CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHÁP LUẬT ASEAN VỀ NGƯỜI TỊ NẠN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ LIÊN MINH CHÂU ÂU
3.2. Xây dựng pháp luật ASEAN về người tị nạn
3.2.1. Tình hình về người tị nạn và thực trạng pháp luật về người tị nạn của
3.2.1.1. Tình hình về người tị nạn của ASEAN hiện nay
Hiện nay, tình hình người tị nạn ở khu vực Đông Nam Á mấy năm gần đây cũng đang nóng lên tại một số khu vực, điển hình là sự kiện khủng hoảng người tị nạn Rohingya năm 2015 (157).
Trong những tháng đầu năm 2015, khu vực Đông Nam Á phải đối mặt với tình cảnh hàng chục ngàn người tị nạn Rohingya lênh đênh trên biển, tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua ở khu vực này.
Hàng ngàn người từ Bangladesh và người Rohingya ở Myanmar tìm cách vượt biển đến Malaysia, Indonesia và Thái Lan tạo nên cuộc khủng hoảng tị nạn. Họ được phương tiện truyền thông quốc tế gọi với cái tên là “thuyền nhân . Cao ủy Liên Hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR) ước tính khoảng 25.000 người đi trên tàu từ tháng 01-03/2015, và khoảng 7.000 người đang lênh đênh trên biển trong hoàn cảnh bấp bênh ảnh hưởng đến tính mạng, trong đó phần lớn là người Hồi giáo Rohingya.
157 Trang web:
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/05/150515_rohing ya_crisis. Ngày truy cập: 05/08/2017.
Người Rohingya là nhóm tộc người Ấn-Aryan theo đạo Hồi, sống chủ yếu ở Myanmar, sử dụng ngôn ngữ Rohingya. Kể từ năm 2013, có khoảng 735.000 người Rohingya sống ở Myanmar. Họ sinh sống chủ yếu ở ngoại ô phía bắc bang Rakhine, chiếm khoảng 80% dân số của vùng. Tổ chức Ân xá Quốc tế và các nhóm nhân quyền cáo buộc rằng nạn phân biệt đối xử đối với người Rohingya đã kéo dài nhiều thập kỷ. Năm 1982, chính phủ Myanmar ban hành Luật quốc gia, từ chối quyền công dân của người Rohingya và nhiều quyền cơ bản khác. Từ năm 1978, người Rohingya đã chạy trốn khỏi Myanmar, khi các cuộc bạo động chính thức dẫn đến giết người, hãm hiếp và đàn áp. Nhiều người Rohingya đã chạy trốn đến những khu ổ chuột và trại tị nạn ở nước láng giềng Bangladesh và khu vực dọc biên giới với Thái Lan. Hơn 100.000 người Rohingya ở Myanmar vẫn sống trong các lều trại dành cho người vô gia cư, mà không được sự cho phép của các nhà chức trách.
Người Rohingya nhận được sự chú ý, quan tâm từ cộng đồng quốc tế khi cuộc bạo loạn ở bang Rakhine xảy ra năm 2012. Không thể xác định nguyên nhân chính xác của các cuộc bạo loạn. Các cuộc bạo loạn tại Rakhine đã kết thúc với ít nhất 168 người chết, thiệt hại về tài sản và ước tính có khoảng 100.000 người phải di dời. Phản ứng của chính phủ Myanmar đối với các cuộc bạo loạn đã bị chỉ trích bởi các tổ chức nhân quyền. Họ cho rằng người Rohingya đã bị bắt, bị đưa vào trại, bị đối xử tàn bạo và bị từ chối viện trợ. Theo thống kê của UNHCR, hiện có khoảng hơn 1,3 triệu người Rohingya ở Myanmar không được chính quyền nước này công nhận quyền công dân và cũng không coi họ là một dân tộc thiểu số chính thức.
Vấn đề người tị nạn không phải là mới tại Đông Nam Á và đã xuất hiện từ nhiều năm nay, song tình hình trở nên trầm trọng hơn từ đầu tháng 05/2015. Bên cạnh đó, các băng nhóm buôn người xuyên quốc gia đã lợi dụng tình cảnh của người Rohingya để trục lợi khi họ sẵn sàng bỏ tiền ra để tìm vùng đất mới. Sau khi bọn buôn người đưa những người Rohingya đến Thái Lan bằng tàu chở hàng, chúng tra tấn, nhốt trong rừng sâu để buộc thân nhân những người Rohingya trả tiền chuộc từ 1.500 đến 2.000 USD sau đó đẩy họ sang Malaysia. Nếu thân nhân của người Rohingya không trả tiền chuộc thì những người này bị bán như nô lệ hoặc bị buộc phải làm việc cho các trại trong rừng rậm hoặc bị đẩy lênh đênh trên các đại dương làm mồi cho cá. Ngay cả sau khi vào Malaysia, những người Rohingya, gồm cả phụ nữ và trẻ em, vẫn còn bị giam ở Penang và các bang khác ở phía Bắc cho đến khi được trả tiền chuộc. Nếu tiền chuộc không được thanh toán, người Rohingya sau đó bị ép làm nô lệ hay bị giết.
Không những thế, kể từ sau khi Thái Lan đẩy mạnh các chiến dịch chống buôn người, họ đã bị những kẻ buôn người bỏ mặc đói khát trên biển làm gia tăng làn sóng người tị nạn ồ ạt đổ tới Malaysia và Indonesia. Chính phủ các nước Đông Nam Á và cộng đồng quốc tế đang tìm kiếm giải pháp trước khi cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn. Đây là một thách thức lớn khi mà ASEAN đang nỗ lực thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chung ASEAN vào cuối năm 2015.
Hiện nay, cuộc khủng hoảng tị nạn của người Rohingya đã bắt đầu đi vào giai đoạn ổn định hơn nhờ hành động của các quốc gia Indonesia, Thái Lan, Malasia và Mianmar. Tuy nhiên ban đầu, các quốc gia này mới chỉ chấp nhận giải cứu người Rohingya khỏi bọn buôn người và viện trợ thực phẩm, nước uống cho những người tị nạn và nhưng hầu như không cho các thuyền chở dân tị nạn trái phép cập bờ. Mới chỉ có hơn 3.600 người tị nạn cập bờ biển Indonesia, Malaysia và Thái Lan, trong khi hàng nghìn người khác được cho là vẫn đang lênh đênh trên biển, không có nước uống, thức ăn... và không được các nước chấp nhận.
Bên cạnh vấn đề người tị nạn, ASEAN cũng có vấn đề liên quan đến dịch chuyển lao động giữa các quốc gia thành viên. Việc Cộng đồng kinh tế ASEAN (gọi tắt là AEC) được thành lập ngày 31/12/2015 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giúp Cộng đồng ASEAN trở nên hoàn chỉnh hơn với ba trụ cột là chính trị-an ninh, kinh tế, và văn hóa-xã hội. Một trong những thỏa thuận đáng chú ý và có tác động trực tiếp nhất của AEC đó việc các lao động trẻ, có trình độ thuộc 8 nhóm lĩnh vực nghề nghiệp, bao gồm: bác sỹ, nha sỹ, hộ lý, kỹ sư, kiến trúc sư, kiểm toán viên, giám sát viên và nhân viên du lịch, sẽ được tự do di chuyển giữa các quốc gia. Và thỏa thuận này sẽ giúp lao động các nước trong khu vực có cơ hội lớn hơn trong việc tìm kiếm các công việc trong khu vực và ngược lại.
Tuy nhiên, lượng lao động có kỹ thuật dịch chuyển rất ít, chủ yếu là lượng lao động không có tay nghề, sang làm việc theo môi giới, gây ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả cần đạt được. Ví dụ như Malaysia đang phải đương đầu với các vấn đề nhức nhối của người lao động di cư. Hiện đang có khoảng 4,4 triệu người lao động di cư đang làm việc chui, không có giấy phép lao động tại Malaysia. Những lao động này cũng không có bảo hiểm y tế. Họ nghe những lời quảng cáo của bên môi giới nếu đến Malaysia làm việc thì mỗi tháng kiếm được 1000 USD (khoảng hơn 22 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên, thực tế sau khi trốn sang Malaysia làm việc, thu nhập chỉ được 1000 Ringgit (khoảng 5 triệu đồng/tháng).