Ngoại lệ của nguyên tắc

Một phần của tài liệu Quy định của liên minh châu âu về người tị nạn và kinh nghiệm đối với ASEAN (Trang 40 - 47)

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ NGƯỜI TỊ NẠN

2.1. Nguyên tắc chung của Châu Âu đối với các chính sách, quy định pháp luật về người tị nạn

2.1.2. Ngoại lệ của nguyên tắc

Nguyên tắc không trục xuất là một nguyên tắc cơ bản và bắt buộc đối với các quốc gia. Tuy nhiên, nguyên tắc cũng có ba trường hợp ngoại lệ (35):

33 Tuy nhiên, trong thực tế các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu thường vi phạm Điều 3 của Công ước Nhân quyền và Nguyên tắc “không trục xuất”. Xem cụ thể tại Mục 2.2.4 của Luận văn.

34 Xem cụ thể tại Mục 2.2.2 của Luận văn.

35 Xem Khoản f Điều 1 và Điều 33 Công ước Geneva năm 1951, Điều 17 và Điều 21 Chỉ thị về Tiêu chuẩn 2011/95/EU

Thứ nhất, người tị nạn không được hưởng lợi từ nguyên tắc này nếu họ có dấu hiệu đe dọa, gây nguy hiểm cho an ninh của quốc gia nơi người đó đang có mặt.

Thứ hai, nguyên tắc này không áp dụng đối với người bị phán quyết cuối cùng về tội ác đặc biệt nghiêm trọng gây nguy hiểm cho cộng đồng của quốc gia đó.

Thứ ba, lợi ích của công ước sẽ bị từ chối đối với bất kỳ người nào bị nghi ngờ phạm tội chống lại hòa bình, tội ác chiến tranh, hoặc một tội ác chống lại loài người, một tội ác phi chính trị nghiêm trọng bên ngoài quốc gia nơi ẩn náu, hoặc các hành vi trái với mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc.

2.1.3. Phân tích vụ việc:

Có một số lượng lớn các trường hợp liên quan đến những người tị nạn mà quyền con người bị vi phạm, đặt họ vào nguy cơ bị tra tấn hay bị đối xử vô nhân đạo vi phạm Điều 3 của Công ước Nhân quyền và sẵn sàng trục xuất họ trái với nguyên tắc “không trục xuất”. Trong trường hợp này, cơ quan quốc gia có thể bị kết tội vi phạm nhân quyền của những người tị nạn. Sau đây là một số vụ tiêu biểu

(36):

Vụ 1: Vụ Hirsi Jamaa và những người khác v. Ý: Trường hợp liên quan đến người tị nạn Somalia và Eritrea di chuyển từ Libya bị chặn trên biển bởi các Nhà chức trách Ý và bị gửi trở lại Libya (37).

Tóm tắt vụ việc:

Những người đệ đơn bao gồm 11 người Somalia và 13 công dân Eritrea, là một phần của một nhóm khoảng 200 người rời khỏi Libya trong năm 2009 trên ba chiếc tàu với mục tiêu đến bờ biển Ý.

Vào ngày 06/05/2009, họ đã bị chặn bởi tàu lớn của Lực lượng bảo vệ biển và hải quan Ý. Sau đó, họ đã bị chuyển sang các tàu quân sự của Ý và sau hơn 10 giờ di chuyển liên tục, họ đã bị đưa trở về Tripoli – thủ đô của Libya, bị trao trả lại cho các nhà chức trách Libya. Trong chuyến đi, các cơ quan của Ý đã không thông báo nơi họ sẽ bị đưa tới và họ không được tiến hành kiểm tra, xác minh nhận dạng và bị buộc phải rời khỏi tàu của Ý.

Đơn kiện đã được nộp cho Toà án Nhân quyền Châu Âu vào ngày 26 tháng 5 năm 2009. Ngày 15 tháng 2 năm 2011, vụ việc đã được chuyển lên Đại hội đồng.

Phiên tòa diễn ra tại Strasbourg vào ngày 22 tháng 6 năm 2011.

36Mặc dù không có quyền tị nạn riêng theo Công ước Nhân quyền nhưng Tòa án Nhân quyền Châu Âu vẫn xử lý nhiều các vụ liên quan đến người tị nạn, mà vi phạm quyền cơ bản của con người theo Điều 3 Công ước Nhân quyền.

37 Trang web: http://www.asylumlawdatabase.eu/en/content/ecthr-hirsi-jamaa-and-others-v-italy-gc-application-no-2776 509. Ngày truy cập: 16/07/2017.

Lập luận từ phía nguyên đơn – những người Somalia và Eritrea:

Dựa vào Điều 3 Công ước Nhân quyền, những người nộp đơn cho rằng quyết định của chính quyền Ý gửi trả họ cho Libya khiến họ có nguy cơ bị ngược đãi tại Libya, hoặc cũng như khi họ bị đưa trở lại Nước gốc của họ (Somalia và Eritrea).

Hơn nữa, họ còn cho rằng họ đã bị trục xuất tập thể và hành vi này bị cấm theo Điều 4 của Nghị định thư số 4.

Dựa vào Điều 13 Công ước, nguyên đơn cho rằng họ không được hưởng các biện pháp khắc phục ở Ý đối với những cáo buộc vi phạm Điều 3 và Điều 4 của Nghị định thư số 4.

Lập luận từ phía bị đơn – chính phủ Ý:

Tại một cuộc họp báo vào ngày 07/05/2009, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ý cho hay, việc chặn các tàu trên biển và trao trả những người nhập cư tới từ Libya là phù hợp với các hiệp định song phương giữa Ý với Libya có hiệu lực 04/02/2009, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống nhập cư trái phép của Ý.

Bên cạnh đó, đại diện chính phủ Ý cho biết chính sách đẩy lùi này ngăn chặn các băng nhóm tội phạm tham gia vào buôn lậu và buôn bán người, cứu sống trên biển và giảm đáng kể những người nhập cư bí mật dọc theo bờ biển Ý.

Phán quyết của Tòa án Nhân quyền Châu Âu:

Những Người nộp đơn thuộc thẩm quyền của Ý theo Điều 1 của Công ước Nhân quyền (38). Tòa án nhắc lại nguyên tắc của luật pháp quốc tế, được quy định rõ trong Luật Hàng hải của Ý rằng một chiếc thuyền đang đi trên biển sẽ thuộc quyền tài phán của Quốc gia mà tàu treo cờ. Và các sự kiện vi phạm xảy ra hoàn toàn trên tàu mang cờ của Ý, các nhân viên trên tàu thuộc lực lượng vũ trang của Ý, vì thế Ý phải chịu trách nhiệm bảo đảm cho nguyên đơn theo Điều 1 Công ước Nhân quyền.

Bên cạnh đó, Tòa đã bác bỏ những lập luận từ phía chính phủ Ý, mô tả đó là hoạt động cứu hộ trên biển. Và Tòa quyết định việc kiểm soát các nguyên đơn lên tàu và trao trả cho chính quyền Libya trái ý nguyện của họ là các hành động trái Điều 1.

Chính phủ Ý đã hai lần vi phạm Điều 3 (39) của Công ước vì Người nộp đơn đã phải đối mặt với nguy cơ bị ngược đãi khi ở Libya và khi bị ép hồi hương về Somalia hoặc Eritrea.

38 Theo Điều 1 “Các Bên Ký kết Công ước sẽ bảo đảm cho tất cả mọi người trong phạm vi quyền hạn của họ các quyền và tự do được định nghĩa trong Phần I của Công ước này”.

39 Điều 3 “Không một ai có thể là đối tượng của sự ngược đãi hoặc của sự đối xử vô nhân đạo hoặc sự trừng phạt”.

Mặc dù chính phủ Ý lập luận rằng Libya là một điểm đến an toàn cho người nhập cư và rằng Libya đã tuân thủ các cam kết quốc tế của mình trong vấn đề tị nạn và bảo vệ người tị nạn. Toà án đã bác bỏ lập luận của chính phủ Ý và lưu ý sự tồn tại của luật pháp trong nước và việc phê chuẩn các điều ước quốc tế tôn trọng các quyền cơ bản không đủ để đảm bảo việc chống lại nguy cơ bị ngược đãi. Hơn nữa, Ý không thể trốn tránh trách nhiệm của mình theo Công ước bằng cách đề cập thêm đến các nghĩa vụ tiếp theo phát sinh từ các hiệp định song phương với Libya. Và thực tế các đương đơn không nộp đơn xin tị nạn ở Ý không đồng nghĩa với việc Ý được miễn các trách nhiệm của mình đối với họ. Toà án đã nhắc lại các nghĩa vụ đối với các quốc gia phát sinh từ luật tị nạn quốc tế, bao gồm “nguyên tắc không trục xuất” cũng được ghi trong CFREU. Như vậy, chính phủ Ý đã vi phạm Điều 3 của Công ước khi để nguyên đơn phải đối mặt với nguy cơ bị ngược đãi khi ở Libya.

Tòa án còn cho biết Libya không phê chuẩn Công ước Geneva và đã thừa nhận không thể đảm bảo các quyền của người tị nạn trong nước. Tòa án lưu ý thêm rằng Văn phòng UNHCR tại Tripoli chưa bao giờ được Chính phủ Libya công nhận. Do đó, Toà án bác bỏ lập luận của Chính phủ Ý cho rằng các UNHCR ở Tripoli - Libya bảo đảm không cho phép Libya ép các nguyên đơn hồi hương về nước gốc của họ - Somalia và Eritrea. Bên cạnh đó, Toà án đã xác định rằng có sự mất an ninh lan rộng ở Somalia (trong kết luận của Toà án trong trường hợp của Sufi và Elmi v. Vương quốc Anh) và ở Eritrea (các cá nhân phải đối mặt với nguy cơ bị tra tấn và giam giữ trong điều kiện vô nhân đạo chỉ vì họ rời đất nước bất thường).

Như vậy, Tòa án cho rằng khi trao trả các nguyên đơn cho chính quyền Libya, chính quyền Ý đã biết hoặc phải biết rằng họ sẽ phải đối mặt với việc vi phạm Điều 3 Công ước khi để nguyên đơn phải đối mặt với nguy cơ bị ngược đãi trong trường hợp Libya buộc họ hồi hương về nước gốc.

Chính phủ Ý đã vi phạm Điều 4 (40) của Nghị định thư số 4 bổ sung Công ước Nhân quyền.

Trước hết, Tòa án được yêu cầu xác định Điều 4 có áp dụng với trường hợp di dời người nước ngoài đến một nước thứ ba thực hiện ngoài lãnh thổ quốc gia. Và trong trường hợp này, Toà án lưu ý rằng tính chất đặc biệt của khu vực hàng hải không đồng nghĩa với việc đây là khu vực ngoài pháp luật, nơi mà quyền và lợi ích

40 Điều 4 “Cấm trục xuất tập thể người nước ngoài”.

của các cá nhân không được Công ước bảo vệ. Hơn nữa, việc chuyển giao các nguyên đơn cho chính phủ Libya đã được tiến hành khi mà họ không được thực hiện bất kỳ thủ tục nhận dạng bởi các cơ quan Ý và việc trục xuất các nguyên đơn có tính chất tập thể. Vì vậy, Tòa phán quyết chính phủ Ý đã vi phạm Điều 4 của Nghị định thư số 4.

Chính phủ Ý đã vi phạm Điều 13 (41) được thực hiện cùng với Điều 3 Công ước và Điều 4 của Nghị định thư số 4.

Chính phủ Ý thừa nhận rằng không thực hiện các thủ tục xác định nhận dạng của các nguyên đơn khi họ ở trên tàu quân sự của Ý. Các nguyên đơn cáo buộc rằng các nhân viên quân sự Ý đã khiến họ tin rằng họ sẽ được đưa đến Ý và không thông báo cho họ về thủ tục để tránh bị trả về Libya. Các nguyên đơn cũng không thể khiếu nại theo Điều 3 của Công ước và Điều 4 của Nghị định thư số 4 với cơ quan có thẩm quyền trước khi họ bị trao trả cho chính quyền Libya. Như vậy, các nguyên đơn đã không thể tiếp cận với bất kỳ biện pháp khắc phục hữu hiệu nào để họ tránh việc trao trả lại Libya và phải đối mặt với nguy cơ bị ngược đãi.

Căn cứ theo Điều 41 Công ước Nhân quyền, Tòa án phán quyết Ý phải trả mỗi đương đơn 15.000 EUR đối với các thiệt hại và 1,575.74 EUR đối với tổng chi phí và chi phí riêng.

Vụ 2: Vụ Mubilanzila Mayeka và Tabitha Kaniki Mitunga v. Bỉ, liên quan đến việc giữ một đứa trẻ 5 tuổi không có người lớn đi kèm tại một trung tâm quá cảnh sân bay Brussels dành cho người lớn và sau đó đã trục xuất cô bé về nước.

Người đệ đơn, bà Pulchérie Mubilanzila Mayeka và con gái bà Tabitha Kaniki Mitunga, là những người Công giáo sinh năm 1970 và 1997. Bây giờ họ sống ở Montreal (Canada) (42).

Tóm tắt vụ việc:

Bà Mubilanzila Mayeka đã đến Canada vào 09/2000 nơi bà được cấp tình trạng tị nạn vào tháng 07/2003. Sau khi được cấp tị nạn, bà đã nhờ em trai, một công dân Hà Lan đón con gái Tabitha năm tuổi từ Cộng hòa Dân chủ Congo và chăm sóc cô bé cho đến khi cô bé có thể đến ở cùng tại Canada.

41 Điều 13 “Mọi người được hưởng quyền và tự do theo như quy định trong Công ước khi bị xâm phạm sẽ được áp dụng các biện pháp khắc phục hữu hiệu trước một cơ quan quốc gia mặc dù sự vi phạm đó đã được thực hiện bởi một người có thẩm quyền”.

42 Trang web: http://www.asylumlawdatabase.eu/en/case-law/ecthr-mubilanzila-mayeka-and-kaniki-mitunga-v-belgium- application-no-1317803. Ngày truy cập: 18/06/2017.

Vào ngày 18/08/2002 ngay sau khi đến sân bay ở Brussels, Tabitha bị giữ tại Trung tâm quá cảnh số 127 vì cô bé không có giấy tờ cần thiết để vào Bỉ. Người chú đi cùng cô bé đến Bỉ đã phải trở về Hà Lan. Trong cùng ngày luật sư của Bỉ đã được bổ nhiệm để trợ giúp pháp lý cho Tabitha.

Vào ngày 27/08/2002 một đơn xin tị nạn được đệ trình thay mặt cho Tabitha đã bị Văn phòng cho người nước ngoài Bỉ từ chối. Quyết định này được ủng hộ bởi đại diện của Hội đồng về Người tị nạn và Người không quốc tịch ngày 25/09/2002.

Vào ngày 26/09/2002, luật sư của Tabitha yêu cầu Văn phòng cho người nước ngoài gửi Tabitha cho cha mẹ nuôi chăm sóc, nhưng không nhận được trả lời.

Vào ngày 16/10/2002, Phòng tư vấn của Toà án sơ thẩm Brussels cho rằng việc giam giữ Tabitha không tương thích với Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em và ra lệnh thả cô bé ngay lập tức. Cùng ngày, Văn phòng Ủy viên Cao cấp về Người tị nạn đã xin phép Văn phòng cho người nước ngoài để Tabitha ở Bỉ trong khi đơn xin cấp Visa của cô bé tại Canada đang được giải quyết và giải thích rằng mẹ cô bé đã được cấp tình trạng tị nạn tại Canada.

Ngày hôm sau, Tabitha bị đưa đến Cộng hòa Dân chủ Congo. Cô được đi cùng với một nhân viên xã hội từ Trung tâm quá cảnh số 127, sau đó người này đã đưa cô bé cho cảnh sát tại sân bay. Cô bé đã đi cùng với ba người gốc Congo cũng đang bị trục xuất. Không một thành viên nào trong gia đình cô đợi cô khi cô đến Cộng hòa Dân chủ Congo. Trong cùng ngày, bà Mubilanzila Mayeka gọi đến Trung tâm quá cảnh số 127 tuổi và yêu cầu nói chuyện với con gái, nhưng được họ thông báo rằng cô bé đã bị trục xuất.

Vào cuối tháng 10/2002, Tabitha gặp mẹ tại Canada sau sự can thiệp của Thủ tướng Chính phủ Bỉ và Canada.

Phán quyết và giải thích:

Chính phủ Bỉ đã vi phạm các quyền của trẻ theo Điều 3 của Công ước Nhân quyền do hậu quả của việc giữ và trục xuất đứa trẻ. Cô bé Tabitha không đi kèm với cha mẹ, đã bị giữ trong hai tháng tại trung tâm quá cảnh dành cho người lớn, cơ quan có thẩm quyền không có tư vấn hoặc gửi một người có đủ tiêu chuẩn để trợ giúp cô bé. Sự hỗ trợ được cung cấp đã không đáp ứng đủ nhu cầu của cô bé, vì cô bé thực tế là một người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp và đang ở trong một tình huống dễ bị tổn thương vì không có sự chăm sóc của bất kì người thân. Việc giữ và trục xuất cô bé đã chứng minh sự đối xử thiếu tính nhân đạo.

Chính phủ Bỉ đã vi phạm quyền của người mẹ theo Điều 3 của Công ước do giữ con gái của bà và trục xuất của đứa trẻ. Hành động duy nhất của chính quyền Bỉ là thông báo cho người mẹ biết rằng con gái bà đã bị bắt giữ và cung cấp cho bà một số điện thoại để bà có thể gọi điện. Nhưng khi bà liên lạc với con gái, họ đã thông báo cô bé đã bị trục xuất về nước mà không có sự chăm sóc của người thân cùng đi, cũng không thông báo trước với người mẹ. Tòa án cho rằng rằng điều này gây ra sự đau đớn và lo lắng cho người mẹ, và chính phủ Bỉ đã không quan tâm đến cảm xúc của người mẹ khi thực hiện hành vi này. Từ các bằng chứng trong hồ sơ vụ án dẫn đến Tòa án đã phán quyết trong trường hợp này hành vi đã đạt đến mức nghiêm trọng.

Chính phủ Bỉ đã vi phạm quyền của người nộp đơn theo Điều 8 của Công ước do hậu quả của việc giam giữ, trục xuất trẻ. Cả hai người nộp đơn đều bị can thiệp không cân xứng với quyền được tôn trọng cuộc sống gia đình do hậu quả của việc giam giữ trẻ em và hoàn cảnh bị trục xuất.

Chính phủ Bỉ đã vi phạm các quyền của trẻ theo Khoản 1 Điều 5 của Công ước. Trẻ đã bị bắt giam theo luật không có quy định cụ thể đối với trẻ chưa thành niên ở trung tâm dành cho người lớn và do đó không thích hợp với tình trạng dễ bị tổn thương của cô bé. Quyền tự do của cô đã không được bảo vệ đầy đủ. Toà án thấy có sự vi phạm Khoản 1 Điều 5 về vấn đề này.

Vi phạm các quyền của trẻ theo Khoản 4 Điều 5 của Công ước. Khoản 4 Điều 5 - Trẻ đã bị trục xuất mà không quan tâm đến thực tế là cô đã nộp đơn yêu cầu thả ra, và người mẹ đã được cấp tình trạng tị nạn. Điều này vi phạm Khoản 4 Điều 5.

Nước bồi thường phải trả cho người đệ đơn 35.000 EUR đối với thiệt hại về tinh thần (bao gồm 10.000 EUR đối với người mẹ và 25.000 EUR đối với trẻ) và 14.036 EUR cho các chi phí và lệ phí.

Qua các phân tích các vụ vi phạm trên cho thấy, trên thực tiễn, nguyên tắc

“không trục xuất” và việc đảm bảo quyền không bị ngược đãi theo Điều 3 Công ước Nhân quyền là rất khó được đảm bảo thực hiện. Vì khi mà các quốc gia thành viên cho rằng người nộp đơn xin cấp tình trạng tị nạn không đủ tiêu chuẩn và yêu cầu trục xuất họ, việc chứng minh họ sau khi bị trục xuất có phải chịu sự ngược đãi hay không còn tùy thuộc vào đánh giá của từng quốc gia. Và nếu có đơn kiện, Tòa án Nhân quyền mới thụ lý giải quyết và kết luận xem từng trường hợp quốc gia trục xuất là sai hay đúng. Chính vì phải phụ thuộc đánh giá chủ quan của quốc gia thành viên tiếp nhận, dễ dẫn đến trường hợp đánh giá không đúng sẽ đẩy những người xin

Một phần của tài liệu Quy định của liên minh châu âu về người tị nạn và kinh nghiệm đối với ASEAN (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)