Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2. Một số bài tập nâng cao khả năng nhận diện từ láy và từ ghép của học sinh
2.2.1. Bài tập nhận diện từ ghép
- Khi dạy học từ ghép cho học sinh, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững khái niệm và bản chất của từ ghép. Có nhƣ vậy học sinh mới có thể hiểu và xác định từ ghép chính xác.
Cách xác định từ ghép cơ bản và dễ nhất đó là căn cứ vào nghĩa của từ ghép. Để biết đƣợc từ đó có phải từ ghép không ta cần xem xét nghĩa của hai thành tố tạo nên từ ghép đó, hay nói cách khác là nghĩa của từng hình vị.
- Nếu từ ghép đó đƣợc tạo nên bởi hai hình vị có nghĩa độc lập (tuy nhiên hai từ này phải có nghĩa liên quan tới nhau) thì từ đó là từ ghép
Ví dụ: Từ đi đứng. Để xem từ này có phải từ ghép không ta xét nghĩa của hai hình vị đi và hình vị đứng. Dễ thấy cả hai hình vị này đều có nghĩa khi đứng độc lập.
+ Đi có nghĩa là di chuyển từ vị trí này ra vị trí khác.
+ Đứng có nghĩa là tƣ thế thân thẳng, vuông góc với mặt đất, chỉ có chân tiếp xúc với mặt đất.
Khi thấy cả hai hình vị này có nghĩa thì ta xem xét nghĩa của chúng có mối lien quan nào không. Hai từ đi và đứng đều chỉ tƣ thế hoặc hoạt động của con người. Như vậy, có thể kết luận từ đi đứng là từ ghép.
- Ngƣợc lại, nếu từ đó đƣợc tạo nên bởi hai hình vị mà chỉ có một trong hai hình vị đó có nghĩa hoặc hai hình vị đều có nghĩa nhƣng chúng không có sự liên quan tới nhau thì không phải từ ghép.
Ví dụ: Từ Đo đỏ. Để xem từ này có phải từ ghép không ta xét nghĩa của hai hình vị đo và hình vị đỏ. Đầu tiên, ta thấy cả hai từ này đều có nghĩa.
+ Đỏ chỉ màu sắc
+ Đo là từ chỉ hoạt động của con người sử dụng các dụng cụ như thước, cân… tác động vào đối tƣợng để ƣớc lƣợng, tính toán.
Khi thấy cả hai hình vị này đều có nghĩa ta xem xét ý nghĩa của chúng có lien quan tới nhau không. Có thể thấy hai hình vị này không có sự liện quan về nghĩa, vậy nên ở hoàn cảnh này, chỉ có từ đỏ có nghĩa, tức là từ “đo đỏ”
không phải từ ghép.
Tuy nhiên, học sinh, đặc biệt là lứa tuổi Tiểu học vốn từ của các em còn rất hạn chế, không thể hiểu hết nghĩa của tất cả các từ.
Ví dụ: đường xá, xe cộ….
Đây là các từ ghép do cả hai hình vị tạo nên từ này đều có nghĩa. Tuy nhiên học sinh chỉ có thể hiểu đƣợc từ đường, xe; còn từ xá, cộ không phải học sinh nào cũng có thể hiểu đƣợc vì đây là hai từ cổ, đã bị mờ nghĩa. Vì vậy khi dạy những từ này, giáo viên cần giúp học sinh hiểu nghĩa của các từ cổ.
Khi dạy về từ ghép, giáo viên cũng phải lưu ý một số trường hợp đặc biệt. Có những từ khi đứng một mình thì không có nghĩa nhƣng khi là hình vị tạo nên từ thì chúng lại có nghĩa.
Ví dụ: Bảnh chọe, thiếu nữ,…
Như vậy, để nhận biết được từ ghép có ba bước như sau:
- Bước 1: Xem xét nghĩa của hai hình vị tạo nên từ ghép
- Bước 2: Nếu chỉ có 1 hình vị có nghĩa thì kết luận không phải từ ghép Nếu cả hai hình vị có nghĩa thì thực hiện bước 3
- Bước 3: Xem xét nghĩa của hai hình vị có mối lien hệ nào không. Tức là, nếu nghĩa của cả hai hình vị có mối lien hệ thì đó là từ ghép, ngƣợc lại, chúng có nghĩa độc lập và không liên quan tới nhau thì đó không phải là từ ghép.
Khi nhận biết đƣợc từ ghép, học sinh phân biệt các từ ghép chính phụ và từ ghép tổng hợp bằng cách xét nghĩa của các từ ghép.
+ Nếu từ ghép đó chỉ toàn thể, tổng hợp thì đó là từ ghép tổng hợp. Hay hiểu các khác là nghĩa của cả hai hình vị này đều mang mang tính tổng hợp hoặc chúng có nghĩa tương đương nhau.
Ví dụ: nhà cửa, chạy nhảy, quần áo, núi sông,…
+ Nếu từ ghép đó chỉ sự vật, tính chất, trạng thái mang tính phân loại, cụ thể thì đó là từ ghép chính phụ. Hoặc trong hai hình vị của từ ghép đó có một hình vị chính chỉ loại chung, hình vị còn lại có tác dụng phân loại hình vị chính thì đó là từ ghép chính phụ.
Ví dụ: xe máy, xe đạp, hoa hồng, hoa cúc, quần âu, quần đùi,…
2.2.1.2. Một số bài tập giúp học sinh nhận diện từ ghép Dạng 1: Nhận diện và phân loại từ ghép
Bài 1: Gạch chân dưới những từ ghép
Hoa hòe bồ kết nhà cửa
núi rừng núi non quần áo
chạy nhảy trắng đen máy móc Đáp án:
Hoa hòe bồ kết nhà cửa
núi rừng núi non quần áo
chạy nhảy trắng đen máy móc
Bài 2: Phân loại các từ ghép sau thành 2 nhóm: Từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại:
Xe cộ nhà Rông xe máy
Bút vở bút mực nhà cửa
Đen trắng xanh ngắt giày dép
Đáp án:
Từ ghép tổng hợp Từ ghép phân loại
Xe cộ Bút vở Đen trắng
Nhà cửa Giày dép
Nhà Rông Bút mực Xanh ngắt
Xe máy
Bài 3: Những từ sau có phải từ ghép không? Vì sao?
Bồ kết, thịt thà, đường xa, chùa chiền.
Đáp án: Những từ đã cho là từ ghép vì cả hai tiếng đều có nghĩa.
Dạng 2: Cho đoạn văn, đoạn thơ, yêu cầu tìm từ ghép hoặc điền từ ghép cho sắn sao cho phù hợp
Bài 1: Tìm những từ ghép có trong đoạn thơ sau:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”, Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận
Đáp án
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe, Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận
Bài 2: Điền những từ ghép: quần áo, quần dài, quần sooc vào choc chấm Mỗi khi đi biển, cậu luôn chọn cho mình những chiếc…….
….. là đồ không thể thiếu khi đi du lịch.
Anh ấy thật lịch sự khi mặc một chiếc….. trong buổi phỏng vấn.
Đáp án:
Mỗi khi đi biển, cậu luôn chọn cho mình những chiếc quần sooc.
Quần áo là đồ không thể thiếu khi đi du lịch.
Anh ấy thật lịch sự khi mặc một chiếc quần dài trong buổi phỏng vấn.
Dạng 3: Tạo từ ghép từ những từ cho sẵn Bài 1: Tìm 2 từ ghép bắt đầu bằng các từ sau:
Xe nhà chạy đi
Đáp án:
Xe cộ, xe máy Nhà cửa, nhà xe
Chạy nhảy, chạy nhanh Đi đứng, đi học
Bài 2: Tìm từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại từ các tiếng sau:
Xe hoa sách
Đáp án:
Từ ghép tổng hợp: xe cộ, hoa cỏ, sách vở Từ ghép phân loại: xe đạp, hoa hồng, sách cũ Dạng 4: Đặt câu với những từ ghép đã cho.
Bài 1: Đặt câu với các từ láy sau: nhanh nhẹn, dong dỏng, lấp ló.
Đáp án:
Cậu ấy thật nhanh nhẹn.
Cô cao dong dỏng.
Mặt trời lấp ló đằng đông.
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ ghép sau
Xanh xao quần áo dép guốc
Đáp án:
- Chú ấy thật xanh xao.
- Quần áo là vật dụng cần thiết của mỗi người.
- Mỗi khi đi chơi, nó đều phải mang đầy đủ dép guốc.