Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại truyện văn học .... Việc cho trẻ tiếp xúc với văn học đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện văn học là m
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phát triển ngôn ngữ
Người hướng dẫn khoa học ThS VŨ THỊ TUYẾT
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục mầm non đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiêp
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – Th.S Vũ Thị Tuyết
là người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này
Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh được những thiếu sót và hạn chế, em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Trần Thị Thủy
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Đề tài chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Trần Thị Thủy
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Các phương pháp nghiên cứu 4
7 Cấu trúc khóa luận 5
NỘI DUNG 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
1.1 Cơ sở lý luận 6
1.1.1 Cơ sở tâm, sinh lý 6
1.1.2 Cơ sở giáo dục học 8
1.1.3 Cơ sở ngôn ngữ 10
1.1.4 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại truyện văn học 23
1.2 Cơ sở thực tiễn 26
Tiểu kết chương 1 29
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 30
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN 30
2.1 Biện pháp kể lại truyện theo dàn ý 30
2.2 Biện pháp kể lại truyện theo lời chỉ dẫn của cô 33
2.3 Biện pháp sử dụng tranh (rối) minh họa truyện 36
2.4 Biện pháp sử dụng băng đĩa, phim minh họa 38
2.5 Biện pháp cho trẻ kể lại truyện tập thể 41
2.6 Biện pháp cho trẻ đóng kịch (đóng vai nhân vật trong truyện) 44
Tiểu kết chương 2 47
Trang 5Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 48
3.1 Mục đích thực nghiệm 48
3.2 Địa bàn thực nghiệm 48
3.3 Đối tượng thực nghiệm 48
3.4 Yêu cầu đối với thực nghiệm: 48
3.5 Tiêu chí đánh giá thực nghiệm 49
3.6 Tiến hành thực nghiệm 49
Tiểu kết chương 3 57
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 6Giáo dục mầm non nhằm hướng trẻ đến sự phát triển toàn diện trên các khía cạnh: đức, trí, thể, mĩ Trong đó, phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục mầm non bởi lẽ ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất cho trẻ Thông qua ngôn ngữ trẻ có thể thể hiện những cảm xúc, tình cảm cũng như những gì mà trẻ muốn, từ đó giúp cho trẻ hòa mình vào cuộc sống xung quanh biết yêu đời hơn, tự tin và mạnh dạn hơn
Trong hệ thống chương trình giáo dục mầm non có rất nhiều cách khác nhau để phát triển ngôn ngữ cho trẻ Việc cho trẻ tiếp xúc với văn học đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện văn học là một trong những con đường phát triển ngôn ngữ tốt nhất cho trẻ Trẻ mầm non rất thích được nghe người lớn kể cho nghe những câu chuyện cổ tích và dễ dàng đi vào giấc ngủ say sưa với hình ảnh của những nàng công chúa, các chàng hoàng tử hay sự xuất hiện của những Bà Tiên, Ông Bụt trong giấc mơ của trẻ Khi đã được nghe những câu chuyện và cảm nhận được ý nghĩa của câu chuyện trẻ lại có nhu cầu muốn được tự mình kể lại câu chuyện Cảm xúc ngôn ngữ khi trẻ kể lại truyện
Trang 72
được thể hiện quá ngữ điệu giọng nói, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ và tư thế trong quá trình kể Tuy nhiên khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ vẫn chưa tốt, kỹ năng bộc lộ thái độ, cảm xúc với những sự vật, hiện tượng vẫn chưa phát triển đầy đủ Chính vì thế đây là thời điểm thích hợp để chúng ta dạy trẻ kể lại truyện Dạy trẻ mẫu giáo kể lại truyện giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và đồng thời cũng đạt được hiệu quả cao trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Là một sinh viên ngành giáo dục mầm non- một cô giáo mầm non tương lai, tôi luôn ý thức được việc quan tâm đến các bữa ăn, giấc ngủ cũng như sự phát triển toàn diện đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ Đồng thời, dựa vào đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là trẻ thích tự mình kể lại truyện cho người khác nghe nên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại truyện văn học” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình
2 Lịch sử nghiên cứu
Trẻ em sinh ra đã luôn giành được rất nhiều sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội Những vấn đề về trẻ em đã được các nhà khoa học hết sức quan tâm Và một trong vấn đề được các nhà khoa học quan tâm đến nhất chính là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ đối với trẻ Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ đã được xã hội ghi nhận Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu chúng tôi được tiếp xúc với một số công trình sau:
1 Trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”, NXBĐHSP, năm 2004, Nguyễn Xuân Khoa đã nghiên cứu rất kỹ về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo Trong cuốn này, tác giả đã đưa ra các phương pháp hiệu quả để phát triển ngôn ngữ cho trẻ Cuốn sách này là tài liệu bổ ích cho cả giáo viên và sinh viên ngành mầm non cũng như các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này
Trang 83
2 Trong cuốn “Các biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi” của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh coi kể chuyện như một biện pháp phát triển nôn ngữ hữu hiệu đối với trẻ em trước tuổi đi học nói chung và trẻ
em từ 5-6 tuổi nói riêng
3 “Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua truyện kể” của tác giả Hồ Lam Hồng đã đề cập đến ảnh hưởng của các biện pháp kể chuyện khác nhau đến các hoạt động ngôn ngữ cũng như đặc điểm tâm lý của trẻ Tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa truyện kể vào trong giảng dạy nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ trước tuổi đi học
Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác như: “Phương pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua dạy trẻ kể lại truyện văn học” của Đặng Thị Dinh – khóa luận tốt nghiệp năm 2012, “Một
số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non Ngô Quyền” của Vũ Thị Nguyên – khóa luận tốt nghiệp năm 2013, và một số côn trình khác
Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác đã đi vào tìm hiểu về vấn
đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở các độ tuổi, các giai đoạn khác nhau Nhìn chung, các nhà khoa học đều muốn tìm ra các hình thức và biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng dạy và học của ngành Giáo dục mầm non nói riêng và nền giáo dục của đất nước ta nói chung Tuy nhiên, cho tới thời điểm này hầu như chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu về các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại truyện văn học Vì vậy, với đề tài nghiên cứu của mình “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại truyện văn học” tôi hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc chuẩn bị phương tiện ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn bước vào lớp 1
Trang 94
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong muốn tìm ra được các biện pháp, giải pháp tốt nhất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại truyện văn học Đồng thời giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin trong giáo tiếp, chuẩn bị tâm thế tốt nhất để bước vào bậc học tiếp theo
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ
kể lại truyện văn học
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Đại Thịnh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại truyện văn học
- Tìm hiểu phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại truyện văn học
- Thể nghiệm 1 số giáo án
6 Các phương pháp nghiên cứu
- Để thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu của đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp chính sau:
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp trò chuyện
Trang 105
7 Cấu trúc khóa luận
Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, nội dung khóa luận của tôi gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại truyện văn học
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 116
NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Cơ sở tâm, sinh lí
- Về hệ thần kinh, trẻ 5-6 tuổi cường độ và tính linh hoạt của các quá trình thần kinh tăng lên rõ rệt Trẻ có thể tập trung chú ý vào một đối tượng nhất định trong khoảng thời gian 25-30 phút Đồng thời, ở lứa tuổi này, vai trò của hệ thống tín hiệu ngày càng tăng Tư duy bằng từ ngày càng tăng, ngôn ngữ bên trong xuất hiện Chức năng khái quát hóa của từ đã có bước nhảy vọt gần như ở người lớn ở chỗ sự khái quát hóa được thể hiện theo hoạt động với đồ vật, vì thế tư duy bằng hành động vẫn giữ vai trò quan trọng trong thần kinh cấp cao của trẻ
Ở lứa tuổi này trẻ có thể học đọc và học viết Ngoài ra, do có sự phát triển của hệ thần kinh nên số lần ngủ trong ngày và thời gian ngủ của trẻ cũng giảm xuống còn 11 giờ trên ngày
- Về hệ vận động, trẻ 5-6 tuổi có sự phối hợp vận động của nhiều nhóm
cơ như ở người lớn Còn việc tiếp thu những thói quen và vận động còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng cơ thể trẻ, nhất là sự luyện tập phù hợp
- Về hệ tuần hoàn, thành phần máu của trẻ cũng tăng lên và biến đổi về chất: Huyết sắc tố 80-90%; hồng cầu 4,5-5 triệu đơn vị; bạch cầu 7000-
Trang 12* Đặc điểm tri giác
Trẻ mẫu giáo thường tri giác những gì phù hợp với nhu cầu, những gì thường gặp hoặc được giáo viên chỉ dẫn Tính cảm xúc được thể hiện rất rõ khi trẻ tri giác Những gì trực quan sinh động trẻ tri giác tốt hơn Điều này cho thấy tính cần thiết phải đảm bảo tính trực quan trong dạy học nói chung
và trong kể chuyện nói riêng
* Đặc điểm chú ý
Chú ý không chủ định phát triển mạnh mẽ ở trẻ 5-6 tuổi Sự chú ý của trẻ tập trung vào những gì mới mẻ Chú ý có chủ định còn thiếu, các em chỉ thực sự chú ý khi có động cơ thúc đẩy như: được cô khen, được các bạn biểu dương, thán phục,…Như vậy, lời khen thưởng của cô giáo có ý nghĩa quan trọng đối với các em
* Đặc điểm trí nhớ
Ở tuổi này trí nhớ trực quan phát triển mạnh hơn trí nhớ từ ngữ logic Các trẻ ghi nhớ những sự vật hiện tượng cụ thể, dễ dàng hơn nhiều so với những lời giải thích dài dòng Ghi nhớ máy móc là đặc điểm nổi bật và cần được phát huy trong môn kể chuyện cho trẻ
* Đặc điểm tư duy
Xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới – tư duy trực quan sơ
đồ và những yếu tố của kiểu tư duy lô-gic Trẻ mẫu giáo lớn có khả năng hiểu một cách dễ dàng và nhanh chóng về cách biểu diễn sơ đồ và sử dụng có kết quả những sơ đồ đó để tìm hiểu sự vật Trong thời gian này, trẻ bắt đầu hiểu
Trang 13* Đặc điểm tưởng tượng
Trẻ mẫu giáo là tuổi thần tiên, lứa tuổi có nhiều trí tưởng tượng bay bổng, phong phú nhất Trẻ có thể tưởng tượng mình được gặp Hoàng tử, công chúa,…Đó là những giấc mơ hết sức hồn nhiên, đáng yêu của trẻ Song tưởng tưởng của trẻ còn tản mạn Những đồ dùng trực quan sinh động, những cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ giàu nhạc điệu của giáo viên là điều kiện tốt để trẻ hình thành tưởng tượng
* Sự phát triển nhân cách
Trẻ từ 3-6 tuổi là thời điểm quan trọng cho việc hình thành và phát triển nhân cách Ở lứa tuổi này, những tác động giáo dục từ phía nhà giáo dục ảnh hưởng chủ đạo đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ Trong giai đoạn 5-6 tuổi, sự phát triển nhân cách của trẻ tương đối phẳng lặng Tuy nhiên, cũng có những biểu hiện rõ nét mới: trẻ dễ xúc động, khó kìm hãm cảm xúc Tình cảm của trẻ gắn liền với đặc điểm trực quan, hình ảnh cụ thể
1.1.2 Cơ sở giáo dục học
Dạy học ở trường mẫu giáo là quá trình phát triển có hệ thống, có kế hoạch, có mục đích các năng lực nhận thức của trẻ, trang bị cho trẻ hệ thống tri thức sơ đẳng, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo tương ứng Trên cơ sở đó góp phần hình thành nhân cách cho trẻ Trong quá trình dạy học gồm có nhiều
hoạt động khác nhau như: Làm quen với tác phẩm Văn học, Hình thành biểu
tượng Toán học, Làm quen với môi trường xung quanh, tất cả các hoạt động
Trang 149
này nhằm mục đích mở rộng kiến thức, hiểu biết cho trẻ và bên cạnh đó còn
có một nhiệm vụ quan trọng đó là phát triển ngôn ngữ cho trẻ Hiện nay, ở các trường mầm non có hai hình thức phát triển lời nói cho trẻ: tiết học và ngoài
tiết học Các tiết học như: Làm quen với chữ cái, Làm quen với môi trường
xung quanh, Nhận biết tập nói, các tiết học khác như: hoạt động Tạo hình, Giáo dục âm nhạc, Tất cả giờ học đều phát triển lời nói cho trẻ vì vậy giáo
viên phải chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ để trẻ có thể phát triển nhân cách một cách toàn diện
Trong giờ học Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, các câu chuyện
mà tác giả đưa đến các em hầu hết đều phản ánh hiện thực của cuộc sống , chứa đựng ý nghĩa nhân văn, hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện về nhân cách Mỗi khi trẻ tự mình kể lại những câu chuyện văn học ấy là khi trẻ đã hiểu được cái hay, cái đẹp, nội dung tư tưởng của tác phẩm và mong muốn truyền đạt lại những tình cảm đó cho người nghe
Ngôn ngữ của trẻ chỉ được hình thành và phát triển qua giao tiếp với con người và sự vật hiện tượng xung quanh Để thực hiện được điều đó phải thông qua nhiều phương tiện khác nhau như qua các giờ học, các trò chơi, dạo chơi ngoài trời và sinh hoạt hàng ngày, qua các câu chuyện trẻ tự kể, rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, hướng dẫn trẻ biết cách diễn đạt ý muốn của mình cho người khác hiểu Khi cho trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng, phải hướng dẫn trẻ biết gọi tên, nhận biết đặc điểm của đối tượng, dạy trẻ nói câu đầy đủ thành phần, phát âm đúng các âm chuẩn của tiếng Việt
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện cho trẻ Chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã được nhà giáo dục mầm non Liên Xô Eiti – Khêva xem là khâu chủ yếu nhất của các hoạt động trong trường mầm non, là tiền đề thành công của các công tác khác
Trang 1510
Khi trẻ kể lại các câu chuyện văn học trẻ sẽ sử dụng ngôn ngữ của mình một cách linh hoạt, huy động được vốn từ phong phú của trẻ Từ đó, giúp trẻ cảm thụ được sự giàu có của ngôn ngữ, nắm được các phương tiện thể hiện ngôn ngữ lĩnh hội được sự phong phú của tiếng mẹ đẻ Tất cả những điều này ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
1.1.3 Cơ sở ngôn ngữ
1.1.3.1 Khái niệm chung về ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ
1.1.3.1.1 Bản chất của ngôn ngữ
* Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
Ngôn ngữ của con người không phải là một hiện tượng tự nhiên, cũng không phải là sự phản xạ có tính bản năng, có điều kiện như ở một số sinh vật Mặc dù ngôn ngữ có liên quan tới cá nhân con người nhưng lại không lệ thuộc vào cá nhân con người Ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, nó tồn tại và phát triển song song với xã hội loài người
Ngôn ngữ nảy sinh trong xã hội do ý muốn và nhu cầu của con người
để giao tiếp với nhau trong quá trình sống, lao động, sinh hoạt, tồn tại và phát triển Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội, không mang tính di truyền Con người hình thành và phát triển ngôn ngữ là nhờ có sự học tập, tiếp thu từ những người xung quanh Đối với trẻ em, để hình thành và phát triển ngôn ngữ đòi hỏi phải trải qua một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp, nó góp phần thể hiện ý thức xã hội , đặc biệt là ý thức
xã hội của một cộng đồng người Sự đa dạng của ngôn ngữ thể hiện ở việc mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có một ngôn ngữ riêng, trong đó lại chia nhỏ thành các cộng đồng người nhỏ hơn Trong quá trình phát triển đó đòi hỏi
Trang 1611
ngôn ngữ phải luôn tiếp thu những yếu tố mới để hoàn thiện thêm và phong phú hơn
* Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt
Hệ thống tín hiệu của ngôn ngữ có phạm vi sử dụng vô cùng to lớn Mỗi hệ thống ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong một cộng đồng hoặc thậm chí nhiều cộng đồng Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp, bao gồm các yếu tố đồng loại và không đồng loại
Ngôn ngữ là tín hiệu của những tín hiệu Ngôn ngữ được sử dụng để giải thích các tín hiệu phi ngôn ngữ ( thuyết minh cho tranh ảnh, âm nhạc, ) Mặt khác, tín hiệu ngôn ngữ hàm chứa nhiều mối quan hệ hơn mọi loại tín hiệu khác Các tín hiệu khác thường chỉ có một quan hệ: hoặc âm – nghĩa, hoặc hình – nghĩa, Trong khi mỗi tín hiệu ngôn ngữ ngoài mối quan hệ âm – nghĩa như mọi tín hiệu thông thường lại còn có nhiều mối quan hệ khác nữa Như vậy trong ngôn ngữ xảy ra hiện tượng một cái biểu hiện có thể có nhiều các được biểu hiện (từ nhiều nghĩa, từ đồng âm,…) hoặc nhiều cái biểu hiện
có thể có một cái được biểu hiện (từ đồng nghĩa, ) Và ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp và tư duy mà còn là phương tiện biểu hiện tình cảm Ngoài nội dung khái niệm, mỗi tín hiệu ngôn ngữ còn thể hiện các sắc thái tình cảm của con người
Tín hiệu ngôn ngữ còn có tính độc lập tương đối Các hệ thống tín hiệu nhân tạo khác thường được sáng tạo ra theo sự thỏa thuận giữa một số cá nhân, do đó hoàn toàn có thể thay đổi theo ý muốn con người Ngược lại, ngôn ngữ có tính xã hội, có quy luật phát triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý muốn của cá nhân
Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại vừa có giá trị lịch đại Các hệ thống giá trị khác chỉ có giá trị đồng đại tức là chỉ phục vụ một nhu cầu nào đó của con người trong một giai đoạn nhất định Trong khi đó bất cứ sản phẩm ngôn
Trang 1712
ngữ nào cũng là của quá khứ để lại, do đó không chỉ có những người cùng thời mới có thể giao tiếp được với nhau mà ở các thời đại khác nhau con người vẫn có thể giao tiếp được
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu có khả năng sản sinh rất lớn Từ số lượng hạn chế những đơn vị cơ bản, ngôn ngữ có thể tạo ra vô hạn những lời nói trong
xã hội Khả năng này không một hệ thống tín hiệu nào có thể sánh được
1.1.3.1.2 Khái niệm phát triển ngôn ngữ
* Khái niệm phát triển:
Theo từ điển Tiếng Việt: Phát triển là mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh, phát triển cũng có thể được hiểu là diễn biến khi nó đứng trong cụm từ : “Tình hình phát triển” Phát triển còn được hiểu là biến đổi hoặc làm cho nó biến đổi theo chiều hướng tăng từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp
* Khái niệm phát triển ngôn ngữ
Phát triển ngôn ngữ là một quá trình mở rộng, làm tăng vốn từ Ngôn ngữ bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách vì thế phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc mở rộng vốn từ, khả năng đặt câu, giúp trẻ nghe hiểu lời nói của loài người, và có thể sử dụng hệ thống kí hiệu từ ngữ thành thạo Từ
đó, trẻ nhận thức được về xã hội loài người
1.1.3.2 Chức năng của ngôn ngữ
1.1.3.2.1 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
Giao tiếp là gì? Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác với một mục đích nhất định nào đó Khi giao tiếp, người ta trao đổi tư tưởng, trí tuệ, hiểu biết,…với nhau và tác động đến nhau về mặt nhận thức, tình cảm và hành động Giao tiếp được thực hiện nhờ một công cụ tốt nhất chính là ngôn ngữ
Trang 1813
Giao tiếp là nhu cầu có tính bản năng của sinh vật bậc cao và là nhu cầu đặc biệt thiết yếu của con người Hoạt động giao tiếp có ngay từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người, và ngày càng phong phú, đa dạng cùng với sự phát triển của con người và xã hội Con người và xã hội không thể thiếu hoạt động giao tiếp Nhờ có hoạt động giao tiếp, con người mới dần trưởng thành
để có được những đặc trưng xã hội và xã hội loài người mới dần hình thành
và phát triển Đặc điểm của hoạt động giao tiếp là bao giờ cũng xảy ra trong một hoàn cảnh nhất định, với những phương tiện nhất định và nhằm tới một mục tiêu nhất định
Theo Lê – Nin“Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của con
người” Ngôn ngữ không phải là công cụ giao tiếp duy nhất nhưng là công cụ
giao tiếp quan trọng nhất của loài người (xét ở tính thuận tiện và hiệu quả của việc giao tiếp bằng ngôn ngữ) Loài người đã tiến hành giao tiếp bằng nhiều loại công cụ Nhưng những công cụ này dù có những ưu điểm mà ngôn ngữ không có nhưng lại có nhiều hạn chế và không thể quan trọng bằng ngôn ngữ
Cử chỉ, nét mặt, dáng điệu cũng là những phương tiện giao tiếp quan trọng Nhưng so với ngôn ngữ, chúng thật nghèo nàn và hạn chế Không một cử chỉ,
nét mặt nào có thể diễn đạt một nội dung, chẳng hạn: “Tại sao nói ngôn ngữ
là một hiện tượng xã hội đặc biệt?” Hơn nữa, nhiều cử chỉ có ý nghĩa không
rõ ràng, chính xác Có thể người tạo cử chỉ nghĩ một đằng, người tiếp thu nó hiểu một nẻo
Các nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, khiêu vũ, đều là những phương tiện giao tiếp rất phong phú của con người Chúng có những khả năng to lớn và kỳ diệu nhưng vẫn bị hạn chế nhiều mặt so với ngôn ngữ Chúng không thể truyền đạt khái niệm, tư tưởng mà chỉ khơi gợi chúng trên
cơ sở những hình ảnh thị giác hay thính giác gây ra được ở người xem Những tư tưởng, tình cảm này thường thiếu tính chính xác, rõ ràng, thường rất
Trang 1914
đa nghĩa Ngay cả ở những hội nghị về âm nhạc, hội họa, điêu khắc,…người
ta cũng không thể nào chỉ giao tiếp nhờ các tác phẩm âm nhạc, hội họa, điêu khắc mà không cần dùng đến ngôn ngữ Những hệ thống kí hiệu được dùng trong giao thông, toán học, tin học, hàng hải, quân sự,…cũng tương tự như vậy Chúng chỉ được dùng trong những phạm vi hạn chế nên chỉ có thể là phương tiện giao tiếp bổ sung quan trọng bên cạnh phương tiện ngôn ngữ là cái được dùng chung trong phạm vi xã hội
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp còn thể hiện ở chỗ ngôn ngữ giúp con người có thể tàng trữ những kinh nghiệm sản xuất để truyền từ đời này sang đời khác Ngôn ngữ giúp trao đổi tư tưởng, tình cảm, xác lập các mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội Thông qua sự kết nối tập thể này, ngôn ngữ là một thứ công cụ để tổ chức xã hội, duy trì mối quan hệ người- người trong xã hội (công cụ đấu tranh sản xuất và đấu tranh xã hội, giai cấp) Ngôn ngữ là công cụ giúp cho con người giao tiếp, trao đổi, và đi đến hiểu biết lẫn nhau Không có sự hiểu biết ấy, không thể có hành động chung của con người trong cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và không thể đạt được những tiến bộ trong lĩnh vực sản xuất của đời sống con người Cho nên, nếu không có một thứ ngôn ngữ chung cho cả cộng đồng dùng để giao tiếp, để thắt chặt các mối quan hệ thì xã hội cũng không thể tồn tại được Với ý nghĩa này, ngôn ngữ là một công cụ để giao tiếp và đồng thời cũng là một công cụ đấu tranh phát triển xã hội
1.1.3.2.2 Ngôn ngữ là công cụ tư duy của con người
Tư duy là giai đoạn nhận thức lý tính, nhận thức gián tiếp, khái quát Khả năng phản ánh thực tế dưới dạng khái niệm, phán đoán và kết luận tức là kết quả của quá trình suy nghĩ, tư duy Trong quá trình tác động vào thế giới xung quanh, con người đồng thời nhận thức các mặt khác nhau của nó Việc này diễn ra dưới dạng những cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán
Trang 2015
đoán, suy lý Những cảm giác, tri giác, biểu tượng cho phép ta nhận thức được một cách cảm tính các thuộc tính của sự vật, hiện tượng Ở giai đoạn nhận thức này, con người không nhận biết được mối liên hệ có tính quy luật, tất yếu giữa các thuộc tính của một sự vật, hiện tượng và giữa các sự vật, hiện tượng với nhau Đó là giai đoạn nhận thức cảm tính mà cả loài người và loài vật đều có tuy không giống nhau về mức độ Trên cơ sở nhận thức cảm tính, loài người cũng nhận thức thế giới thông qua tư duy Đây là giai đoạn nhận thức thế giới khách quan một cách gián tiếp, khái quát, là giai đoạn nhận thức
Ngôn ngữ và tư duy cùng xuất hiện một lúc Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy và chỉ có con người – động vật cao cấp mới có tư duy Không
có ngôn ngữ thì không có tư duy Nói cách khác, chúng ta không thể tư duy nếu không có ngôn ngữ (không thể tư duy bằng các công thức toán học, đường nét, nốt nhạc mà chỉ có thể tư duy bằng ngôn ngữ) Bởi thế, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thường so sánh mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy gắn liền với nhau như hai mặt của một tờ giấy, như hình với bóng
Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ Vì khi giao tiếp, con người cần phải nói với nhau một cái
gì đấy (tư tưởng, tình cảm, ) Như vậy, ngôn ngữ không phải là các tổ hợp âm thanh đơn thuần, mà thực chất là nơi tàng trữ những kinh nghiệm của loài người Chức năng tư duy của ngôn ngữ là độc lập với chức năng giao tiếp bởi
Trang 2116
vì, ngôn ngữ không phải chỉ cần đến khi chúng ta nói năng giao tiếp, mà cần đến ngay cả khi chúng ta suy nghĩ thầm lặng, khi độc thoại nội tâm
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng Không có từ nào, câu nào
mà không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng Ngược lại, không có ý nghĩ, tư tưởng nào mà không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng: một ý nghĩ, tư tưởng chỉ rõ ràng khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ Quá trình đi tìm từ, câu cần thiết để nói cũng là quá trình làm cho ý nghĩ, khái niệm trở nên rõ ràng và có thể hiểu được Chừng nào chưa được biểu hiện bằng ngôn ngữ thì ý nghĩ còn chưa rõ ràng và mơ hồ
Ngôn ngữ không chỉ tồn tại ở dạng tiếng nói mà còn tồn tại ở dạng biểu tượng âm thanh trong óc, dạng chữ viết trên giấy Khi nghe, biểu tượng âm thanh xuất hiện Khi nói, biểu tượng chuyển động phát âm xuất hiện Khi nhìn, biểu tượng thị giác về từ xuất hiện Chức năng tư duy của ngôn ngữ không chỉ xuất hiện khi ngôn ngữ được phát thành lời, mà cả khi im lặng suy nghĩ hoặc viết ra giấy
Như vậy, ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là chỗ dựa để suy nghĩ và ghi lại kết quả suy nghĩ của con người Ngôn ngữ và tư duy thông nhất với nhau, không có ngôn ngữ thì không có tư duy và ngược lại không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là vỏ âm thanh trống rỗng, thực chất là không có ngôn ngữ
Hai chức năng giao tiếp và tư duy được thực hiện không tách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau: Khi tư duy, hoạt động giao tiếp vẫn diễn ra không ngừng và ngược lại khi giao tiếp, hoạt động tư duy vẫn diễn ra liên tục (để kiểm trả, điều chỉnh thông tin)
Ngôn ngữ và tư duy có những điểm khác biệt Ngôn ngữ là vật chất còn tư duy là tinh thần Đơn vị của tư duy (khái niệm, phán đoán, suy lý,…) không đồng nhất với đơn vị của ngôn ngữ (âm vị, hình vị, câu,….) Tư duy có tính nhân loại còn ngôn ngữ có tính dân tộc Tóm lại, ngôn ngữ và tư duy là
Trang 2217
thống nhất nhưng không đồng nhất Chức năng của ngôn ngữ đối với tư duy
là ngôn ngữ thể hiện tư tưởng và trực tiếp tham gia vào việc hình thành tư tưởng
1.1.3.3 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn
* Đặc điểm ngữ âm
Ở thời kỳ này, trẻ hoàn thiện dần về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm cuối, âm đệm, thanh điệu dần dần được định vị Trẻ phát âm đúng các âm vị của tiếng mẹ đẻ, phát âm được một số âm và vần khó (iêu, ươm, uông, ) Trẻ
đã biết điều chỉnh nhịp điệu, cường độ của giọng nói khi giao tiếp để phù hợp với từng hoàn cảnh, lời nói của trẻ đã rõ ràng, dứt khoát hơn Tuy vậy, trẻ mẫu giáo lớn vãn còn mắc một số lỗi về phát âm, còn nhầm lẫn khi phát âm một vài phụ âm và nguyên âm (x – s, ch – tr, ươ, uô, ie) và thanh điệu (?; ~) Mỗi trẻ thường hay nói sai một âm hoặc một thanh điệu riêng
Khi nói, trẻ 3-4 tuổi thường hay nói chậm và kéo dài giọng, đôi khi còn
ậm ừ, ê a, nói không liên tục, không mạch lạc; trẻ 4-5 tuổi vẫn cón những trẻ phát âm sai thanh ngã, âm đệm và âm cuối; trẻ 5-6 tuổi do phạm vi giao tiếp rộng hơn nên các cháu thường phát âm đúng hơn, phát âm được cả những âm khó (loanh quanh, nghênh ngang ) Đến cuối 6 tuổi về cơ bản trẻ đã phát âm đúng, trừ một vài trường hợp trẻ phát âm sai do: khuyết tật bẩm sinh của cơ quan phát âm, do ảnh hưởng của môi trường sống
* Đặc điểm vốn từ
* Số lượng từ của trẻ
So với tuổi nhà trẻ thì trẻ mẫu giáo có số lượng từ nhiều hơn hẳn Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về ngôn ngữ của trẻ nội thành Hà Nội thì vốn từ của trẻ mẫu giáo là:
Trẻ 4 tuổi: 1900-2000 từ
Trẻ 5 tuổi: 2500-2600 từ
Trang 2318
Trẻ 6 tuổi: 3000-4000 từ
Số lượng từ của trẻ phụ thuộc nhiều các yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng nhất là các động tác của môi trường như: Sự tiếp xúc ngôn ngữ thường xuyên của những người xung quanh, trình độ của bố,mẹ
Theo Lưu Thị Lan, trẻ mẫu giáo có tỷ lệ các từ loại như tính từ, trạng
từ, quan hệ từ được tăng lên, động từ giảm đi so với tuổi nhà trẻ:
Trẻ 3 tuổi: Danh từ chiếm 40,2%
VD: từ “bánh” có khoảng 20 loại bánh khác nhau (bánh rán, bánh mì,…)
Ở trẻ đã biết sử dụng những danh từ mang tính văn học: áng mây, đóa hoa, Trẻ biết sử dụng một số từ chỉ những khái niệm trừu tượng: kiến trúc,
tài năng,…mặc dù trẻ chưa hiểu hết nghĩa của những từ đó
Về động từ, phần lớn là những động từ gần gũi, bên cạnh đó tiếp tục
phát triển thêm những nhóm từ mới như: nhảy nhót, rơi lộp bộp, leng
keng, Trẻ sử dụng những từ chỉ trạng thái khác nhau như: chạy vèo vèo, chạy lung tung, chạy loạn xạ,…xuất hiện thêm những động từ có nghĩa trừu tượng: giáo dục, khánh thành,…
Trang 2419
Về tính từ: phát triển về số lượng cũng như chất lượng, trẻ sử dụng
nhiều từ có tính chất gợi cảm: chua chua, ngọt lịm, to đùng, tròn vo,…
Trẻ đã biết sử dụng các từ trái nghĩa: dày – mỏng, khỏe – yếu, đẹp – xấu, cao – thấp,…
Trẻ mẫu giáo lớn đã tiếp thu được hầu hết những từ biểu thị tên gọi của các sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, trạng thái, hành động của các sự vật, hiện tượng gần gũi với trẻ Tuy nhiên, những từ biểu thị khái niệm trừu tượng trẻ vẫn chưa biết sử dụng hoặc sử dụng nhưng không hiểu ý nghĩa của chúng
Vốn từ của trẻ mang tính chất cá nhân rõ rệt, cùng một lứa tuổi nhưng
có trẻ vốn từ rất nghèo nàn, có trẻ vốn từ rất phong phú Điều đó phụ thuộc vào sự tiếp xúc ngôn ngữ thường xuyên của những người xung quanh, đặc biệt là trình độ của bố mẹ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
ở phổ thông Những trẻ tích cực giao tiếp, tích cực tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ thì không những trẻ hiểu từ ngữ và nắm một cách sâu sắc mà còn sáng tạo ra những từ ngữ, những ý niệm, cách nói chưa hề có trong ngôn ngữ của ngưới lớn
Trang 2520
* Đặc điểm ngôn ngữ mạch lạc
Ở tuổi mẫu giáo lớn, trẻ tích cực tham gia trò chuyện với người lớn, với bạn bè hơn Trẻ có thể đàm thoại về những gì đã biết hoặc đã được nghe, được đọc từ trước Trẻ có thể tranh luận, đưa ra ý kiến của mình Tư duy của trẻ phát triển hơn, trẻ có thể nhận biết được những dấu hiệu, đặc điểm, đặc trưng, có thể đưa ra những phân tích đầy đủ về sự vật, hiện tượng Bằng ngôn ngữ, trẻ có thể diễn đạt rõ ràng, mạch lạc ý nghĩ, sự hiểu biết của mình Trẻ biết xây dựng câu chuyện tương đối mạch lạc, rõ ràng, phong phú theo đề tài cho sẵn hoặc kể chuyện theo tranh, đồ chơi, đồ vật
Ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn xuất phát từ nhu cầu vốn từ tăng nhanh, trẻ muốn diễn dạt những suy nghĩ có liên quan đến nhau về một chủ đề nhất định được diễn đạt bởi từ ngữ chính xác, có hình ảnh, trong đó câu nói được xây dựng đúng theo các quy luật ngữ pháp, logic chặt chẽ
Ngôn ngữ muốn được coi là mạch lạc cần có đầy đủ các yếu tố sau: + Các câu phải đúng ngữ pháp và có nghĩa
+ Nội dung thông báo phải đầy đủ, khúc chiết, chính xác, hợp lý, có chủ đề nhất định
+ Phát âm chuẩn
+ Có sử dụng các phép liên kết hợp lý
+ Các hoạt động, chức năng của ngôn ngữ được thể hiện trong câu phải đúng và thể hiện được chức năng giao tiếp của ngôn ngữ
+ Có sắc thái biểu cảm trong lời nói
Trẻ 1 – 2 tuổi chỉ nói được câu có 1 từ, trẻ 2 – 3 tuổi biết sử dụng câu đơn có 2 từ, trẻ 5 – 6 tuổi nhờ có ngôn ngữ mạch lạc mà có thể giao tiếp đầy
đủ và trọn vẹn nhất, trẻ có thể lĩnh hội được các thông tin truyền đạt từ người khác thông qua ngôn ngữ
Trang 2621
Ngôn ngữ mạch lạc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình thành những mối quan hệ qua lại trong nhóm trẻ em và những người xung quanh, đặc biệt là đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ em Muốn ngôn ngữ được mạch lạc thì những điều đứa trẻ định nói ra cần phải được suy nghĩ kỹcàng, mạch lạc ngay từ trong đầu, tức là cần được tư duy hỗ trợ Mặt khác, chính ngôn ngữ mạch lạc là phương tiện làm cho tư duy của trẻ được phát triển lên một chất lượng mới đó là việc nảy sinh yếu tố tư duy lô – gic, nhờ đó
mà toàn bộ sự phát triển của trẻ được nâng lên một trình độ mới cao hơn 1.1.3.4 Vai trò của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
* Vai trò của ngôn ngữ đối với giáo dục trí tuệ
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ, là công cụ của tư duy Trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh Thông qua ngôn ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng, của chúng và trẻ học được từ tương ứng (từ và hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ cùng một lúc) Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh
Từ ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã được hình thành Sự phát triển của ngôn ngữ giúp cho hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy ngày càng được hoàn thiện, kích thích tính tích cực, sáng tạo hoạt động trí tuệ
Có nhiều phương tiện để nhận thức thế giới xung quanh nhưng ngôn ngữ là phương tiện hữu hiệu nhất Thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức thế giới xung quanh chính xác, rõ ràng, sâu và rộng Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực, sáng tạo trong hoạt động trí tuệ do vậy việc phát triển trí tuệ không thể tách rời việc phát triển ngôn ngữ
Trang 2722
* Vai trò của ngôn ngữ đối với giáo dục đạo đức
Ngôn ngữ đóng vai trò to lớn trong việc điều chỉnh những hành vi và việc làm của trẻ Trong giao tiếp hàng ngày, thông qua những câu chuyện, ca dao, đồng dao,…trẻ cảm nhận được cái hay,cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ
đẻ, cái đẹp trong hành vi, cuộc sống
Thông qua ngôn ngữ trẻ biết những gì nên- không nên, qua đó rèn luyện cho trẻ những phẩm chất tốt, trang bị cho trẻ những hiểu biết về nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống
* Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mỹ
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục đích,
có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp
Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được cái đẹp ở thế giới xung quanh, qua đó làm cho tâm hồn trẻ càng thêm bay bổng, trí tưởng tượng càng phong phú Đồng thời, ngôn ngữ giúp trẻ ngày càng thêm yêu quý cái đẹp, trân trọng cái đẹp và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp
Thông qua ngôn ngữ văn học, trẻ em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi cuộc sống Từ đó giáo dục trẻ có ý thức trân trọng những sản phẩm văn hóa của dân tộc mình, giáo dục trẻ những tình cảm thẩm mỹ cao đẹp
* Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển thể lực
Để phát triển thể lực cho trẻ cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong đó, ngôn ngữ đóng góp một vai trò quan trọng đáng kể
Trang 2823
Trong các hoạt động góp phần phát triển thể lực như: các trò chơi vận động, các giờ thể dục, trong chế độ ăn,…Giáo viên đều cần dùng đến ngôn ngữ để hướng dẫn trẻ thực hiện tốt những yêu cầu cần đạt
Hoạt động nói năng liên quan đến các cơ quan hô hấp, thính giác, bộ máy phát âm,…Quá trình phát âm là quá trình rèn luyện bộ máy cấu âm, rèn luyện phổi, khí quản và các bộ phận khác của cơ thể
Để có thể lực tốt cần có một chế độ vệ sinh hợp lý Ngôn ngữ cũng tham gia vào quá trình chăm sóc vệ sinh để trẻ phát triển thể lực
1.1.4 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại truyện văn học
1.1.4.1 Khái niệm kể lại truyện văn học
Kể lại truyện văn học – Đó là thuật lại một văn bản văn học đã có sẵn; một truyện kể dân gian, một truyện ngắn do các nhà văn học hiện đại sáng tác phù hợp với trẻ nhỏ,…Tuy nhiên, cũng có thể có đôi phần sáng tạo trong cách
kể chuyện bên cạnh yêu cầu bảo đảm tính chính xác của cốt truyện
1.1.4.2 Đặc điểm của phương pháp dạy trẻ kể lại truyện văn học
Trong giờ kể lại truyện văn học, trẻ được tiếp cận với ngôn ngữ văn học, ghi nhớ những từ, câu có xúc cảm, có hình ảnh sinh động, tính nghệ thuật cao của tác phẩm được lựa chọn kể lại, giá trị của hình thức kết cấu ngôn ngữ dạy trẻ xây dựng câu chuyện một cách rõ ràng, trật tự, không bỏ qua những chi tiết chính, nhằm phát triển kỹ năng nói của trẻ
Khi lựa chọn các tác phẩm để cho trẻ kể lại, cô giáo cần tính đến các yếu tố sau: giá trị nghệ thuật cao, có tính tư tưởng, có tính sinh động, ngắn gọn và giàu hình ảnh, có sự rõ ràng và tuần tự trong triển khai hành động, biểu hiện một cách tập trung và vừa sức nội dung, khối lượng không lớn
Phương pháp dạy trẻ kể lại truyện ở mỗi độ tuổi có đặc trưng riêng của mình song lại có những điểm chung Kế hoạch của giờ học dạy trẻ kể lại
Trang 291.1.4.3 Nhiệm vụ của giáo viên khi cho trẻ kể lại truyện văn học
Trong giai đoạn này, giáo viên có hai nhiệm vụ: dạy trẻ thâm nhập vào văn bản do cô đọc sau đó dẫn dắt trẻ tái tạo lại văn bản của vừa đọc
Dạy trẻ mẫu giáo kể lại truyện văn học bắt đầu từ việc tái tạo lại một cách đơn giản những câu chuyện quen thuộc đối với trẻ, cô giúp trẻ ghi nhớ
có chủ định sự xuất hiện của các nhân vật và các hành động của chúng trong truyện Thường thì trẻ ghi nhớ tốt phần mở đầu câu chuyện vì thế chúng tự kể lại được Trong trường hợp trẻ lúng túng, giáo viên tham gia kể chuyện cùng trẻ, nhắc trẻ nhớ lại văn bản đó, yêu cầu trẻ nhắc lại một hai từ hoặc nguyên văn cả câu Dần dần trẻ chuyển sang kể theo các câu hỏi Các câu hỏi của cô phải hướng trẻ vào việc hình thành tuần tự các sự kiện gọi tên các nhân vật, nhớ lại văn bản kể Để củng cố các kỹ năng kể lại chuyện, cô cần phải luyện
cá nhân cho các cháu vào lúc trẻ trả lời – nhất là những lúc trẻ rụt rè, ít tích cực tham gia vào giờ học
1.1.4.4 Yêu cầu trong giờ dạy trẻ kể lại truyện văn học
Trong giờ học kể lại truyện, trẻ được tiếp cận với ngôn ngữ văn học, ghi nhớ những từ, câu có xúc cảm, có hình ảnh, tập sử dụng tiếng mẹ đẻ sinh
Trang 30Võ Quảng, Trần Hoài Dương và nhiều tác giả viết cho trẻ em khác
Đánh giá truyện kể lại của trẻ cũng là một biện pháp quan trọng trong nhóm trẻ mẫu giáo lớn, cô có thể tiến hành công việc này Trong khi nhận xét
cô cần phân tích ngắn gọn về câu chuyện, về những điểm được và chưa được Đối với những trẻ chưa thực hiện tốt cô giáo cần động viên trẻ cố gắng hơn trong những lần tiếp theo, nhất thiết phải động viên sự cố gắng của trẻ để trẻ
tự tin hơn
Phương pháp dạy trẻ kể lại truyện trong các tiết học phụ thuộc vào trình
độ phát triển của lời nói mạch lạc của từng nhóm trẻ, vào nhiệm vụ do cô đặt
ra và đặc trung của câu chuyện cô đem kể Tiết học có thể tiến hành theo các phần:
- Đọc tác phẩm văn học
- Thảo luận dựa vào tri giác của tác phẩm
- Thảo luận theo nội dung và hình thức của tác phẩm vừa đọc
- Đọc lại tác phẩm
- Trẻ kể lại chuyện
Trang 3126
Đối với trẻ mẫu giáo lớn có các loại tiết học kể lại truyện như: trẻ tự chọn một câu chuyện nào đó để kể lại, trẻ kể tiếp một câu chuyện đã kết thúc hoặc sáng tạo một câu chuyện tương tự, trẻ đóng kịch theo nội dung tác phẩm Trẻ mẫu giáo lớn thích được nhận xét, đánh giá câu chuyện của các bạn khác
kể lại Tiến hành theo kiểu này khá phức tạp, đòi hỏi giáo viên phải tế nhị, hiểu được những đặc điểm cá nhân của trẻ Sự phức tạp nằm ở chỗ trẻ khó ghi nhớ tất cả các câu chuyện Vì thế, cô giáo phải ghi lại từng truyện, trước khi thảo luận nhắc lại một lần cho trẻ nhớ Việc tiến hành thảo luận phải dạy trẻ thấy những gì đã thực hiện được và chưa thực hiện được trong câu chuyện Đồng thời, qua giờ dạy trẻ kể lại chuyện văn học giáo viên phải giáo dục thái
độ thiện chí giữa các trẻ với nhau
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trong thời gian tìm hiểu thực tế tại trường mầm non Đại Thịnh tôi đã được tiếp xúc và trò chuyện với các giáo viên trong trường và đặc biệt là các giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn Trường mầm non Đại Thịnh nằm ở địa chỉ xã Đại Thinh – huyện Mê Linh – thành phố Hà Nội Ngôi trường này đã thành lập được 4 năm Trường có tất cả 24 lớp, 840 trẻ, 49 giáo viên trong biên chế,
17 cô nuôi, 1 y tế, 1 kế toán, 2 bảo vệ trường Về đội ngũ giáo viên, đa số là các cô giáo trẻ, nhiệt tình trong mọi hoạt động, yêu nghề, mến trẻ
Thực tiễn giáo dục trẻ ở trường mầm non Đại Thinh – Mê Linh – Hà Nội cho thấy công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở các lớp mẫu giáo đã được thực hiện thực hiện nhưng chưa có sự quan tâm thích đáng Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 3-6 tuổi hiện hành chưa đề cập đến nội dung phát triển ngôn ngữ như là một phần riêng Nội dung phát triển ngôn ngữ được lồng ghép vào trong các hoạt động khác như: dạy trẻ đọc thơ, dạy trẻ học hát,…
Những hạn chế được biểu hiện qua các yếu tố:
Trang 3227
- Giáo viên ít trò chuyện với trẻ, ít chuẩn bị các đề tài để nghiên cứu hoặc kích thích trẻ trao đổi về một chủ đề nhất định Bên cạnh đó, giáo viên cũng ít quan tâm tới sự hình thành ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Do hạn chế về thời gian của tiết học, giáo viên sợ trẻ trả lời không chính xác nên thường áp đặt trẻ phải trả lời theo cách của cô nên trẻ ít khi được sử dụng ngôn ngữ riêng của mình để thể hiện, diễn đạt một vấn đề nào đó
Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tại trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội còn nhiều hạn chế Chẳng hạn:
Về mặt ngữ âm, trẻ đã phát âm gần chuẩn tất cả các âm của tiếng mẹ
đẻ, phát âm gần đúng hết các thanh điệu Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những trẻ phát âm sai một số âm vị “x – th”, “ n – l”, “ r – d”,…Chẳng hạn khi kể lại chuyện “ Sự tích bánh chưng bánh dày”, Em Nguyễn Cao Đức Dương (lớp 5TB7, trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội) kể: “Lày con, vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn luôi sống con người Con hãy lấy gạo lếp làm bánh hình tròn và hình vuông tượng trưng cho Trời và Đất Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong duột bánh, để tượng hình cha mẹ sinh thành”
Về văn hóa kể, trẻ vẫn chưa biết kể diễn cảm trong từng lời thoại khác
nhau, chưa thể hiện được giọng điệu, cử chỉ, nét mặt, tư thế, nhịp kể sao cho phù hợp với các nhân vật, tâm trạng và tính cách của nhân vật Số lượng trẻ thể hiện đúng văn hóa kể còn hạn chế Chẳng hạn em Vũ Trà My (lớp 5TB7, trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội) kể lại chuyện “Cáo, Thỏ và
Gà trống”:
“Cúc cù cu cu
Ta vác hái trên vai
Đi tìm cáo gian ác Cáo ở đâu ra ngay”
Trang 3328
Khi kể lại lời thoại của Gà trống em Trà My vẫn chưa thể hiện được giọng khỏe khoắn, cứng rắn, đầy nội lực, chưa dứt khoát từng từ làm cho người nghe chưa cảm nhận được vẻ oai hùng của Gà Trống
Về từ vựng, qua khảo sát cho thấy trẻ sử dụng đúng và nhiều vốn từ xã hội nhất, sau đó là vốn tư tự nhiên và ít nhất là vốn từ sinh hoạt Cụ thể, khi
kể lại truyện “Sự tích Hồ Gươm”, trẻ nói được vốn từ xã hội nhiều nhất: giặc Minh, Lê Lợi, Long Quân, hồ Tả Vọng, hồ Hoàn Kiếm, Hồ Gươm…Vốn từ
tự nhiên: song cá, nước, trời, gió,…Vốn từ sinh hoạt: thả, kéo lưới…Ngoài ra trẻ dùng danh từ nhiều nhất đặc biệt là danh từ riêng so với động từ và tính từ (Hồ Gươm, Lê Lợi, thanh Gươm,…) Tuy nhiên, vốn từ của trẻ vẫn còn nghèo nàn và đôi khi sử dụng sai mục đích nghĩa của từ
Về ngữ pháp, trẻ đã biết sử dụng hai loại câu đó là: câu đơn và câu ghép Kết quả khảo sát cho thấy trẻ sử dụng nhiều câu đơn hơn câu ghép, trẻ nói được nhiều câu đơn hơn đặc biệt là câu đơn mở rộng Chẳng hạn, em Nguyễn Minh Thư (lớp 5TB7- trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Đại Thịnh) kể lại chuyện “ Tấm Cám”
Cô hỏi: Cô Tấm trong truyện “Tấm Cám” là người như thế nào?
Trẻ trả lời: Cô Tấm là người hiền lành, tốt bụng
Cô hỏi: Vậy nhân vật Cám trong truyện là người như thế nào?
Trẻ trả lời: Cám độc ác, xấu xa, ích kỷ
Tuy nhiên, có nhiều em vẫn chưa biết sử dụng các loại câu Một số trẻ
sử dụng câu què, câu cụt, câu không đủ thành phần Ví dụ:
Cô hỏi: Cô Tấm trong truyện “Tấm Cám” là người như thế nào?
Trẻ trả lời: Hiền lành
Cô sửa: Cô Tấm là người hiền lành
Như vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo vẫn chưa thực sự được quan tâm Trẻ mẫu giáo vẫn chưa thể kể lại truyện văn học một cách