Các nội dung về quy trình

Một phần của tài liệu Quy định của liên minh châu âu về người tị nạn và kinh nghiệm đối với ASEAN (Trang 52 - 57)

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ NGƯỜI TỊ NẠN

2.3. Thủ tục cấp bảo hộ quốc tế

2.3.1. Các nội dung về quy trình

Chỉ thị về Thủ tục chung số 2013/32/EU cho cấp và rút bảo hộ quốc tế áp dụng cho tất cả các đơn xin cấp bảo vệ quốc tế được thực hiện trong lãnh thổ EU, bao gồm tại các đường biên giới, lãnh hải, hoặc vùng quá cảnh của các quốc gia thành viên. Nó cũng áp dụng cho việc rút bảo hộ quốc tế.

Đơn đề nghị bảo vệ quốc tế là đơn yêu cầu nhận được sự bảo vệ từ một quốc gia thành viên EU. Chủ thể của đơn đề nghị là công dân nước thứ ba hoặc người không quốc tịch, người đang tìm kiếm tị nạn hoặc bảo vệ bổ sung” (56).

Người nộp đơn là công dân nước thứ ba hoặc người không quốc tịch đã nộp

54 Khoản 2 Điều 4 Chỉ thị về Tiêu chuẩn 2011/95/EU.

55 Điều 3 Chỉ thị về Tiêu chuẩn 2011/95/EU.

56 Khoản h Điều 2 Chỉ thị về Tiêu chuẩn 2011/95/EU.

đơn đề nghị bảo hộ quốc tế mà chưa có quyết định cuối cùng” (57).

Đăng ký đơn đề nghị bảo hộ quốc tế phải được thực hiện trong vòng ba ngày sau khi được nộp cho cơ quan có thẩm quyền theo luật quốc gia. Thời hạn ba ngày có thể kéo dài thêm ba ngày nữa, nếu đơn xin được gửi đến cơ quan có thẩm quyền khác có khả năng nhận đơn đó, nhưng không có thẩm quyền để đăng ký theo luật quốc gia (58). Nếu phải đối mặt với một số lượng lớn các ứng viên, những người cần phải nộp đơn đề nghị bảo hộ quốc tế, thời hạn đăng ký có thể được mở rộng đến mười ngày (59). Các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng người nộp đơn có thể nộp đơn cho cơ quan thích hợp.

Chỉ thị về các thủ tục chung đòi hỏi các nước thành viên EU phải bổ nhiệm những nhân viên được trang bị đầy đủ kiến thức để xử lý tất cả các yêu cầu gửi đến.

Ngoài ra, nhân viên phải được đào tạo dưới sự hướng dẫn và đào tạo phát triển của Văn phòng Hỗ trợ Tị nạn châu Âu (EASO) (60); ví dụ, họ phải chú ý và có biện pháp xử lý thích hợp khi gặp trường hợp người được phỏng vấn có thể sẽ gặp khó khăn khi nói về trường hợp bị tra tấn, bị ngược đãi của họ. Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng các thủ tục kiểm tra được kết luận trong vòng sáu tháng kể từ khi đơn xin được đệ trình (61).

Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 4 Chỉ thị về Thủ tục chung 2013/32/EU, các nước thành viên có thể chỉ định, bổ nhiệm một cơ quan quốc gia khác chịu trách nhiệm giải quyết trường hợp, dựa trên Quy chế EU 604/2013 – Quy chế Dublin III về việc thiết lập các tiêu chuẩn và cơ chế để xác định các nước thành viên có trách nhiệm kiểm tra đơn đề nghị bảo hộ quốc tế nộp tại một trong các nước thành viên của một nước thứ ba hoặc người không quốc tịch (còn gọi là Quy chế Dublin III), hoặc chịu trách nhiệm cấp hoặc từ chối cho phép tại khu vực biên giới hay vùng quá cảnh, đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc cơ bản và tuỳ thuộc vào các điều kiện đã nêu trong đó và trên cơ sở ý kiến có căn bản của cơ quan quyết định.

2.3.1.2. In dấu vân tay

Khi công dân nước thứ ba, người không quốc tịch đệ đơn xin được bảo hộ quốc tế tại một quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu, hoặc những người vượt

57 Khoản h Điều 2 Chỉ thị về Tiêu chuẩn 2011/95/EU.

58 Khoản 1 Điều 6 Chỉ thị về Thủ tục chung 2013/32/EU.

59 Khoản 5 Điều 6 Chỉ thị về Thủ tục chung 2013/32/EU.

60 Khoản 1, 3 Điều 4 Chỉ thị về Thủ tục chung 2013/32/EU.

61Khoản 3 Điều 31 Chỉ thị về Thủ tục chung 2013/32/EU.

biên trái phép, dấu vân tay của họ sẽ được lưu lại tại một cơ sở dữ liệu là EURODAC.

Cơ sở pháp lý của việc thành lập “EURODAC” theo Quy chế (EU) số 603/2013 (hay còn gọi là Quy chế EURODAC) của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng ngày ngày 26/06/2013 để so sánh dấu vân tay nhằm áp dụng có hiệu quả Quy chế (EU) số 604/2013 – Quy chế Dublin được áp dụng 20/07/2015. EURODAC (European Dactyloscopy – Hệ thống xem xét dấu vân tay của Châu Âu) chứa dấu vân tay tập trung, mã hóa và vi tính hóa của tất cả mọi người đã đệ đơn xin được bảo vệ bởi các quốc gia Châu Âu - các quốc gia áp dụng Quy chế EURODAC (62). Trong Hệ thống EURODAC bao gồm một đơn vị Trung tâm và cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc giữa Hệ thống chung và các nước thành viên. Cơ quan được bổ nhiệm, chẳng hạn như các cơ quan thực thi pháp luật của các nước thành viên phải chịu trách nhiệm về việc phòng ngừa, phát hiện, hoặc điều tra về tội khủng bố hoặc tội phạm nghiêm trọng khác, có quyền yêu cầu so sánh dấu vân tay thông qua EURODAC.

Mục đích của việc lấy dấu vân tay là các cơ quan có thẩm quyền của các nước thành viên sẽ sử dụng Hệ thống EURODAC để xác minh xem một công dân nước thứ ba hoặc người không quốc tịch ở bất hợp pháp trong lãnh thổ của quốc gia mình đã nộp đơn đề nghị bảo hộ quốc tế tại nước thành viên khác hay chưa; bằng cách gửi đến Hệ thống trung tâm bất kỳ dữ liệu vân tay cần xác minh và số tham chiếu do quốc gia thành viên đó sử dụng thông qua một yêu cầu điện tử yêu cầu so sánh với dấu vân tay đã có sẵn trong hệ thống (63). Bởi theo Quy chế Dublin III, người xin bảo hộ quốc tế chỉ có thể được yêu cầu sự bảo vệ bởi một quốc gia thành viên duy nhất. Sau khi người đó đăng kí tại một quốc gia, nhưng lại rời quốc gia đó đi đệ đơn ở một quốc gia mới thì cơ sở dữ liệu EURODAC sẽ phát hiện ra và quốc gia mới sẽ trao trả lại người đó về quốc gia đầu tiên người đó nộp đơn hoặc nhập cảnh.

Các nội dung cần lưu ý khi lấy dấu vân tay như sau: Các quốc gia thành viên được yêu cầu phải nhanh chóng lấy dấu vân tay tất cả các ngón tay của mỗi công dân của nước thứ ba hoặc người không quốc tịch là người ít nhất mười bốn tuổi bị

62 Bao gồm 27 nước trong Cộng đồng chung Châu Âu là: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và 4 quốc gia “liên quan” với hệ thống Dublin là Nauy, Iceland, Leichtenstein và Thụy Sĩ.

63 Khoản 1 Điều 17 Quy chế EURODAC 603/2013.

cơ quan tuần tra biên giới tạm giữ vì vượt biên trái phép bằng đường bộ, đường biển, hoặc đường hàng không qua biên giới nước thành viên đó và vẫn đang ở trên lãnh thổ nước thành viên. Những người này sẽ bị bắt giữ trong suốt khoảng thời gian từ lúc bị giữ cho đến khi có quyết định chính thức về việc buộc người đó phải hồi hương (64).

Ngoài ra, Điều 2 Quy chế EURODAC 603/2013 quy định phải lấy dấu vân tay tất cả các ngón tay của mỗi người nộp đơn và phải càng sớm càng tốt, không quá bảy mươi hai giờ sau khi nộp đơn đề nghị bảo hộ quốc tế và chuyển tiếp dấu vân tay cùng với một số dữ liệu quy định cho Hệ thống Trung tâm (65). Trong trường hợp quá thời hạn bảy mươi hai giờ, các nước thành viên vẫn phải nộp các dấu vân tay của người nộp đơn. Ngoài vân tay, các thông tin khác sẽ được thêm vào cơ sở dữ liệu EURODAC bao gồm nước thành viên ban đầu, địa điểm, ngày nộp đơn đề nghị bảo hộ quốc tế, giới tính, số tham chiếu được sử dụng bởi quốc gia thành viên gốc,... và các thông tin đã điền trên bất kỳ đơn đề nghị bảo hộ quốc tế nào (66).

2.3.1.3. Phỏng vấn cá nhân và kiểm tra y tế:

Trước khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, người nộp đơn phải có cơ hội được phỏng vấn về đơn đề nghị bảo hộ quốc tế theo quy định của pháp luật quốc gia nơi cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn.

Người nộp đơn sẽ được một người có thẩm quyền theo pháp luật quốc gia tiến hành phỏng vấn cá nhân. Phỏng vấn cá nhân về nội dung của đơn đề nghị bảo hộ quốc tế do nhân viên của cơ quan quyết định tiến hành. Trong trường hợp một lượng lớn dòng người cùng nộp đơn vào cùng một thời điểm, các nước thành viên có thể chỉ định các nhân viên từ một cơ quan quốc gia khác tạm thời tiến hành các cuộc phỏng vấn. Trong những trường hợp như vậy, các nhân viên tạm thời này sẽ được đào tạo trước các nội dung được liệt kê trong Điều 6 (4) (a) đến (e) của Quy chế (EU) số 439/2010 quy định về thành lập Văn phòng Hỗ trợ tị nạn Châu Âu.

Người phỏng vấn cá nhân người nộp đơn cũng phải có kiến thức chung về các vấn đề có thể ảnh hưởng xấu trong quá trình phỏng vấn người nộp đơn, ví dụ như các dấu hiệu cho thấy người nộp đơn có thể đã bị tra tấn trong quá khứ (67).

64 Khoản 1 Điều 14 Quy chế EURODAC 603/2013.

65 Khoản 1 Điều 9 Quy chế EURODAC.

66 Điều 11 Quy chế EURODAC.

67 Điều 14 Chỉ thị về Thủ tục chung 2013/32/EU.

Yêu cầu đối với cuộc phỏng vấn là phải được tiến hành trong điều kiện đảm bảo bí mật và không có sự hiện diện của các thành viên trong gia đình trừ khi cơ quan quyết định cho là cần thiết để các thành viên khác trong gia đình có mặt nhằm mục đích cho một cuộc kiểm tra thích hợp. Các quốc gia thành viên sẽ tiến hành các bước thích hợp để đảm bảo rằng các cuộc phỏng vấn cá nhân được tiến hành theo các điều kiện cho phép người nộp đơn trình bày lý do cho đơn đề nghị bảo hộ quốc tế của họ một cách toàn diện. Ví dụ như: đảm bảo tính đến hoàn cảnh của người nộp đơn như giới tính, văn hóa, độ tuổi, tính dễ tổn thương,...; có thể sắp xếp người phỏng vấn có cùng giới tính với người nộp đơn nếu người nộp đơn yêu cầu, chọn thông dịch viên thích hợp để đảm bảo giao tiếp bằng tiếng mà người nộp đơn hiểu;

đảm bảo các cuộc phỏng vấn với trẻ em với cách thức phù hợp; đảm bảo người phỏng vấn không mặc đồng phục của cơ quan thi hành quân sự hoặc luật pháp (68).

Các cơ quan thực hiện cuộc phỏng vấn dựa trên nội dung của đơn đề nghị bảo hộ quốc tế phải cung cấp cho người nộp đơn có đủ thời gian để trình bày các yếu tố cần thiết để chứng minh việc áp dụng theo Điều 4 Chỉ thị về Tiêu chuẩn 2011/95/EU (69) là hợp lý (70). Điều này bao gồm cơ hội đưa ra lời giải thích về các yếu tố có thể bị thiếu hoặc bất kỳ mâu thuẫn nào trong lời khai và đơn của người nộp đơn. Ngoài ra, khi kết thúc cuộc phỏng vấn, các quốc gia phải đảm bảo có một bản báo cáo toàn diện nội dung phỏng vấn bằng hình thức ghi âm hoặc quay phim và người nộp đơn sẽ được thông báo đầy đủ nội dung của bản báo cáo này khi kết thúc cuộc phỏng vấn (71).

Một cuộc kiểm tra y tế có thể được đặt ra, với sự đồng ý của người nộp đơn và trả tiền phí dịch vụ, nếu như cơ quan xác định xét thấy việc kiểm tra cần thiết để xác minh những dấu hiệu cho thấy sự hành hạ, ngược đãi trong quá khứ hoặc những tổn thương nghiêm trọng. Nếu không tiến hành kiểm tra, các quốc gia phải thông báo cho người nộp đơn biết họ có thể tự mình tiến hành kiểm tra sức khỏe liên quan đến các dấu hiệu có thể cho thấy sự ngược đãi nghiêm trọng trong quá khứ. Tất cả các kết quả kiểm tra bởi cơ quan hoặc của chính người nộp đơn sẽ được một cơ quan chuyên môn thẩm định lại cùng với đơn đề nghị (72).

68 Điều 15 Chỉ thị về Thủ tục chung 2013/32/EU.

69 Điều 4 Chỉ thị về Tiêu chuẩn 2011/95/EU xét đến việc tính đến các yếu tố để đánh giá đơn đề nghị bảo hộ quốc tế.

70 Điều 16 Chỉ thị về Thủ tục chung 2013/32/EU.

71 Điều 17 Chỉ thị về Thủ tục chung 2013/32/EU.

72 Điều 18 Chỉ thị về Thủ tục chung 2013/32/EU.

Sau khi có quyết định về đơn đề nghị cấp bảo hộ quốc tế, người nộp đơn sẽ phải thực hiện theo như quyết định. Quyết định có thể xảy ra các trường hợp quyết định cấp và quyết định từ chối.

Trong trường hợp có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đồng ý cấp cho người nộp đơn tình trạng tị nạn hoặc bảo vệ bổ sung hoặc cấp cho một số quyền thì người nộp đơn lúc đó sẽ được hưởng các quyền tương ứng trong thời hạn nhất định.

Trong trường hợp có quyết định từ chối đơn đề nghị cấp bảo hộ quốc tế, quốc gia thành viên có quyền yêu cầu người nộp đơn phải trở lại nước gốc hoặc một nước quá cảnh phù hợp với các thỏa thuận song phương hoặc một quốc gia thứ ba mà họ tự nguyện và được chấp nhận ở lại (73).

Một phần của tài liệu Quy định của liên minh châu âu về người tị nạn và kinh nghiệm đối với ASEAN (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)