TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC --- NGUYỄN THÙY DUNG PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH LỚP 5 TRONG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC KHÓA LUẬN TỐT NG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC -
NGUYỄN THÙY DUNG
PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH LỚP 5 TRONG DẠY HỌC CÁC
YẾU TỐ HÌNH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học
HÀ NỘI – 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC -
NGUYỄN THÙY DUNG
PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH LỚP 5 TRONG DẠY HỌC CÁC
YẾU TỐ HÌNH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Ngọc Sơn
HÀ NỘI – 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Lê Ngọc Sơn, người thầy
đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn tác giả hoàn thành khóa luận này
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học đã trang bị kiến thức
và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả thực hiện đề tài này
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường Tiểu học Thị Trấn A, Đông Anh, Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong thời gian thực tập và thực nghiệm sư phạm
Tác giả vô cùng biết ơn cha mẹ và những người thân yêu trong gia đình, chân thành cảm ơn bạn bè đã động viên giúp đỡ trong suốt quá trình học tập
và thực hiện khóa luận
Do điều kiện chủ quan và khách quan, khóa luận không tránh khỏi những sai sót Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện nâng cao chất vấn đề nghiên cứu
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thùy Dung
Trang 4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH LỚP 5 TRONG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC 5 1.1 Cơ sở lý luận của việc phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh lớp 5 trong dạy học các yếu tố hình học 5 1.1.1 Khái niệm về trí tưởng tượng 5 1.1.2 Khái niệm và vai trò của trí tưởng tượng không gian 5 1.1.3 Đặc điểm trí tưởng tượng và trí tưởng tượng không gian của học sinh lớp 5 7 1.1.4 Một số vấn đề về dạy học các yếu tố hình học lớp 5 9 1.2 Cơ sở thực tiễn của việc phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh lớp 5 trong dạy học các yếu tố hình học 12 1.2.1 Thực trạng việc phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh lớp 5 trong việc dạy học các yếu tố hình học 12 1.2.2 Thực trạng việc học các yếu tố hình học lớp 5 13 Kết luận Chương 1……… 15 Chương 2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH LỚP 5 TRONG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC 16 2.1 Biện pháp 1 Phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh trong nhận dạng và thể hiện các hình hình học 16 2.2 Biện pháp 2 Phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh trong dạy học giải bài tập có nội dung hình học 37
Trang 52.3 Biện pháp 3 Phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh trong
tổ chức trò chơi có nội dung hình học 45
Kết luận Chương 2……… 51
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 52
3.1 Mục đích và đối tượng thực nghiệm 52
3.2 Nội dung, tổ chức thực nghiệm 52
3.3 Kết quả thực nghiệm 56
Kết luận Chương 3……… 57
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 61.2 Xuất phát từ yêu cầu định hướng phát triển năng lực trong dạy học môn toán ở Tiểu học
Trong các bậc học phổ thông nói chung và Tiểu học nói riêng, môn Toán
là môn học có vị trí quan trọng Toán học là môn học trừu tượng, có tính khái quát cao góp phần quan trọng trong việc phát triển đúng mức một số khả năng trí tuệ và các thao tác tư duy, khả năng suy luận hợp lý, cách phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh Năng lực tư duy sáng tạo - trí tưởng tượng không gian là một trong những năng lực then chốt được đặt lên hàng đầu
Trang 72
trong mục tiêu dạy học môn Toán ở Tiểu học Phát triển tư duy sáng tạo - trí tưởng tượng không gian cho học sinh tạo điều kiện cho việc học tập của học sinh đạt kết quả cao, giúp các em linh hoạt và nhạy bén hơn trong các hoạt động học tập và thực tiễn
1.3 Xuất phát từ việc dạy và học các yếu tố hình học ở tiểu học
Các yếu tố hình học là một phần quan trọng của chương trình toán tiểu học Nội dung hình học thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng không gian của học sinh Ở giai đoạn đầu tiểu học nội dung hình học chỉ tập trung nhận dạng các hình hình học đơn giản Đến lớp 5 các yếu tố hình học đã được nâng cao hơn và mở rộng hơn, tạo nền tảng vững chắc cho
sự phát triển tư duy đặc biệt là trí tưởng tượng không gian cho trẻ Học sinh Tiểu học rất hứng thú với các bài toán đòi hỏi tư duy sáng tạo, đặc biệt là các bài toán kích thích trí tưởng tượng không gian của các em.Tuy nhiên các kiến thức về hình học, đặc biệt là các kiến thức phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh còn tương đối đơn giản Chương trình hiện hành còn khá chú trọng về phần tính toán, nội dung hình học chưa được thực sự quan tâm Nội dung hình học thường được lồng ghép với nội dung đại số Hầu hết các bài tập về hình học thường là yêu cầu học sinh làm theo mẫu, không tạo điều kiện cho học sinh thể hiện khả năng sáng tạo của bản thân
Einstein đã từng nói “ Logic sẽ đưa bạn đi từ A đến B trí tưởng tượng sẽ đưa bạn đi khắp mọi nơi” Trong một thời đại phát triển như hiện nay, khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng là một yếu tố cực kì quan trọng đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lại của học sinh Dạy học yếu
tố hình học là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh
Xuất phát những lí do trên, đề tài được chọn là: Phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh lớp 5 trong dạy học các yếu tố hình học
Trang 83
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh lớp 5 trong dạy học các yếu tố hình học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở Tiểu học
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trí tưởng tượng không gian của học sinh lớp 5
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn trong việc dạy và học các yếu tố hình học ở lớp 5
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tôi đã tiến hành đọc các tài liệu về phương pháp dạy toán ở Tiểu học, phương pháp dạy học các yếu tố hình học, tâm lí học tiểu học, đặc điểm của học sinh lớp 5 để xây dựng các cơ sở lí luận làm căn cứ cho việc đề xuất các biện pháp giúp phát triển trí tưởng tượng không gian trong dạy học các yếu tố hình học
Để có thêm căn cứ chính xác, giúp đề xuất các biện pháp hợp lí nhằm phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh lớp 5 nghiên cứu chương trình toán lớp 5, phần hình học trong sách giáo khoa Toán 5, chuẩn kiến thức
kĩ năng ở Tiểu học
4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Chúng tôi đã đến trường Tiểu học, dự giờ các tiết Toán lớp 5 và đặc biệt quan tâm đến phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở lớp 5 Qua việc quan sát hoạt động của thầy và trò trong các tiết học chúng tôi đã nắm được thực trạng của việc phát triển trí tưởng tượng không gian trong việc dạy và học các yếu tố hình học lớp 5
Trang 94
Để biết rõ hơn về sự hứng thú của học sinh đối với các bài tập về nhận dạng và thể hiện hình học, các bài toán có nội dung hình học và những khó khăn học sinh hay gặp khi học các yếu tố hình học chúng tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp các em
Thông qua việc trao đổi trực tiếp với các giáo viên, chúng tôi đã tìm hiểu sự nhận thức của giáo viên về vị trí và tầm quan trọng của việc phát triển trí tưởng tượng không gian trong việc dạy các yếu tố hình học ở nhà trường Tiểu học Nhằm minh họa tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp được đề xuất, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trên một phạm vi nhỏ đó là các
em học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thị Trấn A - Đông Anh - Hà Nội
5 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển trí tưởng tượng
không gian cho học sinh lớp 5 trong dạy học các yếu tố hình học
Chương 2 Đề xuất một số biện pháp phát triển trí tưởng tượng không
gian cho học sinh lớp 5 trong dạy học các yếu tố hình học
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 105
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH
LỚP 5 TRONG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC
1.1 Cơ sở lý luận của việc phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh lớp 5 trong dạy học các yếu tố hình học
1.1.1 Khái niệm về trí tưởng tượng
Khi những nhu cầu khám phá, phát hiện, làm sáng tỏ cái mới nảy sinh nhưng quá trình tư duy không đáp ứng được, lúc này con người sẽ giải quyết vấn đề bằng một hoạt động nhận thức khác đó là tưởng tượng
Theo các nhà tâm lí học: “Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới dựa trên cơ sở của những biểu tượng đã có.” Tưởng tượng là sự biến đổi những hình ảnh và biểu tượng cũ để kiến tạo những biểu tượng mới
Trí tưởng tượng là khả năng xây dựng hình ảnh mới nhờ những thông tin
đã được thu thập và lưu trữ trong não bộ Như vậy trí tưởng tượng là hoạt động trí óc thể hiện quá trình nhận thức của tưởng tượng Đó là một quá trình nhận thức được thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh Kết quả của quá trình tưởng tượng là xây dựng được một biểu tượng mới dựa trên những biểu tượng đã có trong trí nhớ
Trí tưởng tượng phụ thuộc vào những nhận thức cảm tính và thực tiễn cuộc sống xã hội của con người
1.1.2 Khái niệm và vai trò của trí tưởng tượng không gian
1.1.2.1 Khái niệm trí tưởng tượng không gian
Trong học tập, vui chơi, lao động khi con người tách khỏi những tương quan không gian thì quá trình hình thành những khái niệm, biểu tượng mới
Trang 11Trí tưởng tượng không gian không chỉ là một thao tác tư duy mà là một thành phần của năng lực toán học và là một hoạt động trí óc không thể thiếu khi học tập và nghiên cứu về các yếu tố hình học.Trí tưởng tượng không gian phát triển theo các mức độ khác nhau tùy theo mỗi độ tuổi Sự tích lũy những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm thực tiễn làm cho vốn biểu tượng không gian ngày càng phong phú
1.1.2.2 Vai trò của trí tưởng tượng không gian
Trí tưởng tượng không gian có vai trò rất lớn trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống Nó là năng lực đặc biệt quan trọng mà con người không thể thiếu để giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra khi mà các thao tác tư duy không thể đáp ứng được Những sáng tạo mới trong khoa học, kĩ thuật, mĩ thuật đều là sản phẩm của trí tưởng tượng không gian Nhờ đó mà lịch sử của nhân loại có những bước tiến vượt bậc
Toán học là một ngành khoa học trừu tượng Giáo dục toán nhằm phát triển cho người học khả năng tư duy logic, khả năng trừu tượng hóa, kích thích trí tưởng tượng Yếu tố hình học của toán học có mỗi quan hệ khăng khít với trí tưởng tượng không gian Bởi hình học là một ngành khoa học nghiên cứu hình dạng, kích thước, vị trí tương đối của các vật thể trong thế giới khách quan Chất lượng dạy học hình học được thể hiện chủ yếu ở 3 mặt: rèn luyện khả năng tư duy logic, phát triển trí tưởng tượng không gian và vận dụng vào thực tiễn
Trang 127
Vì thế trí tưởng tượng không gian có mỗi quan hệ mật thiết với kết quả học tập môn Toán đặc biệt là học tập các yếu tố hình học của học sinh Năng lực tưởng tượng không gian tốt là tiền đề cho sự phát triển tư duy của mỗi học sinh Ngay từ bậc tiểu học, nếu không có những khả năng tối thiểu về trí tưởng tượng không gian thì học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức hình học đơn giản Trong mỗi bài toán hình học đòi hỏi rất nhiều các thao tác tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát kết hợp với việc sử dụng linh hoạt trí tưởng tượng không gian Do đó để học tốt mảng hình học đòi hỏi người học phải có một trí tưởng tượng không gian tốt Các yếu tố hình học của toán học chính là những điều kiện lí tưởng để ươm mầm trí tưởng tượng không gian
Trong quá trình dạy học để phát triển trí tưởng tượng không gian cho cho sinh giáo viên cần chú trọng bồi dưỡng cho học sinh các khả năng quan sát tinh tế, các thao tác tư duy linh hoạt trên hình học
1.1.3 Đặc điểm trí tưởng tượng và trí tưởng tượng không gian của học sinh lớp 5
1.1.3.1 Đặc điểm trí tưởng tượng học sinh lớp 5
Trí tưởng tượng của học sinh tiểu học được hình thành và phát triển trong hoạt động học tập và các hoạt động khác của các em Ở lứa tuổi tiểu học, nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày dặn, trí tưởng tượng của các em đã phát triển phong phú hơn so với lứa tuổi mầm non Giai đoạn đầu tiểu học, hình ảnh tưởng tượng của học sinh còn khá đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi Đến các bậc cuối của tiểu học, đặc biệt là lớp 5, khả năng tưởng tượng của các em đã có tổ chức hơn, có tính chủ định
và ngày càng gắn với thực tế khách quan Các em đã biết sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện trong quá trình tưởng tượng nên các hình ảnh tưởng tượng mang tính khái quát hơn, trừu tượng và sáng tạo hơn Đặc biệt, khả năng
Trang 138
tưởng tượng của học sinh lớp 5 bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng gắn liền với các rung động tình cảm của các em
Trí tưởng tượng của học sinh lớp 5 cũng có rất nhiều vẻ, có những em có khả năng tưởng tượng rất phong phú; nhờ vậy mà quá trình học tập của các
em trở nên sống động hơn, các em dễ dàng nắm bắt được nội dung bài học hơn Ngược lại, trí tưởng tượng ở một số học sinh lại rất nghèo nàn, do vậy
mà các em gặp nhiều khó khăn trong học tập, đặc biệt là trong những vấn đề đòi hỏi phải có sự tưởng tượng phong phú
1.1.3.2 Đặc điểm trí tưởng tượng không gian của học sinh lớp 5
Trí tưởng tượng không gian được phát triển theo các mức độ khác nhau
ở các lứa tuổi, sự tích lũy kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm thực tiễn làm cho vốn biểu tượng không gian ngày càng phong phú Đối với lớp 5, ở các em có
sự hình thành và phát triển các biểu tượng không gian và trí tưởng tượng không gian theo các mức độ:
- Nhận biết các biểu tượng không gian thông qua các hình ảnh thực tế
- Tổng hợp và khái quát và phân biệt các biểu tượng không gian
- Tái hiện trong trí não những biểu tượng, quan hệ và tính chất không gian quen thuộc, hình thành mối liên hệ giữa biểu tượng không gian với lời nói và biểu tượng về số lượng
- Hình thành biểu tượng không gian mới cụ thể, chính xác và có thể mô
tả bằng ngôn ngữ những tính chất, quan hệ không gian của biểu tượng không gian vừa được hình thành
Chương trình hình học lớp 5 đã bước đầu giúp các em làm quen với các hình hình học không gian 3 chiều Đây là lần đầu tiên các em tiếp xúc với những đối tượng mang tính trừu tượng cao, đánh dấu bước ngoạt trong sự phát triển tư duy đặc biệt là trí tưởng tượng không gian Vì vậy, ở học sinh
Trang 14đề giáo viên đưa ra mà còn phải hình dung những vấn đề học sinh chưa được nhìn thấy bao giờ
1.1.4 Một số vấn đề về dạy học các yếu tố hình học lớp 5
1.1.4.1 Mục tiêu và nội dung dạy học các yếu tố hình học lớp 5
a) Mục tiêu dạy học các yếu tố hình học lớp 5
Trang 1510
- Giúp học sinh hứng thú, say mê, khám phá các yếu tố hình học, tìm tòi khoa học; phát huy tính tích cực của học sinh
b) Nội dung dạy học các yếu tố hình học lớp 5
Nội dung hình học ở lớp 5 có 175 tiết/ 1 năm học được thể hiện qua 37 bài:
- Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
- Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
- Thể tích của một hình
- Thể tích của hình hộp chữ nhật
- Thể tích của hình lập phương
- Giới thiệu hình trụ Giới thiệu hình cầu (Bài giảm tải)
- 20 bài luyện tập và luyện tập chung và một số bài ôn tập về hình học
1.1.4.2 Một số vấn đề chung về dạy học các yếu tố hình học lớp 5
Định hướng chung của phương pháp dạy học toán 5 nói chung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học nói riêng là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động học tập Tuy nội dung hình học lớp 5 chủ yếu vẫn là hình học trực quan, nhưng vẫn phong phú hơn, trừu tượng hơn và khái quát hơn so với các lớp dưới Do đó, để học sinh có thể phát triển tối đa các năng lực tư duy, trí tưởng
Trang 16Giáo viên thường lựa chọn phương pháp gợi mở - vấn đáp để giúp học sinh tự tìm ra kiến thức mới trong các bài hình thành công thức tính diện tích, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của một số hình Phương pháp này đòi hỏi học sinh phải tư duy, huy động kiến thức đã có để giải quyết các vấn
đề từ đó tìm ra kiến thức mới Dạy học các yếu tố hình học theo phương pháp gợi mở - vấn đáp tạo điều kiện cho học sinh tăng cường sự tương tác với giáo viên, từ đó giúp các em tự tin hơn Kiến thức được hình thành theo phương pháp này sẽ được khắc sâu hơn
Khi dạy học các yếu tố hình học, để giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, kích thích tư duy và hứng thú học tập giáo viên thường sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Đặc trưng của phương pháp này là học sinh được đặt vào một tình huống có vấn đề, tình huống này gợi ra cho học sinh những khó khăn mà các em thấy cần và có khả
Trang 1712
năng giải quyết vấn đề Nhờ đó học sinh đã tích cực giải quyết vấn đề bằng sự
nỗ lực, tích cực trong tư duy Trong quá trình dạy các yếu tố hình học lớp 5, phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong các bài hình thành công thức,
và vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn
Ngoài ra còn một số phương pháp khác như phương pháp thực hành luyện tập, giảng giải minh họa, phương pháp dạy học khám phá Giáo viên cần phải lựa chọn và sử dụng phối hợp một cách linh hoạt, hiệu quả các phương pháp dạy học nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh lớp 5 trong dạy học các yếu tố hình học
1.2.1 Thực trạng việc phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh lớp 5 trong dạy học các yếu tố hình học
Thực tế, trong quá trình dạy học các yếu tố hình học lớp 5 giáo viên thường tập trung giúp học sinh nhận dạng các hình hình học trong chương trình và vận dụng các công thức tính chu vi, diện tích, diện tích xung quanh, thể tích để giải bài tập có nội dung hình học Các hoạt động để bồi dưỡng, phát triển các kỹ năng, thao tác tư duy đặc biệt là trí tưởng tượng không gian còn hạn chế Hệ thống các câu hỏi được giáo viên sử dụng để giúp học sinh hình thành các biểu tượng hình học mới chưa thực sự có tác dụng kích thích
tư duy sáng tạo của học sinh
Chương trình sách giáo khoa toán 5 các bài tập để nhận dạng các biểu tượng hình học còn chưa nhiều Có ít các bài tập thể hiện hình như: vẽ, cắt, ghép hình đòi hỏi tư duy và sự tưởng tượng Chính vì thế việc phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh trong quá trình dạy học các yếu tố hình học chưa được chú trọng Chương trình xây dựng chủ yếu bài tập giúp học sinh nắm chắc và vận dụng các công thức tính chu vi, diện tích, thể tích, của
Trang 1813
hình Tuy nhiên các bài tập này thường chỉ yêu cầu học sinh vận dụng máy móc công thức Những bài tập gắn liền với thực tế đòi hỏi học sinh phải tư duy, tưởng tượng để giải bài tập còn rất hạn chế Vì vậy giáo viên thường không quan tâm vào các hoạt động, các bài tập nhằm giúp học sinh phát triển
tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng không gian
Do điều kiện về thiết bị dạy học các yếu tố hình học còn hạn chế, giáo viên thường sử dụng các hình ảnh trong sách giáo khoa để dạy các yếu tố hình học cho học sinh; nên học sinh còn gặp còn khó khăn trong việc vận dụng kiến thức hình học đặc biệt là hình học không gian vào thực tiễn Các bài học
về hình học không gian chỉ mang tính chất là giới thiệu, chưa được tận dụng tối đa để phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh Một số bài tập đòi hỏi phải tư duy sáng tạo, tưởng tượng trong không gian 3 chiều thường là những bài giảm tải làm hạn chế cơ hội giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng không gian
1.2.2 Thực trạng việc học các yếu tố hình học lớp 5
Quan sát việc học các yếu tố hình học của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thị Trấn A - Đông Anh - Hà Nội, chúng tôi nhận thấy các em rất ham thích học toán, đặc biệt là các hoạt động thực hành: vẽ, cắt ghép hình, đo và
so sánh hình Tuy nhiên các em vẫn còn học một cách bị động, ít tích cực Vì thế, kiến thức hình học mà các em chiếm lĩnh được chưa sâu Tư duy cụ thể vẫn chiếm ưu thế ở học sinh lớp 5 Vì vậy các em thường gặp nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội các kiến thức hình học mang tính trừu tượng như các biểu tượng về diện tích, thể tích Nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc phân biệt các biểu tượng về chu vi, diện tích, thể tích dẫn đến thường mắc nhiều sai lầm khi giải các bài toán hình học
Chương trình hình học lớp 5 đã bước đầu giới thiệu về hình học không gian Việc chuyển từ hình học phẳng, không gian 2 chiều sang hình học
Trang 19+ Dễ nhầm lẫn giữa các biểu tượng hình học
Ví dụ như: một số em khó phân biệt được biểu tượng về chu vi và diện tích, đặc biệt là chu vi và diện tích hình tròn
+ Học sinh chưa thực sự nắm rõ các ý nghĩa hình học đã được phát biểu thành công thức
+ Học sinh thường khó phân biệt các đối tượng hình học có nhiều điểm tương đồng
+ Khả năng ước lượng còn yếu do đó các em gặp nhiều khó khăn trong việc vẽ hình
+ Khả năng tưởng tượng khi vẽ hình còn hạn chế, học sinh thường gặp khó khăn trong vẽ các hình học không gian 3 chiều
+ Học sinh suy luận còn yếu, chưa linh hoạt không nẵm rõ bản chất công thức nên gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng công thức vào giải các bài tập, bài toán ngược
Một trong những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm trên và việc chưa thực sự chú trọng phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh khi học các yếu tố hình học Điều này làm hạn chế đến việc học hình học ở lớp trên và vận dụng kiến thức hình học vào thực tế của học sinh chưa thực sự tốt
Trang 20Tìm hiểu thực tiễn dạy và học các yếu tố hình học lớp 5, chúng tôi nhận thấy, việc phát triển trí tưởng tượng không gian của học sinh chưa được như mong muốn Có nhiều nguyên nhân, chúng tôi cho rằng, nguyên nhân chính là giáo viên chưa có biện pháp hợp lý giúp học sinh phát triển năng lực này Những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong chương này là căn cứ để chúng tôi đề xuất một số biện pháp phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh lớp 5 trong dạy học các yếu tố hình học
Trang 2116
Chương 2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH LỚP 5 TRONG
DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC 2.1 Biện pháp 1 Phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh trong nhận dạng và thể hiện các hình hình học
Nhận dạng và thể hiện hình học giúp học sinh củng cố và khắc sâu các biểu tượng hình học đã được hình thành cho học sinh qua đó kích thích khả năng tư duy sáng tạo trong hình học của các em Để có thể làm được các bài tập nhận dạng và thể hiện hình học đòi hỏi học sinh phải nắm thật chắc các biểu tượng hình học Nhận dạng và thể hiện hình học chính là một mảnh đất màu mỡ giúp học sinh phát triển trí trưởng tượng không gian
2.1.1 Nhận dạng hình học
Trí tưởng tượng không gian giúp hình thành một biểu tượng hình học mới trên cơ sở những biểu tượng đã có Để có thể hình thành những biểu tượng mới sáng taọ hơn, độc đáo hơn so với các biểu tượng thì trước hết học sinh phải có được những biểu tượng chính xác về các hình cơ bản Các bài tập nhận dạng hình học thường được sử dụng ngay sau khi hình thành một biểu tượng hình học mới nhằm củng cố và khắc sâu các biểu tượng hình học đó cho học sinh
Để thực hiện các bài tập này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu của bài tập
Bước 2: Nêu định nghĩa hoặc các đặc điểm nhận dạng của các hình hình
học có liên quan đến bài toán
Bước 3: Quan sát các hình, đối chiếu với định nghĩa hoặc các đặc điểm
nhận dạng để chọn hình hình học theo yêu cầu
Ví dụ 1: Bài 1/ trang 91/ sách giáo khoa Toán 5
Trang 2217
Trong các hình dưới đây, hình nào là hình thang?
Đây là bài tập nhận dạng hình theo yêu cầu cho trước Để hướng dẫn học sinh làm bài tập này giáo viên có thể hướng dẫn theo các bước:
Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu của bài (Tìm hình thang trong các hình
đã cho)
Bước 2: Nêu đặc điểm của hình thang (Hình thang có một cặp cạnh đối
diện song song)
Bước 3: Đối chiếu đặc điểm của hình thang với đặc điểm của các hình
trong bài, chọn các hình thỏa mãn yêu cầu đề bài
Ví dụ 2: Bài 3/ trang 108/ sách giáo khoa Toán 5
Trong các hình dưới đây hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương?
Hình g
Hình b
Trang 2318
Hướng dẫn:
Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu của bài tập (Tìm hình hộp chữ nhật,
hình lập phương trong các hình đã cho)
Bước 2: Nêu đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương
Bước 3: Đối chiếu đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương
với đặc điểm của các hình trong bài, chọn các hình thỏa mãn yêu cầu đề bài Đáp án: Hình A là hình hộp chữ nhật, hình C là hình lập phương
Do học sinh lớp 5 mới bước đầu làm quen với hình học không gian nên các bài tập nhận dạng hình học còn khá đơn giản, mới dừng lại ở mức độ nắm được chính xác biểu tượng về hình học Tuy nhiên để có được một biểu tượng hình học chính xác trong không gian thì đòi hỏi học sinh phải có một trí tưởng tượng không gian tốt
Cả 2 ví dụ trên đều thuộc dạng bài nhận dạng các hình đơn lẻ với các yêu cầu cho trước Đây là dạng bài nhận dạng hình đơn giản và cơ bản nhất giúp học sinh khắc sâu các biểu tượng hình học Để thực hiện được dạng bài này học sinh chỉ cần tự đặt và trả lời các câu hỏi như: “Thế nào là hình thang?”,
“Hình đã cho có thỏa mãn đặc điểm của hình thang không?” Vì thế những bài toán này chưa phát triển nhiều trí tưởng tượng không gian của học sinh Để phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh, thì cần phải có các bài tập nhận dạng hình đa dạng hơn với các mức độ cao hơn, đòi hỏi trí tưởng tượng sâu sắc hơn Ví dụ như nhận dạng các hình hình học trong các hình phức hợp,
Trang 24a) Có bao nhiêu hình tam giác trong hình dưới đây?
b) Có bao nhiêu hình thang trong hình dưới đây?
Hướng dẫn
Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu của bài tập (xác định số hình tam giác,
số hình thang)
Bước 2: Nêu đặc điểm của hình tam giác, hình thang
Bước 3: Xác định và đếm số hình tam giác, hình thang có trong mỗi
hình Đối với bài tập này học sinh có thể sử dụng các phương pháp đếm như:
- Đếm trực tiếp trên hình vẽ
- Đánh số thứ tự các hình dễ lẫn
- Tô màu các hình riêng lẻ, cắt ghép các hình đã được tô màu với nhau
- Phương pháp suy luận logic
Trang 25có dạng như 2 hình trên
Bài tập 2: Hình dưới đây có bao nhiêu hình thang?
Hướng dẫn:
Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu của bài tập (đếm số hình thang)
Bước 2: Nêu đặc điểm của hình thang
Bước 3: Xác định và đếm số hình thang có trong mỗi hình Đối với bài
tập này học sinh có thể sử dụng các phương pháp đếm như:
- Đếm trực tiếp trên hình vẽ
- Đánh số thứ tự các hình dễ lẫn
- Phương pháp suy luận logic
Đáp án: có 24 hình thang
Trang 26Bài tập 3: Xác định và tô màu cho hình thang, hình tròn, hình tam giác
trong các hình dứơi đây (mỗi loại tô một màu)
Hướng dẫn:
Bước 1: Xác định yêu cầu của bài (phân loại trong bài có bao nhiêu
nhóm hình hình học, tô màu vào mỗi nhóm một màu khác nhau)
Bước 2: Nêu đặc điểm nhận diện hình tam giác, hình thang, hình tròn Bước 3: Phân loại các nhóm hình và tô màu
Trang 2722
Học sinh có thể tô màu như sau:
Hoạt động tô màu trong học tập, đặc biệt là khi học các yếu tố hình học
sẽ giúp học sinh hứng thú hơn với bài tập, đồng thời khơi dậy khả năng sáng tạo của các em Bài tập trên không chỉ giúp học sinh nhận dạng các hình hình học thông qua việc tô màu mà còn kích thích trí tưởng tượng của các em, giúp các em liên tưởng các hình vẽ trong bài tới các đồ vật xung quanh Như vậy học sinh sẽ hình thành khả năng nhận dạng các hình hình học có trong các đồ vật quen thuộc hàng ngày Việc liên tưởng các hình hình học với các đồ vật
có trong thực tiễn sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trí tưởng tượng không gian của học sinh
Trang 28Bước 2: Nêu đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương
Bước 3: Đối chiếu đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương
với đặc điểm của các hình trong bài, chọn các hình thỏa mãn yêu cầu đề bài Đáp án: Hình A, E là hình hộp chữ nhật, hình B, D là hình lập phương
Ở bài tập này chúng tôi đã đưa ra một số hình hộp chữ nhật và hình lập phương được thể hiện ở các góc độ khác nhau yêu cầu học sinh phải nhận dạng Qua đó sẽ giúp học sinh nắm chắc hơn các biểu tượng hình học không
1cm
Hình BHình A
2cm
1cm
2cm 1cm
1,5cm
1,5cm 1,5cm
Trang 2924
gian và nâng cao khả năng nhận dạng các hình, khối trong không gian từ các góc
độ khác nhau, tạo điều kiện để các em phát triển trí tưởng tượng không gian
Bài tập 5: Trong các hình dưới đây, hình nào bị che khuất bởi hình nào?
Hướng dẫn:
Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu của bài tập (xác định các hình và hình
nào bị che khuất bởi hình nào)
Bước 2: Nêu đặc điểm các hình và nhận diện các hình
Bước 3: Xác định vị trí của mỗi hình từ đó xác định hình nào bị che
khuất bởi hình nào
Đáp án: a) Hình thang bị hình tam giác che khuất, hình tròn bị hình thang và hình tam giác che khuất
b) Hình hộp chữ nhật bị hình lập phương che khuất
c) Hình tam giác bị hình tròn che khuất, hình thang bị hình tròn và hình tam giác che khuất
Đây là một dạng bài tập về vị trí tương đối của các hình Những bài tập
có liên quan đến vị trí tương đối của các hình hay các vật thể trong không gian đòi hỏi học sinh phải vận dụng khả năng tưởng tượng để xác định vị trí của các hình,vật thể Nhờ đó học sinh sẽ có trí tưởng tượng tốt hơn và các em
Trang 30Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu của bài tập
Bước 2: Nêu đặc điểm các hình có trong yêu cầu đề bài
Bước 3: Tìm các đồ vật có hình dạng tương ứng
* Trong chương trình môn Toán lớp 5 thì bài giới thiệu về hình cầu và hình trụ là bài giảm tải Tuy nhiên trong đời sống hàng ngày có rất nhiều các
đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu Vì vậy, tùy theo khả năng của học sinh
mà giáo viên có thể giới thiệu 2 hình hình học này để tạo điều kiện giúp các
em phát triển tốt hơn trí tưởng tượng không gian
Đáp án:
a) Hình hộp chữ nhật: hộp bút, quyển sách,
b) Hình lập phương: con xúc xắc,
c) Hình trụ: ống nước, cột nhà,
d) Hình cầu: quả bóng bàn, trái đất,
Chúng tôi xây dựng bài tập này dựa theo bài 3/ trang 126/ sách giáo khoa toán 5 Dạng bài tìm đồ vật có hình dạng tương ứng với các hình hình học giúp ích rất nhiều trong việc phát triển trí tưởng tượng không gian của học sinh Để tìm được các đồ vật tương ứng đòi hỏi các em phải nhạy bén, liên hệ được các hình đã học với các đồ vật xung quanh Đây là một trong những cách hữu hiệu để phát triển trí tưởng tượng không gian của trẻ
Trang 3126
2.1.2 Thể hiện hình học
Hoạt động thể hiện hình rất đa dạng và phong phú Mục tiêu của nó không chỉ dừng lại ở việc nắm chính xác các biểu tượng hình học mà thể hiện hình học còn là một cách rất hiệu quả để phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh Với trí tưởng tượng phong phú của mình, học sinh sẽ có nhiều cách khác nhau để hình thành các biểu tượng hình học mới dựa trên cơ sở các biểu tượng hình học cơ bản đã có được Và hoạt động thể hiện hình chính là một hoạt động để học sinh bộc lộ sự sáng tạo trong tư duy hình học của mình
Ở lớp 5 học sinh được thực hiện các hoạt động thể hiện hình theo một số hình thức như:
* Vẽ hình theo mẫu
Ví dụ 1: Bài 3/ trang 97/ sách giáo khoa Toán 5
Vẽ theo mẫu:
Trang 3227
Hướng dẫn:
Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh làm dạng bài tập vẽ hình theo mẫu theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định yêu cầu của bài tập
Bước 2: Quan sát hình vẽ, xác định các hình được vẽ, và kích thước của
là một công cụ đắc lực giúp các em rèn luyện trí tưởng tượng của mình
* Vẽ hình theo yêu cầu cho trước
Ví dụ 2: Bài 2/ trang 92/ sách giáo khoa Toán 5
Vẽ thêm hai đoạn thẳng và mỗi hình dưới đây để được một hình thang