TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ KIM DUNG TÌM HIỂU KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ SỬ DỤNG CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ CỦA HỌC SINH LỚP 5 KHÓA LUẬ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
NGUYỄN THỊ KIM DUNG
TÌM HIỂU KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ SỬ DỤNG CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG
QUAN HỆ TỪ CỦA HỌC SINH LỚP 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học THS LÊ BÁ MIÊN
Hà Nội, 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Giáo dục Tiểu học – trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em thực hiện khóa luận tốt nghiệp Đặc biệt em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới
thầy – thạc sĩ Lê Bá Miên đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo em trong việc nghiên
cứu, để em có thể hoàn thành bài khóa luận này
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các em học sinh Tiểu học Tiền Phong B, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đã giúp đỡ
em trong quá trình khảo sát thực tế
Do thời gian nghiên cứu và năng lực còn hạn chế Khóa luận không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô
và các bạn để khóa luận thêm hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kim Dung
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận “Tìm hiểu khả năng nhận diện và
sử dụng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ của học sinh lớp 5” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi Những kết quả và số liệu trong khóa luận
là hoàn toàn trung thực Đề tài chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Dung
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
5 Khách thể nghiên cứu 3
6 Đối tượng nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Phạm vi nghiên cứu 4
9 Cấu trúc đề tài 4
NỘI DUNG 5
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1 Cơ sở lí luận 5
1.1 Cơ sở ngôn ngữ học 5
1.1.1.Vấn đề về câu 5
1.1.2 Câu ghép 8
1.1.3 Câu ghép có từ liên kết 11
1.1.4 Câu ghép không có từ liên kết (câu ghép chuỗi) 16
1.2 Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học 17
1.2.1 Tư duy 17
1.2.2 Tri giác 18
1.2.3 Tưởng tượng 18
2 Cơ sở thực tiễn 18
2.1 Sách giáo khoa và nội dung dạy học câu ghép ở tiểu học 18
2.1.1 Bảng thống kê các bài học về câu ghép trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 5 18
Trang 62.1.2 Quan niệm và cách định nghĩa câu ghép trong sách giáo khoa Tiếng
Việt 5 21
2.1.3 Các phương thức nối các vế trong câu ghép 22
2.1.4 Phân loại câu ghép 23
2.2 Thực trạng dạy và học cách nối các vế câu ghép bằng các phương tiện ngữ pháp ở tiểu học 24
Chương 2 KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ SỬ DỤNG CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ CỦA HỌC SINH LỚP 5 26
1 Khả năng phân biệt câu ghép với câu đơn 26
1.1 Mục đích khảo sát 26
1.2 Các bước tiến hành khảo sát 27
1.2.1 Xây dựng phiếu bài tập 27
1.2.2 Tiến hành khảo sát với phiếu bài tập 1 27
1.2.3 Tiến hành khảo sát với phiếu bài tập 2 29
1.2.4 Nguyên nhân 31
1.2.5 Biện pháp 32
2 Khả năng nhận diện quan hệ từ nối các vế câu ghép 32
2.1 Khả năng nhận diện quan hệ từ nối các vế câu ghép chính phụ 33
2.2 Khả năng nhận diện quan hệ từ nối các vế trong câu ghép đẳng lập 37
2.2.1 Mục đích khảo sát 37
2.2.2 Các bước tiến hành khảo sát 37
3 Khả năng nhận diện ý nghĩa của quan hệ từ nối các vế câu ghép 40
3.1 Khả năng nhận diện ý nghĩa của quan hệ từ nối các vế câu ghép chính phụ 40
3.1.1 Mục đích khảo sát 41
3.1.2 Các bước tiến hành khảo sát 41
3.2 Khả năng nhận diện ý nghĩa của quan hệ từ nối các vế câu ghép đẳng lập 44
Trang 73.2.1 Mục đích khảo sát 44
3.2.2 Các bước tiến hành khảo sát 44
4 Khả năng sử dụng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 47
4.1 Khả năng sử dụng quan hệ từ nối các vế trong câu ghép chính phụ 48
4.1.1 Mục đích khảo sát 48
4.1.2 Các bước tiến hành khảo sát 48
4.2 Khả năng sử dụng quan hệ từ nối các vế trong câu ghép đẳng lập 51
4.2.1 Mục đích khảo sát 51
4.2.2 Các bước tiến hành khảo sát 51
KẾT LUẬN 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Cùng với sự phát triển như vũ bão của thế giới, Việt Nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nền kinh tế xã hội hiện nay đã có những bước chuyển biến mới mang tính chất bước ngoặt Vì thế, yêu cầu về nguồn nhân lực tất yếu phải chuyển biến nhanh chóng để đáp ứng những yêu cầu mới của sự phát triển xã hội Đối với ngành Giáo dục và đào tạo, nhiệm vụ ban đầu đặt ra là phải đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực có năng lực, phẩm chất mới đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội hiện đại
Để thực hiện được mục tiêu đó, nền giáo dục nói chung và bậc Tiểu học nói riêng đã có sự thay đổi mạnh mẽ từ nội dung đến phương pháp dạy và học sao cho phù hợp với những yêu cầu mới mang tính thời đại Bởi Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân Vì vậy, nó quyết định sự hình thành cơ sở ban đầu về năng lực và nhân cách của người công dân tương lai
1.2 Cùng với các môn học khác, tiếng Việt là một trong những môn học trọng tâm, có vai trò quan trọng, giúp cho học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt Môn Tiếng Việt tập trung thể hiện ở bốn
kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết) để học sinh học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi và hình thành những phẩm chất quan trọng
Phân môn Luyện từ và câu có vai trò quan trọng trong dạy học tiếng Việt bởi vị trí đặc biệt quan trọng của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ Từ
là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao tiếp Qua đó làm giàu vốn từ và phát triển năng lực sử dụng
từ, câu của học sinh
1.3 Câu tiếng Việt là đơn vị cấu trúc lớn trong tổ chức ngữ pháp, có cấu tạo và nội dung tương đối độc lập Câu là phương tiện giao tiếp quan trọng và hiệu quả nhất Về cấu tạo ngữ pháp câu gồm câu đơn và câu ghép
Trang 9Muốn thực hiện tốt quá trình giao tiếp phải nắm chắc về các loại câu này, trong đó câu ghép là loại câu được sử dụng phổ biến nhưng học sinh lại rất khó nắm chắc
Câu ghép là kiểu câu tạo ra sự uyển chuyển, nhịp nhàng cho văn bản, thể hiện cao tính liên kết trong văn bản Vì vậy, sử dụng cách nối các vế câu ghép bằng các phương tiện ngữ pháp được phù hợp là một điều rất cần thiết
Để học sinh nhận diện được câu ghép, biết cách nối các vế câu ghép bằng các phương tiện ngữ pháp, có khả năng sử dụng câu ghép phù hợp khi nói, viết, đặt câu là việc không hề đơn giản
Xác định được tầm quan trọng của vấn đề và qua tìm hiểu thực tế dạy
học, chúng tôi lựa chọn và thực hiện đề tài: "Tìm hiểu khả năng nhận diện
và sử dụng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ của học sinh lớp 5"
2.2 Rèn tư duy lô gíc cho học sinh
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ:
3.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tìm hiểu khả năng nhận diện và sử dụng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
3.2 Trên cơ sở lí luận đã có, tiến hành khảo sát thực tế ở hai lớp với đối tượng học sinh như nhau
3.3 Miêu tả, phân loại và so sánh được kết quả điều tra
3.4 Đề xuất biện pháp nâng cao khả năng nhận diện và sử dụng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ cho học sinh lớp 5
Trang 104 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nói đến các công trình nghiên cứu về ngữ pháp trong đó có vấn đề về
câu ghép, trước hết phải kể đến Ngữ pháp tiếng Việt (2000) của tác giả Diệp
Quang Ban Tác giả đã đưa ra quan điểm cụ thể về câu ghép và đi sâu trình bày chi tiết sự phân loại câu ghép dựa vào phương tiện liên kết giữa các vế câu
Câu tiếng Việt (2005) của tác giả Nguyễn Thị Lương đề cập đến đặc
trưng của câu ghép và sự phân loại câu ghép căn cứ vào kiểu mối quan hệ giữa các vế của câu ghép
Tác giả Lê A trong cuốn Giáo trình Tiếng Việt 3 (2012) đã trình bày
rất rõ ràng về quan điểm câu ghép, sự phân loại câu ghép dựa vào cách thức nối giữa các vế câu
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về câu ghép, liên quan đến câu ghép đã trình bày hết sức cụ thể về đặc điểm của câu ghép tiếng Việt Tuy nhiên, đây mới chỉ là những xem xét trên phương diện lí thuyết chứ chưa đi vào ứng dụng thực tiễn giảng dạy trong nhà trường Tiểu học Với ý nghĩa đó,
đề tài "Tìm hiểu khả năng nhận diện và sử dụng cách nối các vế câu ghép
bằng quan hệ từ của học sinh lớp 5" của chúng tôi sẽ làm rõ khả năng của
học sinh trong nhà trường Tiểu học
5 Khách thể nghiên cứu
Khả năng nhận diện và sử dụng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
6 Đối tượng nghiên cứu
Khả năng nhận diện và sử dụng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ của học sinh lớp 5
7 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
Trang 117.1 Phương pháp quan sát sư phạm: Dự giờ, quan sát hoạt động của giáo viên, học sinh để tìm hiểu khả năng sử dụng cách nối các vế câu ghép bằng các phương tiện ngữ pháp của học sinh
7.2 Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện với học sinh và giáo viên để tìm hiểu khả năng sử dụng cách nối các vế câu ghép bằng các phương tiện ngữ pháp của học sinh
7.3 Phương pháp điều tra giáo dục: Tiến hành điều tra bằng phiếu bài tập đối với học sinh nhằm thu thập những thông tin về khả năng nhận diện và
sử dụng cách nối các vế câu ghép bằng các phương tiện gữ pháp của học sinh
7.4 Phương pháp thống kê toán học: Dùng phương pháp thống kê số liệu để từ đó rút ra những đánh giá cần thiết
8 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Cách nhận diện và sử dụng quan hệ từ để nối các
vế trong câu ghép của học sinh lớp 5
Phạm vi về thời gian: 6 tuần trong học kì II (năm học 2017-2018) Phạm vi về không gian: Khối 5, trường Tiểu học Tiền Phong B (Tiền Phong - Mê Linh - Hà Nội)
9 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài khóa luận
gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Khả năng nhận diện và sử dụng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ của học sinh lớp 5
Trang 12NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lí luận
1.1 Cơ sở ngôn ngữ học
Trong lịch sử ngôn ngữ học, so với các đơn vị ngôn ngữ khác như: âm
vị, hình vị, từ, cụm từ, văn bản thì câu là đơn vị được nghiên cứu sớm nhất Trong đó câu ghép và phương tiện nối giữa các vế câu ghép là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu
1.1.1 Vấn đề về câu
1.1.1.1 Định nghĩa về câu
Đến nay đã có rất nhiều tác giả, nhà khoa học đưa ra quan điểm định nghĩa về câu Nhận thấy, trong một định nghĩa về câu thường nhắc đến các yếu tố sau:
(1) Yếu tố hình thức: Câu có cấu tạo ngữ pháp bên trong và bên ngoài có tính chất tự lập và có một ngữ điệu kết thúc
(2) Yếu tố nội dung: Câu có nội dung là một tư tưởng tương đối chọn vẹn
và có thể kèm thái độ của người nói hay nội dung là thái độ, tình cảm của người nói
(3) Yếu tố chức năng: Câu có chức năng hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Nó là đơn vị thông báo nhỏ nhất
(4) Lĩnh vực nghiên cứu: Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ
Nguyễn Thị Thìn (2002) quan niệm: “Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất
có chức năng thông báo nhỏ nhất, được dùng vào việc giao tiếp hằng ngày.” [6, tr.9]
Theo Nguyễn Thị Lương (2005): “Câu là ngôn ngữ không có sẵn, dùng
để biểu thị sự tình, được tạo nên từ các đơn vị nhỏ hơn theo những quy tắc
Trang 13ngữ pháp nhất định, có dấu hiệu hình thức riêng, được sử dụng trong giao tiếp nhằm thực hiện một hành động nói.” [4, tr.19]
Chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban đã đưa ra định nghĩa về câu cụ thể, ngắn gọn nhưng mang tính khái quát cao:
“Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩ tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ,
sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ.” [3, tr.106]
1.1.1.2 Quan niệm về câu đúng
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về câu đúng Nguyễn Khánh Nồng cho rằng: “Một câu đúng phải thể hiện cả hai mặt: cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc ngữ nghĩa.” [5, tr.145]
Chúng tôi ủng hộ quan niệm về câu đúng của tác giả Bùi Minh Toán,
Lê A, Đỗ Việt Hùng Theo họ, một câu đúng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: (1) Câu phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt
(2) Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy của người Việt (3) Câu phải có thông tin mới
(4) Câu phải được đánh dấu câu phù hợp
1.1.1.3 Phân loại câu tiếng Việt
Câu được phân loại theo nhiều tiêu chí như: Phân loại theo mục đích nói, căn cứ vào mối quan hệ với hiện thực, căn cứ về mặt cấu tạo ngữ pháp
Ở đề tài này, chúng tôi căn cứ về mặt cấu tạo ngữ pháp để phân loại câu, tức là sự phân loại dựa đồng thời vào hình thức biểu hiện và nội dung khái quát được biểu hiện
Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp người ta căn cứ vào hai cơ sở sau:
Trang 14+ Kết cấu C-V nòng cốt: là kết cấu chủ ngữ - vị ngữ giữ vai trò thông báo chính, cơ bản trong câu, nó hoạt động độc lập trong câu
+ Kết cấu C-V không phải nòng cốt: là kết cấu chủ ngữ - vị ngữ giữ vai trò thông báo phụ (bổ sung), nó không hoạt động độc lập trong câu
- Các quan hệ ngữ pháp:
Trong hoạt động giao tiếp, các từ thường phải kết hợp với nhau để tạo nên những kết cấu ngữ pháp lớn hơn nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp Trong sự kết hợp ấy, giữa các từ có các mối quan hệ với nhau Quan hệ ngữ pháp được hình thành trên cơ sở vai trò và cương vị của mỗi đơn vị ngữ pháp trong kết cấu ngữ pháp lớn hơn
Khái quát nhất, các quan hệ ngữ pháp được chia thành ba loại: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ, quan hệ chủ - vị
Trên cơ sở đó, có rất nhiều quan điểm phân loại câu Theo Diệp Quang Ban (2012), dựa vào nòng cốt câu phân loại câu thành câu đơn, câu phức thành phần và câu ghép
“Câu đơn hai thành phần là câu được làm thành từ một cụm chủ - vị duy nhất có tư cách là nòng cốt câu.” [3, tr.111]
Ví dụ: (1) Bạn Phương // học rất giỏi
“Câu phức thành phần là câu được làm thành từ hai cụm chủ - vị trở lên, trong đó chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt câu (Các cụm chủ - vị còn lại là những bộ phận bao chứa bên trong nòng cốt câu).” [3, tr.111]
Ví dụ: (2) Chiếc bút này // ngòi bút /đã bị hỏng
“Câu ghép là câu được làm thành từ hai cụm chủ - vị trở lên, mỗi cụm chủ - vị đó tương đương một nòng cốt câu đơn và chúng tiếp xúc với nhau làm thành những vế trong câu ghép Những cụm chủ - vị là vế của câu ghép, không bị bao chứa bên trong cụm chủ - vị khác.” [3, tr.111]
Ví dụ: (3) Sau một lúc, gió dịu // dần, mưa // tạnh hẳn
Trang 15Ở Tiểu học, câu theo cấu trúc được chia thành hai loại: câu đơn, câu ghép
1.1.2 Câu ghép
1.1.2.1 Định nghĩa câu ghép
Có rất nhiều tác giả, nhà khoa học đã đưa ra quan điểm định nghĩa về câu ghép Song, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban
đã đưa ra định nghĩa về câu ghép ngắn gọn mà rất cụ thể:
“Câu ghép là câu được làm thành từ hai cụm chủ - vị trở lên, mỗi cụm chủ - vị đó tương đương một nòng cốt câu đơn và chúng tiếp xúc với nhau làm thành những vế trong câu ghép Những cụm chủ - vị là vế của câu ghép, không bị bao chứa bên trong cụm chủ - vị khác.” [3, tr.111]
1.1.2.2 Các đặc trưng cơ bản của câu ghép
Về cấu tạo, câu ghép được cấu tạo từ hai cụm chủ - vị trở lên (các cụm chủ - vị đó không bao nhau) Ví dụ:
(4) “Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.” [7, tr.13]
Câu ghép trên được cấu tạo từ ba cụm chủ - vị:
+ Cụm chủ - vị thứ nhất: Nó / nghiến răng ken két
+ Cụm chủ - vị thứ hai: Nó / cưỡng lại anh
+ Cụm chủ - vị thứ ba: Nó / không chịu khuất phục
Ba cụm chủ - vị này không bao nhau, có quan hệ bình đẳng, đươc ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy
Về ngữ nghĩa, mỗi vế câu ghép diễn đạt một sự kiện Vì thế mỗi câu ghép sẽ diễn đạt tối thiểu hai sự kiện Các sự kiện này tạo nên phần nghĩa miêu tả của câu Ví dụ:
(5) “Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.” [7, tr.8]
Trang 16+ Sự kiện thứ nhất: Trời xanh thẳm
+ Sự kiện thứ hai: Biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch
Về quan hệ, các quan hệ giữa hai vế của câu ghép là quan hệ bình đẳng, quan hệ chính phụ, quan hệ qua lại Quan hệ qua lại thực chất cũng là quan hệ chính phụ hay quan hệ bình đẳng
+ Quan hệ bình đẳng là mối quan hệ ngang hàng, bình đẳng giữa các vế trong câu ghép Ví dụ:
(6) “Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.” [7, tr.8]
+ Quan hệ chính phụ là mối quan hệ không ngang bằng, một vế chính, một vế phụ trong câu ghép Ví dụ:
(7) “Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.” [7, tr.32]
Vế chính: Các anh bảo vệ thường phải cột dây
Nếu câu đơn chỉ có một cụm chủ - vị thì câu ghép lại có từ hai cụm chủ
- vị trở lên Ví dụ:
Trang 17(8) Câu đơn: Linh / đi học
Câu ghép: Linh / đi học, tôi / đi chơi
Nếu câu đơn không chứa kết từ thì câu ghép đa phần sử dụng kết từ để nối các vế trong câu Ví dụ:
(9) Câu đơn: Tôi không đi chơi cùng nó
Câu ghép: Tôi đi chơi còn nó thì không
b Phân biệt giữa câu ghép với câu phức
- Giống nhau:
Cũng giống câu đơn, câu phức và câu ghép đều là đơn vị nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối chọn vẹn Là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ
Câu phức và câu ghép đều có từ hai cụm chủ - vị trở lên Ví dụ:
(9) Câu phức: Cây cam này // quả / rất sai và ngọt
Câu ghép: Tôi // đi học, nó // ở nhà
- Khác nhau:
+ Nếu câu ghép diễn đạt một nội dung có tính chất suy lí hoặc miêu tả, liệt kê thì câu phức lại diễn đạt nội dung thông báo đơn
+ Câu ghép phân biệt với câu phức không phải ở số lượng kết cấu chủ -
vị mà là ở hình thức quan hệ của các kết cấu chủ - vị đối với nhau: Câu ghép
và câu phức đều có hai kết cấu chủ - vị trở lên Nếu trong câu phức có một kết cấu chủ - vị nằm ngoài cùng làm nòng cốt câu, bao kết cấu chủ - vị còn lại thì
ở câu ghép các kết cấu chủ - vị nằm ngoài nhau, không kết cấu chủ - vị nào bao kết cấu chủ - vị nào Ví dụ:
(10) Câu phức: Cô giáo tôi // tóc / rất dài
Câu ghép: (Nếu) anh // đàn (thì) tôi // hát
+ Nếu câu phức không chứa các kết từ thì câu ghép lại sử dụng kết từ
để nối giữa các vế Ví dụ:
Trang 18(12) Câu phức: Cái khăn này kiểu đã cũ (phức thành phần vị ngữ: kiểu / đã cũ)
Câu ghép: Vì gió to nên cây bị đổ
1.1.2.4 Phân loại câu ghép
Từ trước đến nay cách phân loại câu ghép thường gặp là phân loại căn
cứ vào kiểu mối quan hệ giữa các vế của câu ghép Các quan hệ giữa hai vế của câu ghép là quan hệ bình đẳng, quan hệ chính phụ, quan hệ qua lại Quan
hệ qua lại về thực chất cũng là quan hệ chính phụ hay quan hệ bình đẳng Theo Diệp Quang Ban (2012), trước hết câu ghép được chia thành hai loại lớn: loại có từ liên kết (từ chỉ quan hệ) gồm có kết từ và phụ từ với tác dụng liên kết, và loại không có từ liên kết (câu ghép chuỗi) Tiếp theo là sự phân thành kiểu nhỏ trong loại thứ nhất
Có thể tóm tắt các bước phân loại thành lược đồ sau đây:
Trang 19Xét mối liên hệ ý nghĩa giữa các vế có thể chia câu ghép có kết từ thành hai loại: câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ
a Câu ghép đẳng lập
Các kết từ dùng ở câu ghép đẳng lập thường đứng đầu vế cuối, đó là:
- Và: chỉ quan hệ liệt kê;
- Và, rồi: chỉ quan hệ nối tiếp;
- Hay: chỉ quan hệ lựa chọn;
- Còn, mà, và: chỉ quan hệ đối chiếu
Căn cứ vào các kết từ và ý nghĩa của chúng, người ta chia câu ghép đẳng lập thành:
a) Câu ghép có quan hệ liệt kê, ví dụ:
(13) Cô giáo đang đọc từng câu thong thả, rõ ràng và học sinh đang nắn
nót viết bài chính tả vào vở
b) Câu ghép có quan hệ nối tiếp, ví dụ:
(14) Xe dừng lại rồi một chiếc khác đến đỗ bên cạnh
c) Câu ghép có quan hệ lựa chọn, ví dụ:
(15) Tôi chưa làm kịp, hay anh làm giúp tôi vậy?
d) Câu ghép chỉ quan hệ đối chiếu, ví dụ:
(16) Vợ anh không kêu mà bà trùm cũng không giục rặn nữa (Nguyễn
Công Hoan)
b Câu ghép chính phụ
Các kết từ dùng ở câu ghép chính phụ thường làm thành cặp, mỗi kết từ đứng trước một vế Nội dung mối quan hệ giữa 2 vế của câu ghép chính phụ thường là nội dung của các suy lí vì vậy một trật tự thông thường, thích hợp với sự suy lí là vế phụ đứng trước, vế chính đứng sau
Tiếng Việt có những cặp kết từ với những nội dung khái quát sau đây:
Trang 20Kết từ 1 Kết từ 2 Ý nghĩa khái quát
(Bởi) vì… (cho) nên / mà…
(Tại) vì… (cho) nên / mà…
Do… (cho) nên / mà… Nguyên nhân – hệ quả
Nhờ… (cho) nên / mà…
Bởi… (cho) nên / mà…
Tại… (cho) nên / mà…
a) Câu ghép có quan hệ nguyên nhân – hệ quả
Vế chỉ nguyên nhân được mở đầu bằng các kết từ 1, vế chỉ hệ quả được
mở đầu bằng các kết từ 2 Ví dụ:
(17) Vì nhà / nghèo quá //, chú / phải bỏ học
(18) Nhờ thời tiết / thuận // nên lúa / tốt
Trang 21Đối với kiểu câu ghép này, cần lưu ý mấy điểm sau đây:
+ Kết từ 2 là (cho) nên hoặc mà Từ (cho) nên nặng về suy lí logic, từ mà có
thêm tính chất tình thái chủ quan là sự đánh giá hệ quả Các kết từ 2 có thể vắng mặt khi trật tự của 2 vế là nguyên nhân – hệ quả (tức là 1 – 2)
+ Nếu trật tự của 2 vế đảo thành hệ quả - nguyên nhân thì phải xóa kết từ 2, khi đưa vế 2 lên trước vế 1
+ Nếu vế chỉ hệ quả được mở đầu bằng kết từ sở dĩ thì trật tự của 2 vế bao giờ
cũng là hệ quả - nguyên nhân (tức 2 – 1)
+ Với trật tự sự kiện – nguyên nhân (2 – 1) trước vì có thể xuất hiện trợ từ là
b) Câu ghép có quan hệ điều kiện / giả thiết – hệ quả
Vế chỉ điều kiện / giả thiết được mở đầu bằng các kết từ 1 Vế chỉ hệ quả được mở đầu bằng kết từ 2 Ví dụ:
(19) Nếu cụ chỉ cho một đồng, thì còn hơn một đồng nữa chúng con biết chạy
vào đâu được (Ngô Tất Tố)
Đối với kiểu câu ghép này cần lưu ý các điểm sau đây:
+ Kết từ 2 trong kiểu câu này không phải là kết từ bắt buộc phải có mặt trong trật tự điều kiện / giả thiết – hệ quả (tức 1 – 2)
+ Khi đảo trật tự 2 vế thành 2 – 1, bắt buộc phải xóa kết từ 2
c) Câu ghép có quan hệ nhượng bộ - tăng tiến
Vế chỉ sự nhượng bộ được mở đầu bằng các kết từ 1, vế chỉ sự tăng tiến được mở đầu bằng các kết từ 2 Ví dụ:
(20) Tuy tôi đã nói nhiều, nhưng nó vẫn không nghe
(21) Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn lấy luôn cả bàn
Trang 22Vế chỉ mục đích được mở đầu bằng các kết từ để, chứ; vế chỉ sự kiện được mở đầu bằng các kết từ thì, thà Ví dụ:
(22) Để họ có thể đến kịp giờ thì chúng ta phải đem xe đón họ
Đối với kiểu câu ghép này, cần lưu ý mấy điểm sau:
+ Kết từ 2 (thì) hiện nay rất ít được dùng trong kiểu câu ghép này
+ Nếu trật tự 2 vế đảo thành 2 – 1 thì phải xóa kết từ 2, khi đưa vế 2 lên trước
vế 1
1.1.3.2 Câu ghép có phụ từ liên kết (câu ghép qua lại)
Các phụ từ (tức là các từ chuyên làm thành tố phụ cho danh từ, vị từ) thường có tác dụng liên kết các ý trong câu nhiều ý và giữa các câu có quan
hệ ý nghĩa
a Câu ghép dùng cặp phụ từ hô ứng làm phương tiện liên kết các vế câu
Những cặp phụ từ hô ứng liên kết thường gặp trong câu ghép là:
(25) Họ vừa đi họ vừa trò chuyện vui vẻ
(26) Không những anh ấy đẹp trai mà anh ấy còn có tài
b Câu ghép dùng cặp đại từ hô ứng làm phương tiện liên kết các vế câu
Kiểu câu ghép này thường dùng các cặp đại từ hô ứng sau:
Ai…người ấy (nấy),
Gì…ấy,
Trang 23Nào…ấy,
Bao giờ…bấy giờ,
Bao nhiêu…bấy nhiêu,
Sao vậy (ấy),
Đâu…đấy (đó)…
Ví dụ:
(27) Ai làm (thì) người ấy chịu
(28) Bao giờ tôi về, bấy giờ anh sẽ hiểu mọi chuyện
(29) Tôi đi đâu, nó theo đấy
1.1.4 Câu ghép không có từ liên kết (câu ghép chuỗi)
Ở kiểu câu ghép này, quan hệ giữa các vế câu không được đánh dấu bằng từ ngữ liên kết mà được thể hiện chủ yếu qua trật tự các vế câu Trong những câu ghép kiểu này, hai vế câu được ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm
Căn cứ vào mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, có thể phân câu ghép không dùng từ ngữ làm phương tiện liên kết các vế câu thành: Câu ghép chỉ quan hệ đối ứng; câu ghép chỉ quan hệ liệt kê; câu ghép chỉ quan hệ thuyết minh, giải thích
1.1.4.1 Câu ghép chỉ quan hệ đối ứng
Kiểu câu ghép này thường có hai vế, các vế có sự đối ứng với nhau về
số lượng âm tiết, về nghĩa và từ loại của các từ cùng vị trí Ví dụ:
(30) Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
(31) Ông nói gà, bà nói vịt
1.1.4.2 Câu ghép chỉ quan hệ liệt kê
Kiểu câu ghép này có thể có số vế câu lớn hơn hai, mỗi vế câu liệt kê một trong một chuỗi sự việc Ví dụ:
(32) Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị (Hồ Chí Minh)
Trang 24(33) Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân cần (Nguyễn Trung Thành)
1.1.4.3 Câu ghép chỉ quan hệ thuyết minh, giải thích
Kiểu câu ghép này, có một vế câu thuyết minh hoặc giải thích cho vế còn lại về một phương diện nào đó, như nguyên nhân, cách thức Ví dụ:
(34) Tay xách cái nón, chị Dậu bước lên sàn điểm (Ngô Tất Tố)
(35) Trăng lên: mặt biển sáng hẳn ra
1.2 Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học
Học sinh Tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi Khi vào học lớp 1 các
em rất bỡ ngỡ khi chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập Ở các lớp sau, các em quen dần với hoạt động học tập, chính những thay đổi trong cuộc sống đã tác động đến sự phát triển tư duy của các
em Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học
1.2.1 Tư duy
a Khái niệm
Tư duy là quá trình nhận thức và phản ánh nhận thức của con người về
tự nhiên, xã hội
b Hai quá trình tư duy của con người
Tư duy cảm tính: Đó là quá trình nhận thức, phản ánh nhận thức của con người bằng trực quan sinh động
Tư duy lí tính (tư duy trừu tượng) là quá trình nhận thức, phản ánh nhận thức của con người bằng khái niệm, phán đoán và suy luận
c Quá trình tư duy của học sinh Tiểu học
Do đặc điểm tâm lí, lứa tuổi, sự phát triển tư duy của các em diễn ra theo con đường: từ cụ thể, trực quan đến trừu tượng
Sự nhận thức về hiện thực khách quan của học sinh Tiểu học bắt đầu
từ cảm giác, tri giác, dần dần khả năng liên tưởng, tưởng tượng các biểu
Trang 25tượng Ở những lớp cuối bậc Tiểu học khả năng dùng khái niệm, phán đoán với các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp ngày càng phong phú
+ Tưởng tượng sáng tạo: quá trình học sinh tạo ra biểu tượng mới Học sinh
có thể tưởng tượng ra hình ảnh các sự vật, hiện tượng, các nhân vật trong các bài tập đọc, các cảnh quan địa lí, các sự kiện lịch sử
2 Cơ sở thực tiễn
2.1 Sách giáo khoa và nội dung dạy học câu ghép ở tiểu học
2.1.1 Bảng thống kê các bài học về câu ghép trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 5
Để tìm hiểu thực trạng dạy học nội dung câu ghép ở Tiểu học, trước hết chúng ta hãy điểm qua về các bài liên quan đến dạy học câu ghép ở Tiểu học trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 5 hiện hành
Bảng thống kê các bài về câu ghép trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt (phân môn Luyện từ và câu) ở Tiểu học
Trang 261 tiết Tuần 19 –Người
công dân
Câu ghép + Giúp học sinh nắm được khái
niệm câu ghép ở mức độ đơn giản
+ Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép và đặt được câu ghép
1 tiết Tuần 19 –Người
+ Phân tích được cấu tạo của câu ghép (các vế câu trong câu ghép, cách nối các vế câu ghép)
và biết đặt câu ghép
1 tiết Tuần 20 –Người
công dân
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
+ Giúp học sinh nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan
hệ từ
+ Nhận biết các quan hệ từ, các cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép và biết cách dùng quan hệ từ để nối các vế của câu ghép
Trang 271 tiết Tuần 21 –Người
công dân
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
+ Giúp học sinh hiểu thế nào là một câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả
+ Biết điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu để tạo những câu ghép có quan hệ nguyên nhân – kết quả
1 tiết Tuần 22 – Vì
cuộc sống thanh
bình
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
+ Giúp học sinh hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả và giả thiết – kết quả
+ Biết tạo các câu ghép có quan
hệ điều kiện – kết quả và giả thiết – kết quả bằng cách điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu
1 tiết Tuần 22 – Vì
cuộc sống thanh
bình
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
+ Giúp học sinh hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản
+ Biết tạo ra câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nối các vế câu ghép bằng quan
hệ từ, thêm vế câu thích hợp
Trang 28vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu
1 tiết Tuần 23 – Vì
cuộc sống thanh
bình
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
+ Giúp học sinh hiểu thế nào là câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến + Biết tạo ra các câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến bằng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ
từ, thay đổi vị trí các vế câu
1 tiết Tuần 24 – Vì
cuộc sống thanh
bình
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
+ Giúp học sinh nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ
Một số tác giả quan niệm câu đơn là câu chỉ có một cụm chủ - vị, câu ghép là câu chứa hai cụm chủ - vị trở lên
Một số tác giả quan niệm câu đơn là câu cấu tạo bằng một cụm chủ vị, câu ghép là câu được cấu tạo bằng hai hoặc nhiều cụm chủ - vị có quan hệ đẳng lập với nhau (không bao chứa nhau)
Đi vào chi tiết, các tác giả còn trình bày nhiều ý kiến khác nhau, như: Nên dựa vào cụm chủ - vị hay dựa vào nòng cốt câu để phân biệt câu đơn, câu ghép? Nên hiểu nòng cốt câu thế nào cho đúng?
Trang 29Định nghĩa câu ghép trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 thể hiện quan niệm thứ 2 – một quan niệm được xây dựng trên cơ sở lí thuyết về cụm từ
được trình bày trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (1983) của Viện Ngôn ngữ
học và nhiều giáo trình đại học, nhiều sách nghiên cứu
Để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học, sách giáo khoa Tiếng Việt định nghĩa:
“Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại Mỗi vế của câu ghép thường có cấu tạo giống câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.” [7, tr.8]
2.1.3 Các phương thức nối các vế trong câu ghép
Để nối các vế trong câu ghép, có thể sử dụng một trong các phương thức:
a) Nối trực tiếp, tức là không dùng những từ ngữ có tác dụng nối; trong trường hợp này, các vế câu được ngăn cách bằng dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm Ví dụ:
(36) Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục
(Nguyên Ngọc) (37) Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều rất khó nói (Phạm Văn Đồng) b) Nối bằng những từ có tác dụng nối, cụ thể là:
+ Nối bằng quan hệ từ (và, mà, nhưng, song, hay, hoặc…; vì, do, nếu, thì,
nên, để,…) Ví dụ:
(38) Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh
(Nguyễn Phan Hách) (39) Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ
Trang 30(40) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương
+ Nối bằng từ ngữ hô ứng (bao nhiêu…bấy nhiêu, vừa…đã, nào…nấy,
chưa…đã, bao giờ…bấy giờ,…) Ví dụ:
(43) Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
(Ca dao)
(44) Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi
(Thạch Lam)
2.1.4 Phân loại câu ghép
Chú trọng tính hành dụng, sách Tiếng Việt 5 mới không dạy phân loại
câu ghép Sau bài hình thành khái niệm câu ghép, sách tập trung dạy học sinh
Cách nối các vế câu ghép
Qua việc dạy cách nối các vế câu ghép (nối bằng từ ngữ có tác dụng nối, nối trực tiếp – không dùng từ ngữ nối), học sinh có thể nhận ra các mô hình câu ghép Tuy nhiên, nhận biết các kiểu câu ghép không phải là mục đích của những bài này Cái mà học sinh cần đạt được là biết thể hiện mối quan hệ giữa những sự việc nêu ở các vế câu bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp Để đạt được mục đích này, cách trình bày bài học của sách giáo khoa là đi từ nội dung cần thể hiện đến hình thức thể hiện
Có thể lấy nội dung ghi nhớ của bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ
từ ở tuần 21 làm ví dụ:
Trang 31“Để thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:
- Một quan hệ từ: vì, bởi vì, cho nên,…
- Hoặc một cặp quan hệ từ: vì…nên…; bởi vì…cho nên…; tại vì…cho nên…; do…nên…; do…mà…; nhờ…mà…” [7, tr.33]
Nội dung ghi nhớ của bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ ở tuần 22 cũng thể hiện rõ điều đó:
“Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:
- Một quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng,…
- Hoặc một cặp quan hệ từ: tuy…nhưng…; mặc dù…nhưng…; dù…nhưng…” [7, tr.44]
2.2 Thực trạng dạy và học cách nối các vế câu ghép bằng các phương tiện ngữ pháp ở tiểu học
Thực tế cho thấy việc học các kiến thức ngữ pháp tiếng Việt là rất quan trọng với học sinh, bởi qua học tập về ngữ pháp học sinh có hiểu biết về quy tắc cấu tạo câu, nắm rõ quy tắc đặt câu và tạo lập văn bản để sử dụng trong giao tiếp Vì vậy, việc học tập ngữ pháp hiện nay được tiến hành một cách có
kế hoạch mang tính chủ động Thông qua hệ thống các bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện, phân loại các đơn vị ngữ pháp, nắm các quy tắc cấu tạo và sử dụng các đơn vị này trong hoạt động giao tiếp của mình
Dạy học về câu ghép, cách nối các vế câu ghép cũng được tiến hành tuần tự theo các bước nhận thức của học sinh Bắt đầu là việc phân tích ngữ liệu là các câu văn hoặc đoạn văn cho trước để tìm ra đặc điểm, hiện tượng của khái niệm, từ đó ứng dụng vào làm các bài tập cụ thể Các bước này có thể chia thành hai hướng là dạy lí thuyết và dạy thực hành câu ghép
Trang 32Ở trường phổ thông, đội ngũ giáo viên luôn yêu nghề, có năng lực sư phạm và tinh thần trách nhiệm cao Trong việc thực hiện đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy học, giáo viên không ngừng học hỏi, cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu giảng dạy
Phân môn Luyện từ và câu nói chung, câu ghép nói riêng là phần kiến thức khó cho nên giáo viên còn lúng túng trong tổ chức các tiết dạy sao cho đúng với yêu cầu chuyên môn, đúng đặc trưng của phân môn và đạt hiệu quả dạy học cao Một số ít giáo viên chưa chịu đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để khai thác kiến thức và tìm ra phương pháp phù hợp với học sinh Cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào sách giáo khoa, hầu như ít sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốn học sinh
Khi học về cách nối các vế câu ghép bằng các phương tiện ngữ pháp, học sinh luôn chú ý nghe giảng, thực hành làm các bài tập một cách tích cực Trong quá trình học tập, học sinh luôn có ý thức tìm tòi, học hỏi ở thầy cô và bạn bè
Phía học sinh cũng có những hạn chế nhất định Học sinh ít hứng thú học môn này do đây là một môn khó và khô khan Phần lớn học sịnh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân môn Luyện từ và câu nên chưa dành thời gian thích đáng để học môn này Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến lí thuyết thì trả lời rất trôi chảy, chính xác, nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và làm bài không đạt yêu cầu Điều đó thể hiện học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, thụ động và tỏ ra yếu kém thiếu chắc chắn Những điểm khó của môn học muốn trở thành dễ đối với học sinh thì giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng ngày càng đầy đủ yêu cầu của xã hội
Trang 33Chương 2 KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ SỬ DỤNG CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU
GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ CỦA HỌC SINH LỚP 5
Để tìm hiểu về khả năng nhận diện và sử dụng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ của học sinh lớp 5, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát qua các phiếu bài tập Chúng tôi tiến hành khảo sát trên đối tượng học sinh lớp 5A
và lớp 5B trường Tiểu học Tiền Phong B – huyện Mê Linh – thành phố Hà Nội qua các mặt sau
1 Khả năng phân biệt câu ghép với câu đơn
Câu đơn là câu được làm thành từ một cụm chủ vị duy nhất có tư cách
là nòng cốt câu
Câu ghép là câu được làm thành từ hai cụm chủ vị trở lên, mỗi cụm chủ
vị đó tương đương với một nòng cốt câu đơn và chúng tiếp xúc với nhau làm thành những vế trong câu ghép Những cụm chủ vị là vế của câu ghép, không
bị bao chứa bên trong cụm chủ vị khác
Quan hệ từ dùng để nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau
1.1 Mục đích khảo sát
Trong câu đơn, quan hệ từ dùng để nối các từ, các ngữ với nhau Mặt khác, trong câu ghép quan hệ từ có chức năng chính là nối các vế câu lại với nhau Chính vì vậy, khi nhận diện câu ghép (có quan hệ từ liên kết) và câu đơn (có quan hệ từ) học sinh thường bị nhầm lẫn
Do đó, chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm mục đích củng cố kiến thức
về câu đơn và câu ghép cho học sinh, đồng thời đánh giá khả năng nhận biết câu ghép và câu đơn
Ở đây, chúng tôi ưu tiên khảo sát loại câu ghép dùng quan hệ từ nối các