Các cơ quan giám sát, đảm bảo thi hành

Một phần của tài liệu Quy định của liên minh châu âu về người tị nạn và kinh nghiệm đối với ASEAN (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TỊ NẠN VÀ PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ NGƯỜI TỊ NẠN

1.3. Cơ chế giám sát, đảm bảo thi hành và hỗ trợ thực hiện pháp luật về người tị nạn của Liên minh Châu Âu

1.3.1. Các cơ quan giám sát, đảm bảo thi hành

1.3.1.1. Ủy ban Châu Âu (European Commission – hay còn gọi là EC):

Trước hết, giới thiệu qua về cơ cấu tổ chức của Liên minh Châu Âu. Liên minh Châu Âu có 7 cơ quan đó là: Hội đồng Châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Nghị viện Châu Âu, Ủy ban Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh Châu Âu và Tòa án Kiểm toán Châu Âu. (Hình ảnh 2 – Nguồn:

European Council)

Hình ảnh 2: Sơ đồ về hệ thống chính trị của Liên minh Châu Âu

Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng Châu Âu - European Council. Quyền lập pháp – xem xét và sửa đổi luật pháp thuộc về Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng. Quyền hành pháp được giao cho Ủy ban Châu Âu và một bộ phận nhỏ thuộc về Hội đồng Châu Âu - European Council (17). Chính sách tiền tệ của khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) được quyết định bởi Ngân hàng Trung ương

17 Cần phân biệt giữa “Council of the European Union” bản chất thuộc về các quốc gia thành viên và "European Council"

bản chất thuộc về Liên minh Châu Âu.

Châu Âu. Việc giải thích và áp dụng luật của Liên minh Châu Âu và các điều ước quốc tế có liên quan - quyền tư pháp - được thực thi bởi Tòa án Công lý. Ngoài ra còn có một số cơ quan nhỏ khác phụ trách tư vấn cho Liên minh Châu Âu hoặc hoạt động riêng biệt trong các lĩnh vực đặc thù.

Có thể thấy, Ủy ban Châu Âu (European Commission - hay gọi tắt là EC) là cơ quan hành pháp của Liên minh Châu Âu. Chủ tịch Ủy ban do chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử. EC có 27 ủy viên và 01 Chủ tịch từ 27 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch hiện nay của EC là Jean- Claude Juncker.

Ủy ban hoạt động như một chính quyền độc lập siêu quốc gia, tách riêng khỏi các chính phủ; được mô tả là cơ quan duy nhất đặt lợi ích Châu Âu lên hàng đầu. Bởi các ủy viên được các chính phủ của các nước thành viên bổ nhiệm, tuy nhiên các ủy viên này buộc phải hành động một cách độc lập - trung lập, không phụ thuộc vào ảnh hưởng của chính phủ đã bổ nhiệm mình (18). Điều này ngược với Hội đồng Châu Âu đại diện cho chính phủ nước mình, Nghị viện Châu Âu chỉ đại diện cho công dân Châu Âu.

Hình ảnh 3: Sơ đồ quyền lực chính trị EU

(Nguồn: European Commission) Ủy ban Châu Âu có các quyền liên quan đến việc hành pháp, đề nghị lập pháp và giám sát hoạt động thực hiện pháp luật của các nước thành viên Liên minh Châu Âu, đặc biệt là những vấn đề pháp luật về người tị nạn. Cụ thể:

- Quyền hành pháp của Liên minh do Hội đồng nắm giữ và Hội đồng trao cho Ủy ban một số quyền để hoạt động. Tuy nhiên, Hội đồng có thể rút lại các quyền này, tự mình trực tiếp hành động, hoặc áp đặt các điều kiện cho việc sử dụng chúng. Các quyền này được quy định ở các Điều 211 – 219 của Hiệp ước Rome và bị hạn chế nhiều hơn quyền hành pháp của các cơ quan quốc gia.

18 Điều 213 Hiệp ước Rome – Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu.

- Ủy ban không giống với các thể chế khác trong các trụ cột của Liên minh Châu Âu ở chỗ là nó có quyền đề ra các sáng kiến lập pháp. Tuy trong Liên minh Châu Âu Hội đồng và Nghị viện có thẩm quyền đề nghị lập pháp nhưng trong phần lớn các trường hợp, Ủy ban đề xướng phần căn bản của các đề nghị này, điều đó bảo đảm dự thảo luật của Liên minh Châu Âu được phối hợp chặt chẽ và mạch lạc.

- Ủy ban có trách nhiệm bảo đảm các hiệp ước và luật được duy trì, bằng cách đưa các nước thành viên hoặc các cơ quan vi phạm ra trước Tòa án Liên minh châu Âu để xét xử.

1.3.1.2. Tòa án Công lý Châu Âu (CJEU) và Tòa án Nhân quyền Châu Âu (ECtHR):

- Tòa án Công lý Châu Âu, (The Court of Justice of the European Union – gọi tắt là CJEU) tên chính thức là Tòa án Công lý (Court of Justice) là toà án tối cao của Liên minh Châu Âu giải quyết những vấn đề liên quan đến các vấn đề luật pháp của tổ chức này. Là một trong những thể chế quan trọng của Liên minh Châu Âu, Tòa có nhiệm vụ giải thích luật Liên minh Châu Âu và đảm bảo việc áp dụng luật Liên minh Châu Âu một cách công bằng đối với tất cả các quốc gia thành viên. Được thành lập vào năm 1952, đặt trụ sở tại Luxembourg, Tòa án Công lý Châu Âu bao gồm 27 thẩm phán, đại diện cho 27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu. Phụ thuộc vào tính chất quan trọng của từng vụ việc mà hội đồng xét xử sẽ có từ 3, 5 đến 13 thẩm phán.

- Tòa án Nhân quyền Châu Âu (The European Court of Human Rights - hay gọi tắt là ECtHR). ECtHR là một tòa án siêu quốc gia, được lập ra bởi Công ước Châu Âu về Nhân quyền (gọi tắt là Công ước Nhân quyền, được bổ sung bằng các Nghị định thư, trong đó Nghị định thư số 11 có hiệu lực từ năm 1998 quy định việc thành lập Tòa án Nhân quyền Châu Âu thường trực). Đây là cấp tòa cuối cùng mà một người có thể cầu cứu khi cảm thấy nhân quyền của mình bị một nước ký kết Công ước Nhân quyền (19) vi phạm. Công ước đã được thông qua dưới sự bảo trợ của Ủy ban châu Âu, tất cả 47 nước thành viên đều gia nhập Công ước này. Mọi quốc gia thành viên của Hội đồng Châu Âu đều phải tham gia Công ước. Đây là một trong những điều kiện để trở thành thành viên Hội đồng Châu Âu.

Tòa án Nhân quyền có số thẩm phán tương đương số quốc gia thành viên, các thẩm phán được bầu bởi Nghị viện của Hội đồng Châu Âu theo nhiệm kỳ 6

19 Xem Công ước Châu Âu về Nhân quyền và các Nghị đinh thư tại trang web: http://www.echr.coe.int /Documents /Con vention_ENG.pdf. Ngày truy cập: 12/06/2017.

năm, hoạt động với tư cách độc lập chứ không phải là đại diện của quốc gia. Tòa án được chia thành 5 Tòa thành viên (Sections), lãnh đạo bởi một Chánh án (President), 5 chánh tòa (Section Presidents, hai trong số này đồng thời là Phó Chánh án-Vice President). Mỗi Tòa thành viên sẽ chọn ra một Hội đồng (Chamber), bao gồm 1 Chánh tòa và sáu thẩm phán luân phiên. Tòa cũng có một Đại Hội đồng (Grand Chamber) gồm 17 thẩm phán, gồm Chánh án, các Phó Chánh án và các Chánh tòa (20).

Các khiếu kiện về quyền con người chống lại các quốc gia thành viên gửi đến Tòa án Nhân quyền Châu Âu (tại Strasbourg, Pháp) sẽ được phân loại và giao cho các Tòa thành viên, sau đó được xem xét bởi một Ủy ban gồm 3 thẩm phán. Ủy ban này có thể ra quyết định thụ lý hay không thụ lý vụ việc. Nếu được Ủy ban chấp thuận, khiếu nại được xem xét bởi một Hội đồng. Các vụ việc quan trọng có thể được chuyển tới Đại Hội đồng. Trong vòng gần 20 năm hoạt động (1998-2017), Tòa đã thụ lý và ra phán quyết về rất nhiều vụ việc, đặc biệt liên quan đến người tị nạn (21).

Một phần của tài liệu Quy định của liên minh châu âu về người tị nạn và kinh nghiệm đối với ASEAN (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)