TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON =====o0o===== PHAN THỊ THU HƯƠNG BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN NÓI ĐÚNG MỘT SỐ LOẠI CÂU GHÉP CHÍNH PHỤ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
=====o0o=====
PHAN THỊ THU HƯƠNG
BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN
NÓI ĐÚNG MỘT SỐ LOẠI CÂU GHÉP CHÍNH PHỤ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ KỂ LẠI CHUYỆN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em
Người hướng dẫn khoa học
TS Hoàng Thị Thanh Huyền
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non, khoa Ngữ Văn - tổ Ngôn ngữ đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Hoàng Thị Thanh Huyền - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới các cô giáo và các em học sinh trường mầm non Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian em thực tập ở trường Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy
cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Sinh viên
Phan Thị Thu Hương
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn nói đúng một
số loại câu ghép chính phụ thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện” là kết
quả mà em đã nghiên cứu qua đợt kiến tập và thực tập hằng năm Trong quá trình nghiên cứu em có sử dụng tài liệu của một số nhà nghiên cứu, một số tác giả khác Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để em rút ra những vấn đề cần tìm hiểu ở
đề tài của mình Đây là kết quả của riêng cá nhân em, hoàn toàn không trùng với kết quả của các tác giả khác
Em xin chịu trách nhiệm về cam đoan này
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Sinh viên
Phan Thị Thu Hương
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Đóng góp của khóa luận 4
6 Cấu trúc khóa luận 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ……… 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.2 Cơ sở lí luận 7
1.2.1 Lí thuyết về câu ghép 7
1.2.2 Cơ sở của phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em 9
1.3 Cơ sở thực tiễn 15
1.3.1 Nội dung chương trình 15
1.3.2 Thực trạng của hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện 17
CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN NÓI ĐÚNG MỘT SỐ LOẠI CÂU GHÉP CHÍNH PHỤ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ KỂ LẠI CHUYỆN 20
2.1 Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ nói chưa đúng cấu trúc ngữ pháp trong Tiếng Việt 20
2.1.1 Nguyên nhân chủ quan 20
2.1.2 Nguyên nhân khách quan 22
2.2 Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn nói đúng một số loại câu ghép chính phụ thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện 23
2.2.1 Biện pháp xây dựng mẫu câu và sử dụng lời nói mẫu 24
Trang 52.2.2 Biện pháp cho trẻ tập nói 26
2.2.3 Biện pháp đàm thoại 28
2.2.4 Biện pháp soạn thảo lại văn bản 30
2.2.5 Biện pháp sử dụng hệ thống câu hỏi 32
2.2.6 Biện pháp cho trẻ thực hành luyện tập kể lại chuyện 33
2.2.7 Biện pháp sử dụng trò chơi đóng vai nhân vật trong chuyện 36
2.2.8 Biện pháp sửa lỗi sai cho trẻ 38
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 41
3.1 Mục đích thực nghiệm 41
3.2 Đối tượng thực nghiệm 41
3.3 Nội dung thực nghiệm 41
3.4 Tiến hành thực nghiệm 42
3.4.1 Xác định yêu cầu cần đạt 42
3.4.2 Chuẩn bị thực nghiệm 42
3.4.3 Tiến hành thực nghiệm 43
3.5 Đánh giá 47
3.6 Kết quả thực nghiệm 48
3.6.1 Đánh giá lần 1 48
3.6.2 Đánh giá lần 2 49
3.6.3 Đánh giá lần 3 49
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6Ngôn ngữ được hình thành từ rất sớm Trẻ em không có ý thức về ngôn ngữ nhưng bằng cách bắt chước có tính chất bản năng, trẻ sẽ học được cách nói chung của những người xung quanh mình Từ đó, trẻ sẽ nhận thức được thế giới xung quanh, hiểu được yêu cầu, ý muốn của người khác và thể hiện được nhu cầu của bản thân Trẻ sẽ học và tích trữ cho mình bắt đầu bằng những từ, những câu đơn giản nhất Sau đó, dần dần trẻ sẽ tích lũy và nói được những câu nói có cấu trúc phức tạp, phong phú hơn
Việc nói đúng ngữ pháp có vai trò quan trọng đối với trẻ Đó là những bước đầu cơ bản để tạo cho trẻ có khả năng diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc, không bị cộc lốc; giúp trẻ nhận thức được đúng cấu trúc ngữ pháp của Tiếng Việt, phát triển khả năng tư duy, tăng tính thẩm mĩ trong lời ăn tiếng nói của trẻ Để có được điều đó trẻ phải được học thông qua các hoạt động và qua sự trao đổi, hướng dẫn của người lớn Vì vậy người lớn cần có trách nhiệm dạy trẻ nói đúng ngữ pháp theo các mô hình câu chuẩn để từ đó trẻ dần dần nắm được cấu tạo các loại câu của tiếng mẹ đẻ của mình
Kể lại chuyện là hình thức kể lại một cách sáng tạo câu chuyện theo mẫu trẻ đã được nghe, nhận biết được sự tác động lên cảm xúc, giúp trẻ ghi nhớ và
Trang 72
kể lại những điều đã được nghe Trẻ sẽ biết vận dụng ngôn ngữ của mình, biết
sử dụng những từ, câu để kể lại chuyện một cách sáng tạo, phù hợp Câu ghép chính phụ là một trong những loại câu mà trẻ thường hay sử dụng khi kể lại chuyện Vì thế, việc dạy trẻ nói đúng một số loại câu ghép chính phụ thông qua hoạt động kể lại chuyện sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho trẻ
Hiện nay, các trường mẫu giáo đã quan tâm tới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhưng vẫn chưa chú trọng tới việc rèn luyện khả năng diễn đạt của trẻ
Vì vậy, chúng tôi mong muốn góp thêm tiếng nói vào việc rèn luyện khả năng diễn đạt cho trẻ, giúp trẻ ngay từ nhỏ có được lời nói rõ ràng, chính xác, mang tính thẩm mĩ hơn
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Biện pháp dạy
trẻ mẫu giáo lớn nói đúng một số loại câu ghép chính phụ thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện” làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
2.1 Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi đối với trẻ 5 - 6 tuổi tại
trường mầm non Cổ Loa (xã Cổ Loa - huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội)
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của vấn đề được xác định là biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn nói đúng một số loại câu ghép chính phụ thông qua hoạt động
dạy trẻ kể lại chuyện
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu tiến hành với mục đích giúp trẻ mẫu giáo lớn nói đúng một số loại câu ghép chính phụ thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện nhằm giúp trẻ diễn đạt một cách đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc, kích thích
tư duy, óc sáng tạo của trẻ Từ đó, giúp trẻ phát triển toàn diện và tạo tiền đề cho trẻ khi trẻ bước vào học ở trường phổ thông
Trang 83
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng nên hệ thống cơ sở lí luận và tìm hiểu về thực trạng của vấn
đề nghiên cứu
- Đưa ra một số nguyên nhân trẻ chưa nói đúng ngữ pháp
- Tiến hành xây dựng một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn nói đúng một số loại câu ghép chính phụ thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Tiến hành thu thập và xử lí các thông tin qua các tài liệu, các cơ sở lí thuyết, thành tựu lí thuyết đã đạt được, các kết quả nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu Từ đó, tiến hành phân tích, phân loại và tổng hợp lại để xây dựng nên một hệ thống lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
Quan sát khoa học là nghiên cứu đối tượng có hệ thống để thu thập thông tin về đối tượng Đây là hoạt động được tổ chức đặc biệt, có mục đích, có kế hoạch, có phương tiện để nghiên cứu các đối tượng được lựa chọn điển hình
Ở đây, chúng tôi tiến hành quan sát, theo dõi một cách có chủ đích những hành vi, thái độ, lời nói của trẻ Từ đó phát hiện ra nguyên nhân và đề ra một
số biện pháp phù hợp để dạy trẻ nói đúng một số loại câu ghép chính phụ thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện
- Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thăm dò và thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đưa ra thông qua thành tích mà trẻ đạt được
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Tìm hiểu thực trạng của việc diễn đạt câu của trẻ và việc dạy trẻ nói đúng cấu trúc câu nói chung và câu ghép chính phụ nói riêng
Trang 96 Cấu trúc khóa luận
Nội dung khóa luận được tiến hành triển khai theo cấu trúc gồm 3 phần:
- Phần 1: Mở đầu
- Phần 2: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn nói đúng một số loại câu ghép chính phụ thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
- Phần 3: Kết luận chung và khuyến nghị
Trang 105
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đối với con người, nó là đặc trưng chỉ
có ở con người Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện của tư duy, hay còn được hiểu ngôn ngữ là “cái vỏ” của tư duy, là phương thức biểu đạt muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân thông qua lời nói Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong những năm đầu đời là một việc làm hết sức quan trọng để hình thành và phát triển cho trẻ khả năng ngôn ngữ Chính vì vậy mà đã có rất nhiều tác giả đề cập đến vai trò và phương pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Nội dung phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung, cho trẻ mẫu giáo nói riêng đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến trong những công trình của họ Có thể tổng thuật nội dung phương pháp nghiên cứu về vấn đề này trong một số nguồn tài liệu sau đây:
Trước hết, trong chương trình giáo dục mầm non, bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra mục tiêu của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ:
- Trẻ có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày
- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…)
- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại chuyện
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi
- Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã viết giáo trình “Phương pháp phát triển
Trang 116
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” gồm 12 chương sách đề cập khái quát đến những vấn đề có liên quan đến nội dung phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Trong đó, tác giả đã dành chương III, với dung lượng là 46 trang để trình bày về phương pháp phát triển lời nói mạch lạc và chương IV với dung lượng 30 trang nói về phương pháp dạy trẻ đặt câu
Giáo trình “Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non” của tác giả Đinh Hồng Thái đã được viết theo cấu trúc gồm 4 phần:
- Phần thứ nhất: Những vấn đề chung
- Phần thứ hai: Dạy trẻ nhận biết - tập nói ba năm đầu
- Phần thứ ba: Phát triển ngôn ngữ tuổi mẫu giáo
- Phần thứ tư: Chuẩn bị khả năng tiền đọc - viết tuổi mầm non
Trong phần thứ ba, tác giả Đinh Hồng Thái đã dành chương III với dung lượng 7 trang nói về việc dạy trẻ các mẫu câu tiếng Việt, và chương IV với dung lượng 33 trang trình bày về phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác như:
“Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em” của tác giả Đinh Hồng Thái,
“Các biện pháp phát trỉển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi” của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh và những cuốn sách về phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em tuổi mầm non của Phan Thiều, Lương Kim Nga, Cao Đức Tiến, Đinh Thị Hồng Nhung…
Các đề tài khóa luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên, học viên cao học của các trường đại học sư phạm, viện nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Tiêu biểu là khóa luận tốt nghiệp đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 của tác giả Nguyễn Thị Dương (2013), cũng đã đề cập đến vấn đề dạy trẻ nói đúng ngữ pháp trong khoá luận: “Các phương pháp, biện pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp” Trong khoá luận này, tác giả Nguyễn Thị Dương kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả về phương
Trang 127
pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non để trình bày nội dung dạy trẻ 3 - 4 tuổi và trẻ 5 - 6 tuổi nói đúng ngữ pháp Ngoài ra, trong khoá luận, tác giả còn trình bày các loại lỗi câu và cách sửa lỗi
Thông qua việc tổng thuật nội dung nghiên cứu trong các tài liệu từ các nguồn kể trên, có thể thấy việc tìm hiểu về vấn đề phát triển ngôn ngữ và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, dạy trẻ đặt câu không phải là vấn đề mới mẻ vì đã có nhiều người quan tâm đề cập và tiến hành nghiên cứu Tuy nhiên, trong các
tài liệu đó chưa có một công trình chuyên biệt nào tìm hiểu về “Biện pháp dạy
trẻ mẫu giáo lớn nói đúng một số loại câu ghép chính phụ thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện”
1.2 Cơ sở lí luận
1.2.1 Lí thuyết về câu ghép
1.2.1.1 Quan niệm về câu ghép
Khái niệm: Câu ghép là câu có từ 2 cụm C - V trở lên và chúng không bao chứa nhau Mỗi cụm C - V của câu ghép có dạng là một câu đơn và được gọi chung là một vế câu ghép
là quan hệ chính phụ hay quan hệ bình đẳng
Câu ghép trước hết được chia thành hai loại lớn: loại có từ liên kết (từ
Trang 131.2.1.2 Các kiểu câu ghép chính phụ trong Tiếng Việt
Trong Tiếng Việt có một số loại câu ghép chính phụ với các quan hệ từ
chính phụ như:
- Câu ghép có quan hệ nhân quả: Vế chỉ nguyên nhân mở đầu với các quan hệ từ như: bởi (vì), tại (vì), do, nhờ Vế chỉ kết quả mở đầu bằng các quan hệ từ như: nên, cho nên, mà Vế chỉ nguyên nhân có thể đứng trước hoặc
đứng sau vế chỉ kết quả hoặc xen vào giữa kết cấu chủ - vị của vế chỉ kết quả
Ví dụ:
+ Vì trời mưa nên chúng em đến muộn
+ Chúng em đến muộn vì trời mưa
+ Chúng em, vì trời mưa, nên đến muộn
- Câu ghép có quan hệ mục đích, sự kiện: Vế chỉ mục đích mở đầu bằng các quan hệ từ như: để, để cho Vế chỉ mục đích có thể đứng trước hoặc đứng sau vế chỉ sự kiện hoặc xen vào giữa kết cấu chủ - vị của vế chỉ sự kiện
Ví dụ:
+ Để cho cơ thể khỏe mạnh thì em sẽ chăm chỉ tập thể dục
+ Em sẽ chăm chỉ tập thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh
+ Tập thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh thì em sẽ chăm chỉ
- Câu ghép có quan hệ điều kiện - kết quả: Vế chỉ điều kiện mở đầu bằng các quan hệ từ như: nếu, hễ Vế chỉ kết quả có thể mở đầu bằng: thì, là Vế chỉ điều kiện có thể đứng trước hoặc đứng sau vế chỉ kết quả hoặc xen vào giữa
Trang 149
kết cấu chủ - vị của vế chỉ kết quả
Ví dụ:
+ Nếu con ngoan thì mẹ sẽ cho con đi siêu thị
+ Mẹ sẽ cho con đi siêu thị nếu con ngoan
+ Đi siêu thị, nếu con ngoan thì mẹ sẽ cho
- Câu ghép có quan hệ nhượng bộ - tăng tiến: Vế chỉ sự nhượng bộ mở đầu bằng các quan hệ từ như: tuy (rằng), dù (rằng), mặc dầu Vế chỉ sự tăng tiến có thể mở đầu bằng: nhưng Vế chỉ nhượng bộ có thể đứng trước hoặc đứng sau vế chỉ tăng tiến hoặc xen vào giữa kết cấu chủ - vị của vế chỉ tăng tiến
Ví dụ:
+ Tuy nhà nghèo nhưng cậu bé rất tốt bụng
+ Cậu bé rất tốt bụng tuy nhà nghèo
+ Cậu bé tuy nhà nghèo nhưng rất tốt bụng
Để cho trẻ nói được đúng một số loại câu ghép chính phụ này cần hướng dẫn cho trẻ hiểu được nghĩa của từng vế câu, của các cặp quan hệ từ Sau đó cho trẻ tập đổi vị trí của các quan hệ từ và các vế câu với nhau giúp cho câu nói của trẻ trở nên phong phú, đa dạng hơn
1.2.2 Cơ sở của phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em
1.2.2.1 Cơ sở tâm lí
Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã có khả năng chú ý có chủ định từ 37 - 51 phút, đối tượng chú ý hấp dẫn, nhiều thay đổi, kích thích được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ Trẻ có thể phân phối được chú ý vào 2, 3 đối tượng cùng một lúc, tuy nhiên thời gian phân phối chú ý chưa bền vững, dễ dao động Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4 - 5 tuổi nhưng chất lượng mới hơn Thể hiện ở: mức độ phong phú của các kiểu loại, mức độ chủ định các quá trình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn, tính mục đích hình thành và phát triển ở
Trang 1510
mức độ cao hơn, độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy hơn, khả năng kiềm chế các phản ứng tâm lý được phát triển Quá trình tâm lý phát triển mạnh mẽ và đặc trưng nhất đó là tư duy: trẻ đã biết phân tích tổng hợp không chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà ngay cả từ ngữ, tư duy của trẻ dần dần mất đi tính duy kỷ, tiến dần đến khách quan, hiện thực hơn, dần dần trẻ phân biệt được thực và hư, ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành vi Ở trẻ 5 - 6 tuổi phát triển cả 3 loại tư duy, tư duy hành động trực quan vẫn chiếm ưu thế Tuy nhiên do nhiệm vụ hoạt động mà cả loại tư duy hình ảnh trực quan, tư duy trừu tượng được phát triển
ở trẻ Loại tư duy này giúp trẻ đến gần với hiện thực khách quan Ở lứa tuổi này, tinh thần trách nhiệm và ý thức về bản ngã của trẻ cũng dần dần được hình thành
Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp của trẻ phát triển Trẻ có nhu cầu nhận sự giải thích và cũng thích giải thích cho các bạn.Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, các tính chất của ngôn ngữ, câu nói đầy đủ, rõ ràng ở trẻ phụ thuộc phần lớn vào việc hướng dẫn và sự gương mẫu về lời nói của người lớn
1.2.2.2 Cơ sở sinh lí
- Hệ thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ Từ lúc chào đời cho 5 - 6 tuổi hệ thần kinh của trẻ đã tương đối phát triển Não bộ là cơ sở vật chất không thể thiếu đối với quá trình nhận thức, tư duy của con người Nó là cơ quan quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ
+ Về não bộ:
Trọng lượng của não bộ theo tuổi của Gundobin (đơn vị tính: gam)
Trang 16vỏ bọc miêlin Nói chung, đến gần 2 tuổi thì quá trình miêlin hóa đã tương đối hoàn thiện sự miêlin hóa có ý nghĩa lớn vì nó góp phần làm cho hưng phấn được truyền một cách riêng biệt theo các sợi thần kinh Vì thế, hưng phấn được truyền đến vỏ não một cách chính xác, định khu hơn Từ đó, hoạt động của trẻ hoàn thiện hơn
Trong thời kì sơ sinh, vỏ não và thể vân chưa phát triển Lúc đầu chủ yếu các trung tâm dưới vỏ, sau đó vỏ não mới được hình thành và phát triển
Hệ thống mao mạch trong não của trẻ (đặc biệt là trẻ sơ sinh) phát triển mạnh, các đám rối huyết quản chưa phát triển
Trong não của trẻ em có nhiều nước, nhiều chất đạm, ít chất mỡ Khi trẻ được 2 tuổi thì thành phần hóa học của não giống như người lớn
Sự phát triển của các đường dẫn truyền diễn ra mạnh mẽ theo sự tăng lên của tuổi và được tiếp tục cho đến khi trẻ 14 - 15 tuổi
Trang 1712
+ Về tiểu não:
Tiểu não tuy phát triển muộn nhưng có tốc độ phát triển nhanh Trẻ sơ sinh tiểu não chưa phát triển: các rãnh chưa sâu, khối lượng còn nhỏ Khi trẻ được khoảng từ 1 - 2 tuổi, tiểu não có khối lượng và kích thước gần giống với não của người lớn
+ Về hành tủy, não giữa:
Khi trẻ được 5 - 6 tuổi, hành tủy và não giữa có vị trí giống như ở người lớn về mặt chức năng
- Ở người, hệ thống tín hiệu thứ nhất (như ánh sáng, nhiệt độ, màu sắc…) và hệ thống tín hiệu thứ hai (đó là lời nói, chữ viết) có liên hệ chặt chẽ với nhau, trong đó hệ thống tín hiệu thứ hai chiếm ưu thế Sự hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai cũng trải qua các độ tuổi khác nhau:
Vào khoảng 6 tháng sau của năm đầu, ở trẻ đã xuất hiện những phản xạ
có điều kiện với kích thích ngôn ngữ nhưng những kích thích này thường tác động phối hợp với những kích thích khác như hoàn cảnh xung quanh, tư thế thân mình, nét mặt, nụ cười… Do đó, bản thân kích thích chỉ có thể gọi là kích thích ngôn ngữ có điều kiện vì trẻ không phân biệt được từ ngữ với những nghĩa tư duy của từ ngữ, mà chỉ phân biệt được cao độ và âm sắc của tiếng nói và giọng nói Khi trẻ được 7 - 8 tháng bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ trực tiếp
Vào lúc 1 - 2 tuổi, trẻ có thể giao tiếp với những người xung quanh bằng ngôn ngữ nhờ sự giúp đỡ của người lớn Dần dần vốn từ của trẻ được tăng lên một cách nhanh chóng Đến 3 tuổi, vốn từ của trẻ khá phong phú, có thể đạt tới 1000 từ và sự phát âm các từ của trẻ tương đối chính xác Trẻ 4 tuổi, ngôn ngữ của chúng phát triển phong phú vì có thêm các từ mới Do đó, số lượng các khái niệm được chúng lĩnh hội cũng tăng lên, trẻ nói đúng ngữ pháp hơn Trẻ từ 5 - 7 tuổi có vốn từ khá nhiều và chúng có thể dùng ngôn ngữ để đáp
Trang 1813
lại ngôn ngữ Như vậy, lúc này ở trẻ đã xuất hiện mối liên hệ “ngôn ngữ - ngôn ngữ”
Ở giai đoạn mẫu giáo lớn, hệ thần kinh của trẻ đã tương đối phát triển,
hệ thần kinh trung ương và ngoại biên đã biến hóa, chức năng phân tích, tổng hợp cả vỏ não đã hoàn thiện, số lượng các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh Do đó, trẻ có thể nói được những câu dài, có biểu hiện ham học, có ấn tượng sâu sắc đối với những người xung quanh Đây là những điều kiện cần thiết để cho trẻ có thể nhận biết, tiếp thu được những kiến thức xung quanh, học hỏi được hệ thống ngôn ngữ, cách nói, cách diễn đạt của những người xung quanh hoặc theo những câu chuyện văn học dành cho trẻ
1.2.2.3 Cơ sở ngôn ngữ
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non diễn ra với tốc độ nhanh Giai đoạn từ 0 - 5 tháng tuổi còn gọi là giai đoạn tiền ngôn ngữ của trẻ Khoảng 3 tháng tuổi, trẻ đã biết “hóng chuyện”, trẻ đã phát ra những chuỗi âm liên tục không rõ ràng Đến giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi trẻ phát âm bập bẹ, bi bô như
“bà bà, bố bố, măm măm…” Từ 12 - 18 tháng tuổi vốn từ của trẻ đã phát triển lên đến 20 - 30 từ Từ 19 - 21 tháng, số lượng từ tăng nhanh Đến 21 tháng, trẻ đạt tới 220 từ Giai đoạn 21 - 24 tháng, tốc độ chậm lại, chỉ đạt 234
từ vào tháng 24, sau đó lại tăng tốc: 30 tháng đạt 434 từ, 36 tháng đạt 486 từ Đến năm thứ 3, trẻ đã sử dụng được trên 500 từ, phần lớn là danh từ, động từ, tính từ và các loại từ khác rất ít Danh từ chỉ đồ chơi, đồ dùng quen thuộc, các
con vật gần gũi như: mèo, chó, gà… Động từ chỉ hoạt động gần gũi như: ăn,
ngủ, đi… Trẻ 4 tuổi có thể nắm được xấp xỉ 700 từ Ưu thế vẫn thuộc về danh
từ và động từ Hầu hết các loại từ đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ Từ 5 - 6 tuổi vốn từ của trẻ tăng bình quân đến 1.033 từ; tính từ và các loại từ khác đã chiếm một tỉ lệ cao hơn
Trang 1914
Khả năng sử dụng câu của trẻ cũng có những tiến bộ đáng kể Nếu như đầu năm trẻ chỉ nói được câu có 2 từ, ví dụ “bà bế” thì đến 3- 4 tuổi, trẻ đã nói được câu đầy đủ hơn, ví dụ như “ bà ơi bế con với, con ăn cơm rồi ạ…” Trẻ hay đặt các câu hỏi “tại sao?, đây là cái gì?, cái này dùng để làm gì?, ” 5 - 6 tuổi, trẻ có thể nói được những câu dài hơn, số lượng câu đơn, câu ghép trong lời nói của trẻ cũng tăng lên đáng kể Trẻ có thể diễn đạt được những điều mà trẻ mong muốn, cấu trúc câu cũng trở nên chính xác và hoàn thiện hơn Trẻ hứng thú với việc tham gia vào các hoạt động nghe và kể chuyện
1.2.2.4 Cơ sở giáo dục
Nhiệm vụ của giáo dục mầm non là giáo dục thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và lao động Các nhiệm vụ này được thực hiện khi tiến hành việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường mầm non Đề cập ở đây là nhiệm
vụ giáo dục trí tuệ cho trẻ thông qua hoạt động học Sự phát triển trí tuệ của trẻ có hiệu quả nhất diễn ra dưới tác động của dạy học và giáo dục Nó có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ hoạt động và sự phát triển sau này của trẻ Giáo viên cần thường xuyên tăng cường vốn tri thức cho trẻ, sắp xếp, giải thích và
hệ thống hóa các tri thức đó để giúp trẻ phát triển quá trình nhận thức
Cùng với sự phát triển nhận thức là quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ Việc nắm được ngôn ngữ tạo ra khả năng nắm tri thức một cách gián tiếp (thông qua kể chuyện, giải thích của giáo viên…) mà không phải chỉ bằng con đường tri giác trực tiếp các sự vật và hiện tượng Nhiệm vụ của trường mẫu giáo là phát triển ngôn ngữ cho trẻ; làm phong phú vốn từ, hình thành hệ thống ngữ pháp, biết đặt câu, diễn đạt câu, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, đúng đắn Việc tiếp thu tri thức cũng như phát triển ngôn ngữ chủ yếu qua hoạt động học Thông qua các hoạt động học, giáo viên tổ chức, điều khiển, đề ra mục đích, yêu cầu của giờ học, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học, áp dụng các nguyên tắc khi dạy học để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của
Trang 2015
trẻ Từ đó giúp trẻ dễ tiếp thu hệ thống tri thức, phát triển nhận thức, năng lực trí tuệ và rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng Đồng thời giúp trẻ phát triển được khả năng diễn đạt ngôn ngữ một cách rõ ràng, mạch lạc Đáp ứng được những điều trên sẽ góp phần đào tạo trẻ trở thành một con người phát triển toàn diện, vừa có tài, vừa có đức
1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Nội dung chương trình
Ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi, trẻ thích được tham gia vào hoạt động nghe và kể chuyện Từ những câu chuyện trẻ đã được nghe, trẻ sẽ ghi nhớ được và vận dụng vốn từ ngữ của mình để kể lại câu chuyện đó theo trí nhớ, sự sáng tạo của trẻ Để cho trẻ có thể dễ dàng tiếp thu và kể lại câu chuyện một cách trọn vẹn hơn thì cần chú ý một số điểm sau:
- Các tác phẩm dùng để kể lại:
Để việc dạy trẻ kể lại các câu chuyện một cách có kết quả, điều đầu tiên
là phải biết chọn lọc những câu chuyện để kể cho trẻ nghe Các câu chuyện dùng để kể cho trẻ nghe không nên quá dài, cần lưu ý tới đặc điểm về khả năng ghi nhớ và tập trung của trẻ Những câu chuyện phải phù hợp với trẻ về nội dung, phát triển ở trẻ những đặc tính cần thiết của nhân cách
Chủ đề của câu chuyện cần phải rõ ràng, các sự kiện trong chuyện diễn
ra theo một trình tự nhất định Từ ngữ cần phải gần gũi, dễ hiểu, chính xác Kết cấu ngữ pháp không phức tạp, hành văn phải sáng sủa, giàu hình ảnh Sau khi nghe, trẻ có thể kể lại và thể hiện được thái độ của mình đối với các sự kiện trong chuyện
Khi kể lại, trẻ có thể bỏ sót một vài khía cạnh, một vài tình tiết nhưng không làm mất tính lôgic của sự phát triển các sự kiện trong chuyện Có thể thay các từ của các tác giả bằng các từ nghĩa tương tự nhưng phải thể hiện rõ nghĩa của câu Ở trẻ mẫu giáo lớn có thể cho trẻ thay đổi cả câu nhưng cần đảm bảo nội dung tình tiết trong câu chuyện
Trang 2116
Một số câu chuyện để kể cho trẻ mẫu giáo lớn nghe như: “Quả bầu tiên”,
“Bài học đầu năm”, “Cái đuôi của Sóc Nâu”, “Cây rau của Thỏ Út”, “Ba anh em”, “Tích chu”, “ Chiếc áo mùa xuân”, “Chó Sói và Cừu non”, “Vì sao Thỏ cụt đuôi”, “Bê mẹ và Bê con”, “Giọt nước tí xíu”, “Sự tích mùa Xuân”,
- Yêu cầu đối với việc trẻ kể lại:
Đối với việc trẻ kể lại chuyện có những yêu cầu cơ bản sau:
+ Trẻ cần hiểu đầy đủ nội dung câu chuyện
+ Trẻ kể lại đầy đủ nội dung câu chuyện, có thể bỏ sót một vài khía cạnh, tình tiết nhưng không làm mất tính lôgic của các sự kiện trong chuyện + Các chi tiết phải được kể theo một trình tự nhất định
+ Sử dụng các từ của tác giả hoặc thay các từ ngữ của tác giả bằng các từ tương tự nhưng phải đạt
+ Trẻ có thể thay đổi câu nhưng phải đảm bảo tính mạch lạc, không sai lệch nội dung chuyện
+ Trẻ kể với nhịp điệu liên tục, không ngắt quãng quá lâu
+ Trong lúc kể chuyện, trẻ phải thể hiện sự lịch thiệp, tự tin, bình tĩnh, nói rõ ràng, hướng về phía các bạn
Những yêu cầu trên có liên quan chặt chẽ với nhau, không thể bỏ qua một yêu cầu nào Như vậy, bằng vốn từ của mình, trẻ sẽ kể lại câu chuyện một cách chính xác, hấp dẫn, sáng tạo hơn
- Cơ cấu giờ học kể lại chuyện:
Chuyện dùng để trẻ nghe và kể lại cần phải dễ hiểu đối với trẻ
Hiểu được nội dung câu chuyện sẽ giúp trẻ nhớ lâu Nếu nội dung tác phẩm tương đối phức tạp so với sự nhận thức của trẻ thì có thể đọc cho trẻ nghe trước rồi 2 - 3 tiết sau mới yêu cầu kể lại Nếu là tác phẩm không phức tạp, trẻ dễ tiếp thu thì trên một tiết học có thể đọc cho trẻ nghe, sau đó phân tích và cho trẻ kể lại
Trang 2217
Đầu tiên, câu chuyện được đọc một cách tự nhiên để trẻ tiếp nhận một cách tự do Sau đó, để trẻ kể lại nhất thiết phải có đàm thoại về câu chuyện Trong khi đàm thoại, giáo viên cần nắm được tình hình trẻ hiểu câu chuyện đến mức độ nào, giải thích nội dung nếu thấy cần thiết; nhắc trẻ nhớ trình tự các sự kiện; khuyến khích để cho trẻ nói được nhiều; tạo điều kiện để trẻ biết
kể lại một cách diễn cảm Trong lúc đàm thoại có thể sử dụng một số phương pháp như đặt câu hỏi, giải thích, chỉ dẫn cách nói diễn cảm, sửa lỗi cho trẻ,…
có thể cho trẻ đồng thanh nhắc lại cách diễn đạt ý của tác giả để trong khi kể lại trẻ bắt chước sử dụng Giáo viên cần hướng dẫn trẻ diễn đạt ý một cách mạch lạc, diễn cảm; khuyến khích, động viên trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi đứng trước lớp kể lại chuyện
Trong 6 tháng cuối năm học, khi trẻ đã làm quen với môi trường lớp học, khi đã có nhiều tài liệu để kể chuyện, giáo viên có thể tiến hành giờ học tập nghe và kể lại những câu chuyện quen thuộc
1.3.2 Thực trạng của hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện
Theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay thì các trường mầm non chủ yếu dạy trẻ theo chương trình mầm non mới Đổi mới cả về hình thức và nội dung cho nên khi tổ chức các hoạt động dạy cần “ lấy trẻ làm trung tâm”
và giáo viên là người tạo cơ hội hướng dẫn gợi mở, tạo hứng thú cho trẻ Trường mầm non Cổ Loa - xã Cổ Loa - huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội cũng là một trường áp dụng phương thức dạy học theo chương trình đổi mới như vậy Qua quá trình thực tập trong thời gian 12 tuần ở trường, chúng tôi nhận thấy có một số điểm thuận lợi và khó khăn trong việc dạy trẻ kể lại chuyện như sau:
1.3.2.1 Thuận lợi
Nhà trường có tổng số 70 cán bộ, giáo viên, công nhân viên Trong đó có
50 giáo viên đều có trình độ chuyên môn trung cấp, cao đẳng, đại học sư
Trang 2318
phạm Giáo viên đều có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, luôn cố gắng không ngừng rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, sự sáng tạo trong giảng dạy, rèn luyện phẩm chất đạo đức và lối sống Giáo viên đều rất yêu nghề, yêu trẻ, nhiệt huyết với công việc Đối với hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện, giáo viên đã có phương pháp, sự sáng tạo trong giảng dạy Cô giáo kể chuyện diễn cảm, lưu loát, rõ ràng, mạch lạc
Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể giáo viên đã ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng như dạy trẻ nói đúng ngữ pháp
Về cơ sở vật chất nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị cho lớp học
để phục vụ cho việc giảng dạy như: máy tính, loa đài, mạng internet, các bộ tranh minh họa chuyện, trang phục đóng vai nhân vật trong chuyện,…
Đa số trẻ có hứng thú tham gia một cách chú ý, sôi nổi, tích cực vào hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện
1.3.2.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó vẫn còn một số khó khăn nhất định như sau: Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều Trong cùng một giờ học, cùng thời gian học, và phương pháp dạy trẻ kể lại chuyện nhưng có những sự khác biệt về nhận thức của trẻ Có những trẻ còn chưa tiếp nhận hết được những kiến thức, vấn đề mà giáo viên giảng dạy
Một số trẻ còn chưa chú ý nên chưa nắm bắt được nội dung của câu chuyện, bài học, những vấn đề giáo viên đưa ra và dạy trẻ Chính vì vậy khi
kể lại chuyện trẻ chưa kể được lưu loát, đúng theo thứ tự nội dung, diễn đạt còn lủng củng
Hoặc có những trẻ đã nắm bắt được nội dung câu chuyện nhưng còn gặp khó khăn trong cách diễn đạt nên câu văn của trẻ chưa trôi chảy, diễn đạt hay mắc lỗi
Trang 2419
Một số giáo viên còn hay sử dụng tiếng địa phương, phát âm từ vựng sai nên khi diễn đạt câu cũng hay bị mắc lỗi Trong các hoạt động giảng dạy nói chung và hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện nói riêng, giáo viên còn chưa chú ý tới việc tích hợp lồng ghép các hoạt động với nhau và chưa chú ý đến việc luyện cho trẻ nói đúng cấu trúc ngữ pháp trong câu
Tiểu kết chương 1
Căn cứ vào những cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề, chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng như việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp trong Tiếng Việt Qua thực tiễn, chúng ta thấy được những thuận lợi và những khó khăn vẫn còn tồn tại khi tiến hành các hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện Nhìn chung các trường mầm non hiện nay đã tiến hành đổi mới chương trình về cả nội dung và hình thức Các hoạt động học cũng được tiến hành đổi mới sáng tạo hơn Trường mầm non Cổ Loa cũng là một trường tiêu biểu cho việc đổi mới đó Nhà trường cũng chú ý và tạo điều kiện để có thể phát triển ngôn ngữ và khả năng diễn đạt cho trẻ Nhưng thực
tế do nhiều yếu tố tác động nên việc nói đúng cấu trúc câu nói chung và câu ghép chính phụ nói riêng của trẻ vẫn còn gặp nhiều khó khăn Từ đó nhận thấy được tình trạng trẻ nói những câu què, câu cụt, câu chưa trọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc thể hiện tác phẩm văn học bởi vì trẻ một phần nghèo nàn về vốn từ, không hiểu ý nghĩa của câu, không biết phải diễn đạt câu sao cho rõ ràng, mạch lạc Chính vì vậy cần phải có những biện pháp thích hợp áp dụng lồng ghép trong hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện để dạy trẻ nói đúng một số loại câu ghép chính phụ, giúp cho khả năng diễn đạt của trẻ tốt hơn, câu văn của trẻ trở nên gãy gọn, chính xác, lời
ăn tiếng nói của trẻ mang tính thẩm mĩ cao hơn
Trang 2520
CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN NÓI ĐÚNG MỘT SỐ LOẠI CÂU GHÉP CHÍNH PHỤ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
DẠY TRẺ KỂ LẠI CHUYỆN
2.1 Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ nói chưa đúng cấu trúc ngữ pháp
trong Tiếng Việt
2.1.1 Nguyên nhân chủ quan
Việc trẻ nói chưa đúng cấu trúc ngữ pháp trong Tiếng Việt có thể do một
số nguyên nhân chủ quan như sau:
- Trẻ mắc một số vấn đề về sinh lý:
+ Trẻ mắc các bệnh lý về hệ thần kinh, não bộ bị tổn thương gây nên hội chứng hạn chế năng lực biểu đạt ngôn ngữ, không có khả năng nói hoặc viết mặc dù có khả năng hiểu được ngôn ngữ Những khiếm khuyết về hệ thống thần kinh chiếm tới 50% nguyên nhân gây nên những hạn chế về ngôn ngữ ở trẻ
+ Trẻ bị khiếm thính: Khiếm thính là nguyên nhân phổ biến làm cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ Trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn khi không nghe thấy hoặc không nghe rõ nội dung giao tiếp một cách liền mạch, rõ ràng Vấn
đề khiếm thính tỷ lệ thuận với vấn đề chậm phát triển kĩ năng ngôn ngữ Khiếm thính có thể ảnh hưởng rõ nét tới mức độ phát triển ngôn ngữ
+ Cơ quan phát âm của trẻ bị khiếm khuyết hoặc mắc các dị tật gây khó khăn cho trẻ trong khi phát âm, nói câu hoàn chỉnh
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ dẫn đến sự nhận thức của trẻ gặp nhiều khó khăn hơn Trẻ có thể học hành chậm hơn, hay quên hơn và thường khó khăn trong việc quy ước hành vi của mình Đồng thời khả năng ứng dụng hay khái quát hóa khi gặp vấn đề mới mẻ cũng kém hơn Những trẻ có khiếm khuyết
về trí lực thông thường vẫn bi bô, bập bẹ suốt năm đầu đời và có thể nói được
Trang 26Đối với những trẻ gặp những khó khăn như trên cần có những biện pháp can thiệp kịp thời, đúng cách để trẻ có thể phát triển khả năng ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất
Ngoài ra còn một số nguyên nhân chủ quan như:
- Trẻ không tập trung, chú ý: Trong cuộc sống hằng ngày hoặc trong các tiết học trên lớp, trẻ không tập trung, bị phân tâm vào các vấn đề, sự kiện khác quanh trẻ Từ đó dẫn đến việc trẻ không hiểu, không tiếp thu được những từ vựng, dạng cấu trúc ngữ pháp mới Do vậy, trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt câu gây khó khăn trong việc trình bày một tác phẩm hay một ý kiến nào đó của trẻ
- Trẻ rụt rè: Do những nguyên nhân như ít được giao tiếp, chậm thích nghi, mặc cảm, được quá nuông chiều, do áp đặt, so sánh… khiến cho trẻ khoác lên mình tính rụt rè, nhút nhát Điều này làm cho trẻ cảm thấy tự ti, không dám nói ra những điều mình muốn nói, không tự tin khi đứng trước đám đông Chính vì vậy, khi phải đưa ra ý kiến của mình hoặc trình bày một vấn đề, một tác phẩm văn học trước mọi người, trẻ thường hay tỏ ra ngại ngùng, lúng túng; lời nói của trẻ bị ấp úng, ngắt quãng, cộc lốc, hay mắc nhiều lỗi sai
- Do thói quen trẻ hay dùng liên ngữ: Do thói quen nên khi nói, kể chuyện trẻ thường hay sử dụng các liên ngữ thay cho các từ cần dùng trong
Trang 2722
câu nói đó Để liên kết các vế câu, các câu với nhau trẻ thường hay sử dụng các liên ngữ như: Thế là, xong là, thế thì, thế rồi, sau đó…Việc sử dụng liên ngữ theo thói quen làm cho câu văn, đoạn văn của trẻ trở nên lủng củng, mắc lỗi diễn đạt
2.1.2 Nguyên nhân khách quan
Yếu tố môi trường xung quanh có tầm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nhân cách, nhận thức của trẻ Việc trẻ nói chưa đúng cấu trúc ngữ pháp trong
Tiếng Việt có thể do một số nguyên nhân khách quan như sau:
- Trẻ bị ảnh hưởng từ những người xung quanh: Vì trẻ học nói chủ yếu bằng cách bắt chước những người xung quanh Khi được giao tiếp với những người nói đúng, đầy đủ thành phần câu trẻ cũng sẽ học nói đúng như vậy Nhưng khi giao tiếp với những người nói thiếu thành phần câu, câu nói cộc lốc, trống không thì trẻ cũng sẽ học theo cách nói của người đó và khả năng bắt chước những điều không tốt thường nhanh hơn Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đối với trẻ nếu như trẻ sinh sống ở môi trường đó trong thời gian dài Do vậy trẻ thường hay mắc lỗi về cấu trúc câu khi nói
- Trẻ không có sự quan tâm của người lớn:
+ Gia đình là một môi trường vô cùng quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn đến trẻ Tuy nhiên, do cuộc sống cơm áo gạo tiền mà nhiều bậc phụ huynh chỉ chăm lo tới việc kiếm tiền trang trải cho cuộc sống của gia đình mà không có thời gian hoặc không chú ý tới những nhu cầu, những điều đáng lẽ ra trẻ phải được quan tâm, dạy dỗ Chính vì thế trẻ tự do giao tiếp, nói năng mà không có
ai sửa dạy khi trẻ bị mắc lỗi về từ vựng, ngữ pháp
+ Nhiều bậc phụ huynh phó mặc cho giáo viên trên lớp dạy dỗ con mình Nhưng khi đến lớp, trẻ lại không được bao quát hết, không được giáo viên chú ý sửa lỗi nên vẫn mắc các lỗi diễn đạt khi nói
+ Hoặc nhiều cha mẹ cũng quan tâm tới sự phát triển những kĩ năng mềm ở trẻ như cho trẻ đi học các môn năng khiếu: vẽ, đàn, hát, ngoại ngữ,
Trang 28+ Khi đến lớp, trẻ ít có cơ hội giao tiếp với bạn bè, giáo viên
Những nguyên nhân trên là những yếu tố tác động đến trẻ khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn hoặc ít có cơ hội để giao tiếp Khi giao tiếp, trẻ không được người lớn chú ý hướng dẫn, sửa sai cho trẻ Do đó, trẻ hay mắc các lỗi khi diễn đạt câu để bày tỏ ý kiến, trình bày một vấn đề hoặc một tác phẩm văn học Điều này làm cho việc nói đúng ngữ pháp nói chung và nói đúng câu ghép chính phụ nói riêng của trẻ gặp nhiều khó khăn
Thời gian trẻ sinh hoạt, học tập ở trên lớp cũng chiếm phần tương đương với thời gian ở nhà Vì thế, ngoài việc chú ý dạy dỗ của các bậc phụ huynh thì giáo viên cũng là người đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, dạy trẻ học nói đúng cấu trúc ngữ pháp thông qua các hoạt động ở trên lớp Và dưới đây là một số biện pháp giáo viên có thể áp dụng khi dạy trẻ mẫu giáo lớn nói đúng một số loại câu ghép chính phụ thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện
2.2 Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn nói đúng một số loại câu ghép chính phụ thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện
Ở trong trường mầm non hiện nay không có những giờ học riêng biệt để dạy trẻ nói đúng ngữ pháp Chính vì vậy, giáo viên cần phải kết hợp việc dạy ngữ pháp với dạy lời nói mạch lạc trong các giờ kể chuyện Đối với trẻ mẫu