng như người đang nộp đơn có một số nghĩa vụ với quốc gia thành viên cấp hoặc đang xem xét đơn của họ: Tuân thủ và thực hiện theo các quy định của pháp luật, các biện pháp quốc gia để đảm bảo duy trì an toàn, trật tự công cộng (103); người nộp đơn có nghĩa vụ cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền các tài liệu cần thiết để chứng minh cho đơn đề nghị bảo hộ quốc tế.