1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non xuân hòa (2017)

93 233 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON=== === NGUYỄN THỊ THU PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG MẦ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

=== ===

NGUYỄN THỊ THU

PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO Ở

TRƯỜNG MẦM NON XUÂN HÒA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp phát triển ngôn ngữ

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học

sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non đã giúp đỡ, tạođiều kiện thuận lợi cho em trong suốt khóa học

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Lê Bá Miên là

người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp em hoàn thành tốt khóa luận này

Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể cô giáo vàcác bé trường Mầm non Xuân Hòa – Phúc Yên – Vĩnh Phúc đã giúp em hoànthành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Đề tài “Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo ở trường Mầm non Xuân Hòa” là kết quả nghiên cứu của riêng mình, khóa luận không sao

chép từ tài liệu sẵn có nào Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một côngtrình khoa học nào khác

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Thu

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Nhiệm vụ 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

7 Giới hạn 6

8 Cấu trúc khóa luận 6

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7

I CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

1 Lời nói mạch lạc và đặc trưng lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn 7

1.1 Khái niệm lời nói mạch lạc 7

1.3 Đặc trưng lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn 8

1.3.1 Đặc trưng lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn 8

1.3.2 Sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn 10

1.4 Sự cần thiết phải phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn 11

2 Một số đặc điểm của trẻ mẫu giáo lớn 12

2.1 Đặc điểm sinh lý 12

2.2 Đặc điểm tâm lý 13

2.3 Đặc điểm tư duy 15

2.4 Đặc điểm ngôn ngữ 16

3 Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo 18

3.1 Khái niệm kể chuyện 18

Trang 5

3.2 Kể chuyện sáng tạo 19

3.2.1 Khái niệm kể chuyện sáng tạo 19

3.2.2 Biện pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo 22

3.2.3 Thuận lợi và khó khăn của việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo 24

II CƠ SỞ THỰC TIỄN 26

1 Chương trình học của trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non 26

2 Chương trình dạy trẻ kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Xuân Hòa 28

3 Thực tiễn về dạy trẻ kể chuyện sáng tạo cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Xuân Hòa 29

3.1 Ưu điểm 29

3.2 Nhược điểm 30

3.3 Tiềm năng phát triển của hoạt động kể chuyện sáng tạo trong trường mầm non Xuân Hòa 31

CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO 32

1 Vai trò của dạy trẻ kể chuyện sáng tạo đối với việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn 32

1.1 Đối với ngôn ngữ của trẻ 32

1.1.1 Về mặt ngữ âm 33

1.1.2 Về mặt từ ngữ 33

1.1.3 Về mặt ngữ pháp 33

1.1.4 Khả năng tạo lập văn bản 33

1.2 Đối với văn hóa giao tiếp của trẻ 34

1.3 Đối với trí tuệ của trẻ 34

Trang 6

2 Một số biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông

qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo 35

2.1 Kể chuyện theo dàn ý 35

2.2 Cô và trẻ cùng sáng tác chuyện 37

2.3 Biện pháp sáng tác chuyện tập thể 39

2.4 Tạo môi trường hoạt động kể chuyện sáng tạo 41

2.5 Dạy trẻ cách sử dụng ngôn ngữ lời kể sáng tạo phù hợp với nhân vật 43

2.6 Lồng ghép kể chuyện sáng tạo với các môn học khác 47

2.7 Biện pháp phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ 49

3 Thực nghiệm sư phạm 50

3.1 Kết quả thực nghiệm 50

3.1.1 Về bản thân 50

3.1.2 Về trẻ 51

3.1.3 Về đồ dung trực quan 52

3.1.4 Về phụ huynh 52

3.2 Bài học kinh nghiệm 53

3.3 Giáo án thực nghiệm 53

PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

I Kết luận 59

II Kiến nghị 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 7

Những nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực như: tâm lý học, sinh lý học, giáodục học, ngôn ngữ học,… đã chỉ ra vai trò lớn của ngôn ngữ đối với sự pháttriển của trẻ, đặc biệt là với sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.Phát triển ngôn ngữ độ tuổi ngày là vô cùng quan trọng và không hề đơn giản.Trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị bước vào lớp một, bước vào giai đoạn học tập là hoạtđộng chủ đạo nên chúng ta cần chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ Lời nói mạch lạc

là hành trang không thể thiếu với mỗi trẻ mẫu giáo lớn

Thông qua việc kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óctưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đep, hướng tới cái đẹp Khi trẻ kểchuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc, vốn từphong phú, trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự việcnào đó… bằng chính ngôn ngữ của mình Do đặc điểm tâm lí của trẻ lứa tuổimầm non, nhất là đặc điểm về ngôn ngữ của lứa tuổi mà việc cho trẻ làm quenvới tác phẩm văn học có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần mở rộng sự hiểubiết của trẻ về thế giới xung quanh, giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, hoàn thiện cácquá trình tâm lí, và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ Việc dạy trẻ kểchuyện văn học một cách sáng tạo để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là

Trang 8

một nhiệm vụ chủ đạo trong những phương pháp, biện pháp nhằm giúp trẻphát triển ngôn ngữ hoàn thiện, mạch lạc, rõ ràng Bởi vậy chúng ta phải quantâm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ ngay từ tuổi ấu thơ thông qua hình thứcdạy trẻ kể chuyện sáng tạo.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàndiện cho trẻ mầm non, vì năng lực ngôn ngữ không phải bẩm sinh, di truyềnnên việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết đặc biệt là phát triển vốn

từ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo làmphong phú đời sống tinh thần cho trẻ, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của trẻ,phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ, nhờ đó trẻ lĩnh hội được thông tin và tìnhcảm của người khác một cách chính xác Đồng thời nó còn là điều kiện đểphát triển tư duy, giúp trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập vàphát triển toàn diện

Thấy rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầmnon, đặc biệt là phát triển lời nói mạch lạc, chúng tôi đã quyết định nghiêncứu vấn đề phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn Sáng tạo giúp conngười trở nên hoạt bát, thông minh và tự lập tốt hơn Vì vậy, thông qua việcsáng tạo những câu chuyện hấp dẫn, thú vị dưới dự hướng dẫn của giáo viên

để phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ và khơi dậy những tư duy tích cực, tinhthần sáng tạo ở mọi lúc mọi nơi

Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu:

“Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non Xuân Hòa”

2 Lịch sử vấn đề

Trẻ em luôn dành được rất nhiều sự quan tâm của gia đình, nhà trường và

xã hội Những vấn đề về trẻ em đã được các nhà nghiên cứu khoa học hết sứcquan tâm Riêng về phát triển ngôn ngữ và lời nói mạch lạc cho đến nay có rất

Trang 9

nhiều nghiên cứu khoa học với những công trình nghiên cứu được xã hội ghi nhận.

Trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”, NXB

ĐHSP, năm 2004, Nguyễn Xuân Khoa đã nghiên cứu rất kĩ sự phát triển củatrẻ mẫu giáo Trên cơ sở những đánh giá chung về đặc điểm sinh lý của trẻlứa tuổi này, dựa trên mối quan hệ của bộ môn ngôn ngữ học với những bộmôn khác ông đã đưa ra được một số phương pháp phát triển ngôn ngữ chotrẻ mầm non, trong đó bao gồm cả vấn đề phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ.Cuốn sách là tài liệu bổ ích cho các giáo viên và sinh viên ngành mầm non,cũng như các ngành nghiên cứu về lĩnh vực này

Cùng với Nguyễn Xuân Khoa, cuốn “Giáo trình phương pháp phát triển

lời nói trẻ em” của Đinh Hồng Thái, NXB ĐHSP, năm 2007 đã viết rất chi

tiết về lời nói mạch lạc và các hình thức, phương pháp phát triển lời nói mạchlạc cho trẻ mẫu giáo

Trẻ 5-6 tuổi là lứa tuổi phát triển nhất trong giai đoạn mẫu giáo, sắp bướcvào môi trường hoàn toàn mới mẻ nên lời nói mạch lạc trở thành một yếu tốkhông thể thiếu Xuất phát từ góc nhìn này, luận án tiến sĩ của Vũ Thị Hương

Giang, ĐHSP Hà Nội, năm 2007 đã bàn về: “Một số phương pháp dạy trẻ 5-6

tuổi kể chuyện với đồ chơi nhằm phát triển lời nói mạch lạc” Luận án này đã

hệ thống hóa được cơ sở lý luận của việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻmẫu giáo lớn thông qua kể chuyện với đồ chơi, thực trạng việc sử dụng cácbiện pháp dạy trẻ kể chuyện với đồ chơi nhằm phát triển lời nói mạch lạc chotrẻ ở các trường mầm non hiện nay Bên cạnh đó, trong luận án của mình, VũThị Hương Giang còn xây dựng được một số biện pháp kể chuyện với đồ chơirất sáng tạo, phát huy tốt khả năng sử dụng lời nói mạch lạc ở trẻ

Cũng nghiên cứu về trẻ 5-6 tuổi, thông qua hình thức dạy trẻ kể chuyệntheo tranh, Nguyễn Thùy Linh lại nhìn nhận vấn đề ở góc nhìn khác Với

Trang 10

“Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo kể chuyện theo tranh lien hoàn có chủ đề”, Nguyễn Thùy Linh đã tìm được phương thức hiệu nghiệm dùng tranh

lien hoàn có chủ đề trong việc dạy trẻ mẫu giáo lớn kể lại chuyện

Năm 2005, với việc bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài: “Một số

biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua kể chuyện theo tranh”, Nguyễn Thị Xuân, ĐHSP Hà Nội đã điều tra được thực trạng về

việc sử dụng các biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo tranh và sử dụng ngôn ngữmạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi Nguyễn Thị Xuân đã đưa ra được kết luận khoa học

và đề xuất những kiến nghị về biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ5-6 tuổi

Dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm cũng giúp phát triển lời nói mạch lạccho trẻ Nghiên cứu vấn đề này, luận án của Nguyễn Thị Mĩ Hạnh đề cập đếnthực trạng dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm của giáo viên mầm non vàmức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn

Ở hầu hết các công trình nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã đưa rađược các biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Ởmỗi công trình là những góc nhìn, những ý kiến khác nhau của từng người

Cũng nghiên cứu mảng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo, trong luận án: “Một số

biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại chuyện văn học nhằm phát triển lời nói mạch lạc”, Âu Thị Hảo đã điều tra thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc

cho trẻ, tiến hành thực nghiệm sư phạm để dánh giá và kiểm tra giả thuyếtkhoa học, đồng thời xử lý kết quả nghiên cứu bằng toán thống kê

Hồ Lam Hồng cũng nghiên cứu vấn đề này trong luận văn: “Sự phát triển

ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua kể chuyện”của mình.

Tạp trí Giáo dục Mầm non có rất nhiều bài viết về cách tổ chức, quản lý,tin hoạt động, những sáng kiến kinh nghiệm dạy học của giáo viên và cán bộquản lý ngành mần non Ở đó cũng có khá nhiều bài viết về vấn đề phát triển

Trang 11

ngôn ngữ cho trẻ Trong tạp chí số 1/2006, Đinh Thị Uyên có bài dịch tìmhiểu về chương trình phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non Hàn Quốc Đây làmột góc nhìn cho giáo dục mần non Việt Nam hiện nay.

Cũng trong tạp trí Giáo dục Mầm non, 4/2006, tác giả Nguyễn Thị TuyếtSương có bài viết: “Giúp trẻ cảm thụ truyện thông qua hệ thống câu hỏi”.Cách mà tác giả viết bài này rất hữu hiệu và mang tính thực thi cao

Và còn rất nhiều những công trình nghiên cứu khác đã đi vào tìm hiểu vềngôn ngữ và lời nói mạch lạc của các độ tuổi, các giai đoạn Tựu chung lại,các nhà khoa học đều muốn tìm ra hình thức và biện pháp để phát triển lời nóimạch lạc cho trẻ hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng dạy và học của ngànhgiáo dục mầm non nói riêng và nền giáo dục của đất nước nói chung Tuynhiên, cho tới thời điểm này, chưa có một ai và chưa có một công trình khoahọc nào đi sâu vào khai thác việc dạy trẻ mẫu giáo lớn kể chuyện sáng tạonhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi

đã tìm cho mình một hướng đi riêng, dựa trên sự tìm hiểu, đánh giá và thựcnghiệm của bản thân

- Là tư liệu để xây dựng một kiểu bài kể chuyện sáng tạo

4 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích nghiên cứu chúng tôi cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đọc tài liệu nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

Trang 12

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn bằng kinh nghiệm thực tế khảo sát tại trường mầm non

- Xử lý các dữ liệu thu thập được

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc tài liệu, nghiên cứu tài liệu, phân tích, suy luận, tổng hợp

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, phân tích, so sánh, đối chiếu, thực nghiệm

- Phương pháp thống kê

Quá trình nghiên cứu được tiến hành như sau:

Bước 1: Đọc lý luận về vấn đề nghiên cứu

 Bước 2: Đi khảo sát thực tế để thu thập tư liệu về việc kể chuyện của trẻ ở trường mầm non

Bước 3 : Lên thống kê xử lý số liệu

Bước 4 : Viết khóa luận

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : Thông qua kể chuyện sáng tạo để

phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ

- Phạm vi nghiên cứu : trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)

7 Giới hạn

- Tập trung phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn

8 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, nội dung khóa luận gồm 2 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Một số biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện sáng tạo

Trang 13

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

 Lời nói mạch lạc được hiểu là sự diễn đạt mở rộng một nội dung xác định,

được thực hiện một cách logic, tuần tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có tính biểu cảm.

Đây là khái niệm mà chúng tôi sẽ sử dụng là cơ sở lý luận xuyên suốttrong khóa luận của mình

1.2 Các kiểu lời nói mạch lạc

Các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng có 2 kiểu lời nóimạch lạc là hội thoại và độc thoại

- Lời nói hội thoại là câu chuyện giữa hai hay nhiều chủ thể nói năng, bao gồm

những phản ứng tương hỗ của các cá nhân khi giao tiếp với nhau, các phảnứng tự phát một cách bình thường được xác định bởi hoàn cảnh hoặc lời nóicủa người tham gia hội thoại Có 2 hình thức của ngôn ngữ hội thoại:

Trang 14

Nói chuyện là câu chuyện của 2 hay nhiều người được phát triển, không được

chuẩn bị kĩ lưỡng từ trước, đây là hình thức đơn giản nhất của ngôn ngữ nói,

nó mang tính chất hoàn cảnh vì người nói chuyện hiểu được nhau còn nhờvào các hình thức diễn đạt khác: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, giọng nói…

Đàm thoại là câu chuyện về một chủ đề nào đó được chuẩn bị kĩ lưỡng cùng

với một hệ thống câu hỏi, được sắp xếp tổ chức theo kế hoạch Nhữngphương tiện biểu cảm phi ngôn ngữ, những đặc tính của lời nói diễn cảmđóng vai trò quan trọng

Lời nói hội thoại trẻ nắm tương đối dễ vì được nghe nhiều trong cuộc sốnghàng ngày

- Lời nói độc thoại là câu chuyện của một chủ thể nói năng trước nhiều đối

tượng gia tiếp, đây là hình thức ngôn ngữ phức tạp nhất về từ duy và hìnhthức, người nói phải có vốn kiến thức rộng, chuẩn bị bài nói cẩn thận về nộidung, kĩ năng ngôn ngữ tốt, biết trình bày một cách sáng tỏ, biết kiểm trả,kiểm soát các hình thức ngôn từ

1.3 Nhiệm vụ phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn

1.3.1 Nhiệm vụ phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn

Phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi góp phần chuẩn bịphương tiện phát triển tư duy trực quan hình tượng ở giai đoạn cao hơn, hìnhthành những cơ sở ban đầu cho sự xuất hiện kiểu tư duy logic ở giai đoạn tiếptheo; giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh mình một cách đầy đủ, chính xác

và sâu sắc hơn; góp phần mở rộng phạm vi giao tiếp, phát triển xúc cảm, tìnhcảm, tâm lý trẻ nói chung và nâng cao kĩ năng ngôn ngữ nói chung của trẻ lứatuổi này

Như vậy lời nói mạch lạc là một hình thức rất cần thiết cho trẻ mẫu giáo5-6 tuổi Nó là phương tiện thỏa mãn hàng loạt nhu cầu của trẻ (nhu cầu nhậnthức, giao tiếp, phối hợp hoạt động…) đáp ứng sự phát triển của trẻ ở giai

Trang 15

đoạn này Chính vì vậy, một trong những nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ

ở trường mầm non là cần phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo, đặc biệt

là trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)

Phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tức là phát triển kĩnăng diễn đạt mạch lạc trong hai kiểu lời nói (đối thoại và độc thoại) thôngqua ba nhiệm vụ sau đây:

Nhiệm vụ thứ nhất: Phát triển vốn từ và kĩ năng sử dụng từ ngữ trong lời

nói của trẻ Từ là một thể thống nhất giữa âm thanh và ý nghĩa, cho nên cungcấp cho trẻ một từ mới cần phải tiến hành song song các nhiệm vụ: giúp trẻnhận thức mặt ý nghĩa của từ, dạy trẻ phát âm đúng từ đó, đồng thời giúp trẻbiết sử dụng từ để nói năng rõ rang, mạch lạc, có nội dung

Việc phát triển nội dung từ ngữ, mở rộng vốn từ và dạy trẻ biết cách sửdụng từ ngữ để diễn đạt ý nghĩ của mình được tiến hành đồng thời trong mốiquan hệ tương hộ lẫn nhau, không thể tách rời nhau trong quá trình trẻ thamgia vào các hoạt động ở trường mầm non

Nhiệm vụ thứ hai: Hình thành và phát triển cấu trúc ngữ pháp cho trẻ

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học nắm cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt không phảibằng cách phân tích các thành phần của câu, đặc điểm ngữ pháp tiếng Việt…

mà trẻ học bằng cách trực tiếp tham gia vào các hoạt động ở trường mầm non(hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động lao động, tham quan, dạochơi…) Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ được nghe cô nói, bạn nói, trẻghi nhớ cấu trúc ngữ pháp một cách tổng quát Nhờ sự lặp đi lặp lại các cấutrúc ngữ pháp mà trẻ nghe được, trẻ nhập tâm, bắt chước và tập sử dụng vàocác tình huống khác trong hoạt động ngôn ngữ của trẻ

Nhiệm vụ thứ ba: Giáo dục ngữ âm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là một

trong những nhiệm vụ phát triển lời nói mạch lạc ở trẻ Giáo dục ngữ âm chotrẻ 5-6 tuổi là giáo dụ kĩ năng ghi nhận, phân biệt các loại âm thanh và quá

Trang 16

trình tái hiện âm thanh Hai quá trình này được phát triển đồng thời trong mốiquan hệ tương hỗ lẫn nhau Phát triển ngữ âm cho trẻ 5-6 tuổi được tiến hànhdựa trên cơ sở trực quan và hành động Để phát triển khả năng ghi nhận vàphân biệt các loại âm thanh cho trẻ, cô giáo không cần phát âm rõ ràng các âmtiết rời rạc cho trẻ nghe mà phải gắn với lời nói của mình, với các tình huống

cụ thể trong quá trình tổ chức các hoạt động đa dạng của trẻ ở trường mầmnon nhằm giúp trẻ nghe các âm thanh đa dạng, các ngữ điệu khác nhau tronglời nói Đồng thời, để rèn luyện kĩ năng tái hiện âm thanh, cô giáo có thể tổchức cho trẻ kể lại chuyện theo tác phẩm văn học, đọc thơ, diễn kịch hoặcthông qua các hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai

Tóm lại: Việc phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được thực

hiện thông qua ba nhiệm vụ: phát triển vốn từ, đặc biệt là mặt ngữ nghĩa củatừ; hình thành cấu trúc ngữ pháp Tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng phát âm Banhiệm vụ này được tiến hành đồng thời trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau,

tương hỗ lần nhau Sự mạch lạc trong lời nói của trẻ 5-6 tuổi được thể hiện

trong cách dung từ ngữ, cách sử dụng câu và cách cấu âm như thế nào để người nghe hiểu một cách trọn vẹn, đầy đủ ý nghĩa và tình cảm của trẻ Nếu

như việc trao đổi đàm thoại giữa cô giáo và trẻ, giữa trẻ với trẻ là hình thứcphát triển khả năng mạch lạc trong lời nói đối thoại thì việc kể chuyện cho trẻnghe và tập cho trẻ kể lại chuyện là hình thức phát triển khả năng mạch lạctrong lời nói độc thoại

1.3.2 Sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn

Lời nói mạch lạc phản ảnh một trình độ tương đối cao không chỉ vềphương diện ngôn ngữ mà còn cả về phương diện tư duy Để có được kĩ năngngôn ngữ mạch lạc, mỗi người đều phải trải qua quá trình học tập rèn luyệnvất vả Quá trình này bắt đầu từ lứa tuổi mầm non và nó diễn ra liên tục trongsuốt cuộc đời mỗi con người Giai đoạn tuổi mầm non, điển hình là trẻ mẫu

Trang 17

giáo lớn (5-6 tuổi) được coi là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành kĩ năng ngôn ngữ mạch lạc.

Phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi không thể tiếnhành một cách tùy tiện Sự phát triển này phải tuân theo những quy luật nhấtđịnh, phán ánh đặc điểm phát triển kĩ năng ngôn ngữ nói riêng và đặc điểmtâm-sinh lý nói chung của lứa tuổi này Một trong những nhiệm vụ giáo dụcquan trọng ở trường mầm non là hình thành kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ chotrẻ, đảm bảo cho trẻ 5-6 tuổi sau khi kết thúc ở trường mẫu giáo phải có kĩnăng sử dụng tiếng mẹ đẻ tương đối thành thạo, trẻ có thể nói năng lưu loát,

rõ rang, mạch lạc, khúc chiết về một nội dung nhất định Làm được điều đó,giáo dục Mầm non đã góp phần thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu vềviệc giữ gìn và bảo vệ tiếng nói của dân tộc Việt Nam “Tiếng nói là thứ củacải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc Chúng ta phải giữ gìn nó,quý trọng nó, làm cho nó phổ biến, ngày càng rộng khắp”

1.4 Sự cần thiết phải phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn

Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo xuấthiện do nhu cầu muốn mô tả lại cho người khác nghe những gì trẻ nhìn thấy

mà không thể dựa vào các tình huống cụ thể trước mắt

Ví dụ: Về nhà, trẻ muốn kể cho mẹ của mình nghe chuyện về một bạn học

ở trên lớp đã lấy trộm đồ của bạn khác…

Nhu cầu giải thích, phân trần cho bạn hay người lớn về một vấn đề nào đónhằm mục đích thuyết phục người nghe Để đạt được mong muốn đó, trẻ phải

cố gắng diễn đạt suy nghĩ của mình một cách rõ ràng theo đúng trình tự, thểhiện được ý cơ bản và mối liên hệ giữa các sự việc, sự vật, hiện tượng… Cónghĩa là trẻ phải nắm được các kĩ năng diễn đạt mạch lạc ý nghĩ của mình.Mẫu giáo lớn là lứa tuổi cao nhất của bậc Mầm non, ở tuổi này trong nộidung dạy học cho trẻ có thêm một nội dung mới hết sức quan trọng là chuẩn

Trang 18

bị cho trẻ vào học lớp 1 Lứa tuổi này, nhu cầu nhận thức của trẻ phát triểnmạnh, nhu cầu nhận thức là nhu cầu hướng tới, tiếp thu những tri thức mới,phương pháp mới, nhu cầu này sẽ phát triển thành động cơ học tập nếu nhưtrẻ em được vào lớp 1, biểu hiện là trẻ rất thích được đến trường.

Tròn 6 tuổi trẻ em phải có vốn ngôn ngữ phong phú, diễn đạt được nhữngcâu nói đơn giản, hiểu được những câu đơn giản người khác nói

Do vậy phát triển lời nói mạch lạc là một nhiệm vụ quan trọng trong việcgiáo dục trẻ mẫu giáo lớn

2 Một số đặc điểm của trẻ mẫu giáo lớn

Ở lứa tuổi này trẻ có thể học đọc và học viết Ngoài ra, do sự phát triển của hệthần kinh nên số lần ngủ trong ngày và thời gian ngủ của trẻ cũng giảm xuốngcòn khoảng 11h trên ngày

Trang 19

 Về hệ vận động: Trẻ 5-6 tuổi có sự phối hợp vận động của nhiều nhóm cơlớn Việc tiếp thu những thói quen và vận động hang ngày của trẻ phụ thuộcvào đặc điểm của từng cơ thể trẻ, nhất là sự luyện tập phù hợp

 Về hệ tuần hoàn: Thành phần trong máu của trẻ cũng tăng lên và có sự biếnđổi về chất: Huyết sắc tố 80 - 90%; hồng cầu 4,5 – 5 triệu đơn vị; bạch cầu 7– 10 nghìn; tiểu cầu 200-300 nghìn Ngoài ra, tần số co bóp của tim cũng tănglên từ 80 – 110 lần trên một phút

Tính hiếu kì phát triển mạnh Trẻ có sự tưởng tượng rất phong phúchính vì thế mà chúng rất hiếu kỳ, cái gì cũng muốn tìm hiểu, muốn biết Khithấy cái gì mới lạ, trẻ tò mò ngắm nghía; được đi ra ngoài thì ngó trước ngósau và luôn miệng đặt câu hỏi “tại sao?” Để thỏa mãn cho sự tò mò trẻthường thích hỏi han, thăm dò để tìm ra đáp án Vì thế cha mẹ nên cố gắnggiải thích cho con mình hiểu một cách chi tiết, đừng quá qua loa Nếu khôngtrẻ sẽ cảm thấy mất đi hứng thú để tìm hiểu mọi vật xung quanh, mà chúngchỉ dựa vào những suy đoán của mình

Tâm lý không ổn định Trẻ có tâm lý không ổn định, lúc khóc lúc cười,hay giận hờn và nổi cáu Chúng bắt đầu có tính ích kỷ, không muốn chia sẻbất cứ cái gì là của mình, hiếu thắng và thích đặt mình là trung tâm Trẻ rất

Trang 20

nhạy cảm hay tủi thân nếu bố mẹ không chú ý, buồn nếu bị mắng và thườngcảm thấy rất có lỗi nếu làm sai việc gì Trẻ cũng hiếu thắng, luôn mong muốnmình phải làm đúng, làm tốt mọi việc Ở độ tuổi này trẻ rất thích xem phimhoạt hình, múa rối, truyện tranh… tất cả những phim ảnh có hình tượng cụthể Dễ rơi vào trạng thái lúng túng, xấu hổ Chuẩn bị về mặt tâm lý cho trẻvào lớp một là bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của trẻ.

* Đặc điểm tri giác

Trẻ mẫu giáo thường tri giác những gì phù hợp với nhu cầu, những gìthường gặp hoặc được giáo viên chỉ dẫn Tính cảm xúc thể hiện rất rõ khi trẻtri giác Những gì trực quan rực rỡ, sinh động được trẻ trực giác tốt hơn Điềunày cho thấy tính cần thiết phải đảm bảo tính trực quan trong dạy học nóichung và trong dạy kể chuyện nói riêng

* Đặc điểm chú ý

Chú ý không chủ định phát triển mạnh ở trẻ 5 – 6 tuổi Sự chú ý của trẻtập chung vào những gì mới mẻ, rực rỡ Chú ý có chủ định còn thiếu, các emchỉ thực sự chú ý khi có động cơ cần thúc đẩy như: được cô khen, được cácbạn biểu dương, thán phục… Vì vậy khen thưởng có ý nghĩa lớn với các em

* Đặc điểm trí nhớ

Ở tuổi này trí nhớ trực quan phát triển mạnh hơn trí nhớ từ ngữ logic.Các trẻ ghi nhớ những sự vật, hiện tượng cụ thể dễ dàng hơn nhiều so vớinhững lời giải thích dài dòng, huynh hướng ghi nhớ máy móc là đặc điểm nổibật và cần được phát huy trong môn kể chuyện cho trẻ

* Đặc điểm tưởng tượng

Trẻ mẫu giáo là tuổi thần tiên, lứa tuổi có nhiều trí tưởng tượng phongphú nhất, trẻ có thể tưởng tượng mình được gặp Hoàng tử, Công chúa hay hóathân thành Lọ Lem, Bạch Tuyết… Đó là những giấc mơ hết sức hồn nhiên vàđáng yêu của trẻ Song tưởng tượng của trẻ còn tản mạn, rời rạc Những đồ

Trang 21

dùng trực quan sinh động, những cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ giàu nhạc điệu của

giáo viên là điều kiện tốt để trẻ hình thành tưởng tượng

* Sự phát triển nhân cách

Trẻ từ 3 – 6 tuổi là thời điểm quan trọng cho việc hình thành và pháttriển nhân cách Ở lứa tuổi này, những tác động giáo dục từ phía nhà giáodục ảnh hưởng chủ đạo đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ thơ.Trong giai đoạn 5 – 6 tuổi, sự phát triển nhân cách của trẻ tương đối êmđềm, phẳng lặng Tuy nhiên cũng có những biểu hiện rõ nét mới: trẻ dễ xúcđộng, khó kìm hãm cảm xúc Tình cảm của trẻ gắn liền với đặc điểm trựcquan, hình ảnh cụ thể

2.3 Đặc điểm tư duy

Sự phát triển tư duy ở độ tuổi 5 – 6 tuổi mạnh mẽ về kiểu loại, các thaotác và thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng;thông tin giữa mới và cũ, gần và xa…

Tư duy trực quan – hành động và tư duy trực quan – hình ảnh vẫn tiếptục phát triển, nghĩa là trẻ em giải quyết nhiệm vụ vẫn phải dựa vào các thaotác bằng tay và các hình ảnh trực quan

Đặc điểm nổi trội của trẻ ở giai đoạn này là xuất hiện một loại tư duytrực quan mới: tư duy trực quan – sơ đồ Đây là trình độ phát triển caonhất của tư duy trực quan – hình ảnh, đây cũng là cơ sở để trẻ em phát triển

tư duy

tưởng tượng

Kiểu tư duy này tạo ra cho trẻ một khả năng phản ánh những mốiliên hệ tồn tại khách quan, không bị phụ thuộc vào hành động hay ýmuốn chủ quan của bản thân đứa trẻ

Trang 22

Có nhiều dạng tri thức nếu chỉ giải thích bằng lời hay tổ chức hànhđộng với đồ vật trẻ trẻ vẫn không thể lĩnh hội được Nhưng nếu tổ chức chotrẻ hành động với sơ đồ trực quan thì trẻ sẽ lĩnh hội được một cách dễdàng.

Trang 23

Ví dụ: chỉ cần một sơ đồ đơn giản là một tờ giấy được cắt ra làm nhiều mảnhrồi từ những mảnh đó chắp lại với nhau để tạo thành tờ giấy như cũ thì việclàm đó giúp trẻ hiểu rõ một nguyên lý khá trừu tượng là: bất cứ một đốitượng nguyên vẹn nào cũng có thể chia ra thành nhiều bộ phận nhỏ vàlại có thể khôi phục những bộ phận đó lại thành một chỉnh thể Tư duy trựcquan – sơ đồ giúp trẻ một cách có hiệu lực để lĩnh hội những tri thức ởtrình độ khái quát cao, từ đó mà hiểu được bản chất của sự vật Tuy nhiên

tư duy của trẻ vẫn bị sơ đồ khống chế hoàn toàn cho nên trẻ chưa tiếp thuđược những mối quan hệ trừu tượng tách khỏi sơ đồ, nghĩa là chưa tiếpthu được khái niệm khoa học, chỉ khi vào học lớp một thì trẻ mới tiếp thuđược

Tư duy của trẻ đang có bước chuyển biến quan trọng, tự nhậnbiết những sự vật hiện tượng cụ thể chuyển sang nhận biết những hình ảnhkhái quát đó là chuẩn cảm giác

Trang 24

các hình thức của âm thanh ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ và phát âm đúng ngay

cả những âm và vần khó, khả năng sử dụng giọng nói biểu cảm hơn

Ví dụ: khúc khuỷu, thuyền buồm, nghênh ngang, loanh

quanh

Trang 25

- Trẻ học và bắt chước ngữ điệu của người lớn rất tốt, bước đầu đã biết sử dụng các phát triển đơn giản của giọng như cao độ, cường độ, trường độ.

Ví dụ: Khi kể chuyện diễn cảm: trẻ biết lên giọng, xuống giọng, biết ngắt,

nghỉ đúng chỗ

* Đặc điểm vốn từ:

- Trẻ mẫu giáo lớn vốn từ đang ở thời kỳ phát triển Vì vậy, số lượng từtăng nhanh khoảng 1300 – 2000 từ; danh từ và động từ vẫn chiếm ưu thế,số

lượng tính từ và các loại từ khác đã tăng dần lên; có khả năng sử dụng tính từchỉ mức độ, đặc điểm tính chất của sự vật hiện tượng; trẻ sử dụng từ rấtnhanh và sáng tạo

Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian như: cao thấp, dài – ngắn, rộng – hẹp; các từ chỉ tốc độ như: nhanh - chậm, các từ chỉmàu sắc: xanh, đỏ, vàng, đen, trắng Ngoài ra các từ có khái niệm tương đốinhư: hôm qua, hôm nay, ngày mai trẻ dùng còn chưa chính xác Một số trẻcòn biết sử dụng các từ chỉ màu sắc khó hơn như: xanh lá cây, da cam, tím,xám Tuy nhiên trẻ sử dụng một số từ còn chưa chính xác Ví dụ: Hoa có thít

-ăn kem không?(thích)

* Đặc điểm ngữ pháp:

- Trẻ đã biết dùng câu chính xác và dài hơn

+ Câu ghép chính phụ: Con thích bông hoa thôi, màu bông hoa đẹp màbạn

Lan lại hái rồi

+ Câu ghép đẳng lập: Thu đi chơi, Thu không làm bài tập

- Trẻ ít sử dụng câu cụt hơn Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ dùng từkhông chính xác

Trang 26

Ví dụ: Mẹ ơi, con muốn cái váy kia! Chủ yếu trẻ vẫn sử dụng câu đơn mở

rộng

* Đặc điểm sự phát triển các loại ngôn ngữ:

Trang 27

Bước sang giai đoạn 5 – 6 tuổi hình thành ở trẻ ba loại ngôn ngữ: Ngônngữ ngữ cảnh; ngôn ngữ tình huống; ngôn ngữ giải thích (ngôn ngữmạch lạc).

- Ngôn ngữ ngữ cảnh: Trẻ biết dùng ngôn ngữ mô tả những điềumắt thấy, tai nghe cho người lớn hiểu mà không dựa vào tình huống cụthể Yêu cầu với loại ngôn ngữ này trẻ phải diễn đạt rõ ràng, khúc chiết

- Ngôn ngữ tình huống: Trẻ sử dụng khi đối thoại với người lớn

- Ngôn ngữ mạch lạc: Phát triển mạnh bởi vì bước sang tuổi này làm nảysinh nhu cầu trẻ phải giải thích nội dung, chủ đề và lựa chọn bứctranh, đồchơi và giải thích để người lớn hiểu được những điều trẻ mongmuốn

Ở lứa tuổi này trẻ biết trình bày theo một trật tự xác định làm nổi bật

được những ý cơ bản để người lớn đồng tình hay không đồng

tình

Yêu cầu trẻ có ngôn ngữ mạch lạc là trước khi giải thích một điều gì đóthì trẻ phải nghĩ trong đầu, nghĩa là có sự tham gia của tư

duy

3 Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

3.1 Khái niệm kể chuyện

Kể là một động từ biểu thị hành động nói Theo từ điển Tiếng Việt (VănTân chủ biên) giải thích “kể là nói rõ đầu đuổi” Khi ở vị trí một thuật ngữ,

kể chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau

Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình, loại hìnhkịch) còn gọi là truyện hoặc tiểu thuyết

Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng

Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn Tập làm văn

Chỉ tên một phân môn được học trong các lớp ở trường Tiểu học

Trang 28

Kể chuyện là hình thức ngôn ngữ độc thoại, thuật bằng lời có logic, có tìnhcảm về một sự kiện theo trình tự phát triển của nó Khi kể chuyện trẻ phải tựlựa chọn ý tưởng, nội dung chuyện và hình thức ngôn ngữ, nhớ lại sự kiện, sự

Trang 29

vật hiện tượng từ sự quan sát thế giới xung quanh theo trình tự diễn biến sựviệc trong một khoảng thời gian nhất định và diễn tả lại sự việc đó bằng ngônngữ của mình Trong khi kể chuyện trẻ lồng vào đó những suy nghĩ, tình cảm,cảm xúc của mình – nghĩa là trẻ sử dụng ngôn ngữ của bản thân để bộc lộnhững điều mà chính bản thân mình thấy, nhận biết và cảm xúc được Kểchuyện được xem như là một hoạt động phát triển ở trẻ một cách tích hợp vàtoàn diện các mặt nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và tâm lý Vì vậy người ta

sử dụng các hình thức kể chuyện khác nhau vào mục đích giáo dục, tùy thuộcvào tâm lý lứa tuổi, vốn kinh nghiệm và mức độ phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Kể chuyện là một hình thức hoạt động ngôn ngữ của con người nhằm mụcđích giao lưu, trao đổi thông tin giữa người với nhau Trong hoạt động nàycon người sử dụng phương tiện ngôn ngữ, thực hiện các thao tác củangôn ngữ để bộc lộ nội tâm bên trong Người kể chuyện sử dụng những hiểubiết về ngôn ngữ của mình (vốn từ, cách phát âm, nguyên tắc sử dụngcâu, phong cách trình bày…) để diễn đạt, bày tỏ và chia sẻ những suy nghĩ, ýtưởng, tâm tư, tình cảm, cảm xúc, nhu cầu, mong muốn, tâm trạng… củamình về đối

tượng nào đó Cùng một nội dung như nhau, mỗi người có cách thức trình bàyriêng bởi sự khác biệt về ngữ điệu giọng nói, cách lựa chọn từ ngữ, cách sửdụng các loại câu

3.2 Kể chuyện sáng tạo

3.2.1 Khái niệm kể chuyện sáng tạo

 Khái niệm sáng tạo: Khái niệm sáng tạo được định nghĩa ở những mức độ,

cấp độ và các góc độ khác nhau bởi các nhà chuyên môn

- Theo các nhà chuyên môn về các ngành kinh tế định nghĩa: Sáng tạo(Creativity) là hoạt động tạo ra bất kì cái gì có đồng thời tính mới và tính ích

Trang 30

lợi Trong định nghĩa này, từ “hoạt động” được dùng với nghĩa rất rộng, chứkhông phải theo nghĩa hẹp – “hoạt động riêng của con người” Đó chính là

Trang 31

hoạt động tạo ra sự phát triển của bất kì đối tượng nào và sự phát triển

là thuộc tính của vật chất (hiểu theo nghĩa triết học) Còn cụm tự “bất kì cáigì” cho thấy kết quả là sáng tạo cũng như chính hoạt động sáng tạo có thể

có ở bất kì lĩnh vực nào của thế giới vật chất và thế giới tinh thần, miễn là

“cái gì đó” có đồng thời tính mới và tính ích lợi Nếu “cái gì đó” chỉ có tínhmới hoặc tính ích lợi thì không được coi là sáng tạo “Tính mới” là bất kì sựkhác biệt nào của đối tượng cho trước so với đối tượng tiền thân của nó.Trong trường hợp này chúng ta nói rằng đối tượng cho trước có tính mới

Để có được sự sáng tạo, tính mới phải đem lại lợi ích, không phải mới để màmới “Tính ích lợi” do tính mới tạo ra có thể rất đa dạng như tăng năng suất,hiệu quả; tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu; giảm giá thành; có thêmchức năng mới; sử dụng thuận tiện hơn; thân thiện hơn với môi trường;tao thêm được các xúc cảm, thẩm mĩ tốt… Ở đây cần đặc biệt lưu ý: “Tính íchlợi” chỉ thể hiện ra khi đối tượng cho trước “làm việc” theo đúng chức năng

và phạm vi áp dụng của nó

- Theo từ điển Tiếng Việt thì “sáng tạo là tìm thấy và làm nên cái mới”tạo ra những cái mới, chưa từng có cũng chưa từng xuất hiện trong cuộcsống

- Theo quan điểm cá nhân thì tính sáng tạo được định nghĩa là một ýtưởng mới phù hợp với thời đại và không gian sinh ra nó, ý tưởng đó mang lạigiá trị

Sáng tạo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta,không phải chỉ có những người làm nghệ thuật mới phải thường xuyên sángtạo mà mọi người ở những ngành nghề khác nghau đều phải va chạm với nótrong cuộc sống hàng ngày

Lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò,

trítưởng tượng bay bổng, khả năng lien tưởng mạnh Vì vậy đây là giai đoạn tối

Trang 32

ưu, là “mảnh đất” màu mỡ để gieo hành vi sáng tạo Mọi trẻ em đều tiềmẩn

Trang 33

năng lực sáng tạo, sự sáng tạo của trẻ không giống sự sáng tạo của người lớn.Sáng tạo của người lớn là tạo ra cái mới, cái độc đáo gắn với tính chủ đích, cótính bền vững và thường là kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi… Sự sáng tạocủa trẻ em lại khác, thường bắt đầu bằng sự tái tạo, bắt chước, mô phỏngvà

thường không có tính chủ đích Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiềuvào cảm xúc, vào tình huống và thường kém bền vững

 Kể chuyện sáng tạo

Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là lấy trẻ làm nòng cốt và phát huy tính sángtạo cho trẻ Có thể minh họa như thế này: Giáo viên có thể lấy mộtcâu chuyện ngắn trong chương trình, có thể có tranh minh họa (thường là 3tranh), cô giới thiệu các nhân vật ở trong tranh và kể câu chuyện theo thứ tựcác bức tranh Sau đó cô khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện theo một cáchkhác mà trẻ hiểu, có thể đổi các bức tranh để cho trẻ kể theo sự sáng tạo

và suy nghĩ của mình Để làm được điều này phải chuẩn bị cho bé rất nhiều:cách diễn đạt câu cú, cách hiểu vấn đề… việc này sẽ giúp trẻ tự tin hơn khirèn luyện cho trẻ tính sáng tạo và trình bày sáng tạo của mình trước đámđông Cô giới thiệu các bức tranh và giúp trẻ làm quen với các nhân vậttrong tranh Giúp trẻ khám phá những điều mới trong các bức tranh Các béhọp nhóm để sáng tạo cho câu chuyện của mình sẽ kể Các trẻ ghép tranhtheo các thứ tự khác nhau và chuẩn bị kể theo sự sáng tạo của mình

Để có được một câu chuyện sáng tạo, trẻ phải tự nghĩ ra nội dung của

nó, tạo ra cấu trúc logic, thể hiện trong hình thức lời nói tương ứng với nộidung đó Công việc này đòi hỏi vốn từ phong phú, các kĩ năng tổng hợp, kĩnăng truyền đạt lại ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý

và biểu cảm Những kĩ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình học tập có

hệ thống và bằng sự luyện tập thường xuyên

Trang 34

Tưởng tượng có liên hệ với cảm xúc Mọi hình thức của tưởng tượngsáng tạo để có yếu tố của tình cảm, cảm xúc Tưởng tượng giữ vai trò quantrọng trong sự phát triển tình cảm ở trẻ Tưởng tượng gắn liền với tưduy, vạch ra những con đường mới giúp tư duy có đà đi lên, bổ sung cho tưduy và giải quyết khi tư duy gặp bế tắc Tư duy vạch ra cái logic cho tưởngtượng, làm cho tưởng tượng bớt hoang tưởng.

Kể chuyện sáng tạo của trẻ dựa trên cơ sở của sự tưởng tượng Sángtạo ở đây không được dùng theo quan niệm thông thường coi sáng tạo làhoạt động của bậc thiên tài, của những vĩ nhân mà chỉ là một hoạt động của

tư duy

được hình thành trong sự tưởng tượng và thông qua hoạt động tưởngtượng, nhờ có sự tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, xử lí chúng và xây dựng lênnhững mối lien hệ mới Trong kể chuyện sáng tạo trẻ vận những kinh nghiệm

mà trẻ đã trải qua, những kiến thức mà trẻ đã lĩnh hội được, cùng vớihoạt động

tưởng tượng, sáng tạo lên những câu chuyện mới Thông qua kể chuyện sángtạo, các hoạt động tâm lý của hệ thần kinh cấp cao của trẻ được phát huy

và rèn luyện Trong quá trình kể chuyện sáng tạo trẻ phải vận dụng hết vốnkinh nghiệm của mình, cùng với khả năng ngôn ngữ và tư duy ngôn ngữ củatrẻ để sáng tạo ra những câu chuyện hợp lí, logic và có bố cục chặt chẽ Vìvậy, biện pháp kể chuyện sáng tạo góp phần quan trọng trong sự phát triểnkhả năng ngôn ngữ của trẻ

3.2.2 Biện pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

Có những biện pháp hướng dẫn trẻ kể chuyện sáng tạo khác nhau như:

- Biện pháp lập dàn ý: Nghĩ ra một câu chuyện hoặc chuyện cổ tích theodàn ý cô đặt ra Dàn ý chỉ xác định trật tự của lời kể, còn sự phát triển trẻphải tự thực hiện

Trang 35

Ví dụ: Cô gợi ý trẻ sáng tác chuyện “Bạn Lan đã giúp bà như thế nào?” bằng các câu hỏi “bạn Lan đã giúp bà những công việc gì?”, sau khi trẻ đã

Trang 36

trả lời các câu hỏi của mình theo các cách khác nhau thì cô lại đưa ra cho trẻ

hệ thống các câu hỏi khác nhau như “bà cảm thấy như thế nào khi được Lan giúp”

- Biện pháp cho trẻ kể đoạn kết thúc truyện: cô kể đoạn mở đầucâu chuyện rồi gợi ý cho trẻ kể đoạn kết thúc của câu chuyện

Ví dụ: Cô kể dở chừng câu chuyện :Chú dê đen” sau đó cô hỏi trẻ “liệu chú

dê đen có kết cục giống với chú dê trắng không? Vì sao con nghĩ như thế? Hãy suy nghĩ và kể cho cô nghe nào?”

- Biện pháp cô và trẻ cùng kể chuyện: Cô và trẻ thống nhất cùng đưa ramột chủ đề nào đó, sau đó cô và trẻ cùng sáng tác truyện Trẻ có thể kểnối tiếp sau các tình huống cô đưa ra và ngược lại

Ví dụ: Hôm nay cô và chúng mình cùng đến dự sinh nhật của bạn Gấu con nhé Chúng mình phải bắt đầu câu chuyện này như thế nào nhỉ? Ai còn nhớ ngày sinh nhật của Gấu con, nói cho cô và cả lớp cùng nghe nào? … vào ngày sinh nhật của Gấu con,… (cô cho trẻ kể các đoạn đầu và đoạn tiếp theo cho đến hết câu chuyện)

- Biện pháp sáng tác chuyện tập thể: Cô và trẻ cùng thống nhất đưa ra mộtchủ đề nào đó, sau đó dưới sự hướng dẫn của cô cả lớp cùng sáng tác chuyệntheo chủ đề đó

Ví dụ: Cô đưa ra chủ để “Đi thăm bạn Thỏ bông bị ốm” trẻ sẽ bàn bạc và đưa ra ý kiến những gì sẽ xảy ra trong buổi đi thăm đó, khi đi thăm cần chuẩn bị những gì? Nói gì để động viên Thỏ bông? Trong quá trình kể chuyện, tất cả các trẻ phải theo dõi xem câu chuyện đã diễn biến đến đâu và tự mình tưởng

tượng để sáng tạo cho đoạn tiếp theo của câu

chuyện.

Trang 37

- Biện pháp nghĩ ra câu chuyện theo đề tài cô đưa ra (không có dàn ý) hoặctheo đề tài mà trẻ tự chọn, tự nghĩ ra Loại chuyện kể sáng tạo này có thểtiến hành dưới hình thức “Ai nghĩ ra được câu chuyện thú vị?”

Trang 38

Ví dụ: Ai có thể nghĩ ra một câu chuyện thú vị để kể cho cô và các bạn cùng nghe nào?

3.2.3 Thuận lợi và khó khăn của việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

Việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ là một quá trình, quá trình này diễn

ra nhanh hay chậm, tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào nhà giáo dục Việcgiáo dục phát triển lời nói trong cuộc sống hang ngày cho trẻ có thể thựchiện ngay tại gia đình và nhà giáo dục lúc này có thể là bố mẹ, ông bà, anhchị em, những người lớn tuổi, nhưng để trẻ có thể giao tiếp với xã hội và cóthể phát triển toàn diện nhất thì cần thiết phải cho trẻ làm quen với văn học.Hướng tới việc đào tạo ra những con người mới tự tin, sáng tạo thì việcdạy trẻ kể chuyện sáng tạo giữ một vị trí quan trọng Với việc phát triển lờinói mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo cónhững thuận lợi và khó khăn sau:

3.2.3.1 Thuận lợi

Trẻ 5-6 tuổi sự phát triển về đặc điểm cơ thể gần như đã hoàn thiện, đặcbiệt là cơ quan phát âm của trẻ, trẻ có thể nói và phát âm chính xác đạt đượctới mức độ của như của người lớn

Phần lớn trẻ mẫu giáo lớn đã nắm được và phát âm đúng tất cả các âmcủa tiếng mẹ đẻ, phát âm đúng hầu hết các thanh điệu; biết phát âm đúng và

rõ các từ, câu; biến đổi cường độ, ngữ điệu phù hợp; sử dụng các phươngtiện biểu cảm phù hợp khi phát âm Trẻ đã có thể sử dụng được nhữngcâu phức tạp hơn những câu tường thuật như câu nghi vấn, câu cảm thán,câu hô ứng… để miêu tả sự vật, hiện tượng, con người Có thể nói nhữngcâu dài, câu ngắn, câu đặc biệt, câu rút gọn khác nhau Trẻ biết sử dụng lờinói để trao đổi, thảo luận, hợp tác, chỉ dẫn bạn bè, cũng như bày tỏ nhữngsuy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của bản thân

Trang 39

Ở trẻ lúc này, lời nói mạch lạc đã được phát triển ở mức độ tương đốicao Trẻ biết nói một cách rõ ràng, chính xác, tuần tự theo trật tự từ màkhông bị đảo ngược các vị trí của chúng Trẻ biết diễn đạt mở rộng một nộidung xác định, thực hiện một cách logic, tuần tự, chính xác, đúng ngữ pháp

và có tính biểu cảm Tính biểu cảm trong lời nói của trẻ cũng ngày càng đượcphát triển và nâng cao hơn

Trẻ có khả năng sáng tạo ra những câu chuyện mới dựa trên cơ sở nhữngcâu chuyện đã có thông qua việc thêm, bớt bắt chước người lớn kể nhữngcâu chuyện cũ với lời văn mới… Thông qua việc trẻ làm quen, tập kể nhữngcâu chuyện làm cho ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển, vốn từ được mởrộng, khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng được mở rộng từ đó làm cho lời nóicủa trẻ ngày càng có sự mạch lạc hơn

Đội ngũ giáo viên trong trường có trình độ chuẩn về chuyên môn,nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ Có khả năng đọc kể diển cảm cho trẻ nghe vàbiết định hướng cho trẻ kể chuyện sáng tạo có hiệu quả, tạo được môi trườnghoạt động ở các lớp học phong phú Đây là một yếu tố quan trọng góp phầnđưa hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo vào các lớp để thông qua đóphát triển lời nói mạch lạc cho trẻ

Nhà trường và các cấp ban ngành quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và đầu

tư về cơ sở vật chất, đồ dùng, phương tiện cho việc sử dụng vào các câu chuyện từ đó sẽ kích thích sự hứng thú và sáng tạo của trẻ

3.2.3.2 Khó khăn

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn vẫn tuân theo những quyluật chung, tuy có sự phong phú và phức tạp hơn mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo

bé nhưng vẫn gặp nhiều hạn chế về sự mạch lạc trong lời nói của trẻ

Một số trường hợp trẻ còn yếu, chưa phát triển hết về đặc điểm cơ thể, các

Trang 40

cơ quan phát âm, và một số trẻ bị khuyết tật về ngôn ngữ, điều đó gây nên

Ngày đăng: 06/01/2020, 08:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Đào Thanh Âm (1997), Giáo dục mầm non, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục mầm non
Tác giả: Đào Thanh Âm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
2.Nguyễn Xuân Khoa (2003), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
Tác giả: Nguyễn Xuân Khoa
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2003
3.Lã Thị Bắc Lý (2009), Giáo trình Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học
Tác giả: Lã Thị Bắc Lý
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
4.TS Đinh Hồng Thái (2007), Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em
Tác giả: TS Đinh Hồng Thái
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2007
5.TS Đinh Hồng Thái (2009), Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữcho trẻ mầm non
Tác giả: TS Đinh Hồng Thái
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
6.Cao Đức Tiến (1994), Văn học và phương pháp giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và phương pháp giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học
Tác giả: Cao Đức Tiến
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1994
7.Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên), Nguyễn Như Mai, Đinh Kim Thoa (2005), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên), Nguyễn Như Mai, Đinh Kim Thoa
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2005
9.Trang Web: www . m a m non .co m ; h t p : / /t a i l i e u . v n ; h t t p :/ / g i a o a n . v i o l e t . v n / Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w