LỜI CAM ĐOANĐề tài: “Tổ chức một số hoạt động giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 tuổi ở trường Mầm non Hoa Sen –Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dưới
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
PHẠM THỊ ÁNH
TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THÓI QUENVỆ SINH THÂN THỂ CHO TRẺ
3 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA
SEN –VĨNH YÊN – VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chăm sóc vệ sinh trẻ em
Người hướng dẫn khoa học ThS Dương Thị Thanh Thảo
HÀ NỘI – 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khoá luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ củaThS Dương Thị Thanh Thảo Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng kínhtrọng và biết ơn sâu sắc tới cô
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, các cô giáo và cáccháu lớp 3 tuổi A1 Trường Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc đã tạođiều kiện cho tôitrong quá trình khảo sát và thực tập sư phạm
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Giáo dục Mầm non – TrườngĐHSP Hà Nội 2 cùng các thầy cô trong khoa; gia đình, bạn bè đã động viên,giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Người thực hiện
Phạm Thị Ánh
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: “Tổ chức một số hoạt động giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 tuổi ở trường Mầm non Hoa Sen –Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc” là kết quả
nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS Dương ThịThanh Thảo không trùng với kết quả nghiên cứu nào khác
Các số liệu, kết quả thu nhập được trong khóa luận là: Trung thực, rõ ràng,chính xác, chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứunào
Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Người thực hiện
Phạm Thị Ánh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1.Thói quen vệ sinh 4
1.2 Thói quen vệ sinh thân thể 5
1.3 Phương pháp và hình thức giáo dục thói quen vệ sinh thân thể 10
1.4 Đặc điểm của trẻ 3 tuổi 11
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THÓI QUEN VỆ SINH THÂN THỂ CỦA TRẺ 3 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 13
2.1 Mục đích đánh giá 13
2.2 Đối tượng đánh giá 2.3 Nội dung đánh giá 13
2.4 Phương pháp đánh giá 13
2.5 Kết quả 16
CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC GIÁO DỤC THÓI QUEN VỆ SINH THÂN THỂ CHO TRẺ 3 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 24
3.1 Đề xuất một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 tuổi ở trường mầm non 24
3.2 Tổ chức thực nghiệm ở trường mầm non 36
3.2.1 Mục đích thực nghiệm 36
3.2.2 Đối tượng thực nghiệm 36
3.2.3 Kết quả thực nghiệm 36
KẾT LUẬN 45
KIẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 5PHỤ LỤC 1
Trang 6hệ của con người với nhau Bởi vì, chính việc thực hiện các yêu cầu vệ sinh làthể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh.
Việc rèn luyện vệ sinh thân thể đặc biệt quan trọng đối với trẻ 3 tuổi Nó có ýnghĩa to lớn trong việc củng cố cho trẻ những kỹ năng đơn giản Từ đó, trẻ cóhiểu biết đúng đắn về sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh giúp cơ thể luôn sạch
sẽ, khoẻ mạnh, phát triển ở trẻ nhu cầu vệ sinh thân thể
Thực tế cho thấy, thói quen vệ sinh thân thể của trẻ chưa tốt, trẻ chưa tự mìnhlàm được những việc vệ sinh thân thể hay trẻ luôn ỉ lại vào người lớn Vì vậy,ngay từ nhỏ trẻ cần được uốn nắn trong từng thói quen vệ sinh để trẻ hiểu vàlàm đúng, làm nhanh và trở thành những thói quen vệ sinh trong cuộc sống và
sinh hoạt hằng ngày Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Tổ chức một số hoạt động giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 tuổi ở trường Mầm non Hoa Sen –Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc” nhằm nâng cao khả năng vệ sinh thân
thể cho trẻ, góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ
2 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài, đánh giá mức độ hình thànhthói quen vệ sinh thân thể cho trẻ để đưa ra một số biện pháp nhằm nâng caoviệc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 tuổi ở trường Mầm non
Trang 73 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Trẻ lớp 3 tuổi của trường Mầm non Hoa Sen – VĩnhYên – Vĩnh Phúc
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giáo dục vệ sinh thân thể cho trẻ
3 tuổi
4 Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp giáo dục vệ sinh thân thể đưa ra có hiệu quả thì sẽ nângcao chất lượng giáo dục và hình thành thói quen vệ sinh thân thể thân thể chotrẻ ở trường Mầm non
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận của việc hình thành thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ
3 tuổi
- Đánh giá về mức độ hình thành thói quen vệ sinh thân thể của trẻ 3 tuổi ởtrường Mầm non Hoa Sen
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục vệ sinh thân thể cho trẻ 3 tuổi
- Tổ chức thực nghiệm khoa học ở trường Mầm non
6 Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Tổ chức khảo sát, điều tra và tổ chức thựcnghiệm tại Trường Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên –Vĩnh Phúc
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Thói quen vệ sinh thân thể
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Chúng tôi nghiên cứu tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu để tìm hiểu cơ
sở lí luận của việc chăm sóc giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ 3 tuổi
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn (trò chuyện) đểtìm hiểu thực trạng của việc hình thành thói quen vệ sinh thân thể của trẻ
Trang 8- Phương pháp thực nghiệm khoa học nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu.
Trang 9CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Thói quen vệ sinh
1.1.1 Khái niệm
Thói quen vệ sinh thường để chỉ những hành động của cá nhân được diễn ratrong những điều kiện ổn định về thời gian, không gian và quan hệ xã hội nhấtđịnh Thói quen có nội dung tâm lý ổn định và thường gắn với nhu cầu cánhân
Khi đã trở thành thói quen, mọi hoạt động tâm lý trở nên cố định, cân bằng vàkhó loại bỏ[1]
1.1.2 Quá trình hình thành
Thói quen vệ sinh được hình thành từ kĩ xảo:
1.1.2.1 Quá trình hình thành kĩ xảo
Kĩ xảo được hình thành qua ba giai đoạn:
Giai đoạn I: Hiểu cách làm Trẻ cần hiểu mỗi hành động gồm những thao tácnào? Các thao tác đó diễn ra như thế nào? Và cách tiến hành mỗi thao tác đó
cụ thể
Giai đoạn II: Hình thành kĩ năng Trẻ cần biết vận dụng các tri thức đã biết đểtiến hành một hoạt động cụ thể nào đó Việc tiến hành các hoạt động ở giaiđoạn này đòi hỏi sự tập trung chú ý
Giai đoạn III: Hình thành kĩ xảo Trẻ cần biết biến các hành động có ý chíthành các hành động tự động hóa bằng cách tự luyện tập nhiều lần để giảm tớimức tối thiểu sự tham gia của ý thức vào hành động[1]
1.1.2.2 Điều kiện để kĩ xảo vệ sinh trở thành thói quen vệ sinh
- Trẻ phải được thực hiện các hành động vệ sinh trong cuộc sống hằng ngày
- Trong quá trình thực hiện, phải kiểm tra việc thực hiện của trẻ và dạy trẻ
tự kiểm tra mình
Trang 10- Sự gương mẫu của người lớn có ý nghĩa lớn đối với hiệu quả của việc hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ.
- Các biện pháp khen thưởng, trách phạt được sử dụng trong quá trình giáo dục phải phù hợp với đặc điểm nhận thức và tình cảm của trẻ
- Phải tạo ra các tình huống để củng cố thói quen của trẻ trong điều kiện mới
1.2 Thói quen vệ sinh thân thể
Việc giữ gìn vệ sinh thân thể không những nhằm chấp hành những yêu cầu vệsinh, mà còn nói lên mức độ quan hệ của con người với nhau Bởi vì, chínhviệc thực hiện các yêu cầu vệ sinh là thể hiện sự tôn trọng mọi người xungquanh
1.2.1 Thói quen rửa mặt
+ Xắn tay áo (nếu tay áo dài)
+ Rửa tay sạch trước khi rửa mặt
+ Vò khăn, vắt khô nước Nếu dùng chậu thì múc nước ra chậu, nhúng khănvào chậu nước, vò khăn và vắt khô nước
+ Rũ khăn, trải khăn lên hai lòng bàn tay, lau 2 mắt trước (rửa từ khóe mắt rađuôi mắt), di chuyển khăn, đảm bảo mặt luôn tiếp xúc với khăn sạch, lau sống
Trang 11mũi, di chuyển khăn, cứ như vậy lau miệng, cằm Gấp đôi khăn lau trán, từng bên má
+ Gấp đôi khăn lần nữa hoặc vò khăn lần hai, vắt khô nước, lau gáy, cổ, lậtmặt sau khăn ngoáy 2 lỗ tai, vành tai cuối cùng dùng 2 góc khăn ngoáy mũi.Chú ý luôn để da mặt tiếp xúc với khăn sạch; chiều hướng rửa từ trong rangoài và từ dưới lên trên
+ Vò khăn lần cuối, vắt kiệt nước, rũ thẳng và phơi lên giá
Sau mỗi lần rửa mặt nên thay nước khác, không để trẻ rửa chung một chậu và lau chung một khăn rửa mặt
1.2.2 Thói quen rửa tay
Trẻ cần nắm được:
- Tại sao phải rửa tay? (rửa tay sạch sẽ để mọi người yêu mến, tay thom tho,sạch sẽ, không bị bệnh Nếu tay bẩn sờ vào quần áo sẽ làm bẩn và xấuquần áo đẹp, đưa lên mắt có thể gây đau mắt, cho vào mồm có thể gây đabụng, )
- Khi nào thì cần rửa tay? Trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chơi, hoạtđộng, khi tay bẩn,
- Cách rửa tay: Lấy nước từ vòi nước hoặc múc nước ở trong xô, chậu, thùng,bể lấy nước nhẹ nhàng không làm bắn nước ra nhà
Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch Xoa xà phòng vào lòng bàn tay
Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón
tay của bàn tay kia và ngược lại
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên tay, mu bàn tay kia và ngược
lại
Bước 4: Dùng ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của
bàn tay kia và ngược lại
Trang 12Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay của tay kia
bằng cách xoay đi xoay lại và ngược lại
Bước 6: Xả nước cho tay sạch hết xà phòng và lau khô tay.
Hình 1.1 Các bước rửa tay bằng xà phòng
1.2.3 Thói quen đánh răng
Bước 1: Rửa sạch bàn chải, lấy kem đánh răng, lấy nước súc miệng (hướng
dẫn trẻ cách lấy kem, lấy nước)
Trang 13Bước 2: Đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với mặt răng, làm sạch mặt ngoài
củacác răng hàm trên theo hướng từ trên xuống dưới, hàm dướitheo hướng từdưới lên, đặc biệt chú ý tới vùng tiếp xúc giữa răng và nướu
Bước 3: Chải mặt trong của các răng hàm trên, hàm dưới cùng với động tác
như vậy theo hướng xoay tròn hoặc lên xuống
Bước 4: Chải mặt nhai, đưa bàn chải đi lại vuông góc với mặt răng.
Bước 5: Chải nhẹ nhàng lưỡi của trẻ.
Bước 6: Súc miệng thật kỹ, rửa sạch bàn chải, vẩy ráo nước và cất vào nơi
quy định
Hình 1.2 Hướng dẫn cách chải răng đúng cách
1.2.4 Thói quen chải tóc
Trang 14- Cách chải tóc: Dùng lược chải xuôi nhẹ từ đỉnh đầu xuống dưới chân tóccho hết đầu Sau đó, dùng lược rẽ ngôi đầu (có thể ngồi chéo hoặc ngôithẳng) hoặc chải hất từ trước ra sau Chải xuôi một lần nữa cho tóc mượt.Đối với các bạn nữ: Khi buộc tóc thì tay phải cầm lược, tay trái thu tóc vàolòng bàn tay, lần lượt chải đầu cho suôn và gọn tóc, khi nào thấy tóc đã gọn,
bỏ lược xuống lây dây buốc lồng vào sát chân bím tóc và buộc nhiều vòngđến khi thấy dây buộc tóc chặt lại Đối với tóc ngắn ngang vai thì nên cột 2bên cho đẹp (buộc tóc bổng, buộc tóc thấp, buộc tóc chéo, cao hoặc thấptùy sở thích và cột cho phù hợp)
1.2.5 Thói quen cắt móng tay
Trẻ cần nắm được:
- Tại sao cần phải cắt móng tay? (để tay luôn sạch sẽ, để không bị bệnh, đểđược mọi người yêu quý…)
- Khi nào thì cần phải cắt móng tay? (khi móng tay dài)
- Cách cắt móng tay? (Dụng cụ cắt cho bé, người lớn cắt cho bé, )
1.2.6 Thói quen mặc quần áo sạch sẽ
- Hướng dẫn trẻ phân biệt quần áo theo mùa, theo giới tính: quần áo bé trai,
bé gái Theo mùa: mùa hè, mùa đông thông qua tranh ảnh hoặc vật minh họa Dạy trẻ nhận biết mặt phải và mặt trái của quần áo
Dạy trẻ biết phân biệt quần áo khô và ẩm ướt, không mặc quần áo ướt
Hướng dẫn trẻ cách thay, mặc quần áo:
Trang 15+ Áo chui đầu: cổ áo chui qua đầu trước rồi đến mặc hai tay và cài cúc (nếucó).
+ Áo cài cúc: mặc lần lượt từng ống tay và cài cúc, bẻ cổ áo, kéo áo phẳngphiu, ngay ngắn
+ Hướng dẫn trẻ mặc quần: ngồi ghếhoặc giường để giữ thăng bằng, lần lượtmặc từng ống quần sau đó cài móc hoặc nút hoặc kéo dây
+ Cởi quần áo theo thứ tự từ cởi bỏ cúc, tháo từng ống tay, ống chân
1.3 Phương pháp và hình thức giáo dục thói quen vệ sinh thân thể
Việc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ được tiến hành thông qua cáchoạt động giáo dục và dạy học ở trường mầm non Bằng hoạt động giáo dụcphong phú như vui chơi, lao động, sinh hoạt hàng ngày, ăn ngủ, trẻ được rènluyện kĩ xảo, thói quen và phát triển những xúc cảm tốt của trẻ đối với quátrình thực hiện Bằng hoạt động dạy học, thông qua các tiết học làm quen vớimôi trường xung quanh, văn học, trẻ sẽ lĩnh hội được các biểu tượng đúng
về các quá trình vệ sinh, hiểu được ý nghĩa của nó,
Hai con đường thống nhất với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau nhưng nó cónhững ưu thế riêng đối với việc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ.Việc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ mầm non có thể tiến hànhthông qua các hình thức giáo dục sau[1]:
1.3.1 Hoạt động học tập
Việc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể không nên tiến hành trên một tiết họcriêng biệt mà liên hệ, lồng ghép, tích hợpvào các tiết học ở các mức độ khácnhau.Có thểsử dụng các phương pháp như kể chuyện, trình bày trực quan,giảng giải, nêu gương, tổ chức trò chơi, xử lý các tình huống, khen thưởng,giao nhiệm vụ,
1.3.2 Hoạt động vui chơi
Trang 16Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo và nó có vai trò quan trọngđối với việc hình thành nhân cách trẻ nói chung, giáo dục thói quen vệ sinhnói riêng Tham gia vào trò chơi là quá trình trẻ tiếp nhận tri thức một cách tựnhiên, không bị ép buộc Việc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể được lồngghép vào trong các trò chơi tuỳ thuộc vào chủ đề chơi và mức độ hình thànhthói quen vệ sinh của trẻ để xác định nội dung giáo dục thói quen vệ sinhtrong trò chơi của trẻ.
1.3.3 Tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày
Tổ chức chế độ sinh hoạt chính là tổ chức cuộc sống của trẻ và bằng chínhcuộc sống đó mà giáo dục trẻ em Nội dung giáo dục thói quen vệ sinh thânthể trong cuộc sống hàng ngày phụ thuộc vào nội dung hoạt động và sinh hoạtcủa trẻ Muốn xác định nội dung giáo dục cụ thể cần phân tích cuộc sống củatrẻ thành hệ thống các hoạt động, các mối quan hệ Từ đó, phân tích thànhviệc làm, các cách cư xử và các thao tác, cử chỉ, cho trẻ định hướng vào
“mẫu” cần giáo dục trẻ rồi tổ chức cho trẻ luyện tập, đưa nội dung giáo dụcthành yêu cầu của nếp sống hàng ngày
1.3.4 Phối hợp với gia đình
Việc giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ chỉ có thể đạt hiệu quả nếu có sự phốihợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường Trao đổi thường xuyên với gia đìnhnhằm nâng cao hiểu biết của phụ huynh, thống nhất yêu cầu, nội dung,phương pháp giáo dục, tạo ra các điều kiện giáo dục cần thiết ở trường và ởgia đình
1.4 Đặc điểm của trẻ 3 tuổi
Đặc điểm sinh lý: Ởđộ tuổi này, tốc độ phát triển về số lượng (chiều cao, cân
nặng) chậm hơn so với giai đoạn trước nhưng lại có sự thay đổi về chấtlượng: Hệ tiêu hóa phát triển nhanh (răng sữa mọc đủ, số lượng dịch tiêu hóatiết ra nhanh và tập trung hơn, trẻ có thể ăn các thức ăn cứng dần và đa dạng
Trang 17hơn), hệ cơ xương tiếp tục phát triển, hệ thần kinh và cơ quan cảm thụ pháttriển nhanh, sự phối hợp vận động được tăng cường, phạm vi giao tiếp mởrộng[4].
Đặc điểm tâm lý: Trẻ ở độ tuổi này muốn sờ, nếm, ngửi, nghe và thử nghiệm
tất cả mọi thứ xung quanh Trẻ thể hiện rõ ý thức ham học hỏi qua kinhnghiệm và thực hành Trẻ học từ các trò chơi, bận rộn trong việc phát triểncác kỹ năng, sử dụng ngôn ngữ và luôn cố gắng để kiểm soát được nội tâm.Trẻ muốn tự khẳng định bản thân khi tách khỏi cha mẹ, độc lập hơn các em
bé tuổi chập chững và đã có thể diễn đạt các nhu cầu của mình bằng ngôn ngữnên được học và chơi đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn[2]
Đặc điểm bệnh lý: Trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu
hoá do trẻ chưa có ý thức phòng bệnh và do phạm vi giao tiếp mở rộng
Do vậy, việc giáo dục để hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh thân thể là hếtsức cần thiết[1]
Trang 18CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THÓI QUEN VỆ SINH THÂN THỂ CỦA
TRẺ 3 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 2.1 Mục đích đánh giá
Xác định thực trạng về mức độ hình thành thói quen vệ sinh của trẻ Từ đó, đề
ra những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao mức độ hình thành cácthói quen này ở trẻ
2.2 Đối tượng đánh giá
Tôi tiến hành tại lớp 3 tuổi A1, Trường Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – VĩnhPhúc
Số lượng trẻ: 30 trẻ
2.3 Nội dung đánh giá
Việc đánh giá được tiến hành theo 6 nội dung: Thói quen rửa mặt, thói quenrửa tay, thói quen chải tóc, thói quen đánh răng, thói quen cắt móng tay, thóiquen mặc quần áo sạch sẽ
2.4 Phương pháp đánh giá
2.4.1 Các tiêu chí đánh giá thói quen vệ sinh thân thể
Theo Bloom, mục tiêu giáo dục con người thường được thực hiện trên balĩnh vực: nhận thức, kĩ năng, thái độ Do vậy, việc đánh giá kết quả giáo dụccũng phải quan tâm đến cả ba lĩnh vực này Nghĩa là, nhà giáo dục phải biếtdược những thay đổi về mặt nhận thức ở đối tượng giáo dục, họ có khả nănglàm được cái gì? Và thái độ nhìn nhận sự việc của họ ra sao? Khi đánh giáthói quen vệ sinh của trẻ cần phải tìm hiểu cả mức độ nhận thức và thực hiệncủa trẻ để có thể tìm ra những tác động giáo dục phù hợp với chúng Để cóthể thu thập thông tin một cách đầy đủ, có giá trị và đủ độ tin cậy, cần lựachọn các tiêu chí đánh giá Các tiêu chí được xây dựng phải bao quát đượcmọi khía cạnh của vấn đề cần được đánh giá, phải độc lập với nhau nhưng lạicho phép có thể kiểm tra nhiều tiêu chí cùng một lúc
Trang 19Các tiêu chí đánh giá sự nhận thức
- Trẻ có biết về hành động
- Biết rõ các yêu cầu đối với hành động đó
- Hiểu cách thể hiện
- Hiểu ý nghĩa của hành động
Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện
Bảng 2.1 Thang đáng giá thói quen vệ sinh của trẻ mầm non
thực hiện một cách tự 5cách thể hiện; hiểu ý giác; thể hiện thái độnghĩa của hành động đúng; thực hiện thành
tự giác thực hiện trongmột số tình huống quenthuộc; có thể hiện thái độđúng; thực hiện thương
4cách thể hiện; hiểu ý
nghĩa của hành độngtrong tình huống quen
Trang 20thuộc; có thể được ý đối thành thạonghĩa của hành động khi
được giáo viên gợi ý
Trẻ có biết về hành động;
biết rõ các yêu cầu đốivới hành động đó; hiểu
Trẻ thực hiện đúng cácyêu cầu của hành động;
tự giác thực hiện trong
3
Loại trung cách thể hiện; hiểu ý một số tình huống quen
bình nghĩa của hành động thuộc hoặc khi có mặt
trong tình huống quen của giáo viên; có cố gắngthuộc; chưa hiểu ý nghĩa thể hiện đúng thái độ;
của hành động thực hiện chưa thành
động, nhưng thể hiện thái
độ không đúng
Loại kém
Trẻ không biết các hànhđộng văn hóa vệ sinh
Không thực hiện hành
1động văn hóa vệ sinh
2.4.2 Cách tổ chức đánh giá thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ
Để đánh giá thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ, cần phối hợp sử dụng nhiềuphương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn trao đổi với trẻ, quan sát hành vicủa trẻ trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày, tạo tình huốnggiáo
Trang 21dục,… Đồng thời, kết hợp trao đổi với giáo viên và phụ huynh để biết thêmthông tin về trẻ Kết quả thu được sẽ được xử lí bằng phương pháp toánthống kê.
- Khảo sát sự nhận thức của trẻ: Người kiểm tra tạo tâm trạng thoải mái cho
trẻ dễ hòa vào công việc sắp thực hiện bằng những câu chào, hỏi thămtrẻ Khi trẻ thoải mái, sẵn sàng mới giới thiệu công việc: “Cô và cháu sẽ cùngtrò chuyện với nhau: cô sẽ hỏi cháu, cháu nghe và trả lời cô nhé!” Ngườikiểm tra đặt ra các câu hỏi để xác định trẻ biết gì về các thói quen vệ sinhthân thể
- Khảo sát việc thực hiện: Tiến hành bằng cách quan sát hoạt động và sinh
hoạt hằng ngày của trẻ tại trường mầm non Mỗi loại thói quen cần tạođiều kiện cho trẻ được thực hiện ít nhất 3 lần Nếu không có cơ hội quan sát
đủ số lần, người kiểm tra tạo tình hướng cho trẻ tự giải quyết Ngoài ra,kết quả khảo sát còn được xem xét thêm thông qua trao đổi với giáo viên vàphụ huynh[1]
2.5 Kết quả
2.5.1 Thói quen rửa mặt sau khảo sát
Qua khảo sát thực trạng về thói quen rửa mặt ở trẻ 3 tuổi, chúng tôi đã thuđược kết quả ở bảng 2.2:
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát về thói quen rửa mặt Mức
Trang 22còn khá chậm Trẻ mới chỉ bắt đầu làm quenvới thói quen rửa mặt một cách
Trang 23có chủ đích Chỉ một số ít trẻ biết cách rửa mặt, biết được rửa mặt vào nhữnglúc nào và rửa mặt để làm gì? (chiếm 6,7%) Một số trẻ biết cách rửa mặt(tuy chưa đầy đủ các bước và nhớ không theo thứ tự), biết rửa mặt sau khingủ dậy và ý nghĩa của việc rửa mặt khi có sự gợi ý của giáo viên) Còn đa sốtrẻ là có biết về việc rửa mặt nhưng chỉ biết là rửa mặt sau khi ngủ dậy buổisáng; cũng biết về cách rửa nhưng chưa đầy đủ các bước, chủ yếu là rửamắt, má và miệng còn bỏ qua các phần khác; trẻ chưa hiểu được tại saochúng phải rửa mặt? (50% số trẻ) Một số khác thì chỉ biết về việc rửa mặtnhưng không biết là mình rửa mặt những lúc nào? Không biết cách rửa nhưthế nào? Và tại sao lại phải rửa mặt? (chiếm 16,7%) Còn 1 vài em khôngbiết gì về thói quen này.
- Thực hiện: Qua thực tế quan sát việc rửa mặt hàng ngày của trẻ tại trường
và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp, với phụ huynh học sinh, tôi nhậnthấy: Đa số trẻ rửa mặt chưa thành thạo, chưa nhớ được các bước rửa mặt,mới bắt đầu làm quen với hành động nên kỹ năng chưa tốt; có trẻ tự giácrửa mặt trong một số tình huống quen thuộc nhưng có trẻ phải nhắcnhở của giáo viên, của bố mẹ (số trẻ này chiếm 50%) Một số khác cũng biếtrửa nhưng chỉ rửa qua cho xong khi được giáo viên nhắc nhở, thể hiện thái độkhông thích nhưng thích nghịch nước; đôi khi dùng tay lấy nước để rửa mặt(bắt chước bố làm ở nhà)
Qua nghiên cứu, trẻ ở độ tuổi này mới bước vào vào giai đoạn tự lập, mới bắtđầu học hỏi, làm quen với các hành động vệ sinh nên trẻ chưa nắm đượccác kỹ năng thành thạo, thực hiện phải có sự hướng dẫn của giáo viên Hơnnữa, ở nhà trẻ cũng chưa tự mình làm mà thường là người lớn giúp trẻ vìtrẻ làm chậm và hay nghịch nước
2.5.2 Thói quen rửa tay sau khảo sát
Trang 24Qua khảo sát thực trạng về thói quen rửa tay ở trẻ 3 tuổi, chúng tôi đã thuđược kết quả ở bảng 2.3:
Bảng 2.3 Kết quả khảo sát về thói quen rửa tay Mức
ý nghĩa của việc rửa tay khi có sự gợi ý của cô giáo (chiếm 26,6%) Còn lạimột số chỉ biết về hành động rửa tay nhưng không biết cách rửa tay saocho sạch, tại sao phải rửa tay
- Thực hiện: Qua việc quan sát sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm
non và trao đổi với giáo viên, phụ huynh học sinh, tôi thấy đa số trẻ chưathành thạo khi thực hiện các bước rửa tay, rửa vội vàng cho xong, không thựchiện đầy đủ các bước (có những bạn không lau khô tay mà vẩy vào ngườibạn) vì chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc rửa tay (chiếm 53,3%) Có một
Trang 25vài trẻ biết cách rửa tay, thực hiện thành thạo vì đã hiểu được ý nghĩa củaviệc rửa
Trang 26tay, tự giác rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và những khi tay bẩn(6,7%) Một số ít trẻ thì phải nhắc nhở, cố gắng thực hiện một số yêu cầu của
cô nhưng tỏ thái độ không thích, thực hiện một cách miễn cưỡng
2.5.3 Thói quen đánh răng sau khảo sát
Qua khảo sát thực trạng về thói quen đánh răng ở trẻ 3 tuổi, chúng tôi đãthu
- Thực hiện: Chủ yếu việc đánh răng là các trẻ thực hiện nhà nên qua trao đổi
với phụ huynh thì chỉ có một số ít các cháu là tự giác đánh răng, biết cáchđánh răng, thực hiện các bước tương đối thành thạo Còn đa số các trẻ chưa
tự giác, bố mẹ phải nhắc nhở, cố gắng thực hiện nhưng chưa thành thạo,
Trang 27nhiều khi còn bỏ qua một số bước (46,7%) Một số thì phải nhắc nhở, bố
mẹ phải
Trang 28kiểm tra xem cóđánh răng không, đánh răng có khi không lấy kem, thái độkhông vui vẻ (26,7%).
Nhìn chung, ở tuổi lên 3, trẻ vẫn chưa có được thói quen đánh răng mà phải có sự nhắc nhở của người lớn nhiều, thậm chí có những gia đình, trẻ vẫn phải
người lớn đánh răng cho mình
2.5.4 Thói quen chải tóc sau khảo sát
Qua khảo sát thực trạng về thói quen chải tóc ở trẻ 3 tuổi, chúng tôi đã thuđược kết quả ở bảng 2.4:
Bảng 2.5 Kết quả khảo sát về thói quen chải tóc Mức
- Thực hiện: Kết quả điều tra về thói quen chải tóc ở trẻ 3 tuổi cho thấy Đa số
trẻ chỉ biết chải tóc cho mượt (với các bé gái tóc ngắn) còn các bé gái tóc dài
Trang 29thì được bố mẹ, ông bà và cô giáo chải tóc cho vì các trẻ rất khó để thựchiện
Trang 30một mình Đa số trẻ thực hiện chải tóc trong một số tình huống quen thuộchoặc khi có mặt của cô giáo, thực hiện chưa thành thạo (chiếm 46,7%) Còncác bé trai thì hầu như không thấy chải đầu Một số trẻ trước khi đi họccòn không chải đầu (do mẹ vội đi làm hoặc không có thói quen nhắc conchải đầu).
2.5.5 Thói quen cắt móng tay sau khảo
Thực hiện 0/30 0 8/30 26,7
% 17/30 56,7% 5/30 16,7% 0/30 0
- Nhận thức: Kết quả điều tra về thói quen cắt móng tay của trẻ 3 tuổi
cho
thấy, đa số trẻ biết về hành động cắt móng tay, biết về các yêu cầu đốivới việc cắt móng tay, hiểu được cách thể hiện hành động cắt móng taynhưng trẻ chưa hiểu được là tại sao cần phải cắt móng tay (chiếm 60%).Những trẻ biết về hành động cắt móng tay, trẻ hiểu được là tại sao phải cắtmóng tay, khi nào phải cắt móng tay rất ít (chiếm 6,7%) Một số ít trẻ thì cóbiết về hành động cắt móng tay nhưng nêu ra các yêu cầu của việc cắt móngtay không phù hợp với tình huống cụ thể như khi móng tay ngắn,bẩn(chiếm 13,3%), có trẻ không biết gì về việc cắt móng tay (chiếm 3,3%)
Trang 31- Thực hiện: Qua trao đổi với phụ huynh học sinhvà giáo viên chủ nhiệm cho
thấy,trẻ 3 tuổi thường được bố mẹ hoặc người thân cắt móng tay cho vì lí do
Trang 32trẻ nhỏ không cho trẻ tự cầm bấm để bấm móng tay, điều đó có thể khiếntrẻ bị thương Trẻ hầu hết chỉ được giáo dục rằng tại sao phải cắt móng tay?Khi nào cần cắt móng tay? Một số trẻ bố mẹ không để ý đến việc cắtmóng tay cho con, phải để giáo viên nhắc nhở Còn đa số trẻ cũng biết khimóng tay dài thì bảo bố mẹ cắt (chiếm 56,7%), nhưng có một số trẻ (16,7%)dùng miệng để cắn móng tay, thậm chí còn cắn sâu vào trong thịt làm chảymáu, mặc dù đã được cô giáo và bố mẹ nhắc nhở nhưng vẫn không sửa.
2.5.6 Thói quen mặc quần áo sạch sẽ sau khảo sát
Qua khảo sát thực trạng về thói quen mặc quần áo sạch sẽ ở trẻ 3 tuổi,chúng
tôi đã thu được kết quả ở bảng
- Nhận thức: Trẻ lứa tuổi này đa phần là trẻ thích được mặc những bộ quần
áo thật đẹp Vì vậy, trẻ cũng dần nhận thức được là phải giữ quần áo luônsạch sẽ, đặc biệt là các bé gái Trẻ cũng biết cởi bớt quần áo khi trời nónghoặc khi chơi, biết mặc thêm vào khi cảm thấy lạnh Kết quả điều tra vềthói quen mặc quần áo sách sẽ của trẻ 3 tuổi cho thấy, những trẻ hiểu vềviệc giữ quần áo sạch sẽ, lúc nào thì có thể giữ quần áo sạch sẽ (khi đi học,sau khi tắm, còn khi lao động thì khó tránh khỏi việc quần áo bị bẩn, ),
Trang 33khi nào cần cởi bớt hoặc mặc thêm áo nhưng trẻ chưa hiểu được là tại saocần phải giữ cho quần áo sạch sẽchiếm 46,7%.
Trang 34- Thực hiện: Trẻ ở lứa tuổi này đều đang dần làm quen với môi trường tự lập.
Một số ít trẻ biết giữ gìn quần áo sạch sẽ, biết cách mặc quần áo, tự biếtthay khi bẩn, biết cách để không bị quần áo bẩn như: khi ăn không đểthức ăn vướng vào, khi học không để màu vẽ dính vào, thay quần áo rabiết gấp gọn để đúng nơi quy định, không để lẫn quần áo bẩn với quần
áo sạch, Đa số trẻ mặc quần áo chưa thành thạo (biết mặc quần nhưngkhông biết mặc và cởi áo), nóng thì biết cởi ra nhưng lạnh không biết mặcthêm vào, đùa nghịch thoải mái không để ý đến việc giữ gìn quần áo sạch
sẽ, có khi còn mang quần áo ra để đùa nghịch, trêu nhau (dùng quần
áo quật vào
người nhau, )
Kết luận chương 2
Qua phân tích kết quả khảo sát, tôi rút ra kết luận sau:
- Về nhận thức các hành động vệ sinh thân thể: Đa số trẻ nhận thức ở
mức trung bình: có biết về hành động vệ sinh thân thể, biết các yêu cầuđối với các hành động đó và hiểu cách thể hiện hành đó trong một số tìnhhuống quen thuộc nhưng chưa thấy được hết ý nghĩa của việc vệ sinh thânthể
- Về thực hiện các hành động vệ sinh thân thể:Phần lớn trẻ thực hiện
đúng các yêu cầu, tự giác thực hiện khi có mặt giáo viên, nhưng các bướcthực hiện chưa thành thạo vì ở nhà thường được bố mẹ làm cho.Trong quá trình thực hiện còn chậm, thích đùa nghịch
Trang 35CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC GIÁO DỤC THÓI QUEN VỆ SINH THÂN THỂ CHO
TRẺ 3 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 3.1 Đề xuất một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ
3 tuổi ở trường mầm non
3.1.1 Giáo dục thông qua hoạt động học tập
3.1.1.1 Thói quen rửa mặt
Chủ đề: Bản thân
Đề tài: Dạy hát: “Vì sao con mèo rửa mặt”
Sau khi dạy trẻ hát, cô lồng ghép giáo dục thói quen rửa mặt cho trẻ, các bướcnhư sau:
- Thế tại sao con mèo lại rửa mặt? (Vì mèo sợ đau mắt) Từ đó, cho trẻ thấyđược ý nghĩa của việc rửa mặt (Tại sao phải rửa mặt?)
- Các con thường rửa mặt vào những lúc nào?
- Các con có tự rửa mặt không?
Nếu tự mình làm thì cô yêu cầu trẻ nêu cách rửa mặt: Có thể đưa tranh vềcách rửa mặt không có chú thích các bước để trẻ nhận biết các bước rồi
bổ sung cho trẻ hoặc có thể hướng dẫn trực tiếp tuỳ theo nhận thức củatrẻ
3.1.1.2.Thói quen rửa tay
Hoạt động phát triển thẩm mỹ
Chủ đề: Bản thân
Đề tài: Dạy hát: “Chơi ngón tay”
Sau khi dạy trẻ hát, cô lồng ghép giáo dục thói quen rửa tay cho trẻ, cácbước như sau:
Trang 36- Các con có thấy các ngón tay có xinh không? Thế tại sao các con phải rửatay?
Từ đó cho trẻ thấy được ý nghĩa của việc rửa tay
- Cô hỏi trẻ: Các con thường rửa tay khi nào?
- Các con có tự rửa tay không?
+ Trẻ 3 tuổi chưa biết về các bước rửa tay, cô hướng dẫn trẻ các bước rửatay, vừa làm vừa nói cho trẻ xem (có chậu nước, xà phòng, khăn khô đểlau tay)
+ Gọi 1(hoặc 2) trẻ lên làm cho các bạn cùng xem, cô đứng bên cạnh quansát, nhắc trẻ nếu trẻ thực hiện không đúng
+ Cô trò cùng thực hiện rửa tay trên
Đề tài: Truyện “Gấu con bị đau răng”
Sau khi kể chuyện , cô lồng ghép giáo dục thói quen đánh răng cho trẻ, cácbước như sau:
- Tại sao gấu con bị đau răng? (Vì gấu con ăn nhiều bánh kẹo mà không chịuđánh răng trước khi đi ngủ) Từ đó, cho trẻ thấy được ý nghĩa của việcđánh răng (Nếu không đánh răng thì sẽ bị sâu răng)
- Thế bác sĩ đã dặn bạn Gấu là phải đánh răng khi nào? (Trước khi đi ngủ và sáng sớm thức dậy) Từ đó, giáo dục trẻ để trẻ hiểu được khi nào cần đánh răng?
Trang 37- Bạn Gấu con đã đánh răng như thế nào? (Đánh răng rất cẩn thận cả mặt trước và mặt sau của răng) Từ đó, cô hướng dẫn trẻ đánh răng: