1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Lim ở Bắc Ninh hiện nay

121 484 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng,phong phú và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân, vấn đề bảotồn và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống ở các địa phương;t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -NGUYỄN THỊ MINH HẰNG

B¶O TåN Vµ PH¸T HUY GI¸ TRÞ CñA LÔ HéI LIM

ë B¾C NINH HIÖN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -NGUYỄN THỊ MINH HẰNG

B¶O TåN Vµ PH¸T HUY GI¸ TRÞ CñA LÔ HéI LIM

ë B¾C NINH HIÖN NAY

Chuyên ngành : Triết học

Mã số : 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS VĂN THỊ THANH MAI

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trìng nghiên cứu của riêng tôi, dưới sựhướng dẫn của TS Văn Thị Thanh Mai, có kế thừa một số kết quả nghiên cứuliên quan đã được đề cập trong luận văn Các tài liệu trong luận văn là trungthực, đảm bảo tính khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về luận văncủa mình

Hà Nội, tháng 05 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Hằng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học và cácphòng ban khác của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện chotôi học tập, nghiên cứu tại quý trường Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáokhoa Triết học đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến

TS Văn Thị Thanh Mai, Phó Tổng biên tập Tạp chí Tuyên Giáo, Ban Tuyêngiáo Trung ương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quátrình thực hiện và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Triết học của mình

Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã hết lòng quantâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Hằng

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 7

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7

5 Giả thuyết khoa học 8

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

7 Phạm vi nghiên cứu 8

8 Phương pháp nghiên cứu 8

9 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 8

10 Kết cấu của luận văn 9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI LIM Ở BẮC NINH HIỆN NAY 10

1.1 Lễ hội trong đời sống của người Việt 10

1.1.1 Quan niệm về lễ hội, lễ hội cổ truyền 10

1.1.2 Đặc trưng của lễ hội cổ truyền 14

1.1.3 Giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền, lễ hội Lim 17

1.2 Nguồn gốc, lịch sử và diễn trình của lễ hội Lim 27

1.2.1 Vài nét về địa danh, phong tục của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 27

1.2.2 Quá trình diễn ra lễ hội Lim 38

Tiểu kết chương 1 68

Chương 2: THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI LIM Ở BẮC NINH HIỆN NAY 70

2.1 Quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội Lim 70

2.2 Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội Lim 79

2.2.1 Kết quả đạt được 80

Trang 6

2.2.2 Hạn chế 89

2.3 Phương hướng, giải pháp và khuyến nghị bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội Lim 93

2.3.1 Phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội Lim 93

2.3.2 Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội Lim 94

2.3.3 Khuyến nghị bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội Lim 99

Tiểu kết chương 2 101

KẾT LUẬN 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lễ hội truyền thống có từ rất lâu đời trong lịch sử nhân loại, bắt nguồn vàphát triển từ hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội; từ sự giao lưu, tiếp biến vănhóa của cộng đồng Hầu như quốc gia nào, dân tộc nào, châu lục nào cũng có lễhội, tuy hình thức và nội dung có thể không giống nhau Lễ hội truyền thống làmột hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần, chứa đựng những khát vọng, nhữngước muốn tâm linh vừa thiêng liêng, vừa trần tục của cộng đồng dân cư trongnhững hoàn cảnh cụ thể Đây là một bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc,được giữ gìn trong suốt chiều dài lịch sử của mỗi quốc gia dân tộc

Cha ông ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã để lại chocác thế hệ chúng ta hôm nay và mai sau những di sản truyền thống vô cùngquý giá, trong đó có hệ thống lễ hội văn hóa đặc sắc Lễ hội, một di sản vănhóa quý báu đã đồng hành, tồn tại và tạo nên ký ức văn hóa của dân tộc Vượtqua thời gian, lễ hội đã lan tỏa và có sức sống lâu bền trong đời sống nhândân Những năm qua, khi đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ trong tiếntrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đời sống vật chất vàtinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng cao Do đó, lễ hội và việc thamgia các lễ hội truyền thống càng trở thành một nhu cầu, một món ăn tinh thầnkhông thể thiếu của người dân Nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng,phong phú và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân, vấn đề bảotồn và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống ở các địa phương;trong đó, một mặt, khai thác, phát huy những giá trị đặc sắc của mỗi lễ hội,mặt khác khắc phục được những hạn chế, tiêu cực từ công tác tổ chức và cáchoạt động của lễ hội đã trở thành yêu cầu bức thiết

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2015, cả nước hàng năm có

Trang 8

hơn 8.000 lễ hội, trong đó, tại Bắc Ninh có gần 600 lễ hội với quy mô lớn nhỏkhác nhau Miền đất Kinh Bắc xưa là nơi địa linh nhân kiệt, quê hương củaKinh Dương Vương, Lý Bát Đế, nơi hội tụ của kho tàng văn hóa nghệ thuậtđặc sắc với những làn điệu Quan họ trữ tình đằm thắm đã được UNESCOcông nhân là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại Con người Bắc Ninhmang trong mình truyền thống văn hóa Kinh Bắc, mang đậm nét dân gian củavùng trăm nghề như; tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, vẽ tranhdân gian Bắc Ninh cũng là vùng đất có nền văn hóa lâu đời, với nhiều lễ hộitruyền thống, đặc sắc nhất là lễ hội Lim - cơ sở, điều kiện để văn hóa Quan họ

ra đời và phát triển Lễ hội Lim đã khơi dậy truyền thống tốt đẹp của quêhương, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tâm linh và văn hóa tinhthần của đông đảo tầng lớp nhân dân

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, nên sựđộc đáo, ý nghĩa nhân văn của lễ hội Lim; trong đó hát Quan họ, đấu võ, đấuvật đầu cờ đã có những biến tướng, gây phản cảm với du khách tham gia lễhội Hát Quan họ với cảnh ngửa nón xin tiền gây bức xúc, cảnh đấu võ dẫnđến đấu lộn tại lễ hội, các hiện tượng tiêu cực, mê tín dị đoan, thương mại hóatrong lễ hội… là nỗi trăn trở của các cơ quan chức năng, quản lý và cả dukhách Từ thực tế đó, việc nghiên cứu về lễ hội Lim, thông qua đó góp phầnlàm sâu sắc hơn giá trị văn hóa của lễ hội Lim, nâng cao chất lượng việc bảotồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội là một việc làm hết sức cần thiết,thiết thực xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhucầu phát triển bền vững của đất nước Trên tinh thần đó, tác giả chọn đề tài:

“Bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Lim ở Bắc Ninh hiện nay” làm đề tài

Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Triết học của mình

2 Lịch sử nghiên cứu

Từ rất sớm, đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu và khảo

Trang 9

sát về lễ hội truyền thống nói chung và lễ hội Lim nói riêng, với nhiều góc độnhìn nhận khác nhau nhằm tìm kiếm, giữ gìn và phát huy những giá trị vănhóa đậm đà bản sắc dân tộc

2.1 Nhóm công trình nghiên cứu lễ hội

Trước Cách mạng Tháng Tám, các công trình nghiên cứu về lễ hội ítđược chú trọng nghiên cứu Một số học giả thời kỳ này đã đề cập đến lễ hội

trong các công trình nghiên cứu văn hóa như: “Việt Nam phong tục” của Phan

Kế Bính; “Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh; “Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam” của Nguyễn Văn Huyên Sau Cách mạng

Tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, do hoàn cảnh cả nước tiến hành cuộckháng chiến chống thực dân Pháp, nên hầu như lễ hội ít được quan tâm,nghiên cứu, sưu tầm

Từ năm 1954 đến năm 1975, đất nước tạm thời bị chia cắt, các côngtrình nghiên cứu về lễ hội ở hai miền Nam - Bắc cũng khác nhau Miền Bắc

có các công trình nghiên cứu: “Một số tục cổ và trò chơi Việt Nam trong tết nguyên đán và xuân” của Nguyễn Đổng Chi; "Thời Đại Hùng Vương” của Lê Văn Lan; "Hà Nội nghìn xưa” của Trần Quốc Vượng Miền Nam có một số công trình nghiên cứu như: "Lễ tế xuân hay Đám rước thần nông” của Nguyễn Bửu Kế; "Nhớ lại hội hè đình đám” của Nguyễn Toại; "Mùa xuân với đời sống tình cảm Việt Nam”, "Trẩy hội hành hương” của Nguyễn Đăng Thục; "Nếp cũ hội hè đình đám quyển thượng” của Toan Ánh

Từ 1975 đến nay đã có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu sâu sắc về lễ

hội như “Đất lề quê thói” của Nhất Thanh; "Lễ hội truyền thống và hiện đại" của Thu Linh - Đặng Văn Lung; “60 lễ hội truyền thống Việt Nam" của Thạch Phương - Lê Trung Vũ; “Lễ hội Việt Nam” của Lê Trung Vũ - Lê Hồng Lý;

"Lễ hội cổ truyền" do Lê Trung Vũ chủ biên; "Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại" do Đinh Gia Khánh - Lê Hữu Tầng chủ biên; “Ý nghĩa

Trang 10

xã hội và văn hóa của hội lễ dân gian và văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt” của Đinh Gia Khánh; “Lễ hội cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ” của Lê Trung Vũ… cùng một số công trình khác như: Hội thảo khoa học quốc tế “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại”;

Đề tài khoa học cấp Bộ Văn hóa - Thông Tin về “Quản lý lễ hội cổ truyền: thực trạng và giải pháp” (Nguyễn Thu Linh - Phan Văn Tú) Trong đó:

Hội thảo quốc tế về Lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội và hiện đại

của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (nay là Viện Khoa học Xã hộiViệt Nam), 1993, đã luận bàn về vai trò của lễ hội truyền thống trong xã hộiđương đại Tác giả Vũ Ngọc Khánh đã cho rằng: Lễ hội không phải là mộthiện tượng văn hóa bất biến, mà nó có sự đổi thay qua thời gian Sự biến đổi

và tiếp tục của các lễ hội chính là sự hài hòa của nó đối với không gian vàthời gian nhất định

Thừa nhận sự trường tồn của lễ hội cổ truyền, các nhà nghiên cứu chorằng: Lễ hội là sự luyến tiếc quá khứ, để lui vào huyền thoại, cô lập con người

Lễ hội cũng không phải tồn tại để con người quay ra tìm sự huyền bí với nhữngcảm giác bồng bềnh, ngây ngất, nhằm mục đích thoát ly cuộc sống, mà lễ hội là

ký ức, là những giá trị văn hóa tinh thần được lưu truyền, trao truyền cho các thế

hệ sau Bên cạnh đó, GS Lê Hữu Tầng đã đặt ra câu hỏi: Lễ hội có thực sự lànhu cầu của đa số người dân hay không? hay đó chỉ là nhu cầu do một sốngười muốn lợi dụng lễ hội để tiến hành các hoạt động mê tín dị đoan, nhất làkinh doanh lễ hội để kiếm lời khai thác? Những biến đổi kinh tế - xã hội sẽtác động ra sao đối với nhu cầu hội lễ của người dân và ngược lại?

Từ những ý kiến trên, nhận xét có tính khẳng định của GS Ngô Đức Thịnhlà: Lễ hội có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội nói chung vàđời sống xã hội đương đại nói riêng Trong xã hội đương đại, lễ hội truyền thống

giữ năm giá trị cơ bản là: Một là, giá trị cộng đồng, trong đó, lễ hội chính là “sự

Trang 11

biểu dương sức mạnh của cộng đồng” và là chất kết dính tạo nên “sự cố kết cộngđồng” Lễ hội là môi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm “cộng mệnh” và

“cộng cảm” của sức mạnh cộng đồng Hai là, giá trị hướng về nguồn: Lễ hội có

nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc cộng đồng Chính vì vậy, lễ hội thường gắn với

hành hương - du lịch Ba là, giá trị cân bằng đời sống tâm linh: Lễ hội góp phần làm thỏa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người Bốn là, giá trị sáng tạo

và hưởng thụ văn hóa: Lễ hội do nhân dân tự tổ chức, làm tái hiện các sinh hoạtvăn hóa cộng đồng, và cũng chính bản thân họ là những người hưởng thụ các sinh

hoạt văn hóa đó Năm là, giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân

tộc: Lễ hội truyền thống là một bảo tà`ng sống về văn hóa dân tộc, nhờ đó, nềnvăn hóa ấy được hồi sinh, tái tạo và truyền giao qua các thế hệ

Đề tài khoa học cấp Bộ Văn hóa - Thông tin “Quản lý lễ hội cổ truyền: thực trạng và giải pháp” của nhóm nghiên cứu Nguyễn Thu Linh và Phan

Văn Tú nhấn mạnh: “Con người các thế hệ đã biết và hiểu về lịch sử - văn hóadân tộc/địa phương mình qua các trải nghiệm hội hè Rất nhiều trò chơi, tròdiễn dân gian có giá trị tìm lại được môi trường phục sinh và tôn tạo Hàng loạtcác nghề thủ công - mỹ nghệ, ẩm thực truyền thống… được củng cố và pháttriển tạo ra những cơ hội việc làm và thu nhập cho không ít lao động, góp phầnbảo vệ di sản công nghệ dân gian đang có cơ trở thành hàng hóa có giá trị trong

xã hội hiện đại” [57, tr.15 ]

Các ý kiến nêu trên đã khẳng định rằng, lễ hội đang trở thành một sảnphẩm của ngành du lịch, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triểnkinh tế- văn hóa ở nhiều địa phương nói chung, trong đó có tỉnh Bắc Ninh Cáccông trình trên đã giúp tôi có cái nhìn tổng quan về vị trí, vai trò của lễ hộitrong đời sống, nhất là nhu cầu về văn hóa, tinh thần Đồng thời những tư liệunày giúp tôi thêm hiểu biết về hệ thống lễ hội truyền thống, giúp chúng tôi kếthừa trong quá trình giải quyết yêu cầu của luận văn

2.2 Nhóm công trình nghiên cứu về lễ hội Lim

Trong những năm qua cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, kinh tế xã

Trang 12

hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nângcao, nhu cầu tìm về với những giá trị truyền thống ngày càng lớn Lễ hội Lim

- một lễ hội đặc sắc, mang đậm nét văn hóa dân tộc của người Kinh Bắc - BắcNinh thu hút được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều giới Đã có rất nhiều

công trình nghiên cứu về lễ hội Lim như: “Hội xứ Bắc” của Sở Văn hóa thông tin Hà Bắc; “Địa chí Hà Bắc” của Trần Linh Quý; “Hội hè đình đám” của Toan Ánh; “Bắc Ninh thổ tạp kỹ” của Thư viện Thông tin Khoa học Xã hội Hà Nội; “Một số vấn đề về dân ca Quan họ” của Lê Thị Nhâm Tuyết; “Từ những

lề lối của hát Quan họ” của Mã Giang Lân; “Quan họ, nguồn gốc và quá trình phát triển” của Trần Linh Quý, Đặng Văn Lung, Hồng Thao; “60 lễ hội truyền thống của người Việt Nam” của Thạch Phương, Lê Trung Vũ; “Hội Lim truyền thống và hiện đại” (Sở văn hóa thông tin Tỉnh Bắc Ninh); “Các di tích lịch sử văn hóa Bắc Ninh” của Lê Viết Nga; “Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa tỉnh Bắc Ninh gắn với hoạt động du lịch” của Sở Văn hóa thể thao Bắc Ninh; “Góp phần tìm hiểu lễ hội ở Hà Bắc” của Trần Đình Luyện;

“Những yếu tố cơ bản để xây dựng lễ hội ở Hà Bắc” của Lê Hồng Lý

Trong cuốn sách Hội xứ Bắc, Sở Văn hóa thông tin Hà Bắc, tập 2,

1989, tác giả Khổng Đức Thiêm với phần trình bày: Hội Lim, hồn nước gọi ta

về, đã nêu rõ về nguồn gốc, diễn biến của hội Lim khá chi tiết

Cuốn sách 60 lễ hội truyền thống của người Việt Nam, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội của các tác giả Thạch Phương, Lê Trung Vũ xuất bản năm

1995, có dành một phần trong sách để nói về lễ hội Lim, với những làn điệudân ca Quan họ từ hát trong nhà, hát ngoài đồi, đến hát trên thuyền, thi cỗchay, thi dệt vải, đấu vật,

Cuốn sách Các di tích lịch sử văn hóa Bắc Ninh của tác giả Lê Viết

Nga, Nxb Bảo tàng Bắc Ninh, 2005, đã liệt kê các di tích lịch sử trên địa bàntỉnh Bắc Ninh; trong đó có dành một chương trình bày về lễ hội Lim với

Trang 13

những nét tiêu biểu, độc đáo

Ngày 2-11-2004, Sở văn hóa thông tin tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với

Ủy ban nhân dân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội thảo khoa học:

Hội Lim truyền thống và hiện đại Với 21 tham luận trên tổng số 29 tham luận

của các nhà khoa học gửi đến, đây là lần đầu tiên, hội Lim được xem xét vềnhiều mặt góp phần làm sâu sắc hơn những giá trị tinh thần của hội Lim trongđời sống người dân Việt Nam nói chung và người dân Bắc Ninh nói riêng

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều bài viết nghiên cứu về lễ hội Lim đăng

trên báo Nhân dân, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Văn học, Văn hóa - Nghệ thuật, Các trang báo điện tử như: tiendu.bacninh.gov.vn, nhandan.com.vn, daidoanket.vn, quanhobacninh.vn, dantri.com, lehoithegioi.com, như: “Lễ hội Lim”, “Nguồn gốc và ý nghĩa ngày hội Lim 13.1 âm lịch”, “Ghé về Bắc Ninh tham gia lễ hội Lim đặc sắc”, “Lễ hội Việt Nam: Lễ hội Lim” cũng đã

đề cập và tìm hiểu khá toàn diện, làm sáng tỏ những vấn đề về lễ hội Lim

Những công trình nghiên cứu, tài liệu trên là nguồn tài liệu tham khảoquý báu giúp tác giả tìm hiểu và kế thừa những kết quả nghiên cứu của nhữngngười đi trước trong quá trình triển khai luận văn Tuy nhiên, chưa có công

trình nghiên cứu chuyên sâu nào về “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của

lễ hội Lim ở Bắc Ninh hiện nay” Vì vậy, đề tài của luận văn là mới và không

trùng lặp với các công trình nghiên cứu và luận văn, luận án đã công bố

3 Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóacủa lễ hội Lim ở Bắc Ninh, đề ra phương hướng, giải pháp và kiến nghị, gópphần nâng cao chất lượng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hộiLim ở Bắc Ninh hiện nay

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Những giá trị văn hóa của lễ hội Lim

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc bảo tồn

Trang 14

và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội Lim ở Bắc Ninh hiện nay

5 Giả thuyết khoa học

Nếu phân tích, làm rõ được những thực trạng của lễ hội Lim, thì từ đó

sẽ đề ra được những biện pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của

lễ hội Lim ở Bắc Ninh hiện nay

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn phải thực hiện đượccác nhiệm vụ sau:

- Làm rõ nguồn gốc của lễ hội Lim, thực trạng cách thức tổ chức lễ hộiLim xưa và nay

- Nghiên cứu những giá trị văn hóa của lễ hội Lim

- Đề ra phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huynhững giá trị văn hóa của lễ hội Lim

7 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Phần lễ, phần hội trong lễ hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh.

- Thời gian: Lễ hội Lim ngày xưa và hiện nay.

8 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên lập trường thế giới quan của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hóa nói chung, bảotồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống nói riêng, luận văn sử dụngcác phương pháp của phép biện chứng duy vật và lịch sử để luận giải các vấn

đề có liên quan Đồng thời luận văn kết hợp phương pháp logic và lịch sử,phương pháp liên ngành và chuyên ngành, tổng hợp và phân tích để giảiquyết yêu cầu của đề tài

9 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn

Những luận điểm cơ bản

- Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Trang 15

của lễ hội Lim.

- Những giá trị văn hóa của lễ hội Lim

- Thực trạng, giải pháp, kiến nghị về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóacủa lễ hội Lim ở Bắc Ninh hiện nay

Những đóng góp mới của luận văn

- Luận văn nghiên cứu có hệ thống về lễ hội Lim, cung cấp cho ngườiđọc một hệ thống tư liệu phong phú, những giá trị văn hóa đích thực của lễhội Lim trong đời sống của người Việt

- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vấn đề bảo tồn và phát huy giá trịvăn hóa lễ hội Lim, luận văn sẽ đề ra phương hướng, giải pháp, kiến nghị, gópphần nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, quản lý lễ hội cổ truyền nóichung, lễ hội Lim nói riêng

10 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văngồm có 2 chương, 5 tiết

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI LIM Ở BẮC NINH

HIỆN NAY

1.1 Lễ hội trong đời sống của người Việt

1.1.1 Quan niệm về lễ hội, lễ hội cổ truyền

Lễ hội

Đất nước Việt Nam là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời, với nhiềucộng đồng dân tộc cùng sinh sống trên một lãnh thổ thống nhất, cùng tạo lênphong tục tập quán mang bản sắc riêng của mỗi vùng miền, dân tộc, tôngiáo ; đã góp phần làm lên một nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc.Trong đó, lễ hội là thành tố đặc biệt vừa mang nét đặc trưng riêng biệt chomỗi dân tộc, vừa làm cho văn hóa của dân tộc Việt ngày càng phong phú vàđặc sắc hơn

Ngày nay, khái niệm về lễ hội vẫn còn rất nhiều cách hiểu và lý giảikhác nhau trong giới nghiên cứu Trên thực tế đã xuất hiện một số ý kiến vềcấu trúc của lễ hội đã nói chung về lễ hội, hoặc nói riêng về từng phần lễ hayhội Các ý kiến đó dựa trên thực tế có những sinh hoạt văn hóa dân gian có lễ

mà không có hội hoặc ngược lại

Lễ hội theo học giả Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa sử cương

gọi là đại hội (vào đám hay vào hội) [1, tr.255] Về sau, nhiều học giả đã thaythuật ngữ này bằng các thuật ngữ tương đương Tuy nhiên, trong các côngtrình nghiên cứu qua tên sách, tên bài viết đã có nhiều cách gọi khác nhau

Tác giả Toan Ánh trong cuốn sách “Nếp cũ hội hè đình đám” đưa ra

quan niệm: hội hè đình đám là những cuộc tổ chức hội họp tại các thôn xã

Trang 17

nhân dịp vào đám và trong dịp đám này có nhiều trò mua vui cho dân thôngiải trí [4, tr.9] Quan niệm đó đã nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của các hoạtđộng vui chơi, sinh hoạt tập thể có ý nghĩa giải trí, các yếu tố thuộc về nghithức mang tính tâm linh tín ngưỡng thì chưa được đề cập sâu

Theo tác giả Bùi Thiết, “Lễ là các hoạt động đạt tới trình độ nghi lễ, hội

là các hoạt nghi lễ đạt trình độ cao hơn, trong đó có các hoạt động văn hóatruyền thống” [91, tr.125] Khác với Bùi Thiết, nhà nghiên cứu Thu Linh lạicho rằng: “Lễ (cuộc lễ) phản ánh những sự kiện đặc biệt, về mặt hình thức lệtrong các dịp này trở thành hệ thống những nghi thức có tính chất phổ biếnđược quy định một cách nghiêm ngặt nhiều khi đạt đến trình độ một “cải diễnhóa” cùng với không khí trang nghiêm đóng vai trò chủ đạo Đây chính làđiểm giao thoa giữa lễ với hội, và có lẽ cũng vì vậy người ta thường nhập hai

từ lễ hội” [52, tr 27]

Nguyễn Quang Lê, cho rằng bất kỳ một lễ hội nào cũng bao gồm hai hệ

thống đan xen, hòa quện và giao thoa với nhau: 1) Hệ thống lễ: Bao gồm các

nghi lễ của tín ngưỡng dân gian và tôn giáo cùng với các lễ vật được sử dụnglàm đồ lễ mang tính linh thiêng, được chuẩn bị rất chu đáo và nghiêm túc.Thông qua các nghi lễ này con người được giao cảm với thế giới siêu nhiên làcác thần thánh (các nhiên thần và nhân thần), do chính con người tưởng tượng

ra và họ cầu mong các thần thánh bảo trợ và có tác động tốt đẹp đến tương lai

cuộc sống tốt đẹp của mình 2) Hệ thống hội: Bao gồm các trò vui, trò diễn và

các kiểu diễn xướng dân gian, cụ thể là các trò vui chơi giải trí, các đám rước

và ca múa dân gian - chúng đều mang tính vui nhộn, hài hước, song đôi khichưa thể tách ra khỏi việc thờ cúng [49, tr.5-9]

Giáo sư Đinh Gia Khánh đã đưa ra quan niệm cho rằng: “Đặc điểm cơbản của văn hóa dân gian (trong đó có lễ hội) là tính nguyên hợp tức nói rằngquan hệ nghệ thuật ấy người ta nhận thức hiện thực như một tổng thể chưa bịchia cắt” [42, tr.12] Cùng quan điểm trên Trần Bình Minh cho rằng: “Lễ và

Trang 18

hội hòa quện, xoắn xít với nhau để cùng nhau biểu thị một giá trị nào đó củamột cộng đồng Trong lễ cũng có hội và trong hội cũng có lễ” [69, tr 120]

Do đó, dù có khác nhau về cách diễn đạt, miêu tả song các nhà nghiêncứu đều thống nhất với nhau hai thành tố cấu trúc nên lễ hội (phần lễ tức lànghi lễ, là mặt thứ nhất: tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng, linh thiêng; phần hộitức là hội hè, là mặt thứ hai: vật chất, văn hóa nghệ thuật, đời thường)

Từ những quan điểm trên, chúng tôi đã nhận thức như sau:

Lễ: Đó là hệ thống các hành vi, các động tác nhằm biểu hiện lòng tôn

kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng củacon người trước cuộc sống mà chính bản thân con người chưa có khả năngthực hiện được

Hội: Đó là tập hợp tất cả các trò diễn có tính nghi thức, các cuộc vui

chơi, giải trí tại một thời gian nhất định, thường tổ chức trong khuôn viên cáchoạt động tôn giáo hay ở sát chúng, có đông người tham gia Là đời sống vănhóa tinh thần hàng ngày và một phần không thể thiếu đời sống tinh thần của

cá nhân và cả cộng đồng, nhân kỷ niệm một sự kiện quan trọng đối với mộtcộng đồng xã hội

Lễ hội là sản phẩm của xã hội quá khứ, được truyền lại tới ngày nay và

nó được người dân, cộng đồng tiếp nhận và thực hành trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng.

Như vậy, có thể thấy lễ và hội luôn gắn kết chặt chẽ với nhau, không có

lễ thì sẽ không có hội Lễ hội thuộc phạm trù thiêng liêng của thế giới linhthiêng Ngôn ngữ biểu tượng là ngôn ngữ của lễ hội, vượt lên trên đời sốnghiện hữu thường nhật Vì vậy, phần hội luôn gắn với phần lễ, là bộ phận sinhthái của phần lễ, nó gắn với cái thiêng liêng, với các vị thần, nhân vật mà conngười thờ phụng Trong các sinh hoạt vui chơi, giải trí, các trò diễn trong lễ

Trang 19

hội mang tính nghi lễ phong tục chứ không phải đơn thuần chỉ là trò chơi, tròdiễn thuần túy trần tục (mà trò diễn ở đây đã được thiêng liêng hóa).

Lễ hội cổ truyền

Sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp là một loại hình của lễ hội, vừaphong phú đa dạng, vừa độc đáo của dân tộc Việt Nam, có nguồn gốc phátsinh và phát triển từ rất lâu đời trong lòng lịch sử văn hóa dân tộc nước nhà

Có thể nói rằng lễ hội cổ truyền là hình ảnh thu nhỏ của nền văn hóa dân gianmang đậm bản sắc cổ truyền dân tộc Bởi, trong lễ hội cổ truyền đã bao hàm

hầu như đầy đủ tất cả các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, như: Về văn học dân gian: trong đó có truyền thuyết, thần thoại, thần tích, thần phả, văn

tế, văn bia, hoành phi câu đối, ca dao, hò vè Về nghệ thuật biểu diễn dân gian: trong đó có diễn xướng, sân khấu dân gian, các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc Về tôn giáo: trong đó có phong tục và tín ngưỡng dân gian gồm

các nghi lễ, nghi thức, trò chơi, trò diễn, trò chơi dân gian, tục lệ, đối tượngthờ cúng, đức tin và kỵ hèm dân gian Vì vậy, lễ hội cổ truyền không chỉ làmột hiện tượng lịch sử xã hội, mà còn là một hiện tượng văn hóa dân gian Lễhội đã phản ánh khá sâu sắc, trung thực và rõ nét cốt cách, khắc họa sâu sắcbản lĩnh và bản sắc dân tộc, cùng với tâm linh, nguyện vọng của nhân dântrong suốt thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt

Lễ hội cổ truyền hình thành và tồn tại đã được bảo tồn và phát huytrong lòng lịch sử - văn hóa dân tộc, phản ánh khá sinh động và đầy đủ đờisống văn hóa - xã hội đã trải qua Rất nhiều yếu tố văn hóa tinh thần đã được

lễ hội cổ truyền lưu giữ và trao truyền từ đời này sang đời khác, thực sự đã trởthành những di sản văn hóa truyền thống vô giá Đó cũng chính là một khotàng vô giá các giá trị thuộc về tinh hoa văn hóa, khắc họa rõ nét bản lĩnh vàbản sắc dân tộc Việt Nam

Khái niệm cổ truyền được Từ điển tiếng Việt cắt nghĩa như sau:

“Cổ: Thuộc về thời xa xưa trong lịch sử”; “Truyền: Để lại cái mình

Trang 20

đang nắm giữ cho người khác, thường thuộc thế hệ sau”; “Cổ truyền: Từ xưatruyền lại, vốn có từ xưa” [112, tr 203, 204, 1053].

Lễ hội cổ truyền theo quan điểm của GS Ngô Đức Thịnh cho rằng: 1)

Một hình thức diễn xướng dân gian bao gồm nhiều hình thức diễn xướng nhỏ, kết hợp hữu cơ với nhau tạo thành tổng thể diễn xướng lễ hội 2) Một hình thức diễn xướng tâm linh không còn là thế giới hiện thực mà đã vươn lên thế giới biểu

tượng linh thiêng Nó tái hiện lại lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội trong một thờiđiểm mạnh, thời điểm có giá trị đặc biệt, thời điểm thiêng, khác với thời gian

thường ngày 3) Diễn xướng lễ hội cổ truyền đạt tới hiệu quả xã hội nhiều mặt,

tạo nên và biểu trưng cho sức mạnh cố kết cộng đồng, nó là niềm cộng cảm vàcộng mệnh của cộng đồng thỏa mãn ước vọng vươn tới sự hòa đồng giữa conngười với thiên nhiên, với cội nguồn [93, tr 17 - 22]

Ngoài ra,lễ hội cổ truyền là sinh hoạt văn hóa diễn ra theo định kỳ,mang tính cộng đồng (thường là cộng đồng làng), góp phần gắn kết tinh thầnđoàn kết cộng đồng trong đời sống của người dân

1.1.2 Đặc trưng của lễ hội cổ truyền

Lễ hội là một trong những loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần cổtruyền của rất nhiều vùng miền, dân tộc ở nước ta cũng như trên thế giới Lễhội chính là hình ảnh khắc họa trung thực đời sống văn hóa tinh thần của mỗidân tộc Lễ hội cổ truyền có hai đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, lễ hội cổ truyền - một “hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể” Là, “một hiện tượng văn hóa mang tính phức thể, mà trong phức thể ấy,

một yếu tố văn hóa dân gian nào đó giữ vai trò chủ đạo đó và cũng như gắnkết đa chiều với thực tại xã hội” [95, tr 334] Tổng thể của lễ hội như một sốnhà nghiên cứu quan niệm không phải chỉ là tổng thể “chia đôi” giữa phần lễ

và phần, mà nó được hình thành dựa trên cơ sở của một cốt lõi nghi lễ, tínngưỡng nào đó (tường là tôn thờ một vị thần linh lịch sử, hay một thần linh

Trang 21

nghề nghiệp, thần linh huyền thoại ); rồi chính từ đó mà nó hình thành vàtích tụ các hiện tượng sinh hoạt văn hóa phái sinh để tạo nên một tổng thể lễhội hoàn chỉnh Do đó, trong lễ hội, phần lễ là gốc rễ, chủ đạo, phần hội làphần phái sinh tích hợp.

Có thể thấy nhìn một cách tổng thể, thì lễ hội chủ yếu vẫn thuộc phạmtrù cái thiêng, của thế giới thiêng liêng chứ không phải cái thuộc về đời sốngtrần tục, “cái tục” Ngôn ngữ biểu tượng là ngôn ngữ trong lễ hội, vượt lêntrên tất cả đời sống hiện hữu thường nhật Ngay một số trò chơi, giải trí, thitài diễn ra trong lễ hội, như chọi gà, đánh đu, đấu vật, kéo co, thậm chí cáctrò chơi mang tính phồn thực vẫn mang tính nghi lễ, phong tục chứ không cònmang tính “trần tục” thuần túy, mà đã trở thành “cái tục” của thế giới thiêngliêng Từ đó có thể rút ra một hệ quả mang tính thực tiễn là, hiện nay conngười chúng ta đang phục hồi, phát huy lễ hội cổ truyền thì phải luôn nhậnthức lễ hội thuộc phạm trù cái thiêng, cái biểu tượng, vượt lên trên thế giớitrần tục, thực tại; nếu biến lễ hội thành cái trần tục, thì lễ hội sẽ không cònnhững giá trị ý nghĩa của nó nữa

Phải tiếp cận lễ hội như một hệ thống, phân biệt đâu là yếu tố tạo hệthống, đâu là yếu tố tích hợp, tái sinh, tìm ra mối quan hệ hữu cơ giữa chúng

và mối quan hệ giữa lễ hội với thực tại xã hội vì lễ hội là một hiện tượng vănhóa dân gian tổng hợp Hay nói cách khác, chúng ta phải nhận thức được diệnmạo, bản chất của xã hội như thế nào thì sẽ sản sinh ra hiện tượng lễ hội nhưthế đó

Thứ hai, lễ hội cổ truyền - một hình thức diễn xướng tâm linh Chính

là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng, một hình thức diễn xướngtâm linh Trong đó, “tâm” là vô hình và là động lực ở chiều sâu thúc đẩythế giới vật chất và toàn bộ cơ thể, hoạt động của con người Còn “linh” làlinh diệu, linh cảm, linh nghiệm, linh ứng và linh thiêng, khó nắm bắt, cảm

Trang 22

nhận, đo lường, vượt qua lẽ thông thường, khác với hiện tượng đời thường

mà ai cũng biết, cũng cảm nhận được, đo lường được, nhưng không phải nóhoàn toàn tách biệt mà cũng biến hóa trong đời thường “Diễn xướng” đượchiểu với hàm nghĩa khá rộng, bao gồm những hành động và lời nói nhằmbiểu đạt một thông tin nào đó giữa một người hay một nhóm người với mộtnhóm người khác

Do vậy, có thể coi toàn bộ các sinh hoạt văn hóa dân gian tồn tại dướidạng các diễn xướng Hay diễn xướng là một môi trường thể hiện, tồn tại vàbiến đổi của văn hóa dân gian Vì vậy, về mặt phương pháp luận thì mọi hiệntượng văn hóa dân gian đều được tiếp cận trong môi trường diễn xướng Từquan niệm chung như vậy, chúng ta có thể bàn tới lễ hội với tư cách là mộtdiễn xướng tâm linh [95, tr 338]

Lễ hội cổ truyền, tính “diễn xướng” và tính “cộng đồng” đều được thểhiện một cách khá rõ nét và sâu sắc Thông qua hành động và lời nói của tậpthể những con người trong cộng đồng, người ta muốn tái hiện lại lịch sử, xãhội, cội nguồn của tự nhiên và con người xa xưa Tham dự lễ hội là toàn thểcộng đồng người ở phạm vi làng xã, vùng hay toàn quốc Ở lễ hội cổ truyền,tất cả các thành viên đều tự nguyện tham gia trình diễn với tinh thần háo hức,phấn khởi, vui tươi

Thời điểm diễn ra lễ hội là thời điểm linh thiêng đó là ngày kỵ, giỗ củathần linh (ngày sinh, ngày hóa) Đó là thời điểm mà ông cha ta tin rằng cónhững giá trị hết sức đặc biệt, có ý nghĩ thiêng liêng, khác với thời điểm bìnhthường của đời sống thường ngày

Diễn xướng lễ hội có ngôn ngữ rất phong phú và đa dạng, như là: tế lễ,

rước, các trò diễn Cụ thể: 1) Tế chính là nghi thức tưởng niệm, tôn vinh thần

linh, với lời nói, cử chỉ và ăn mặc theo quy định của từng địa phương Ngoài

tế, trong lễ hội còn có nhiều nghi thức khác nhau, trong đó đặc biệt là lễ khaihội và lễ rã hội Đây cũng chính là những hình thức diễn xướng mang tính

Trang 23

chất thiêng liêng nhất của lễ hội 2) Rước cũng chính là một nghi lễ linh

thiêng có ở tất cả các lễ hội, nó thể hiện sự tiếp đón thần linh, thể hiện sứcmạnh của cộng đồng Rước thường là những màn trình diễn rất ấn trượng vừamang tính trang trọng lại vừa rất náo nhiệt và vui tươi, thu hút sự tham gia củađông đảo cộng đồng với các nghi trượng, hoạt động tiêu biểu như cờ, kiệu, lễvật dâng cúng, chiêng, trống, lọng và dàn nhạc bát âm Tùy theo các di tíchthờ cúng là đền, đình hay chùa và đặc tính của các vị thần linh mà đám rước

có hình thức khác nhau 3) Các trò diễn và diễn xướng cũng là một trong

những vị trí hết sức quan trọng trong các lễ hội Có rất nhiều trò diễn và diễnxướng khác nhau Cả lễ hội là một đại diễn xướng, trong đó bao gồm nhiềudiễn xướng lớn, nhỏ khác nhau, chúng được kết hợp lại thành một thể thốngnhất và cấu trúc chặt chẽ, không thể thay đổi một cách tùy tiện Diễn xướngnghi lễ (lễ, tế, rước) thường đóng vai trò chủ đạo trong mọi lễ hội, nó được tổchức từ ngày mở đầu đến kết thúc lễ hội như: diễn xướng các cuộc thi tài,diễn xướng các cuộc vui chơi giải trí

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra một số nhận xét sau: Một là, lễ

hội cổ truyền xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử là một hình thức diễn xướngdân gian, trong đó bao gồm nhiều loại hình diễn xướng nhỏ, kết hợp hữu cơvới nhau theo một chỉnh thể thống nhất tạo nên một tổng thể diễn xướng lễ

hội Hai là, lễ hội cổ truyền vươn lên thế giới biểu tượng, linh thiêng là một

loại hình diễn xướng tâm linh, không còn là thế giới hiện thực, “trần tục” Lễhội khác với thời gian thường ngày đã tái hiện lại lịch sử tự nhiên, lịch sử xãhội trong một “thời điểm mạnh”, thời điểm có giá trị đặc biệt, thời điểm

thiêng Ba là, diễn xướng ở lễ hội cổ truyền đã trở thành biểu trưng cho sức

mạnh cố kết cộng đồng, đó là niềm cộng cảm và cộng mệnh của cộng đồngthỏa mãn ước vọng vươn tới sự hòa đồng giữa con người với thiên nhiên, vớicộng đồng dân tộc

1.1.3 Giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền, lễ hội Lim

Trang 24

Nghiên cứu, tìm hiểu những giá trị văn hóa của lễ hội cũng chính là đitìm về lễ hội cổ truyền với tư cách là một di sản văn hóa Lễ hội cổ truyền cóthể được xem như là một phạm trù thuộc về khái niệm di sản văn hóa phi vậtthể Đây cũng là một trong những khái niệm thu hút được nhiều sự chú ýtrong thời gian 10 năm trở lại đây UNESCO đã soạn thảo ra một công ước vềviệc bảo vệ di sản văn hóa này.

Thực tế hiện nay, lễ hội cổ truyền là một hiện tượng tổng thể văn hóa

xã hội, trong đó có một số các đặc trưng chủ yếu như sau: 1) Là một hình thứcsinh hoạt tinh thần tín ngưỡng - tâm linh; 2) Là dịp biểu dương sức mạnh tinhthần đoàn kết của cộng đồng địa phương; 3) Là dịp đoàn kết, giáo dục truyềnthống yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn trong cộng đồng; 4) Lànơi giới thiệu các sản vật đặc sản của địa phương và các vùng miền khác; 5)

Là dịp tổ chức các hoạt động giao lưu, giới thiệu đời sống văn hóa tinh thầnnhư sinh hoạt nghệ thuật, các trò chơi giải trí, thể thao; 6) Là địa điểm hànhhương, du lịch, thể hiện niềm yêu mến, tình cảm đối với từng địa phương,vùng miền Tất cả những đặc trưng này đều hướng tới một đặc điểm đó là: lễhội cổ truyền là một di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam, lễ hội là một sảnphẩm của quá khứ, được giữ gìn, bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ cộngđồng người tiếp theo

Khác với những di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể(trong đó có lễ hội cổ truyền) chính là sự biến đổi, tích lũy và chắt lọc, chọnlựa những văn hóa qua không gian, thời gian Trong các lễ hội cổ truyền đangtồn tại ngày hôm nay, chúng ta có thể thấy được rất rõ những truyền thốngvăn hóa còn lưu lại dưới những trạng thái nhất định Và với tư cách là một disản văn hóa, sự biến đổi của các lễ hội cổ truyền cho chúng ta thấy được cầnphải làm gì để bảo tồn và phát huy những giá trị của các di sản qua từng thời

kỳ lịch sử ra sao

Trang 25

Rất nhiều học giả đã đi đến thống nhất cho rằng lễ hội cổ truyền là mộtkho tàng sống quý báu và vô giá về văn hóa dân tộc Nhờ đó mà, nền văn hóaquý báu ấy đã được tái sinh, tái tạo và trao truyền cho các thế hệ sau này.Quan niệm này đã cho thấy rằng, lễ hội cổ truyền không phải chỉ là một thứ gì

đó tĩnh tại, mà ngược lại, nó được vận động và biến đổi rất linh hoạt và sinhđộng trong không gian cũng như trong thời gian Trong sự biến đổi của lễ hội

cổ truyền một mặt chịu sự chi phối của ý thức hệ hay quan niệm của mỗi thời

kỳ trong việc chuyển giao các di sản văn hóa của mình cho các thế hệ saunày; mặt khác, lễ hội cũng đã lưu giữ, phát huy được những giá trị văn hóa -

xã hội của cả một cộng đồng với cả không gian cũng như thời gian Các thế

hệ sau có thể nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc sống trong quá khứ một cách dễdàng và đầy đủ hơn Ngoài ra, chúng ta sẽ xác định được những biện pháp rõràng và hiệu quả nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội cổtruyền trong xã hội hiện đại đầy biến đổi hiện nay

Lễ hội cổ truyền thường xuất hiện trong những không gian văn hóa vậtthể (đình, đền, chùa, miếu ) và không gian văn hóa phi vật thể (tín ngưỡng,tâm linh, nghi thức, tế lễ, rước sách, thờ cúng ) với tư cách là một di sản vănhóa Lễ hội cổ truyền là một trong những giá trị văn hóa quý giá mà ông cha

ta để lại cho con cháu muôn đời

Lễ hội Lim là một sinh hoạt văn hóa dân gian có lịch sử lâu đời, đượcsinh ra, tồn tại và ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong xã hội hiệnnay Lễ hội Lim là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc biệt mang tínhtập thể, nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, củng cố ý thức cộng đồng Lễ hộiLim chứa đựng và phản ánh nhiều mặt của đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội

Lễ hội Lim là chỗ dựa tinh thần của nhân dân để mỗi người hướng về tổ tông,dòng họ, về thế giới tâm linh Đồng hành cùng lịch sử vùng đất Kinh Bắc,những giá trị quan trọng của lễ hội thể hiện trên một số mặt cơ bản sau:

Một là, giá trị hướng về cội nguồn

Trang 26

Tất cả các lễ hội truyền thống đều có giá trị hướng về cội nguồn, lễ hộiLim cũng như vậy Luôn hướng về nguồn cội tự nhiên mà chính từ đó conngười vốn tđược sinh ra và ngày nay vẫn là một bộ phận hữu cơ, là nguồn cộicộng đồng, như dân tộc, đất nước, làng xóm, tổ tiên, dòng tộc Đặc biệt hơnnữa, giá trị hướng về cội nguồn luôn được khắc sâu trong tâm thức của ngườiViệt “Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn cội Đó là nguồn cội tựnhiên mà con người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận hữu cơ, nguồncội cộng đồng, như dân tộc, đất nước xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn hóa Hơn thế nữa hướng về nguồn đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam”[88, tr.343] “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhắc nhởchúng ta những bài học đạo lý của ông cha về lịch sử của làng xã, của dân tộc,của văn hóa truyền thống của quốc gia, dân tộc và vùng miền.

Lễ hội Lim đã phần nào tái hiện lại một cách đầy đủ và sâu sắc cuộcsống của quá khứ và hiện tại thông qua các nghi lễ tế và trò diễn Đó cũngchính là cuộc sống lao động cần cù, chịu thương chịu khó, sáng tạo hết mình vàchống lại thiên tai lũ lụt, hạn hán của nhân dân lao động đã được thể hiện dướidạng những hoạt động văn hóa tinh thần vô cùng sinh động Từ lễ hội Lim, cáckinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm sống của ông cha đã được tái hiệnsống động để con cháu học tập, noi theo

Lễ hội Lim là một trong những hoạt động văn hóa tinh thần mang đậmbản sắc dân tộc, đã thể hiện lòng thánh kính, sự biết ơn của con người với tổtiên, với thần thánh, với những vị anh hùng có công với đất nước, dân tộc.Cũng chính từ tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên đã giúp con người chúng ta khôngbao giờ quên được nguồn cội sinh ra của mình Mỗi người trong chúng ta đếnvới lễ hội là bày tỏ lòng thành kính, sự hiếu thảo với tổ tiên và các bậc thánhnhân, nhắc nhở mọi người nhớ đến bổn phận và trách nhiệm của mình với tổtiên, dòng tộc, ông bà cha mẹ Vì vậy, lễ hội Lim có giá trị lớn trong việc giáo

Trang 27

dục đạo đức truyền thống lịch sử của quê hương, đất nước, nhất là đối với thế

hệ trẻ hiện nay – những chủ nhân tương lai của dân tộc

Hiện nay, trong thời đại cuộc cánh mạng khoa học, kỹ thuật, công nghệlần thứ 4, xu hướng toàn cầu hóa đang ngày càng lan rộng mạnh mẽ, truyềnthống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai mộttrầm trọng bởi những tác động của các yếu tố thị trường Hơn bao giờ hết,ngay chính lúc này con người lại có mong muốn được trở về với nguồn cội tựnhiên, được hòa mình vào với môi trường thiên nhiên, linh thiêng, tìm lạinhững giá trị văn hóa của mình trong cái chung của văn hóa đầy biến đổi củanhân loại Lễ hội Lim chính là nơi để con người thực hiện được những nhucầu đó Đây cũng chính là giá trị văn hóa sâu sắc của lễ hội Lim, đáp ứngđược nhu cầu của con người trong mọi thời đại

Hai là, giá trị văn hóa tâm linh

Ngoài đời sống vật chất bon chen với những mưu mô toan tính, đờisống tinh thần hỗn loạn, thì tư tưởng còn hiện hữu đó chính là đời sống tâmlinh Đó chính là đời sống mà con người mong muốn được hướng về cái cao

cả thiêng liêng - chân, thiện, mỹ mà con người ngưỡng mộ, khát vọng, tônthờ, trong đó chứa đựng tất cả niềm tin tôn giáo tín ngưỡng linh thiêng Tôngiáo, tín ngưỡng là một phần đời sống tâm linh, mặt khác không phải mọi đờisống tâm linh đều cùng thuộc về tôn giáo tín ngưỡng Chính tôn giáo, tínngưỡng, các nghi lễ, lễ hội đã góp phần làm thỏa mãn về nhu cầu đời sốngtâm linh của con người, giúp con người giải tỏa được những căng thẳng, áplực hiện hữu trong cuộc sống thường ngày

Trong quá trình lao động hăng say, cần cù để sản xuất, tạo ra những củacải vật chất đầy sáng tạo, để thỏa mãn phục vụ cho nhu cầu cuộc sống củamình, con người đã không chỉ biến, đổi cải tạo cái tự nhiên để từ đó nhằm tạo

ra những sản phẩm văn hóa tinh thần, mà còn đắm mình vào với thế giới hữu

Trang 28

hình và vô hình trong tự nhiên Đã không ít lần con người cảm thấy bất lựctrước tự nhiên, họ phải trông cậy, cầu cứu tới sự che chở, bảo vệ của tổ tiên,của dòng tộc, của thành hoàng và của các vị thần linh trong cuộc sống Conngười cầu mong thần linh bảo vệ, phù hộ cho mình và người thân trong giađình có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có đủ sức mạnh để chống chọi lạivới thiên tại, dịch họa Và cũng chỉ có lễ hội và từ lễ hội, cộng đồng ngườimới có thể thỏa mãn được đời sống tâm linh, mới có thể đáp ứng được nhucầu hướng tới thế giới tâm linh thiêng liêng, được thăng hoa từ đời sống hiệnthực và được hưởng thụ các giá trị đời sống tâm linh một cách trọn vẹn Vàđến với lễ hội Lim, du khách cũng có chung những cảm nhận như vậy.

Cuộc sống ngày nay hiện đại với nhịp sống nhanh, tốc độ công nghiệphóa nhanh chóng, các hoạt động của con người dường như đã được “chươngtrình hóa” theo nhịp hoạt động của máy móc, của công xưởng nhà máy, căngthẳng và nhàm chán, ồn ào và chật chội nhưng vẫn cảm thấy lạc lõng, cô đơn.Một đời sống tưởng như lại đầy đủ tất cả như vậy, nhưng thực chất lại vẫnkhô khan về đời sống tinh thần và tâm linh, một đời sống chỉ có dồn nén, áplực và căng thẳng làm hạn chế khả năng giao tiếp của con người, làm bàomòn khả năng sáng tạo văn hóa mang tính đại chúng

Chính vì vậy, khi con người chúng ta được trở về với văn hóa dân tộc,với lễ hội Lim, chúng ta dường như được ngâm mình trong dòng nước mátđầu nguồn của văn hóa dân tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng,ngưỡng vọng những biểu tượng siêu việt cao cả - chân, thiện, mỹ với nhữnghình thức cúng tế, dâng lễ vật, cầu nguyện thần linh mà con người thường

kỳ vọng và nương tựa vào

Ba là, giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần

Lễ hội Lim là một phương thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hóa mangđậm đà bản sắc dân tộc cộng đồng của nhân dân Trong lễ hội Lim, nhân dân

tự đứng ra tổ chức, quản lý, sáng tạo và tái hiện các hoạt động văn hóa cộng

Trang 29

đồng và hưởng thụ các giá trị văn hóa mà lễ hội mang lại Khi tất cả mọingười cùng đắm chìm vào không khí thiêng liêng, hứng khởi thì khoảng cáchgiữa các cá nhân trong cuộc sống hàng ngày dường như đã được xóa bỏ, mọingười cùng nhau thể hiện sự thành kính, vui chơi và hưởng thụ không gianvăn hóa của mình.

Chính điều này đã có phần nào tạo lên đối lập với đời sống thường nhậtcủa xã hội đang ngày càng phát triển, khi sự phân công xã hội đã được chuyênmôn hóa cao, khoảng cách phân biệt giàu nghèo ngày càng rõ rệt, nhu cầusáng tạo và hưởng thụ văn hóa của con người đã bị tách biệt, biến đổi Tuynhiên, khi tham gia lễ hội Lim con người đã xích lại gần nhau hơn trong quátrình hưởng thụ những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc linh thiêng,huyền bí Lễ hội Lim còn là kết quả quá trình sân khấu hóa tái hiện lại đờisống xã hội, đó là sự mô phỏng, tái hiện lại hình ảnh của nhân vật, của những

vị thần, của sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ dưới hình thức lễ, rước,các trò chơi dân gian trong lễ hội

Mỗi con người trong chúng ta đều có những “đức tin” về sự chứnggiám của thần linh, linh thiêng về thái độ thành kính của mình Để có đượcđiều đó, con người chúng ta phải chứng tỏ được vẻ đẹp chân, thiện, mỹ củabản thân mình Con nggười ta cùng nhau bày tỏ lòng kính trọng, sự biết ơnđối với thần linh, cùng nhau chiêm nghiệm về đấng thiêng liêng và chínhnhư vậy lễ hội đã lại nảy sinh ra những hóa trị văn hóa mới mang tính lịch

sử thời đại

Bốn là, giá trị cố kết cộng đồng

Lễ hội là một bộ phận không thể thiếu của cộng đồng người và thuộc

về một cộng người nhất định, trong đó có thể là của cộng đồng làng xã (như:hội làng), là của cộng đồng nghề nghiệp (như: hội nghề), là của cộng đồng tôngiáo (như: hội chùa, hội đền ), và cộng đồng dân tộc (như: hội Đền Hùng)

Lễ hội chính là hoạt động để con người thể hiện được sức mạnh của cộngđồng và là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng bền chặt

Trang 30

Giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc tiêu biểu nhất của lễ hội Limchính là tính cộng đồng và sự cố kết cộng đồng Tính cố kết cộng đồng đượcthể hiện qua sự cộng mệnh và cộng cảm Cộng mệnh chính là sự gắn bó giữacon người trong cộng đồng thông qua vận mệnh của cộng đồng, thể hiện ởviệc cả làng, cả vùng cùng suy tôn, cùng tôn thờ một sức mạnh siêu nhiên bảo

vệ cho sự tồn vong của cả cộng đồng Cộng cảm chính là sự thể hiện cùng cóchung thái độ tình cảm cá nhân và cả tập thể trong văn hóa ứng xử với tựnhiên, thần thánh và con người Trong lễ hội Lim, các hoạt động của lễ và củahội đều đã biểu hiện tính cộng mệnh và cộng cảm, tính quần thể mạnh mẽ Lễhội Lim còn thấm đượm tinh thần đoàn kết, dân chủ và nhân bản, nhân vănsâu sắc

Ngày nay, trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển hiện đại hóa,công nghệ hóa nhanh chóng và mạnh mẽ con người ngày càng mong muốnđược khẳng định cái “cá nhân”, cái “tôi” của mình, nhưng không thể vì điều

đó mà cái “cộng đồng” bị phá bỏ, mà cái cộng đồng chỉ biến đổi thành các sắcthái và phạm vi khác nhau, con người vẫn phải nương tựa vào nhau, giúp đỡlẫn nhau, có nhu cầu cố kết cộng đồng để cùng tồn tại và phát triển hơn nữa.Trong điều kiện như vậy, lễ hội Lim vẫn giữ nguyên những giá trị văn hóabiểu tượng của sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố kết của cộng đồng mạnh

mẽ, bền bỉ theo thời gian

Năm là, giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Việt Nam là một quốc gia có nền văn minh nông nghiệp, văn minh lúanước Cộng đồng làng xã chính là cái nôi đã sản sinh ra nền văn hóa dân tộcphong phú và độc đáo, đồng thời làng xã cũng chính là cái nôi đã bảo tồn vàphát triển nền văn hóa phong phú ấy không bị đồng hóa Đất nước ta ra đãphải trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc đầy gian khổ và đau thương nhưngchúng ta không bị đồng hóa, nền văn hóa Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển

Trang 31

chính là nhờ văn hóa làng xã với phương thức sinh hoạt cộng đồng phongphú, đa dạng Các phong tục, tập quán, tín ngưỡng gắn với ngôi đình, máichùa cùng với lễ hội chính là cái nôi đã lưu giữ, bảo tồn và phát triển nền vănhóa dân tộc Việt Nam trong suốt thời gian chịu sự đô hộ thống khổ đó.

Lễ hội Lim không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hóa dân tộc, màcòn là môi trường để bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hóa dân tộc ấy.Cuộc sống của nhân dân không phải lúc nào cũng thuận lợi, không phải lúc nàocũng là ngày hội, mà trong chu kỳ một năm với bao âu lo, vất vả cuộc sống hàngngày, rồi “xuân thu nhị kỳ” nơi thôn quê bình yên ấy lại vang dậy tiếng trống,tiếng chiêng, tưng bừng cờ hội, mọi người tụ hội nơi đình (đền, chùa) làng mởhội Chính tại nơi ấy, khi đó con người hóa thân thành văn hóa, văn hóa làm biếnđổi con người, một “bảo tàng sống” sinh động và phong phú về văn hóa dân tộcđược hồi sinh, sáng tạo và trao truyền cẩn thận từ thế hệ này sang thế hệ khác.Đồng thời đã tạo ra những không gian văn hóa cho các làn điệu dân ca Quan họ,các trò chơi, trò diễn: đánh cờ người, vật, đánh đu, thi dệt vải, được dịp tổ chứcsôi nổi, vui tươi

Lễ hội Lim - một bảo tàng sống phong phú và đa dạng về đời sống vănhóa tinh thần của nhân dân; trong đó chứa đựng những lớp phong tục, tínngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, thể

hiện ở hai phương diện: Thứ nhất, lễ hội Lim chính là sinh hoạt cộng đồng

mô phỏng tái hiện lại hình ảnh nhân vật sự kiện lịch sử được nhân dân thờphụng thông qua các hoạt động tế lễ, diễn xướng, các trò diễn dân gian.Những hoạt động này có sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân, được nhândân lưu giữ trong trí nhớ và được chính nhân dân tái hiện mô phỏng một cách

sinh động hấp dẫn và sáng tạo Thứ hai, trong toàn bộ nội dung lễ hội, hình

thức lễ hội, ý nghĩa và các giá trị văn hóa của lễ hội đã được tồn tại trongcộng đồng Nó xâm nhập vào đời sống xã hội, trở thành nhu cầu tinh thầnkhông thể thiếu, trở thành niềm mong ước, trở thành tiềm thức trong nhân

Trang 32

dân Như vậy, lễ hội được bảo tồn ngay trong chính tấm lòng cộng đồng, vừa

là cái nôi sản sinh ra văn hóa, vừa là nơi tốt nhất để bảo tồn, làm giàu thêm vàphát huy nó trong đời sống xã hội. Lễ hội Lim đã, đang và sẽ tác động mạnh

mẽ, sâu sắc vào tâm linh, vào tâm hồn và tính cách của người dân Việt Nam,xưa, nay và mãi mãi về mai sau

Vì vậy, muốn bảo tồn nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trong đời sốngcộng đồng, phải đưa nó trở lại trong chính đời sống của nhân dân và xã hội hóa

nó, cụ thể là phải đưa lễ hội Lim, khôi phục những giá trị văn hóa truyền thốngcủa lễ hội Lim trong đời sống nhân dân, nó phải được gắn kết với đời sống tinhthần nhân dân, gắn với phong tục tập quán, tín ngưỡng của nhân dân Do vậy,không thể tách lễ hội Lim ra khỏi đời sống nhân dân, ra khỏi cộng đồng, cái nôihình thành và đã sản sinh ra nó Đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, toàn cầu hóa hiện nay, khi mà sự nghiệp bảo tồn, làm giàu và pháthuy văn hóa truyền thống dân tộc đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, lễ hộiLim cũng “gánh thêm” trọng trách quan trọng đó là nơi bảo tồn và phát huy bảnsắc văn hóa dân tộc tại cộng đồng làng xã Việt Nam

Sáu là, giá trị kinh tế du lịch

Lễ hội Lim là hoạt động văn hóa tinh thần của nhân dân, giá trị to lớncủa lễ hội Lim không chỉ ở phương diện văn hóa mà còn có giá trị kinh tế,góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Lễ hội Lim là một hình thức sinhhoạt văn hóa đặc sắc của cộng đồng làng xã, là nơi phản ánh tâm thức của conngười trung thực nhất Giá trị văn hóa, những khát vọng tâm linh tại lễ hội đãgóp phần giải thoát cho con người khỏi những bế tắc và khó khăn trong cuộcsống, tạo niềm lạc quan, vui tươi, giúp con người giải quyết những nhu cầu,mong ước cho bản thân, gia đình và cộng đồng một cuộc sống bình an, hạnhphúc Chính vì vậy mà tạo nên sức hút du lịch mạnh mẽ

Đôi với ngành du lịch, lễ hội Lim là một sản phẩm đặc biệt, lễ hội Lim

đã giới thiệu được vùng đất, con người, truyền thống văn hóa đặc sắc ở các

Trang 33

vùng miền cho du khách trong và ngoài nước Do đó, lễ hội Lim tự mangtrong mình giá trị kinh tế đặc biệt - “kinh tế du lịch văn hóa tâm linh” Ngành

du lịch không thể không thể không khai thác lễ hội Lim với tư cách là nguồntài nguyên du lịch nhân văn, một sản phẩm du lịch văn hóa đặc biệt mang lạinguồn thu lớn cho ngành kinh tế du lịch của địa phương và đất nước Thế giớihiện nay đang hướng đến một sự phát triển bền vững, một nền công nghiệpsạch, trong đó du lịch chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Bản chất của dulịch là khám phá, tìm hiểu văn hóa, nhu cầu du lịch là do nhu cầu văn hóaquyết định; trong đó sự mong muốn hiểu biết văn hóa, giao lưu, tìm hiểuphong tục tập quán, các giá trị văn hóa lại chứa đựng chủ yếu trong lễ hội, vìvậy lễ hội Lim là một động lực thúc đấy du lịch

Lễ hội Lim không chỉ mang trong mình trọng trách là một tiềm năng dulịch nội địa mà còn có tiềm năng du lịch quốc tế Lễ hội Lim cùng với hệ thống

di sản văn hóa và cảnh quan thiên nhiên của vùng Kinh Bắc đã là một nguồnlực cho phát triển kinh tế du lịch Hàng năm, lễ hội Lim đã thu hút hàng trămlượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham gia lễ hội, không chỉ thúc đẩykinh tế phát triển mà còn góp phần quảng bá nền văn hóa đặc sắc của dân tộcđến bạn bè quốc tế

1.2 Nguồn gốc, lịch sử và diễn trình của lễ hội Lim

1.2.1 Vài nét về địa danh, phong tục của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

 Vị trí địa lý

Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách thủ đô Hà Nội25km về phía Bắc Theo số liệu thống kê năm 2007, Tiên Du có diện tích9.568,65 ha [40] Huyện Tiên Du giáp danh với các địa phương sau: Phía bắcgiáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong; phía nam giáp huyện ThuậnThành; phía đông giáp huyện Quế Võ; Phía tây giáp thị xã Từ Sơn

Huyện Tiên Du có địa hình địa tương đối phức tạp, có hệ thống đồng

Trang 34

bằng xen kẽ với các ngọn núi thấp như: đồi Lim, núi Vân Khám, núi Chè, núiPhật Tích, núi Bát Vạn, núi Đông Sơn… độ cao từ 20-120m, cùng với đó là

hệ thống kênh rạch chằng chịt bao quanh Đất đai ở huyện tương đối đa dạng

về loại hình, bao gồm: đất đá, đất đỏ bazan ở các núi, đất phù sa cổ ở đồngbằng, đất phù sa ngập nước, đất cát… rất thích hợp cho việc trồng cây côngnghiệp và lúa hai vụ

 Địa lý hành chính

Tên gọi của huyện Tiên Du xuất phát từ tên dãy núi Tiên Du nằm tạithôn Phật Tích Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép “khi Triệu Đà tiến quânđánh An Dương Vương đóng quân ở núi này” và “tướng quân Nguyễn ThủThiệp thời 12 sứ quân cũng đóng quân tại vùng này” Còn theo sách Đại Namnhất thống chí tên huyện Tiên Du là có từ thời Trần trở về trước [40, tr.64].Thời thuộc Minh (1414 - 1427), huyện Tiên Du thuộc châu Vũ Ninh và là một

bộ phận của phủ Bắc Giang [20, tr.64] Bắt đầu từ thời Lê (1428), huyện Tiên

Du thuộc phủ Từ Sơn Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi và Hồng Đứcbản đồ ghi rằng huyện này thời Lê (1428 - 1781) có đến 52 xã [33,tập 2,tr.420] Thời Gia Long (1802 - 1819), huyện có 9 tổng với 52 xã, gồm: tổngPhù Đổng; tổng Dũng Vĩ; tổng Đại Vi; tổng Đông Sơn; tổng Thụ Triền; tổngNội Duệ; tổng Khắc Niệm; tổng Chi Nê; tổng Nội Viên Các xã: Nguyễn Xá,Phù Đổng, Văn Trinh năm 1807 phiêu tán, đến năm 1808 phục hồi

Đến năm Đông Khánh thứ nhất (1886), huyện có 9 tổng với 56 xã thôn[20, tr.490], gồm: tổng Phù Đổng; tổng Dũng Vị; tổng Đại Vi; tổng ĐôngSơn; tổng Thụ Phúc; tổng Nội Duệ; tổng Khắc Niệm; tổng Chi; tổng NộiViên Đến thế kỷ 20, tổng Khắc Niệm được chuyển về huyện Võ Giàng, sau

đó một thời gian được chuyển trả lại cho huyện Tiên Du

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi cấp tổng bị bãi bỏ, đơn vị hànhchính xã cũ được giữ nguyên và trực thuộc huyện Tiên Du Năm 1948, các xãđược thành lập trên cơ sở một số làng sát nhập lại Ngày 20 tháng 4 năm 1961,

Trang 35

theo quyết định của Hội đồng Chính phủ, xã Phù Đổng và xã Trung Hưng (sauđổi là Trung Màu) chuyển về huyện Gia Lâm (Thành phố Hà Nội).

Ngày 14 tháng 3 năm 1963, Hội đồng Chính phủ ra quyết định 25/QĐnhập hai huyện Tiên Du và Từ Sơn thành một huyện lấy tên là Tiên Sơn Cũngtheo quyết định này, 2 xã Phú Lâm và Tương Giang của huyện Yên Phong đượcchuyển về huyện Tiên Sơn và chuyển 2 xã Đông Thọ và Văn Môn của huyện TừSơn về huyện Yên Phong (nay là xã Tương Giang, Thị xã Từ Sơn)

Ngày 4 tháng 6 năm 1969, Hội đồng Chính phủ ban hành quyết định84-CP hợp nhất huyện Tiên Sơn và huyện Yên Phong thành một huyện lấytên là Tiên Phong Nhưng đến ngày 19 tháng 1 năm 1974, Hội đồng Chínhphủ ban hành quyết định số 17-CP phê chuẩn đề nghị của Ủy ban nhân dântỉnh Hà Bắc thôi không hợp nhất huyện Tiên Sơn với huyện Yên Phong

Ngày 3 tháng 5 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số130-HĐBT về việc điều chỉnh giới các huyện Tiên Sơn, Quế Võ và Thị xãBắc Ninh Sau khi điều chỉnh lộ giới, huyện Tiên Sơn có 26 xã và 1 thị trấn

Đó là các xã: Khắc Niệm, Hạp Lĩnh, Lạc Vệ, Tân Chi, Phú Lâm, Vân Tương,Liên Bão, Hiên Viên, Việt Đoàn, Minh Đạo, Cảnh Hưng, Nội Duệ, TươngGiang, Hoàn Sơn, Phật Tích, Tri Phương, Tam Sơn, Đồng Nguyễn, TânHồng, Đại Đồng, Hương Mạc, Phù Khê, Châu Khê, Đồng Quang, Đình Bảng,Phù Chẩn và Thị xã Từ Sơn

Ngày 10 tháng 12 năm 1998, Chính phủ ban hành nghị định số 101/1998/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn Lim - thị trấn huyện lỵ huyện Tiên Sơn trên cơ

sở toàn bộ 488 ha diện tích tích nhiên và 9.778 nhân khẩu của xã Vân Tương.Ngày 11 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ra nghị định số 68/1999/NĐ - CP táchhuyện Tiên Sơn thành hai huyện Tiên Du và Tiên Sơn Tại thời điểm đó, huyệnTiên Du có 10.630,03 ha diện tích đất tự nhiên và 125.157 nhân khẩu, với 16đơn vị hành chính trực thuộc (bao gồm 15 xã và 1 thị trấn)

Trang 36

Đến năm 2007 theo nghị định số 60/2007/NĐ - CP về việc điều chỉnhđịa giới hành chính huyện Yên Phong, huyện Quế Võ, huyện Tiên Du để mởrộng thành phố Bắc Ninh, từ ngày 24 tháng 4 năm 2007, toàn bộ diện tích đất

tự nhiên và nhân khẩu của xã Khắc Niệm và xã Hạp Lĩnh được chuyển vềthành phố Bắc Ninh Từ đó cho đến nay, huyện Tiên Du có 14 đơn vị hànhchính trực thuộc, bao gồm 13 xã và 1 thị trấn

 Phong tục, tập quán, tín ngưỡng

Phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà là một phần rất quan trọng trong đờisống tâm linh của người dân huyện Tiên Du Ở các gia đình đều có bàn thờlàm không gian thờ tự vào ngày giỗ, ngày rằm, mùng một để tưởng nhớ tớiông bà tổ tiên mình, người dân Tiên Du còn cho xây dựng các từ đường, nhàthờ, khắc gia phả và bia đá để các thế hệ con cháu đi nhớ đến nguồn gốc, tổtông của dòng họ mình

Từ rất sớm, huyện Tiên Du đã có sự thâm nhập ảnh hưởng mạnh mẽcủa Phật giáo, chính vì điều đó hàng tháng cứ đến ngày mùng 1, ngày rằm,người dân lại đến các ngôi chùa làng, các đại danh lam như chùa Phật Tích,chùa Hồng Ân để bái Phật, cầu cho bản thân, gia đình luôn được bình an,hạnh phúc, tạo nên một nét đặc sắc của tín ngưỡng nơi đây

Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng cũng là một trong nhữngphong tục không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của người dânTiên Du Do quan niệm “đất có thổ công”, mỗi vùng đất, mỗi làng đều có một

vị thần bảo hộ để giúp cho dân chúng tránh mọi tai ương, làm ăn yên ổn

Ngoài những tín ngưỡng, phong tục trên, huyện Tiên Du còn có phongtục Kết chạ Kết chạ là tục có ở hầu hết các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc

Bộ, nhưng ở vùng Kinh Bắc xưa, tục Kết chạ mới đậm đặc hơn cả Tỉnh BắcNinh (theo địa bàn hành chính hiện nay) có ít nhất 30 chạ Tiên Du nổi tiếngvới chạ hàng tổng Nội Duệ gồm tất cả 6 xã phường của tổng: xã Lũng Giang,

Trang 37

xã Xuân Ổ, xã Nội Duệ, xã Nội Duệ Khánh, xã Nội Duệ Nam và giáo phườngTiên Du (gồm 3 làng: Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông) [40,tr 30].

 Di tích lịch sử văn hóa và lễ hội truyền thống

Huyện Tiên Du là vùng đất có địa hình tương đối phong phú, lịch sửphát triền lâu đời, dân cư đông đúc, nơi giao thoa của nhiều yếu tố văn hóa,nơi đây có một hệ thống di tích vô cùng phong phú về số lượng, đa dạng vềchủng loại như đinh, chùa, miếu, ban sơn thần, điện thờ cúng, từ đường, lăngmộ… Theo thống kê, huyện Tiên Du có 128 di tích các loại [40, tr 15], với

58 di tích đã được xếp hạng, trong đó có các di tích nổi tiếng như chùa PhậtTích, lăng Quận công Đỗ Nguyễn Thụy, Nguyễn Diễn… Ngoài ra nơi đâycòn có núi non hùng vĩ như núi Nguyệt Thường, Lạn Kha được nhắc đếntrong các câu chuyện Vương Chất xem cờ… đã góp phần tô điểm cho cảnhsắc nơi đây Có thể kể tới một số di tích nổi bật

Chùa Phật Tích: Chùa xưa có tên là Vạn Phúc Tự, chùa tọa ở sườn núi

Lạn Kha, chùa được xây dựng vào thời nhà Lý năm Thái Bình thứ 4 (1057).Ngôi chùa được coi là trung tâm văn hóa chính trị thời Phật giáo Lý - Trần Thờivua Trần Nhân Tông cho xây tại chùa một thư viện lớn và cung Bảo Hoa, lấyPhật Tích làm nơi tổ chức cuộc thi Thái học sinh (thi tiến sỹ) Vào thời nhà Lê,năm Chính Hòa thứ bảy đời vua, chùa được xây dựng với quy mô rất lớn, có giátrị nghệ thuật cao Sử chép: Khoảng niên hiệu Xương Phù nhà Trần, thi khoa Tháihọc sinh, niên hiệu Cảnh Hưng nhà Lê mở yến hội lớn, đều ở chùa này, cho nênngười ta cho đây là nơi thắng tích Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp vàquá trình tiêu thổ kháng chiến khiến chùa bị tàn phá nhiều Từ khi hòa bình lập lạiđến nay, chùa Phật Tích được trùng tu dần Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo lại

3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng Adiđà bằng đá quý giá Tháng 4 năm

1962, Nhà nước công nhận chùa Phật Tích là di tích lịch sử - văn hóa

Lăng Nguyễn Diễn: Lăng được xây dựng từ năm Cảnh Hưng thứ 30

(1769) trên đỉnh núi Lim, nay thuộc thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc

Trang 38

Ninh Lăng Nguyễn Diễn còn được gọi là lăng quan trấn, lăng “Hiếu Trunghầu” hoặc như tên cũ của nó được khắc trên tấm biển đá là lăng “Hồng Vân”.Năm 1952, thực dân Pháp vào tàn phá nên cấu trúc lăng gần như bị phá hủy,chỉ còn lại một số các tác phẩm điêu khắc như: các pho tượng đá, võ sĩ, tượngthú, bàn thờ…

Lăng quận công Đỗ Nguyễn Thụy: Lăng được xây dựng vào năm Giáp

Dần niên hiệu Long Đức (1734), tại thôn Đình Cả xã Nội Duệ Cổng lăngđược xây dựng bằng đá ong, cổng có ba cửa, trên cửa lớn có một biển đá khắc

ba chữ “Thọ Phúc Môn” Phía bên trong cổng lăng, sát vách cổng có đặt haitượng võ sĩ bằng đá cầm đao đứng trang nghiêm Trên ngực một võ sĩ đề

“Hùng tướng quân”, còn người đối diện đề “Dũng tướng quân” Trên mặt khusinh phần có bày một ngai đá đặt trên một chiếc sập quỳ bằng đá Hai bênngai đá lại bày hai pho tượng đá nhỏ trong tư thế quỳ khoanh tay, nhưng kíchthước to hơn một chút hai pho trên bàn thờ Đối xứng khu sinh phần là khunhà bia, có quy mô tương đối lớn, được xây bằng đá ong, ở bên phải nhà bia

có một tấm bia lớn 4 mặt Sau khu sinh phần là phần mộ

Tiên Du là một vùng đất được hình thành và phát triển qua hàng nghìnnăm lịch sử; gắn liền với các truyền thuyết về việc thần tiên du chơi, với hàngtrăm di tích lịch sử văn hóa, cùng với đó là hệ thống các lễ hội truyền thốngđặc sắc mà không bất cứ nơi nào có được, như:

Lễ hội Lim: Là lễ hội lớn nhất của huyện Tiên Du, rất phong phú, đa

dạng, sinh động về nội dung, bao gồm nhiều nghi thức tế lễ và trò chơi, diễnxướng dân gian như: đánh vật, chọi gà, cờ người, tổ tôm điếm, đánh đu trênđồi Lim, và đặc biệt nhất là hát Quan họ (chính vì thế, người ta còn gọi hộiLim là hội Quan họ) Quan họ trong lễ hội không chỉ mang tính chất diễnxướng mà đã trở thành một nếp văn hóa, một lối chơi, một phong tục lâu đời.Trong những ngày diễn ra lễ hội, không chỉ có các “bọn Quan họ - từ gốc

Trang 39

được dùng từ ngàn xưa” của địa phương tham gia diễn xướng, mà còn có

“bọn Quan họ” từ khắp nơi đến kết bạn, giao duyên

Hội chùa Phật Tích: Là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời,

chùa được xây dựng từ thời Lý, đến nay đã có hơn 1000 năm lịch sử Hàngnăm vào ngày mùng 4 tết Nguyên Đán, nhân dân thường mở hội truyền thống

để tưởng nhớ công lao các vị tiền bối đã khai sinh và tu tạo chùa Trongnhững ngày xuân tưng bừng ấy, khách thập phương về đây lễ Phật, hái hoamẫu đơn, thưởng ngoạn cảnh đẹp vùng Kinh Bắc hoặc tham dự các trò chơitrong hội

Nằm trong không gian văn hóa Kinh Bắc có lịch sử phát triển lâu đời,

vô cùng phong phú về các thể loại hình thức nghệ thuật dân gian, từ rất lâuTiên Du đã nổi tiếng khắp các vùng trong cả nước với các tục hát diễn xướngđặc trưng mà ít nơi nào có được, trong đó nổi bật nhất là Quan họ và hát ChèoChải hê

Quan họ: Là một hình thức nghệ thuật điển hình của vùng quê Tiên Du,

theo thống kê trong 49 làng Quan họ gốc của vùng Kinh Bắc xưa thì Tiên Du

có tới 9 làng Quan họ ở nơi đây đã đi sâu vào trong đời sống văn hóa của mọitầng lớp nhân dân, nó gắn liền với những ngày xuân hội hè đình đám; gắn liềnvới tình bạn thắm thiết thủy chung của những “bọn Quan họ”; gắn liền với lời

ăn tiếng nói; cách ứng xử đối đãi của người với người; hay nó còn gắn liềnvới không gian hẹn hò, bầu bạn của con người nơi đây Chính vì vậy, Quan họ

là một hình thức sinh hoạt văn hóa tổng hợp, bao gồm nhiều nội dung như:hát Quan họ, tục kết bạn Quan họ, văn hóa hành vi Quan họ, lễ hội Quan họ

và tính ngưỡng Quan họ, trong đó dân ca Quan họ là hoạt động chiếm vị trítrung tâm Hát Quan họ nơi đây diễn ra trong nhiều không gian khác nhaunhư đình, hội hè, nhà chứa Quan họ… song hát Quan họ tại các lễ hội là phổbiến, bao trùm lên các không gian khác Không chỉ là hát, là một hình thức

Trang 40

nghệ thuật đơn thuần, Quan họ còn ẩn sâu trong nó văn hóa, phong tục màhiếm hình thức nghệ thuật nào có được - Đó cũng chính là văn hóa Quan họgiữa những “bọn Quan họ” kết bạn với nhau Các “bọn Quan họ” này kết bạnvới nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ đời này qua đời khác (kết bạn Quan

họ truyền đời), cứ thế duy trì cho tới tận ngày nay

Chèo Chải hê: Tiên Du không chỉ là quê hương của những bài hát

Quan họ mượt mà, đằm thắm, ngọt ngào, tình tứ mà còn là quê hương củanhiều loại dân ca, trò diễn khác chẳng kém phần độc đáo, một trong số đó là

Chèo Chải hê Chèo Chải hê còn có tên gọi khác là “Hát Phường bội” và

“Chèo Nhị thập Tứ hiếu”, được phổ biến ở các làng Lũng Giang (với 3 xóm

Chùng, Chỉnh, Đông) và thị trấn Lim, đây là một lối hát đặc sắc gắn liền vớicác phong tục tín ngưỡng cổ truyền của người dân địa phương Chèo Chải hêthường được biểu diễn vào ngày rằm tháng 7, ngày xá tội vong ân, các đámtang, hay những dịp đốt vàng mã tại đình chùa, với quan niệm là đưa tiễnnhững linh hồn về miền cực lạc

 Chùa Lim

Chùa Lim nằm cạnh quốc lộ 1A, cách Hà Nội 20 km và cách thành phốBắc Ninh 7 km Đi từ Hà Nội qua thị xã Từ Sơn là đến Chùa Lim được xâydựng trên khu đồi khá bằng phẳng núi Lim thuộc thị trấn Lim ngày nay NúiLim có tên chữ là “Hồng Vân sơn” là quả núi nhỏ và thấp nên còn gọi là đồiLim Trên đồi Lim lộng gió có chùa Hồng Ân - một di tích lịch sử quý, nơilưu giữ nhiều những cổ vật quý là điểm hội tụ của đông đảo quý khách thậpphương trong và ngoài nước yêu say mê dân ca Quan họ, mỗi độ xuân về khingười vùng Lim từng bừng mở hội hát xướng

Từ xưa núi Hồng Vân đã là nơi đất đẹp cảnh vật thành kỳ, đột khởi giữavùng quê Quan họ trù phú Theo lời văn bia “Hồng Vân từ ký” thì đồi Lim là

“quả núi tương đối bằng phẳng, không cao, nơi có nhiều đất đẹp, cảnh vật thanh

kỳ Ngước nhìn lên bầu trời lửng lơ một đóa mây hồng Người đời lấy đó đặt tên

Ngày đăng: 19/05/2018, 16:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn học - Nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn học - Nghệthuật
Năm: 2000
2. Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa -Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất nước Việt Nam qua các đời
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa-Thông tin
Năm: 2005
3. Đào Duy Anh (2005), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2005
4. Toan Ánh (2005), Nếp cũ hội hè đình đám, Nxb Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ hội hè đình đám
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2005
5. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2004), Tài liệu kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu kết luận Hội nghịlần thứ mười Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2004
6. Nguyễn Trọng Báu (2012), Phong tục tập quán và lễ hội của người Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục tập quán và lễ hội của người Việt
Tác giả: Nguyễn Trọng Báu
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2012
7. Bắc Ninh, Hội Lim, http://lehoi.cinet.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid= 1&sitepageid=331&articleid=869 , ngày 03/10/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://lehoi.cinet.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?"siteid= 1&sitepageid=331&articleid=869
8. Bắc Ninh - Vùng quê của lễ hội,http://duphong.bacninh. gov.vn/noidung/tintuc/Pages/van-hoa.aspx?ItemID=798, ngày 16/02/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://duphong.bacninh. gov.vn/noidung/"tintuc/Pages/van-hoa.aspx?ItemID=798
9. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí mỹ thuật truyền thống của người Việt, Nxb Văn hóa Dân tộc, Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang trí mỹ thuật truyền thống của người Việt,"Nxb Văn hóa Dân tộc
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2001
10. Đoàn Minh Châu (2004), Cấu trúc của lễ hội đương đại (trong mối liên hệ với cấu trúc của lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ), Luận văn Tiến sĩ Lịch sử văn hóa và nghệ thuật, Viện văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc của lễ hội đương đại (trong mối liênhệ với cấu trúc của lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng BắcBộ)
Tác giả: Đoàn Minh Châu
Năm: 2004
11. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa học
Tác giả: Đoàn Văn Chúc
Nhà XB: Nxb. Văn hóa - Thông tin
Năm: 1997
12. Chi Nguyễn, “Tháng Giêng về Bắc Ninh du xuân, trẩy Hội Lim”, http://vtv.vn/ du-lich/ thang-gieng-ve-bac-ninh-du-xuan-tray-hoi-lim-72090.htm , ngày 21/02/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tháng Giêng về Bắc Ninh du xuân, trẩy Hội Lim"”,http://vtv.vn/ du-lich/ thang-gieng-ve-bac-ninh-du-xuan-tray-hoi-lim-72090.htm
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ năm BanChấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2014
21. Đến Bắc Ninh khám phá lễ Hội Lim truyền thống, https://dulichbacninh.info/den-bac-ninh-kham-pha-le-hoi-lim-truyen-thong.html,ngày 10/06/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: https://dulichbacninh."info/den-bac-ninh-kham-pha-le-hoi-lim-truyen-thong.html
22. Nguyễn Văn Đáp (2000), “Danh nhân lịch sử văn hóa vùng Lim và vai trò của Quan họ đối với hội Lim”, trong cuốn Hội Lim truyền thống và hiện đại (Kỷ yếu hội thảo), Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh nhân lịch sử văn hóa vùng Lim và vaitrò của Quan họ đối với hội Lim”, trong cuốn "Hội Lim truyền thống vàhiện đại
Tác giả: Nguyễn Văn Đáp
Năm: 2000
13. Trần Minh Duyên, Nét đẹp văn hóa trong hội thi dệt vải ở Hội Lim , http://vanhoattdlbacninh.gov.vn/en/news_detail/123/net-dep-van-hoa-trong-hoi-thi-det-vai-o-hoi-lim.html, ngày 04/03/2011 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w