Khả năng ứng dụng các bài tập nhận diện từ ghép và từ láy cho học

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ láy cho học sinh lớp 4 thông qua các bài tập Luyện từ và câu (Trang 58 - 61)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.4. Khả năng ứng dụng các bài tập nhận diện từ ghép và từ láy cho học

2.4.1. Ứng dụng trong các tiết dạy tăng cường.

Trong chương trình, các bài học đã được quy định đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt. Giáo viên không đƣợc phép cắt xén, thêm, bớt hay thay thế.

Vậy nên, nếu muốn mở rộng chương trình thì biện pháp tốt nhất là sử dụng những tiết dạy tăng cường. Mà việc củng cố kiến thức đặc biệt là kiến thức từ ngữ ở lớp 4 vô cùng cần thiết. Điều này làm hành trang tốt giúp các em sẵn sang bước vào khối 5.

Ở Tiểu học, dạy học 2 buổi trên tuần nên rất thuận lợi cho việc dạy những tiết tăng cường. Trong những tiết học này, giáo viên thiết kế giáo án, chương trình, hoạt động một cách tự do, sáng tạo với điều kiện đảm bảo tính giáo dục trong dạy học.

Đối với các tiết dạy tăng cường không quá gò ép về mặt thời gian. Vì thế, việc sử dụng thời gian đó sao cho hợp lí là trách nhiệm của giáo viên.

Giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng quãng thời gian của tiết dạy tăng cường để củng cố kiến thức về từ ghép và từ láy cho học sinh. Nhờ đó, học sinh vừa ôn lại đƣợc kiến thức, vừa đƣợc vận dụng kiến thức đó vào thực hành. Từ đó, khả năng nhận diện từ ghép và từ láy của học sinh đƣợc nâng cao hơn.

2.4.2. Ứng dụng trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Hướng đến việc phát triển trẻ một cách toàn diện, nhà trường thường tổ chức những hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh cũng cố, ứng dụng các kiến thức lí thuyết cũng nhƣ hình thành những kĩ năng cần thiết. Giáo viên sử dụng các phương pháp để thực hiện tiết học trải nghiệm sáng tạo như:

cuộc thi, trò chơi, thi đấu giữa các lớp hoặc cá nhân,… Với mỗi chủ đề Trải nghiệm sáng tạo, giáo viên có thể lồng ghép những kiến thức về từ ghép và từ

láy nhằm cũng cố kiến thức cho học sinh. Thông qua những buổi học trải nghiệm sáng tạo học sinh nắm đƣợc kiến thức dễ dáng hơn, cũng nhƣ hình thành phản xạ về từ ngữ.

Các tiết học trải nghiệm sáng tạo có thể đƣợc tổ chức theo các cấp độ khác nhau như lớp, khối hoặc trường. Trong từng buổi học đó giáo viên sử dụng những hoạt động tích hợp các môn học cũng nhƣ ứng dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống. Có thể, có thể giúp học sinh sử dụng các từ láy và từ ghép để giao tiếp hàng ngày. Nhờ đó học sinh vừa hiểu đƣợc kiến thức, vừa ứng dụng vào thực tế tốt hơn.

Thông qua các buổi Trải nghiệm sáng tạo, học sinh vừa nắm vững đƣợc kiến thức vừa đƣợc vận dụng vào các tình huống cụ thể. Đặc biệt, những tiết học trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp cho giáo viên thỏa sức sử dụng những phương pháp mới, những kĩ thuật hiện đại. Ở mỗi buổi học, những kiến thức về Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội,… đƣợc tích hợp với nhau để đạt hiệu quả cao. Nhờ vậy, các em có cơ hội phát triển toàn diện.

Các tiết học Trải nghiệm sáng tạo còn là cầu nối giúp thầy - trò, bạn bè hiểu nhau hơn. Các em có cơ hội bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân. Hơn nữa, nhờ những tiết học mà các em bộc lộ đƣợc năng khiếu, cá tính của mình.

Với những học sinh có năng khiếu về văn học các em sẽ thể hiện mình qua cách giao tiếp, nói chuyện, thuyết trình,… Vì vậy, giáo viên có thể phát hiện ra những tài năng để bồi dƣỡng thêm cho các em.

Khi đƣợc hoạt động, thực hành, học sinh không còn phụ thuộc vào sách vở, lí thuyết. Các em đƣợc tự do hoạt động, tự do nói bằng chính ngôn ngữ và hiểu biết của học sinh. Khi đó, các em có thể sử dụng những từ ghép và từ láy một cách thành thạo. Nhƣ vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo vừa giúp các em nắm vững các kiến thức về từ nói chung, kiến thức về từ ghép và từ láy nói riêng, vừa giúp các em hình thành những phản xạ, kĩ năng khi nói, khi sử dụng từ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2, chúng tôi tập trung thiết kế, xây dựng những bài tập giúp học sinh nhận diện từ ghép và từ láy. Cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, chúng tôi nêu ra những nguyên tắc khi xây dựng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4. Các nguyên tắc này giúp cho việc xây dựng các bài tập đƣợc đúng nội dung dạy học, phù hợp với đặc điểm của học sinh. Nhờ đó, hệ thống bài tập đƣợc phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Chúng tôi thiết kế các dạng bài tập để nâng cao khả năng nhận diện từ láy và từ ghép cho học sinh lớp 4. Bao gồm, nhóm bài tập về nhận diện từ ghép, bài tập về nhận diện từ láy và bài tập phân biệt từ ghép, từ láy. Đặc biệt, mỗi nhóm, chúng tôi chia nhỏ thành các dạng bài tập thường gặp (có ví dụ) nhằm giúp học sinh dễ dàng hiểu và thực hành luyện tập..

Thứ hai, chúng tôi đề cập đến khả năng ứng dụng của các bài tập đó vào chương trình dạy học. Hệ thống bài tập đã được thiết kế có thể ứng dụng trong các tiết dạy tăng cường, những buổi học trải nghiệm sáng tạo. Giáo viên có thể tự thiết kế, xây dựng kế hoạch giảng dạy, lựa chọn những phương pháp, hình thức phù hợp cho từng học sinh, từng lớp để đạt hiệu quả cao nhất.

Nhờ những tiết học đó học sinh vừa củng cố đƣợc kiến thức vừa hình thành đƣợc những kĩ năng cần thiết.

Như vậy, ở chương 2 chúng tôi đã xây dựng những bài tập về từ ghép và từ láy trong chương trình Luyện từ và câu lớp 4. Đó là những biện pháp nhằm giúp học sinh nhận diện, phân biệt từ ghép và từ láy tốt hơn. Để kiểm nghiệm tính khả thi của những bài tập đó, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở chương 3.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ láy cho học sinh lớp 4 thông qua các bài tập Luyện từ và câu (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)