Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2. Một số bài tập nâng cao khả năng nhận diện từ láy và từ ghép của học sinh
2.2.3. Bài tập phân biệt từ láy và từ ghép
2.2.3.1. Một số cách phân biệt từ ghép và từ láy a. Dựa vào hình thức
- Để phân biệt đƣợc từ ghép và từ láy ta có thể dựa vào hình thức của các từ. Theo khái niệm về từ láy thì từ láy là những từ có sự giống nhau về âm, vần hoặc cả âm lẫn vần. Nhƣ vậy, những từ mà có hai âm vị giống nhau về một bộ phận hoặc toàn bộ thì có khả năng từ đó là từ láy. Ngƣợc lại, những từ không có sự giống nhau về một bộ phận nào đó hoặc toàn bộ thì có thể khẳng định đó là từ ghép.
Ví dụ: Cho các từ: xinh xắn, nhà cửa, quần áo, lung linh, bối rối. Sắp xếp các thừ trên thành hai nhóm: từ láy và từ ghép.
Ở bài này chúng ta có thể dựa vào hình thức của từ. Ta thấy từ: nhà cửa, quần áo là các từ không có sự giống nhau về bộ phận cấu tạo nào vậy nên đó
là từ ghép. Những từ còn lại có sự giống nhau về phụ âm đầu (lung linh, xinh xắn) và vần (bối rối) nên có thể tạm cho rằng đó là từ láy.
Tuy nhiên, để phân biệt chính xác đâu là từ ghép và đâu là từ láy ta còn phải dựa vào ngữ nghĩa của các từ.
b. Dựa vào ngữ nghĩa
Việc xác định từ ghép và từ láy chính xác nhất ngoài việc dựa vào hình thức ta còn phải dựa vào nghĩa.
- Nếu từ đó đƣợc cấu thành từ hai hình vị có nghĩa độc lập và liên quan với nhau thì đó là từ ghép mặc cho chúng có sự giống nhau về hình thức hay không
- Nếu từ đó đƣợc cấu thành từ hai hình vị trong đó chỉ có một hình vị có nghĩa và hình thức của chúng có sự giống nhau thì đó là từ láy
Nhƣ vậy việc xác định từ đó là từ ghép hay từ láy ta có thể tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Dựa vào hình thức Bước 2: Dựa vào ngữ nghĩa
Khi xác định đƣợc những từ ghép sẽ còn lại những từ có hình thức giống nhau về bộ phận hoặc toàn bộ. Lúc này, ta xét nghĩa của các hình vị tạo nên chúng.
Ví dụ: sắp xếp các từ : xanh xao, nhà cửa, núi rừng, học hành, rối ren, non sông vào bảng sau:
Từ ghép Từ láy
Các bước để thực hiện bài tập này như sau:
Bước 1: Dựa vào hình thức, ta dễ dàng tìm đƣợc các từ ghép: nhà cửa, núi rừng, non sông
Những từ còn lại: xanh xao, học hành, rối ren
Từ xanh xao: chỉ có tiếng xanh có nghĩa (chỉ màu sắc) tiếng xao không có nghĩa. Nhƣ vậy từ xanh xao là từ láy
Từ học hành: từ học và từ hành đều có nghĩa. Vậy nên học hành là từ ghép Từ rối ren: chỉ có tiếng rối có nghĩa còn tiếng ren không có nghĩa nên rối ren là từ láy.
c. Dựa vào quy luật thanh điệu
Do từ láy có sự giống nhau nhất định về mặt hình thức cũng nhƣ âm thanh nên cấu tạo của từ láy có những qui luật nhất định. Nhƣ vậy có thể dựa vào cách gieo vần, qui luật thanh điệu để phân biệt từ láy và từ ghép
- Trong cấu tạo từ láy, thanh điệu đƣợc kết hợp theo hai nhóm: HUYỀN- NGÃ- NẶNG và SẮC- HỎI- NGANG(không dấu).
Ví dụ: Nghỉ ngơi, mở mang,…
- Từ ghép thì không tuân theo qui luật trên.
Ví dụ: Gắn bó, giúp đỡ,…
d. Dựa vào vị trí và hệ thống âm tiết
Ngoài các phân biệt từ ghép và từ láy thông qua hình thức, ngữ nghĩa, qui luật thanh điệu thì ta cũng có thể dựa vào vị trí và hệ thống âm tiết trong từ ghép và từ láy. Cụ thể:
- Từ ghép thường sẽ bắt đầu bằng một tiếng có nghĩa. Đối với từ ghép tổng hợp thì cả 2 tiếng đều có nghĩa ngang bằng, có thể thay thế vị trí của chúng (quần áo- áo quần). Đối với từ ghép chính phụ, từ mang nghĩa tổng hợp đa phần đứng ở vị trí đầu. Và đặc biệt, từ ghép thường tạo thành hệ thống bắt đầu từ một tiếng có nghĩa.
Ví dụ: học hành, ban bố, học tập, …
- Còn từ láy ít khi tạo thành hệ thống, trong từ láy chỉ ó một tiếng mang nghĩa.
Ví dụ: ồn ào, cong queo,…