Chương 2: LỄ THỨC TANG MA CỦA NGƯỜI NÙNG Ở CAO BẰNG – NHỮNG KHÍA CẠNH TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. Tư tưởng triết học trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng
2.1.2. Nhân sinh quan trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng
Theo triết học Mác, thì con người là sản phẩm và là chủ thể của lịch sử, bản chất của con người mang tính xã hội.
Nói về nguồn gốc của con người, người Nùng quan niệm con người ở trần gian này là do Trời và Đất ban phước cho cha mẹ để sinh ra con người, việc cha mẹ của ta sinh trai hay gái cũng đều là của “Trời ban” (Phạ păn).
Nên khi chết đi thì linh hồn con người sẽ “tử tất quy thổ” về với đất mẹ, còn linh hồn thì về với Trời cha của mình, quan niệm này mang màu sắc khá lớn
46 Tư liệu phỏng vấn thầy Tào Long Văn Du (48 tuổi) và Nông Văn Hành (58 tuổi) ngày 27 tháng 3 năm 2018, tại xóm Bó Mèo, xã Hoàng Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
của Nho giáo, khi con người sinh ra là do mệnh trời định và khi chết là tuân theo mệnh trời, nên chết là “tại sổ, tại khoăn” (tại số, mệnh).
Việc người ta chết sớm, muộn, hay sinh non, hay việc người ta có được đi lên thiên giới cùng các vị tiên, hay xuống âm phủ bị đày đọa khổ đau suốt kiếp,...đều là do những tội mà con người phạm phải, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà có cách phân xử khác nhau, kiếp này thế nào, thì kiếp sau như vậy, và việc này theo người Nùng là do Nam Tào và Bắc Đẩu trên trời phán định sổ sinh tử và dưới âm phủ là Diêm Vương cũng quyết định việc tử, và đầu thai của con người. Tuy mang yếu tố duy tâm, thần bí nặng màu sắc tôn giáo của Lão, Phật nhưng những quan niệm này đã góp phần khuyên răn người.
Và trong cuộc đời người phải trải qua những kiếp nạn, nên người Nùng cũng làm lễ cúng sao giải hạn với “những năm xung khắc với tuổi của người nào đó” thì thực hiện lễ “hết chải” để giải hạn, còn trẻ con nếu phạm Kim Lâu thì phải làm lễ “chòn làu, qua than” để giải Kim Lâu qua các tuổi 1,3,6,8, và làm lễ “xỉnh bjoóc” cho người con gái mang thai để báo cho “Mẹ Bjoóc, mẹ va” biết rằng nhà mình có con đang mang thai, để Mẹ Bjoóc giúp trông giữ thai nhi". 47.
Mỗi người con phải có nghĩa vụ và trách nhiệm phụng dưỡng chăm sóc ông bà, cha mẹ tận tình khi họ còn sống và phải thờ phụng khi chết đi. Đối với người Nùng thì việc thực hiện chu đáo, đầy đủ các nghi lễ tang ma là sự thực hiện tròn bổn phận của người con, cháu, chính vì vậy việc thực hiện tang ma rất được coi trọng không kém gì việc chăm sóc cha mẹ của mình lúc còn tại thế.
Những người như thầy Tào, Pụt, Mo là những người thông linh giữa con người với Trời – Đất thông qua lệnh bài Âm – Dương để xin ý kiến cũng như lệnh để tiến hành các công việc tang ma, cúng sao giải hạn, hay mừng
47 Tư liệu phỏng vấn ông Hoàng Văn Inh (49 tuổi) ngày 8 tháng 5 năm 2018 tại xóm Bó Mèo, xã Hoàng Hải,, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
đầy tháng,…Họ được coi như chiếc cầu nối giữa hai thế giới, thế giới trần gian, tiên giới và địa ngục, họ được gắn cho có sức mạnh của thần linh, siêu nhiên biết được sự vận hành của đạo trời, đất và con người.
Và người Nùng quan niệm, con người ở giữa nhân gian rất nhỏ bé, và chỉ là cát bụi, khi chết thì linh hồn còn mãi, bất tử, còn thể xác thì tan ra và nằm lại dưới đất. Với những hình ảnh ma quỷ, linh hồn, ngục tối tăm, cái chết,… trong tang ma của người Nùng cũng đã góp phần răn dạy con cháu của họ khi sống trên đời thì phải sống thiện và tránh đi cái ác, để khi chết đi không bị giam hãm dưới địa ngục mà sẽ được lên thiên đàng, chết chưa phải là hết mà sẽ về với tổ tiên đó là chắc có lẽ là yếu tố Phật giáo chứa đựng trong tang ma của người Nùng.
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp về quan niệm về con người trong tang ma của người Nùng ở Cao Bằng
STT Quan niệm về con người Ý nghĩa triết học Ghi chú 1 - Quan niệm về nguồn gốc
con người: Con người là do Trời và Đất sinh ra, Trời là Cha, Đất là Mẹ.
Từ quan điểm này cho thấy người Nùng đã ra con người có nguồn gốc từ Tự nhiên.
Đây là quan điểm mang yếu tố duy vật thô sơ, chất phác 2 - Quan điểm về 'số mệnh",
người Nùng cho rằng con người sinh ra hay chết đi đều do những hành vi, tội mình phạm phải, và do "trời"
định.
- Và mỗi người đều có "kiếp nạn" trong đời mình nên phải thực hiện "giải hạn".
- Tư tưởng về 'số mệnh"
có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyên răn con người về mặt đạo đức.
- Thông quan "hạn" của con người, đã lý giải thêm cho "mệnh" con người để con người sống theo quy luật của đạo tự
- "Số mệnh" ẩn chứa trong mình tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo.
- "hạn" người Nùng đã tiếp thu tinh hoa của Kinh Dịch, Tử vi lý số, Tử bình –
nhiên. Tứ trụ 3 - Trong mối quan hệ giữa
con, cháu và ông bà, cha mẹ, người Nùng quan niệm con cháu phải đối xử hết mực khi họ còn sống, và phải lo chu đáo tang ma khi họ đã chết, đó là chữ "hiếu".
Thông qua quan hệ này này, đã cho thấy được quan niệm về "hiếu", đạo làm người người Nùng thông qua việc đối xử với ông bà, cha mẹ.
-Tư tưởng này của người Nùng chịu ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo.
4 - Quan siêu nhiên về vai trò của thầy Tào, người Nùng lý giải, thầy Tào là người có vị trí quan trọng nhất, quyết định sự thành bại trong tang ma. Thầy Tào là người thông linh được với Trời, Đất và các vị thần linh.
Từ cách tôn kính với thầy Tào của người Nùng, thầy Tào được đứng ở vị trí trong tâm linh, tín ngưỡng và văn hóa là "vị thần" có thể kết nối Trời - Đất; Âm - Dương, thần - ma quỷ.
Mang yếu tố của Đạo giáo thần tiên rất rõ.
5 - Thế giới của con người là bé nhỏ, là "cát bụi' nên chết sẽ trờ về với đất, lên thiên đàng, hoặc xuống địa ngục.
Tư tưởng này vừa có ý nghĩa về đạo đức, nhân sinh. Vừa thể hiện tư tưởng về quy luật của tự nhiên "tử quy thổ", 'sinh;
lão; bệnh; tử" và về với
"tự nhiên"
Tư tưởng hỗn dung Tam giáo với tín ngưỡng của người Nùng
Với sự tiếp thu tinh hoa của Nho, Lão, Phật kết hợp với tín ngưỡng dân gian dân tộc Nùng đã lý giải những quan niệm về thế giới quan cũng như quan niệm về con người trong lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng cho thấy được vai trò, vị trí, cuộc sống của người Nùng thông qua đó sẽ cho ta những tư tưởng, triết lý nhân sinh ẩn chứa ở trong đó.
- Lễ thức tang ma của người Nùng ở Cao Bằng thể hiện đậm nét chữ „Hiếu”
Chữ hiếu là một trong những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta, ông cha ta đã có câu: “Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Người Nùng cũng cho rằng, khi cha mẹ, ông bà của mình còn sống, thì phải hết mực kính yêu, chăm sóc ông bà, cha mẹ hàng ngày kể cả ốm đau, bệnh tật, khi còn nhỏ còn “cậy cha mẹ” có thể chưa nuôi dưỡng được bố mẹ , thì phải ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ, sống là phải có đạo đức, không làm gì tổn hại, ảnh hưởng, không làm phiền lòng, hay đánh đập, không làm các việc trái pháp luật, “chăm chỉ học hành, làm ăn nên người, tự lo cho bản thân mình để không phụ công sức bố mẹ chăm lo cho mình”48. Đó là những lẽ giản dị của hiếu thảo theo quan niệm người Nùng với ông bà, bố mẹ, người con phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân mình là điều hiếu đầu tiên.
Với quan niệm như vậy, ta thấy được rằng, người Nùng chịu ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo và Phật giáo về “hiếu”, cho thấy rằng, trong quá trình giao lưu văn hóa người Nùng đã tiếp nhận những giá trị tinh hoa nhất của tôn giáo.
Hiếu không chỉ là việc đối xử, chăm sóc khi cha mẹ còn sống, mà khi chết rồi vẫn phải thực hiện đạo hiếu, người Nùng cho rằng, để trọn hiếu đạo, trước hết là “nhiệm vụ làm con phải lo việc ma chay thật sự chu đáo cho cha mẹ, và cho đó là hình thức báo hiếu quan trọng nhất”[36; tr.50], không thể sơ sài qua loa vì “mặt khác, do ảnh hưởng của Nho giáo về đạo hiếu cho nên bổn phận làm con phải có trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng bố mẹ lúc còn sống và chăm lo ma chay, thờ cúng bố mẹ khi đã khuất”[32; tr. 93].
48 Tư liệu phỏng vấn cụ bà Hoàng Thị Lý (78 tuổi) và Hoàng Thị Sắn (47 tuổi), ngày 8 tháng 5 năm 2018, tại xóm Bó Mèo, xã Hoàng Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Chữ hiếu luôn ẩn mình trong cuộc sống hàng ngày của người Nùng, và trong tang ma cũng vậy, việc đầu tiên nhất là phải chuẩn bị trước sẵn một cỗ quan tài trong nhà“có người vì dự báo trước được cái chết của mình nên cũng oán than rằng: “hai con trai trước thì làm mộc, mà không chuẩn bị sẵn cho bố được cái quan tài nào trước ở nhà cho, về sau cụ mất thì quả là “không tội ác nào bằng tội bất hiếu” cả.”49 .
Cho nên, khi cha mẹ, ông bà vừa ngã xuống thì con cháu tiến hành tắm rửa, cắt tóc, mặc quần áo mới cho họ, giống như việc khi còn sống ta chăm sóc theo cách hàng ngày, còn khi chết vẫn phải hiếu thảo nhưng theo cách riêng, và vì sợ bố mẹ, ông bà mình bị làm ma đói, nếu như trong Phật giáo có câu chuyện về Mục Kiền Liên thực hiện đại hiếu mang cơm xuống tận địa ngục để dâng mẹ, khỏi làm ma đói, thì trong tang ma người Nùng cũng với ý nghĩa tương tự, thông qua lễ dâng cơm sáng chiều, tối, dù chỉ là một bát cơm, một đôi đũa, một vài miếng rau thịt để cúng, nhưng đó cũng chính là đại hiếu. Với cái ăn, cái mặc, là lẽ thường, cha mẹ đã chu cấp đầy đủ cho con khi cha mẹ còn sống, đã lo cho mình thành người, vì vậy mà khi chết đi nghĩ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục để trả công ơn bằng vài nén nhang, bát rượu, bằng mấy cái vái lạy, bằng những cây tiền, vàng mã, xe ngựa,… xiết sao cho đủ.
Vì hiếu nên người con trai trưởng đã thực hiện lễ gánh tội sau khi mời thầy Tào về, bằng hành động người con trưởng quỳ xuống ở sân trước thầy, để thầy buộc sợi chỉ (bằng giấy bản) vào tóc để con gánh bớt tội cho cha mẹ, để cha mẹ được giảm nhẹ tội, được siêu thoát lên thiên đường dễ hơn.
Trong tang ma, người Nùng quan niệm phải ăn chay trong suốt quá trình thực hiện tang lễ, và chỉ được khóc sau khi nhập quan, đó là hiếu, và
“Nếu con cháu ăn trong khi có người chết mà chưa nhập quan thì người chết
49 Tư liệu thông qua lời kể của ông Hoàng Văn Inh, năm 2015, tại xóm Bó Mèo, xã Hoàng Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
về thế giới bên kia lúc nào cũng trong tình trạng đói khát, làm ăn không sung túc, cho nên con cháu phải nhịn ăn hoàn toàn từ khi có người chết nằm xuống tới lúc nhập quan”[27; tr. 597].
Có lẽ người Nùng chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo, với ý nghĩa mong muốn linh hồn cha mẹ, chồng, vợ, con mình bớt khổ hơn, để được thoát khỏi kiếp khổ đau của vòng luân hồi sinh tử, việc hiếu là phải giúp linh hồn cha mẹ mình lên thiên đường, chứ không phải để họ lẩn quẩn, lưu luyến, làm cho họ thêm khổ đau khi chứng kiến chúng ta như vậy.
Tuy tùy thuộc vào con cháu khóc, mỗi người kể công người quá cố thường bằng cấu trúc “Pò ơi! Pò à!” – đối với vợ, con, cháu khóc chồng, bố, ông và “Mè ơi! Mè à!”50. Nghĩ đến công nuôi dưỡng “cha mẹ làm vất vả sớm hôm, lo các việc đồng áng, hết mực anh em xóm giềng” [35, tr.147] nay bố mẹ đi rồi, con chỉ biết khóc than, khi còn nhỏ thì cha mẹ bế, cõng mình trên vai, khi chết cha mẹ chết thì con phải thực hiện nghĩa vụ đó là cõng trên vai quan tài mang linh hồn bố mẹ đi qua cầu thang ma, đưa bố mẹ lên đường, Không chỉ bằng những lễ cúng bái, hay cấp quần áo, thức ăn, vàng mã và linh vị luôn sáng đèn sau tang, với những nén nhang thắp cho cha mẹ, ông bà, chồng mình, vào các dịp lễ cũng đầy đủ hương hỏa, cơm thịt, hoa quả thì có linh hồn nào mà oán trách con cháu được.
Để báo đáp cho bố mẹ, người con gái đi lấy chồng thực hiện hiếu đạo của mình bằng việc dâng những cây minh tinh với lợn, gà, để mong cha mẹ nhận coi như để trả công sinh thành, nuôi dưỡng, nay con chỉ còn báo hiếu bằng chén rượu, nén nhang dâng cho cha, mẹ mà thôi.
“Chưa báo đáp hoàn sinh công cha Giờ này là lúc khóc than nhớ người
50 Tư liệu được cung cấp từ Mã Văn Thanh (29 tuổi), ngày 5 tháng 2 năm 2018, tại xóm Bó Mèo, xã Hoàng Hải, huện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Con không biết lấy gì đền ơn Phục quỳ vái lạy trước vong linh Đốt tiền giấy hương hoa cho cha”
[35; tr. 148 – 149]
Hiếu của con cháu sau tang lễ được thể hiện ở việc đắp mộ sau lễ 3 ngày, cùng với mong muốn cha mẹ, ông bà có được ngôi mộ thật đẹp, khang trang.
Trong tang lễ của người Nùng ở Cao Bằng không chỉ thể hiện tinh thần có hiếu mà còn thể hiện sâu sắc tinh thần có nghĩa.
Tình nghĩa vợ chồng, khi người vợ, hay chồng mình ra đi, thì người còn lại trong sự tiếc thương ai oán, của sự ly biệt ấy cũng đau xót khôn cùng.
Vì tình nghĩa vợ chồng, vợ cũng đành còn cách là khóc than, chứ không biết làm gì hơn, đó cũng là đủ nghĩa, chồng cũng vậy, có thể người con trai cứng cáp hơn, nên một số người không khóc ra ngoài mặt, nhưng trong lòng khôn xiết đầy nước mắt, đau khổ “vẹn tình nghĩa với nhau, nên vợ chồng khóc thương nhau, đó gọi là tình thương yêu vô bờ”51. Vì tang chồng người vợ sẵn sàng không tái giá, vẫn là vợ của chồng, là người chồng kính mến của vợ, đeo tang trong 3 năm, quyết không làm nhà mới, dựng vợ gả chồng, tức làm các việc trọng đại, người Nùng để tang như vậy với ý nghĩa đó là thực hiện trọn tình trọn nghĩa, trọn hiếu đạo, vợ giữ gìn tiết hạnh đối với chồng, con cháu giữ trọn hiếu, lễ, nghĩa với cha mẹ, ông bà, đó cũng là tư tưởng của Nho giáo.
Với quan niệm như vậy, thấy được Nho giáo, một học thuyết bàn nhiều về đạo đức, đã ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm của người Nùng, vừa mang tính duy tâm, cũng xen lẫn yếu tố mê tín, dị đoan, nhưng cũng rất thiêng liêng.
51 Tư liệu phỏng vấn ông Hoàng Văn Inh (49 tuổi) , ngày 30 tháng 4 năm 2018 tại xóm Bó Mèo, xã Hoàng Hải,, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Trong tang ma của người Nùng còn thể hiện hiếu đễ là tình nghĩa anh em, thông qua việc anh (chị) để tang em, hay em để tang anh (chị), vì “anh em như thể tay chân” nên cũng kính trọng như đối với tang cha mẹ vậy. Nếu anh tang em thì anh cũng có nghĩa vụ phải lo chu đáo cho việc tang ma, để cho mọi người khỏi chê cười, và cũng vẹn tình máu mủ ruột thịt, và em cũng phải thể hiện như vậy. Tình nghĩa đó làm sao chối bỏ được, “già cả hết rồi, chị không thể đến dự đám tang của em gái nhưng chị vẫn đội khăn tang trên đầu cho em gái của mình, vẫn u buồn, vẫn khóc trước sự ra đi của em”... 52 Đó là vì hiếu đễ, là vì tình nghĩa anh em cùng cha cùng em sinh ra, tang cha mẹ, chẳng phải anh em giúp đỡ nhau cùng thực hiện hay sao.
Ở trong tang ma, cũng thể hiện nghĩa bạn bè, mỗi khi có bạn mất thì người bạn đến viếng thăm, đeo tang, khóc thương cho bạn của mình, tình cảm ấy cũng thắm thiết như tình anh em ruột thịt, không khóc sao được trước sự ra đi mãi mãi của bạn mình.
Hàng năm cứ vào các dịp như tiết Thanh Minh, nhất là vào ngày Tảo Mộ (mùng 3 tháng 3 Âm Lịch) con cháu, vợ (chồng) đã thăm nom, sửa sang lại mộ phần và cúng cho họ những lễ vật tràn đầy tình nghĩa.
Bảng 2.4 Bảng tập hợp các nội dung, từ thể hiện chữ “hiếu”
STT Nội dung mang tư tưởng chữ "hiếu" Ý nghĩa 1 "hiếu" là việc con cháu chăm lo chu
đáo cho ông bà, cha mẹ cả về vật chất lẫn tinh thần, khi chết phải lo chu đáo tang ma.
Thông qua việc thể hiện "hiếu" qua việc đối xử với ông bà, cha mẹ khi còn sống và khi chết. Đã thấy được việc người Nùng tiếp thu tinh hoa chữ "hiếu" của Nho giáo và Phật. Đã tạo nên bức tranh đạo đức của người Nùng.
52 Tư liệu phỏng vấn cụ bà Hoàng Thị Lý (78 tuổi), ngày 28 tháng 4 năm 2018, tại xóm Bó Mèo, xã Hoàng Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.