TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIAO DUC TIEU HOC
kkwwwwkwkwkwwwwkk&
HOÀNG THỊ CHÀM
NÂNG CAO HIỆU QUÁ
GIAO DUC THAM Mi CHO TRE MAU GIAO LON TRUONG MAM NON HOA SEN - VINH YEN - VINH PHUC
THONG QUA HOAT DONG VE
KHOA LUAN TOT NGHIEP
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô giáo
trong khoa Giáo dục Tiểu học, các giáo viên trường Mầm non Hoa Sen, đặc
biệt là thầy giáo Vũ Long Giang - người đã hướng dẫn tận tỉnh và giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này
Do thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận là kết quả cỗ gắng của bản thân tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu tại trường Đại học Bên cạnh đó, tôi còn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học,
các thầy giáo bộ môn “Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình” và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Vũ Long Giang
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Mới số giải pháp nâng cao giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn trường Mâm non Hoa Sen — Vĩnh Yên —
Vĩnh Phúc thông qua hoạt động vẽ” không trùng lặp với bất kì một đề tài nào
khác và chưa được công bồ trên bất kì công trình nghiên cứu nào
Hà Nội, tháng 5 năm 2012 Sinh viên
Trang 5MỤC LỤC Phan 1: MO DAU 1 Lí do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mục đích nghiên cứu Đối tượng và khách thể nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu giả thuyết khoa học
phương pháp nghiên cứu Co WN Dn FW WN Cấu trúc khóa luận Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1 Một số vấn đề về giáo dục thấm mĩ và giáo dục thấm mĩ cho trẻ
mẫu giáo lớn
1.1.1 Khái niệm giáo dục thấm mĩ
1.1.2 Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn
1.2 Giáo dục thâm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ 1.2.1 Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo lớn
1.2.2 Một số vấn đề về hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn
1.2.3 Giáo dục thâm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ Chương 2: Tìm hiểu việc giáo dục thắm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường Mam non Hoa Sen — Vĩnh yên — Vĩnh Phúc thông qua hoạt động vẽ
2.1 Một số nét về khách thể nghiên cứu
Trang 62.2.1 Thực trạng nhận thức của các giáo viên về vai trò của việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ
2.2.2 Thực trạng về việc tố chức và thực hiện các phương pháp nhằm giáo dục thâm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ
2.2.3 Thực trạng việc phối hợp giáo viên — gia đình trẻ trong vấn đề giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động vẽ
Chương 3: Đề xuất của các giáo viên về việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ
mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ
3.1 Đề xuất của các giáo viên về việc giáo dục thâm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ
3.2 Nguyên nhân
3.3 Bước đầu đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao giáo dục thâm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ
Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 7PHẢNI MO DAU
1 Lí do chọn đề tài
Trẻ em chính là tương lai của đất nước vì vậy việc giáo dục, bồi dưỡng những thế hệ măng non trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước với đầy đủ nhân lực, trí lực để góp phần xây dựng đất nước là nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục và toàn thê xã hội
Trong đó, giáo dục mầm non là những viên gạch đầu tiên của hệ thống
giáo dục quốc dân Nhân cách của trẻ cũng được hình thành mạnh mẽ trong giai đoạn lứa tuổi này Vì vậy, giáo dục trẻ trong giai đoạn này vô cùng quan
trọng và cần được sự quan tâm của cả cộng đồng
Nhà giáo dục Xô Viết A S Makarenkô khẳng định: Những cơ sở căn bản của việc giáo dục trẻ được hình thành từ trước tuôi lên 5 Những điều dạy
cho trẻ trong thời kì đó chiếm tới 90% tiến trình giáo dục trẻ Về sau việc giáo dục con người vẫn tiếp tục nhưng lúc đó là lúc bắt đầu nếm quả, cùng những nụ hoa thơm đó được vun trồng trong 5 năm đầu
Trong báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho mọi người năm 2005, UNESCO đánh giá: “Những năm đâu của cuộc sống là giai đoạn chủ yếu của sự phát triển trí tuệ, nhân cách và hành vi” “Bằng chứng cho thấy rằng sự chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi trước tuổi học có liên quan đến việc phát
triển nhận thức và xã hội tốt hơn ”
Trong điều 21, 22, Luật Giáo dục (2005) đã xác định nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục mầm non “Giáo đục Mẫm non thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”, “Mục tiêu của giáo dục Mâẫm non là
giúp trẻ về thé chất, tỉnh than, tri tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tô đầu
Trang 8Như vậy, giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo
dục quốc dân Nó là nền móng ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em
Trẻ ở tuổi mẫu giáo lớn nhân cách bắt đầu được hình thành tuy chưa hoàn toàn định hình nhưng nó có cơ sở tương đối ồn định trong việc tiếp tục phát triển và hình thành nhân cách Các công trình nghiên cứu khẳng định: ở giai đoạn phát triển này “7ính hình tượng, tính dễ xúc cảm và tính đồng cảm đã tạo nên đặc trưng tâm lí ở tuổi mẫu giáo” (A V Daparojets) Lúc này trẻ đặc biệt dễ đàng tiếp nhận những ấn tượng từ phía bên ngoài mang tính hình
tượng và giàu màu sắc cảm xúc Đó là những cái đẹp trong thiên nhiên, trong
đời sống và trong nghệ thuật Một bông hoa tươi thắm, một cánh bướm sặc sỡ đều dễ gợi lên những rung động trong lòng đứa trẻ Đó chính là những cảm xúc thâm mĩ - những xúc cảm về cái đẹp Hơn nữa, tuổi mẫu giáo lớn là thời kì nhạy cảm với cái đẹp xung quanh, có thể coi đây là thời kì phát cảm của những xúc cảm, thắm mĩ - những xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với “cái đẹp” Tạo nên tinh thần khoan khoái khiến trẻ cảm thấy gắn bó thiết tha với con người và cảnh vật xung quanh, làm nảy nở ở các cháu lòng mong muốn làm những điều tốt lành để đem lại niềm vui đến cho mọi người Vì vậy, tuối mẫu giáo lớn là thời kì “hoàng kim” cho giáo dục
thấm mĩ và chính việc giáo dục thâm mĩ lại có khả năng kì diệu tạo ra hiệu quả to lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách đặc biệt là giáo dục đạo đức, giáo dục lòng nhân ái
Ở trẻ mẫu giáo lớn mặt thâm mĩ phát triển nhanh nhất Bởi đặc trưng
tâm lí của giai đoạn này được biểu hiện ở tính hình tượng, tính dễ xúc cảm và tính đồng cảm Hơn thế nữa, bản thân sự phát triển thấm mĩ dễ kéo theo sự
phát triển của các mặt khác như đạo đức, trí tuệ và ca thê chất Do vậy giáo
Trang 9việc cần được tiến hành một cách nghiêm túc Vì vậy, dé nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung và giáo dục thắm mĩ nói riêng cho trẻ mẫu giáo lớn thì việc tìm ra phương thức giáo dục thâm mĩ hiệu quả là vấn đề cần thiết, rất quan trọng và luôn được quan tâm chú ý một cách đặc biệt trong các trường mầm non hiện nay
Giáo dục thắm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn có thê theo nhiều con đường,
nhiều hoạt động và nhiều hình thức khác nhau Song con đường giáo dục
thấm mĩ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động vẽ được coi là con đường cơ
bản và hiệu quả cao Bởi hoạt động vẽ ở trường mầm non có vai trò to lớn
trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ về trí tuệ, đạo đức và đặc
biệt về mặt giáo dục thâm mĩ Qua hoạt động vẽ và làm quen với các tác
phẩm của hoạt động vẽ tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc, làm quen và tập tạo ra
cái đẹp để chúng nâng cao nhận thức giáo dục thẩm mĩ và vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày như ăn mặc sao cho đẹp, ở sao
cho gọn gàng ngăn nắp Từ đó trẻ có ý thức tôn trọng và bảo vệ cái đẹp
Hơn thế nữa, hoạt động vẽ là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo lớn, được tham gia vào tiết học vẽ là trẻ được tiếp xúc, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh làm cho chúng cảm thấy rất thích thú, say mê muốn tạo ra những cái đẹp, cái hay làm cho quá trình giáo dục có hiệu quả cả về trí tuệ,
đạo đức và đặc biệt là giáo dục thâm mĩ Như một nhà văn đã nói “Phải giáo
dục cho trẻ biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì nó là cơ sở ban đầu cho việc
hình thành nhân cách con người”
Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả giáo dục thâm mĩ cho trẻ mẫu giáo
lớn thông qua hoạt động vẽ được thực hiện như thế nào? Thực trạng ở một số
Trang 10Việc lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn trường Mầm non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc thông qua hoạt động vế” đê tìm hiểu sẽ giúp chúng ta nâng cao trình độ nhận thức Từ đó tìm ra những phương pháp, biện pháp hữu hiệu trong hoạt động này, phát huy tối đa tác động của nó đối với việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo
lớn Tất cả đều tạo ra cho trẻ một nền tảng vững chắc, thuận lợi cho sự phát
triển toàn diện ở trẻ
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục thâm mĩ là vấn đề được quan tâm và chú ý của toàn xã hội, ở mọi quốc gia dân tộc Cái đẹp luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, do vậy
đã có rất nhiều những quan điểm về cái đẹp của các nhà mĩ học có thể nói đến như Arixtôt - nhà Mĩ học Hy Lạp cổ đại cho rằng: Cái đẹp có các thuộc tính
như sự cân xứng, sự hài hòa, trật tụ, số lượng, chất lượng với Baumgacten
(Giáo sư người Đức) cho rằng: Cái hoàn mĩ là cơ sở của cái đẹp, sự hoàn mĩ
là nhận thức thuẫn túy bao gồm có li tính và ý chí, do đó sự hoàn mĩ là sự
thống nhất của chân - thiện - mĩ và nhiều quan điểm của các nhà mĩ học
khác
Bên cạnh đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: L.X Vugotxki (1896 - 1955), tri trởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhỉ NXB Phụ nữ, Hà Nội, 19835
C.Mac, Ănghen trong tuyển tập, TI, NXB Sự thật, Hà Nội (1980) đã
đưa ra quan điểm về cái đẹp: Cái đẹp không chỉ là thước đo hoạt động của con người mà là cái chuẩn để chỉ phẩm chất người
Krupkaia N.K về giáo dục Mẫu giáo XN 1975 - TR208§ “Cứ để các em
Trang 11nhận biết những cái xung quanh mà tìm ra lối thoái, phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo trong quá trình choi”
Các công trình nghiên cứu về tâm lí học khẳng định: “Tính hình tượng,
tính dễ xúc cảm và tính đồng cảm tạo nên đặc trưng của tuổi mẫu giáo” (A.V.Daparojets)
Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về thâm mĩ nói chung và việc giáo dục thâm mĩ cho trẻ mẫu giáo nói riêng như:
Thẩm mĩ học đại cương của tác giả Tào Văn Ân - Trường ĐH Cần Thơ Giáo dục cái đẹp cho trẻ thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội (1989) của tác
giả Nguyễn Ánh Tuyết
Và nhiều công trình nghiên cứu khác 3 Mục đích nghiên cứu
Giáo dục thâm mĩ là một nội dung không thể thiếu trong quá trình
chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non Nó có khả năng kì diệu tạo ra hiệu quả to
lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách Tìm hiểu đề tài này, nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ
mẫu giáo lớn, giúp trẻ hình thành những xúc cảm thấm mĩ - yêu thích cái đẹp;
tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc, khám phá cái đẹp; phát triển các chức
năng tâm lí như khả năng tri giác sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp Qua tìm hiểu đề tài này còn giúp giáo viên trau dồi những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ cho công tác giảng dạy sau này
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Giáo dục thâm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn
- Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả giáo dục thâm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn trường Mầm non Hoa Sen - vĩnh Yên - Vĩnh Phúc thông qua
Trang 125 Phạm vi nghiên cứu
Việc giáo dục thâm mĩ cho trẻ trong trường Mầm non có thê thực hiện
bằng nhiều con đường và ở nhiều mức độ khác nhau Nhưng do thời gian và điều kiện có hạn nên trong để tài này chúng tôi chỉ tìm hiểu và nghiên cứu việc nâng cao hiệu quả giáo dục thâm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn trường Mầm non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc thông qua hoạt động vẽ
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu các vấn đề lí luận về giáo dục thâm mĩ và hoạt động vẽ của
trẻ mẫu giáo lớn
Tìm hiểu thực trạng về giáo dục thấm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn trường Mầm non Hoa Sen - Vĩnh yên - Vĩnh Phúc và bước đầu đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao việc giáo dục thẩm mĩ trong hoạt động vẽ
7 Giả thuyết khoa học
Hoạt động vẽ là một hoạt động quan trọng trong nội dung giáo dục
mầm non Nó có tác dụng to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách
cho trẻ cả về trí tuệ, đạo đức và đặc biệt là về thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường Mầm non Hoa sen Nhận thức đúng ý nghĩa của hoạt động vẽ trong việc giáo dục trẻ, sẽ làm hiệu quả của giáo dục toàn diện nói chung và giáo
dục thâm mĩ nói riêng được nâng cao 8 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: thông qua những tài liệu về tâm lí học, giáo
dục học, mĩ thuật học, phương pháp hoạt động tạo hình
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: dự giờ và quan sát tiết học vẽ
+ Phương pháp điều tra: phiếu hỏi, trò chuyện
Trang 139 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị nội dung chính của khóa luận bao gồm:
Chương I: Cơ sở lí luận
Chương 2: Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn trường Mầm non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc thông qua hoạt động vẽ
Trang 14PHẢN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Một số vấn đề về giáo dục thẩm mĩ và giáo dục thắm mĩ cho tré mẫu giáo lớn
1.1.1 Khái niệm giáo dục thẩm mĩ
1.1.1.1 Khái niệm thẩm mĩ
Thắm mĩ là một phạm trù triết học nói về cái đẹp khách quan của tự nhiên, con người và xã hội
Nói đến thắm mĩ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp Cái dep
là cái hài hòa, sự cân đối cả trong đời sống vat chat va tinh than Cai đẹp là sự
kết hợp của các quan niệm cả khách quan lẫn chủ quan Đã có rất nhiều quan
điểm của các nhà Mĩ học về cái đẹp Arixtôt cho rằng, cái đẹp có thuộc tính
như: sự cân xứng, sự hài hòa, trật tự, số lượng còn Palaton lại coi cái đẹp là ý niệm chung được thâm nhập vào các hiện tượng cụ thể mà tạo thành vẻ đẹp, ông cho rằng cái đẹp có tính chất vĩnh cửu trong mọi thời gian, mọi địa điểm,
mọi ý nghĩa Với Baumgacten - giáo sư người Đức: cái hoàn mĩ là một cơ sở
của cái đẹp, sự hoàn mĩ là nhận thức thuần túy bao gồm có lí tính và ý chí, do đó sự hoàn mĩ là sự thống nhất của chân - thiện - mĩ Theo Mác: “Cái đẹp không chỉ là thước đo hoạt động của con người mà còn là cái chuẩn để chỉ
phẩm chất người” Mác viết “Súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo
giống loài nó, còn con người thì có thể áp dụng thước đo và thích dụng cho
mọi đối tượng, do đó con người cũng nhào nặn vật chất theo quy luật của cái
đẹp” (C.Mac Ănghen Tuyên tập, T1, NXB sự thật, Hà Nội 1980, trang 19) Như vậy, cái đẹp gắn bó với bản chất sáng tạo của con người gắn với
quá trình hoàn thiện, hoàn mĩ Hay cái đẹp là sự hài hòa, sự cân đối trong đời
Trang 151.1.1.2 Giáo dục thẩm mĩ
Giáo dục thâm mĩ là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển
toàn điện đối với trẻ và cần được tiễn hành ngay từ tuổi mẫu giáo
Theo quan điểm của Mĩ học Mac - Lenin, giáo dục thấm mĩ có thể hiểu
theo hai nghĩa:
Nghĩa hẹp: GDTM là quá trình giáo dục có tính trường quy về cái đẹp, giáo dục con người biết cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp
Nghĩa rộng: GDTM là quá trình giáo dục và tự giáo dục nhằm phát huy
mọi năng lực của con người theo quy luật của cái đẹp trong đó có việc bôi dưỡng nhận thức, thị hiểu thâm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của con người Xây dựng những tình cảm mạnh mẽ để con ngudi CÓ thê phân biệt rạch ròi giữa cái
đẹp - cái xấu, cái cao cả - cái thấp hèn
GDTM cho trẻ em với tư cách là một môn khoa học để giáo dục trẻ và đây được hiểu như một khái niệm rộng trong đó chủ yếu là giáo dục thái độ
thấm mĩ của trẻ đối với thiên nhiên, đời sống xã hội, lao động, sinh hoạt và nghệ thuật Nhiệm vụ của GDTM là hình thành ở trẻ các quan hệ thắm mĩ đối
với hiện thực, thúc đấy trẻ hoạt động sáng tạo theo quy luật của cái đẹp Một cách đơn giản cũng có thể hiểu được cái đẹp trong hiện thực, trong thiên
nhiên, trong lao động sinh hoạt, trong các mối quan hệ và hành vi của con người và trong nghệ thuật, phát triển các quan điểm thị hiếu, tình cảm, nhu cầu và năng lực xây dựng cái đẹp một cách tích cực và sáng tạo
Giáo dục thâm mĩ là một quá trình tác động có hệ thống và có mục đích
vào nhân cách của cá nhân nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái
đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên và trong đời sống xã hội
Giáo dục thấm mĩ trong trường Mầm non là quá trình giáo dục nhằm
Trang 16sống xã hội và trong nghệ thuật, phát triển năng lực cảm thụ đánh giá và sáng tạo cái đẹp
1.1.2 Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn
1.1.2.1 Ý nghĩa của giáo dục thắm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn
Giáo dục thâm mĩ là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển,
trẻ mẫu giáo là thời kì “hoàng kim” của giáo dục thâm mĩ Hầu hết trẻ thơ đều
có một tâm hồn nhạy cảm Đối với các em, thế giới xung quanh chứa đựng
bao điều mới lạ, hấp dẫn Trẻ thơ thường tỏ ra dễ xúc cảm đối với người và
cảnh vật xung quanh Tính hình tượng đang phát triển mạnh mẽ hầu như chỉ
phối mọi hoạt động tâm lí của trẻ Với các đặc điểm tâm lí như vậy mà năng
khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi thơ và tất nhiên việc giáo
dục thấm mĩ và nghệ thuật cần tiến hành ngay ở lứa tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng cho tương lai
Giáo dục thâm mĩ là một khái niệm rộng, trong đó chủ yếu là giáo dục
thái độ thấm mĩ đối với thiên nhiên, lao động, đời sống, sinh hoạt và nghệ
thuật Bởi vậy, thắm mĩ thuộc phạm trù quan hệ và đánh giá Khi có quan hệ
đến những đối tượng thâm mĩ, cá nhân bộc lộ thái độ của mình qua sự đánh
giá Thái độ trong tâm lí được lí giải như một mối liên hệ giữa con người với
hiện thực tất nhiên, thái độ phản ánh cả tập hợp, động cơ, tình cảm, ý thức
Thái độ thâm mĩ của trẻ đối với thế giới xung quanh là một hệ thống hoàn chỉnh của những mối liên hệ cá nhân, có chọn lọc của trẻ với những phẩm
chất mĩ học của xung quanh Thái độ thâm mĩ của trẻ bao gồm: phản ứng xúc cảm của trẻ đối với cái tuyệt vời, cái đẹp, những xúc cảm lành mạnh; hoạt
động sáng tạo của trẻ, nguyện vọng biến đối xung quanh vừa sức mình
Giáo dục nghệ thuật là một bộ phận quan trọng của giáo dục thâm mĩ
Tuy nhiên, việc nhận thức nghệ thuật rất đa dạng và độc đáo đến mức nó
Trang 17nó Giáo dục trẻ bằng các phương tiện nghệ thuật là đối tượng nghệ thuật, một
bộ phận của giáo dục thắm mĩ
Giáo dục thâm mĩ có mối liên hệ mật thiết với giáo dục đạo đức và giáo
dục trí tuệ Cảm xúc thầm mĩ không những được xây dựng trên cơ sở cảm thụ
cái đẹp mà còn trên cơ sở hiểu biết sâu sắc nội dung, tư tưởng của tác phẩm
nghệ thuật Những cảm xúc thâm mĩ có ảnh hưởng lớn đến bộ mặt đạo đức
của con người và làm cho tính cách của con người thêm cao thượng Cảm xúc thâm mĩ làm phong phú thêm cuộc sống của trẻ, góp phần giáo dục tính lạc quan yêu đời của các em, mối quan hệ của các em với cuộc sống và những
người xung quanh Giáo dục thâm mi lam cho sy tri giac duoc sac bén hon,
giúp cho việc hiểu cái đã tự giác được sâu sắc hơn và góp phần phát triển
năng lực nhận thức của con người
Giáo dục thẩm mĩ có liên hệ trực tiếp với giáo dục lao động và thể dục
Bản thân lao động được tổ chức tốt là phương tiện giáo dục thẩm mĩ
Với tất cả những ý nghĩa ở trên, giáo dục thấm mĩ là một bộ phận của
giáo dục XHCN, góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách phát
triển toàn điện GDTM cần được tiến hành ngay ở lứa tuổi mẫu giáo Các hiện
tượng nghệ thuật tác động vô cùng mạnh mẽ đến trẻ em Bởi vì, trẻ cảm thụ
nhờ tư đuy trực quan hình tượng, nhờ tính dé xúc cảm và nhờ mối quan hệ tích cực của trẻ mẫu giáo đối với hiện tượng xung quanh
Hình thành cơ sở của thị hiếu thâm mĩ thông qua việc tìm hiểu và tiếp xúc với các tác phẩm cô điển của thiếu nhỉ, với các tác phẩm âm nhạc, hội
họa Trẻ học cách nhận biết, yêu mến các tác phẩm chân chính
Dạy trẻ biết nhận ra và cảm thụ vẻ đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ
Trang 181.1.2.2 Nội dung gido duc tham mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn
Sự phát triển tri giác, tình cắm và khái niệm thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn
GDTM bắt đầu từ sự tri giác cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, cảm thụ cái đẹp,
hiểu cái đẹp theo cách người ta thường nói về nghệ thuật
Theo quan điểm của Mĩ học Mac - Lênin “Sự tri giác cái đẹp được
hiểu là quá trình cảm thụ cái đẹp mà kết quả nó là những rung cảm thắm mĩ, những tình cảm thắm mĩ”
Cơ sở của sự tri giác cái đẹp là nhận thức cảm tính cụ thể về mặt thâm
mĩ Nhìn và nghe là co sở đầy đủ về phương diện tâm lí, sinh lí đề tri giác cái
đẹp Từ “đẹp” sớm ổi vào cuộc sống của trẻ Trẻ say sưa lắng nghe bài hát, sớm bị lôi cuốn một cách vô thức vào những gì sống động, sặc sỡ, hấp dẫn Song, đó chưa phải là tỉnh cảm thâm mĩ mà chỉ là sự biểu hiện ra của hứng
thú nhận thức Cô giáo cần làm cho trẻ chú ý đến những sự vật hiện tượng của
tự nhiên, đến những hành vi của con người, dạy cho các em biết nhìn ra và phát triển được cái đẹp trong đời sống, trong thiên nhiên lao động, tròn hành vi và hành động của con người, dạy cho các em biết nhìn nhận về phương diện thắm mĩ đối với thế giới xung quanh
Tri giác thẩm mĩ bao giờ cũng có liên quan chặt chẽ với cảm xúc và
tình cảm thẩm mĩ Với trẻ em, đặc điểm của tình cảm thẩm mĩ là niềm vui vô
tư là cảm xúc tâm hồn trong sáng xuất hiện khi thấy cái đẹp Tình cảm thấm
mi gift vai tro rất to lớn trong việc đánh giá các sự vật hiện tượng khác nhau
trong việc rèn luyện thị hiếu thẩm mĩ sau nàycho trẻ
Giáo viên cũng có nhiệm vụ dẫn dắt trẻ đi tìm sự tri giác cái đẹp, cảm
xúc đối với nó đến chỗ hiểu và hình thành các khái niệm, các nhận xét và
Trang 19Phát triển các năng lực nghệ thuật sáng tạo của trẻ
Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh
động, cụ thể, gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm (từ điển tiếng Việt - NXB - KHXH 1994) Bởi vậy, giáo dục nghệ thuật cho
trẻ là một quá trình khó khăn và phức tạp
Đặc điểm sáng tạo của trẻ thể hiện ở chỗ: trong hoạt động trẻ thực hiện
một cách có chủ định, biết phối hợp các tri thức về ấn tượng của mình ở tính chân thực cao khi thê hiện tình cảm và tư tưởng Hơn nữa đặc điểm tâm lí
được thể hiện rất rõ ở tuôi mẫu giáo là sự bắt chước Đặc điểm này thể hiện
rất rõ trong hoạt động vui chơi của trẻ Trong trò chơi trẻ bắt chước những
hoạt động của người lớn, trẻ biết thể hiện bằng hình ảnh những ấn tượng lấy
trong thế giới xung quanh
Óc tưởng tượng sáng tạo của trẻ cũng được thể hiện ở chỗ các em thường kết hợp có ý thức các chủ đề khác nhau Các em lấy tư tưởng từ chuyện cổ tích hay những câu chuyện trong cuộc sống, phim ảnh, từ các vở diễn trên sân khấu các em phối hợp các tri thức, ấn tượng và thống nhất chúng trong một cái hoàn chỉnh Thường các em mô tả những cái có thé không có trong thực tế (trò chơi trên cung trăng, ước mơ bay lên những vì sao) song tính chân thực của trẻ trong trò chơi vẫn thé hiện rõ nhất
Tính sáng tạo cũng thể hiện trong các hình thức nghệ thuật khác: vẽ, nặn, ca hát, kế chuyện Trẻ thỏa mãn nhu cầu của mình trong việc thé hiện có hiệu quả, bằng hình tượng các ấn tượng của mình Chính ở đây bắt đầu nảy sinh ra chủ định sau đó tìm phương tiện thực hiện và trẻ biết phối hợp các ấn
tượng của mình thu được
Ở tuổi mẫu giáo đã có mầm mống của tính sáng tạo, chúng thể hiện ở
Trang 20hợp các tri thức, khái niệm của mình ở việc truyền đạt chân thực tư tưởng,
tình cảm, cảm xúc
Hình thành những cơ sở của thị hiểu thấm mĩ
Sự cảm thụ cái đẹp có liên hệ mật thiết đến năng lực đánh giá cái đẹp một cách đúng đắn Thị hiếu thẩm mĩ của con người luôn được biểu hiện ở sự
phán đoán đánh giá
Cần dạy cho trẻ phân biệt được cái đẹp với cái không đẹp, cái thô kệch
và cái xấu xí Giáo dục cho các em năng lực trình bày lí do tại sao lại thích bức tranh này, bài hát này, tại sao lại thấy đẹp, tại sao lại thấy không đẹp
Hình thành cơ sở của thị hiểu thâm mĩ thông qua việc tìm hiểu các tác
phẩm cô điền của thiếu nhi, tìm hiểu âm nhạc, hội họa Trẻ học cách nhận
biết, yêu mến các tác phẩm nghệ thuật chân chính
Dạy trẻ biết nhận ra và cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống xung quanh và
biết bảo vệ nó
Tóm lại, nghiên cứu các nhiệm vụ cơ bản của GDTM cho trẻ mẫu giáo
lớn cho thấy chúng có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách của trẻ,
đồng thời cũng thấy được quá trình GDTM rất phức tạp, nhiều hình, nhiều vẻ và đòi hỏi ở nhà giáo dục một vốn tri thức và kĩ năng văn hóa thâm mĩ nhất
định
1.2 Giáo dục thắm mĩ cho tré mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ 1.2.1 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn
1.2.1.1 Đặc điểm sinh lí
Ở trẻ mẫu giáo lớn, sự phát triển diễn ra chậm hơn so với giai đoạn
Trang 21Về hệ thần kinh, ở trẻ mẫu giáo lớn, cường độ và tính linh hoạt của các
quá trình thần kinh tăng lên rõ rệt Trẻ có thể tập trung chú ý vào một đối
tượng nhất định trong thời gian 15 - 20 phút Đồng thời, lứa tuổi này, vai trò
của hệ thống tín hiệu ngày càng tăng Tư duy bằng từ đã tăng lên, ngôn ngữ bên trong xuất hiện Chức năng khái quát hóa của từ đã có bước nhảy vọt gần
như ở người lớn, ở chỗ, sự khái quát hóa được thể hiện theo hoạt động với đồ
vật Vì thế tư duy bằng hành động vẫn giữ vai trò quan trọng trong hệ thần
kinh cấp cao của trẻ Ở lứa tuôi này, trẻ có thể đọc và học viết Ngoài ra, do
sự phát triển của hệ thần kinh, nên số lần ngủ trong ngày và thời gian ngủ của trẻ cũng giảm xuống, còn 11 giờ trong ngày
Về hệ vận động, trẻ mẫu giáo lớn có sự phối hợp vận động của nhiều nhóm cơ như ở người lớn Còn việc tiếp thu những thới quen vận động còn
phụ thuộc vào đặc điểm của từng cơ thể trẻ, nhất là sự luyện tập phù hợp
Về hệ tuần hoàn, thành phần máu của trẻ mẫu giáo lớn cũng tăng lên và
biến đổi về chất: Huyết sắc tố: 80 - 90%, hồng cầu 4,5 - 5 triệu đơn vị, bạch
cầu 7 - 10 nghìn, tiểu cầu 200 - 300 nghìn Ngoài ra, tần số co bóp của tim
cũng tăng lên từ 80 - 110 lần/phút
Về hệ hô hấp, nhịp thở của trẻ giảm dần, cơ quan phát âm của trẻ cũng phát triển và hoàn thiện làm cho ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển
1.2.1.2 Đặc điểm tâm lý
Trẻ mẫu giáo lớn đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt
Trang 22Phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp Vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn tích
lũy được khá phong phú, không chỉ về đanh từ mà cả về động từ, tính từ, liên
từ, không chỉ hiểu được từ ngữ mà trẻ còn nắm vững ngữ pháp một cách vững vàng đủ đề diễn đạt các mặt trong đời sống hàng ngày
Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc: Trẻ mẫu giáo lớn đã có khả năng nắm được ý nghĩa của các từ vựng thông dụng, phát âm đúng sự phát âm của
người lớn, biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đặc biệt là
nói đúng hệ thống ngữ pháp phức tạp bao gồm những quy luật ngôn ngữ tỉnh vi nhất về phương diện cú pháp và về phương diện tu từ, nói năng mạch lạc, thoải mái
Sự xác định ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâm lý
Tuổi mẫu giáo lớn, trẻ có biểu hiện ý chí tương đối lâu Trong sự phát triển
các hành động ý chí của trẻ có thể thấy được sự liên kết giữa ba mặt: Thứ nhất
là sự phát triển tính mục đích của hành động, thứ hai là sự xác lập quan hệ
giữa mục đích của hành động với động cơ, thứ ba là tăng vai trò điều chỉnh của ngôn ngữ trong việc thực hiện các hành động
Xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới - tư đuy trực quan sơ đồ và những yếu tố của kiêu tư duy logic Trẻ mẫu giáo lớn có khả năng hiểu một cách dễ dàng và nhanh chóng về cách biểu diễn sơ đồ và sử dụng có kết quả những sơ đồ đó để tìm hiểu sự vật Trong thời gian này, trẻ bắt đầu hiểu
rằng, có thể biểu thị một sự vật hay một hình tượng nào đó bằng từ ngữ hay
các kí hiệu khác nhau khi phải giải những bài toán tư duy độc lập
Trang 23Tiến vào bước ngoặt 6 tuổi Tuổi mẫu giáo lớn là thời kì trẻ dang phat
triển tiễn vào bước ngoặt 6 tuổi với sự biến đối của hoạt động chủ đạo Hoạt
động vui chơi vẫn giữ vai trò chủ đạo trong suốt thời kì mẫu giáo, nay những
yếu tố của hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh để tiến tới giữ vị trí chủ đạo ở giai đoạn sau bước ngoặt 6 tuổi Do đó, bước ngoặt 6 tuổi là một sự kiện quan
trọng khiến các nhà giáo dục cần phái quan tâm, một mặt là giúp trẻ hoàn
thiện những thành tựu phát triển tâm lý suốt thời kì mẫu giáo, mặt khác là tích
cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để làm quen dần với hoạt động học tập
và cuộc sống ở trường phô thông
Một mặt quan trọng của trình độ chuẩn bị sẵn sảng về mặt tâm lý cho
việc học tập là làm sao cho trình độ phát triển ý chí của trẻ đủ để có thê điều
chỉnh hành vi của mình tuân theo nội qui của nhà trường và thực hiện những yêu cầu của giáo viên hay của tập thể lớp đề ra, tự giác tuân theo qui định nơi công cộng
Tính chủ định của các hoạt động tâm lý cũng cần được tăng tiến để trẻ
có thể kiên trì theo đuổi các mục đích học tập, là tiếp nhận những tri thức
khoa học có hệ thống Những hoạt động trí tuệ như quan sát, ghi nhớ, tư duy cần phải đạt tới một mức độ nhất định để có thể lĩnh hội các tri thức khoa học một cách dễ dàng
Đứa trẻ bước vào trường học cần phải có một tri thức nhất định về thế
giới xung quanh, về giới hữu sinh, về con người và lao động của họ về nhiều
mặt của đời sống xã hội, về các chuẩn mực đạo đức hành vi Đặc biệt là khơi
dậy ở trẻ lòng ham hiểu biết, muốn khám phá những điều mới lạ của thế giới
tự nhiên và cuộc sống xã hội
Trình độ phát triển ngôn ngữ được coi là một điều kiện hết sức quan
trọng trong việc lĩnh hội các tri thức về khoa học tự nhiên cũng như khoa học
Trang 24mẹ đẻ được coi là yêu cầu nghiêm túc Trước khi đến trường, trẻ phải biết nói
năng mạch lạc khi giao tiếp với người xung quanh, biết sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện dé tu duy, dé giao tiếp
Cuối cùng, trình độ chuẩn bị sẵn sang về mặt tâm lý cho việc học tập ở
trường phổ thông bao gồm những phẩm chất của nhân cách giúp trẻ nhanh
chóng gia nhập vào tập thể lớp, tìm được vị trí của mình trong tập thể đó, có ý
thức trách nhiệm khi tham gia vào hoạt động chung Đó là những động cơ xã hội của hành vi, là cách ứng xử với người xung quanh, là kĩ năng xác lập và duy trì những mối quan hệ qua lại lẫn nhau với các bạn cùng lứa tuổi
1.2.2 Một số vấn đề về hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn
1.2.2.1 Khái niệm hoạt động vẽ ở trường mầm non
Hoạt động vẽ (cho lứa tuổi mầm non) là hoạt động tạo ra sản phẩm trên mặt phẳng giấy bằng các chất liệu khác nhau Ở hoạt động này trẻ phải quan sát đối tượng, nhận xét thông qua ước lượng bằng mắt về hình dáng, tỉ lệ và
diễn tả lại trên nền giấy bằng cảm nhận riêng của mình Vì thế bài vẽ của trẻ
chỉ điển tả được “hao hao” với mẫu thực, nhưng cần rõ đặc điểm và hồn
nhiên, trong sáng Màu sắc của bài vẽ thường tươi sáng, có thể là như thực
hoặc vẽ màu theo ý thích (không giống thực), nhưng cần có sự thay đổi về độ
đậm nhạt
Hoạt động vẽ bao gồm nhiều nội dung:
Vẽ mẫu (vẽ theo mẫu): trẻ nhìn mẫu có thực hoặc nhớ lại những gì đã
thấy và vẽ lại sao cho rõ đặc điểm Mẫu để cho trẻ vẽ là đồ vật (cái bát, cái lọ ); quả cây (quả táo, quả cam, xoài, bưởi ); con vật (con vật nhồi bông hoặc bằng nhựa )
Vẽ trang trí: trẻ quan sát hình minh họa hoặc đồ vật để tập vẽ nét, vẽ họa tiết; sắp xếp họa tiết theo cách nhắc lại, xen kẽ hoặc đối xứng và vẽ màu
Trang 25vuông, hình tròn) và trang trí ứng dụng (trang trí đường diềm ở khăn, áo, váy, trang trí cái khăn vuông, cái đĩa tròn, cái lọ hoa )
Vẽ tranh: trẻ tập vẽ tranh các thể loại đơn giản như: tranh tĩnh vật (lọ hoa, quả); tranh phong cảnh, tranh chân dung, tranh đẻ tài sinh hoạt và tranh các con vật quen thuộc Tranh vẽ rõ nội dung (có hình ảnh chính, phụ) và vẽ
mau tu do
1.2.2.2 Đặc điểm hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo lớn
Trẻ mẫu giáo lớn đã hình thành kiểu tư duy mới - trực quan sơ đồ giúp
trẻ hiểu được những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng Đây là một
bước ngoặt về sự phát triển tư duy của trẻ chuyền từ tính hình tượng sang tính trừu tượng Ở độ tuổi này, do sự phát triển về thê lực, cơ bắp và sự khéo léo của vận động, trẻ đã có khả năng sáng tạo nên các đường nét với tính chất khác nhau khá phức tạp Cùng với sự tăng lên ngày càng phong phú của kinh
nghiệm nhận thức, xúc cảm, tình cảm, trẻ bắt đầu nhận ra được sự hạn chế và vẻ hấp dẫn của các hình vẽ khái quát với những nét đơn điệu, sơ lược Đặc
biệt, trẻ ở độ tuổi này khá linh hoạt trong việc biến đối, phối hợp tính chất của
các đường nét và hình thê đề thể hiện hình vẽ độc đáo, rất riêng của mỗi hình
tượng, sự vật cụ thể Ở độ tuổi này, nhiều trẻ đã có vốn hiểu biết khá phong
phú về cảm giác màu sắc, đã có khả năng độc lập quan sát để thấy được vẻ
linh hoạt trong sự thay đổi màu sắc của các sự vật hiện tượng trong hiện thực
và làm quen trong quá trình tri giác với một số cách phối hợp màu sắc Tính tích cực quan sát, nhận thức chính là điều kiện giúp trẻ biết sử dụng màu sắc
một cách sinh động để thể hiện một cách sáng tạo nội dung vẽ, qua đó mà
Trang 26Cụ thể như sau:
Về sử dụng phương tiện vẽ:
Trẻ mẫu giáo lớn biết cầm bút, màu, chì gọn nhẹ, thoải mái hơn
Điều khiển các khớp ngón tay, cổ tay linh hoạt
Về nét vẽ, vẽ hình:
+ Trẻ vẽ nét theo ý muốn, định hướng được dài - ngắn, cao - thấp - vừa với bố cục cho phép
+ Nét vẽ không bị gò bó về kĩ thuật, mà đưa nét vẽ theo sự thích thú
Hình vẽ đã rõ đặc trưng của đối tượng, những hình ảnh phục vụ cho nội dung
xuất hiện ngày càng nhiều tạo cho bài vẽ rõ đề tài, phong phú và vui mắt
Tuy nhiên bài vẽ của một số trẻ ở lứa tuổi này còn có một số điểm cần
lưu ý như vẽ hình nhỏ và đều làm cho bài vẽ vụn, xếp hình nhiều bài vẽ trở
nên rối, sắp xếp hình vẽ như kẻ, liệt kê
Về vẽ màu:
Vẽ màu tươi sáng, đã chú ý đến độ đậm nhạt của màu gọn trong hình
Tuy nhiên, trẻ khi vẽ màu thường di nhiều lần làm cho lì, bóng lên, khó đẹp; còn yếu về màu bột và màu nước
Vẽ theo mẫu
- Về quan sát, nhận biết:
+ Trẻ mẫu giáo lớn đã có quan sát có chủ định hơn - quan sát có nhận
xét để hiểu biết về đối tượng, quan sát từ bao quát đến chỉ tiết, tìm ra đặc
điểm của vật mẫu: hình dáng, đường nét tiêu biểu và tí lệ bộ phận
- Tìm ra cách vẽ: từ hình hướng dẫn trẻ biết vẽ gì trước, vẽ gì sau - Hình vẽ: đã rõ đặc điểm
- Vẽ màu: vẽ theo cảm nhận riêng Ví dụ: mẫu là một bông hoa màu đó, một quả táo màu xanh nhưng trẻ có thể vẽ bông hoa màu hồng, quả táo
Trang 27Vẽ trang trí
- Trẻ ở lứa tuổi này biết được cách sắp xếp họa tiết trong các hình thé trang trí: đường diềm, hình vuông và một số đồ vật quen thuộc như khăn,
áo, mũ, bát
- Trẻ nhận ra cách sắp xếp họa tiết: nhắc lại, xen kẽ, đối xứng
- Trẻ vẽ được họa tiết theo mẫu hoặc tự vẽ vào các hình trang trí theo các cách: nhắc lại, xen kẽ
- Vẽ màu vào họa tiết và nền, có đậm có nhạt, màu ít ra ngoài hình
Vẽ tranh
- Trẻ biết được các loại tranh: phong cảnh, tĩnh vật
- Trẻ biết cách vẽ tranh, vẽ được các hình ảnh có các hình ảnh rõ nội dung
- VỀ màu sắc: vẽ màu theo cảm nhận riêng, vẽ màu kín mặt tranh, có đậm, có nhạt
1.2.3 Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ 1.2.3.1 Chức năng của giáo dục thấm mĩ trong hoạt động vẽ đối với trẻ mẫu giáo lớn
Khi phản ánh về cuộc sống, hoạt động vẽ có chức năng góp phần làm
thỏa mãn các nhu cầu về cái đẹp, trau dồi năng lực và thị hiếu thẩm mĩ cho
trẻ Hoạt động vẽ làm thỏa mãn những nhu cầu về cái đẹp bằng cách tạo cho trẻ những rung động sâu sắc về tình cảm: một bức tranh đẹp, hình ảnh ngộ nghĩnh, có màu sắc tươi sáng hấp dẫn trẻ, cái đẹp do chính bàn tay tự vẽ ra là
cái đẹp chân thực, là sản phẩm của chính bản thân trẻ, được tô điểm bằng
những màu sắc trẻ yêu thích và chính mắt trẻ nhìn thấy Nó có khả năng nuôi
Trang 28Hoạt động vẽ là một trong những nội dung giáo dục thâm mĩ nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, thông qua đó phát triển cảm giác, tri giác,
phát triển khả năng cảm thụ và sáng tạo, đồng thời vẽ còn là sự biểu lộ thái
độ, tình cảm yêu ghét của trẻ với thế giới xung quanh
Hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng là một hoạt
động nghệ thuật, tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển cám
giác, tr1 giác thâm mĩ: việc quan sát, tìm hiểu các sự vật hiện tượng giúp trẻ nhận ra đặc điểm thắm mi (hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỉ lệ, sự sắp xếp không gian, ) nhận ra nét độc đáo, tạo nên sức hấp dẫn của đối tượng miêu
tả
Các đặc điểm thâm mĩ phong phú và đa dạng của đối tượng miêu tả là những yếu tố kích thích sự xuất hiện của những rung động, những xúc cảm
thấm mĩ (cảm xúc về vẻ dep của hình, màu, nhịp điệu, ) Từ các xúc cảm
thâm mĩ hình thành nên những tình cảm thâm mĩ, thái độ thâm mĩ, giúp trẻ
biết thưởng thức cái đẹp từ thiên nhiên và từ các tác phẩm nghệ thuật
Quá trình thể hiện các sản phẩm vẽ là điều kiện thuận lợi cho trẻ vận
dụng tích cực vốn biểu tượng hình tượng đã tích lũy để phối hợp, xây dựng hình tượng mới làm cho các sản phẩm vẽ của trẻ ngày càng trở nên sinh động, đầy sức hấp dẫn và mang màu sắc nghệ thuật
Khác với mọi hoạt động khác trong trường mầm non, tham gia hoạt
động vẽ trẻ không chỉ được làm quen với cái đẹp trong đời sống mà cả trong nghệ thuật (qua tranh ảnh, các sản phẩm vẽ, ) Các sản phẩm vẽ phù hợp với lửa tuổi sẽ mở ra trước mắt trẻ sự phong phú sống động, vẻ rực rỡ của các
màu sắc, hình dang,
Su phan anh hién thuc va biéu 16 tinh cam qua cac phuong tién truyén
cảm đặc trưng cho loại hình nghệ thuật vật thể như đường nét, hình dạng, bố
Trang 29mĩ rất phù hợp với lứa tuối của trẻ em, trên cơ sở đó mà hình thành thị hiếu
thâm mĩ sau này
Đối với trẻ thế giới xung quanh thật mới mẻ và lí thú, trẻ luôn muốn
thông qua mọi phương tiện để biểu đạt những cảm xúc của mình Trong điều kiện khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện thì hội họa là phương tiện
để biểu đạt hiệu quả nhất, lí thú nhất, đặc biệt là trẻ ở gần tuôi đi học lớp một
Hơn thế nữa, tranh vẽ cũng là một phương pháp truyền đạt thông tin khá hiệu quả của trẻ
Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ đã tiếp thu một lượng tri thức đáng kế về thế giới xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy hoặc
do người lớn kể lại qua các câu chuyện, phim ảnh Từ đó thế giới biểu tượng của trẻ cũng phong phú dần lên và làm nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú
nhận thức, muốn khám phá những điều mới lạ Xuất phát từ đó trẻ bắt đầu quan tâm đến các kiểu đáng, cách trang trí, thiết kế, bỗng kết hợp lại với nhau
và được trẻ thể hiện qua tranh vẽ một cách tượng trưng Những nét vẽ nguệch
ngoạc, hồn nhiên, hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trình hình
thành khả năng cảm thụ cái đẹp và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ Từ
những nét vẽ, bức tranh đó chính là cảm xúc, tình cảm là ước mơ mà trẻ đã
thể hiện trên trang giấy
Lứa tuối mẫu giáo lớn là lứa tuôi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí tưởng tượng bay bồng, khả năng liên tưởng mạnh Vì vậy, đây là giai
đoạn tối ưu, là “mảnh đất” màu mỡ để gieo hành vi sáng tạo Mọi trẻ em đều tiềm ấn năng lực sáng tạo, sự sáng tạo của người lớn là tạo ra cái mới, cái độc
đáo, gắn với tính chủ đích, có tính bền vững và thường là kết quả của quá
Trang 30Thế giới trong mắt trẻ thơ là một thế giới sinh động, rực rỡ sắc màu và
được trẻ thể hiện những điều trẻ muốn nói qua những “tác phẩm nghệ thuật” mang dấu ấn của riêng mình Những gì trẻ miêu tả trong tranh vẽ thể hiện trí tưởng tượng vô cùng phong phú, đáng yêu và ngộ nghĩnh Màu sắc, đường nét mà trẻ vẽ nhiều khi phi lí, trái với thực tế nhưng lại vô cùng có lí khi nghe trẻ lí giải Ví dụ: trẻ vẽ những đường ngoằn ngoẻo sau con gà và bảo đó là con gà đi vệ sinh Chúng ta thường có thói quen dùng màu sắc thực tế để tô màu nhưng với trẻ màu sắc không nhất thiết là màu xanh tô lá cây, màu nâu tô cho mặt đất điều thú vị nhất khi khám phá các tác phẩm của trẻ là những điều diễn giải thú vị đằng sau những nét vẽ ngộ nghĩnh, ngây thơ
Trẻ 5 tuổi hình thành kiểu tư duy mới - trực quan sơ đồ giúp trẻ hiểu
được những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng Đây là một bước ngoặt trong sự phát triển tư duy của trẻ chuyền từ tính hình tượng sang tính trừu
tượng, ở tuổi này do sự phát triển về thể lực, cơ bắp và sự khéo léo của vận
động, trẻ đã có khả năng tạo nên các đường nét với tính chất khác nhau khá phức tạp Cùng với sự tăng lên ngày càng phong phú của các kinh nghiệm
nhận thức, các ấn tượng, xúc cảm, tình cảm, trẻ bắt đầu nhận ra được sự hạn
chế và vẻ hấp dẫn của các hình vẽ khái quát với những đường nét đơn điệu, sơ
lược Đặc biệt trẻ ở tuổi này khá linh hoạt trong việc biến đổi, phối hợp tính chất của đường nét và hình thể để thể hiện hình vẽ độc đáo, rất riêng của mỗi
hình tượng, sự vật cụ thê Ở tuổi này nhiều trẻ đã có vốn hiểu biết khá phong phú về cảm giác màu sắc, đã có khả năng độc lập quan sát để thấy được vẻ
linh hoạt trong sự thay đổi màu sắc của các sự vật hiện tượng trong hiện thực
và làm quen qua quá trình tri giác với một số cách phối hợp sử dụng màu sắc
Trang 31Như vậy, hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo là hoạt động trẻ sử dụng hệ
thống các biêu tượng mĩ thuật mang tính hình học không gian đa dạng đề thể
hiện những cảm xúc và tình cảm chính bản thân trẻ Cảm nhận mĩ thuật qua
tranh vẽ vừa là sự cám nhận về cái đẹp của các tác phẩm thông qua cảm giác và tri giác Đồng thời vừa là quá trình tiếp nhận vào bên trong của những cảm xúc phán đoán Vì vậy, tranh vẽ có giá trị giáo dục rất lớn đối với trẻ mẫu giáo
Trẻ em nói chung đều thích vẽ tranh mặc dù đó là những bức tranh vẽ theo cảm hứng, dẫu động tác còn vụng về nhưng trẻ vẫn muốn thể hiện “tài
năng” của mình Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích của
mình trong tranh vẽ Cha mẹ, cô giáo và cảnh vật xung quanh luôn là đối
tượng trẻ muốn thể hiện đầu tiên và là hình tượng nghệ thuật quan trọng, có tác dụng gợi mở khả năng hội họa của trẻ Bồi dưỡng năng lực hội họa cho trẻ
cần được bắt đầu khi trẻ còn nhỏ tuổi Người lớn cần hướng dẫn trẻ vẽ một
cách phù hợp, đúng với lứa tuổi kết hợp với rèn kĩ năng cơ bản để khai thác
và phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo cũng như năng lực bên trong của trẻ Những hoạt động vẽ tranh đối với trẻ vừa có giá trị giáo dục sâu sắc, vừa tích hợp được tất cả các lĩnh vực phát triển khác Vẽ tranh còn giúp trẻ có được những giây phút thư giãn, sáng tạo cũng như khả năng diễn đạt của trẻ
Thông qua hoạt động vẽ, trẻ dần dần nhận ra vẻ đẹp của đối tượng về
hình dáng, đường nét, cấu trúc và màu sắc, bồi dưỡng cho trẻ thị hiểu thắm mĩ lành mạnh
Đối với trẻ mẫu giáo lớn, giáo dục đạo đức cần phái gắn chặt với giáo
dục thắm mĩ Giáo dục trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp trong xã hội, trong tự
nhiên đồng thời phải giáo dục trẻ biết trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên
Trang 32mạnh, những màu sắc gắn liền với cuộc sống, VỚI nếp sinh hoạt của chính bản
thân trẻ
Dưới bàn tay của các họa sĩ cũng như từ những tác phẩm mà trẻ vẽ ra dem lại cho trẻ cái mới mẻ, trẻ nhìn thấy màu sắc đẹp đẽ trong tác phâm nghệ thuật, thấy cây cối, chim muông, dòng suối, màu sắc của bốn mùa
Bên cạnh đem lại những xúc cảm thắm mĩ cho trẻ, thông qua mỗi tiết
học vẽ luôn nhắc nhở trẻ phải biết bảo vệ thiên nhiên, biết chăm sóc các con
vật, biết bảo vệ và giữ gìn chính những sản phẩm mà trẻ đã tạo ra
1.2.3.2 Ý nghĩa của hoạt động vẽ đối với việc giáo dục thấm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn
Hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng lấy giáo dục thâm mĩ làm mục đích Như vậy, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nói
chung là giáo dục toàn diện đó là phát triển cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thâm mĩ và lao động Vì thế, trong chương trình các cấp học đều có nội dung giáo dục thắm mĩ Giáo dục thẩm mĩ thông qua các môn học, trong đó có các
môn nghệ thuật như: văn học, mĩ thuật, âm nhạc, kịch Ở trường mam non,
nhất là lứa tuổi mẫu giáo lớn, chương trình hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng chiếm khá nhiều thời lượng Hoạt động vẽ hướng đến
giáo dục thâm mĩ cho trẻ tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc, làm quen và tập tạo ra
Trang 33CHƯƠNG 2
GIÁO DỤC THÁM MĨ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
TRƯỜNG MÀM NON HOA SEN - VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VẼ 2.1 Một số nét về khách thể nghiên cứu
Trong thời gian thực tập cũng như thực tế tại trường Mam non Hoa Sen
- Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, tôi đã được tiếp xúc và trò chuyện với những giáo viên và trẻ trong trường, đặc biệt là các giáo viên giảng dạy ở các lớp mẫu
giáo lớn Do Vĩnh Yên là một thành phố lớn, đang trên đà phát triển nên việc
chăm sóc giáo dục cho thế hệ trẻ - nhất là các em ở lứa tuổi mầm non ngày
càng được quan tâm nhiều hơn, phần lớn các giáo viên ở đây đều được đảo
tạo qua trường lớp và giảng dạy nhiều năm nên có trình độ và nhiều kinh nghiệm Tuy nhiên, trình độ nhận thức của các giáo viên về việc giáo dục
thâm mĩ cho trẻ thông qua môn học tạo hình nói chung và hoạt động vẽ còn
có sự chênh lệch, sự khác biệt và hạn chế Qua tìm hiểu thực tế tôi thấy rằng,
hầu hết các giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục thâm mĩ thông qua môn học tạo hình đặc biệt là hoạt động vẽ Tuy nhiên,
việc vận dụng các phương pháp, hình thức giảng dạy của các giáo viên còn
nhiều hạn chế, các giáo viên vẫn chưa thể hiện được sự sáng tạo của mình
trong giảng dạy các tiết học này, chưa có sự kết hợp nhiều hình thức và các phương pháp giảng dạy với nhau hoặc giảng dạy một cách máy móc, theo khuôn mẫu, nên quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phâm, cô chưa chú ý dạy kĩ năng vẽ cho trẻ, chưa biết vận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc Do vậy, có nhiều trẻ vẫn còn yếu về kĩ năng tạo hình nhất là hoạt động vẽ (kĩ năng cầm bút, tô màu, tạo đường nét ), khả năng độc lập sáng
Trang 34được tiếp xúc với những cái đẹp trong giao tiếp với cô giáo, với bạn bè, tiếp xúc với cái đẹp trong thiên nhiên, trong môi trường xung quanh trẻ Đó là thuận lợi để các giáo viên giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Tuy nhiên, một số giáo
viên còn chưa phát huy được thuận lợi đó để giáo dục cái đẹp cho trẻ
Những vấn đề nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục thắm mĩ
cho trẻ thông qua hoạt động vẽ Và để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng đó, tôi đã
tiến hành điều tra, trưng cầu ý kiến của các giáo viên và đã thu được kết quả
nhất định
2.2 Thực trạng về việc giáo dục thắm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn trường Mầm non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc thông qua hoạt động vẽ
Để tìm hiểu việc giáo dục thâm mĩ thông qua hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường Mầm non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc Chúng tôi đã sử dụng điều tra bằng phiếu Anket, có kết hợp với phương pháp trò chuyện, phương pháp quan sát các tiết học tạo hình và phương pháp thống kê trong trường Mầm non Hoa Sen
Đối tượng điều tra: Các giáo viên giảng dạy ở các lớp mẫu giáo đặc biệt là ở các lớp mẫu giáo lớn
Thời gian tiến hành: Từ ngày 25/2/2012 - 20/3/2012 Tổng số phiếu phát ra là 30 phiếu
Tổng số phiếu thu lại là 30 phiếu
Yêu cầu các giáo viên trả lời theo những nội dung chính như sau:
e Nhận thức của giáo viên về việc giáo dục thẩm mĩ trong hoạt động
này
e Khả năng thực hiện của các giáo viên Mam non trường Hoa Sen -
Trang 35e Một số đề xuất để nâng cao hiệu quả giáo dục thâm mĩ thông qua
hoạt động vẽ
2.2.1 Thực trạng nhận thức của các giáo viên trường Mầm non Hoa Sen
- Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc về vai trò của việc giáo dục thấm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ
Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này, tôi đã sử dụng câu hỏi sau:
“Các cô có suy nghĩ gì về vai trò của việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ 2”
Theo kết quả điều tra cho thấy, 100% giáo viên đã nhận thức được tầm
quan trọng của hoạt động vẽ giáo lớn đối với việc giáo dục thâm mĩ cho trẻ
mẫu giáo lớn
Các cô đều cho rằng:
Giáo dục thắm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ là vô cùng quan trọng, không dạy chung chung mà phải cho trẻ thấy được cái đẹp của hình thể, màu sắc Tức là thông qua hoạt động này hình thành và phát triển dần ở trẻ những xúc cảm, tình cảm thâm mĩ, yêu thích cái đẹp, quý mến cái đẹp và có nhu cầu về cái đẹp Ở trường Mầm non, hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng chiếm khá nhiều thời lượng Hoạt động này hướng tới giáo dục thẩm mĩ cho trẻ - tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc, làm quen
và tập tạo ra cái đẹp để chúng nâng cao nhận thức thẩm mĩ và vận dụng
những hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống Từ đó khơi dậy ở trẻ sự hứng thú
với hoạt động nghệ thuật và khả năng sáng tạo nghệ thuật Vì vậy, GDTM cho
Trang 362.2.2 Thực trạng về việc tổ chức và thực hiện các phương pháp nhằm giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn trường Mầm non Hoa Sen — Vĩnh Yên —- Vĩnh Phúc thông qua hoạt động vẽ
Để tìm hiểu thực trạng về vấn đề này tôi đã sử dụng các câu hỏi sau: Trong các tiết học vẽ, theo các cô thì phương pháp nào được sử dụng có hiệu quả cao đề giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn Vì sao?
a Nhém Phương pháp thông tin tiếp nhận b Nhóm phương pháp thực hành — ôn luyện c Phương pháp tìm tòi sáng tạo
d Các biện pháp vui chơi - Lí do chọn những phương pháp do:
1 Phù hợp tư duy, trí tưởng tượng, đặc điểm tâm lỉ của trẻ mẫu giáo lớn 2 Khơi dậy được nhu cầu tìm hiểu, khám phá cái đẹp của trẻ mẫu giáo lớn 3 Giúp trẻ hiểu sơ về các khái niệm, cái đẹp trong cuộc sống
4 Các lí do khác
Kết quả thu được như sau:
Bảng 2: Thực trạng sử dụng các phương pháp trong giáo dục thấm mĩ Phương pháp Số lượng % Nhóm phương pháp , 15 50%
théng tin — tiép nhan
Trang 37Từ bảng điều tra trên cho thấy mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng Các giáo viên đều đánh giá cao hiệu quả của nó mang lại
Với trường Mầm non Hoa Sen, hầu hết các giáo viên đã sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp nên tỉ lệ chênh lệch nhau về hiệu quả của các phương pháp thu được ở trên là thấp Có 23 phiếu chiếm 77% chọn phương pháp tìm
tòi — sáng tạo, là phương pháp tô chức tìm kiếm, khám phá, bồi dưỡng các
kinh nghiệm trong hoạt động sáng tạo; 50% chọn phương pháp thông tin — tiếp nhận đề cung cấp cho trẻ những ấn tượng sơ đăng về tự nhiên, khoa học, xã hội về các phương thức hoạt động (các kĩ năng vẽ) đồng thời hình thành
ở trẻ những xúc cảm và tình cảm thấm mi Đây là phương pháp tạo điều kiện phát triển ở trẻ tri giác thâm mĩ, giúp trẻ hiểu biết về nội dung miêu tả và
phương thức của hoạt động vẽ ; còn 47% lựa chọn phương pháp thực hành ôn luyện đề tổ chức hoạt động vẽ đề tạo ra sản phẩm, giúp trẻ bồi dưỡng các
kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, các kinh nghiệm biểu cảm và 30% lựa chọn
phương pháp các biệ pháp vui chơi Đây là biệ pháp phù hợp với lứa tuôi mầm non Như vậy, hầu hết các giáo viên trường Mầm non Hoa Sen đã biết sử dụng và kết hợp các phương pháp đó với nhau, điều này cho thấy rằng đa số các giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc kết hợp các phương pháp đó với nhau để nâng cao hiệu quả giáo dục thâm mĩ cho trẻ
Trang 38se Hoạt động vui chơi
Kết quả thu được như sau: Bảng 3: Thực trạng sứ dụng các hình thức tổ chức trong hoạt động vẽ Hình thức a b c d e f g SL| % |SL| % |SL| % |SL| % |SL| % |SL| % SL % 17 | 57% | 20 | 67% | 13 | 43% | 21 | 70% | 5 |17%| 6 |20%| 5 17%
Có đến 70% giáo viên sử dụng hình thức tô chức hoạt động theo cá nhân Hình thức tổ chức này thường được các cô sử dụng thường xuyên, trẻ tự khám phá và đưa ra ý tưởng của riêng mình, tạo cho trẻ khả năng độc lập và sáng tạo riêng, trẻ vẽ những gì trẻ đã được trải nghiệm, thế giới xung quanh sẽ được trẻ tái hiện lại trong những tác phẩm của trẻ Có 67% giáo viên sử dụng hình thức tơ chức ngồi trời giúp trẻ thay déi không khí học tập, tạo cảm xúc mới lạ, gây hứng thú cho trẻ, củng cố bổ sung làm phong phú kiến thức, góp phần giáo dục, hình thành thế giới quan cho trẻ, dạy học ngoài trời là hình thức hiệu quá để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Qua việc tìm hiểu thế giới bên
ngoài trẻ được tiếp xúc với cái đẹp nhiều hơn, tạo cảm xúc mới lạ cho trẻ
57% cho hình thức tô chức trong lớp học là hình thức nhằm cung cấp, củng cô kiến thức và kĩ năng vẽ, nếu chỉ sử dụng hình thức này, thì trẻ chỉ tiếp thu được những kiến thức một cách khuôn mẫu, trẻ làm bài lặp đi lặp lại sẽ chán, không phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ Nếu có thể kết hợp hai hình thức tô chức trong lớp học và ngoài trời thì đây là một phương án tối ưu và hiệu quả đối với việc giáo dục thâm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động vẽ Vì
Vậy, việc kết hợp các hình thức này sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau làm cho việc
giáo dục thấm mĩ đạt hiệu quả cao Hình thức tổ chức này sẽ gây được sự chú ý, hào hứng và sáng tạo ở trẻ Có 43% giáo viên sử dụng hình thức tổ chức
theo nhóm, đây là một hình thức rất hay, rèn cho trẻ khả năng hoạt động
Trang 39chung, cùng đưa ra ý kiến và tô điểm thêm cho tác phẩm của mình thêm nồi
bật và hoàn thiện Hình thức tổ chức dưới dạng lễ hội và hoạt động vui chơi được các giáo viên sử dụng rất ít chỉ có 17%, do điều kiện tô chức và không gian bó hẹp nên việc tổ chức hai hình thức hoạt động này còn khó khăn và hạn chế 20% sự lựa chọn cho hình thức tổ chức cuộc thi, đây là một hình thức khá sáng tạo và chiếm được “cảm tình” đối với trẻ, phát triển được khả năng tìm tòi, sáng tạo cũng như tìm kiếm được những tài năng nghệ thuật trẻ
Tuy nhiên, hình thức này lại được các giáo viên sử dụng ít Điều này cho
thấy, việc sử dụng các hình thức dạy học của một số giáo viên còn hạn chế,
chưa phát huy được ý nghĩa của nó
Vì vậy, qua bảng kết quả trên có thể thấy đa số giáo viên của trường Mầm non Hoa Sen đều nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục thâm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động vẽ theo nhiều hình thức tổ chức, để giúp trẻ lĩnh hội cái đẹp trong cuộc sống, trong thiên nhiên hơn Từ đó, nâng cao hiệu quả thẩm mĩ trong việc giáo dục thâm mĩ thông qua hoạt động vẽ Tuy
nhiên, vẫn còn một số giáo viên chưa phát huy được việc sử dụng các hình
thức tổ chức hoạt động một cách đa đạng và thường xuyên thay đối, mà chỉ lựa chọn một hình thức giảng dạy cho trẻ Đó là mặt hạn chế của các giáo viên mầm non Hoa Sen nói riêng và của giáo viên mầm non nói chung
Chúng tôi cũng đã tìm hiểu việc khuyến khích các hoạt động sáng tạo để kích thích trẻ tham gia vào hoạt động vẽ
Kết quả thu được như sau:
Trang 40Chú thích:
a Cần giúp trẻ tích lũy, làm giàu vốn hiểu biết, vốn biểu tượng phong
phú và xúc cảm, tình cảm về các sự vật, hiện tượng xung quanh b Cân tổ chức các hoạt động thực tiễn tạo ra sản phẩm vẽ
c Cân gợi ý, dan dat trẻ tìm kiếm, khám phá đưa ra sản phẩm vẽ với những đường nét mới lạ, những suy nghĩ của riêng mình
d Cần tổ chức và tạo mối quan hệ mật thiết giữa hoạt động vẽ với các hoạt động nghệ thuật khác như: Âm nhạc, thơ, văn học, sân khẩu
Từ kết quả điều tra trên, có 57% giáo viên lựa chọn phương án: cần gợi
ý, dẫn dắt trẻ tìm hiểu khám phá đưa ra sản phẩm vẽ với những đường nét
mới lạ, những suy nghĩ riêng mình, 47% giáo viên lựa chọn phương án: cần
giúp trẻ tích lũy, làm giàu vốn hiểu biết, vốn biểu tượng phong phú và xúc
cảm tỉnh cảm về các sự vật hiện tượng xung quanh Điều này cho thấy, đa số các giáo viên đều đã khuyến khích các hoạt động sáng tạo của trẻ để kích
thích quá trình hình thành ý định vẽ Tuy nhiên, các giáo viên chưa biết vận
dụng hết ý nghĩa của các hoạt động khác như: chỉ có 20% giáo viên lựa chọn phương án: cần tố chức hoạt động thực tiễn tạo ra sản phâm vẽ Đây là quá
trình mà trẻ được trải nghiệm lại những cảm xúc, ấn tượng “làm sống lại” các
biểu tượng, hình ảnh mà chúng nhớ được, chúng tưởng tượng ra Chính trong quá trình này ý định vẽ sẽ được trẻ nhận thức, bổ sung làm cho phong phú, hấp dẫn hơn Hoạt động sáng tạo này rất phù hợp với trẻ gây hứng thú và ấn tượng khi tham gia hoạt động vẽ nhưng các giáo viên lại sử dụng ít; 10% giáo viên lựa chọn phương án cần tổ chức và tạo mối quan hệ mật thiết giữa
hoạt động vẽ với các hoạt động nghệ thuật khác như: âm nhạc, thơ, sân
khấu Mối liên hệ này đặc biệt cần thiết để phát triển tính sáng tạo nghệ
thuật của trẻ, đồng thời giúp trẻ hình thành những biểu tượng hình tượng đậm