Tang ma một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng có ở hầu hết các nước trên thế giới, thể hiện đạo lý biết ơn, tình đoàn kết cộng đồng, đó là một giá trị đạo đức truyền thống của nhân loại. Ở Việt Nam, hầu hết các dân tộc đều có truyền thống tổ chức tang lễ cho những người đã khuất, đó là ông bà, cha mẹ, anh, chị, em, người thân, hay người anh hùng của dân tộc, những người có quan hệ huyết thống với họ, ở trong tang lễ thể hiện giá trị đạo đức truyền thống, ở đó có sự thiêng liêng, cao cả, đây cũng là tinh hoa văn hóa dân tộc. Người Nùng ở Cao Bằng không nằm ngoài dòng chảy truyền thống lịch sử này, cùng với các dân tộc trên đất nước Việt Nam và các dân tộc trên thế giới, người Nùng ở Cao Bằng cũng có tục lệ tổ chức tang lễ cho những người thân của họ khi đã khuất.Vấn đề phát triển văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng, nên lễ thức tang ma của các dân tộc trên đất nước ta đứng trước thực trạng mới, đó là vừa phải phát huy những giá trị tích cực, loại bỏ cái lạc hậu, mê tín, dị đoan gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển đất nước cũng như con người mới. Điều đó cũng có nguyên nhân từ nguồn gốc xã hội và nhận thức về thế giới quan và nhân sinh quan của cộng đồng người các dân tộc, và lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng hiện nay cũng đang trong thực trạng đó, vậy nên việc nghiên cứu về nó góp phần phát huy những tinh hoa văn hóa dân tộc Nùng nói riêng cũng như các dân tộc ở Việt Nam và thế giới nói chung.Nghiên cứu lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng là một vấn đề cấp bách hiện nay bởi: nhiều giá trị văn hóa, tư tưởng văn hóa truyền thống của người Nùng mang giá trị nhân văn, trong lễ thức tang ma thể hiện một thế giới quan và nhân sinh quan rất rõ. Trong cuộc vận động bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa công viên địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng hiện nay đòi hỏi những giá trị ấy phải được giữ gìn và phát triển hơn nữa.Trên phương diện triết học, việc nghiên cứu, luận giải những yếu tố triết học trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng, những giá trị triết học về thế giới quan và nhân sinh quan, làm phong phú thêm những giá trị đạo đức truyền thống, những tư tưởng, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, để từ đó bổ sung thêm cho lý luận triết học về tôn giáo, đạo đức, văn hóa dân tộc.Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn “Khía cạnh triết học trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành triết học.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -
HOÀNG VĂN THUẬN
KHÍA CẠNH TRIẾT HỌC TRONG LỄ THỨC TANG MA
CỦA NGƯỜI NÙNG Ở CAO BẰNG HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -
HOÀNG VĂN THUẬN
KHÍA CẠNH TRIẾT HỌC TRONG LỄ THỨC TANG MA
CỦA NGƯỜI NÙNG Ở CAO BẰNG HIỆN NAY
Chuyên ngành : Triết học
Mã số : 8 22 90 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Đình Lâm
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của nhà khoa học Tất cả các số liệu, trích dẫn là hoàn toàn trung thực, có thể kiểm chứng được Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác; nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quy chế đào tạo sau đại học
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Văn Thuận
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Ẹm xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học và các phòng ban khác của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu tại quý trường Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Triết học đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt thời gian qua
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến
TS Nguyễn Đình Lâm người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Triết học của mình
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã hết lòng quan tâm giúp đỡ và động viên em trong quá trình học tập, nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06 năm 2018
Tác giả
Hoàng Văn Thuận
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích nghiên cứu 6
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6
5 Giả thuyết khoa học 6
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 7
8 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8
9 Cấu trúc luận văn 9
10 Tóm tắt các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 9
Chương 1: LỄ THỨC TANG MA CỦA NGƯỜI NÙNG Ở CAO BẰNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10
1.1 Khái niệm tang ma 10
1.1.1 Quan điểm về tang ma trong lịch sử triết học 10
1.1.2 Quan điểm mác xít về tôn giáo – tín ngưỡng 12
1.2 Điều kiện, cơ sở hình thành lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng 18
1.2.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội, văn hóa tác động đến sự hình thành lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng 18
1.2.2 Cơ sở tín ngưỡng, thế giới quan, nhân sinh quan hình thành lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng 20
1.3 Khái quát cấu trúc, quy trình và đặc điểm lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng 21
1.3.1 Cấu trúc, quy trình thực hiện lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng 21
Trang 61.3.2 Đặc điểm 41
Tiểu kết chương 1 47
Chương 2: LỄ THỨC TANG MA CỦA NGƯỜI NÙNG Ở CAO BẰNG – NHỮNG KHÍA CẠNH TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 48
2.1 Tư tưởng triết học trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng 48
2.1.1 Thế giới quan trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng 48
2.1.2 Nhân sinh quan trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng 59
2.2 Những vấn đề đặt ra 74
2.2.1 Những giá trị truyền thống cần bảo tồn và phát huy trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng hiện nay 74
2.2.2 Xu hướng biến đổi 76
2.3 Nhóm giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống trong tang ma của người Nùng ở Cao Bằng hiện nay 78
Tiểu kết chương 2 82
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp những quan niệm về không gian trong tang ma người Nùng ở Cao Bằng 54 Bảng 2.2 Phương pháp tính giờ trong thực hiện tang ma 57 Bảng 2.3 Bảng tổng hợp về quan niệm về con người trong tang ma của người Nùng ở Cao Bằng 61 Bảng 2.4 Bảng tập hợp các nội dung, từ thể hiện chữ “hiếu” 67 Bảng 2.5 Tổng hợp những nội dung thể hiện tính cố kết cộng đồng 70
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tang ma một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng có ở hầu hết các nước trên thế giới, thể hiện đạo lý biết ơn, tình đoàn kết cộng đồng, đó là một giá trị đạo đức truyền thống của nhân loại Ở Việt Nam, hầu hết các dân tộc đều có truyền thống tổ chức tang lễ cho những người đã khuất, đó là ông bà, cha mẹ, anh, chị, em, người thân, hay người anh hùng của dân tộc, những người có quan hệ huyết thống với họ, ở trong tang lễ thể hiện giá trị đạo đức truyền thống, ở đó có sự thiêng liêng, cao cả, đây cũng là tinh hoa văn hóa dân tộc Người Nùng ở Cao Bằng không nằm ngoài dòng chảy truyền thống lịch sử này, cùng với các dân tộc trên đất nước Việt Nam và các dân tộc trên thế giới, người Nùng ở Cao Bằng cũng có tục lệ tổ chức tang lễ cho những người thân của họ khi đã khuất
Vấn đề phát triển văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một vấn
đề được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng, nên lễ thức tang ma của các dân tộc trên đất nước ta đứng trước thực trạng mới, đó là vừa phải phát huy những giá trị tích cực, loại bỏ cái lạc hậu, mê tín, dị đoan gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển đất nước cũng như con người mới Điều đó cũng có nguyên nhân từ nguồn gốc xã hội và nhận thức về thế giới quan và nhân sinh quan của cộng đồng người các dân tộc, và lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng hiện nay cũng đang trong thực trạng đó, vậy nên việc nghiên cứu về nó góp phần phát huy những tinh hoa văn hóa dân tộc Nùng nói riêng cũng như các dân tộc
ở Việt Nam và thế giới nói chung
Nghiên cứu lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng là một vấn đề cấp bách hiện nay bởi: nhiều giá trị văn hóa, tư tưởng văn hóa truyền thống của người Nùng mang giá trị nhân văn, trong lễ thức tang ma thể hiện một thế
Trang 10giới quan và nhân sinh quan rất rõ Trong cuộc vận động bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa công viên địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng hiện nay đòi hỏi những giá trị ấy phải được giữ gìn và phát triển hơn nữa
Trên phương diện triết học, việc nghiên cứu, luận giải những yếu tố triết học trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng, những giá trị triết học về thế giới quan và nhân sinh quan, làm phong phú thêm những giá trị đạo đức truyền thống, những tư tưởng, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, để từ
đó bổ sung thêm cho lý luận triết học về tôn giáo, đạo đức, văn hóa dân tộc
Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn “Khía cạnh triết học trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng hiện nay” làm đề tài
luận văn thạc sĩ chuyên ngành triết học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Xung quanh vấn đề lễ thức tang ma trên thế giới và Việt nam hiện nay,
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và mô tả về vấn đề này dưới nhiều góc
độ khác nhau Các công trình của các học giả tiếp thường cận tang ma dưới góc độ văn hóa học, lịch sử học, tôn giáo học, dân tộc học,…Các quan điểm của các tác giả rất đa dạng, song chúng ta có thể phân loại thành các loại như sau:
Loại thứ nhất: xem lễ thức tang ma là một hình thức sinh hoạt văn hóa
tín ngưỡng, nét văn hóa – lịch sử truyền thống, đạo đức truyền thống
Loại thứ hai: xem lễ thức tang ma của người Nùng như là một văn hóa
truyền thống của dân tộc
Loại thứ ba: xem lễ thức tang ma của người Nùng như là một hình thức
tôn giáo, tín ngưỡng
Cụ thể về tổng quan tình hình nghiên cứu như sau:
Trong Văn hóa Tày – Nùng của Hà Văn Thư – Lã Văn Lô [36; tr 50 – 54],
văn hóa dân tộc Tày và Nùng được khái quát rất đầy đủ về nguồn gốc văn hóa,
Trang 11các hình thức văn hóa – tín ngưỡng, sự biến đổi theo thời gian của văn hóa – tín ngưỡng của dân tộc Tày và Nùng, đã khái quát lên những nghi lễ tang ma rất chi tiết và đầy đủ Tuy nhiên, chỉ là tổng hợp lại các nghi lễ tang ma, chưa có sự phân tích sâu sắc và hệ thống rõ ràng các khía cạnh triết học trong lễ thức tang ma
Trong cuốn Văn hóa tộc người Nùng do Chu Thái Sơn (chủ biên) –
Hoàng Hoa Toàn [32; tr 93 – 99], hai tác giả đã phân tích sâu sắc, cụ thể và rất chi tiết đầy đủ tập tục tang ma cúa người Nùng gồm mười một nghi lễ chính Nhưng hai tác giả chỉ khái quát toàn bộ các nghi lễ chưa có sự phân tích sâu sắc về khía cạnh triết học trong các lễ thức tang ma của người Nùng
Trong luận án tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Thị Ngân (2011), Tang ma
của người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã phân tích sâu sắc,
đầy đủ vè tang ma truyền thống, cũng như sự biến đổi, sự ảnh hưởng của tang
ma người Nùng ở tỉnh Thái Nguyên trong đời sống cộng đồng mới, đã toát lên những quan điểm về nhân sinh quan cũng như thế giới quan Tuy nhiên, vì công trình này thuộc về chuyên ngành lịch sử học nên những nội dung tư tưởng đó chỉ được phân tích trên khía cạnh chuyên ngành, chứ chưa được hiểu nó là những khía cạnh triết học trong lễ thức tang ma
Trong cuốn Hôn nhân và gia đình các dân tộc thiểu số ở Việt Nam [27;
tr 583 – 629], các tác giả đã nêu lên hơn hai mươi sáu nghi lễ trong tang ma
của người Nùng, đã phân tích chi tiết từng đại lễ và tiểu lễ với các cách thức hoạt động, cách ứng xử trong mỗi nghi lễ đó Và đã có sự tổng hợp rất đầy đủ toàn bộ ý nghĩa của các nghi lễ đó, cũng như cách ứng xử đối với người chết trong suốt quá trình tang ma của người Nùng, có thể nói, tác phẩm này khá hoàn chỉnh về tập tục tang ma của người Nùng Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, mặc dù có sự tổng hợp, khái quát hóa, nhưng phân tích các khía cạnh triết học trong tang ma của người Nùng chưa có sự rõ ràng
Trang 12Trong luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa dân gian của Lò Xuân Dừa
(2016), Tang ma Thái - Quy trình nghi lễ để tạo cuộc sống mới cho người
chết (trường hợp người Thái Phù Yên, Sơn La), tác giả luận án đã nêu lên
quan niệm về thế giới, quy trình trước tang ma và các nghi lễ trong tang ma của người Thái ở Phù Yên, Sơn La, ở đó tác giả đã phân tích sâu sắc về các quan niệm thế giới quan, vai trò của tang lễ cũng như vai trò của thầy Tào trong việc thực hiện tang lễ của người Thái Nhưng tang ma được tác giả phân tích ở góc độ chuyên ngành văn hóa dân gian, chưa đi sâu vào những khía cạnh triết học có trong tang ma của người Thái
Trong luận án tiến sĩ Nhân học văn hóa của Lương Thị Hạnh (2013),
Tang ma của người Tày ở tỉnh Bắc Kạn, tác giả đã đi sâu phân tích các loại
tang ma, các đối tượng của tang ma, vai trò của thầy Tào trong tang ma, cũng như xu hướng biến đổi, phương hướng bảo tồn, rất khách quan và đẩy đủ trên
cơ sở chuyên ngành của mình Nhưng các khía cạnh triết học trong lễ thức tang ma của người Tày ở Bắc Kạn chưa được tác giả phân tích
Trong luận văn thạc sỹ Việt Nam học của Nông Thị Thu (2014), Tang
ma của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng, tác giả luận văn
cũng đã nêu lên sâu sắc, chi tiết các nghi lễ trong tang ma, cũng như các loại tang ma đối với các trường hợp khác nhau, các quan niệm về cách ứng xử, nhân sinh cũng được nêu ra Nhưng, có thể thấy, tác giả phân tích theo khía cạnh đó là một truyền thống văn hóa truyền thống của tang ma dân tộc Tày ở Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng với việc phân tích những xu hướng biến đổi và bảo tồn nét giá trị văn hóa đó Nên chưa có sự phân tích sâu sắc khía cạnh triết học trong tang ma của người Tày ở Cao Bằng
Trong khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Văn hóa dân tộc thiểu số của
Vương Thị Năng (2013), Tang ma truyền thống của người Nùng ở xã Biển
Động, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, tác giả khóa luận đã nêu lên mười
Trang 13năm nghi lễ tang ma truyền thống của người Nùng ở Bắc Giang, và đã nêu lên những giá trị của nó Tuy nhiên, tác giả tiếp cận dưới chuyên ngành văn hóa dân tộc thiểu số nên chưa phân tích những khía cạnh triết học trong đó rõ ràng
và có hệ thống
Trong khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Văn hóa dân tộc thiểu số của
Lê Thu Nga (2010), Tang lễ dân tộc Nùng – truyền thống và biến đổi (kháo
sát tại xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, tác giả khóa luận đã
khái quát lên những tang lễ truyền thống của người Nùng ở xã Tân Đoàn, và
so sánh trên cơ sở giữa cái cũ và cái mới cũng như những giá trị trong tang lễ Tuy nhiên, do được tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành văn hóa nên những khía cạnh triết học chưa được khái quát và tổng hợp
Trong luận văn thạc sỹ lịch sử của Phan Thị Hằng (2010), Lễ cấp sắc
và tang ma của người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai, tác giả
luận văn đã nêu lên những quan niệm về cái chết, về những nghi lễ và kiêng
kị, những biến đổi của tang ma người Dao Tuyển Tuy nhiên, khía cạnh triết học trong lễ thức tang ma cũng chưa được khái quát một cách rõ ràng
Trong luận văn thạc sỹ chuyên ngành lịch sử học của Lê Thị Thanh Vân
(2009), Phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên, tác giả luận văn cũng đã nêu lên vai trò của thầy Tào, Mo,
Then, Pụt trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Nùng ở Đồng Hỷ
Và còn nhiều tác giả, tác phẩm khác cũng bàn về tang ma nói chung cũng như tang ma của các dân tộc nói riêng, trong đó tang ma của người Nùng và người Nùng ở Cao Bằng được tiếp cận dưới khía cạnh triết học thì hầu như chưa có
Trên cơ sở tiêp thu những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận văn kế thừa và đi sâu nghiên cứu, luận giải những khía cạnh triết học trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng hiện nay
Trang 143 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng hiện nay nhằm tìm hiểu, đánh giá những khía cạnh triết học bao chứa giá trị nhân văn sâu sắc, góp phần tôn vinh hệ giá trị trong văn hóa, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên – một triết lý sống cao đẹp của các dân tộc Việt Nam, thông qua đó, bảo tồn và phát huy những tinh hoa trong tư tưởng văn hóa cổ truyền sống của dân tộc trong cuộc sống đương đại
4 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Các thầy then - thầy cúng chuyên thực hiện lễ thức tang ma của người Nùng; các cụ cao tuổi có hiểu biết sâu về lễ thức tang ma của người Nùng; các công cụ phục vụ tang thức (quan tài, tang phục, khu chôn cất, ); quy trình thực hiện lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của toàn bộ luận văn gồm:
- Cơ sở, điều kiện hình thành, phát triển lễ thức tang ma của người
Nùng ở Cao Bằng
- Diện mạo, cấu trúc của lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng.
- Tư tưởng triết học và ý nghĩa nhân văn thể hiện trong lễ thức tang
ma của người Nùng ở Cao Bằng
5 Giả thuyết khoa học
Từ những lý do chọn đề tài, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ở trên, tác giả xin đưa ra giả thuyết như sau:
Lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng hiện nay là một hình thức sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng truyền thống, có quy trình tổ chức chặt chẽ, thống nhất trong đa dạng, nội dung chứa đựng nhiều giá trị tinh hoa văn hóa
của người Nùng Lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng hiện nay chứa
Trang 15đựng những khía cạnh triết học, thể hiện quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan riêng của người Nùng cùng sự hỗn dung với tư tưởng của một số tôn giáo khác
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các khái niệm về lễ thức tang ma, thế giới quan, nhân sinh
quan triết học
- Nghiên cứu, khảo sát các nguồn tài liệu có liên quan tới cơ sở hình
thành, diện mạo và đặc điểm lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng truyền thống và hiện nay
- Xây dựng giả thuyết, luận điểm, luận cứ và xác định phương pháp
luận chứng để chứng minh những khía cạnh triết học trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng trên hai phương diện thế giới quan và nhân sinh quan
- Nghiên cứu, phân tích những đặc điểm, quan niệm về thế giới quan,
nhân sinh quan triết học trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng
- Rút ra ý nghĩa nhân văn của lễ thức tang ma người Nùng ở Cao Bằng
hiện nay
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu lễ thức tang ma của
người Nùng đang được bảo tồn và thực hành trong đời sống văn hóa của người Nùng từ 1986 đến nay
- Về không gian: Luận văn tiến hành chọn mẫu khảo sát ở ba địa bàn
tiêu biểu đại diện cho hai xu hướng: 1) Xu hướng bảo tồn được những yếu tố cổ; và 2) Những địa bàn đã có dấu hiệu lai căng do giao lưu văn hóa Cụ thể, luận văn sẽ khảo sát các xã gồm: các xã huyện Quảng Uyên và phường Sông Hiến thuộc thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
- Về nội dung: Luận văn tập trung vào làm rõ khía cạnh triết học trong
lễ thức tang ma từ cơ sở phong tục truyền thống của người Nùng ở Cao Bằng
Trang 16trên hai phương diện thế giới quan và nhân sinh quan Ngoài ra, luận văn cũng luận giải một số nguyên nhân dẫn tới sự phát triển những nhân tố mới trong lễ thức tang ma của người Nùng.
8 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp luận
Luận văn đặt đối tượng nghiên cứu trong tổng thể nguyên hợp của các yếu tố cấu thành, phát triển của lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng, bao gồm: điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, vai trò của chủ thể văn hóa - con người trong thực hành, bảo tồn và phát huy tang lễ của cộng đồng người Nùng ở đây Do đó, luận văn sẽ sử dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chính sách bảo tồn văn hóa của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh để nhìn nhận, luận giải và đánh giá vấn đề
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số lý thuyết và cách tiếp cận chuyên ngành, liên ngành trong quá trình phân tích, bóc tách các khía cạnh triết học của đối tượng nghiên cứu chính
8.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp khảo sát – điền dã thực địa để nhận diện, xác định diện mạo và cấu trúc lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng Phương pháp này chủ yếu sử dụng ở chương 1 của luận văn
- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu để khái quát lại những đặc điểm về thế giới quan cũng như nhân sinh quan triết học trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng, cũng như chỉ ra ý nghĩa nhân văn của tang lễ người Nùng ở Cao Bằng Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2 của luận văn
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đàng về tôn giáo, dân tộc, văn hóa được sử dụng chung cho toàn bộ luận văn
Trang 179 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc gồm 2 chương 6 tiết
10 Tóm tắt các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
10.1 Những luận điểm cơ bản
- Lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng là một hình thức sinh
hoạt văn hóa – tín ngưỡng đã có truyền thống lâu đời
- Lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng có thể hiện rõ nguồn
gốc, diện mạo, đặc điểm của một thực thể văn hóa riêng của người Nùng
- Lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng thể hiện rất rõ những
khía cạnh triết học về thế giới quan và nhân sinh quan cũng như nhiều giá trị nhân văn sâu sắc
10.2 Đóng góp mới của luận văn
- Đây là công trình đầu tiên làm sáng tỏ tang ma của người Nùng ở
Cao Bằng dưới góc nhìn triết học; là công trình đầu tiên góp phần làm rõ thêm tư tưởng triết học trên hai phương diện thế giới quan và nhân sinh quan trong tang ma của người Nùng nói riêng, đồng thời làm phong phú thể tư tưởng triết học Việt Nam nói chung
- Công trình sẽ góp phần vào việc việc phát huy và bảo tồn tục lễ tang
lễ và văn hóa truyền thống của người Nùng ở Cao Bằng
Trang 18Chương 1
LỄ THỨC TANG MA CỦA NGƯỜI NÙNG
Ở CAO BẰNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Khái niệm tang ma
1.1.1 Quan điểm về tang ma trong lịch sử triết học
Tang ma là một hình thức tôn giáo – tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, một hiện tượng của tồn tại xã hội, mang tính chất siêu nhiên, thần thánh, vì vậy có rất nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về tang ma Do đó, luận văn cũng phân tích một số quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, quan điểm của thần học
và một số quan điểm khác
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, vấn đề tang ma, tức là quan niệm sau khi con người chết, theo Platon “linh hồn bất tử” cư trú trong người sống, khi con người chết đi linh hồn vẫn tồn tại, bất diệt, bởi vì, linh hồn là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được tạo ra từ lâu bởi Thượng đế Nên tang ma
có thể quan niệm là một hình thức giải thoát cho linh hồn bất tử về với vũ trụ
Quan điểm của một số trường phái tôn giáo
Theo kinh Upanishad, Atman "linh hồn" tồn tại trong thể xác con người ở đời sống trần tục, nên ý thức con người lầm tưởng rằng linh hồn "cái ngã" khác với "Linh hồn vũ trụ", khác với nguồn sống không có sinh, không
có diệt của vũ trụ Như vậy, việc con người chết đi do phải chịu nghiệp báo (karma) và tang ma nhằm giải thoát khỏi những ham muốn, dục vọng ở trần gian, làm cho linh hồn được tự do
Theo quan điểm của triết học Phật giáo
Tang ma là quá trình con người đầu thai sang kiếp khác, do luân hồi nghiệp báo, một sự tan rã của thể xác, sự chuyển biến của linh hồn qua Thập điện Diêm Vương, nằm trong quy luật của tự nhiên của vũ trụ Vô ngã – Vô
Trang 19thường; sinh, lão, bệnh, tử điều mà đời người không ai tránh khỏi Việc tổ chức tang ma cho người chết là giúp họ giải thoát khổ đau, nghiệp báo ra khỏi thế giới trần tục này đến thế giới Niết bàn
Theo quan điểm của học thuyết Âm Dương – Ngũ hành, thì chết là sự vận hành của Âm Dương – Ngũ hành sinh – khắc tạo nên Do vậy, tang ma là cái chết của thể xác theo quy luật, âm dương hòa hợp, ngũ hành tương khắc, làm cho thể xác con người chết đi, chỉ còn lại linh hồn
Theo quan niệm của thần học, ở đây chúng ta có thể kể đến các tôn giáo như Ki – tô giáo – Thiên chúa giáo, Hồi giáo,…
Theo quan điểm của Thiên chúa giáo, tang ma là một hình thức mang lại niềm hi vọng và an ủi cho người còn sống, toàn bộ các nghi lễ cầu cho người quá cố và tang quyến, thể hiện sự thương xót và phán xét của Thiên Chúa họ có thể được lên thiên đàng hay bị đày xuống địa ngục
Theo Nho giáo, chết là trở về với đất, tang ma là lễ thức thể hiện chữ
“hiếu” của con cháu đối với cha mẹ, ông bà
Theo Đạo Lão – Trang, việc con người chết đó là quy luật tự nhiên của Đất – Trời, của Đạo Nên tang ma – chết là một quy luật của tự nhiên nhằm đưa người chết về với các vì sao, tinh tú, cõi Tiên
Theo quan điểm của triết học phương Tây hiện đại
Theo Heidegger và Jaspers, từ những quan điểm về cái chết và đi tìm nguồn gốc của cái chết, họ cho rằng, chết là con người không còn hiện hữu nữa, chết là toàn bộ thể xác và tinh thần chết theo, không còn mối quan hệ gì với xã hội nữa., theo họ thì tang ma tức là cái thời điểm kết thúc cuộc đời con người, kết thúc một cuộc sống đầy ý thức và trách nhiệm, đối với tang ma, họ coi đó là
“kẻ thì tiếc thương nhớ nhung”, “kẻ thì thở phào nhẹ nhõm, nguyền rủa”
Ta thấy, các quan niệm từ thần học – tôn giáo, chủ nghĩa duy tâm Đều
có hạn chế nhất định trong cách hiểu về “tang ma”
Trang 20Hạn chế của quan điểm duy tâm là chưa thấy được nguồn gốc vật chất của tang ma, mà chỉ cho đó là một dạng của “tinh thần tuyệt đối”, của “ý niệm”, là một hình thức vận động của ý niệm đó
Quan điểm của các trường phái triết học Phương Đông của Nho, Phật, Lão tuy có những đóng góp, tính biện chứng nhất định về tang ma, nhưng cũng có hạn chế, Nho giáo thì cho đó là do Trời định, mà nguồn gốc xã hội cũng như nhận thức, Đạo giáo thì cũng cho đó là quy luật của tự nhiên, chưa nhìn thấy quy luật xã hội, còn Phật giáo có những yếu tố biện chứng về tang
ma cũng như cái chết, tuy nhiên do hạn chế tôn giáo nên cũng xen lẫn yếu tố duy tâm trong đó
Còn Thiên chúa giáo cho rằng việc thực hiện tang ma đó là do sự xuất phát, mong muốn của lực lượng siêu nhiên, thần thánh (Thiên Chúa) đã an bài rồi
Các quan điểm trên có hạn chế do lịch sử và lợi ích giai cấp nhất định, nên đã đi đến những kết luận về lễ thức tang ma chưa có đủ cơ sở khoa học Chỉ khi chúng ta tìm hiểu về lễ thức tang ma theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử thì người ta mới có cơ sở khoa học đúng đắn, chính xác để thấy được điều kiện, nguồn gốc, bản chất và quy luật của tang ma, cũng như những tính quy định về vật chất, tính khách quan, tính lịch sử - cụ thể, tính hệ thống – cấu trúc của lễ thức tang ma
1.1.2 Quan điểm mác xít về tôn giáo – tín ngưỡng
Vì tang ma là một phần của văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc, nên luận văn sẽ phân tích quan điểm mác xít về tín ngưỡng, tôn giáo
để thấy được quan điểm mác xít về tang ma
- Quan điểm mác xít về tôn giáo – tín ngưỡng
Từ quan điểm của Mác và Ăngghen về tôn giáo – tín ngưỡng, thì tôn giáo
có nguồn gốc từ thực tiễn hoạt động sản xuất của con người C.Mác viết: "Đời
sống xã hội, về thực chất là có tính thực tiễn Tất cả những sự thần bí đang đưa
Trang 21lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều được giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của con người và trong sự hiểu biết thực tiễn ấy” [23; tr 17 – 19]
Như vậy, đối lập với quan điểm duy tâm cho rằng, tín ngưỡng – tôn giáo có nguồn gốc từ lực lượng siêu nhiên, từ thần thánh, chúa Trời, hay một
ý niệm tuyệt đối nào đó Và tang ma cũng xuất phát từ thực tiễn hoạt động sản xuất và xã hội của con người trong tiến trình lịch sử của mình, là một hiện tượng của xã hội mang tính lịch sử, một tập tục mang tính tín ngưỡng được hình thành từ thực tiễn của con người
Và Ph.Ăngghen viết: “Trong những thời kỳ đầu của lịch sử chính
những lực lượng thiên nhiên là những cái trước tiên được phản ánh như thế,
và trong quá trình phát triển hơn nữa thì ở những dân tộc khác nhau, những lực lượng thiên nhiên ấy đã được nhân cách hóa một cách hết sức nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp Nhưng chẳng bao lâu, bên cạnh những lực lượng thiên nhiên lại còn có cả những lực lượng xã hội tác động - những lực lượng này đối lập với con người, một cách cũng xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ, và cũng thống trị họ với cái vẻ tất yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự nhiên vậy” [22; tr 437 – 438] Như vậy, tôn giáo và
tín ngưỡng có nguồn gốc từ sự phát triển kinh tế - xã hội và những lực lượng siêu nhiên ấy được con người nhân cách hóa thành đấng tối cao, sáng thế Như vậy, xem xét vào tang ma cũng thấy được nguồn gốc kinh tế - xã hội của mình, và những quan niệm về các vị thần linh được con người nhân cách hóa trong tang ma để con người phải tôn thờ và phụng sự theo
Theo chủ nghĩa Mác về tôn giáo – tín ngưỡng thì “tôn giáo‟ được thực hiện bằng “niềm tin” vì ““Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh
Trang 22thần Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân'' [20; tr.570] Như vậy là bằng
niềm tin những lực lượng siêu nhiên và thần bí để xóa bỏ cái hiện thực cuộc sống hàng ngày của con người
Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử thì “ý thức xã hội phản ảnh tồn tại xã
hội”, tang ma là một hiện tượng tồn tại xã hội nên “ không thể nhận định về một thời đại đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời đại đó Trái lại, phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội” [21; tr 15]
Vì vậy, xem xét tang ma là một hiện tượng xã hội ta phải xem nó là một hình thái ý thức xã hội, có nguồn gốc vật chất xã hội, từ đó hình thành ý thức, tâm lý, tình cảm, ý thức của cá nhân, cộng đồng về việc thực hiện tang
ma Ta thấy, nguồn gốc ý thức của tang ma xuất phát từ thực tiễn tồn tại xã hội của con người
Như vậy, tôn giáo – tín ngưỡng trong đó có tang ma thì xuất phát từ nguồn gốc thực tiễn, một hiện tượng xã hội.Và tang ma của người Nùng ở Cao Bằng cũng có nguồn gốc thực tiễn hoạt động sản xuất canh tác nông nghiệp truyền thống lâu đời, cùng với những phong tục tập quán của mình, trong đó có tục thờ cúng tổ tiên của người Nùng và những quan hệ xã hội trong hoạt động sản xuất tạo nên mối quan hệ giữa người với người
Xuất phát từ những quan niệm về thế giới, gia đình, cộng đồng đã làm nảy sinh các mối quan hệ xã hội và trong văn hóa truyền thống của người Nùng, tang ma là trách nhiệm và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha
mẹ Trong tang ma của người Nùng ở Cao Bằng về thực chất:
- Là một hiện tượng thuộc tồn tại xã hội thề hiện mối quan hệ giữa
người sống và người chết của người Nùng
- Là hiện tượng lịch sử - văn hóa truyền thống trong đời sống vật chất
và tinh thần của người Nùng, hình thành nên tập tục, truyền thống của người Nùng, đó là đạo hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ khi họ chết đi
Trang 23- Thể hiện quan niệm về thế giới, cũng như quan niệm về nhân sinh
trong tang ma của người Nùng Sự sống và cái chết cũng là quy luật của tự nhiên, nhân gian, chết là về với ông bà tổ tiên
- Trong tang ma có của người Nùng để cao sự thiêng liêng của “linh
hồn” cha mẹ, ông bà
- Thần thánh hóa các lực lượng siêu nhiên, như ma quỷ, tiên, và các vị
thần linh khác
- Là một tập tục thuộc về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Nùng.
Như vậy, ta có thể thấy rằng, tang ma nói chung và tang ma của người Nùng ở Cao Bằng có những đặc trưng: tang ma hình thành từ các quan hệ sản xuất vật chất của con người, thể hiện sự linh thiêng, đoàn kết, là một hiện tượng văn hóa – lịch sử mang tính xã hội và gắn chặt với văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc ta
Trên cơ sở những đặc trưng trên, chúng ta có thể quan niệm tang ma là
sản phẩm của tồn tại xã hội, là kết quả của các mối quan hệ xã hội, đạo đức
và tâm lý xã hội Tang ma là tổ hợp, các nghi lễ, nghi thức tín ngưỡng thiêng liêng, được thực hiện bởi những người thân để tỏ lòng thương xót, hiếu đạo của họ đối với những người đã chết
Và, tang ma của người Nùng ở Cao Bằng là sản phẩm của tồn tại xã
hội, một nét truyền thống văn hóa, và phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tâm linh, là tổ hợp các nghi lễ, nghi thức tỏ lòng xót thương, hiếu đạo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ sau khi chết và được thực hiện bởi người Nùng ở Cao Bằng
- Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về tôn giáo – tín ngưỡng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo – tín ngưỡng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo – tín ngưỡng là sự kế thừa, tiếp thu, bổ sung và phát triển lý
Trang 24luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta
Hồ Chí Minh hiểu rõ rằng Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, tôn giáo, có lịch sử hình thành và mang những nét riêng, Người đã nhận định rằng, lợi ích của tôn giáo – tín ngưỡng gắn liền với lợi ích của quốc gia dân tộc Hồ Chí Minh coi tôn giáo – tín ngưỡng là một yếu tố cấu thành văn hóa Việt Nam; có tác dụng trong việc hình thành đạo đức của con người; thực hiện tôn giáo là gắn với sự đoàn kết dân tộc, thể hiện lòng yêu nước và Người cũng đã khẳng định rằng, tự do tôn giáo, tín ngưỡng phải được hợp pháp, khẳng định bằng pháp lý dựa trên thực tế tình hình xã hội Việt Nam mới dưới sự quản lý, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, phải phù hợp với điều kiện nước ta đang đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó đặc biệt là đoàn kết Lương – Giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo tín ngưỡng là “nhằm xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, vì
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” [31; tr 187]
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tôn giáo – tín ngưỡng trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo đề ra các chính
sách, chủ trương phù hợp với tình hình nước ta hiện nay “Đảng ta nhận rõ
rằng tông giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh hư ảo, hoang đường hiện thực khách quan; tôn giáo có vai trò và ảnh hưởng khá lớn đến đời sống xã hội Đảng ta đã khẳng định rằng tôn giáo là một hiện tượng xã hội đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, tôn giáo còn tồn tại lâu dài;
để giải quyết vấn đề tôn giáo cần gắn liền với quá trình vận động cách mạng, cải biến xã hội và nâng cao nhận thức của quần chúng” [31; tr 211]
Một số văn kiện của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo như: Sắc lệnh số 234/SL ngày 14/6/1955 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề tôn giáo; Chỉ thị 37 CT/TW ngày 2/7/1998 của bộ Chính trị, Về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị định số 26/1999/NĐ – CP ngày
Trang 2519/4/1999 của chính phủ về các hoạt động tôn giáo; Nghị quyết số NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Hội nghị lần thứ bảy về công tác dân tộc; Nghị quyết số 25-NQTW ngày 12/3/2003 của Hội nghị ban chấp hành TW khóa IX về công tác tôn giáo; Pháp lệnh số 18/2004/L/CTN của Chủ tịch nước về tín ngưỡng, tôn giáo
24-Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội
Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội [Phụ lục 4]
- Một số quan điểm của giới nghiên cứu ở Việt Nam
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Tang lễ là những nghi lễ, hoạt
động, ứng xử đối với người chết Tang lễ được thực hiện theo những tập quán
cổ truyền của dân tộc và thể hiện quan niệm cộng đồng về cái chết, thế giới người chết, quan hệ giữa người chết và người sống” [14; tr 53]
Theo Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm thì tang ma được
xem như việc đưa tiễn; mặt khác là quan niệm trần tục coi chết là hết nên việc tang ma là việc xót thương,…”[34; tr 148]
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học do Hoàng Phê (chủ
biên), thì: “Tang là sự đau buồn khi có người thân vừa chết, lễ là lễ chôn cất
người chết (an táng, mai táng), là dấu hiệu (áo, mũ,khăn, ) để tỏ lòng tiếc thương người chết Tang lễ là “Các nghi thức chôn cất người chết; lễ tang” Tang lễ được cử hành trọng thể” [45; tr 889]
Theo tác giả Đào Duy Anh, Việt Nam Văn hoá sử cương thì: “Tang lễ
là lễ đặt ra để tỏ lòng thương xót và kính thờ người chết” [1; tr 38]
Theo Nông Thị Thu, Tang ma của người Tày ở huyện Trùng Khánh,
tỉnh Cao Bằng (2014), đã chỉ ra sự giống và khác nhau của khái niệm “tang
Trang 26ma”; “ma chay” và “tang lễ”, “nghi lễ tang ma”, theo tác giả thì: “Tang ma là
khái niệm có nội hàm rộng bao gồm tất cả các quan niệm, nghi lễ và thế ứng
xử của người sống với người chết Không chỉ dừng lại ở hệ thống các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng gắn với người chết từ khi người thân chuẩn bị chết đến các nghi lễ diễn ra trước, trong và sau đám tang mà tang ma còn thể hiện các quy tắc ứng xử giữa người sống với người chết, giữa những người còn sống với nhau, giữa cá nhân trong cộng đồng” [35; tr 10 – 11]
Theo Nguyễn Thị Ngân, Tang ma của người Nùng Phàn Slình ở tỉnh
Thái nguyên, (2011) thì: “Nghi lễ tang ma là hệ thống các nghi lễ được thực hiện trong tiến trình tổ chức đám tang Tang ma là sự phức hợp các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng gắn liền với người chết và các quy tắc ứng xử của gia đình, cộng đồng người sống dành cho người chết” [26; tr 11 – 12]
1.2 Điều kiện, cơ sở hình thành lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng
1.2.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội, văn hóa tác động đến sự hình thành lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng
- Khái quát về con người, nguồn gốc dẫn đến hình thành lễ thức tang
ma của người Nùng ở Cao Bằng
Ở Cao Bằng người Nùng có 157.607 người chiếm 31,075%, phân bố hầu hết ở các huyện và thành phố Cao Bằng, nhưng tập trung chủ yếu ở các làng, xã nông thôn Người Nùng ở Cao Bằng bao gồm các nhóm: Nùng Phàn Slình; Nùng Lòi (Nùng Lôi; Nùng Inh; Nùng An; Nùng Skít và Nùng Hảm Sich (chiếm tỷ lệ rất ít và chỉ có ở huyện Thông Nông – Cao Bằng); Nùng Khen Lài; Nùng Piảng; Nùng Xuồng; Nùng Giang;…
Nguồn gốc và ngôn ngữ: Người Nùng ở Cao Bằng phần lớn di cư từ Quảng Tây (Trung Quốc) sang cách đây khoảng 200 – 300 năm trước cùng với người Tày Người Nùng Cao Bằng có cùng nhóm ngôn ngữ Tày – Thái,
Trang 27hệ Thái – Ka Đai, cùng nhóm ngôn ngữ với dân tộc Tày, Thái và người Choang ở Quảng Tây (Trung Quốc)
- Tình hình nơi cư trú: Người Nùng ở Cao Bằng sống chủ yếu tập
trung ở các ven đồi núi, thung lũng những nơi gần sông suối, có điều kiện đi lại khá thuận lợi, nơi đan xen sống hòa nhập với người Tày cùng với các dân tộc khác
- Văn hóa trồng trọt: Vì chưa có điều kiện khai phá nhiều đất canh tác
nên người Nùng ở Cao Bằng hoạt động sản xuất chủ yếu là trồng lúa nước Và làm nương rẫy họ trồng ngô là chính ngoài ra còn trồng một số loại củ quả
- Nghề thủ công: Ở Cao Bằng có 21 nghề truyền thống, người Nùng
làm các nghề như: Đan lát, thổ cẩm, dệt, hương nhang, làm giấy bản, làm
gương, đường phên, làm gỗ mộc, chạm khắc đồ đá, làm ngói Từ truyền thống lâu đời, người Nùng An ở Phúc Sen (Quảng Uyên – Cao Bằng) có nghề rèn nổi tiếng, và nghề làm ngói Âm Dương, ngói bán viên thuộc bộ phận người Nùng An vì họ có truyền thống lâu đời
Về hoạt động trao đổi, mua bán: Chợ của người Nùng thường là 5 ngày một lần, người Nùng mua bán các sản phẩm hàng hóa, chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp và các đồ dùng phục vụ cuộc sống hàng ngày khác
- Nhà ở: Theo truyền thống, người Nùng Cao Bằng sống chủ yếu ở
nhà sàn, hoặc nhà đất có mái ngói, vách đất, thường để gia súc, gia cầm và các vật dụng nông nghiệp ở dưới gầm nhà sàn, hay bên cạnh nhà đất
- Ăn uống: Các loại lương thực như gạo, ngô, các loại củ quả và các
loại gia súc, gia cầm hoặc thông qua săn bắt, hái lượm
- Trang phục: Quần áo nữ giới và nam giới khác nhau ở cạp quần, nữ
giới cạp màu xanh khâu đáp thân quần, còn nam giới cạp quần là vải trắng Nam giới có cổ đứng, xẻ ngực và có hàng cúc bằng vải còn nữ giới mặc áo năm thân, cài cúc bên nách phải, tà xẻ cao, cổ đứng, áo ngắn chỉ đến thắt lưng, nhuộm chàm màu đen
Trang 28− Về phong tục tang ma: người Nùng quan niệm rằng việc lo chu đáo
tang ma cho ông bà, cha mẹ là một hình thức báo hiếu quan trọng nhất
1.2.2 Cơ sở tín ngưỡng, thế giới quan, nhân sinh quan hình thành lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng
Từ những cơ sở về nguồn gốc dân tộc, về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của dân tộc, điều kiện sinh hoạt, sản xuất vật chất thực tiễn tang
ma người Nùng còn dựa trên cơ sở tín ngưỡng, những quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan của mình để nhìn nhận, ứng dụng vào tang ma
Quan niệm thế giới gồm ba cõi là Trời cha, Đất mẹ, và Người, con người được sinh ra ở giữa trời đất này, nên người Nùng quan niệm, khi chết thể xác về với đất mẹ, linh hồn về với trời cha, về với tổ tiên, chết là con người giã từ cõi dương để về cõi âm, nơi dành cho ma quỷ, các linh hồn
Cùng với đó, người Nùng cũng có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, bàn thờ
tổ có “Mẹ Va”, “Mẹ Bjoóc” và tổ tiên, ông bà tổ tiên theo quan niệm là người
có vai trò giúp canh giữ nhà cửa thường hay gọi với tên tục là “phi slườn” (ma nhà) [32; tr.100 – 101]
Bên cạnh việc thờ các loại ma quỷ siêu nhiên, còn có tục thờ các vị thần, như thần “Mẹ Chao” (thần bếp), thần Thổ công, thổ địa là nơi canh giữ và bảo
vệ mọi người trong làng khỏi ma quỷ, và làm cho mọi người yên lành, mọi sự như ý Bên cạnh đó người Nùng còn thờ vị thần dân tộc, anh hùng dân tộc có sức mạnh siêu nhiên nhất là thần dân tộc Nùng Trí Cao (gốc tích ở xóm Bó Mèo, Hoàng Hải, Quảng Uyên, Cao Bằng, quê ngoại huyện Hòa An, Cao Bằng)
Người Nùng với sự tiếp thu tinh hoa trên tinh thần của Tam giáo, chủ yếu là Đạo giáo, với những quan niệm của mình trong cuộc sống hàng ngày,
họ tồn thờ các đồ đệ dưới trần gian của Thái Thượng Lão Quân, đó là các vị thầy Tào, Mo, Pụt Thầy Tào là bậc thầy cao nhất, có đầy đủ sách vở, công cụ hành nghề, chuyên làm tang ma, và thầy Tào có thể kiêm luôn cả Mo và Pụt
Trang 29Còn Mo là người chữa bệnh cho người dân với chiếc chiêng nhỏ của mình, Pụt là người có vai trò bói toán, làm lễ cầu an, chuộc hồn, cả Mo và Pụt đều là
đệ tử của thầy Tào Những người này có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, cũng như đời sống tâm linh, họ được coi là những người thông thiên nhãn, là chiếc cầu nối thế giới tâm linh, có sức mạnh thông linh giữa trời đất và con người, vì vậy mà họ có vị trí nhất định
Người Nùng thể hiện quan niệm về thế giới và con người qua những câu chuyện dân gian, thần thoại Truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia Trời và Đất vẫn giao nhau, chỉ cần với tay là có thể chạm được trời
Từ những cơ sở đó, có thể thấy được người Nùng ở Cao Bằng có những quan niệm chất phác về thế giới quan, cũng như nhân sinh quan được thể hiện qua những hình ảnh giản dị, mộc mạc gắn liền với cuộc sống lao động truyền thống bao đời
Từ những cơ sở này làm nảy sinh ra lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng, từ những tư tưởng của Nho, Phật, Lão được tiếp thu một cách chọn lọc kết hợp với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dân gian, quan niệm về thế giới,
về con người, và vai trò của thầy Tào đã xuất hiện nghi thức tang ma truyền thống của dân tộc
1.3 Khái quát cấu trúc, quy trình và đặc điểm lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng
1.3.1 Cấu trúc, quy trình thực hiện lễ thức tang ma của người Nùng
ở Cao Bằng
Với quan niệm người Nùng ở Cao Bằng, việc thực hiện tang ma (phi thai) là thực hiện lòng hiếu đạo, tức thể hiện lòng kính yêu với cha mẹ, ông bà của mình, nên trong khi thực hiện tang ma, không nên có sự thiếu sót nghi thức nào
Trang 30Về cấu trúc tang ma của người Nùng ở Cao Bằng là một hệ thống, quy trình nghi lễ truyền thống, tang ma của người Nùng ở Cao Bằng cũng giống người Tày và các nhóm Nùng địa phương khác, bao gồm nhiều nghi lễ được thực hiện theo đúng chuẩn mực quy trình tiến hành tang ma đó là: Lễ “khảu phi” (phát tang), lễ “lẩu” (các lễ tế rượu), lễ “oóc phi” (đưa tang) và các lễ sau tang
Để tiếp cận các nghi lễ này, luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, trực tiếp phỏng vấn các thầy Tào, các cụ cao tuổi và những người có hiểu biết sâu về lễ tang của người Nùng Đồng thời, luận văn còn sử dụng phương pháp phỏng vấn tham dự trong quá trình tang lễ diễn ra để làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu Cụ thể, cấu trúc và quy trình thực hiện tang ma của người Nùng ở Cao Bằng được tổng quát lại như sau:
1.3.1.1.Các nghi lễ trước khi phát tang
Lễ rửa thi thể, mặc quần áo( “nùng slửa khóa, áp đang” ), Trong gia
đình vừa có người chết, thì những người trong gia đình vuốt mắt cho nhắm hẳn, rồi nắm cho chân tay duỗi thẳng, Sau đó, đặt thi thể người chết ở giữa nhà (hoặc ở nguyên giường ngủ), con cháu đun nước sôi rồi vò lá bưởi để rửa thi hài, cắt ít tóc, sắp xếp quần áo mới, người chết được bỏ trang sức người
chết ra, để nguyên vẹn trở về với đất “đối với nhà không có điều kiện thì bỏ
trang sức người chết ra, còn nhà giàu – có điều kiện thì trang sức vẫn để (để vòng tay, hoa tai), nếu những người chết đã làm thọ 61, 73 tuổi thì để “xắng cáng” (trang sức bằng đồng) – vòng tay thọ, phúc, sinh mệnh” 1
, nếu là thầy
Tào, Mo, Pụt thì mặc quần áo nghề và xếp sách vở bên cạnh Con cháu tắm rửa cho người chết bằng nước lá bưởi để loại bỏ ô uế, bụi trần và quan niệm rằng, người chết thơm tho, sạch sẽ khi qua thế giới bên kia Sau đó cắt một ít tóc để dành, tiến hành mặc quần áo, “nam 7 áo, 3 quần; nữ 9 áo, 3 quần”, đi
1 Tư liệu phỏng vấn ông Hoàng Văn Inh (49 tuổi) ngày 11 tháng 5 năm 2018, tại xóm Bó Mèo, xã Hoàng Hải, huyện , Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
Trang 31đầy đủ tất, mũ, giày dép,… và che mặt người chết bằng vải trắng, hoặc giấy màu trắng Cuối cùng là thông báo cho làng xóm biết bằng ba tiếng súng kíp, hoặc mõ, kẻng, hoặc báo với hội trưởng hội hiếu để họ thông báo thay Sau đó
gia đình người quá cố bắt đầu đeo khăn tang trắng.“ gia đình tắm rửa bằng
nước lá bưởi để loại bỏ các ô uế, bụi trần, để cho thân thể thi hài thơm tho sạch sẽ, sau đó sẽ tiến hành mặc quần áo đi đầy đủ tất; mũ; giày dép cho người chết, và người thân trong gia đình sẽ mang bông lúa nếp đi xin tro họ
để lấy về rang cho khô để chuẩn bị cho rải tro nhập quan, người con gái trong gia đình rang tro, gạo nếp, chè để chuẩn bị rải quan với tác dụng hút
ẩm, mùi hôi thối từ quan tài và thân thể người chết, sau đó sẽ bắn ba tiếng súng kíp, hoặc thông báo bên hội hiếu) ba hồi để thông báo cho Trời – Đất, làng xóm biết rằng gia đình có người thân đã mất, sau đó gia đình cùng anh
em họ hàng, và bên hội hiếu bàn bạc tìm thầy Tào” 2
Lễ mời thầy Tào (thẳng slay), Sau khi anh em họ hàng, và người thuộc
hàng phe, hội hiếu biết tin có người chết, mọi người bàn bạc với gia chủ xem
chọn “thầy nào có uy tín, pháp lực cao và “lình” (linh thiêng) và “chắc
sưởng đay” (biết đọc văn tế tốt – nếu thầy Tào làm dở thì sẽ làm hỏng tang ma), ưu tiên chọn “slay ké” (thầy già) hoặc có quan hệ họ hàng với gia đình” 3
, những người được cử đi mời thầy Tào mang theo ba nén nhang, ba tờ
giấy (tiền) vàng quỳ trước nhà Thầy và báo nơi này có gia đình này, ông (bà) này vừa chết, xin thầy về làm ma giúp Thầy nhận lấy lễ vật và dâng bàn thờ thánh xin phép được đi làm ma, và mong thần trông giữ nhà cửa hộ khi đi vắng và thầy dẫn âm binh của mình đi cùng, đoàn thầy gồm thầy cả, thầy thư
ký và hai người đệ tử đi cùng
2
Tư liệu phỏng vấn ông Hoàng Văn Inh (49 tuổi) ngày ngày 5 tháng 2 năm 2018, tại , xóm Bó Mèo,
xã Hoàng Hải, huyện, Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
3
Tư liệu thông qua trò chuyện trực tiếp cộng đồng thông qua lời ông Hoàng Văn Đô vào tháng 3 năm 2018, tại xóm Bó Mèo, xã Hoàng Hải, huyện, Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
Trang 32Lễ gánh tội (căm tội), Khi thầy Tào về đến nhà thì con trai trưởng và
con cháu trong nhà quỳ trước nhà đón thầy Tào, thầy làm phép buộc sợi chỉ bằng giấy bản vào tóc cho người con trai trưởng, với ý nghĩa là người này có
tội và để mất cha mẹ, nên phải gánh tội cho đến khi hết tang, “trong lúc “căm
tội” thì tang chủ(người trai trưởng) phải ngậm khăn tang khi giao tiếp với khách khứa, vì người Nùng quan niệm rằng, nếu không ngậm khăn thì thi thể
sẽ thối rữa không được nguyên vẹn.” 4
Khi thầy Tào vào đến trong nhà thì
đầu tiên là nghỉ ngơi và xem xét việc chuẩn bị tang lễ của gia chủ, rồi thầy lập bàn thờ thánh, treo các bức thập điện Diêm Vương, bức tranh Tổ (Đạo giáo); viết các sớ; câu đối công văn, các tờ “phan”, để phục vụ cho đám tang
Lễ báo thổ công (pao thổ công), Thầy Tào cùng gia đình đi ra miếu thổ
công ở làng để báo cáo rằng “gia đình người này có ông (bà) này, (làng) xóm
này vừa chết, xin phép thổ công cho thầy Tào pháp lực để cùng gia đình thực hiện tang lễ” 5
, lễ vật gồm gà, xôi, bánh trái và thắp nhang khấn xin phép
Lễ tắm rửa (slào đang, nả), Sau khi thầy Tào và gia đình trình báo thổ
công về thì tiến hành lễ “rào đang, rào nả” (tắm rửa, rửa mặt) cho người chết,
ở lễ này thì thầy Tào cùng con cháu trong gia đi ra mỏ nước, bở suối để xin
nước Long Vương với lễ vật như con gà, bát xôi, nhang, treo tờ “mình tinh”
(mệnh tinh – vải trắng ghi tên tuổi, ngày, giờ, tháng, năm mất), ở dưới là đặt
một chiếc bánh dày, và thầy cầm tờ “phan” vái lạy bốn hướng Nam, Bắc,
Đông, Tây cùng các thần, và thầy trình báo họ và tên, ngày, giờ tháng, năm sinh và mất của người chết để xin Long Vương lấy nước trong sạch về rửa thi thể” 6 Sau đó con cháu cùng thầy về nhà đặt chậu nước đã được phù phép, lần
Trang 33lượt con cháu được thầy Tào đọc tên đến rửa mặt (tượng trưng) cho người chết đến khi hết toàn bộ con cháu trong gia đình
Lễ khâm liệm (quắn phải), Trước khi khâm liệm con cháu đặt đồng
bạc vào miệng người chết và “dặn dò rằng, bố mẹ đi về nơi trong sạch ở
thiên đàng, đừng đi xuống nơi địa ngục ô uế” 7 Cũng theo tác giả Chu Thái Sơn cho rằng: “Pác mì khang, mì lếch” (miệng có gang, cằm có sắt), xuất
phát từ quan niệm rằng để người chết “nặng miệng”, không thể phát ngôn một cách tùy tiện về gia đình ảnh hưởng đến con cháu về sau‟‟ [32; tr 93 –
94] Gia đình cùng sự giúp đỡ của hàng phe tiến hành lễ khâm liệm, đối với
người chết là nam sẽ được quấn 7 tấm vải “phượn” bên ngoài được thắt 7 nút (nút áo), nữ là 9 tấm vải, ngoài thắt 9 nút – thường là rộng 1m – 1,2m và dài
từ 2m – 2,2m, đây là hình thức “đắp chăn, chiếu” cho người chết Những tấm vải này được con cháu trong gia đình, dòng họ mang đến để đóng góp, sau khi
đã thực hiện đủ số tấm vải như trên thì con cháu sẽ quấn thêm số vải “phượn” còn lại cho người chết, có thể hiểu rằng thực hiện đúng số lượng là đại liệm chính, còn tiểu liệm là quấn số tấm vải còn lại do con cháu họ hàng mang đến Khi kết thúc lễ khâm liệm này thì người chết được đặt ở giữa nhà, mắc màn 3 góc, tượng trưng cho việc người chết không thể thấy được sự đau buồn, thương xót của người thân, và cũng để phân biệt giữa người sống 4 góc màn (tượng trưng cho 4 hướng của nhân gian) và người chết, trên màn đặt một tấm vải màu trắng
Lễ đại siêu (hồi slay), Đây là nghi lễ đặc biệt thường thực hiện dành
cho thầy Tào, những nhà có điều kiện hoặc nguyện vọng của các cụ già (tang
ma bình thường không có lễ này) Nghi lễ nói phản ánh nguyện vọng của các
cụ già mong muốn được con cháu làm lễ đại siêu (trước khi nhập quan) cho
7
Tư liệu phỏng vấn ông Hoàng Văn Inh (49 tuổi) ngày 11 tháng 5, năm 2018, tại , xóm Bó Mèo, xã Hoàng Hải, huyện, Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
Trang 34mình nhằm mục đích cho linh hồn được “siêu sinh tĩnh độ” Bằng cách vực người chết dậy ngồi trên ghế tựa, đầu đội nón, hai chân đi giày, đặt trên vải trắng, và thầy Tào tụng kinh, dâng sớ nhằm đưa người chết đi đến thiên đàng,
về với Phật [36; tr 51] Và lễ này “thực ra ai chết làm cũng được, nhưng với
người Nùng thường chỉ dành cho người làm thầy Tào chết mới vực dậy ngồi trên ghế, mặc quần áo, thường gọi làm hoàn thầy, tức là từ nay sẽ dứt kiếp thầy ở nhân gian và được lên thiên đàng” 8
Lễ đại siêu là trường hợp riêng
biệt dành cho tang ma của thầy Tào người Nùng ở Cao Bằng
Lễ nhập quan (khảu quan tài), Với lễ này, đầu tiên đươc thầy Tào
xem xét thời gian, xem ngày, giờ có bị “trùng tang” (có thể đã được xem xong trước bởi thầy Tào trước khi thầy đến làm), nếu chưa đúng giờ, ngày tốt thì chưa được nhập quan, thầy Tào sẽ về trước rồi đúng ngày, giờ đó sẽ tiến hành, trong trường hợp đã có thể nhập quan, nhưng chưa chọn được ngày, giờ phát tang (khẩu phi), thầy Tào cũng sẽ dừng lại và đợi đến ngày tốt để phát
tang “Việc lựa chọn ngày, giờ tốt thường được thầy Tào lựa chọn trước,
trường hợp nếu thầy Tào chưa chọn được giờ nhập quan thì sẽ lùi lại và đợi đến giờ tốt mới nhập, cũng như nếu chưa chọn được ngày phát tang thì sẽ để lùi lại sau đó” 9 Việc chọn thời gian nhập quan rất quan trọng vì vừa để tránh
“trùng tang”, vừa để tiến hành mọi sự thuận lợi và sau này của con cháu trong gia đình
Việc nhập quan được cử hành như sau: Dưới quan tài được lót một lớp tro bếp, ở trên có một lớp gạo nếp khô (bỏng nếp) – được gia đình xin từ anh
em họ hàng, làng xóm từ khi có người mất, được con gái, dâu trong gia đình sấy khô, sàng mịn, hoặc thêm trong đó chè khô, việc rải tro bếp nhằm để hút
Trang 35ẩm, mùi hôi thối và tránh cho thi thể bị thối rứa trong thời gian diễn ra tang lễ, trên cùng là tấm vải trắng (thường có kích thước lớn hơn quan tài) Đầu tiên, thầy Tào làm lễ ở bàn thánh (kiêm thầy thư ký người Nùng không có sự phân biệt “slay cốc” và “slay thư ký” tức thầy Cả, thầy thư ký như người Tày), viết các sớ để trình báo tổ tiên, Ngọc Hoàng, và thu phục hồn bằng các bùa chú vào áo quan, rồi làm lễ kính các vị thần như Ngọc Hoàng, Thái Thượng Lão Quân, Long Vương, Thổ Công, Thập điện Diêm Vương để về soi sáng cho linh hồn được nhập xác, thấy rõ được đường lên thiên đàng, vừa đọc cúng vừa dùng kiếm, hoặc tay, dụng cụ của mình xúc tro vào quan tài trước, cầu cho linh hồn được siêu thoát nơi thiên đàng và chúc cho gia đình được bình an, và lần lượt con gái hoặc con dâu rắc bột tro, chè lên quan tài và ôm thi thể vào trong quan tài và phủ bằng vải trắng kín toàn bộ thi thể của người chết, thầy Tào dùng phù phép thu linh hồn vào áo quan, hơ nhang lần nữa rồi con cháu
sẽ bỏ vào quan tài các vật dụng của người chết và được thầy ghi lại vào sớ cùng tên con cháu, và Ấn của Ngọc đây coi như việc bàn giao lại của người sống và người chết Và nắp quan tài được đóng và chốt lại, quan tài được phủ bằng vải màu vàng, và được thầy Tào làm phép và thực hiện chạy bốn vòng, chỉ kiếm vào bốn góc để khóa chặt linh hồn, ma quỷ, và thầy cấp giấy “thông hành” để lên đường Sau đó thì thầy Tào tiến hành lập bài vị
Lễ lập bài vị, Sau khi nhập quan xong, thì thầy Tào làm lễ quét trước
quan tài với mong muốn được nơi người chết nằm trong quan tài được sạch
sẽ, và cúng cơm để thỉnh linh hồn và các thần, ma quỷ ăn cùng để về trời và
“thầy làm lễ buộc con gà kẹp lại bằng hai cây (hoặc đũa) vắt chéo nhau lại và
bóp cổ chết (gà này dùng để chôn lúc hạ huyệt) và thắp hương lên gà để phong ấn linh hồn”10 Sau đó dùng lệnh bài làm phép lên chữ Phúc và Thọ
10
Tư liệu phỏng vấn ông Hoàng Văn Inh (49 tuổi) ngày 10 tháng 5, năm 2018, tại , xóm Bó Mèo, xã Hoàng Hải, huyện, Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
Trang 36mỗi đầu quan tài với mong muốn linh hồn được hưởng phúc trên thiên đàng
và được trang trí lại bởi hang phe, hoặc con cháu Và con cháu đặt một đèn
dầu lên đầu quan tài sau đó "làm bài vị bằng giấy màu vàng ghi họ tên, ngày
giờ mất, trước bài vị được đặt di ảnh, cúng một quả trứng, bát gạo nếp, đũa
và đèn dầu thắp sáng và hoa quả bánh trái cúng" 11
1.3.1.2 Các nghi lễ trong quá trình phát tang (Khảu phi)
Lễ phát tang, ăn chay (khảu phi), Khi tiến hành lễ này thì con cháu dưới sự hướng dẫn của thầy Tào mặc tang phục đến quỳ lạy trước linh cữu rồi mặc tang phục Tang phục của người Nùng ở Cao Bằng rất đơn giản, người con trai thì mặc quần tang vải xô với hai hàng nút ở trước, đầu đội mũ tre được bọc bằng giấy bản, có thắt lưng màu trắng, bên hông được dắt thêm dao,
và chống gậy tre Còn con gái và con dâu thì tang phục về cơ bản là áo tang
có nút chéo nách và mũ tam giác trùm đầu, có thắt lưng và cũng chống gậy tương tự Thầy đọc sớ phát tang và con cháu vái lạy đủ ba lần Sau khi phát tang thì con cháu ăn chay và bắt đầu khóc
Lễ trao nhà táng (slườn phi), Lễ này được thực hiện sau khi phát tang
(khảu phi), "thầy Tào thay mặt tang gia dâng sớ trao tặng cho linh hồn người
chết “slườn phi”(nhà táng)" 12
mong muốn ông bà, bố mẹ sẽ nhận được nhà
cửa để an cư nơi thiên đàng, đó cũng là việc báo hiếu của con cháu Sau khi chụp nhà táng lên thì con cháu tiến hành quỳ lạy mong người chết thụ hưởng, con cháu cũng phủ, buộc lên trên nhà táng những tấm vải đen và trắng (đen ở giữa)
Lễ dâng cơm (chàu ngài), Trong lễ này con cháu cúng tổ tiên bằng
lợn, báo cho tổ tiên tiếp nhận người chết và con cháu làm lễ “thư khảu” tức
Trang 37dâng cơm rượu cho người chết với sự chủ trì của thầy Tào thì con cháu sẽ tiến hành lễ dâng cơm này mỗi ngày đó là sáng và chiều và một bữa tối, với quan niệm người chết cũng giống như người sống, mọi người nói rằng, đó là
để “linh hồn người chết không bị chết đói, làm ma đói khi sang thế giới bên
kia, cơm cúng người chết gồm một bát cơm, thịt, rau, sau khi cúng cơm thì cả gia đình và mọi người mới được ăn, ma phải được ăn trước, và lễ cúng cơm này chỉ được thực hiện đến trước lễ dâng tế bên nội ngoại” 13 Và lễ này được tiến hành mỗi ngày và được thầy Tào đọc sớ kể công ơn của người chết thụ hưởng cơm, đồ cúng của con cháu
Lễ thắp đèn khai lộ (làm tưng), Sau khi thực hiện cúng cơm thì đến
sau đó, khoảng tối hoặc khuya thì bắt đầu lễ “làm tâng hay là lễ Hiếu), con
cháu, họ hàng thân thiết, hay cùng một họ trong làng làm “làm tưng – có xôi
nếp, thịt được đặt trong cái giỏ quai dậu để tế người chết”14, theo người Nùng đây là lễ mà con cháu, họ hàng báo hiếu mà cúng cho linh hồn được no đủ bằng lễ vật, là hình thức báo hiếu Sau đó thì làm lễ, khay lò, với quan niệm
“khay lò” tức mở đường, soi đường bằng đèn đuốc, con cháu sẽ theo hiệu lệnh của thầy Tào đi vòng quanh quan tài “soi đường”, con cháu được thầy Tào phát nhang rồi đi ba vòng quanh quan tài, dùng nhang châm lửa đèn ở bốn góc quan tài, cuối cùng cắm nhang ở nơi bài vị Lễ này nhằm mục đích cho linh hồn người chết mới được soi sáng để đi đến được thiên đường Sau khi có đèn đuốc soi, thì thầy Tào rải một tấm vải “phượn” trắng từ linh vị ra đến ngoài sân, rồi dùng dùng tay rải gạo nếp từ đầu vải đến cuối vải, vừa rải vừa làm phép và đọc sớ mở đường cho linh hồn về thiên đàng
Lễ cấp quần áo (chót slửa khóa), Được thực hiện sau lễ khai lộ (khay
lò), gia đình chuẩn bị đồ đạc hàng ngày của người chết mang ra ngoài sân,
Trang 38chuẩn bị một bó rơm (số lượng không hạn chế), con gái và con dâu đem quần
áo, vật dụng như lược chải tóc, khăn, mang ra đốt (con gái, con dâu có thể giữ một vật của người chết làm kỷ niệm), tức là cung cấp cho người chết quần
áo, và các đồ dùng khác cho người chết đầy đủ, lễ này có thể hiểu rằng là cung cấp đồ mặc cho người chết
Lễ khai quang (khay rùng), Ở lễ này, thầy Tào dùng phép lên bài vị
rồi dùng một cây (hoặc bó) nhang và đọc tế mở mắt cho linh hồn người chết
"và mở một cái ngói ở mái nhà để có ánh sáng (soi sáng) linh hồn của người
chết" 15 Lễ này thực hiện với mong muốn, người chết có thể tự nhìn thấy được đường về với thiên đàng trong sự mù mịt, ú ám của địa ngục cần phải có con mắt sáng như trời đất
Lễ phá ngục và qua than (thảy xuộc, qua than), Đây là một trong
những nghi lễ quan trọng trong tang lễ của người Nùng nhằm “thu hồn người
chết khuất tán trở về tụ lại một nơi để rửa tội, rửa ô uế lúc còn sống trên trần gian để cho linh hồn được trong sạch và giúp phá địa ngục Diêm Vương để đi đến thiên đàng” 16 được thực hiện ở ngoài đồng, "với quan niệm rằng, người
chết lúc còn sống ăn thịt, sát sinh, làm các việc xấu gây nên nghiệp chướng nên người Nùng cho rằng phải làm lễ này để giải thoát linh hồn ra khỏi cửa địa ngục Diêm Vương đang giam cầm và bị khổ ải" [36; tr 51 ] Ngục được
người Nùng đan dựng bằng cành cây tượng trưng, giữa là một đầu sư tử được nặn, xung quanh được quây bằng vải trắng tượng trưng cho thành địa ngục, và
ở trong được đào nhiều lỗ nhỏ với các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc để cắm nến thắp ví như đèn soi địa ngục linh vị đặt ở giữa, có bát gạo thắp hương, có chậu nước lá bưởi, một quả trứng gà để tượng trưng cho linh hồn, ở nơi này
được quây bằng vải đỏ “trứng gà tượng trưng cho linh hồn của người chết (vì
Trang 39trứng trong tang ma là vật dụng để thu hồn)”, “trứng này được quấn bởi vải
đỏ (trắng) tượng trưng cho linh hồn đang bị giam giữ” 17 Và sau đó thầy Tào đứng trước bàn thờ để chiêu hồn về (với người Nùng có 12 hồn vía), thầy cầm kiếm chém vào ngục – vào quả trứng gà cho để giải thoát linh hồn khắp nơi qua vạc than, dầu, gươm đao nơi địa ngục, để đi lên thiên đàng, cuối cùng thầy Tào cùng con cháu mang linh vị về nhà để làm lễ qua than (được chuẩn
bị sẵn)
Nếu là trường hợp chết chết oan ức, tai nạn (thai slương) thì trải qua lễ
“qua than”(phục hồn, giải oan) và “khẩn chả” (lên dao) để giải oan, trừ tà, vì người Nùng quan niệm rằng, nếu có người chết như vậy thì “ma” của họ rất
“nặng” (nhiều người “yếu bóng vía” không dám lại gần hay tiếp xúc vì sợ
“ma” nhập và bắt đi), nên sẽ được làm lễ qua than và lên dao để giải trừ “ma”
đó rồi mới tiến hành các nghi lễ khác như thường, lễ này được thực hiện như sau: họ đào một hố rộng từ 0,3 m và dài 3,7m – 4m (mang tính tương đối), và sâu khoảng 10cm, mỗi đầu cổng có hai cây lau tượng trưng cho cửa trước và của sau của địa ngục)và người ta đổ than (than cây to – nghiến, cháy lâu
hơn), "rồi đặt dao lên (số lượng dao thường là 5, 7, 9, 12, ít thầy Tào lên
được từ 10 dao trở lên, vì pháp lực không đủ, (cần nói thêm lên dao càng nhiều thì gia đình người chết càng phải trả nhiều tiền hơn (vấn đề khó nói) nên cũng vì vậy thường là khoảng 5,7 hoặc 9 dao)), đồ cúng cho lễ gồm xôi, con gà luộc, hoa quả,… đặt cạnh hố, trước tiên người ta thả con vịt đi qua than coi như sinh vật kết nối, dẫn đường, người đưa đò, cho linh hồn qua sông, sang bên kia để giải trừ tà và nỗi oan ức" 18
Tiếp theo, người ta khiêng
quan tài qua “than” và “dao” qua cổng lau thực hiện 3 lần (nếu có thể), rồi gia
Trang 40đình gỡ ván trái nhà (nhà sàn) hoặc ngói (nhà đất) rồi đưa người chết vào trong nhà
Ngoài ra cũng chú ý thêm, trong lễ qua than, lên dao này, theo người
Nùng,: “con gái đang đến ngày, hoặc mang thai sẽ không được qua than, vì
lý do là sẽ làm vấy bẩn nghi lễ (vì là lễ giải trừ tà ma) và làm mất đi pháp lực của thầy Tào, dẫn đến tai nạn khi qua than và dao” 19
Lễ tế bên họ nội (pưởng nả), Lễ này được thực hiện sau lễ “phá ngục”,
thầy Tào cùng mọi người trong gia đình thực hiện lễ tế rượu của con cháu, mỗi lần tế có khoảng 3, 5, 7, người, thầy Tào đọc sớ ghi tên từng người con cháu và con cháu quỳ xuống rồi nghe lệnh thầy Tào lạy và đứng lên rồi ngồi xuống và cầm bát rượu rót cho người chết và thực hiện lạy lần nữa Cứ lần lượt như vậy cho đến khi hết con cháu (con gái lấy chồng không tế bên nội
mà tế rượu thông gia)
Lễ tế minh tinh (pưởng lăng), Trong nghi lễ này, con gái và con rể, họ
hàng thông sẽ mang cây hoa tiền, cây minh tinh đến cùng với con lợn được
mổ sẵn với bánh dày nếp (được quệt màu bằng quả cây mồng tơi hình chữ thập) đến cúng, lễ này được thực hiện rất nhiều lần, cụ thể là khi có đoàn người bên rể, họ hàng mang lễ đến thì thầy Tào khách gõ trống chiêng, đọc văn cúng tế đón nhận rồi cùng gia đình (người nhà khóc) đi ra đón đoàn rồi bên hàng phe giúp đưa cây tiền, khiêng lợn và đồ cúng vào nhà, sau đó, con lợn được bày ra và cắm dao vào thủ lợn (người Nùng quan niệm rằng, việc cắm dao vào thủ lợn là để người chết thụ hưởng được, không cắm coi như vô ích), và đoàn đó sẽ quỳ trước linh vị, trước mặt là các bát rượu và thầy Tào
đọc sớ ghi tên con rể và con dâu cùng con cái, "theo thứ tự là con rể cả đọc
trước, trước kia thì từng con rể một tế, ngày nay cải tiến thì tế theo đoàn con
rể tiết kiệm thời gian, trong đoàn bên nhà người con rể, họ hàng, xong rồi thầy hiệu lệnh “ xiếng, pái, nhì pái, ram pái” rồi mời rượu người chết để
19
Tài liệu thông qua trò truyện trực tiếp với Mã Văn Thanh, tại xóm Bó Mèo, xã Hoàng Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng