Một số vấn đề về từ láy

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ láy cho học sinh lớp 4 thông qua các bài tập Luyện từ và câu (Trang 22 - 26)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.4. Một số vấn đề về từ láy

Nói về từ ghép thì đây là vấn đề mà các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm, vẫn có nhiều những ý kiến khác nhau về loại từ này. Dưới đây, chúng tôi đưa ra một số ý kiến tiêu biểu về định nghĩa của từ láy nhƣ sau:

Trong cuốn Tiếng Việt 2, Lê A cho rằng: “Từ láy là sản phẩm của phương thức láy- láy lại toàn bộ hay bộ hận hình thức ngữ âm của hình vị gốc (hình vị mang ý nghĩa từ vựng) [1,127].

Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Từ láy là những từ cấu tạo theo phương thức láy, là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận âm tiết của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” [ 4,41].

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1 có đƣa ra khái niệm rất đơn giản về từ láy nhƣ sau: “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là từ láy”.

Ví dụ: săn sóc, khéo léo, luôn luôn,…

Tác giả Hoàng Văn Hành có viết: “Từ láy là sự phối ngữ âm giữa các yếu tố tương ứng của các âm tiết, và có tác dụng biểu trưng hóa.” [8,5]

Mỗi quan điểm, ý kiến đƣa ra đều dựa trên những cơ sở khoa học nhất định. Để tìm ra một cách hiểu chung nhất, chúng tôi định nghĩa từ láy nhƣ sau: Từ láy là những từ gồm hai hay nhiều tiếng, do phương thức láy tạo nên, giữa các tiếng có quan hệ ngữ âm với nhau và có tác dụng biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh”.

1.1.4.2. Phân loại từ láy

Người ta dựa vào số tiếng trong từ láy để chia từ láy ra làm các loại sau:

láy đôi, láy ba, láy tƣ.

a. Láy đôi

Nhƣ tên gọi thì láy đôi là từ láy gồm hai tiếng. Đây là loại từ láy chiếm phần lớn trong kho tàng từ láy Việt Nam. Dựa vào mức độ láy trong các từ láy đôi mà chia chúng ra thành từ láy bộ phận và từ láy toàn bộ. Các từ láy bộ phận lại có thể chia ra thành từ láy âm và từ láy vần.

a.1. Láy toàn bộ

Láy toàn bộ là sự lặp lại toàn bộ nguyên vẹn hoặc lăp lại có sự biến đổi (về thanh điệu hoặc phụ âm cuối) có tác dụng tạo nghĩa biểu trƣng.

Ở từ láy toàn bộ, các bộ phận của hình vị gốc đƣợc lặp lại y nguyên. Tuy nhiên số lƣợng các loại từ láy này không nhiều.

Từ láy đôi toàn bộ có sự biến đổi về thanh điệu. Để tăng sự nhịp nhàng về ngữ điệu khi nói người ta biến đổi các từ láy toàn bộ giống nhau nguyên vẹn thành các từ láy toàn bộ có biến đổi về thanh điệu.

Ví dụ: đèm đẹp, đo đỏ, nằng nặng,…

Ngoài từ láy có sự biến đổi về thanh điệu, từ láy đôi toàn bộ còn có sự biến đổi về phụ âm cuối.

Ví dụ: đèm đẹp, khang khác, anh ách,…

Sự biến đổi phụ âm cuối này tuân theo một nguyên tắc nhất định: Từ phụ âm p chuyển sang phụ âm m, từ phụ âm ch chuyển sang phụ âm nh, từ phụ âm c chuyển sang phụ âm ng, từ phụ âm t chuyển sang phụ âm n.

Ta có thể hiểu rõ hơn bằng mô hình sau:

Vị trí phát âm Phương thức

phát âm

Môi Đầu lƣỡi Gốc lƣỡi

Tắc P t k c

Mũi vang M n ng nh

Ví dụ Tăm tăm tắp Tốt tôn tốt Biếcbiêng biếc Sạch sành sạch a.2. Láy bộ phận

Láy bộ phận là những từ láy giữ lại một bộ phận cố định và thực hiện phương thức láy ở bộ phận còn lại. Cũng dựa vào vị trí láy mà chia láy bộ phận ra làm hai loại: láy âm, láy vần.

- Láy âm: là những từ láy mà tiếng láy lặp lại âm đầu của tiếng gốc.

Nghĩa là hai tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu.

Ví dụ: xinh xắn, gọn gàng, run rẩy,…

Láy âm gồm hai loại:

+ Láy âm có hình vị gốc đứng trước: vội vàng, khó khăn, hoa hòe,…

+ Láy âm có hình vị gốc đứng sau: nhấp nháy, phập phồng, nhấp nhô,…

- Láy vần: là những từ láy mà tiếng láy lặp lại phần vần của tiếng gốc.

Nghĩa là hai tiếng có sự giống nhau về vần.

Ví dụ: khéo léo, cheo leo, lò dò,….

Các từ láy vần đƣợc chia ra thành các nhóm dựa vào sự phối hợp của vần với phụ âm đầu của tiếng gốc để tạo ra tiếng láy. Cụ thể:

Phụ âm đầu tiếng gốc Phụ âm đầu tiếng láy Ví dụ

L

B Lầu bầu

C La cà

Ch Lƣng chừng

D Lim dim

Đ Lênh đênh

H Lụi hụi

K Lịch kịch

B

Nh Bắng nhắng

Ch Bồn chồn

H Bồi hồi

Kh Bâng khuâng

Ng Bỡ ngỡ

Ch

L Chơi bời

B Chi li

V Chênh vênh

b. Láy ba

Tương tự như láy đôi, láy ba là từ láy gồm 3 âm tiết, trong đó có một âm tiết đóng vai trò là thành tố chính, mang nghĩa bao trùm. Phương thức láy tác động vào thành tố chính để tạo ra thành tố phụ. Tức là, từ láy ba có sự giống nhau về âm hoặc vần hoặc cả âm lẫn vần ở cả ba tiếng.

Số lƣợng láy ba không nhiều, chủ yếu là láy ba toàn bộ, một số ít là láy vần.

Ví dụ: sạch sành xanh, khít khìn khịt,…

Trong láy ba có một âm tiết không có khả năng đứng độc lập, có ý nghĩa từ vựng. Vì vậy, để tạo nên láy ba thường dựa vào qui tắc biến dổi thanh điệu. Cụ thể: tiếng thứ hai mang thanh bằng, tiếng thứ hai và tiếng thứ ba thường có thanh đối lập nhau: khít khìn khịt, tóp tòm tọp, sạch sành sanh, cỏn còn con,…

c. Láy tƣ

Dựa trên cơ sở của từ láy đôi để tạo nên một từ láy bốn âm tiết. Loại từ này có số lƣợng rất ít.

Phần lớn các từ láy tƣ có một số ít là xuất phát từ từ ghép còn lại đa phần xuất phát từ từ láy đôi. Dựa vào cơ sở này mà láy tƣ đƣợc chia ra làm 5 kiểu:

- Kiểu 1: Lặp lại hai lần láy đôi

Ví dụ: bập bà bập bõm, lấp la lấp lửng,…

- Kiểu 2: Lặp lại toàn bộ láy đôi

Ví dụ: bổi hổi bồi hồi, loáng choáng loạng choạng,…

- Kiểu 3: Xen kẽ hai tiếng phần gốc và hai tiếng phần láy Ví dụ: lăng xăng lít xít, lơ thơ lần thẩn,…

- Kiểu 4: Lặp lại lần lƣợt từng tiếng của từ láy đôi Ví dụ: vội vội vàng vàng, hùng hùng hổ hổ,…

- Kiểu 5: Ghép hai từ láy đôi bộ phận cùng nghĩa hoặc gần nghĩa Ví dụ: tẩn mẩn tần mần, lôi thôi lếch thếch,…

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng nhận diện từ ghép và từ láy cho học sinh lớp 4 thông qua các bài tập Luyện từ và câu (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)