Đặcbiệt là mục tiêu giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi, phát triển thể chất bao gồm giáo dụcthói quen vệ sinh cho trẻ mà cụ thể trong chương trình giáo dục mầm non nóiđến là vấn đề vệ sinh cá nhân:
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
=====o0o=====
VŨ THỊ NGÂN
TÍCH HỢP GIÁO DỤC THÓI QUEN VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI THÔNG QUA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
=====o0o=====
VŨ THỊ NGÂN
TÍCH HỢP GIÁO DỤC THÓI QUEN VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI THÔNG QUA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Người hướng dẫn khoa học
ThS Hoàng Thị Kim Huyền
HÀ NỘI, 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Thầy
Cô Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã cùng với tri thức và tâm huyết củamình tận tình dạy bảo, truyền đạt vốn kiến thức quý báu, những phương phápgiảng dạy giúp cho việc học tập và nghiên cứu cho em trong suốt thời gianhọc tập tại trường
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo Thạc sĩHoàng Thị Kim Huyền Người đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ emtrong suốt quá trình làm khóa luận
Qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới quýThầy Cô trong khoa Giáo dục Mầm non đã tạo mọi điều kiện thuận lợi đểgiúp em hoàn thành khóa luận
Em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, các cô giáo, cùngbạn bè đồng nghiệp và các cháu Trường Mầm non đã tạo điều kiện cho emtrong quá trình thực hiện đề tài
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn nhiệt tình giúp đỡ,động viên, quan tâm, tiếp thêm cho em niềm tin và động lực cho em trongsuốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu khôngtránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng gópcủa quý Thầy Cô
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2018
Người thực hiện
Vũ Thị Ngân
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu,tìm tòi dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt của các Thầy Cô, đặc biệt là sựhướng dẫn tận tình của cô giáo Hoàng Thị Kim Huyền
Vì vậy, để tài “Tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ
3 - 4 tuổi thông qua ứng dụng công nghệ thông tin” không có sự trùng lặp
hay sao chép các khóa luận khác
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2018
Người thực hiện
Vũ Thị Ngân
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
CNTT : Công nghệ thông tinNDTT : Nội dung trọng tâm NDKH : Nội dung kết hợp
TCÂN : Trò chơi âm nhạc
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
5 Phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Những đóng góp của đề tài 5
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI 6
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6
1.1.Cơ sở lí luận 6
1.1.1.Mục tiêu giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi 6
1.1.2 Đặc điểm tâm - sinh lí của trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4 nói riêng 8
1.1.3 Thói quen vệ sinh cá nhân 15
1.1.4 Hình thức giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi 19
1.2 Cơ sở thực tiễn 29
Chương 2 NỘI DUNG GIÁO DỤC THÓI QUEN VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI THÔNG QUA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 52
2.1 Nội dung giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi 52
2.1.1 Thói quen vệ sinh thân thể 52
2.1.2 Thói quen mặc quần áo sạch sẽ gọn gàng 57
2.2 Hình thức ứng dụng công nghệ thông tin để tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi 58
Trang 72.3 Nội dung tích hợp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi thông
qua ứng dụng công nghệ thông tin 68
Chương 3 MỘT SỐ GIÁO ÁN CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC THÓI QUEN VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI THÔNG QUA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆTHÔNG TIN 79
3.1 Chủ đề: Gia đình 79
3.2 Chủ đề: Bản thân 84
3.3 Chủ đề: Bản thân 88
3.4 Chủ đề: Bản thân 94
3.5 Chủ đề: Bản thân 99
3.6 Chủ đề: Thế giới động vật 103
3.7 Chủ đề: Thực vật 109
3.8 Chủ đề: Bản thân 114
3.9 Hoạt động chiều 119
3.10 Hoạt động góc 121
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
Trang 81 Lý do chọn đề tài
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trang 9Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tìnhcảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn
bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năngtâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sốngcần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năngtiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tậpsuốt đời Trong công tác chăm sóc và giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non nóichung và trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi nói riêng Mục tiêu giữ gìn sức khỏe và pháttriển thể chất cho trẻ là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng Đặcbiệt là mục tiêu giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi, phát triển thể chất bao gồm giáo dụcthói quen vệ sinh cho trẻ mà cụ thể trong chương trình giáo dục mầm non nóiđến là vấn đề vệ sinh cá nhân: Trẻ thực hiện một số việc tự phục vụ trong sinhhoạt với sự giúp đỡ của người lớn (Rửa tay, lau mặt, súc miệng, tháo tất, cởiquần, áo, )
Đặc điểm tâm- sinh lí của trẻ 3 - 4 tuổi có sự phát triển mạnh, Trẻ lên 3tuổi bắt đầu hình thành và thể hiện cái “Tôi” Trẻ 4 tuổi đã biết phân biệt rõmình với người khác, mình với thế giới xung quanh và đặc biệt ở lứa tuổi nàytrẻ cósở thích bắt chước những gì người lớn làm Vì vậy ngay từ nhỏ mọihành động của người lớn về vệ sinh cá nhân đều thực hiện đúng để trẻ có thểhọc theo Người lớn kết hợp uốn nắn từng thói quen vệ sinh cho trẻ để trẻhiểu và làm đúng để hình thành thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ trong cuộcsống hàng ngày
Chăm sóc sức khỏe trẻ thơ là công việc của toàn xã hội Trẻ em nếuđược chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt.Công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi mầm non, đặc
Trang 10biệt trẻ 3 - 4 tuổi là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ có nề nếp thói quen vệsinh, phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe, thích nghi với điều kiệnsống, phát triển năng lực cá nhân, hình thành những kĩ năng sống cơ bản đầutiên, góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai, Đảm bảođược mục tiêu giáo dục mà bộ giáo dục và đào tạo đề ra Sức khỏe là vốn quýnhất của con người Ngoài yếu tố di truyền, chăm sóc sức khỏe chế độ dinhdưỡng hợp lí thì phần lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc vệ sinh.Bao gồm vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân Đối với trẻ mầm non việcgiáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệsinh cá nhân có hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật, hình thành nhữngthói quen cơ bản để giúp trẻ có những nề nếp tốt, hình thành nhân cách tốt saunày cho trẻ Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của cô giáo, sự phối hợp rènluyện thói quen cho trẻ của gia đình - nhà trường, sự đầu tư trang bị chăm sóc
vệ sinh cá nhân và các điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ sinh cá nhân củatrẻ Không phải trẻ nhỏ nào cũng có thói quen biết rửa tay lúc bẩn, trước khi
ăn và sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng, rửa mặt đúng quy trình
Có rất nhiều cách để lồng ghép, tích hợp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻnhư giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ thông qua các hoạt động học tập, sinhhoạt hàng ngày, vui chơi, phối hợp - trao đổi với gia đình Tất cả các hìnhthức trên đều đã được các trường mầm non thực hiện và có đạt hiệu quả nhấtđịnh Nhưng đối với trẻ 3 - 4 tuổi là thời kỳ nhận thức rất nhanh, trẻ thích tìmtòi, ham khám phá và hiếu động nên việc kết hợp với việc sử dụng ứng dụngcông nghệ thông tin vào quá trình tích hợp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3
- 4 tuổi là một sự sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của trẻ 3 - 4 tuổi.Khi sử dụng ứng ụng công nghệ thông tin trong khi dạy học cho trẻkhôngnhững thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ độnghoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng Đây có thể coi là một
Trang 11phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thựchiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki “Dạy học lấy trẻ làm trung tâm”một cách dễ dàng Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáodục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy củangành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương táccao giữa giáo viên và trẻ Tạo ra cho trẻ một không gian học mà chơi - chơi
mà học giúp trẻ nhận thức một cách có hiệu quả nhất Nhưng nhiều giáo viêncho rằng: Thiết kế bài giảng trên power point, violet, flash,… mất thời gian,phức tạp,… nên dạy theo phương pháp truyền thống Chính vì vậy, giờ học sẽkhông mang lại hiệu quả cao, trẻ sẽ không có nhiều hứng thú khi học và cảmthấy tiết học nhàm chán, mất tập trung khi cô giáo dạy Đặc biệt là tích hợpgiáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ thông qua ứng dụng công nghệ thông tincòn chưa được thực hiện nhiều
Nhận thức được tầm quan trọng việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ thông qua ứng dụng công nghệ thông tin là một việc làm hết sức khó khăn
và vẫn còn nhiều hạn chế Xuất phát từ lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“Tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin” để tìm hiểu và nghiên cứu vấn đềnày
2 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, tìm hiểunội dung, phương pháp tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân, kết hợpứng dụng công nghệ thông tin để đưa ra các giải pháp và định hướng cần thiếtcho việc giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi Từ đó nâng caochất lượng giáo dục vệ sinh trong trường mầm non nói chung và giáo dục thóiquen vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về vấn đề tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh cá
Trang 12nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua ứng dụng công nghệ thông tin.
- Tìm hiểu về thực trạng việc tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh cá nhâncho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua ứng dụng công nghệ thông tin
- Tìm hiểu về nội dung tích hợp và phương pháp tích hợp giáo dục thóiquen vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua ứng dụng công nghệ thôngtin
- Tìm hiểu về việc ứng dụng công nghệ thông tin để tích hợp giáo dụcthói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi
- Đề xuất một số giáo án điện tử có tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh
cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua ứng dụng công nghệ thông tin
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu của đề tài là trẻ độ tuổi 3 - 4 tuổi
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nội dung và phương pháp tíchhợp giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua ứng dụngcông nghệ thông tin
5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh cánhân cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua ứng dụng công nghệ thông tin
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Để tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài, chúng tôi nghiên cứu những giáo
trình liên quan như: Giáo trình Vệ sinh trẻ em (Hoàng Thị Phương, Trần Thanh Tùng); Giáo trình Tâm lí học mầm non (Nguyễn Ánh Tuyết ); Giáo trình Sinh lí trẻ em (Lê Thanh Vân).
6.2 Phương pháp quan sát
Để tìm hiểu thực trạng việc tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh cá nhâncho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, chúng tôi dự giờ
Trang 13các tiết học ở lớp trẻ 3 - 4 tuổi.
6.3 Phương pháp điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng việc thực hiện tích hợp giáo dụcthói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua ứng dụng công nghệthông tin ở một số trường mầm non
7 Những đóng góp của đề tài
- Khái quát hóa và bổ sung cơ sở lí luận về việc tích hợp giáo dục thóiquen vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua ứng dụng công nghệ thôngtin
- Đánh giá thực trạng việc tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh cá nhâncho trẻ 3- 4 tuổi
- Phân tích nội dung và phương pháp tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh
cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua ứng dụng công nghệ thông tin
- Đề xuất một số hình thức sử dụng công nghệ thông tin có hiệu quả đểtích hợp giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi
- Cung cấp một số giáo án, hoạt động, trò chơi tiêu biểu về tích hợp giáodục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua ứng dụng côngnghệ thông tin
Trang 14PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Cơ sở lí luận
1.1.1.Mục tiêu giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi
Trong chương trình giáo dục mầm non, mục tiêu giáo dục trẻ 3 - 4 tuổiđược xác định như sau:
• Về phát triển thể chất:
+ Khỏe mạnh, cân nặng chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.+ Giữ được thăng bằng khi đi trong đường hẹp
+ Kiểm soát vận động khi thay đổi tốc độ vận động đi, chạy
+ Có thể phối hợp tay - mắt trong tung, đập bắt bóng: sử dụng kéo hoặccài, cởi cúc áo
+ Nhanh nhẹn, khéo léo khi thực hiện vận động chạy hoặc bò trongđường hẹp
+ Biết tên một số thực phẩm, món ăn quen thuộc và chấp nhận ăn cácloại thức ăn khác nhau
+ Thực hiện một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt với sự giúp đỡ củangười lớn (Rửa tay, lau mặt, súc miệng, Tháo tất, cởi quần, áo, )
+ Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở
Trang 15+ Đếm được trong phạm vi 5.
+ Nhận biết được sự khác nhau về kích thước của 2 đối tượng
+ Gọi đứng tên hình tròn, hình vuông, hình tam giác
+ Nhận biết một số nghề phổ biến, gần gũi
+ Biết họ và tên của bản thân, tên của người thân trong gia đình, têntrường, tên lớp mầm non
• Phát triển ngôn ngữ:
+ Nghe hiểu lời nói trong giao tiếp đơn giản
+ Diễn đạt nhu cầu, mong muốn để người khác hiểu
+ Trả lời đước một số câu hỏi của người khác
+ Kể lại chuyện dựa theo câu hỏi
• Phát triển tình cảm, xã hội:
+ Thích chơi cùng bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn
+ Có biểu hiện quan tâm đến người thân
+ Cảm nhận được một số trạng thái cảm xúc của người khác và biểu lộphù hợp
+ Chấp nhận yêu cầu và làm theo chỉ dẫn đơn gián của người khác.+ Biết chào hỏi, xin lỗi, cảm ơn, xin phép
+ Biết bỏ rác đứng nơi quy định, cất dọn đồ dùng, đồ chơi
+ Cố gắng thực hiện các công việc được giao
giản
Trang 16+ Biết giữ gìn sản phẩm.
1.1.2 Đặc điểm tâm - sinh lí của trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4 nói riêng
1.1.2.1 Đặc điểm tâm - sinh lí của trẻ mầm non
Trẻ như một thực thể tích hợp và trẻ cũng sống, lĩnh hội kiến thức trongmột môi trường mà ở đó tất cả các yếu tố tự nhiên - xã hội và khoa học hòanhập vào nhau thành một thể thống nhất cho nên sự phát triển tâm sinh lí củatrẻ em cũng diễn ra trong một khối thống nhất, chúng đan xen, xâm nhập, hòaquyện vào nhau Nhà giáo dục muốn đưa ra cách tổ chức hoạt động phù hợpcho trẻ cần phải dựa vào đặc điểm phát triển của lứa tuổi mầm non Sự pháttriển của trẻ mầm non hiện nay có một số đặc điểm như sau:
Sự phát triển cơ thể của trẻ ở lứa tuổi mầm non diễn ra với một tốc độnhanh Sự tăng trưởng được biểu hiện ở dấu hiệu tăng kích thước cơ thể Sovới 40 năm trước, tính chung trên thế giới trong đó có Việt Nam, trẻ cùng độtuổi cao hơn 0.5 đến 1 cm nặng hơn 100 đến 150g So với 75 năm trước trẻ 1tuổi cao hơn 5cm nặng hơn từ 1 đến 2kg Hiện tượng tăng tốc phát triển chiềucao, cân nặng biểu hiện rõ nhất ở tuổi nhà trẻ mẫu giáo
Tốc độ tăng trọng lượng não nhanh nhất là ở giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi: ở
độ tuổi này diễn ra quá trình miêlin hoá các sợi thần kinh, phân hoá về cấu tạo
và chức phận giữa các tế bào vỏ não Vỏ não có tới 100 tỉ nguồn (tế bào thầnkinh), mỗi nơron có thể có tới 10000 xinap (điện tiếp hợp giữa các nơron).Ngay từ khi lọt lòng, số lượng nơron vỏ đại não đã được hình thành ổn định
Từ 0 đến 2 tuổi diễn ra quá trình phức tạp hoá dần dần mối liên hệ giữa cácnơron từ 1 đến 3 tuổi là thời kì hoàn chỉnh hoá hệ thần kinh về hình thái vàchức năng Từ 3 tuổi trở đi trọng lượng củ não tăng chủ yếu là do tăng số sợithần kinh, phát triển các sợi thần kinh Vào khoảng từ 5 đến 6 tuổi các vùngliên hợp trên vỏ não đã tương đối hoàn chỉnh Người ta cũng đã xác định được
Trang 17là hoạt động thần kinh hướng tâm (cảm giác) hoàn chỉnh vào khoảng 6 - 7tuổi còn hoạt động thần kinh li tâm (vận động) hoàn chỉnh muộn hơn vào lúc
2 - 5 tuổi
Cơ thể của trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi rất non nớt, nhạy cảm với tácđộng của thời tiết, dịch bệnh, sức đề kháng yếu Trẻ hay mắc các bệnh thườnggặp bệnh truyền nhiễm và một số bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá…Trẻ dễ bị tai nạn và luôn cần sự giúp đỡ của người lớn nhằm đảm bảo an toàncho chúng Khả năng vận động của trẻ theo lứa tuổi ngày càng khéo léo vàthành thạo hơn trẻ biết phối hợp nhịp nhàng và vận dụng sức mạnh tốt hơn
* Hoạt động chỉ đạo của trẻ ở lứa tuổi mầm non
Nhu cầu hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mầm non gồm có nhu cầu hoạtđộng giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn (ở lứa tuổi hài nhi); hoạt độngvới đồ vật (ở lứa tuổi ấu nhi) và hoạt động vui chơi (ở lứa tuổi mẫu giáo)
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non diễn ra với tốc độ nhanh Theonghiên cứu của Carrey (1977), Dollaghan (1985) thì trẻ 18 tháng tuổi mới biếtkhoảng 50 từ nhưng đến 5 - 6 tuổi có thể đã tích luỹ được khoảng 8.000 đến14.000 từ, trung bình 5 đến 8 từ mới mỗi ngày
Vốn từ phát triển thuận lợi và nhanh nhất vào lứa tuổi nhà trẻ đặc biệt từ
2 tuổi đến 3 tuổi là "thời kì phát cảm ngôn ngữ": Vào tuổi mẫu giáo là thời kìbộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với hiện tượng ngôn ngữ khiến cho sự pháttriển ngôn nói của trẻ đạt tới một tốc độ khá nhanh Chẳng hạn, trẻ mẫu giáolớn nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ và vốn từ củachúng tích luỹ được cũng khá phong phú không những chỉ về danh từ mà cảđộng từ, đại từ, tính từ, liên từ… Trẻ đã có kĩ năng kết hợp các từ trong câutheo các quy tắc ngữ pháp Trong khi sử dụng ngôn ngữ, trẻ 5 - 6 tuổi đã bắtđầu tiên hiểu nhìn của từ và nguồn gốc của nó, trẻ biết sử dụng tiếng mẹ đẻ rõràng, mạch lạc và từng bước thể hiện các sắc thái cảm xúc hợp lí trong hành
Trang 18vi lời nói Bước sang lứa tuổi mẫu giáo lớn,việc sử dụng ngôn ngữ tình huốngcủa trẻ giảm đi, trẻ tích cực sử dụng ngôn ngữ ngữ cảnh Kiểu ngôn ngữ nàyđòi hỏi trẻ phải nói năng sao cho người khác có thể hình dung ra được nhữngđiều chúng định nói, định mô tả mà không cần dựa vào tình huống trước mắt.Trẻ 5 - 6 tuổi có nhu cầu hiểu biết nên thường hay đặt câu hỏi vì sao?Mong muốn được người lớn giải thích và mặt khác trẻ cũng có nhu cầu giảithích cho người lớn và các bạn cùng tuổi hiểu được những ý đồ của mình Vàngôn ngữ giải thích cũng đang được phát triển trong độ tuổi mẫu giáo lớn.Kiểu ngôn ngữ này đòi hỏi đứa trẻ phải trình bày ý kiến của mình theo mộttrình tự nhất định, phải nêu bật những điểm chủ yếu và những mối quan hệliên kết giữa các sự vật, hiện tượng một cách hợp lí để người nghe dễ đồngtình.
Các quá trình tâm lí cùng các phẩm chất tâm lí cá nhân phát triển và Cáccông trình khoa học nghiên cứu về trẻ em cho rằng, ngày nay với sự biến đổi
và đổi mới không ngừng của hiện thực khách quan, trí tuệ của trẻ em đượcphát triển sớm (trẻ khôn hơn) Khuynh hướng, nhu cầu, hứng thú, thị hiếu,thẩm mĩ của trẻ ngày càng mở rộng và trở nên đa dạng phong phú Tuy nhiên,trẻ cần có sự động viên khuyến khích và trợ giúp của người lớn
Trẻ tự tin vào bản thân và càng ngày càng nhận thức được những suynghĩ và hành động của bản thâm Trẻ có hứng thú và biểu hiện sự quan tâmđến gia đình, cộng đồng và bạn bè
Cuối tuổi nhà trẻ, “cái tôi” xuất hiện kèm theo khủng hoảng của tuổi lên
ba trẻ thích tự làm lấy mọi điều và muốn có thẩm quyền với mọi thứ xungquanh và trẻ hiểu được những hành vi đạo đức sơ đẳng trong xã hội Trẻ thíchkhám phá thế giới đồ vật học cách chơi cùng đồ vật xung quanh và chínhtrong hoạt động với đồ vật, biết được “Cái”, và “Cách” lĩnh hội kinh nghiệmlịch sử - xã hội (nền văn hoá Người)
Bước sang lứa tuổi mẫu giáo, ý thức bản ngã được xác định rõ ràng cho
Trang 19phép trẻ thực hiện các hành động một cách chủ tâm hơn, nhờ đó mà quá trìnhtâm lí mang tính linh động rõ rệt Trẻ mẫu giáo là những cá thể có nhữngnăng lực riêng, có những sáng kiến, có khả năng tư duy và giao tiếp với mọingười.
Trẻ mẫu giáo rất ham học hỏi tìm tòi Chúng thích quan sát, tìm hiểu thếgiới xung quanh và đặc biệt có hứng thú với những điều mới lạ Trẻ có thể tựmình giải câu đố đưa ra kết luận, tìm cách giải quyết nhiệm vụ một cách hợp
lí và chúng làm điều đó với niềm say mê đặc biệt
Vào tuổi mẫu giáo, tư duy trẻ có một bước ngoặt cơ bản: đó là bướcchuyển những hành động định hướng bên ngoài vào những hành động địnhhướng bên trong theo cơ chế nhập tâm và bên cạnh kiểu tư duy trực quanhành động xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng (chiếm ưu thế trongsuốt độ tuổi mẫu giáo).Tuy nhiên các biểu tượng và hình tượng trong đầu trẻcòn gắn liền với hành động và còn bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc Trẻ đãbiết sử dụng một vài thao tác tư duy như so sánh phân tích và khái quát hoá
để rút ra những dấu hiệu đặc trưng, những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhaugiữa các hiện tượng sự vật đó
Cùng với sự mở rộng phạm vi hiểu biết của mình, trong hoạt động trí tuệcủa trẻ mẫu giáo lớn có sự thay đổi, tư duy trực quan - hình tượng của trẻ bắtđầu phát triển mạnh Đây là một quá trình tư duy trong đó nhiệm vụ trí tuệđược thực hiện bằng các thao tác "bên trong với các hình ảnh (biểu tượng)hình thành các chức năng kí hiệu tượng trưng phản ánh những mối liên hệ củacác sự vật, hiện tượng Nhờ kiểu tư duy này, trẻ có thể lĩnh hội được những
“khái niệm” đơn giản, những thao tác "lôgic" đơn giản Trẻ 5 - 6 tuổi có khảnăng hiểu một cách dễ dàng và nhanh chóng biết cách biểu diễn sơ đồ và sửdụng có kết quả những sơ đồ đó để tìm hiểu sự vật Tư duy trực quan - sơ đồhoá giúp trẻ lĩnh hội những tri thức mang tính khái quát và đây chính là một
Trang 20bước phát triển đáng kể trong tư duy của trẻ 5 - 6 tuổi Đến cuối tuổi mầu giáolớn đã có mầm mống của tư duy lôgic do đó trẻ có thể lĩnh hội được nhữngkhái niệm khoa học đơn giản(tiền khái niệm)
1.1.2.2 Đặc điểm tâm - sinh lí trẻ 3 - 4 tuổi.
• Đặc điểm sinh lý của trẻ 3 - 4 tuổi.
Trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi đây là giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên, trẻ
có nhiều bỡ ngỡ và là một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng trong sự pháttriển cơ thể trẻ
Tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ 3 - 4 tuổi chậm hơn sovới trẻ 3 tuổi, nhưng tính trong cả đời người thì đây vẫn nằm trong giai đoạnphát triển với tốc độ cao
Chiều cao và cân nặng của trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như ditruyền, dinh dưỡng trong quá trình nuôi hoặc yếu tố bệnh tật
Tim trẻ 3 - 4 tuổi có tốc độ phát triển nhanh nhưng dung lượng cùngnhịp đập còn nhỏ và yếu, cho nên không thể tham gia các hoạt động trongthời gian dài hoặc với cường độ quá mãnh liệt
Trẻ 3 - 4 tuổi do mũi, yết hầu và họng còn nhỏ hẹp, lực đàn hồi của phổiyếu, lồng ngực bé và bằng nên hoạt động của lồng ngực bị hạn chế Mặc dù
sự hoạt động của phổi tăng gấp 3 lần so với trẻ dưới 3 tuổi nhưng trẻ vẫn thởkhông sâu bằng người lớn số lần hô hấp nhiều hơn so với người lớn,
Bộ máy tiêu hóa của trẻ em giai đoạn này còn yếu, dễ bị bệnh khó tiêu
do ăn quá nhiều, ăn nóng quá hay lạnh quá dễ sinh bệnh Bộ răng sữa đã hoànthiện với 20 chiếc răng nên hoạt động tiêu hóa đã được tăng cường đáng kể.Nhưng cũng chính vì vậy, cần chăm sóc vệ sinh răng miệng thật tốt Trẻ lúcnày hay đi giải do chức năng cô dặc nước giải ở giai đoạn này còn yếu
Đại não trẻ em 3 - 4 tuổi phát triển nhanh, chức năng của não phát triển,kết cấu thần kinh của não có xu thế sớm trưởng thành, song trẻ ở lứa tuổi này
do công năng hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh chưa cân bằng nên nếu
Trang 21chỉ làm một việc đơn thuần kéo dài dễ gây mệt mỏi Đôi khi trẻ chơi vui quákhông kiềm chế được, mải chơi quên cả ăn, quên cả ngủ, đó là biểu hiện nănglực tự kiềm chế kém, cho nên không nên để trẻ kéo dài thời gian hưng phấnvui chơi quá nhiều.
Sức chống đỡ bệnh tật của trẻ đã tăng dần, số lần mắc bệnh giảm xuống
so với lúc trẻ dưới 3 tuổi, song phạm vi hoạt động của trẻ mở rộng ra nhiều,nên sức miễn dịch còn yếu, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh đậu mùa,bệnh quai bị,…
Các cơ bắp ở trẻ 4 tuổi có thể nâng đỡ được trọng lượng của cơ thể Trẻ
có thể thay thế chạy, nhảy, biết dùng đôi tay để nắm chặt đồ vật, biết leo trèo,đôi chân chạy nhảy liên tục Trong quá trình chạy chơi, trẻ cảm thấy vô cùngthích thú, cho nên suốt ngày chạy nhảy, không lúc nào ngồi yên Trẻ ở giaiđoạn này có đặc điểm nổi bật là hoạt bát, hiếu động chính là do sự phát triểncủa cơ thể quyết định
• Đặc điểm tâm lí trẻ 3 - 4 tuổi
* Chú ý
Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ ở độ tuổi này được hình thành và pháttriển mạnh do sự tiếp xúc với nhiều dạng đồ vật, những loại âm thanh, màusắc, độ di động khác nhau, kích thích phản xạ định hướng của trẻ
Khối lượng chú ý tăng đáng kể, khối lượng chú ý không chỉ là số lượng
đồ vật trong cùng một thời điểm trẻ tri giác được nhiều, mà ngay một vật trẻchú ý được nhiều thuộc tính, tính chất hơn Khối lượng chú ý của trẻ cũngtăng lên dưới tác động của ngôn ngữ
Tính bền vững của chú ý: Tính bền vững của chú ý tăng đáng kể theo
số liệu nghiên cứu thì trẻ 3 - 4 tuổi chú ý được 27 phút so với trẻ 1 tuổi là14,5 phút
Tính chủ định của chú ý phát triển mạnh
Trang 22* Ngôn ngữ
Số lượng từ ngữ trong giai đoạn 3 - 4 tuổi khoảng từ 800 - 1926 từ(nghiên cứu của E.Arkin) Ngôn ngữ của trẻ được xây dựng từ câu ngắn đếncâu có nhiều âm tiết
Ngôn ngữ mang màu sắc cảm xúc rõ nét, ngôn ngữ của trẻ có ưu thế rõnét thể hiện hứng thú cá nhân, hoạt động cá nhân của trẻ
* Tư duy
X.Vưgôtxki cho rằng sự hình thành tư duy chủ yếu thuộc về sự lĩnh hộingôn ngữ, tên gọi, chức năng các đồ vật, sự kiện, hiện tượng xung quanh trẻ.Ngôn ngữ là ký hiệu tượng trưng về các sự vật, hiện tượng do vậy chúngmang tính khái quát Theo A.V Daporozet thì khi trẻ nắm được trung bình
1600 từ thì hàng loạt đặc trưng của tư duy xuất hiện: thao tác so sánh, thao tácphân tích, thao tác tổng hợp
Tư duy của trẻ phát triển đi từ khái quát trên cơ sở những dấu hiệu bênngoài của đồ vật đến khái quát những dấu hiệu bản chất của đồ vật, hiệntượng cụ thể
Ở trẻ đã xuất hiện một số dạng phán đoán, suy lý đơn giản gắn liền với
Trang 23các sự kiện, hiện tượng mà trẻ tri giác được gắn với hoàn cảnh cụ thể.
Tư duy của trẻ mang tính chất cụ thể, hình ảnh, cảm xúc
Ở giai đoạn này tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy hành động - trực quan,đồng thời phát triển tư duy hình ảnh - trực quan, mầm móng tư duy từ ngữ -lôgic xuất hiện
* Tưởng tượng
Đến lứa tuổi này tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh cả về dạng loại vàcác mức độ phong phú của hình ảnh tưởng tượng Hình ảnh tưởng tượngthường gắn với biểu tượng trong hoàn cảnh cụ thể giới hạn bởi kinh nghiệmtích luỹ được ở lứa tuổi này
Trẻ bắt đầu xuất hiện tưởng tượng có chủ định và tưởng tượng sáng tạo.Ngôn ngữ có ý nghĩa rất lớn kích thích tưởng tượng của trẻ phát triển
1.1.3 Thói quen vệ sinh cá nhân
1.1.3.1 Sự cần thiết phải giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ
Cơ thể trẻ em đang phát triển, hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, sức chống
đỡ với bệnh tập nói chung cũng như khả năng thích ứng của da còn yếu nêntrẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn cũng như dễ bị ảnh hưởng của yếu tố thờitiết và môi trường Vì vậy việc giáo dục trẻ em có thói quen vệ sinh dựa trên
sự hình thành phản xạ có điều kiện sẽ giúp trẻ có được những thói quen tốt cólợi cho sức khỏe
Việc vệ sinh cá nhân cho trẻ em không giống với vệ sinh cá nhân củangười lớn về mức độ do đặc điểm giải phẫu sinh lý của trẻ em khác với ngườilớn
1.1.3.2 Nội dung vệ sinh cá nhân cho trẻ
Vệ sinh cá nhân chủ yếu là giữ gìn thân thể sạch sẽ (đầu tóc, mặt mũi,chân tay, răng miệng, quần áo…), vệ sinh đồ dùng cá nhân Cụ thể:
Dạy trẻ cách rửa mặt, rửa tay chân, đánh răng, chải đầu, mặc quần áogọn gàng sạch sẽ
Trang 24sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; thích tắm gội sạch sẽ, rửa mặt, rửa tay trướckhi đi ngủ; đánh răng sau khi ăn các bữa chính, buổi tối trước khi đi ngủ vàbuổi sáng sau khi ngủ dậy.
Dạy trẻ biết chùi mũi bằng khăn, khi ho và hắt hơi dùng khăn hoặc dùngtay che miệng Không khạc nhổ bừa ra lớp, đi đại tiện, tiểu tiện phải vào nhà
1.1.3.3 Tổ chức vệ sinh cá nhân
*Vệ sinh cá nhân trẻ
Một số yêu cầu về vệ sinh đối với giáo viên và người chăm sóc trẻ: Giáoviên phải là tấm gương về giữ vệ sinh và chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho bảnthân và những người xunh quanh để trẻ học tập và làm theo, không làm lâylan bệnh tật sang trẻ và cộng đồng
*Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng vệ sinh cá nhân
- Đồ dùng để trẻ rửa tay rửa mặt:
Vòi nước vừa tầm tay trẻ, hoặc thùng đựng nước có vòi (nếu đựng nướcvào xô hay chậu thì phải có gáo dội), xà phòng rửa tay, khăn khô, sạch đểlau tay
Khăn mặt đảm bảo vệ sinh (1 khăn mặt/trẻ)
Trang 25- Đồ dùng để vệ sinh:
Giấy vệ sinh mềm, sạch sẽ, phù hợp với trẻ
Nước sạch, đồ dùng lau, rửa cho trẻ
Chăm sóc và hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân
- Vệ sinh da:
+Vệ sinh mặt mũi:
Hướng dẫn trẻ tự lau mặt sạch sẽ trước và sau khi ăn, khi mặt bị bẩn.Hướng dẫn trẻ lau mắt trước lau xuôi về phía đuôi mắt, chuyển dịch khăn saocho da mặt của trẻ luôn luôn được tiếp xúc với phần khăn sạch Mùa đông cầnchuẩn bị khăn ấm cho trẻ lau
- Vệ sinh răng miệng:
Thường xuyên nhắc nhở trẻ uống nước và súc miệng sau khi ăn
Hướng dẫn trẻ cách chải răng và kết hợp với gia đình để dạy trẻ tậpchải răng ở nhà Tuyên truyền cho phụ huynh không nên cho trẻ ăn quà vặtnhất là kẹo, bánh ngọt
Khám răng định kì để phát hiện sớm răng sâu và chữa trị kịp thời
- Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh:
Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định Dạy trẻ cách giữ vệ sinhcho bản thân, giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ Nhắc trẻ dội nước, rửa tay sau khi
đi vệ sinh
- Giữ gìn quần áo, giày dép sạch sẽ:
Không để trẻ mặc quần áo ẩm, ướt Khi trẻ bị nôn hoặc đại, tiểu tiện raquần áo hoặc khi mồ hôi ra nhiều, cần thay ngay cho trẻ Cởi bớt quần áo khi
Trang 26trời nóng hoặc mặc thêm áo khi trời lạnh.
Nhắc nhở phụ huynh đưa đủ tất, quần áo dự trữ để thay cho trẻ khi cầnthiết Cho trẻ mặc quần áo bằng những loại vải mềm, thấm mồ hôi Nên dùngloại giày, dép vừa chân, mềm, mỏng, nhẹ, có quai sau và dễ cởi, tháo
- Vệ sinh thân thể:
Quần áo phải luôn gọn gàng, sạch sẽ Nếu có quần áo công tác, phảithường xuyên mặc trong quá trình chăm sóc trẻ Không mặc trang phục côngtác về gia đình hoặc ra ngoài
Giữ gìn thân thể sạch sẽ, đầu tóc luôn gọn gàng, móng tay cắt ngắn.Đảm bảo đôi bàn tay luôn sạch sẽ khi chăm sóc trẻ: rửa tay bằng xàphòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi
vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ, quét rác hoặc lau nhà
Đồ dùng cá nhân của trẻ và giáo viên phải riêng biệt, không sử dụng đồdùng cá nhân của trẻ
- Khám sức khỏe định kì:
Nhà trường cần khám sức khỏe định kì và có biện pháp phòng bệnh đốivới giáo viên, cán bộ, nhân viên, học sinh theo Điều lệ trường mầm non
1.1.3.4 Những điều cần chú ý khi giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ
Thường xuyên giáo dục thói quen vệ sinh: Muốn gây thói quen cá nhâncho trẻ không phải chỉ một hai ngày là làm được mà phải có quá trình nhắcnhở, thực hành, rèn luyện và duy trì thường xuyên Cô giáo phải gương mẫulàm rồi mới nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra trẻ làm Không nên mỗi cô dạy mộtcách, nên thống nhất phương pháp giáo dục Không nên nhân nhượng, buônglỏng đối với trẻ, nhưng cũng không nên giáo dục bằng những câu nói đơngiản, lời động viên, khích lệ nhẹ nhàng
Sự gương mẫu của người lớn: Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước nhữnghành động cũng như lời nói của người lớn, vì vậy muốn giáo dục trẻ làm mộtviệc gì, người lớn phải làm việc đó
Trang 27Giáo dục vệ sinh cá nhân kết hợp lồng ghép với mọi hoạt động của trẻ,thông qua các bài thơ, bài hát, câu chuyện kết hợp với ứng dụng công nghệthông tin để trẻ dễ nhớ hoặc từ hiện tượng thực tế.
Thường xuyên có ý thức duy trì vệ sinh sạch sẽ nhà ở, môi trường xungquanh trẻ Các lớp học phải có chế độ vệ sinh thường xuyên, gắn trách nhiệm
cụ thể cho từng giáo viên trong lớp, như: mở cửa thông thoáng phòng, quétnhà sạch sẽ, lau chùi bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi Định kỳ tổng vệ sinh theo quiđịnh ở mỗi trường
Cần tạo môi trường đầy đủ, thuận lợi để việc giáo dục thói quen vệ sinh
cá nhân cho trẻ đạt hiệu quả cao, như: Trẻ phải có đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân
có kí hiệu riêng biệt (khăn mặt, khăn tay, bàn chải đánh răng, ca cốc, giàydép…); đồ dùng cá nhân của trẻ được để ở chỗ quy định mà trẻ có thể dễ dànglấy và cất đi
1.1.4 Hình thức giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi
1.1.4.1 Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi trong hoạt động học tập
Việc giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4tuổi nói riêng, trong đó bao gồm nội dung giáo dục thói quen vệ sinh cá nhânkhông nên tiến hành trên một tiết học riêng biệt, mà phải tiến hành dướiphương thức lồng ghép, tích hợp vào các tiết học ở các mức độ khác nhau phúhợp với đặc điểm nhận thức, nhu cầu của lứa tuổi 3 - 4 tuổi
Khi lồng ghép, tích hợp giáo dục vệ sinh cá nhân vào các hoạt độnghọc tập cần đảm bảo tính tự nhiên, hợp lí, khách quan của tri thức môn học;đảm bảo tính hệ thống, trọn vẹn của nội dung học tập và đảm bảo tính vừasức cho trẻ
* Khái niệm: “Giáo dục tích hợp”
Tích hợp là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưatới một đối tượng mới như là một thể thống nhất những nét bản chất của cácthành phần đối tượng, chứ không phải là phép cộng đơn giản thuộc tính của
Trang 28các thành phần ấy.
Giáo dục tích hợp: Theo quan niệm giáo dục tích hợp của (Nguyễn ThịHoa) gọi là một quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn thể quá trình họctập góp phần hình thành ở người hoc những năng lực rõ ràng Có sự tính trướcnhững điều cần thiết cho người học nhằm phục vụ cho quá trình học trongtương lai hoặc nhằm hòa nhập vào cuộc sống lao động Được hiểu là hoạtđộng của trẻdưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên huy động đồng thờikiến thức, kỹ năng, hoạt động khác nhau nhằm giải quyết học tập thông qua đóhình thành kiến thức, kỹ năng mới đến phát triển những năng lực cần thiết.Giáo dục tích hợp là quá trình giáo dục có sự lồng ghép, đan xen của cácthành tố của quá trình giáo dục với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất
và hình thành năng lực chung cho con người
Giáo dục tích hợp là quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn thểcác quá trình học tập góp phần hình thành ở người học những năng lực rõràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho người học nhằm phục vụ choquá trình học tập tương lai hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống laođộng Như vậy, giáo dục tích hợp làm cho học tập có ý nghĩa Ngoài nhữngquá trình học tập đơn lẻ cần thiết cho các năng lực đó, giáo dục tích hợp dựđịnh những hoạt động tích hợp trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợpnhững kiến thức những kỹ năng và những động tác để lĩnh hội một cách toàndiện nhất Giáo dục tích hợp sàng lọc những thông tin có ích để hình thànhnăng lực và mục tiêu tích hợp
* Đặc trưng của giáo dục tích hợp
Giáo dục tích hợp là cách thực hiện chương trình giáo dục qua việc tậndụng thời gian trong ngày
Giáo dục tích hợp làm cho quá trình học tập mang tính mục tiêu rõ rệt Giáo dục tích hợp dạy cho người học biết sử dụng kiến thức trong các
Trang 29Giáo dục tích hợp làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệtgiúp người học phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn.
Giáo dục tích hợp dạy cho người học biết cách sử dụng kiến thức trongcác tình huống có ý nghĩa với họ và biết thiết lập mối liên hệ giữa các kháiniệm đã học
Chính sự đan cài, lồng ghép của các môn học với nhau làm giảm bớt sựchồng chéo về nội dung học tập khiến người học cảm thấy hứng thú và cốgắng vượt qua các cản trở để chiếm lĩnh kinh nghiệm của lịch sử xã hội loàingười
* Ý nghĩa của giáo dục tích hợp
Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới trong đó các bộ mônkhoa học ngày càng xâm nhập, đen cài xen lẫn trong một thể thống nhất và vìthế mà rất cần những nhóm làm việc đa môn và ngày càng đòi hỏi con ngườiphải đa năng Nghề nghiệp trong tương lai sẽ đòi hỏi những năng lực và trình
độ chuyên môn ngày càng cao mới có thể giải quyết được những vấn đề mới,muôn hình muôn mầu muôn vẻ trong thế giới biến động, thay đổi liên tục.Điều này đòi hor icon người ngày càng phải có năng lực hơn, đầu óc sáng tạohơn Một người giáo viên mầm non có năng lực là một người giáo viên phảibiết tổ chức hoạt động của một nhóm trẻ, một lớp học ở trường mầm non, biết
Trang 30biết cách đổi mới trong phương pháp dạy học nhưng vẫn phù hợp với chươngtrình giảng dạy và phù hợp với nhận thức, lứa tuổi trẻ Ví dụ thay vì nhắc lại
“mẫu” lời nói lễ phép thì cô có thể đưa ra các tình huống lời nói lễ phép cụthể để trẻ lựa chọn một trong số các lời nói có trong tình huống đó và biết sửdụng lời nói lễ phép một cách hợp lí Chẳng hạn như tiết học hướng dẫn trẻrửa tay đúng cách Thay vì giáo viên làm mẫu cho trẻ cô có thể hỏi trẻ về cách
mà trẻ nghĩ rửa tay như vậy là đúng Cho trẻ lên thực hiện để cô và các trẻkhác quan sát, để trẻ tuej tìm hiểu và nói theo sự hiểu biết của trẻ, sau đó cômới nhận xét và khái quát lại để trẻ hiểu được trẻ đã làm đúng chỗ nào vàchưa đúng chỗ nào, điều đó giúp trẻ nhớ lâu hơn và thực hiện thoa tác rửa tayđúng, chính xác hơn Ngoài ra cô có thể cho trẻ xem video rửa tay để trẻ nóilên nhũng gì mà trẻ quan sát được sau đó có mới khái quát quy trình rửa tay.Với việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Để trẻ tự chơi,
tự học, tự khám phá theo hiểu biết của trẻ, giáo viênchỉ là người hướng dẫn và
bổ sung cho trẻ những điều mà trẻ còn chưa hiểu Vì vậy nhà trường trong đó
có trường mầm noncần phải là nơi đào tạo và đảm bảo cho những giá trị quantrọng của xã hội Giáo dục tích hợp góp phần đáp ứng các những yêu cầu của
xã hội ngày nay, nó dựa trên tư tưởng về năng lực, hình thành cho người họckhả năng sử dụng các tri thức lĩnh hội được trong những tình huống xảy ratrong cuộc sống Ngoài ra, giáo dục tích hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọngđối với sự phát triển toàn diện về kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triểnnăng lực của trẻ
Xu hướng tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non cũng xuất phát từnhận thức thế giới tự nhiên - xã hội con người nói chung và trẻ ở lứa tuổimầm non nói riêng là một tổng thể thống nhất Trẻ được phát triển trong hoạtđộng và thông qua hoạt động mà hoạt động nào cũng liên quan đến nhiều lĩnhvực kiến thức, kĩ năng Vì thế mà cần phải cung cấp cho trẻ những kiến thức,
Trang 31kinh nghiệm sống một cách tổng thể.
Cách tiếp cận giáo dục tích hợp giúp cho nội dung giáo dục tránh được
sự trùng lặp kiến thức, sự quá tải về nội dung chăm sóc giáo dục đối với trẻ.Theo quan điểm này, nội dung giáo dục tác động một cách tổng thể đếnphát triển của trẻ ở các mặt như trí tuệ, đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ vàcác kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo hìnhthành nên nhân cách trẻ Trong quá trình hợp tác hoạt động, cô và trẻ cùngtham gia khám phá, cùng học, cùng chơi, cùng trao đổi, thoả thuận, cùng họccách giải quyết các vấn đề giúp trẻ có nền tảng để lên các bậc học tiếp theo.Ngoài việc học thì thẩm mĩ cũng rất quan trọng đối với trẻ, để bảo vệ sức khỏethì vấn dề vệ sinh đối với trẻ là hết sức cần thiết, trẻ cần được giáo dục songsong cả về vệ sinh để hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh ngay từ khi trẻ cònnhỏ
Tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh trong đó có bao gồm thói quen vệsinh cá nhân là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện Nó hình thànhcho trẻ tính cẩn thận, có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, giữ gìn các đồ vậtxung quanh trẻ, Đức tính này được hình thành vững chắc từ lứa tuổi mẫugiáo là lứa tuổi trẻ rất dễ nhạy cảm và nhanh tiếp thu nhưng điều học được ởtrường, lớp và hình thành thói quen tốt cho trẻ
* Một số cách tích hợp các môn học
- Một số quan niệm về môn học và cách tiếp cận giáo dục tích hợp:
+ Theo d'Hainaud (1977 tái bản năm 1988) có 4 quan điểm khác nhau đốivới môn học:
+ Quan điểm “trong nội bộ môn học”, trong đó ưu tiên các nội dung củamôn học Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng lẽ
+ Quan điểm “đa môn”, trong đó đề nghị những “đề tài” có thể đượcnghiên cứu theo những môn học khác Theo quan điểm này, những môn học
Trang 32trình nghiên cứu các đề tài như vậy, các môn học không thật sự được tíchhợp.
+ Quan điểm “liên môn” đề xuất những tình huống chỉ có thể được tiếpcận một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học
Ở đây nhấn mạnh đến sự liên kết các môn học, làm cho chúng tích hợpvới nhau để giải quyết một tình huống cho trước Đề cập một cách rời rạc màphải liên kết với nhau xung quanh những vấn đề phải giải quyết có nghĩa là:phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết mộttình huống
+ Quan điểm “xuyên môn”: trong đó chủ yếu phát triển những kĩ năng mà
học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống.Hiện nay, nhu cầu của xã hội đòi hỏi phải hướng tới những quan điểmliên môn và xuyên môn.Vấn đề cần hay không cần tích hợp các môn họckhông đặt ra nữa và có thể khẳng định chắc chắn rằng: cần tích hợp nhữngmôn học với nhau Có một số cách tiếp cận giáo dục tích hợp như:
+ Tích hợp xuyên môn: Chủ yếu nhấn mạnh sự phát triển các phươngpháp xuyên môn trong quá trình học tập
+ Tích hợp liên môn: Tổ chức các quá trình học tập xung quanh các dự
án có mục đích cho phép giới hạn các thông tin cần lưu ý
+ Tích hợp theo mục tiêu tích hợp: Giáo dục tích hợp xoay quanh kháiniệm mục tiêu tích hợp là kết quả của toàn bộ các quá trình học tập của mộtnăm học Mục tiêu tích hợp được thể hiện trong một tình huống tích hợp đềxuất với học sinh Mục tiêu tích hợp là một năng lực, trong trường hợp lítưởng có các đặc trưng sau:
+ Năng lực này tác động trong một tình huống tích hợp (chủ yếu)
+ Năng lực này là một hoạt động phức tạp đòi hỏi sự tích hợp chứ khôngphải đặt cạnh nhau như các kiến thức, kĩ năng đã học
+ Tình huống tích hợp càng với tình huống tự nhiên càng tốt
Trang 33+ Mục tiêu tích hợp vận dụng các kĩ năng xử sự, kĩ năng tự phát triểnhướng đến kỹ năng tự phát triển tính tự lập.
Trong trường hợp không có mặt tất cả các đặc trưng trên, ít nhất đặctrưng thứ nhất có thể tiến đến mục tiêu tích hợp
- Các cách tích hợp ứng dụng chung cho nhiều môn học
Cách tích hợp thứ nhất: ứng dụng chung cho nhiều môn học ở cuối nămhọc hay cuối bậc học Việc tích hợp các môn học chỉ thực hiện trong một bàihay một đơn nguyên tích hợp ở cuối năm học
Cách tích hợp thứ hai: ứng dụng chung cho nhiều môn học thực hiện ởnhững thời điểm đều đặn trong năm học nhằm giúp cho học sinh mối liên hệgiữa các kiến thức đã được lĩnh hội
Cách tích hợp thứ ba: Nhóm lại theo đề tài hoặc chủ đề tích hợp Đây làphương pháp tích hợp các môn học, ta tìm những môn học có những mục tiêu
bổ sung cho nhau và khai thác tính bổ sung lẫn nhau đó Dạng tích hợp nàyduy trì những mục tiêu riêng rẽ trong những môn học, đồng thời liên kếtnhững môn này một cách hài hoà trên cơ sở đây dựng các đề tài Cách tiếpcận bằng đề tài, chủ đề tích hợp xung quanh một môn học công cụ, Các mônhọc này có đặc điểm là chỉ có một phần nội dung là đặc thù nhưng có thểnhận các môn học khác làm nội dung của mình
Cách tích hợp thứ tư: Tích hợp các môn học xung quanh những mục tiêuchung cho nhiều môn học Cách tích hợp này yêu cầu soạn những mục tiêuchung cho nhiều môn học (mục tiêu thích hợp) Dạng tích hợp này dạy chohọc sinh giải quyết những tình huống phức tạp vận đụng cho nhiều môn học.Mục tiêu tích hợp này được thực hiện thông qua những tình huống tíchhợp phức hợp và được giải quyết bằng sự phối hợp những kiến thức lĩnh hộiđược từ nhiều môn học khác chứ không phải thông qua những đề tài tạo thànhmột cơ hội để đưa những kiến thức lĩnh hội lại gần nhau một cách riêng rẽ
Trang 34Trong những cách tích hợp trên thì tích hợp theo chủ đề, theo đề tài thíchhợp ở bậc học Mầm non và Tiểu học Các môn học (các hoạt động của trẻ)được dự kiến tích hợp trong chương trình do cùng một giáo viên giảng dạy.
* Quan điểm tích hợp trong chương trình giáo dục mầm non
Quan điểm giáo dục tích hợp nhìn nhận thế giới tự nhiên, xã hội và conngười như một thể thống nhất, nó đối lập với cách nhìn nhận chia cắt rạch ròicác sự vật và hiện tượng Tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết vớinhau mà là sự xâm nhập, đan xen, đan cài, lồng ghép các đối tượng hay các
bộ phận của một đối tượng vào nhau, tạo thành một chỉnh thể Trong đókhông những các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển mà đặcbiệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ chỉnh thể đó được nhân lên
Trong xu hướng phát triển và yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục Mầmnon có nhiều cách tiếp cận mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hìnhthức giáo dục trẻ Một trong những cách tiếp cận mới được đề cập và ứng dụngphổ biến trong thực tiễn giáo dục mầm non là tiếp cận tích hợp theo chủ đề.Giáo dục tích hợp theo chủ đề dựa trên quan điểm tiến bộ lấy trẻ làmtrung tâm, khai thác tiềm năng vốn có của trẻ Giáo dục cần dựa vào các đặcđiểm cá nhân, phù hợp với hứng thú, nhu cầu, nguyện vọng và năng khiếu trêntinh thần tự do, tự nguyện, chủ động tích cực tham gia hoạt động của đứa trẻ.Giáo dục tích hợp ở bậc học Mầm non chính là quá trình tác động sưphạm một cách phù hợp với sự phát triển tình cảm, đạo đức và trí tuệ của trẻ,cho trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động theo chủ đề nhằm cung cấp cho trẻ
cơ hội được học tập và luyện tập để trở thành “nhà nghiên cứu”, trẻ tích cực,năng động trong việc tìm hiểu, khám phá, kích thích trẻ tư duy tích cực, vậnđược các kiến thức, kĩ năng, lựa chọn và đưa ra quyết định trong hoàn cảnh có
ý nghĩa đối với cuộc sống thực của chúng
Quan điểm tích hợp trong giáo dục Mầm non cần được hiểu và thể hiện
Trang 35trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ Xây dựng chương trình giáo dục mầmnon không xuất phát từ lôgíc phân chia các bộ môn khoa học như ở phổ thông
mà phải xuất phát từ yêu cầu hình thành những năng lực chung nhằm hướngtới sự phát triển của trẻ, đặt nền tảng ban đầu của nhân cách con người ViệtNam trong giai đoạn hiện nay
Triển khai chương trình giáo dục mầm non phải chú ý đến các nguyêntắc cơ bản chỉ đạo trong giáo dục tích hợp là lấy trẻ làm trung tâm của quátrình giáo dục và phát huy tính tích cực, tính sáng tạo của trẻ trong các hoạtđộng của chúng ở trường mầm non Tích hợp các hoạt động khác nhau của trẻtheo các chủ đề gần gũi thân thuộc xuất phát từ những hứng thú, nhu cầu củatrẻ Tăng cường cho trẻ được trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanhbằng các giác quan, trên cơ sở để phát triển ngôn ngữ, tư duy và tưởng tượngcho trẻ
Tổ chức cho trẻ hoạt động một cách tự nhiên, hài hòa dưới nhiều hìnhthức khác nhau thiết thực và phù hợp với từng cá nhân nhằm hình thành chotrẻ những năng lực chung tạo điều kiện cho trẻ phát triển hài hòa về mọi mặtnhư thể chất, xã hội, tình cảm và trí tuệ
Có thể sử dụng một số phương pháp như: Kể chuyện, trình bày trực
quan, giảng giải, nêu gương, tổ chức trò chơi, xử lí tình huống, khen thưởng,giao nhiện vụ
Trang 361.1.4.2 Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi trong hoạt động vui chơi
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo và nó có vai trò quantrọng đối với việc hình thành nhân cách trẻ nói chung, đặc biệt là trẻ 3 - 4 tuổi
và giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân nói riêng
Khi chơi trẻ có thể lĩnh hội những tri thức, kĩ năng và tạo được nhữngxúc cảm, tình cảm nhất định
Nội dung giáo dục: Thói quen vệ sinh phụ thuộc vào chủ đề chơi(các chủ
đề: “gia đình”, “cửa hàng bách hóa”, “trường học”, “bệnh viện”) Dựa vàochủ đề chơi và mức độ hình thành thói quen của trẻ có thể xác định nội dunggiáo dục thói quen vệ sinh cá nhân trong các trò chơi của trẻ
Phương pháp giáo dục: được thực hiện lồng ghép, tích hợp theo các
bước tổ chức trò chơi thông qua dạo chơi, tham quan, trò chuyện, trao đổi vớitrẻ, đọc truyện
Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Cho trẻ đàm thoại khi chơi
+ Bước 2: Tổ chức điều khiển quá trình chơi cho trẻ
+ Bước 3: Sau khi chơi
1.1.4.3 Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3 - 4 tuổi trong tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày
Tổ chức chế độ sinh hoạt chính là tổ chức cuộc sống của trẻ và bằngchính cuộc sống đó mà giáo dục trẻ
Nội dung giáo dục: Thói quen vệ sinh cá nhân trong cuộc sống hàng
ngày phụ thuộc vào nội dung và sinh hoạt của trẻ
Phương pháp giáo dục: Quá trình hình thành thói quen vệ sinh cá nhân
là quá trình chuyển các hành động bên ngoài thành các hoạt động trong óc cầntrải qua các giai đoạn:
+ “Mẫu” được đưa ra ngoài dưới dạng vật chất
Trang 37+ Trẻ được quan sát “mẫu” để nắm được cơ cấu, lôgic của nó.
Mục đích giáo dục:Phối hợp nhằm nâng cao hiểu biết cho phụ huynh,
thống nhất yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục, tạo ra các điều kiện giáodục cần thiết ở trường và gia đình
Nội dung và phương pháp giáo dục:
+ Trao đổi thường xuyên với gia đình được tiến hành trong thời gianđón trẻ
+ Tổ chức cuộc họp với gia đình vào các kì họp đầu năm, giữa năm vàcuối năm
+ Tổ chức chuyên đề giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho gia đình vềviệc giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ, học tập nhiều kinh nghiệmđiển hình về giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ, trao đổi nội dung và biệnpháp giáo dục trẻ
1.2 Cơ sở thực tiễn
Qua quá trình tìm hiểu, quan sát và trao đổi với các cô giáo của cáctrường mầm non và đã đi kiến tập, thực tập tại trường mầm non Đống Đa vàtrường mầm non Hoa Hồng, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề sau:
* Việc tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân thông qua ứng dụng công nghệ thông tin của trẻ nói chung
Việc thực hiện tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ thôngqua ứng dụng công nghệ thông tin được các trường mầm non quan tâm vì đây
Trang 38là vấn đề không thể bỏ qua trong quá trình giáo dục trẻ mầm non Bởi trẻ nhỏđến trường không chỉ đơn thuần là học tập, cô giáo cũng không đơn thuần chỉ
là người truyền thụ kiến thức như các bậc học phổ thông Mà trẻ đến lớp đượctham gia vào tất cả các hoạt động ăn, ngủ, chơi, học,…Cô giáo vừa dạy trẻ,vừa chăm sóc trẻ, nâng niu từng bữa ăn, giấc ngủ, tạo cho trẻ nề nếp, rèn chotrẻ vào một quy củ Trước khi trẻ đi học ở nhà bố mẹ thường nuông chiều connên con chưa theo một quy củ, nề nếp nào nhưng khi trẻ đến trường, lớp từchỗ trẻ chưa có nề nếp, thói quen giờ được tham gia vào tập thể và rèn luyệntheo tập thể một cách khoa học, dưới sự hướng, chỉ bảo của cô giáo mà trẻ đãhình thành những kĩ xảo, những thói quen vệ sinh cá nhân ở độ tuổi 3 - 4 tuổiđặc biệt hơn trẻ được học thông qua tiếp cận công nghệ thông tin, qua các bàigiảng điện tử lồng ghép giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ giúp trẻ hiểu hơn vệvai trò của vệ sinh cá nhân đối với mỗi trẻ Đối với trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng vàtrẻ mầm non nói chung vẫn còn ham chơi, nên việc đan xen, lồng ghép nộidung giáo dục vào tất cả các hoạt động theo kiểu “chơi mà học - học mà chơi”vẫn được áp dụng để giáo dục trẻ để đạt được hiệu quả như mong muốn.Chẳng hạn: Hoạt động âm nhạc dạy hát bài “Vì sao con mèo rửa mặt” cô chotrẻ quan sát một số hình ảnh mặt bạn nhỏ bị bẩn, đau mắt để trẻ nhận xét vàhỏi trẻ để mặt luôn sạch đẹp thì các con phải làm như thế nào? Sau đó cô tíchhợp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ biết rửa mặt mỗi khi ngủ dậy hoặc khimặt bị bẩn để có một khuôn mặt sạch, đẹp để không bị bệnh như đau mắt,viêm mũi,…cuối hoạt động kết hợp cho trẻ chơi trò chơi “Nghe giai điệuđoán tên bài hát” trò chơi này được thiết kế trên phần mềm power point cô tảihình ảnh các con vật và nhạc các bài hát sau đó cô chèn hình ảnh các con vậtvào 1 slide mỗi một hình ảnh có gắn với một đoạn nhạc của các nài hát mà trẻ
đã được học, cô tạo hiệu ứng cho hình ảnh và nhạc bài hát khi trẻ chọn hìnhảnh nào thì cô ấn vào hình ảnh đó sau đó sẽ có nhạc của bài hát và nhiệm vụcủa trẻ là nghe giai điệu bài hát và đoán tên bài hát đó là bài gì và hát lại bài
Trang 39hát đó cho cô và các bạn nghe, bạn nào đaon đúng tên bài hát và hát được bàihát thì bạn đó sẽ được cả lớp vỗ tay tán thưởng còn bạn nào đoán sai thì phảinhảy lò cò Trò chơi này có thể chơi theo lớp hoặc chơi theo thi đua giữa haiđội để khuyến khích, động viên trẻ tích cực tham gia hoạt động qua đó trẻ sẽnhớ được những bài hát đã học.
Đời sống xã hội ngày nay ngày càng phát triển và nâng cao, phụ huynhhọc sinh có điều kiện tốt hơn để quan tâm đến trẻ Phối hợp tốt với giáo viên
và nhà trường để thực hiện tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân chotrẻ thông qua ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả
Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được quan tâm, chútrọng,tạo điều kiện thuận lợi để trẻ được thực hành vệ sinh ngay tại lớp học,như: Khăn mặt cho trẻ, xà phòng, chậu rửa, ti vi, đầu đĩa, điều hòa, đàn, loa,bếp ăn vệ sinh một chiều, nguồn nước sạch, vòi nước
Kế thừa và phát triển những thói quen trẻ đã được hình thành ở lứa tuổinhà trẻ, trẻ 3 - 4 tuổi đã thực hiện các thao tác vệ sinh một cách thành thạohơn Việc tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ thông qua ứngdụng công nghệ thông tin được lồng ghép trong các hoạt độngtrong chế độsinh hoạt hàng ngày của trẻ một cách hợp lí Được thực hiện có quy củ dưới
sự giám sát, chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, dưới sự quản lí chung của
bộ giáo dục và đào tạo
Cụ thể ở một số hoạt động như:
* Tổ chức bữa ăn cho trẻ 3 - 4 tuổi:
- Chăm sóc bữa ăn:
+ Trước khi ăn:
Hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn, cho trẻ xem video rửa tay
Hướng dẫn trẻ kê ghế ngồi vào bàn ăn, nhẹ nhàng kê ghế đúng chỗ củamình, để ghế ngay ngắn
Trang 40Chuẩn bị khăn mặt, bát, thìa, cốc uống nước đủ số lượng trẻ.
Trước khi chia thức ăn, cô giáo cần rửa tay bằng xà phòng, quần áo đầutóc gọn gàng Chia cơm trước, sau đó cô mới chia thức ăn vào bát cơm, chiathìa và chộn đều cho trẻ ăn ngay khi còn nóng, không để trẻ ngồi đợi lâu Trênbàn trẻ ngồi ăn cô chia một chiếc bát để trẻ nhặt cơm và đồ ăn rơi, một rổđựng khăn ẩm để trẻ lau tay khi nhặt cơm rơi
+ Trong khi ăn
Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ khi ăn, động viên trẻ ăn hếtsuất, không làm rơi, vãi đồ ăn ra ngoài, nếu cơm bị rơi ra ngoài trẻ nhặt cơmrơi vào bát để cơm rơi và lau tay vào khăn ẩm trong rổ trên bàn
Chú ý khi trẻ ăn cá đề phòng, tránh hóc, sặc
Động viên trẻ tự xúc ăn
Không nói chuyện, đùa nghịch, cười trong khi ăn
+ Sau khi ăn:
Hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào đúng nơi quy định Trẻ uống nước,súc miệng, lau miệng, lau tay sau khi ăn và đi vệ sinh nếu có nhu cầu
* Tổ chức cho trẻ ngủ:
- Trước khi ngủ:
Nhắc trẻ đi vệ sinh, lấy gối, lấy chăn,…
Bố trí chỗ ngủ sạch sẽ, gọn gàng, ấm vào mùa đông nằm đệm, mát vàomùa hè, giảm bớt ánh sáng trong phòng ngủ bằng cách tắt điện, buông rèm
Cho trẻ nghe hát ru, không gian yên tĩnh