1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ láy cho học sinh lớp 4 thông qua các bài tập Luyện từ và câu

75 307 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC =====0O0===== DƯƠNG NGỌC LINH NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA CÁC BÀI TẬP LUYỆN TỪ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

=====0O0=====

DƯƠNG NGỌC LINH

NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN TỪ GHÉP

VÀ TỪ LÁY CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA

CÁC BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

=====0O0=====

DƯƠNG NGỌC LINH

NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN TỪ GHÉP

VÀ TỪ LÁY CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA

CÁC BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học ThS Vũ Thị Tuyết

HÀ NỘI, 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lời cảm ơn của mình tới Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh ở trường tiểu học Hòa Sơn- Hiệp Hòa, Bắc Giang đã tạo điều kiện trong suốt quá trình chúng em quan sát, tìm hiểu thực tế và thực nghiệm khóa luận này

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo

Vũ Thị Tuyết - cô là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, động viên và giúp đỡ chúng em hoàn thành khóa luận này

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Dương Ngọc Linh

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Cấu trúc khóa luận 5

PHẦN NỘI DUNG 6

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 6

1.1 Cơ sở lí luận 6

1.1.1 Đặc điểm học sinh Tiểu học 6

1.1.2 Các phương thức cấu tạo từ tiếng Việt 9

1.1.3 Một số vấn đề về từ ghép 10

1.1.4 Một số vấn đề về từ láy 16

1.2 Cơ sở thực tiễn 20

1.2.1 Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu 20

1.2.2 Nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 4 23

1.2.3 Nội dung từ ghép và từ láy trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 23

1.2.4 Hệ thống bài tập từ ghép và từ láy trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 24

1.2.5 Khả năng nhận diện từ ghép và từ láy của học sinh lớp 4 tại trường Tiểu học Hòa Sơn, Hiệp Hòa, Bắc Giang 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32

Trang 5

Chương 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP

4 NHẰM GIÚP HỌC SINH NHẬN DIỆN TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY 33

2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập Luyện từ và câu trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 33

2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 33

2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 33

2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm 34

2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức 34

2.2 Một số bài tập nâng cao khả năng nhận diện từ láy và từ ghép của học sinh 35

2.2.1 Bài tập nhận diện từ ghép 35

2.2.2 Bài tập nhận diện từ láy 40

2.2.3 Bài tập phân biệt từ láy và từ ghép 44

2.2.4 Một số trường hợp đặc biệt 47

2.3 Một số bài tập giúp học sinh nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ láy 48

2.4 Khả năng ứng dụng các bài tập nhận diện từ ghép và từ láy cho học sinh lớp 4 52

2.4.1 Ứng dụng trong các tiết dạy tăng cường 52

2.4.2 Ứng dụng trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo 52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 54

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 55

3.1 Mục đích thực nghiệm 55

3.2 Đối tượng thực nghiệm 55

3.3 Thời gian, địa điểm thực nghiệm 56

3.3.1 Thời gian 56

3.3.2 Địa điểm 56

Trang 6

3.4 Nội dung thực nghiệm 56

3.4.1 Chuẩn bị 56

3.4.2 Tổ chức thực nghiệm 56

3.5 Kết quả thực nghiệm 56

3.6 Giáo án và đề kiểm tra thực nghiệm 58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 66

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi chúng

ta Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người Ngôn ngữ được dùng để trao đổi ý kiến; bày tỏ mong muốn, nguyện vọng; thể hiện tình cảm, cảm xúc; truyền tải những kinh nghiệm, hiểu biết… Ngôn ngữ là một chỉnh thể dó các yếu tố (các đơn vị thuộc các cấp độ khác nhau) tạo thành Đó là âm vị (đơn vị

bé nhất không có nghĩa nhưng có chức năng phân biệt nghĩa, nhận diện từ); hình vị (đơn vị bé nhất có nghĩa); từ (đơn vị độc lập có chức năng tạo câu); câu (đơn vị thông báo, cấu tạo theo những quy tắc nhất định của ngôn ngữ) Ngay từ khi lọt lòng mẹ, những đứa trẻ đã được nghe những âm thanh là tiếng hát ru, là lời nói yêu thương, những lời dạy bảo của cha, của mẹ, của người thân Khi lớn lên và bước chân vào trường Tiểu học thì chúng được học một cách bài bản hơn Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng cho cho học sinh Tiểu học Nhờ môn học này mà trẻ có thể hiểu thế nào là từ ngữ

và cách sử dụng các từ ngữ ra sao Đặc biệt trong môn Tiếng Việt thì phân môn Luyện từ và câu giúp cho học sinh biết cách phân loại các từ ngữ, mở rộng vốn từ, nhận diện từ, cũng như giúp trẻ biết cách sử dụng những từ ngữ

đó trong hoàn cảnh nào, với mục đích gì Học sinh sẽ được học về từ đơn,

từ phức, danh từ, động từ, phó từ, chỉ từ, số từ,… Và trong số đó, ta không thể không đề cập tới việc dạy học từ ghép và từ láy

Từ ghép và từ láy là hai trong các phương thức cấu tạo từ Đã có rất nhiều những ý kiến tranh luận khác nhau về khái niệm cũng như cách nhận diện, phân loại chúng Học sinh ngay từ lớp 1 đã được làm quen với rất nhiều những từ ghép và từ láy trong tất cả các phân môn Nhưng nó chỉ thực sự được học một cách chính thức khi học sinh bước vào lớp 4

Như chúng ta biết, để nhận diện đâu là từ láy, đâu là từ ghép không phải lúc nào cũng đơn giản Và nó càng trở nên phức tạp hơn đối với học sinh Tiểu

Trang 8

học- lứa tuổi mà tƣ duy chỉ mang tính trực quan, cụ thể Nếu chỉ đƣa ra các thuật ngữ khoa học về từ ghép và từ láy thì những cô cậu học trò nhỏ không thể nào hiểu hết đƣợc Vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách thức khác nhau

để giúp cho học sinh có thể nhận diện từ ghép và từ láy một cách tốt hơn

Hiểu đƣợc tất cả những lí do trên, chúng tôi đã quyết định tìm hiểu thực trạng về khả năng nhận diện từ ghép và từ láy của học sinh Tiểu học, từ đó đƣa ra các biện pháp giúp học sinh nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ

láy thông qua đề tài: “Nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ láy cho

học sinh lớp 4 thông qua các bài tập Luyện từ và câu”

2 Lịch sử vấn đề

Từ ghép và từ láy là một trong những vấn đề của ngôn ngữ đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm Đã có rất nhiều những cuốn sách, những bài viết, những bài tiểu luận, nghiên cứu về đề tài này Ta có thể điểm qua một vài cuốn sách viết về từ ghép và từ láy nhƣ: “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” của Đỗ Hữu Châu, “Dạy học từ ngữ ở Tiểu học” của GS Phan Thiều,

“Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 4” của Nguyễn Minh Thuyết, “Ngữ pháp Tiếng Việt” của Diệp Quang Ban (chủ biên), “Giáo trình Tiếng Việt” của Lê

bộ (xanh xanh, đo đỏ, vàng vàng,…) Các từ láy bộ phận có thể chia thành từ láy âm (xinh xắn, gọn hàng, run rẩy,…) và láy vần (lờ mờ, bỡ ngỡ, luống cuống…) Tác giả cũng đƣa ra hai tiêu chí phân loại từ ghép là căn cứ vào

Trang 9

tính chất và đặc trưng về nghĩa của các hình vị gồm từ ghép thực (ví dụ: nhà cửa, trâu bò, xe cộ…), từ ghép hư (ví dụ: để cho, vậy nên, có lẽ…) và căn cứ vào mối quan hệ giữa các hình vị và đặc trưng ngữ nghĩa của các từ bao gồm

từ ghép chính phụ (ví dụ: xe đạp, chai nhựa,…); từ ghép đẳng lập (ví dụ: nhà cửa, quần áo,…)

Trong cuốn sách Ngữ pháp Tiếng Việt tác giả Diệp Quang Ban cũng có

cùng quan điểm với tác giả Lê A về cách phân loại từ ghép và từ láy dựa vào hình thức và ngữ nghĩa

Bên cạnh đó cũng có những bài viết in trên báo, những bài tiểu luận, luận án nghiên cứu về từ ghép và từ láy nói chung và từ ghép và từ láy ở Tiểu học nói riêng như:

+ Tác giả Hà Quang Năng với bài Khả năng nhận biết và sử dụng từ láy

và từ ghép ở Tiểu học (T/C Ngôn ngữ và đời sống số 10- 2002)

+ Tác giả Lê Phương Nga với bài viết Về khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy được dạy ở Tiểu học in trên tạp chí Giáo dục Tiểu học số 2-1996

+ Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương với bài Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Khả năng nhận biết từ láy của học sinh Tiểu học (Khảo sát ở học sinh lớp 5

trường Tiểu học Tiên Sơn B - Mê Linh - Hà Nội),2016

+ Tác giả Khổng Thị Tuyên với bài khóa luận tốt nghiệp Đại học Khả năng nhận diện từ ghép của học sinh lớp 4 trong nhà trưởng Tiểu học, 2017

Ngoài ra còn rất nhiều những bài viết của những tác giả khác nhau xoay quanh vấn đề từ ghép và từ láy ở trường Tiểu học Tuy nhiên, tất cả các bài viết chỉ dừng lại ở việc đưa ra những quan điểm, những cơ sở về từ cũng như cách phân loại chúng

Như vậy có thể thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu về các biện pháp nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ láy cho học sinh Vì vậy, tôi

thực hiện đề tài: “Nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ láy cho học

Trang 10

sinh lớp 4 thông qua hệ thống bài tập Luyện từ và câu”, với hi vọng được

góp một phần công sức nhỏ bé của mình để nâng cao chất lượng giảng dạy và trau dồi kinh nghiệm cho bản thân

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu khả năng nhận diện từ ghép và từ láy của học sinh tiểu học từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ láy cho học sinh tiểu học

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là khả năng nhận diện từ ghép và từ

láy của học sinh lớp 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu của chúng tôi được giới hạn trong chương trình sách giáo khoa lớp 4 về từ ghép, từ láy và thực trạng dạy nội dung này ở trường Tiểu học đồng thời khảo sát, thống kê khẳ năng nhận diện từ ghép và từ láy của học sinh lớp 4 Từ đó đề xuất những biện pháp nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ láy cho học sinh lớp 4

4.2.2 Giới hạn đối tượng khảo sát

Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung khảo sát khả năng của các

em học sinh lớp 4A, 4B, 4C trường Tiểu học Hòa Sơn- Hiệp Hòa, Bắc Giang

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định cơ sở lí luận cho đề tài

- Khảo sát nội dung chương trình dạy học từ ghép và từ láy của phân môn Luyện từ và câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 ở trường Tiểu học

- Khảo sát, thống kê khả năng nhận diện từ ghép và từ láy của học sinh lớp 4, từ đó đề xuất các biện pháp dạy và học thích hợp nhằm nâng cao khả năng nhận diện, phân biệt từ ghép và từ láy cho học sinh lớp 4

Trang 11

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Thủ pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp thực nghiệm

Quá trình nghiên cứu đề tài này, thực hiện tuần tự theo các bước sau:

- Đọc lí thuyết liên quan đến đề tài

- Thống kê tư liệu điều tra được

- Xử lí tư liệu điều tra được bằng các biện pháp: phân tích, phân loại,

so sánh

7.Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận nội dung của khoá luận được chia ra làm

3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập Luyện từ và câu lớp 4 nhằm giúp học sinh nhận diện từ ghép và từ láy

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 12

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Đặc điểm học sinh Tiểu học

1.1.1.1 Đặc điểm tâm - sinh lí

Đời sống tâm lí của con người nói chung, của trẻ em nói riêng luôn có sự phong phú và phức tập Nó bao gồm tất cả từ tri giác, ghi nhớ, chú ý, tư duy, tưởng tượng, tình cảm,… Khi nghiên cứu về chương trình Tiểu học hay ngôn Ngữ ở Tiểu học không thể không đề cập đến Tâm lí của học sinh Tiểu học Giai đoạn học sinh Tiểu học là giai đoạn đang phát triển tốt về tư duy lẫn tình cảm Ở giai đoạn này có những điều chúng ta cần lưu ý, cụ thể như sau:

a Tri giác

Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, tổng quan, ít đi vào chi tiết, cụ thể và đặc biệt không mang tính ổn định Ở giai đoạn đầu Tiểu học (lớp 1, 2, 3) tri giác thường gắn với những hình ảnh thực tế, trực quan; đến cuối cấp (lớp 4, 5) tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, chi tiết hơn Nghĩa là ở giai đoạn sau trẻ thích quan sát những hình ảnh có màu sắc nổi bật, hấp dẫn, các hoạt động đã có mục đích, phương hướng Đặc biệt tri giác ở thời điểm này đã mang tính chủ định: biết quan sát kĩ các đồ vật, có những kế hoạch cụ thể, biết sắp xếp các công việc cho phù hợp,…

Hiểu được điều này, chúng ta cần phải sử dựng những hình ảnh trực quan, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và hấp dẫn để kích thích tri giác của học sinh

Và bắt đầu hướng dẫn trẻ thiết lập kế hoạch, mục đích để nâng cao khả năng tri giác có chủ định

b Chú ý

Ở giai đoạn đầu, khả năng chú ý của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế Lúc này, chú ý không chủ định chiếm ưu thế

Trang 13

Nghĩa là trẻ chỉ quan tâm, chú ý tới những hình ảnh Hành động, hoạt động nổi bật, màu sắc, hấp dẫn, những môn học có nhiều hoạt động hay những trò chơi hoặc cũng có thể là giáo viên xinh đẹp, vui tính,… Sự tập trung chú ý về một vật hay một hoạt động của trẻ còn rất yếu, thiếu bền vững chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán bởi những tác động khác

Vì vậy, giáo viên nên giao cho trẻ những nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý của trẻ, giới hạn về thời gian Chú ý thay đổi theo từng giai đoạn trong cấp Tiểu học, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đế kết quả dạy học và giáo dục trẻ

c Trí nhớ

Ở độ tuổi này hai loại ghi nhớ đều phát triển mạnh Tuy nhiên loại ghi nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn so với loại ghi nhớ từ ngữ- logic Giai đoạn lớp 1, 2, 3 ghi nhớ máy móc phát triển Các em ghi nhớ hình ảnh, ghi nhớ bằng cách học thuộc mà không hiểu hết nội dung Nhiều học sinh chưa biết cách ghi nhớ theo nội dung, có điểm tựa hoặc xây dựng dàn ý ghi nhớ

Đến giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ bắt đầu phát triển mạnh Lúc này, ghi nhớ chủ định đã phát triển Trẻ đã biết ghi nhớ theo nội dung, điểm tựa, đã biết cách lập dàn ý ghhi nhớ Tuy nhiên việc ghi nhớ

có chủ đích còn phụ thuộc nhiều vào sự hấp dẫn của tài liệu, sự thu hút của bài giảng, hay sự độc đáo về nội dung,…

Biết được những điều này, giáo viện cần có những giải pháp thích hợp

để giúp học sinh ghi nhớ một cách tốt hơn, đặc biệt hướng cho trẻ vào ghi nhớ

có chủ đích để nội dung ghi nhớ sẽ bền vững hơn

Trang 14

Nhờ đó mà giáo viên có căn cứ giúp cho việc hình thành lối tư duy phù hợp với những phương pháp và kĩ thuật dạy học hợp lí

e Tưởng tượng

Ở cấp Tiểu học, bộ não của trẻ đã phát triển mạnh mẽ, tương đối hoàn thiện Vì vậy, trí tưởng tượng của trẻ rất phát triển với những đặc điểm cụ thể sau:

Trẻ có thể dựa vào những hình ảnh cũ để tái tạo ra những hình ảnh mới Tức là trẻ dựa vào những hình ảnh thực tế đã thấy từ trước, được lưu lại trong

bộ nhớ để mô tả hoặc sáng tạo ra những hình ảnh thông qua hoạt động vẽ tranh, làm văn, làm thơ,… Đặc biệt ở giai đoạn này, tưởng tượng của các em được chi phối mạnh mẽ từ cảm xúc, tình cảm, hình ảnh, sự việc, hiện tượng Qua đó, là một người giáo viên cần phải tìm ra các phương pháp giúp học sinh phát triển tối đa trí tưởng tượng phong phú này Biến những điều khô khan của kiến thức trở nên đẹp hơn, dễ ghi nhớ hơn Có thể đặt ra những câu hỏi gợi mở, thu hút các em, tổ chức những hoạt động mang tính trải nghiệm

để các em phát huy tối đa tư duy, tưởng tượng, hay sử dụng các hình ảnh đầy cuốn hút và độc đáo,…

1 1.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh Tiểu học

Nhờ 6 năm đầu đời mà khi bước vào cấp Tiểu học, hầu như trẻ đều có khả năng nói thành thạo Khi học lớp 1, trẻ bắt đầu được làm quen với chữ viết và các con số Đến lớp 5 thì ngôn ngữ đã trở nên thành thạo hơn và hoàn thiện dần về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm Nhờ việc học tập như vậy mà trẻ có khả năng tự đọc, hiểu, nhận thức được thế giới xung quanh và đặc biệt khám phá bản thân

Với trẻ, ngôn ngữ có những ảnh hưởng vô cùng lớn Nó giúp quá trình nhận thức, cảm giác, tri giác, tư duy, phân tích, tưởng tượng, của trẻ phát triển một cách dễ dàng Nhờ ngôn ngữ mà trẻ thể hiện được bản thân Cũng thông qua ngôn ngữ mà ta cũng có thể đánh giá được trí tuệ của trẻ

Trang 15

Với những vai trò hết sức quan trọng như vậy, các nhà giáo dục cụ thể là các giáo viên cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho trẻ, tích cực cho trẻ làm quen với các văn bản, tác phẩm, truyện, báo chí,…hoặc mở mở rộng vốn từ bằng cách tổ chức những hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi viết thư, vẽ tranh, kể chuyện,… Tất cả đều giúp trẻ có vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng

Nói tóm lại, sau khi xem xét những đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh tiểu học, chúng tôi nhận thấy tư duy logic, ghi nhớ có chủ đích của học sinh lớp 4 có sự phát triển hơn hẳn học sinh lớp 1, 2, 3 do vậy các em có khả năng

và sự thích ứng với các bài tập Tuy nhiên, do những tư duy của các em còn

sơ đẳng, đơn giản nên những hoạt động này cần phải ặp đi lặp lại để hình thành kĩ năng làm bài và đạt hiệu quả hơn Trên cơ sở đó, chúng tôi tập trung nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ láy cho học sinh lớp 4 thông qua

hệ thống bài tập

1.1.2 Các phương thức cấu tạo từ tiếng Việt

Phương thức cấu tạo từ là phương thức mà ngôn ngữ tác động vào hình

vị để tạo ra các từ Từ tiếng Việt sử dụng ba phương thức sau đây: phương thức từ hóa hình vị, phương thức ghép, phương thức láy

Từ hóa hình vị là phương thức tác động vào bản thân một hình vị, làm cho nó có đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà không them bớt gì cả vào hình thức của nó

Ví dụ: xe, áo, bàn, sách, lá,người, mì chính… là những từ hình thành so sự từ hóa các hình vị xe, áo, bàn, sách, lá,người, mì chính…

Hiện nay phương thức này chỉ tác động vào các hình thức ngữ âm mô phỏng âm thanh và các yếu tố vay mượn

Ví dụ: Từ cạch vốn mô phỏng tiếng động không vang khi hai vật rắn va chạm vào nhau Nay, thông qua phương thức từ hóa mang ý nghĩa: “bắn súng cối

Trang 16

bằng cách thả đạn vào nòng súng” và mang đặc điểm ngữ pháp của các từ: bắn, lao, phóng, phát,… để trở thành một từ Các từ khác như bịch (đấm vào ngực), đốp (đốp vào mặt), đét (đét cho một roi) đều thuộc trường hợp này Còn các từ như: ti vi, mì chính, lốp, săm, phanh, căn,… là do sự từ hóa các

yếu tố nước ngoài

Ghép là phương thức tác động vào một hoặc hai hình vị có nghĩa, kết hợp chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới (mang đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa như một từ)

Ví dụ: Phương thức ghép tác động vào các hình vị xe đạp tạo nên từ xe đạp , tác động vào hình vị máy bay tạo ra từ máy bay,…

Láy là phương thức tác động vào một hình vị cơ sở làm xuất hiện một hình vị láy giống nó toàn bộ hay bộ phận về âm thanh Các hình vị cơ sở hay hình vị láy tạo thành một từ (mang đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ)

Ví dụ: Phương thức láy tác động vào hình vị xanh tạo nên từ xanh xanh Trong đó, hình vị cơ sở để thực hiện phương thức láy là hình vị xanh

Ngoài ba phương thức tác động vào hình vị trên, còn có phương thức tạo từ theo lối chuyển nghĩa từ một từ có sẵn

Ví dụ: Từ ốc (vốn chỉ một sinh vật) chuyển nghĩa cho ta từ ốc (đinh ốc), từ đậu (hành động của một con vật) chuyển nghĩa cho ta từ đậu (tên một loại hạt thực vật)

Vì phương thức chuyển nghĩa không tạo ra từ mới mà chỉ sử dụng những từ có sẵn để tạo ra nghĩa mới nên không được đề cập đến ở đây

1.1.3 Một số vấn đề về từ ghép

1.1.3.1 Khái niệm từ ghép

Xoay quanh vấn đề từ ghép, có rất nhiều những quan điểm và đánh giá khác nhau Mỗi tác giả khi nghiên cứu về tư ghép đều đưa ra những ý kiên riêng, từ đó mà dẫn đến nhiều định nnghĩa về từ ghép Trong phạm vi đề tài

Trang 17

này, chúng tôi chỉ đưa ra một số quan điểm, định nghĩa của các tác giả được

in trong giáo trình Sư phạm Cụ thể:

Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt”

khẳng định: Từ ghép được tạo ra từ phương thức ghép hình vị, do sự kết hợp của hai hay một số hình vị tách biệt, riêng lẻ, độc lập với nhau

Tác giả Hồ Lê cho rằng: Từ ghép là một loại ngôn ngữ do nhiều yếu tố kết hợp lại có tính vững chắc về cấu tạo và tính thành ngữ về ý nghĩa, trong

“Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại”

Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4 hiện hành có định nghĩa về từ ghếp rất

như sau: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau Đó là từ ghép (trang 39)

Ví dụ: tình thương, thương mến, ông cha,

Như vậy, từ ghép gồm hai hay nhiều những hình vị, trong đó, hình vị nào cũng phải có nghĩa Khi đã ghép hai hình vị với nhau thì nó đã tạo nên một từ

có cấu trúc tương đối chặt chẽ Khi đó, từ ghép cũng là đơn vị nhỏ nhất trực tiếp hình thành nên câu

1.1.3.2 Phân loại từ ghép

Để phân loại từ ghép, ta dựa vào ba đặc điểm sau đây:

- Ý nghĩa của từ mới

- Tính chất của hình vị

- Mối quan hệ ngữ pháp, ngữa nghĩa giũa cacs hình vị tạo thành

Trên cơ sở những tiêu chí này, từ ghép được chia ra làm hai loại: Từ ghép đẳng lập (từ ghép hợp nghĩa) và từ ghép phân nghĩa (từ ghép chính phụ)

1.1.3.2.1 Từ ghép đẳng lập

a Khái niệm

Từ ghép đẳng lập hay còn gọi là từ ghép hợp nghĩa do hai hình vị tạo nên, trong đó cả hai hình vị đều có nghĩa tương đương nhau Tức là không có hình vị nào chỉ loại lớn cũng không có hình vị nào là hình vị phân nghĩa Các

Trang 18

loại từ ghép này biểu thị những loại (sự vật, hiện tượng, tính chất,…) rộng lớn hơn, bao trùm hơn với nghĩa của hình vị khi tách riêng

Ví dụ: quần áo, núi sông, nhà cửa, sách vở,…

Đặc trưng của từ ghép đẳng lập là:

- Quan hệ ngữ pháp giữa các từ tố là quan hệ bình đẳng

Ví dụ: Từ quần, áo là danh từ chỉ đồ mặc Khi tách riêng ta được các yếu

tố là quần và áo, hai yếu tố này đều có nghĩa ngang hàng và thuộc từ loại

danh từ

- Ý nghĩa của câu ghép đẳng lập là ý nghĩa tổng hợp, khái quát chỉ đặc trưng (trạng thái, tính chất, hành động, quan hệ) chung

Ví dụ: Từ quần áo chỉ đồ để mặc nói chúng bao gồm cả quần và áo

- Để tạo nên một từ ghép thì ta phải kết hợp hai hình vị với nhau, nhưng hai hình vị này phải cùng thuộc một phạm trù nghĩa Tức là hai hình vị cùng chỉ sự vật, trạng thái, tình cảm, hiện tương, số lượng,…Cụ thể:

+ Hoặc các thành tố phải đồng nghĩa với nhau:

Ví dụ: bụng dạ, bạn hữu,…

Ví dụ: thổ địa, cốt nhục,…

Ví dụ: trông nom, chợ búa,…

Ví dụ: xinh đẹp, mong chờ,…

+ Hoặc các thành tố trái nghĩa với nhau

Ví dụ: buồn vui, đen trắng, …

+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau

Ví dụ: nhà cửa, đi đứng, quần áo,…

Tuy từ ghép được tạo nên bởi hai thành tố có giá trị ngang nhau nhưng một số trường hợp có những từ ghép một trong hai thành tố bị mờ nghĩa

Trang 19

Ví dụ: Từ đường xá Ở đây xá cũng có nghĩa là đường Tuy nhiên do từ

xá được sử dụng rất lâu trước đó, ít người dùng và đã được thay thể bởi từ đường nên từ xá đã bị mờ nghĩa

b Phân loại

Căn cứ vào ngữ nghĩa của từ ghép hợp nghĩa mà chia từ ghép hợp nghĩa

ra làm ba loại: từ ghép đẳng lập tổng loại, từ ghép đẳng lập chuyên chỉ loại và

từ ghép đẳng lập gộp nghĩa

b.1 Từ ghép đẳng lập tổng loại

Từ ghép đẳng lập tổng loại là từ ghép có ý nghĩa chỉ cả loại lớn, trong

đó, mỗi hình vị chỉ một loại nhỏ tiêu biểu:

Ví dụ: non sông không phải chỉ núi và sông nói chung mà nó chỉ một quốc gia Yếu tố non (núi) và sông là đặc điểm tiêu biểu về địa hình của mỗi

Ví dụ:

Trang 20

Do nghĩa của cả từ ghép tương đương với ngĩa của một trong hai hình vị nên một trong hai thành tố có trong từ có xu hướng bị mờ nhạt về nghĩa Yếu

tố này có tác dụng làm chỗ dựa cho nghĩa của từ ghép

Ví dụ:

Núc trong bếp núc

Búa trong chợ búa

b.3 Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa

Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa là từ ghép không có ý nghĩ chỉ loại, trái lại

nó biểu thị ý nghĩa chung của cả từ ghép Trong ý nghĩa chung đó có ý nghĩa riêng của từng thành tố Có thể hiểu theo mô hình sau: AB=A+B

Ví dụ:

Hình 1

Ví dụ khác:

Từ ghép đẳng lập hợp nghĩa đã tồn tại thành từng cặp, từng đôi, trở nên quen thuộc, trở thành một hiện tượng, một tập quán xã hội Vì vậy chúng luôn được đi liền với nhau trong các trường hợp

c Trật tự các thành tố trong từ ghép đẳng lập

Khi nói về từ ghép đẳng lập, người ta thường đề cập đến khả năng hoán

vị “tự do” của các từ tố trong chúng Tuy nhiên, điều này không xảy ra trong tất cả các trường hợp của từ ghép đẳng lập, mà chỉ xảy ra ở một vài trường hợp nhất định Cụ thể:

- Từ ghép không có yếu tố Hán - Việt

Áo Quần áo Quần

Trang 21

Ví dụ:

Xinh đẹp - đẹp xinh

Áo quần - quần áo

May rủi - rủi may

- Từ ghép đơn nghĩa hay từ ghép có yếu tố bị mờ nhạt, mất nghĩa

- Hoán vị ít xảy ra với các từ ghép đẳng lập đơn nghĩa

- Đặc biệt, khi hoán vị các từ tố trong từ ghép cần chú ý:

+ Không được làm thay đổi ý nghĩa của từ ban đầu

Ví dụ: cơm nước chỉ cái ăn, đồ ăn hàng ngày Nhưng khi hoán vị thì ta được từ nước cơm- chất lỏng màu trắng đục, nổi lên khi gạo được đun sôi

Lúc này ý nghĩa hoàn toàn thay đổi

+ Không đi ngược với tập quán cổ truyền dân tộc

Ví dụ: Từ anh em chỉ những người có cùng huyết Nhưng khi hoán đổi thì được từ em anh - từ không được chấp nhận Vì từ xưa tới nay từ chỉ quan

hệ thứ bậc sẽ được sắp xếp theo hàng trên trước, hàng dưới sau

1.1.3.2.2 Từ ghép chính phụ

a Khái niệm

Từ ghép chính phụ hay còn gọi là từ ghép phân nghĩa là từ ghép được tạo nên từ hai hình vị, trong đó có một hình vị mang nghĩa chính, hình vị còn lại có quan hệ phụ thuộc vào hình vị kia và không có nghĩa (liên quan tới từ ghép đó) Hay nói cách khác là từ ghép gồm một hình vị chỉ loại lớn (sự vật, hành động, trạng thái, tính chất) và một hình vị có tác dụng phân hóa loại lớn đó thành những loại nhỏ cùng loại nhưng độc lập với nhau và độc lập với loại lớn

Ví dụ: xe máy, quần dài, bút mực,…

Từ ghép chính phụ có những đặc trưng sau đây:

- Quan hệ giữa hai hình vị trong từ ghép chính phụ là quan hệ bất bình đẳng Hình vị chính chỉ loại khái quát (sự vật, hành động, trạng thái, tính

Trang 22

chất) mang ý nghĩa chung chung Còn hình vị phụ chỉ loại nhỏ, làm rõ, phân loại cho hình vị chính

b Phân loại

Dựa vào ý nghĩa đó của từ ghép chính phụ - kiểu ý nghĩa không tổng hợp

mà người ta chia ra làm hai loại: từ ghép chính phụ dị biệt và từ ghép chính phụ sắc thái hóa

b.1 Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép chính phụ mà yếu tố phụ có tác dụng phân chia, phân loại sự vật, hiện tượng, đặc trưng được biểu thị ở yếu tố chính Hay đơn giản từ ghép chính phụ dị biệt có là từ ghép phân loại

có nghĩa chung chung, không hiểu rõ được, khi kết hợp với yếu tố phụ chỉ sắc thái sẽ làm người đọc, người nghe hiểu rõ sắc thái hơn

Ví dụ: Xanh lè, xanh ngắt, xanh xao,…

ra một số ý kiến tiêu biểu về định nghĩa của từ láy như sau:

Trong cuốn Tiếng Việt 2, Lê A cho rằng: “Từ láy là sản phẩm của phương thức láy- láy lại toàn bộ hay bộ hận hình thức ngữ âm của hình vị gốc (hình vị mang ý nghĩa từ vựng) [1,127]

Trang 23

Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Từ láy là những từ cấu tạo theo phương thức láy, là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận âm tiết của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” [ 4,41]

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1 có đưa ra khái niệm rất đơn giản

về từ láy như sau: “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu

và vần) giống nhau Đó là từ láy”

Ví dụ: săn sóc, khéo léo, luôn luôn,…

Tác giả Hoàng Văn Hành có viết: “Từ láy là sự phối ngữ âm giữa các yếu tố tương ứng của các âm tiết, và có tác dụng biểu trưng hóa.” [8,5]

Mỗi quan điểm, ý kiến đưa ra đều dựa trên những cơ sở khoa học nhất định Để tìm ra một cách hiểu chung nhất, chúng tôi định nghĩa từ láy như sau: Từ láy là những từ gồm hai hay nhiều tiếng, do phương thức láy tạo nên, giữa các tiếng có quan hệ ngữ âm với nhau và có tác dụng biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh”

1.1.4.2 Phân loại từ láy

Người ta dựa vào số tiếng trong từ láy để chia từ láy ra làm các loại sau: láy đôi, láy ba, láy tư

a Láy đôi

Như tên gọi thì láy đôi là từ láy gồm hai tiếng Đây là loại từ láy chiếm phần lớn trong kho tàng từ láy Việt Nam Dựa vào mức độ láy trong các từ láy đôi mà chia chúng ra thành từ láy bộ phận và từ láy toàn bộ Các từ láy bộ phận lại có thể chia ra thành từ láy âm và từ láy vần

a.1 Láy toàn bộ

Láy toàn bộ là sự lặp lại toàn bộ nguyên vẹn hoặc lăp lại có sự biến đổi (về thanh điệu hoặc phụ âm cuối) có tác dụng tạo nghĩa biểu trưng

Ở từ láy toàn bộ, các bộ phận của hình vị gốc được lặp lại y nguyên Tuy nhiên số lượng các loại từ láy này không nhiều

Ví dụ: xanh xanh, bừng bừng, khăng khăng, vàng vàng,…

Trang 24

Từ láy đôi toàn bộ có sự biến đổi về thanh điệu Để tăng sự nhịp nhàng

về ngữ điệu khi nói người ta biến đổi các từ láy toàn bộ giống nhau nguyên vẹn thành các từ láy toàn bộ có biến đổi về thanh điệu

Ví dụ: đèm đẹp, đo đỏ, nằng nặng,…

Ngoài từ láy có sự biến đổi về thanh điệu, từ láy đôi toàn bộ còn có sự biến đổi về phụ âm cuối

Ví dụ: đèm đẹp, khang khác, anh ách,…

Sự biến đổi phụ âm cuối này tuân theo một nguyên tắc nhất định: Từ phụ

âm p chuyển sang phụ âm m, từ phụ âm ch chuyển sang phụ âm nh, từ phụ

âm c chuyển sang phụ âm ng, từ phụ âm t chuyển sang phụ âm n

Ta có thể hiểu rõ hơn bằng mô hình sau:

Vị trí phát âm Phương thức

Láy bộ phận là những từ láy giữ lại một bộ phận cố định và thực hiện phương thức láy ở bộ phận còn lại Cũng dựa vào vị trí láy mà chia láy bộ phận ra làm hai loại: láy âm, láy vần

- Láy âm: là những từ láy mà tiếng láy lặp lại âm đầu của tiếng gốc Nghĩa là hai tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu

Ví dụ: xinh xắn, gọn gàng, run rẩy,…

Láy âm gồm hai loại:

+ Láy âm có hình vị gốc đứng trước: vội vàng, khó khăn, hoa hòe,…

Trang 25

+ Láy âm có hình vị gốc đứng sau: nhấp nháy, phập phồng, nhấp nhô,…

- Láy vần: là những từ láy mà tiếng láy lặp lại phần vần của tiếng gốc Nghĩa là hai tiếng có sự giống nhau về vần

Ví dụ: khéo léo, cheo leo, lò dò,…

Các từ láy vần đƣợc chia ra thành các nhóm dựa vào sự phối hợp của vần với phụ âm đầu của tiếng gốc để tạo ra tiếng láy Cụ thể:

Phụ âm đầu tiếng gốc Phụ âm đầu tiếng láy Ví dụ

Trang 26

Số lượng láy ba không nhiều, chủ yếu là láy ba toàn bộ, một số ít là láy vần

Ví dụ: sạch sành xanh, khít khìn khịt,…

Trong láy ba có một âm tiết không có khả năng đứng độc lập, có ý nghĩa từ vựng Vì vậy, để tạo nên láy ba thường dựa vào qui tắc biến dổi thanh điệu Cụ thể: tiếng thứ hai mang thanh bằng, tiếng thứ hai và tiếng thứ

ba thường có thanh đối lập nhau: khít khìn khịt, tóp tòm tọp, sạch sành sanh, cỏn còn con,…

- Kiểu 2: Lặp lại toàn bộ láy đôi

Ví dụ: bổi hổi bồi hồi, loáng choáng loạng choạng,…

- Kiểu 3: Xen kẽ hai tiếng phần gốc và hai tiếng phần láy

Ví dụ: lăng xăng lít xít, lơ thơ lần thẩn,…

- Kiểu 4: Lặp lại lần lượt từng tiếng của từ láy đôi

Trang 27

năng về từ và câu cho học sinh Có thể nói bước vào bậc Tiểu học vấn đề về

từ và câu được đặt lên hàng đầu bởi từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ Nó giúp học sinh phát triển về vốn từ, hình thành kĩ năng nói, viết nhờ đó mà bày tỏ được ý kiến, thái độ, tình cảm của bản thân Trong hệ thống ngôn ngữ, không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của từ và câu Từ là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên câu, nó là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ Muốn nắm được ngôn ngữ bắt buộc người nói, người viết phải có một vốn từ nhất định Khi có vốn từ sẽ tự khắc ghép lại thành câu

và thực hiện chức năng giao tiếp Ngoài ra, vốn từ ngữ càng giàu có, càng phong phú thì khả năng nói, viết, giao tiếp càng đa dạng bấy nhiêu Những người giàu vốn từ họ sẽ thể hiện quan điểm, tình cảm, thái độ, cảm xúc của bản thân một cách đầy đủ, chính xác và tinh tế hơn Nhờ đó mà đạt được mục đích giao tiếp ở mức cao nhất

Như vậy, việc dạy học Luyện từ và câu cho học sinh Tiểu học là một việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng Dạy học Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa, phong phú vốn từ cho hoc sinh, cung cấp cho học sinh những vốn từ cơ bản, những hiểu biết về ngữ pháp, về cấu tạo câu, đoạn Đặc biệt, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt câu thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời giúp học sinh có thể hiểu lời nói, câu văn, bài viết của người khác Luyện từ và câu giúp cho học sinh biết hệ thống hóa vốn từ, biết đặt câu, viết đoạn, hướng dẫn học sinh sử dụng các dấu câu, kiểu câu phù hợp với những tình huống giao tiếp thực tế

Ngoài vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ và phân môn này còn rèn cho học sinh tư duy, giáo dục thẩm

mĩ, phát triển nhân cách và tình yêu tiếng Việt

1.2.1.2 Nhiệm vụ

Trong trường Tiểu học, phân môn Luyện từ và câu có hai nhiệm vụ chính Một là làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu của các em Hai là cung cấp cho học sinh những kiến thức về từ và câu

Trang 28

a Làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu của các em

Nhiệm vụ này là nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu Nó chiếm vai trò chủ đạo trong việc dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học Nhiệm vụ này bao gồm các công việc cụ thể sau:

- Dạy nghĩa từ: Giúp cho học sinh nắm vững nghĩa của các từ bao gồm việc them vào vốn từ của học sinh những từ mới và những nghĩa mới của những từ đã biết trước đó Từ đó làm cho học sinh nắm được tính nhiều nghĩa cũng như sự chuyển nghĩa của từ Khi dạy từ ngữ, người dạy có trách nhiệm hình thành những khả năng phát hiện từ mới trong văn bản để học sinh tiếp cận được với những văn bản mới Để làm được điều này học sinh cần nắm được một số thao tác giải nghĩa từ, phát hiện ra những nét nghĩa mới của từ cũ, làm

rõ sắc thái nghĩa khác nhau của từng từ trong những ngữ cảnh khác nhau

- Hệ thống hóa vốn từ: Nghĩa là người giáo viên cần dạy học sinh biết cách sắp xếp các từ đã biết theo một hệ thống logic để thuận lợi cho việc ghi nhớ Nhờ đó, các em sẽ tích lũy vốn từ một cách nhanh chóng, có khoa học và

có khả năng tạo ra tính thường trực của từ, tạo điều kiện tốt nhất để các vồn từ

đó đi vào hoạt động giao tiếp thuận lợi Công việc này hình thành ở học sinh

kĩ năng tư duy logic, tư duy có hệ thống Tức là học sinh sẽ đặt từ vào trong cùng một hệ thống liên tưởng cùng chủ đề, đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạo,

- Tích cực hóa vốn từ: Dạy cho học sinh cách sử dụng từ sao cho hiệu quả nhất Nói cách khác là hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng vốn từ để nói, viết, trao đổi, giao tiếp để các vốn từ đã tích lũy được hoạt động một cách tối ưu Tích cực hóa vốn từ chính là dạy cho học sinh biết dùng các từ ngữ trong hoạt động nói năng hàng ngày của chính mình

- Ngoài ra, một điều không thể thiếu khi dạy từ cho học sinh đó là hướng dẫn học sinh đặt câu Vì câu là đơn vị cấu thành nên lời nói giao tiếp Dạy cho

Trang 29

học sinh biết cách đặt đâu sao cho đúng, sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và dạy cho học sinh đặt câu hay chính là cách giúp cho các em đạt được mục đích trong giao tiếp

1.2.2 Nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 4

Trong chương trình Tiểu học, học sinh đã được tiếp xúc và học phân môn Luyện từ và câu từ lớp 1, 2, 3 nhưng chỉ dừng lại ở mức sơ đẳng và được lồng ghép vào các phân môn khác Lên lớp 4, 5 thì Luyện từ và câu mới chính thức trở thành một phân môn độc lập

Phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ và câu Ở lớp 1, 2, 3 chỉ trình bày các kiến thức sơ đẳng giúp các em làm quen và nhận biết chính thông qua các bài tập thực hành Lên lớp 4,5, các kiến thức lí thuyết về từ và câu được học

sẽ được tách riêng thành các bài Đó là các nội dung như: từ, cấu tạo từ, các lớp từ (đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa), từ loại, câu, kiểu câu, thành phần câu, dấu câu, liên kết câu,…

Ở đề tài này, do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ đề câp tới nội dung chương trình lớp 4 Cụ thể chương trình về từ ghép và từ láy trong lớp 4 như sau:

1.2.3 Nội dung từ ghép và từ láy trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4

Ở lớp 4, học sinh đã bắt đầu làm quen với từ láy, từ ghép trong các bài lí thuyết tìm hiểu về tiếng, từ,….Sau đó, các em được học những bài trọn vẹn cho hai loại từ này Cụ thể:

Tiết 1: Từ ghép và từ láy [trang 38]

Tiết 2: Luyện tập về từ ghép và từ láy [trang 43]

Cả hai tiết này đều năm trong tuần 4 với chủ điểm: “Măng mọc thẳng” sách Tiếng Việt 4 tập 1

Từ ghép được hình thành thông qua việc tìm các từ phức có các tiếng có nghĩa tạo thành và từ láy là các từ phúc gồm những tiếng có âm đầu hoặc vần giống nhau tạo thành Cụ thể trong phần nhận xét bài “Từ ghép và từ láy”:

Trang 30

- Từ phức nào do các tiếng có nghĩa tạo thành? (truyện cổ, ông cha, lặng im)

- Từ phức nào do những tiếng có âm đầu hoặc vần giống nhau tạo thành?

- Trong bài: “Từ ghép và từ láy” (sách Tiếng Việt 4 tập 1)

Bài 1: Hãy sắp xếp các từ phức được in nghiêng trong các câu dưới đây thành

hai loại: Từ ghép và từ láy Biết rằng những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa:

a Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên song Hồng Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ

bãi song Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông

b Dáng tre vươn mộc mạc, màu tren tươi nhũn nhặn Rồi tren lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí

- Trong bài “luyện tập về từ ghép và từ láy” (sách Tiếng Việt 4, tập 1)

Bài 1: So sánh hai từ ghép sau đây:

Bánh trái (chỉ chung các loại bánh)

Trang 31

Bánh rán (chỉ loại bánh nặn bằng bột gạo nếp, thường có nhân, rán

chins giòn)

a) Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp (bao quát chung)?

b) Từ ghép nào có nghĩa phân loại (chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất)?

Bài 2: Viết các từ ghép(được in đậm) trong những câu dưới đây vào ô thích

hợp trong bảng phân loại từ ghép:

a) Từ ngoài vọng vào tiếng chuông xe điện lẫn tiếng chuông xe đạp lanh canh không ngớt, tiếng còi tàu hỏa thét lên, tiếng bánh xe đạp trên đường

ray và tiếng máy bay gầm rít trền bầu trời

Theo Tô Ngọc Hiến

b) Dưới ô cửa máy bayhieenj ra ruộng đồng, làng xóm, núi non Những

gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc

Theo Trần Lê Văn

Bài 3: Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:

Theo Trần Hoài Dương

a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu

b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần

c) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần

Trang 32

1.2.5 Khả năng nhận diện từ ghép và từ láy của học sinh lớp 4 tại trường Tiểu học Hòa Sơn, Hiệp Hòa, Bắc Giang

1.2.5.1 Mục đích tìm hiểu khả năng nhận diện từ ghép và từ láy

Tiến hành nghiên cứu về từ ghép và từ láy trong trường Tiểu học đặc biệt là đối với lớp 4, chúng tôi đi tìm hiểu khả năng nhận diện hai loại từ này

ở học sinh với các mục đích sau:

- Tìm hiểu chương trình học tập, tìm hiểu về từ ghép và từ láy ở trường, cách thức giáo viên truyền đạt cho học sinh những kiến thức cơ bản và các kiến thức cơ lien quan Biết được mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học từ ghép và từ láy của nhà trường Từ đó, đánh giá được hiệu quả của chương trình hiện hành về mảng từ ghép và từ láy

- Hiểu được đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học Nắm được những suy nghĩ, tư duy của các em khi được tiếp cận với những khái niệm về

từ ghép và từ láy Đặc biệt, khi tìm hiểu về khả năng nhận diện này để thấy được mức độ khó - dễ của các bài tập Từ đó có thể đưa ra những bài tập giúp các em nâng cao hơn nữa khả năng nhận diện hai loại từ này

- Ngoài ra, thông qua việc tìm hiểu này phát hiện ra khả năng tiềm ẩn, những năng khiếu về từ, câu, tiếng Việt của các học sinh trong trường nhằm bồi dưỡng, nâng cao, đào tạo ra những học sinh chất lượng

1.2.5.2 Đối tượng và phạm vi tìm hiểu khả năng nhận diện từ ghép và từ láy ở học sinh lớp 4

Với mục đích đi sâu, nghiên cứu chi tiết, chân thực và hiệu quả nên chúng tôi quyết định lựa chọn đối tượng là học sinh lớp 4 Vì học sinh lớp 4 là lứa tuổi đã phát triển tương đối hoàn thiện về bộ não Nhờ nền móng học tập

về từ ngữ ở lớp 3 mà lên lớp 4 học sinh dễ dàng tiếp cận với những khái niệm

về từ và câu Nhờ đó, việc dạy Luyện từ và câu trở nên dễ dàng và phù hợp nhất Đặc biệt, trong chương trình lớp 4, phân môn Luyện từ và câu có hai bài học chính thức về từ láy và từ ghép là bài “Từ ghép và từ láy” và bài “Luyện tập về từ ghép và từ láy”

Trang 33

Để đề tài nghiên cứu đạt hiệu quả tốt nhất, chúng tôi lựa chọn trường Tiểu học Hòa Sơn, Hiệp Hòa, Bắc Giang làm phạm vi điều tra Đây là một trường trung du - miền núi phía Bắc Học sinh có sự phát triển tốt cả về sinh lí

và tâm lí Các em được sống trong một môi trường lành mạnh, một xã hội phát triển Đặc biệt, học sinh của trường luôn được tiếp cận với chương trình học mới với đầy đủ các phương tiện hiện đại Ở đây có đội ngũ giáo viên kinh nghiệm, nhiệt huyết, có trình độ chuyên môn tốt Đó là những giáo viên yêu nghề, yêu trẻ, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao việc dạy

và học trong nhà trường Hơn nữa, các cấp lãnh đạo, địa phương rất quan tâm tới tình hình giáo dục Phụ huynh có trình độ, kết hợp và hỗ trợ cho việc học của con em mình và của trường Ngôi trường này là ngôi trường chuẩn Quốc gia nhiều năm nên tình hình dạy và học vô cùng phát triển Trường có đầy đủ các phòng học, phòng thư viện, đồ dùng, phòng truyền thống,… có không gian học tập cũng như hoạt động cho học sinh Tóm lại, đây là một ngôi trường có sự phát triển về môi trường và con người

1.2.5.3 Thực trạng khả năng nhận diện từ ghép và từ láy cho học sinh lớp 4

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát khả năng nhận diện từ láy và từ ghép của học sinh trường Tiểu học Hòa Sơn thông qua đề kiểm tra sau đây:

ĐỀ KIỂM TRA Bài tập 1(2 điểm): Gạch 1 gạch dưới từ ghép, 2 gạch dưới từ láy:

Ghi nhớ, lung linh, bài vở, quần áo, bao bọc, xanh xanh, mặt mũi, buôn bán

Bài tập 2 (2 điểm): Sắp xếp các từ ghép: bạn học, gắn bó, bạn đường, xe cộ,

xe đạp, giúp đỡ, đỏ chót, đỏ tía, quần áo, quần sooc

Vào bảng sau:

Từ ghép tổng hợp Từ ghép phân loại

Trang 34

Bài tập 3 (2 điểm):

a) Tạo hai từ ghép có nghĩa phân loại, hai từ ghép có nghĩa tổng hợp từ tiếng sau: xe

b) Tạo hai từ láy từ mỗi tiếng sau: lạnh, xanh

Bài tập 4 (2 điểm): Tìm từ láy trong đoạn thơ sau:

Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

Tay nhè nhẹ chút, người ơi Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng

Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình

Nắng già hạt gạo thơm ngon

Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho

Theo Tiếng hát mùa gặt- Nguyễn Duy

Bài tập 5 (2 điểm): Các từ sau có phải từ láy không? Vì sao?

ấm áp, ấp úng, êm ả, inh ỏi

Đáp án

Bài tập 1 (2 điểm):

Bài tập 2 (2 điểm):

Từ ghép tổng hợp Từ ghép phân loại

giúp đỡ gắn bó

xe cộ quần áo

bạn học bạn đường

xe đạp

đỏ chót

đỏ tía quần sooc

Trang 35

Chúng tôi đánh giá học sinh dựa trên 3 mức như sau:

- Hoàn thành tốt: đạt trên 8 điểm

- Hoàn thành: đạt từ 5 điểm đến 8 điểm

- Chưa hoàn thành: dưới 5 điểm

Sau khi khảo sát học sinh lớp 4A, 4B, 4C của trường Tiểu học Hòa Sơn,

Trang 36

thành Cụ thể: tỉ lệ học sinh đạt mức hoàn thành tốt đều dưới 14% (4A: 13,79%, 4B: 13,33%, 4C: 11,54%); tỉ lệ học sinh đạt hoàn thành dưới 67% (4A: 65,52%, 4B: 66,66%, 4C: 57,7%) và tỉ lệ học sinh đạt mức chưa hoàn thành vẫn ở mức cao trên 20% (4A: 20,69%, 4B: 20,01%, 4C: 30,76%)

Điều này cho thấy, các em chưa nắm vững kiến thức về từ ghép và từ láy

Để lí giải cho vấn đề này, chúng tôi đã tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến việc nhận diện chưa đúng về từ ghép và từ láy của học sinh

1.2.5.4 Nguyên nhân dẫn đến việc nhận diện chưa đúng về từ láy và từ ghép của học sinh lớp 4

- Do học sinh chưa nắm vững được khái niệm cũng như cách phân loại

từ ghép và từ láy

Ví dụ: Ở bài 1: có những học sinh vẫn cho rằng từ ghi nhớ là từ láy

Ở bài 2: học sinh điền những từ như bạn học, bạn đường vào cột

Ví dụ: Mặt mũi - cả hai từ đều có nghĩa liên quan tới nhau nhưng do chúng

có sự giống nhau về phụ âm đầu nên nhiều học sinh cho rằng đây là từ láy

- Do vốn từ của các em còn hạn chế nên một em vẫn chưa tạo được các

từ ghép, từ láy từ những từ cho trước Tuy nhiên số lượng này không nhiều

- Khi vào bài thơ, bài văn mới, học sinh vẫn lung túng trong việc phân định giới hạn của các từ, cụm từ có nghĩa Vì vậy việc xác định từ ghép và từ láy vẫn còn nhiều thiếu sót (bài 4)

Trang 37

- Đặc biệt, đối với những trường hợp nâng cao hơn, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, tư duy lấy điểm tựa là khái niệm đã học để phán đoán và giải thích thì chỉ có những em có học lực giỏi, năng lực vượt trội hơn mới có thể giải thích được Như vậy, kĩ năng tư duy, phân tích, phán đoán của các em còn hạn chế

Ví dụ: ở bài 5: đa số các em cho rằng các từ đó đều không phải từ láy vì chúng k có bộ phận nào giống nhau Tuy nhiên ở bài này, tất cả các từ này đều là từ láy vì giữa hai tiếng chỉ có 1 tiếng có nghĩa, sự giống nhau về hình thức là giống nhau về phụ âm đầu (phụ âm tắc vô thanh)

Ngày đăng: 14/09/2018, 20:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lê A - Đỗ Xuân Thảo - Lê Hữu Tỉnh (2007), Giáo trình Tiếng Việt 2 , NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tiếng Việt 2
Tác giả: Lê A - Đỗ Xuân Thảo - Lê Hữu Tỉnh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
[2]. Lê Phương Nga (2005), Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 ở Tiểu học , NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 ở Tiểu học
Tác giả: Lê Phương Nga
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2005
[3]. Lê Phương Nga (2005), Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 ở Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 ở Tiểu học
Tác giả: Lê Phương Nga
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
[4]. Đỗ Hữu Châu (2007), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
[5]. Phan Thiều (2001), Dạy học từ ngữ ở Tiểu học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học từ ngữ ở Tiểu học
Tác giả: Phan Thiều
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
[6]. Nguyễn Minh Thuyết (2005), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
[7]. Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung (1999), Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
[8]. Hoàng Văn Hành (2001), Từ điển từ láy Tiếng Việt, NXB Giáo dục [9]. Chương trình Tiểu học, (2002), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển từ láy Tiếng Việt", NXB Giáo dục [9]. "Chương trình Tiểu học
Tác giả: Hoàng Văn Hành (2001), Từ điển từ láy Tiếng Việt, NXB Giáo dục [9]. Chương trình Tiểu học
Nhà XB: NXB Giáo dục [9]. "Chương trình Tiểu học"
Năm: 2002
[10]. SGK Tiếng Việt 4 tập 1 (2004), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt 4 tập 1 (
Tác giả: SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
[11]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dự án phát triển giáo viên Tiểu học) (2007), Tâm lí học, NXB ĐHSP và NXB Giáo dục, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w