Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2. Một số bài tập nâng cao khả năng nhận diện từ láy và từ ghép của học sinh
2.2.2. Bài tập nhận diện từ láy
Để giúp học sinh nhận diện từ láy, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững khái niệm về từ láy. Xác định từ láy dựa vào hình thức và ý nghĩa của từ.
- Xác định từ láy dựa vào hình thức của các từ: Theo khái niệm của từ láy thì những từ có sự giống nhau về phần vần, phụ âm đầu hoặc cả phụ âm đầu và vần đều là từ láy. Nhƣ vậy, khi xét một từ có phải từ láy không ta nhìn vào hình thức của từ đó. Nếu thấy một hoặc nhiều bộ phận (phụ âm đầu, vần) giống nhau thì đó có thể là từ láy.
Ví dụ: xanh xao, vàng vọt, hoa hòe, mặn mà, …
- Xác định từ láy dựa vào ý nghĩa của từ: Để biết một từ có phải từ láy không ta xét nghĩa của các hình vị tạo nên từ đó. Nếu từ đó chỉ có một hình vị có nghĩa hoặc nếu các hình vị trong từ có quan hệ về âm thanh nhƣng cả hai hình vị đều không có nghĩa thì đó là từ láy, ngƣợc lại nếu từ đó có hai hình vị trở lên có nghĩa thì đó không phải từ láy.
Ví dụ: Từ xanh xao. Xét nghĩa của hai hình vị xanh và xao. Ta thấy, chỉ có hình vị xanh có nghĩa (chỉ màu sắc) còn hình vị xao không có nghĩa. Nhƣ vậy, xanh xao là từ láy.
Từ lung linh. Xét nghĩa của hai hình vị lung và linh. Ta thấy, cả hai hình vị này đều không có nghĩa. Nhƣng hai hình vị này có quan hệ về mặt âm thanh (giống nhau phụ âm đầu) nên lung linh là từ láy.
Để xác định từ láy, ta phải thực hiện lần lượt hai bước là:
+ Xét về hình thức + Xét về nghĩa.
- Nếu nhƣ hình thức giống nhau (phụ âm đầu, vần) nhƣng nghĩa lại mang nghĩa tổng hợp thì kết luận đó không phải là từ láy.
- Ngƣợc lại, hình thức giống nhau (phụ âm đầu, vần), chỉ có một hình vị có nghĩa thì kết luận đó là từ láy.
Tuy nhiên, khi dạy về từ láy, giáo viên cần lưu ý một số trường hợp đặc biệt nhƣ sau:
- Có một số từ mà một trong hai hình vị đã bị mờ nghĩa hoặc mất nghĩa mặc dù hình thức vẫn có sự giống nhau (phụ âm đầu, vần) nhƣng đó không phải từ láy.
Ví dụ: chùa chiền, thịt thà,…
2.2.2.2. Một số bài tập giúp học sinh nhận diện từ láy Một số bài tập giúp học sinh nhận diện từ láy nhƣ sau:
Bài 1: Gạch chân dưới những từ láy:
Đẹp đẽ xinh đẹp xinh xắn
ấm áp hoa hòe lung linh
dễ dàng bối rôi nhà cửa
Đáp án:
Đẹp đẽ xinh đẹp xinh xắn
ấm áp hoa hòe lung linh
dễ dàng bối rối nhà cửa
Bài 2: Sắp xếp các từ láy sau thành ba nhóm: láy âm, láy vần, láy cả âm lẫn vần
Xanh xanh xanh xao sâu sắc
Bối rối lập lòe rừng rực
Đo đỏ đèm đẹp bao bọc
Đáp án:
Láy âm Láy vần Láy cả âm lẫn vần
Xanh xao Sâu sắc Lập lòa Rừng rực
Đèm đẹp Bao bọc
Bối rối Xanh xanh
Đo đỏ
Dạng 2: Cho đoạn văn, đoạn thơ, yêu cầu tìm từ láy hoặc điền các từ láy cho sẵn sao cho phù hợp.
Bài 1: Tìm những từ láy có trong đoạn thơ sau:
Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chăn thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Nhƣ con chim chích Nhảy trên đường vàng.
Lƣợm- Tố Hữu Đáp án:
Những từ láy có trong đoạn thơ: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh
Bài 2: Điền các từ láy có trong ngoặc đơn vào chỗ trống thích hợp a. Trông anh ấy thật…………..
b. Một vùng cỏ mọc…………..
c. Trời thu ……….. mấy tầng cao.
d. Suối dài ………… nương ngô.
(xanh ngắt, xanh biếc, xanh xao, xanh rì) Đáp án:
a. Trông anh ấy thật xanh xao b. Một vùng cỏ mọc xanh rì
c. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.
d. Suối dài xanh biếc nương ngô.
Dạng 3: Tạo từ láy từ những từ có sẵn
Bài 1: Viết 2 từ láy bắt đầu bằng các tiếng sau: đẹp,thích, xinh Đáp án:
Đẹp đẽ, đèm đẹp Thinh thích, thích thú Xinh xinh, xinh xắn
Bài 2: Tìm từ láy chứa tiếng: rối, lanh, sạch Đáp án:
Rối rít, lanh lẹ, sạch sẽ Dạng 4: Đặt câu với những từ láy
Bài 1: Đặt câu với mỗi từ láy sau: lấp la lấp lửng, bập bà bập bõm Đáp án:
Lần sau nói rõ ra nhé, đừng nói lấp la lấp lửng.
Nó kể chuyện cứ bập bà bập bõm.
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ láy sau: xinh xinh, xinh xắn, xanh ngắt, xanh xao.
Đáp án:
- Cái bút này xinh xinh - Cô ấy thật xinh xắn.
- Trời xanh ngắt một màu - Bác ấy thật xanh xao.