Chương 2: LỄ THỨC TANG MA CỦA NGƯỜI NÙNG Ở CAO BẰNG – NHỮNG KHÍA CẠNH TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. Tư tưởng triết học trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng
2.1.1. Thế giới quan trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng
Trên cơ sở về điều kiện tự nhiên, những nét riêng về văn hóa – xã hội, cũng như phong tục tập quán, tín ngưỡng, tâm linh, vì vậy người Nùng có những quan niệm và cách lý giải về thế giới riêng của mình.
Qua tang lễ, người Nùng quan niệm, chết là quá trình chuyển đổi thế giới bên này sang thế bên kia do “Trời” định.
Người Nùng quan niệm thế giới là một thế thống nhất giữa Trời (Phạ);
Con người (Tua cần) và Đất (Tum). Trên Trời tượng trưng cho Dương – Cha (Cao Va) của vạn vật, đứng đầu là Ngọc Hoàng và các vị trong Tam Thanh (Đạo giáo) đó là Ngọc Thanh; Thượng Thanh và Thái Thanh – tức Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu, trong cuộc sống hàng ngày, cũng như các lễ, Tết, hay trong tang ma, người Nùng ở Cao Bằng nhắc nhiều đến Ngọc Hoàng (Trời) và Thái Thượng Lão Quân, những người có quyền lực cao nhất trong thế giới này, trời ở trên cao nên thấu tỏ mọi sự vật, hiện tượng, và hoạt động của con người trong sự quản lý của Trời, từ quan niệm Trời cao nhất và quyền lực nhất đó, nên người Nùng nói riêng và các dân tộc khác đều có sự coi trọng Trời, có gì vui cũng nhờ Trời, mọi hỷ, nộ, ái, ố cũng cảm ơn, oán than, trách móc Trời, có thưởng hay phạt đối với nhân sinh cũng tại Trời, người Nùng hay kêu “phạ ơi” là vậy. Hay khi có người chết thì cũng “do Trời, tại Trời”, hoặc “phạ hăn” tức “Trời” thấy nên mang người đó đi (đối với người
làm việc ác người Nùng hay nguyền rủa như vậy). Trong lễ thức tang ma của mình, người Nùng quan niệm rằng, Thái Thượng Lão Quân được lệnh của Ngọc Hoàng để thực hiện các thủ tục liên quan đến người chết để về với cõi âm. “Thái Thượng Lão Quân được lệnh của Ngọc Hoàng để giúp con người thực hiện các nghi lễ liên quan đến cuộc sống hàng ngày của dân tộc, thầy Tào xin lệnh (bằng thẻ, lệnh bài Âm – Dương) của Thái Thượng Lão Quân để thực hiện các nghi lễ trong tang ma, nếu được sự đồng ý của Lão Quân thì mới được thực hiện tang ma, nếu không phải chờ được phép, lệnh”37. Trong quan niệm của người Nùng thì “Trời” là tối cao nhất và người thực hiện lệnh của
“Trời” là Thái Thượng Lão Quân được thể hiện rất rõ trong quan niệm về thế giới hàng ngày cũng như trong tang ma của người Nùng.
Khi người Nùng làm lễ, không quên cho Trời cha– Đất mẹ trước vì Trời làm mưa gió cho mùa màng, Đất là nơi cây cối sinh trưởng cho của người dân Nùng. Trên trời có các vì sao, tinh tú, và mỗi sinh mệnh đều gắn với mỗi vì sao đó, người Nùng cũng cho là vậy, và khi có người chết đi thì sẽ xuất hiện sao rơi lạc xuống, khi quan sát thấy sao rơi này, gọi là “reng ngùn (sinh mệnh)” (có ánh sáng hào quang bay lên rồi lặn sau núi như linh hồn theo quan niệm của người Nùng) ở hướng nào thì nơi đó báo hiệu có người sắp mất, “reng ngùn (sinh mệnh) bay lên trời ban đêm, báo trước sắp có người mất, tức là hồn siêu phách tán”. 38
Hay với những biểu tượng của trời, sao trong tang ma, ta có thể thấy được hình ảnh cây minh tinh với ý nghĩa là sao sáng trên trời, để trời đón về và cũng thể hiện triết lý dân gian “dương sao âm vậy” và “nghĩa tử là nghĩa tận”.
37 Tư liệu thầy Tào Long Văn Du (48 tuổi) ngày 5 tháng 2,năm 2018, tại xóm Lùng Nhàu, xã Ngọc Động, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
38 Tư liệu phỏng vấn ông Hoàng Văn Inh (49 tuổi) , ngày 1 tháng 5,năm 2018, tại xóm Bó Mèo, xã Hoàng Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Với việc thực hiện nghi lễ tang ma, nhằm mục đích đưa linh hồn bay trở về Trời, lên thiên giới, lên núi hoa tiên. Thông qua các lễ như lễ “khay lò”
(mở đường) và lễ khai quang, có lẽ rằng, việc xin thần, quỷ mở đường cho người chết, và cầu xin đôi “Thiên nhãn”, và ánh sáng của Mặt Trời để khai quang cho linh hồn biết tỏ đường đi lối về. Và trong bùa phép, thần chú hay các “đệ tử” theo thầy Tào cũng là những thiên binh, thiên tướng được thầy triệu hồi để giúp thực hiện tang ma, giúp xua đuổi ma quỷ, với mục đích tiêu diệt cái ác, làm cho linh hồn người chết có thể yên tâm mà ra đi, thầy Tào cũng là người mà trên vâng mệnh Trời, là chiếc cầu nối giữa người và Trời, Đất, thông linh với nhau. Nếu Trời là biểu tượng của Dương thì Đất là Mẹ nên biểu tượng cho Âm, là “mẹ” sản sinh ra muôn loài như cây cỏ, nên người Nùng quan niệm, sinh ra từ đâu thì chết cũng trở về với đấy,
Như vậy, ở thế giới quan của người Nùng ở Cao Bằng thể hiện cả sự hỗn dung với một số tôn giáo, tín ngưỡng khác kết hợp song song với tín ngưỡng bản địa của dân tộc, đã tạo nên một hình ảnh sinh động về thế giới quan với quan niệm “tử tất quy thổ” hay “về với thiên đàng, về Tây phương”
với Trời, Đất về với ông bà tổ tiên, khi chết phần linh hồn sẽ trở về với Trời để sau này sẽ đầu thai kiếp khác; phần thần hồn sẽ được trở về với ông bà tổ tiên; còn thể xác và tâm hồn sẽ ở lại với Đất mẹ, với quan niệm này, ta thấy được truyền thống nông nghiệp lúa nước lâu đời của người Nùng.
Còn thế giới dương gian – con người sống, người Nùng ở Cao Bằng đã có những quan niệm sâu sắc về thế giới của chính mình, con người cũng là loài thống trị muôn vật nhưng lại chịu sự trừng phạt của Trời – Đất, các vị thần tiên hay ma quỷ.
Nếu mà trên Trời có Ngọc Hoàng, Thái Thượng Lão Quân, các vị thần thì Đất có thổ công, thổ địa, ma cây cỏ, sông suối, núi rừng,... Vì vậy, trước khi thực hiện tang lễ thì thầy Tào cùng gia đình phải làm lễ xin phép thổ công, thổ địa để “trình báo nhà này có người này vừa mất, nên mong thổ công cho
phép gia đình thực hiện tang lễ cho người thân của mình, việc xin phép của thổ công được thực hiện ba lần, lần hai là lúc chuẩn bị làm tang lễ , lần ba là sau khi làm xong báo cáo là đã thực hiện xong tang lễ rồi”39, linh hồn của người chết phải được phép của thổ công mới được xuống địa ngục.
Điều này chứng tỏ, người Nùng Cao Bằng với quan niệm như vậy, cho nên người Nùng có tín ngưỡng thờ thổ công Người Nùng và các loại ma, khi thực hiện các lễ cũng phải “xỉnh” (mởi) tứ phương Đông, Tây, Nam, Bắc.
Với quan niệm Trời cao Đất dày, đất tối tăm, nơi mà có quỷ dữ, địa ngục, là “âm ty”, “cõi âm”,... Trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng thể hiện quan niệm chính về thế giới rằng có hai thế giới Âm – Dương, thế giới Âm là thế giới của người chết, người chết đi sẽ về với thế giới đó, một thế giới mà “trần sao âm vậy”, vì vậy, người Nùng đã cúng cơm sáng chiều, cúng các lễ vật, cấp quần áo, nhà cửa, tiền bạc để báo hiếu ông bà, cha mẹ. Vì là nơi cõi âm, nên sẽ đầy những ngục tù, đầy rẫy quỷ dữ đầu trâu mặt ngựa, là nơi với có đầy đủ mọi loại cực hình, nên khi linh hồn đi xuống địa ngục thì sẽ bị giam hãm lại, và nếu có tội nặng thì sẽ không được siêu thoát, vì vậy mà phải làm lễ “phá ngục” cho linh hồn được siêu thoát lên thiên đường.
Theo người Nùng, “khi con người chết đi tức là “Âm – Dương cách biệt”, khi chết linh hồn con người đã có gia đình sẽ đi về với tổ tiên, hay về với “háng slao háng báo” đối với những người chết trẻ, (trẻ con chết liu thì đi về khu rừng ma trẻ em) còn những thầy Tào, Mo, Pụt thì sẽ đi về với nơi núi ngự hoa tiên để tiếp tục công việc của mình nơi âm tào địa phủ. Tức là, tùy thuộc vào người chết là ai và có vị trí như thế nào trong quan niệm tâm linh của họ” 40.
39 Tư liệu phỏng vấn ông Hoàng Văn Inh (49 tuổi) ngày 27 tháng 3 năm 2018, tại xóm Bó Mèo, xã Hoàng Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng..
40 Tư liệu phỏng vấn thầy Tào Long Văn Du (48 tuổi), ngày 17 tháng 2 năm 2018, tại xóm Bó Mèo, xã Hoàng Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Vì có quan niệm về thế giới bên kia, nên sinh ra quan niệm về cái chết đó là “vĩnh biệt thiên thu” ly biệt mãi mãi với ngàn thu và mùa thu của “Trời”
để trở về cõi mây gió. Người Nùng cho rằng, mọi vật trên thế gian từ những vật vô tri vô giác như đất đá, cát bụi, đến những sự vật sống như cây cỏ, muông thú, con người đều có sự tồn tại của linh hồn, tức là “khoăn” – hồn;
“phi” tức là ma, theo quan niệm người Nùng có rất nhiều loại “phi” như ma cây cỏ, rừng núi, tổ tiên, ma nhà, ... Người Nùng quan niệm rằng, khi con người còn sống linh hồn được gọi là “khoăn”, khi bị hoảng sợ điều gì đó người ta hay gọi “khoăn ơi, khoăn mà”(Hồn ơi! Hồn về!)41; khi chết thì linh hồn con người được gọi là “phi” tức là ma, và “phi” là bất tử.
Như vậy, với những tư tưởng của mình về không gian, đó là “trời”,
“đất” một không gian vừa thực vừa có ý nghĩa thiêng liêng, mỗi người là một vì sao trên trời, khi sao rơi cũng là lúc người đó ra đi. Với quan niệm về thế giới bên này, thế giới bên kia, giữa dương gian với âm tào địa phủ tối tăm, cho thấy được người Nùng đã quan niệm khá sâu sắc về bản chất của của hai mặt sự vật, giữa tối và sáng, giữa thiện và ác. Cũng cùng với quan niệm về cái chết, ma quỷ đã cho thấy được cái “tự nhiên” của Đạo giáo, chết cũng là đi về với tự nhiên, tuy nhiên, những quan niệm về không gian của người Nùng mang yếu tố duy tâm thần bí.
Mặc dầu, người Nùng ở Cao Bằng không theo một tôn giáo nào chính thống, nhưng do tập tục tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ đa thần, và chịu ảnh hưởng rất lớn của Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo nên đã lý giải không gian một cách khá chân thực.
Một số yếu tố cụ thể trong tang ma của người Nùng thể hiện quan điểm về không gian của mình: Trong tang ma của người Nùng, khi có người chết đi
41 Theo quan niệm truyền thống của người Nùng là: khi con người sợ hãi trước điều gì đó, hồn của người đó rất có thể lìa khỏi thân xác, vì thế, gặp phải trường hợp đó, họ thực hiện gọi lại hồn vía về.
thì được đặt ở giữa nhà, quan niệm rằng đó là trở về với đất trời, con người sinh ra ở giữa thì chết cũng đặt ở giữa, nếu mà trường hợp người chết là con hay cháu mà trong gia đình còn bố mẹ, ông bà tức người cao tuổi thì quan tài được đặt lệch 10cm hay 20cm để “thể hiện sự tôn trọng vì trong nhà còn ông bà hay cha mẹ và thể hiện sự kính trên, nhường đường cho họ, đó là trường hợp kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh. Còn nếu người chết là người lớn tuổi thì quan tài được đặt chính giữa nhà vì ông bà chết trước đó là quy luật của tự nhiên sinh, lão, bệnh, tử”42 nên với quan niệm rằng, đây là ở giữa Trời và Đất tượng trưng cho mối quan hệ giữa con người với vạn vật, ở chỗ đặt người chết được phủ màn đen 3 góc (so với người sống là 4 góc) “và linh vị cũng như đồ thờ cúng được đặt ở chân người chết (bên đầu thì không thờ)” 43.
Và quan tài của người chết được làm theo tỉ lệ “khoảng rộng 40cm × cao 44cm × dài 2,2m; 2,4m, hai đầu quan tài ứng với hai chữ Phúc đằng sau và Thọ t đằng trước thể hiện thứ tự trước sau, cao thấp, với tỉ lệ này thì nhà táng của người Nùng sẽ có kích thước là rộng 44cm × cao 1,4m × dài 2,2cm;
2,4m và huyệt chôn được đào với tỉ lệ các chiều hơn quan tài khoảng 10cm – 20 cm, đối với người Nùng thì huyệt thường phải là sâu 60cm hơn quan tài khoảng 20cm và các chiều khác cũng vậy”.44 Đây là tỉ lệ không gian tương đối cho các vật dụng và công cụ phục vụ chính cho tang ma, được sử dụng trong tang ma truyền thống của người Nùng ở Cao Bằng.
Và hình ảnh “mỏ nước”, “suối” về làm lễ rửa thi thể người chết cũng là một nơi không thể thiếu trong tang ma, một số lễ được thực hiện ở ngoài sân như lễ “khay lò” được thầy Tào dùng vải trắng dài khoảng 2, 4m một đầu
42 Tư liệu phỏng vấn ông Hoàng Văn Inh (49 tuổi) , ngày 6 tháng 2,năm 2018, tại xóm Bó Mèo, xã Hoàng Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
43 Tư liệu phỏng vấn ông Hoàng Văn Inh (49 tuổi) , ngày 6 tháng 2 năm 2018, tại xóm Bó Mèo, xã Hoàng Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
44 Tư liệu phỏng vấn ông Hoàng Văn Inh (49 tuổi) , ngày 6 tháng 2 năm 2018, tại xóm Bó Mèo, xã Hoàng Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
được đặt ở sân, và một số lễ khác như “cốc bjoóc”, đón “minh tinh”, “phá ngục” được thực hiện ở ngoài thiên nhiên.
Trước khi nhập quan, con cháu được thầy Tào phân chia miếng vải dài khoảng 2,2m – 2,4m và rộng khoảng 0,4m – 1m để đắp cho người chết và khi đưa ma, người Nùng tiến hành buộc quan tài ở nơi đất ở trong làng để thực hiện sau khi đoàn đi được đến ruộng của gia đình thì làm lễ ra đồng, lễ này thì thầy Tào và gia đình người chết, và cả làng mỗi người giúp nhau cầm vật dụng thực hiện đi 3 vòng quanh ruộng rồi mới chính thức đưa đến nơi chôn cất.
Theo quan niệm của người Nùng thì nơi chôn không quan trọng là hướng nào, người Nùng chọn nơi “hạ sơn, hậu sơn” tức sau núi, dưới núi vì họ quan niệm rằng, đó là nơi đất tốt, có nhiều cây cỏ, mát mẻ, hay có những cây gỗ to, đất rộng, thoáng đãng để cho phần mộ có thể an lành, linh hồn có thể an nghỉ nơi chín suối một cách thoải mái, và cũng để phù hộ cho gia đình và mọi người.
Bảng 2.1. Tổng hợp những quan niệm về không gian trong tang ma người Nùng ở Cao Bằng
TT Các yếu tố thể hiện không gian trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng
1 "Trời cao" vừa là không gian thực và là nơi linh thiêng dành cho linh hồn.
2 "Đất dày"vừa là không gian thực vừa là nơi linh thiêng dành cho thể xác con người.
3 Thế giới bên này (Dương gian) nơi con người sinh sống
4 Thế giới bên kia (Âm ti) nơi địa ngục, nơi linh hồn bị giam hãm 5 Vì sao trên trời, nơi gắn với sinh mệnh mỗi người
6 Ruộng đồng, sông núi, cây cỏ nơi gắn liền con người lúc sống và chết.
7 Quan tài, huyệt mộ nơi cất giữ thể xác và phần hồn người chết 8 Nhà, nơi con người ở, người chết được đặt giữa nhà
Tóm lại, trong thế giới quan của người Nùng, không gian được thể hiện ở quan niệm Trời, Đất, là vì sao tinh tú đó là những nơi gắn liền với cuộc sống, là nhà cửa, đồng ruộng, là nương rẫy, là con sông, rừng núi, cây cối là quê hương. Quan niệm này về thế giới tuy còn thô sơ, mộc mạc, chất phác gắn liền với tự nhiên, nơi mà họ sinh sống, cũng như với phong tục, tập quán, tín ngưỡng đa thần đã tạo nên sự hỗn dung với tư tưởng của Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo đã tạo nên một thế giới quan thô sơ, chất phác, cùng yếu tố mang tính duy tâm, thần bí đã tạo nên thế giới quan của người Nùng trong cuộc sống cũng như trong tang ma.
Với những quan niệm về thế giới trong tang ma của người Nùng cũng thể hiện quan niệm về thời gian.
- Quan niệm về thời gian
Cùng với yếu tố không gian, yếu tố thời gian cũng rất quan trọng trong việc thực hiện các lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng. Nhìn về công lao trong quá khứ của người chết đối với hiện tại và tương lai của con cháu trong gia đình cũng là một phần tất yếu của người Nùng, “biết tưởng nhớ công lao của cha mẹ ông bà”, để mà không phủ nhận những cái mà mình hiện tại có được là từ đâu, vì vậy, cách trả công lao ở hiện tại không gì bằng thực hiện tròn “đạo hiếu”.
Thời gian là một phạm trù có từ rất lâu của tồn tại loài người, từ khi con người từ khi thưở sơ khai bằng việc quan sát bầu trời để tính toán về thời gian và con người nảy sinh ra quan niệm về hiện tại, quá khứ và tương lai của sự vật, hiện tượng bao gồm cả con người. Nên khi ý thức được việc đó, con người ta bắt đầu dùng thời gian để tiến hành sản xuất cũng như các hoạt động xã hội khác của con người.
Hầu như, không có bất kỳ công việc nào thoát ra khỏi thời gian, như việc lao động sản xuất, hay các công việc như làm nhà, dựng vợ gả chồng, hay việc