Quan điểm mác xít về tôn giáo – tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Khía cạnh triết học trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng hiện nay (Trang 20 - 26)

Chương 1: LỄ THỨC TANG MA CỦA NGƯỜI NÙNG Ở CAO BẰNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.2. Quan điểm mác xít về tôn giáo – tín ngưỡng

Vì tang ma là một phần của văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc, nên luận văn sẽ phân tích quan điểm mác xít về tín ngưỡng, tôn giáo để thấy được quan điểm mác xít về tang ma.

- Quan điểm mác xít về tôn giáo – tín ngưỡng

Từ quan điểm của Mác và Ăngghen về tôn giáo – tín ngưỡng, thì tôn giáo có nguồn gốc từ thực tiễn hoạt động sản xuất của con người. C.Mác viết: "Đời sống xã hội, về thực chất là có tính thực tiễn. Tất cả những sự thần bí đang đưa

lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều được giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của con người và trong sự hiểu biết thực tiễn ấy” [23; tr. 17 – 19].

Như vậy, đối lập với quan điểm duy tâm cho rằng, tín ngưỡng – tôn giáo có nguồn gốc từ lực lượng siêu nhiên, từ thần thánh, chúa Trời, hay một ý niệm tuyệt đối nào đó. Và tang ma cũng xuất phát từ thực tiễn hoạt động sản xuất và xã hội của con người trong tiến trình lịch sử của mình, là một hiện tượng của xã hội mang tính lịch sử, một tập tục mang tính tín ngưỡng được hình thành từ thực tiễn của con người.

Và Ph.Ăngghen viết: “Trong những thời kỳ đầu của lịch sử chính những lực lượng thiên nhiên là những cái trước tiên được phản ánh như thế, và trong quá trình phát triển hơn nữa thì ở những dân tộc khác nhau, những lực lượng thiên nhiên ấy đã được nhân cách hóa một cách hết sức nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp... Nhưng chẳng bao lâu, bên cạnh những lực lượng thiên nhiên lại còn có cả những lực lượng xã hội tác động - những lực lượng này đối lập với con người, một cách cũng xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ, và cũng thống trị họ với cái vẻ tất yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự nhiên vậy” [22; tr. 437 – 438]. Như vậy, tôn giáo và tín ngưỡng có nguồn gốc từ sự phát triển kinh tế - xã hội và những lực lượng siêu nhiên ấy được con người nhân cách hóa thành đấng tối cao, sáng thế.

Như vậy, xem xét vào tang ma cũng thấy được nguồn gốc kinh tế - xã hội của mình, và những quan niệm về các vị thần linh được con người nhân cách hóa trong tang ma để con người phải tôn thờ và phụng sự theo.

Theo chủ nghĩa Mác về tôn giáo – tín ngưỡng thì “tôn giáo‟ được thực hiện bằng “niềm tin” vì ““Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy.

Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh

thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân'' [20; tr.570]. Như vậy là bằng niềm tin những lực lượng siêu nhiên và thần bí để xóa bỏ cái hiện thực cuộc sống hàng ngày của con người.

Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử thì “ý thức xã hội phản ảnh tồn tại xã hội”, tang ma là một hiện tượng tồn tại xã hội nên “...không thể nhận định về một thời đại đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời đại đó. Trái lại, phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội” [21; tr. 15].

Vì vậy, xem xét tang ma là một hiện tượng xã hội ta phải xem nó là một hình thái ý thức xã hội, có nguồn gốc vật chất xã hội, từ đó hình thành ý thức, tâm lý, tình cảm, ý thức của cá nhân, cộng đồng về việc thực hiện tang ma. Ta thấy, nguồn gốc ý thức của tang ma xuất phát từ thực tiễn tồn tại xã hội của con người.

Như vậy, tôn giáo – tín ngưỡng trong đó có tang ma thì xuất phát từ nguồn gốc thực tiễn, một hiện tượng xã hội.Và tang ma của người Nùng ở Cao Bằng cũng có nguồn gốc thực tiễn hoạt động sản xuất canh tác nông nghiệp truyền thống lâu đời, cùng với những phong tục tập quán của mình, trong đó có tục thờ cúng tổ tiên của người Nùng và những quan hệ xã hội trong hoạt động sản xuất tạo nên mối quan hệ giữa người với người.

Xuất phát từ những quan niệm về thế giới, gia đình, cộng đồng đã làm nảy sinh các mối quan hệ xã hội và trong văn hóa truyền thống của người Nùng, tang ma là trách nhiệm và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Trong tang ma của người Nùng ở Cao Bằng về thực chất:

- Là một hiện tượng thuộc tồn tại xã hội thề hiện mối quan hệ giữa người sống và người chết của người Nùng.

- Là hiện tượng lịch sử - văn hóa truyền thống trong đời sống vật chất và tinh thần của người Nùng, hình thành nên tập tục, truyền thống của người Nùng, đó là đạo hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ khi họ chết đi.

- Thể hiện quan niệm về thế giới, cũng như quan niệm về nhân sinh trong tang ma của người Nùng. Sự sống và cái chết cũng là quy luật của tự nhiên, nhân gian, chết là về với ông bà tổ tiên.

- Trong tang ma có của người Nùng để cao sự thiêng liêng của “linh hồn” cha mẹ, ông bà.

- Thần thánh hóa các lực lượng siêu nhiên, như ma quỷ, tiên, và các vị thần linh khác.

- Là một tập tục thuộc về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Nùng.

Như vậy, ta có thể thấy rằng, tang ma nói chung và tang ma của người Nùng ở Cao Bằng có những đặc trưng: tang ma hình thành từ các quan hệ sản xuất vật chất của con người, thể hiện sự linh thiêng, đoàn kết, là một hiện tượng văn hóa – lịch sử mang tính xã hội và gắn chặt với văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc ta.

Trên cơ sở những đặc trưng trên, chúng ta có thể quan niệm tang ma là sản phẩm của tồn tại xã hội, là kết quả của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và tâm lý xã hội. Tang ma là tổ hợp, các nghi lễ, nghi thức tín ngưỡng thiêng liêng, được thực hiện bởi những người thân để tỏ lòng thương xót, hiếu đạo của họ đối với những người đã chết.

, tang ma của người Nùng ở Cao Bằng là sản phẩm của tồn tại xã hội, một nét truyền thống văn hóa, và phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tâm linh, là tổ hợp các nghi lễ, nghi thức tỏ lòng xót thương, hiếu đạo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ sau khi chết và được thực hiện bởi người Nùng ở Cao Bằng.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về tôn giáo – tín ngưỡng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo – tín ngưỡng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo – tín ngưỡng là sự kế thừa, tiếp thu, bổ sung và phát triển lý

luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta.

Hồ Chí Minh hiểu rõ rằng Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, tôn giáo, có lịch sử hình thành và mang những nét riêng, Người đã nhận định rằng, lợi ích của tôn giáo – tín ngưỡng gắn liền với lợi ích của quốc gia dân tộc. Hồ Chí Minh coi tôn giáo – tín ngưỡng là một yếu tố cấu thành văn hóa Việt Nam; có tác dụng trong việc hình thành đạo đức của con người; thực hiện tôn giáo là gắn với sự đoàn kết dân tộc, thể hiện lòng yêu nước và Người cũng đã khẳng định rằng, tự do tôn giáo, tín ngưỡng phải được hợp pháp, khẳng định bằng pháp lý dựa trên thực tế tình hình xã hội Việt Nam mới dưới sự quản lý, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, phải phù hợp với điều kiện nước ta đang đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó đặc biệt là đoàn kết Lương – Giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo tín ngưỡng là “nhằm xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” [31; tr. 187].

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tôn giáo – tín ngưỡng trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo đề ra các chính sách, chủ trương phù hợp với tình hình nước ta hiện nay “Đảng ta nhận rõ rằng tông giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh hư ảo, hoang đường hiện thực khách quan; tôn giáo có vai trò và ảnh hưởng khá lớn đến đời sống xã hội. Đảng ta đã khẳng định rằng tôn giáo là một hiện tượng xã hội đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, tôn giáo còn tồn tại lâu dài;

để giải quyết vấn đề tôn giáo cần gắn liền với quá trình vận động cách mạng, cải biến xã hội và nâng cao nhận thức của quần chúng” [31; tr. 211].

Một số văn kiện của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo như: Sắc lệnh số 234/SL ngày 14/6/1955 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề tôn giáo; Chỉ thị 37 CT/TW ngày 2/7/1998 của bộ Chính trị, Về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị định số 26/1999/NĐ – CP ngày

19/4/1999 của chính phủ về các hoạt động tôn giáo; Nghị quyết số 24- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Hội nghị lần thứ bảy về công tác dân tộc; Nghị quyết số 25-NQTW ngày 12/3/2003 của Hội nghị ban chấp hành TW khóa IX về công tác tôn giáo; Pháp lệnh số 18/2004/L/CTN của Chủ tịch nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội [Phụ lục 4].

- Một số quan điểm của giới nghiên cứu ở Việt Nam

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Tang lễ là những nghi lễ, hoạt động, ứng xử đối với người chết. Tang lễ được thực hiện theo những tập quán cổ truyền của dân tộc và thể hiện quan niệm cộng đồng về cái chết, thế giới người chết, quan hệ giữa người chết và người sống” [14; tr. 53].

Theo Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm thì tang ma được xem như việc đưa tiễn; mặt khác là quan niệm trần tục coi chết là hết nên việc tang ma là việc xót thương,…”[34; tr. 148].

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học do Hoàng Phê (chủ biên), thì: “Tang là sự đau buồn khi có người thân vừa chết, lễ là lễ chôn cất người chết (an táng, mai táng), là dấu hiệu (áo, mũ,khăn,...) để tỏ lòng tiếc thương người chết. Tang lễ là “Các nghi thức chôn cất người chết; lễ tang”.

Tang lễ được cử hành trọng thể” [45; tr. 889].

Theo tác giả Đào Duy Anh, Việt Nam Văn hoá sử cương thì: “Tang lễ là lễ đặt ra để tỏ lòng thương xót và kính thờ người chết” [1; tr. 38].

Theo Nông Thị Thu, Tang ma của người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (2014), đã chỉ ra sự giống và khác nhau của khái niệm “tang

ma”; “ma chay” và “tang lễ”, “nghi lễ tang ma”, theo tác giả thì: “Tang ma là khái niệm có nội hàm rộng bao gồm tất cả các quan niệm, nghi lễ và thế ứng xử của người sống với người chết. Không chỉ dừng lại ở hệ thống các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng gắn với người chết từ khi người thân chuẩn bị chết đến các nghi lễ diễn ra trước, trong và sau đám tang mà tang ma còn thể hiện các quy tắc ứng xử giữa người sống với người chết, giữa những người còn sống với nhau, giữa cá nhân trong cộng đồng” [35; tr. 10 – 11].

Theo Nguyễn Thị Ngân, Tang ma của người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái nguyên, (2011) thì: “Nghi lễ tang ma là hệ thống các nghi lễ được thực hiện trong tiến trình tổ chức đám tang. Tang ma là sự phức hợp các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng gắn liền với người chết và các quy tắc ứng xử của gia đình, cộng đồng người sống dành cho người chết” [26; tr. 11 – 12].

Một phần của tài liệu Khía cạnh triết học trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng hiện nay (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)