1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 8, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn

108 1,3K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 598 KB

Nội dung

Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 8, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VÕ KIM HOA

HO¹T §éNG KIÓM TRA §¸NH GI¸

KÕT QU¶ HäC TËP M¤N NG÷ V¡N CñA HäC SINH C¸C TR¦êNG TRUNG HäC C¥ Së ë QUËN 8,

THµNH PHè Hå CHÝ MINH

Chuyên ngành: LL & PPDH Bộ môn Văn và Tiếng Việt

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS PHAN HUY DŨNG

NGHỆ AN- 2012

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Mục đích nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của luận văn 6

7 Cấu trúc của luận văn 6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 7

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 7

1.1.2 Đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh - một biểu hiện cụ thể của đổi mới phương pháp dạy học 17

1.1.3 Nội dung KTĐG kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS .19

1.1.4 Các nguyên tắc, phương pháp, hình thức kiểm tra, công cụ và phương tiện kiểm tra kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS 21

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 30

1.2.1 Khái quát về đặc điểm Quận 8, TPHCM 30

1.2.2 Tình hình giáo dục Quận 8 31

1.2.3 Thực trạng việc KTĐG kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh ở các trường THCS Quận 8 TPHCM 35

Tiểu kết chương 1 40

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH 41

Trang 3

2.1 Nội dung kết quả đánh giá 41

Trang 4

2.1.2 Đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá 43

2.2 Phương pháp kiểm tra đánh giá 58

2.2.2 Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá 59

Tiểu kết chương 2 77

Chương 3 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 79

3.1 Nội dung thực nghiệm chính 79

3.1.1 Phạm vi thực nghiệm 79

3.1.2 Cách thức tiến hành 79

3.2 Kết quả thực nghiệm (qua so sánh) 86

3.2.1 Những điều do kiểu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũ đưa lại .86

3.2.2 Tính ưu trội của kiểu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập do tác giả luận văn đề xuất 87

Tiểu kết chương 3 92

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộcđổi mới sâu sắc và toàn diện Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thànhtựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, trong đó giáodục đã có một cuộc cải cách thực sự về nội dung, phương pháp dạy học.Ngành giáo dục đã xác định: Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải làquá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáodục, đánh giá chất lượng giáo dục, kể cả việc đổi mới cách xây dựng chươngtrình, từ quan niệm cho đến quy trình kỹ thuật và đổi mới hoạt động quản lý

cả quá trình này Trong đó, đổi mới kiểm tra đánh giá là công cụ quan trọng,chủ yếu xác định năng lực nhận thức của người học, điều chỉnh quá trình dạy

và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện,nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục Tuy nhiên,trong nhiều năm thực hiện đổi mới giáo dục, ngoài những kết quả đạt được vềquy mô, về đa dạng hoá các loại hình đào tạo, về xây dựng cơ sở vật chất,trang thiết bị, phương tiện dạy học… thì chất lượng giáo dục vẫn là một vấn

đề làm cho chúng ta vẫn phải băn khoăn Hiệu quả của đổi mới phương phápgiáo dục ở nhiều nơi còn quá chênh lệch và không cao mà nguyên nhân chủyếu là do nhận thức và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá còn nhiều bấtcập với việc đổi mới phương pháp giảng dạy

1.2 Hiện nay, do nhiều lí do, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập củahọc sinh trong các trường phổ thông chưa thực sự đổi mới Đa số giáo viênmới chỉ đánh giá để biết được mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của ngườihọc mà chưa chú ý đến yêu cầu thực hiện những công việc có ý nghĩa giốngvới những thách thức đời thường sẽ gặp sau này để xem người học hình thành

kỹ năng đến mức nào Kiểm tra đánh giá của giáo viên chưa bảo đảm nguyên

Trang 6

tắc “kích thích được sự tự kiểm tra đánh giá của người học và kiểm định

được chính xác, khách quan thành quả học tập và mức độ đạt được mục tiêu dạy học” Từ khi có chủ trương yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của

ngành giáo dục, nhiều cơ sở giáo dục đã khẩn trương quán triệt tinh thần nàyđến toàn thể giáo viên Đã có không ít những chuyên đề, hội thảo, tiết dạy tậptrung thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục với nhiều nội dung Tuy nhiên

có thể thấy, có nhiều nội dung đổi mới phương pháp dạy học đã được quantâm mổ xẻ nhưng vấn đề kiểm tra, đánh giá chưa được chú trọng, bàn bạc,nghiên cứu sâu để góp phần tìm một hướng đi thúc đẩy đổi mới phương phápdạy học, nâng cao chất lượng giáo dục

1.3 Việc dạy học Ngữ văn cấp trung học cơ sở ở Quận 8, thành phố Hồ

Chí Minh không đứng ngoài thực trạng đó Là người phụ trách chuyên mônbậc trung học cơ sở tại của quận, tôi không khỏi băn khoăn làm thế nào đểqua việc kiểm tra đánh giá có thể đánh giá toàn diện, khách quan, chính xácmức độ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng của học sinh so với yêu cầu môn học, làmsáng rõ mức độ đạt và chưa đạt được về mục tiêu đào tạo để từ đó có biệnpháp chỉ đạo thiết thực, phù hợp làm cơ sở để xây dựng chiến lược giáo dục

về mục tiêu, đội ngũ giáo viên, đổi mới hình thức tổ chức và phương phápdạy… đáp ứng yêu cầu của thực tế và hướng quy hoạch giáo dục trong tươnglai nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục của quận nhà Vì vậy, việc

chọn đề tài Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn các

trường trung học cơ sở ở Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh xuất phát từ các lí

do nêu trên

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Từ những năm đầu của thập niên 90, ở nước ta đã có nhiều nghiêncứu và những bài báo cáo của các giáo sư, tiến sĩ, những chuyên gia đầungành về đánh giá đề cập vấn đề đổi mới và hòan thiện cách kiểm tra đánh giá

Trang 7

kết quả học tập của học sinh và sinh viên ở tất cả các bậc học từ phổ thôngđến đại học và thậm chí là sau đại học Đó là GS TS Dương Thiệu Tống,

GS TSKH Lâm Quang Thiệp, TS Nguyễn Phụng Hòang… Theo GS TS Lê

Đức Ngọc thì kiểm tra đánh giá là công đoạn quyết định chất lượng của quá

trình giảng dạy và học tập Đối với giáo viên, kiểm tra đánh giá giúp giáo viênbiết được hiệu quả và chất lượng giảng dạy Đối với người học, kiểm tra đánhgiá giúp cho học viên biết được chất lượng học tập Đối với nhà quản lý, kiểmtra đánh giá giúp cho họ điều chỉnh chương trình đào tạo, tổ chức giảng dạy

và học tập cũng như ra những quyết định về đánh giá kết quả học tập của

người học được chính xác và đáng tin cậy.

2.2 Các giáo trình lí luận dạy học, hội thảo, kỷ yếu, sổ tay của cáctrường Đại học sư phạm, Đại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Giáo dục…cũng đã chỉ rõ tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá trong việc nâng cao chấtlượng học tập của học sinh, giới thiệu sơ lược về các hình thức kiểm tra đánhgiá ở các nước tiên tiến, trên cơ sở đó chỉ ra những bất cập và hạn chế trongviệc kiểm tra đánh giá trong hệ thống giáo dục Việt Nam đồng thời cũng đềxuất những giải pháp có tính chiến lược, mang tầm vĩ mô nhằm cải thiện việckiểm tra đánh giá chất lượng học tập hiện nay

2.3 Công tác kiểm tra đánh giá trường học, đặc biệt là kiểm tra hoạtđộng dạy học bộ môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở luôn được Bộ Giáodục và Đào tạo quan tâm và tìm hướng đi cho phù hợp Các tài liệu về đổimới giáo dục cũng đã khẳng định: “đánh giá giáo dục trong những năm qua

đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng chắc chắn còn phải tiếp tục rút kinhnghiệm và điều chỉnh cho phù hợp và cho thực sự đổi mới” (Bộ Giáo dục,

2007, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở môn Ngữ văn,

Nxb Giáo dục)

2.4 Công trình nghiên cứu chuyên sâu về đề tài kiểm tra đánh giá kếtquả học tập môn ngữ văn của học sinh phổ thông ở Việt Nam thực sự vẫn

Trang 8

chưa xuất hiện Chúng ta có văn bản hướng dẫn kiểm tra đánh giá nhưng chưachuẩn và thực tế qui định đó còn mang tính áp đặt và không phù hợp với yêucầu “đổi mới” giáo dục mà trong nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X

đã khẳng định: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.

Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên” (Nghị

quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X)

2.5 Đối với ngành giáo dục Quận 8, một trong những quận đang từngbước rút ngắn khoảng cách với các quận nội thành khác về chất lượng giáodục, đang tập trung thực hiện đề án nâng cao chất lượng giáo dục, yếu tố nângcao chất lượng dạy học được các nhà quản lý giáo dục quan tâm hàng đầuchính là công tác kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học trong nhà trường Tuynhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về côngtác kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh các trườngtrung học cơ sở trên địa bàn quận Đây cũng chính là vấn đề mà chúng tôiquan tâm nghiên cứu trong luận văn này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Như tê đền tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong

luận văn này là hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của

học sinh các trường trung học cơ sở Quận 8 - Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 9

Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất một số giải pháp đổi mới nội dung vàphương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn ngữ văn của học sinhtrung học cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế.

4.3 Tiến hành kiểm nghiệm thực tế các giải pháp đã nêu ra

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Xây dựng cơ sở lý luận

của vấn đề nghiên cứu, bao gồm các phương pháp: phân tích, tổng hợp,nghiên cứu các văn bản pháp qui, các tài liệu khoa học và khái quát hóa hệthống lý luận có liên quan đến đề tài

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nhằm xây dựng cơ sở

thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, bao gồm các phương pháp như điều tra bằngphiếu tìm hiểu, quan sát, phỏng vấn…

5.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục, nghiên cứu sản phẩmhoạt động của đối tượng

Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của chủ thể và khách thể kiểm trađánh giá nhằm tìm hiểu kỹ năng kiểm tra theo mục tiêu, việc đánh kết quả họctập bộ môn

5.6 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia giáo dục

Tham khảo ý kiến của các chuyên viên Sở Giáo dục & Đào tạoTPHCM, chuyên viên Phòng Giáo dục & Đào tạo Quận 8 cũng như các đồng

Trang 10

nghiệp là Ban giám hiệu các trường về kiểm tra đánh giá để có thêm thông tin

và góp ý

5.7 Phương pháp toán thống kê

Nhằm xử lý số liệu thu được, nghiên cứu để làm các cứ liệu, các chỉ sốđánh giá

6 Đóng góp của luận văn

Hệ thống hóa những lý luận về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả họctập môn ngữ văn của Hiệu trưởng các trường THCS Quận 8

Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá bộmôn ngữ văn ở các trường THCS, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý củaHiệu trưởng, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường, đápứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Đề xuất các giải pháp cho cán bộ quản lý và giáo viên ở các trườngtham khảo thêm việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận

văn được triển khai trong 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2 Nội dung và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học

tập môn Ngữ văn của học sinh các trường trung học cơ sở

ở Quân 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3 Thực nghiệm và kết quả

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.1.1.1 Kiểm tra, đánh giá

"Đánh giá" là thuật ngữ có phạm vi ứng dụng rất rộng rãi và có rất

nhiều định nghĩa khác nhau Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “đánh giá là nhận

định giá trị” [48, tr.278] Theo quan điểm triết học, đánh giá là một thái độđối với hiện tượng xã hội, hoạt động hành vi của con người, xác định nhữnggiá trị của chúng tương xứng với những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đứcnhất định (khen ngợi, lên án, đồng tình hay phê phán…) được xác định bằng

vị trí xã hội, thế giới quan, trình độ văn hóa… Như vậy, đánh giá được chấpnhận là “việc có giá trị với ý nghĩa cuối cùng dẫn đến sự cải tiến hoạt độngcủa cá nhân và tập thể” [18, tr.163]

Theo GS.TS Nguyễn Bá Kim, "Đánh giá là quá trình hình thành nhữngnhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thôngtin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất nhữngquyết định thích hợp để cải tiến thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng vàhiệu quả công việc" [37, tr.321]

Vậy, chúng ta có thể hiểu đánh giá là quá trình hình thành những phánđoán, nhận định về kết quả công việc trên cơ sở các thông tin thu dược và sosánh, đối chiếu với các mục tiêu đưa ra từ trước Từ đó, đề xuất những quyếtđịnh thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệuquả công việc Đánh giá không đơn thuần chỉ là sự ghi nhận thực trạng màcòn là đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng Vì thế, đánh giá điliền với kiểm tra được xem là một khâu rất quan trọng, đan xen với khâu lập

kế hoạch và khâu triển khai công việc Đánh giá là một quá trình, là yêu cầu

Trang 12

tất yếu, cần thiết đối với hoạt động con người, là đòn bẩy cho sự phát triển.

Có thể áp dụng định nghĩa tổng quát này vào giáo dục, với nhiều cấp độ khácnhau như đánh giá hệ thống giáo dục của một quốc gia, đánh giá một đơn vịgiáo dục, đánh giá giáo viên và đánh giá học sinh…

Căn cứ vào những nét đặc thù của giáo dục (xét từ bình diện chức năng

và mục đích, đối tượng), thì: “Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và

xử lí kịp thời, có hệ thống những thông tin về thực trạng, nguyên nhân củachất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ trên mục tiêu giáo dục, nhằm làm cơ

sở cho những chủ trương, biện pháp, hành động (quyết định) giáo dục tiếptheo” [3, tr.163]

Lê Đức Ngọc thì cho rằng đánh giá trong giáo dục là “căn cứ vàonhững thông tin định tính và định lượng (số đo) để đánh giá năng lực hoặcphẩm chất của sản phẩm đào tạo trong quá trình giáo dục” hay đánh giá là

“căn cứ vào các số đo và các tiêu chí xác định, việc đánh giá năng lực vàphẩm chất của sản phẩm đào tạo là để nhận định, phán đoán và đề xuất cácquyết định nhằm nâng cao không ngừng chất lượng đào tạo” [46, tr.5]

Như vậy, dù được diễn đạt bằng những cách khác nhau, nhưng chungquy, cốt lõi của việc đánh giá trong giáo dục là một quá trình tiến hành có hệthống để xác định mức độ đạt được của học sinh về các mục tiêu của đào tạo

Nó có thể bao gồm những sự mô tả về mặt định tính hay định lượng nhữnghành vi của người học cùng với những nhận xét đánh giá những hành vi nàyđối chiếu với sự mong muốn đạt được về hành vi đó Đánh giá trong giáo dục

là xét đến các mặt: bản chất và ý nghĩa, mục đích, đối tượng, nội dung, cáchthức, xử lí và phát huy tác dụng của kết quả thu thập qua đánh giá Trong giáodục, việc đánh giá gồm nhiều loại khác nhau, được phân biệt theo mục đíchvới quy mô, cấp độ khác nhau như: đánh giá hệ thống giáo dục, đánh giá định

kỳ nhà trường theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, đánh giá xếp loại giáoviên theo chuẩn nghề nghiệp, đánh giá chương trình sách giáo khoa, đánh giá

Trang 13

giờ dạy của giáo viên, đánh giá kết quả học tập của học sinh sau một giaiđọan, đánh giá sự tiến bộ của học sinh sau quá trình học tập…

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến góc độ đánh giá kếtquả học tập của học sinh Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh bao giờcũng gắn liền với khái niệm kiểm tra Kiểm tra là công cụ của đánh giá, đồngthời kiểm tra đánh giá (KTĐG) là hai khâu trong một quy trình thống nhất xácđịnh kết quả thực hiện mục tiêu Trong nhiều trường hợp, khi nói đánh giá,nghĩa là đã bao gồm cả kiểm tra

Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, kiểm tra là “xem xét tình hình

thực tế để đánh giá, nhận xét” [49, tr.504]

GS Nguyễn Bá Kim cho rằng, kiểm tra là: "Nhằm cung cấp cho thầy vàtrò những thông tin về kết quả dạy học, trước hết là về tri thức và kỹ năng củatừng học sinh nhưng cũng lưu ý cả về mặt năng lực, thái độ và phẩm chất của

họ cùng với sự diễn biến của quá trình dạy học’ [37, tr.321].

TS Mai Thị Kiều Phượng quan niệm: “kiểm tra được xem là phươngtiện hình thức của việc đánh giá Thông qua việc sử dụng bộ công cụ đolường được xây dựng dựa vào những mục tiêu và tiêu chí đã được xác định,kiểm tra sẽ trở thành phương tiện chuẩn để cung cấp những dữ kiện, nhữngthông tin chính xác làm cơ sở cho công việc đánh giá [51, tr.313]

Theo tài liệu tập huấn cho giáo viên về dạy học, KTĐG theo chuẩnkiến thức và kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáodục và Đào tạo thì kiểm tra là “thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống vềkết quả thực hiện mục tiêu Kiểm tra là công cụ của đánh giá, đồng thờiKTĐG là hai khâu trong một quy trình thống nhất xác định kết quả thực hiệnmục tiêu” [20, tr.16]

Như vậy các nhà khoa học và các nhà giáo dục đều cho rằng, kiểm travới nghĩa khái quát là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lạicông việc thực tế để đánh giá và nhận xét Còn trong dạy học, kiểm tra là

Trang 14

thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thôngtin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của học sinh trong họctập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá Kiểm tra với tư cách

là phương tiện và hình thức của đánh giá, giúp thầy và trò điều chỉnh hoạtđộng dạy và học Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm

cơ sở cho việc đánh giá

Quá trình đánh giá bao gồm 4 bộ phận cấu thành trong một dây chuyền:

- Lượng hoá: "Lượng hoá một đặc điểm chung của những đối tượng mà tamuốn so sánh là biểu thị mức độ của đặc điểm này ở mỗi đối tượng đó" [37, 326]

Ta có thể hiểu “lượng hóa” (đo) là quá trình xác định các số đo cho các

cá nhân theo những nguyên tắc đã định rõ Đo yêu cầu sử dụng các số chứkhông yêu cầu đưa ra những ý kiến đánh giá về con số có được từ cả quá trình

đó Như vậy, kết quả bài kiểm tra của học sinh được thể hiện bằng một số đodựa theo những nguyên tắc nhất định Đó có thể là một điểm số, một thứ bậc,một loại hạng

- Lượng giá: "Lượng giá được hiểu là sự giải thích thông tin về trình độkiến thức, kỹ năng hoặc thái độ của học sinh" [37, tr.326]

Lượng giá là việc dựa vào các số đo, người ta đưa ra những thông tinước lượng trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của một học sinh Lương giá làmột bước trung gian giữa đo và đánh giá Nó cho biết trình độ tương đối củamột học sinh trong lớp so với tiêu chuẩn ban đầu đề ra nhưng nó chưa trựctiếp nói lên thực chất trình độ của học sinh đó Tuỳ thuộc vào căn cứ dùng đểgiải thích, người ta phân biệt 2 cách lượng giá:

Lượng giá theo tiêu chuẩn: là sự giải thích về trình độ, kiến thức, kĩnăng hoặc thái độ của học sinh được so sánh tương đối trong một tập thể, mộttập hợp nào đó

Lượng hoá Lượng giá Đánh giá Ra quyết định

Trang 15

Lượng giá theo tiêu chí: Là sự giải thích thông tin về trình độ, kiếnthức, kỹ năng hoặc thái độ của học sinh đối chiếu với một tiêu chí nhất địnhnào đó đã đề ra ban đầu.

- Đánh giá: Là một mắt xích trọng yếu, là bước quyết định trong quátrình kiểm tra Nó không dừng lại ở sự giải thích thông tin về trình độ, kiếnthức, kỹ năng, thái độ của học sinh mà còn gợi ra những hướng "bổ khuyết saisót hoặc phát huy kết quả" Có hai loại đánh giá: đánh giá từng phần và đánhgiá tổng kết

- Ra quyết định: Là khâu cuối cùng của quá trình đánh giá Nhữngthông tin thu thập từ việc đánh giá sẽ làm căn cứ cho việc ra quyết định.Thông thường, những quyết định này cho ta biết thầy giáo định làm gì, quyếtđịnh đó là hệ quả của việc lượng hoá, lượng giá và đánh giá việc học tập củahọc sinh

Như vậy kiểm tra và đánh giá là hai công việc có mối quan hệ biệnchứng Kiểm tra là một thành phần của quá trình đánh giá; là phương tiện,hình thức để đánh giá; ngược lại muốn đánh giá thì phải tiến hành kiểm tra.Điểm số của các bài kiểm tra là những dữ liệu thống kê quan trọng để xácđịnh chất lượng dạy học của một chương trình đào tạo, song nó không phải làlời giải cuối cùng, càng không phải là mục tiêu của việc đánh giá chất lượngdạy học

Có thể cụ thể hóa mối liên hệ kiểm tra và đánh giá qua sơ đồ sau:

Kế hoạc

h Đánh giá Kiểm

tra

Trang 16

KTĐG kết quả học tập có một tầm quan trọng đặc biệt nó là một khâukhông thể thiếu trong quá trình dạy học Đây là khởi đầu cho một chu trìnhgiáo dục đồng thời cũng là kết thúc của chu trình giáo dục này để mở ra mộtchu trình giáo dục khác cao hơn KTĐG “không thể được xem như là việc báocáo có tính chất hình thức về tình hình học tập, mà nó là một khâu quan trọngcủa quá trình trọn vẹn nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo” [38, tr.232]

Làm tốt khâu KTĐG sẽ là một biện pháp thiết thực để nâng cao chấtlượng dạy học bộ môn, nó “có thể trở thành một phương tiện quan trọng đểđiều khiển sự học tập của học sinh, đẩy mạnh sự phát triển và công tác giáodục các em” [38, tr.232 -233] KTĐG không chỉ là công việc của giáo viên

mà còn là công việc của học sinh Giáo viên KTĐG học sinh, còn học sinh tựKTĐG mình và KTĐG lẫn nhau

1.1.1.2 Kết quả học tập

Liên quan đến kết quả học tập có nhiều khái niệm khác nhau: Kết quảhọc tập, thành tích học tập, chất lượng học tập, hiệu quả học tập Với nhữngcách gọi này, kết quả học tập được xem xét trên những phương diện khác nhau:

Nói đến “kết quả học tập” là nói đến thành tích học tập của học sinhnhưng ở hiện trạng những gì đạt được trong mối quan hệ với mục tiêu đã xácđịnh (hay nói cách khác đó là sự đạt được những yêu cầu cụ thể về kiến thức,

kỹ năng theo mục đích đánh giá đã xác định) Ví dụ điểm số một bài kiểm tra,kết quả xếp loại từng môn học

Khi nói đến “thành tích học tập” là thiên về mức độ đạt được nhữngmục tiêu (đã cụ thể thành các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ) của họcsinh này với học sinh khác sau một quá trình tham gia học tập so với nhữngyêu cầu của môn học

Khái niệm “chất lượng học tập” thiên về đánh giá cả định tính và địnhlượng những gì đạt được của học sinh trong quá trình hoàn thiện và phát triển

về trí tuệ, nhân cách, thể chất so với những mục tiêu môn học đã đề ra

Trang 17

Nói đến “hiệu quả học tập” là thiên về đánh giá kết quả đạt được nhữngmục tiêu môn học trên cơ sở những đầu tư về nhân lực, vật lực, thời gian vàcông sức bỏ ra sau một giai đoạn học tập [26, tr.14].

Đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một môn học trước hết phảicăn cứ vào mục tiêu của môn học đó Mục tiêu môn học chính là những yêucầu cần đạt, được xác định trước khi học tập môn học Đánh giá kết quả họctập từng môn học của học sinh cũng có nghĩa là xác định mức độ đạt được cácmục tiêu môn học đã đặt ra trên các phương diện kiến thức, kỹ năng, thái độ,hay nói cách khác là các yêu cầu về đức, trí, thể, mĩ…) Các mục tiêu này cóthể cụ thể hóa thành các tiêu chí đánh lượng hóa được

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là “căn cứ vào mục tiêu đào tạo

để thực hiện hai chức năng: chức năng thông tin phản hồi về quá trình dạy vàhọc: người dạy tiến hành quá trình thu thập, nhận xét, xử lý kịp thời nhữngthông tin thuộc về trình độ, khả năng thành thực hiện mục tiêu học tập củahọc sinh, về hiện trạng, thực trạng, tác động nguyên nhân của chất lượng vàhiệu quả giáo dục của tình hình đó; và chức năng điều chỉnh của quá trình dạyhọc: người dạy cũng có thể dựa vào những cơ sở trên đây để tạo nên nhữngquyết định sư phạm tiếp theo nhằm mục đích giúp cho học sinh học tập ngàymột tiến bộ hơn [51, tr.312]

Đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả cuốicùng mà còn chú ý cả quá trình học tập, tạo điều kiện cho học sinh cùng thamgia xác định các tiêu chí đánh giá kết quả học tập Chú trọng vào KTĐG hànhđộng, thái độ của học sinh qua việc nghĩ và làm, năng lực vận dụng vào thựctiễn của học sinh thể hiện qua ứng xử giao tiếp

Như vậy, đánh giá kết quả học tập là quá trình đo lường mức độ đạtđược của học sinh về các mục tiêu và nhiệm vụ của quá trình dạy học, là mô

tả một cách định tính và định lượng: tính đầy đủ, tính đúng đắn, tính chínhxác, tính vững chắc của kiến thức, mối liên hệ của kiến thức với đời sống, các

Trang 18

khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, mức độ thông hiểu, khả năng diễnđạt bằng lời nói, bằng văn bản viết, bằng chính ngôn ngữ chuyên môn của họcsinh… và cả thái độ của học sinh trên cơ sở phân tích các thông tin phản hồi

từ việc quan sát, KTĐG mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, đối chiếuvới những chỉ tiêu, yêu cầu dự kiến, mong muốn đạt được của môn học

Quy trình đánh giá gồm những công đoạn sau:

1) Phân tích mục tiêu học tập qua các kiến thức, kỹ năng trang bị chongười học

2) Đặt ra các yêu cầu về mức độ đạt được các kiến thức, kỹ năng dựatrên những dấu hiệu có thể đo lường hoặc quan sát được

3) Tiến hành đo lường các dấu hiệu đó để đánh giá mức độ đạt được vềcác yêu cầu đặt ra, biểu thị bằng điểm số

4) Phân tích, so sánh các thông tin nhận được với các yêu cầu đặt ra sau

đó đánh giá, xem xét kết quả học tập của học sinh, xem xét mức độ thànhcông của phương pháp giảng dạy của giáo viên để từ đó cải tiến, khắc phụcnhững nhược điểm

Điều quan trọng trong đánh giá là quán triệt nguyên tắc vừa sức, bámsát yêu cầu của chương trình Đánh giá kết quả học tập dựa trên mức thựchiện các tiêu chí và các chuẩn mực theo mục tiêu học tập đã được xác địnhtrong chương trình giáo dục sẽ nhận những thông tin phản hồi chính xácnhằm bổ sung, hoàn thiện quá trình dạy học Nếu việc đánh giá kết quả họctập của học sinh được tổ chức thường xuyên, đúng thời điểm, nhất quán vàchính xác sẽ là chìa khóa để nâng cao chất lượng giáo dục Bởi đánh giá kếtquả học tập của học sinh là nhằm các mục đích:

- Đối với học sinh: “Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng làm thước đocho sự tiến bộ trong học tập, giúp các em tự nhìn nhận lại quá trình học tập đãqua của mình để phát hiện những ưu khuyết điểm và nguyên nhân của nó để

tự điều chỉnh quá trình học tập tiếp theo” [26, tr.9]

Trang 19

Nếu việc đánh giá được tổ chức nghiêm túc sẽ giúp học sinh nâng caotinh thần trách nhiệm trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả họctập cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của bản thân, nâng cao ý thức tựgiác, khắc phục tính chủ quan, tự mãn và đặc biệt là phát triển năng lực tựđánh giá, một năng lực cần thiết đối với quá trình học tập của học sinh khôngchỉ là khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn cần thiết cho việc học tập suốtđời của một con người.

- Đối với giáo viên: việc đánh giá học sinh sẽ cung cấp cho giáo viênnhững thông tin cần thiết về:

1) Trình độ và kết quả học tập của lớp cũng như của từng học sinh đốivới những mục đích học tập về các phương diện: nhận thức, kỹ năng và thái độ

2) Phát hiện kịp thời những sai lầm điển hình của học sinh và nguyênnhân của những sai lầm, để từ đó kịp thời điều chỉnh hoạt động học của học sinh

3) Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh,điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấukhông ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học

- Đối với cán bộ quản lý: việc đánh giá học sinh sẽ cung cấp nhữngthông tin cơ bản về thực trạng dạy - học trong cơ sở đào tạo, trường học giúpcác nhà quản lý nắm bắt được những sai lệch, để từ đó kịp thời có những điềuchỉnh phù hợp nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra

1.1.1.3 Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn

Bất kỳ một quá trình giáo dục nào mà một con người tham gia cũngnhằm tạo ra những biến đổi nhất định trong con người đó Muốn biết nhữngbiến đổi đó xảy ra ở mức độ nào, phải đánh giá hành vi của người đó trongmột tình huống nhất định Việc đánh giá cho phép chúng ta xác định mục tiêugiáo dục được đặt ra có phù hợp hay không và có đạt được hay không, việcgiảng dạy có thành công hay không và học sinh có tiến bộ hay không Đánhgiá kiểm tra trong dạy học Ngữ văn và các bộ môn nói chung có tầm quan

Trang 20

trọng đặc biệt Đó là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học Nếuviệc KTĐG được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Tuynhiên, việc đánh giá trong giáo dục là một vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn,

nó mang tính tổng hợp nhiều yếu tố, vì vậy, việc đánh giá phải đo lường chínhxác khách quan các năng lực của người học, bao gồm không chỉ năng lực nắmvững các nội dung học tập, mà còn là những năng lực khác như: năng lực tựhọc, năng lực vận dụng giải quyết các tình huống mới, năng lực hành động,năng lực thích ứng, năng lực sáng tạo…

Bên cạnh những khó khăn chung đó, việc đánh giá môn Ngữ văn cũng không dễ thực hiện bởi tính chất đặc thù của bộ môn Bộ môn Ngữ văn là tổng hợp kiến thức của phân môn Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn Trong

đó, các văn bản văn học chính là ngữ liệu để hình thành cho các em vốn kiếnthức và kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ để vận dụng vào trong giao tiếp, vào

việc tạo lập các văn bản nói và viết (Tiếng Việt); những kiến thức chung về văn bản và tạo lập văn bản (Tập làm văn) và góp phần bồi dưỡng thái độ, tình

cảm, hình thành nhân cách ở học sinh qua các tác phẩm văn học Điều đặcbiệt là các văn bản nghệ thuật này (tác phẩm văn học) được cấu tạo bởi nhiềulớp: ngữ âm (bao gồm độ luyến láy của âm, thanh, vần, nhịp), ngữ nghĩa (baogồm từ, ngữ, câu đoạn), các đối tượng được thể hiện và các khía cạnh được sơ

đồ hoá, từ nhân vật đến khung cảnh, sự kiện, các mối quan hệ tương tác giữacác nhân vật với nhau để tạo thành nội dung tác phẩm… Cả ba lớp này đềutồn tại vô số “những điểm bất định” hay “khoảng trắng” đòi hỏi người họcphải lấp đầy bằng chính năng lực sáng tạo của mình Và như thế, mỗi họcsinh, bằng chính vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống và sự sáng tạo của mình sẽhình thành những tri thức, những nhận định, kỹ năng để lấp đầy khoảng trắng

ấy Chúng ta biết rằng, quá trình biến tác phẩm của nhà văn thành “tác phẩm”của học sinh chỉ có thể thực hiện khi trong bản thân của học sinh diễn ra hoạtđộng tiếp nhận đích thực, bằng chính năng lực cảm thụ của các em Quá trình

Trang 21

thâm nhập một tác phẩm văn học là một quá trình phức tạp, trải qua các giaiđoạn khác nhau, trong đó đan xen, kết nối nhiều năng lực, trạng thái tâm lí,tình cảm, trí tuệ của người học Vì thế, dù nỗ lực đến đâu, giáo viên vẫnkhông thỏa mãn với việc truyền thụ tri thức và hình thành năng lực cảm thụvăn học cho học sinh Nắm vững tri thức khoa học, thực sự phát triển nănglực người, năng lực văn qua những tri thức đó sẽ tùy thuộc vào sự tích cực vàsáng tạo của các em Và vì thế, việc KTĐG các tri thức, năng lực đó ở họcsinh là một vấn đề không dễ Với đề tài này, chúng tôi mong muốn làm thếnào để có thể đo lường, đánh giá không chỉ về kiến thức môn học mà còn cònđánh giá mức độ thành thục các kỹ năng và nhất là khả năng chuyển hóanhững gì đã học thành các năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộcsống một cách khoa học, chính xác và khách quan hơn

1.1.2 Đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh - một biểu hiện cụ thể của đổi mới phương pháp dạy học

Đánh giá kết quả học tập cùng với mục tiêu, nội dung, phương pháp,phương tiện và hình thức tổ chức dạy học là những thành tố khác nhau củaquá trình dạy học Cách sử dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổchức dạy học góp phần hỗ trợ quá trình thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học

và nâng cao chất lượng giáo dục Chính vì thế, phương pháp dạy học, phươngtiện và hình thức tổ chức dạy học buộc chúng ta phải thay đổi cách đánh giáhướng đến đánh giá toàn diện các năng lực, phẩm chất của người học, đặc biệt

là năng lực vận dụng những điều đã học vào giải quyết những tình huống mới.Trong nhiều năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học luôn được chú trọng

và xem như một khâu đột phá quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục.Bởi lẽ, đổi mới phương pháp dạy học là một khâu cơ bản để có thể đạt đếnmục tiêu giáo dục Trong thời đại ngày nay, khi hội nhập đang trở thành xuthế toàn cầu và thế giới trở thành “thế giới phẳng”, thì việc đào tạo nguồnnhân lực năng động, sáng tạo là điều kiện tồn tại của mỗi quốc gia, mỗi dân

Trang 22

tộc Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo vànăng lực tự đào tạo của người học là tư tưởng chiến lược Việc đổi mớiphương pháp dạy học để thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều, giúp học sinhphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khảnăng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tìnhhuống khác nhau trong học tập cũng như trong thực tiễn là một vấn đề cầnthiết Bởi đổi mới phương pháp dạy học góp phần khắc phục những biểu hiệntrì trệ nghiêm trọng trong giáo dục hiện nay; đổi mới phương pháp dạy họcgóp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và chỉ có đổimới phương pháp dạy học, chúng ta mới tham gia được vào “sân chơi” quốc

tế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tiếp cận phương pháp giáo dụcmới theo quan điểm giáo đại Để đạt mục tiêu đó, việc đổi mới phải đồng bộ ởtất cả các khâu, trong đó có đổi mới phương pháp KTĐG và cách ra đề kiểmtra Một trong những động lực để đổi mới phương pháp dạy học là đổi mớicách KTĐG Hay nói cách khác, đổi mới phương pháp dạy học là đều kiệnquan trọng nhất để đổi mới KTĐG KTĐG là một khâu, là công cụ chủ yếuđiều chỉnh quá trình dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạocon người theo mục tiêu giáo dục Muốn đáp ứng những mục tiêu mới củagiáo dục, việc KTĐG cũng phải đổi mới, chuyển biến mạnh theo hướng pháttriển trí thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích các em vận dụng linhhoạt các kiến thức kỹ năng đã được học vào những tình huống thực tế, làmbộc lộ những cảm xúc, thái độ của các em trước các vấn đề nóng hổi của đờisống cá nhân, gia đình và cộng đồng

Đổi mới phương pháp dạy học nhất thiết cần hình thức kiểm tra tươngứng với nó để tạo ra động lực đổi mới phương pháp Đổi mới phương phápdạy học tạo điều kiện tăng cường KTĐG bằng nhiều hình thức khác nhau, với

độ phân hoá cao và có thể coi KTĐG như một biện pháp kích thích hứng thúhọc tập cho tất cả các đối tượng học sinh, giúp cá nhân học sinh có thể tìm ra

Trang 23

nguyên nhân và cách khắc phục những sai sót, hạn chế (nếu có) trong quátrình tìm hiểu, lĩnh hội và vận dụng kiến thức, kỹ năng bộ môn

Trong mối quan hệ qua lại, khi đổi mới phương pháp dạy học sẽ đặt rayêu cầu khách quan phải đổi mới KTĐG, bảo đảm đồng bộ cho quá trìnhnâng cao chất lượng dạy học KTĐG bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác,công bằng sẽ tạo tiền đề xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tạo độnglực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học và công tác quản lí Từ đó sẽ giúpgiáo viên và các cấp quản lí xác định đúng đắn hiệu quả giảng dạy, tạo cơ sở

để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và giúp các cấp quản lí đề ra giảipháp quản lí phù hợp

Quá trình dạy học được tạo bởi nhiều bước, mỗi bước thực hiện nhữngmục đích lí luận dạy học xác định, trong đó KTĐG thực hiện mục đích riêngcủa mình để cùng với những mục đích bộ phận khác đạt tới mục đích chungcủa quá trình dạy học Nhờ kiểm tra và đánh giá, những kết quả định tính vàđịnh lượng về trình độ nhận thức của học sinh được phản hồi trở lại ngườigiáo viên, giúp cho họ thấy được những gì cần bổ sung, điều chỉnh nội dung,phương pháp, hình thức tổ chức… cho phù hợp với đối tượng giảng dạy vàtình hình thực tiễn diễn ra quá trình dạy học

1.1.3 Nội dung KTĐG kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS

Công văn số 64/BGDĐT-GDTrH ngày ngày 06 tháng 01năm 2010 của

Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năngcủa chương trình giáo dục phổ thông đã nêu: “Việc dạy học, KTĐG bám sátchuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh;không làm quá tải nội dung dạy học”

Tại Điều 28 về “đánh giá kết quả học tập của học sinh” theo Điều lệtrường THCS, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấphọc (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã quy định rõ:

Trang 24

1 Học sinh được KTĐG kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế đánhgiá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2 Việc ra đề kiểm tra phải theo quy trình biên soạn đề và căn cứ vàochuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đàotạo quy định

3 Việc đánh giá học sinh phải bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện,công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của họcsinh; sử dụng KTĐG để điều chỉnh hoạt động dạy và học Kết quả đánh giá vàxếp loại học sinh phải được thông báo cho gia đình ít nhất là vào cuối học kỳ

và cuối năm học

Như vậy, nội dung KTĐG kết quả học tập của học sinh phải đánh giáđược mục tiêu dạy học ở cả ba phương diện: kiến thức, kỹ năng, thái độ theođúng chuẩn kiến thức - kỹ năng của từng môn học, sau mỗi giai đoạn, mỗikhối lớp, mỗi cấp học

Nội dung học tập cần KTĐG là kết quả nắm các tri thức, kỹ năng, cácbiểu hiện của thái độ học sinh đã có được qua quá trình học tập mà học sinhtrình bày, bộc lộ trong sản phẩm trí tuệ nào đó theo mục đích của KTĐG Cáckhía cạnh của nội dung KTĐG chi phối đến hiệu quả của kiểm tra như: phạm

vi tri thức, kỹ năng, thái độ, khối lượng, chất lượng tri thức Các vấn đề này

có liên quan với nhau và đặt ra những yêu cầu khác nhau đối với học sinhtrong quá trình học tập

Nội dung và hình thức đánh giá phải tuân thủ với mục đích chươngtrình và phương pháp giáo dục phổ thông được quy định ở Luật giáo dục2005: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, mônhọc, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện

kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn” [79] Nội dung đánh giá kiểm tracần đạt yêu cầu cơ bản, hiện đại, cập nhật, tăng khả năng thực hành, ứng

Trang 25

dụng Nội dung đánh giá cần phong phú, linh họat dựa trên chương trình tựchọn, chương trình địa phương của từng môn học của từng bậc học

1.1.4 Các nguyên tắc, phương pháp, hình thức kiểm tra, công cụ và phương tiện kiểm tra kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS

1.1.4.1 Nguyên tắc

Như ta đã biết, KTĐG là công đoạn quyết định chất lượng cho quátrình giảng dạy và học tập KTĐG giúp giáo viên biết được hiệu quả và chấtlượng giảng dạy, giúp học sinh biết được chất lượng học tập, giúp nhà quản lýđiều chỉnh chương trình đào tạo và tổ chức giảng dạy, học tập cũng như ranhững quyết định về kết quả học tập của người học, vì thế khi tiến hànhKTĐG, phải tuân thủ những nguyên tắc chung sau:

- Về nội dung KTĐG: Đánh giá phải được tiến hành một cách có hệ thống

để xác định phạm vi đạt được của các mục tiêu đào tạo ở từng môn học, đồngthời phải KTĐG theo các bậc nhận thức, các bậc kỹ năng và các bậc của nănglực tư duy mà môn học dự kiến người học phải đạt được sau khi học xong

- Về phương pháp KTĐG: Cần phải thực hiện thường xuyên và ápdụng nhiều phương pháp, công cụ KTĐG khác nhau: viết, vấn đáp, trắcnghiệm khách quan, bài tập lớn, tiểu luận, tổng quan… Nắm vững hạn chếcủa từng công cụ đánh giá để sử dụng một cách chủ động

- Thang điểm đánh giá quả học tập là đánh giá tiếp thu môn học, khácvới đánh giá tuyển dụng vì vậy cần ít bậc

- Kết quả KTĐG phải được sử dụng để đánh giá chất lượng giảng dạy,chất lượng học tập và chất lượng đào tạo

1.1.4.2 Phương pháp KTĐG

Như đã nói ở trên, KTĐG là hai công việc có mối liên hệ biện chứng,

đó là bộ phận hợp thành và là khâu cuối cùng của quá trình dạy học KTĐG làhai công việc được tiến hành theo trình tự nhất định hoặc đan xen lẫn nhaunhằm kháo sát, xem xét cả về định lượng và định tính kết quả học tập

Trang 26

Về phương pháp đánh giá, có nhiều cách phân loại khác nhau, tùy theocách xem xét và mục tiêu phân loại Nhìn chung, các nhà nghiên cứu thườngphân loại các phương pháp đánh giá căn cứ trên những cách thu thập thông tinqua nhìn, nghe, đọc Với cách phân loại này, có các phương pháp KTĐGtương ứng như sau: quan sát, phỏng vấn và viết [26, tr.48] Cùng với cáchphân chia trên, GS Lâm Quang Thiệp phân loại theo cách thực hiện, theo mụctiêu và theo phương hướng sử dụng kết quả đánh giá Theo cách thực hiệnviệc đánh giá, có thể phân chia các phương pháp đánh giá làm ba loại lớn:loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết Theo mục tiêu của việc đánh giá, cóthể phân chia các phương pháp đánh giá làm hai nhóm: đánh giá trong tiếntrình (formative) và đánh giá tổng kết (summative) Theo phương hướng sửdụng kết quả đánh giá, có thể phân chia ra đánh giá theo chuẩn (norm-referrenced) và đánh giá theo tiêu chí (criterion-referrenced) [59, tr.16]

1.1.4.2.1 Theo cách thực hiện việc đánh giá

- Loại quan sát: Phương pháp này được sử dụng phổ biến vì nó phù hợpvới mọi lứa tuổi và đối tượng; có thể thực hiện theo thời điểm nhất định hoặcthường xuyên trong suốt quá trình dạy Phương pháp này giúp giáo viên thuthập thông tin bằng cách quan sát để góp phần đánh giá các thao tác, các hành

vi, các phản ứng vô thức, các kỹ năng và năng lực học tập của học sinh

Lợi thế của phương pháp này là giúp thu thập được thông tin không chỉ

về độ nắm kiến thức mà còn bao gồm cả những thông tin về kỹ năng, nănglực, sự nỗ lực trong học tập… thể hiện qua các hành vi và thái độ của ngườihọc trong một khoảng thời gian và cho thấy sự biến đổi các hành vi và thái độ

đó một cách tự nhiên, từ đó, giúp giáo viên có thông tin để tác động tới họcsinh, thúc đẩy sự tiến bộ ở các em

Hạn chế của phương pháp này là mất nhiều thời gian, đòi hỏi giáoviên phải tổng hợp được những thông tin vừa có tính phổ quát (đánh giá toàndiện, đưa ra nhận định chung cho tất cả các đối tượng được quan sát) vừa lại

Trang 27

có tính cụ thể (đánh giá cá biệt nhằm đo sự tiến bộ riêng của từng đốitượng) Những kết luận về đối tượng quan sát đôi khi chưa đảm bảo tínhkhách quan, bởi thói quen thường hay chú trọng đến những biểu hiện tiêucực hơn tích cực, chê trách hơn là khen ngợi và những nhận định chủ quancủa giáo viên

Với phương pháp đánh giá qua quan sát ta thường áp dụng phươngpháp kiểm tra tương ứng là kiểm tra thực hành Đó là phương pháp giáo viên

tổ chức cho học sinh tiến hành các hoạt động thực tiễn, qua đó, thu đượcnhững thông tin về kỹ năng thực hành của học sinh Nhiều yếu tố của bàikiểm tra thực hành không thể kiểm tra trên giấy bút được, nhưng có thể đolường bằng công cụ và kỹ thuật quan sát Quan sát trực tiếp, có hệ thống là kỹthuật quan trọng để thu thập số liệu đánh giá học sinh về kỹ năng, thái độ.Đánh giá kỹ năng bao gồm đánh giá cách thức tiến hành và đánh giá sảnphẩm Ưu điểm của phương pháp này là kiểm tra được kỹ năng thực hành củahọc sinh, giúp cho việc rèn luyện kỹ năng, khắc phục tình trạng học tập líthuyết xa rời thực tiễn Hạn chế của nó là mất nhiều thời gian, đòi hỏi côngtác tổ chức chuẩn bị công phu hơn các phương pháp khác

- Loại phỏng vấn: Là phương pháp thu thập thông tin và đưa ra nhậnxét đánh giá qua việc trao đổi trực tiếp (vấn đáp) hoặc qua trả lời một phiếuphỏng vấn sâu (bảng câu hỏi) Phương pháp này phù hợp vơi mọi lứa tuổi vàđối tượng; có thể thực hiện theo thời điểm nhất định hoặc thường xuyên trongsuốt quá trình dạy Qua kết quả phỏng vấn, giáo viên có thể đánh giá đượcthực trạng học tập và thái độ học tập môn học của học sinh (nhưng lượngthông tin thu được không phong phú bằng phương pháp quan sát) Có haidạng phỏng vấn là vấn đáp (phỏng vấn cá nhân) và phỏng vấn sâu (phỏng vấntheo nhóm)

Lợi thế của phỏng vấn sâu là giáo viên có thể phỏng vấn được nhiềuđối tượng học sinh Qua phiếu thông tin có thể đánh giá thực trạng và thái độ

Trang 28

học tập của từng học sinh hay của tất cả các đối tượng cùng một thời điểm.Tuy nhiên, phương pháp này là đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị côngphu trong việc thiết kế bộ câu hỏi trong phiếu phỏng vấn, và có cách thức tổchức thu thập thông tin để đảm bảo tính khách quan.

Lợi thế của vấn đáp là có thể đánh giá sự tích cực học tập của học sinhtrên các phương diện cụ thể như; cách tiếp nhận câu hỏi, cách tìm tòi và sửdụng thông tin để trả lời, cách suy nghĩ và chia sẻ suy nghĩ với người khác,cách sử dụng ngôn ngữ, thời gian suy nghĩ và trả lời, cùng những thắc mắc vềnhững vấn đề được hỏi của học sinh Với phương pháp đánh giá này, có thể

sử dụng kiểm tra vấn đáp để nắm thông tin

Kiểm tra vấn đáp là phương pháp tổ chức hỏi và đáp giữa giáo viên vàhọc sinh, qua đó thu được thông tin về kết quả học tập của học sinh, được sửdụng sau khi học một hay nhiều bài, một hay nhiều chương hay kết thúcchương trình học Ưu điểm của phương pháp này là có thể sử dụng ở mọi thờiđiểm trong tiết học, vào cuối kỳ hoặc cuối năm học, có thể giúp giáo viênđánh giá theo ý muốn như hỏi vào những kiến thức và kỹ năng mà giáo viênquan tâm Nó giúp giáo viên có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người học nhờ

đó có thể thu được tín hiệu ngược một cách nhanh chóng, về mức độ tiếp thukiến thức của học sinh theo tiêu chuẩn chung, những khó khăn thiếu sót củatừng cá nhân để kịp thời điều chỉnh việc giảng dạy tiếp theo, phát triển kỹnăng điễn đạt bằng ngôn ngữ nói của học sinh, tăng cường năng lực phản hồinhanh cho các em Ngoài ra, giáo viên còn có thể phát hiện ra những năng lựcđặc biệt của học sinh để bồi dưỡng, phát huy Hiệu quả của phương pháp này

bị ảnh hưởng bởi thái độ của giáo viên khi tiến hành vấn đáp do đó ảnh hưởngđến tính khách quan của kết quả kiểm tra

- Loại viết: Là phương pháp đánh giá qua việc thu thập thông tin từ cácbài kiểm tra viết của học sinh Phương pháp này phù hợp với mọi lứa tuổi,mọi đối tượng và được thực hiện theo thời điểm nhất định hoặc thường xuyên

Trang 29

trong suốt qua trình dạy học Phương pháp đánh giá này có hình thức kiểm tratương ứng là kiểm tra viết.

Phương pháp kiểm tra viết: Là cách thức học sinh làm những bài kiểmtra viết trong khoảng thời gian khác nhau tùy theo yêu cầu của người ra đề đốivới các môn học (thường là 15 và 45 phút) Đây là hình thức kiểm tra phổbiến được sử dụng đồng thời với nhiều học sinh cùng một thời điểm, được sửdụng sau khi học xong một bài, phần, chương hay toàn bộ chương trình học.Nội dung kiểm tra có thể bao quát từ vấn đề lớn đến vấn đề nhỏ, học sinh phảidiễn đạt bằng ngôn ngữ viết Xét theo dạng thức của bài kiểm tra, có thể chia

ra thành hai loại là kiểm tra viết dạng tự luận và kiểm tra viết dạng trắcnghiệm khách quan

Ưu điểm của phương pháp kiểm tra viết là trong một thời gian nhấtđịnh kiểm tra được toàn lớp, do đó dễ dàng thống nhất yêu cầu kiểm tra, đồngthời có thể đánh giá, đối chiếu, so sánh được trình độ giữa các học sinh vớinhau Với phương pháp này, giáo viên có thể kiểm tra từ một vấn đề nhỏ đếnmột vấn đề lớn có tính chất tổng hợp, bao quát; việc ra đề nhẹ nhàng, khôngtốn nhiều công sức Kết quả bài làm của học sinh giúp giáo viên có thể đánhgiá tương đối toàn diện không chỉ ở mức độ nắm kiến thức mà còn cả kỹ năngvận dụng kiến thức vào thức tiễn Mặt khác, bài kiểm tra viết còn giúp họcsinh rèn luyện năng lực hệ thống hóa, khái quát hóa và tổng hợp hóa nội dung

đã học; giúp học sinh bộc lộ khả năng suy luận, sắp xếp dữ kiện, khả năngphê phán và đưa ra những ý kiến mới qua sự biểu đạt bằng ngôn ngữ viết củamình Dạng thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan có ưu điểm là trongkhoảng thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể, kết quảbài kiểm tra chỉ phụ thuộc vào khả năng của học sinh chứ không phụ thuộcvào kỹ năng chấm của giáo viên, việc chấm bài nhanh và có thể chấm bằngmáy

Trang 30

Hạn chế của phương pháp kiểm tra viết thể hiện ở chỗ không có sự tiếpxúc trực tiếp giữa giáo viên và học sinh nên giáo viên khó nắm bắt thông tinngược một cách kịp thời Bên cạnh đó, ở từng dạng thức kiểm tra tự luận haykiểm tra trắc nghiệm khách quan lại có những hạn chế riêng Đối với kiểm traviết dạng tự luận có hạn chế là do câu hỏi ít nên khó bao quát được nội dungcủa chương trình học, dễ gây thói quen học tủ, học lệch Việc xây dựng đáp

án và biểu điểm khó có thể cụ thể hóa mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năngcủa học sinh thành các chuẩn điểm Kết quả bài kiểm tra chịu ảnh hưởngnhiều bởi chủ quan của người chấm bài do kỹ năng, kinh nghiệm, tình trạngsức khỏe, tâm lí… và mất nhiều thời gian để chấm bài

Hạn chế của kiểm tra trắc nghiệm khách quan là khó khăn trong việc

đo lường khả năng diễn đạt, sắp xếp trình bày và đưa ra ý tưởng mới, tức làchỉ mới kiểm tra kiến thức và kỹ năng của người học, chỉ nghiên cứu đượckết quả chứ không nghiên cứu được quá trình tư duy đi đến kết quả, chỉ chú

ý đến mặt định lượng mà ít chú ý đến mặt định tính do hạn chế trong kỹthuật soạn đề của giáo viên, quá trình chuẩn bị câu hỏi khó và mất nhiềuthời gian

- Tự kiểm tra: Học sinh tự KTĐG và KTĐG lẫn nhau giúp nhận rõ mặtmạnh, mặt yếu và những tiến bộ của mình, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệmđối với kết quả học tập, lòng tự tin, khả năng tự đánh giá trong mỗi hoạt độngcủa bản thân

1.1.4.2.2 Theo mục tiêu của việc đánh giá

Có thể phân chia các phương pháp đánh giá làm hai nhóm: đánh giátrong tiến trình và đánh giá tổng kết Đánh giá trong tiến trình được sử dụngtrong quá trình dạy và học để nhận được các phản hồi từ học sinh, xem xétmức độ thành công của việc dạy và học, chỉ ra trở ngại và tìm cách khắc phục.Đánh giá tổng kết nhằm tổng kết những gì học viên đạt được, xếp loại họcviên, lựa chọn học viên thích hợp để tiếp tục đào tạo hoặc sử dụng trong

Trang 31

tương lai, chứng tỏ hiệu quả của khóa học và của việc dạy của giảng viên, đề

ra mục tiêu tương lai cho học viên Hai nhóm đánh giá nêu trên được tiếnhành theo những cách hoàn toàn khác nhau Trong giảng dạy ở nhà trường,các đánh giá trong tiến trình thường gắn chặt với giảng viên, còn các đánh giákết thúc thường bám sát vào mục tiêu dạy học đã được đề ra, và có thể táchkhỏi giảng viên

1.1.4.2.3 Theo phương hướng sử dụng kết quả đánh giá

Có thể phân chia ra đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí

- Đánh giá theo chuẩn: Là đánh giá được sử dụng để xác định mức độthực hiện của một cá nhân nào đó so với các cá nhân khác trong một nhóm màtrên đó việc đánh giá được thực hiện

- Đánh giá theo tiêu chí: Là đánh giá được sử dụng để xác định mức độthực hiện của một cá nhân nào đó so với các tiêu chí xác định cho trước

Nhìn chung, mỗi phương pháp KTĐG đều có giá trị trong việc thu thậpthông tin về kết quả học tập của học sinh mặc dù mỗi phương pháp có những

ưu, khuyết điểm khác nhau Vì thế, không có phương pháp nào là tối ưu hayhạn chế nhất Trong quá trình dạy học, tùy theo từng bài học, từng khâu củaquá trình dạy học, tùy vào mục đích của việc đánh giá, tùy đối tượng học sinh

và thời gian quy định… mà giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp hoặc kếthợp nhiều phương pháp KTĐG khác nhau

1.1.4.3 Hình thức kiểm tra, công cụ và phương tiện kiểm tra

1.1.4.3.1 Hình thức kiểm tra

Để kiểm tra kết quả học tập của học sinh, có nhiều hình thức (kĩ thuật)

và phương tiện khác nhau như: quan sát ngẫu nhiên (không theo kế hoạch),quan sát điểm (theo kế hoạch), chấm vở bài tập, bài soạn, chấm sổ ghi chépđọc tư liệu đọc thêm, tổ chức làm bài kiểm tra, thi, thực hành… Trong đó,kiểm tra và thi là những hình thức và phương tiện quan trọng nhất, liên quan

Trang 32

trực tiếp đến đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường ViệtNam hiện nay [26, tr.26]

Về hình thức kiểm tra, trong nhà trường thường được thể hiện dưới badạng cơ bản sau: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết[18], [26], [75]

Kiểm tra thường xuyên: Được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào tronggiai đoạn học tập, không cần ôn tập và cũng không được thông báo trước,được thực hiện thông qua quan sát một cách có hệ thống hoạt động của lớphọc nói chung, của mỗi học sinh nói riêng, qua các khâu ôn tập củng cố bài

cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn Kiểm trathường xuyên giúp cho giáo viên phát hiện kịp thời trình độ nắm kiến thứccủa học sinh, kịp thời điều chỉnh hoạt động của cả giáo viên và học sinh ởmỗi giai đoạn dạy học Trên cơ sở đó từng bước cố gắng tích cực tìm raphương pháp giảng dạy và học tập tối ưu, tạo điều kiện vững chắc để quátrình dạy học chuyển dần sang bước phát riển cao hơn Hai hình thức chủ yếucủa kiểm tra thường xuyên là kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút Những bàikiểm tra thường xuyên được nhân hệ số 1 khi tính điểm trung bình môn học

Kiểm tra định kỳ: hình thức kiểm tra này được thực hiện sau khi họcxong một chương lớn, một phần của chương trình hoặc sau một học kỳ Nógiúp cho giáo viên và học sinh nhìn lại kết quả dạy và học sau những kỳ hạnnhất định, đánh giá trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, củng cố, mở rộng những điều

đã học, đặt cơ sở tiếp tục học sang những phần mới Trong trường phổ thônghiện nay, kiểm tra định kỳ bao gồm các loại bài kiểm tra 1 tiết, bài kiểm trahọc kì Khi thực hiện hình thức kiểm tra này, học sinh được ôn tập trước nộidung sẽ kiểm tra, được thông báo trước thời điểm kiểm tra Học sinh làm bàikiểm tra qua hình thức viết Thông thường, nhiều học sinh cùng làm chungmột đề kiểm tra

Trang 33

Kiểm tra tổng kết: hình thức kiểm tra này được thực hiện vào cuối mỗichương trình, cuối năm học nhằm đánh giá kết quả chung, củng cố mở rộngchương trình toàn năm của môn học, chuẩn bị điều kiện để tiếp tục họcchương trình của năm học sau

Theo cách phân loại như trên, hai hình thức kiểm tra đầu (kiểm tra thườngxuyên và kiểm tra định kỳ) thường được gọi là kiểm tra, còn hình thức kiểm tratổng kết thường được gọi là thi Tuy nhiên, thi còn được tiến hành vào thời điểmđầu hoặc cuối một giai đoạn học tập dài (đầu hoặc cuối một cấp học, bậc học) và

có quy mô tổ chức thống nhất ở một thời điểm, trên phạm vi rộng (cấptỉnh/thành phố hoặc cấp quốc gia), các học sinh làm chung một đề thi Khác vớikiểm tra, thi chỉ là một hình thức và phương tiện đánh giá có tầm quan trọng đặcbiệt trong đánh giá, hoặc để phân loại, hoặc để cấp chứng chỉ (thi đầu ra), hoặc

để chuyển vào cấp học (thi đầu vào) Trong nhà trường Việt Nam, hình thức thichuyển cấp (được gọi là thi tuyển sinh) được thực hiện để tuyển sinh, phân loạihọc sinh đầu các cấp học Với mục đích này, thi chuyển cấp có chức năng, tácdụng như một loại đánh giá chẩn đoán Kết quả điểm thi có thể coi như mộtcăn cứ quan trọng để đo năng lực học tập của học sinh [26, tr.29]

Hiện nay, hình thức kiểm tra được quy định trong nhà trường phổ thônggồm có: kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi - đáp), kiểm tra viết, kiểm tra thựchành Hình thức đánh giá kết quả học tập được chia thành 3 loại: Đánh giábằng nhận xét (đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục), kết hợp giữađánh giá bằng điểm số và nhận xét (đối với môn Giáo dục công dân), đánh giábằng điểm số (đối với các môn học còn lại) [83, Điều 6 - Điều 7]

1.1.4.3.2 Công cụ và phương tiện kiểm tra

Các công cụ KTĐG thường được sử dụng trong nhà trường phổ thônghiện nay là các câu hỏi kiểm tra miệng; các đề trắc nghiệm khách quan, các đề

tự luận hoặc hỗn hợp giữa trắc nghiệm và tự luận dưới dạng bài kiểm tra 15

Trang 34

phút, 1 tiết (45phút) và kiểm tra học kì (45 phút trở lên); các loại phiếu quansát, phiếu học tập, các loại phiếu hỏi

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Khái quát về đặc điểm Quận 8, TPHCM

1.2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư

Quận 8 có diện tích trải dài, khá rộng, tiếp giáp với nhiều quận, huyệnkhác thuộc Thành phố Hồ Chí Minh Đây là một trong những điều kiện thuậnlợi cho việc giao lưu, liên hệ công việc hành chính cũng như giao lưu, trao đổicông tác giáo dục và học tập

Mật độ dân cư của Quận 8 khá dày Tỉ lệ tăng dân số khá cao, xuất phát

từ sự phân tán dân cư các quận nội thành và dân nhập cư từ các tỉnh thànhkhác đổ về Cư dân Quận 8 thuộc nhiều dân tộc, nhiều thành phần, nhiềungành nghề, nhiều tôn giáo khác nhau, khả năng và trình độ nhận thức, kiếnthức cũng khác nhau Điều này góp phần đẩy mạnh quá trình đa dạng hóa, xãhội hóa giáo dục, đồng thời cũng là trở ngại cho việc quản lý, KTĐG và nângcao chất lượng giáo dục - đào tạo

1.2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Kinh tế tiếp tục phát triển gắn với tiến trình đô thị hóa Môi trường kinh

tế được cải thiện, thu hút các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinhdoanh, tạo ra nhiều việc làm mới Hoạt động thương mại dịch vụ phát triểnnhiều loại hình đa dạng Khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin được ápdụng rộng rãi, đáp ứng sự phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục củaQuận Đời sống nhân dân được cải thiện, việc thực hiện chính sách xã hội đạtnhiều kết quả Công tác giáo dục có nhiều chuyển biến Các cơ sở giáo dục đãđược đầu tư nâng cấp và xây dựng mới; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàngnăm đều khá cao; kết quả phổ cập giáo dục THCS và xóa mù chữ được giữvững, đã hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2008, đang tiến hành phổcập giáo dục đúng độ tuổi Hiện ngành giáo dục đang mở rộng quy mô, đáp

Trang 35

ứng yêu cầu về đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ quản lý về trình độ chuyênmôn và phẩm chất đạo đức nhà giáo.

Tình hình an ninh chính trị, tình hình trật tự xã hội luôn được ổn định

Tỷ lệ học sinh bỏ học (%)

Hiệu suất đào tạo (%)

Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày (%)

Số trường Lớp

Học sinh

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 8)

Thực hiện tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, tỷ lệ huy động họcsinh hoàn thành chương trình cấp tiểu học tiếp tục học lên lớp 6 được duy trì

ở mức 99,9% Tỷ lệ học sinh bỏ học qua các năm giảm từ 2,03% xuống còn0,16% Hiệu suất đào tạo qua các năm đều ở mức cao trên 85%, năm học2011-2012 đạt tỷ lệ 95%

Có thể nói, giáo dục THCS đã có những thay đổi phù hợp với sự pháttriển của sự nghiệp giáo dục nói chung, thông qua việc đổi mới phương phápKTĐG theo hướng phát huy tính tích cực, giáo dục đạo đức, lối sống, giáodục an toàn giao thông cho học sinh, phát huy quyền và trách nhiệm của họcsinh trong nhà trường; duy trì và củng cố kết quả phổ cập giáo dục, chống mù

chữ, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập đúng độ tuổi, từng bước nâng cao chất lượng

và hiệu quả giáo dục Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được trang bị

tương đối đầy đủ

Bảng 1.2 Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn

Trang 36

Đạt chuẩn 26,74%

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 8)

Biểu thống kê trên cho thấy, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩnchiếm tỷ lệ cao Đội ngũ giáo viên thời gian qua ngày càng tăng về số lượng

và chất lượng, số giáo viên cấp THCS là 590 Nhìn chung, đội ngũ giáo viên

có ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, nhân cách, sốnggương mẫu, lành mạnh, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn

1.2.2.2 Thực trạng giáo dục THCS ở các trường Quận 8, TP.HCM 1.2.2.2.1 Tình hình trường lớp

Bảng 1.3 Thống kê trường lớp cấp THCS năm học 2011 - 2012 Loại hình Số trường Số lớp Số phòng Số học sinh

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 8)

Kết quả khảo sát thu được ở bảng 1.3 cho thấy hệ thống mạng lướitrường lớp bậc THCS tại Quận 8 đã được xây dựng tốt, đáp ứng được nhu cầuhọc tập của con em nhân dân trong địa bàn quận Các điểm trường được đặtngay trên địa bàn dân cư, thuận lợi cho việc huy động trẻ đến trường đúng độtuổi; sĩ số học sinh/lớp được thực hiện đúng quy định của cấp học

1.2.2.2.2 Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý

Trong những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 8 luôn sắpxếp và bố trí đủ số lượng cán bộ quản lý cho các trường THCS Trình độ cán

bộ quản lý luôn được ngành quan tâm bồi dưỡng nâng cao

1.2.2.2.3 Tình hình đội ngũ giáo viên

Trang 37

Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên THCS Quận 8 tương đối ổnđịnh, tỉ lệ giáo viên đứng lớp đạt 1,76 Tính đến nay, số giáo viên đạt và trênchuẩn là 100% Đa số giáo viên có tinh thần học hỏi, cầu tiến Đó chính lànhân tố tích cực cho sự nghiệp phát triển giáo dục của Quận 8

1.2.2.2.4 Về chất lượng dạy và học

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trung học, PhòngGiáo dục và Đào tạo Quận 8 đã quan tâm, chỉ đạo các trường thực hiện tốt cácchuyên đề, bồi dưỡng giúp giáo viên có định hướng, phát huy được sự sáng tạotrong đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời triển khai đến đội ngũ giáo viêncác trường việc KTĐG và xếp loại học sinh theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐTngày 12 tháng 12 năm 2011của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Quy chếđánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông

Vào đầu mỗi năm học, căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụchuyên môn năm học của ngành, các trường xây dựng kế hoạch chuyên môn

cụ thể Thông qua kết quả các kỳ khảo sát, đánh giá chất lượng đầu năm, cáctrường có kế hoạch điều chỉnh các biện pháp tăng cường chất lượng giảngdạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém

Bảng 1.4 Thống kê xếp loại học lực

Năm học học sinhTổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

2009-2010 14,060 3,780 26.88 5,301 37.70 4,282 30.46 620 4.41 77 0.55 2010-2011 13,666 3,786 27.70 5,380 39.37 3,830 28.03 584 4.27 86 0.63 2011-2012 13,848 4,440 32.1 5,512 39.8 3,409 24.6 436 3.1 54 0.4

Bảng 1.5 Thống kê xếp loại hạnh kiểm Năm học học sinhTổng số Tốt Khá Trung bình Yếu

Trang 38

2009-2010 14,060 9,813 69.79 3,276 23.30 953 6.78 18 0.13 2010-2011 13,666 10,510 76.91 2,630 19.24 522 3.82 4 0.03 2011-2012 13,848 10,846 78.3 2499 18.0 499 3.6 4 0.03

(Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận 8)

Số liệu thống kê ở bảng 1.4 cho thấy chất lượng học sinh THCS trongquận xếp loại khá, giỏi (học lực) chiếm tỉ lệ trên từ 65% đến trên 70%, xếploại khá, tốt (hạnh kiểm) chiếm tỉ lệ trên 93% Tỉ lệ học sinh học sinh xếploại trung bình và yếu là rất ít Kết quả trên đây cũng cho thấy hầu hết cáctrường đã chú ý xây dựng tốt các biện pháp quản lý, kiểm tra nhằm tăngcường chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng học sinh khá giỏi và phụ đạo họcsinh yếu

1.2.2.2.5 Về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy và học

Đáp ứng yêu cầu trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạytheo hướng cá thể hóa, tích cực hóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 8 đãđầu tư vào việc đổi mới trang thiết bị, đồ dùng dạy học Ngoài kinh phí đượcphân bổ hàng năm, các cơ sở giáo dục tích cực tham mưu với các cấp ủyĐảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể và huy động mọi tầng lớp nhândân tích cực chăm lo, tạo mọi điều kiện để mua sắm thiết bị, phương tiệnphục vụ tốt cho hoạt động dạy và học

Hiện nay, toàn quận có 11 trường THCS, có 8 trường thư viện đạtchuẩn Việc đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy và học được quantâm Hằng năm, các trường được trang bị đủ đồ dùng dạy học, trang thiết bịtheo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện việc giảng dạy theochương trình

Trong những năm học qua, ngành Giáo dục Quận 8 luôn cố gắng mởrộng quy mô trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong

Trang 39

quận; thực hiện tốt việc duy trì sĩ số học sinh Bên cạnh đó, qua khảo sát thực

tế vẫn còn một số điểm trường có diện tích chật hẹp, thiếu độ che phủ, chưa

có sân chơi; việc đáp ứng trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các trường cũngchưa đầy đủ, một số thiết bị chưa đạt yêu cầu về chất lượng, chưa đáp ứng tốtviệc thực hiện chương trình dạy học

1.2.3 Thực trạng việc KTĐG kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh ở các trường THCS Quận 8 TPHCM

Như đã nêu, KTĐG kết quả học tập của học sinh là một khâu rất quantrọng không thể thiếu trong quá trình đào tạo Bởi nó là khâu cuối cùng,không chỉ có ý nghĩa đánh giá độ tin cậy kết quả học tập của quá trình dạy vàhọc mà còn có tác dụng điều tiết trở lại hết sức mạnh mẽ đối với quá trình đàotạo Kết quả KTĐG không chỉ phản ánh năng lực học của học sinh mà cònphản ánh một phần phương pháp dạy học của giáo viên, bởi vì KTĐG gắnliền và quan hệ trực tiếp với việc đổi mới phương pháp dạy học của người dạy

là giáo viên và đổi mới phương pháp học tập của người học là học sinh Dạy,học và KTĐG là những khâu liên hoàn có quan hệ chặt chẽ với nhau trongnhà trường Kết quả của việc học tập chỉ được đánh giá chính xác và toàndiện trong việc vận dụng vào trong thực tiễn, khi người học vào đời, nhưngtrong nhà trường thì kiểm tra, thi cử vẫn là cách đánh giá quan trọng để đolường kết quả giáo dục Thông thường thì kiểm tra, thi cử phải phù hợp vớinội dung và cách thức dạy, học và yêu cầu cần đạt được của chương trình.Việc KTĐG phải thực hiện trong suốt quá trình học, có ghi nhận sự chuyểnbiến tích cực ở học sinh chứ không phải dừng lại ở việc lượng hóa bằng điểm

số Tuy nhiên, không phải hoạt động KTĐG nào cũng mang lại kết quả nhưmong muốn mà việc đưa ra cách KTĐG có tính chất quyết định

1.2.3.1 Những việc đã làm được

Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận đã tiến hành tổ chức bồi dưỡng chogiáo viên về dạy học, KTĐG theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương

Trang 40

trình giáo dục phổ thông Giáo viên đã được trang bị các kiến thức về KTĐGtrong quan niệm KTĐG theo chuẩn kiến thức - kỹ năng của môn học và quytrình KTĐG, sự cần thiết phải đổi mới KTĐG

Bước đầu giáo viên có ý thức vận dụng thang Bloom để xác định cácmức độ cần KTĐG trong quá trình ra đề kiểm tra

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan được sử dụng ở mức độ vừa phải, kếthợp nhiều dạng trắc nghiệm khách quan khác nhau trong một đề kiểm tra

Một số đề tự luận trong các đề thi chọn học sinh giỏi đã được xây dựngtheo hướng mở rộng phạm vi kiến thức, kỹ năng nhất là ở câu hỏi nghị luận

xã hội

1.2.3.2 Những mặt tồn tại

Chu kỳ đánh giá chỉ chú trọng điểm cuối của quá trình dạy - học vàmục đích của KTĐG vẫn chủ yếu để phục vụ quản lý như xếp loại học sinh,xét lên lớp, xét công nhận tốt nghiệp THCS Chức năng cung cấp thông tinphản hồi cho học sinh và giáo viên về quá trình dạy - học của việc KTĐGchưa được chú trọng đúng mức Cụ thể như sau:

Hình thức và phương pháp KTĐG chưa phong phú để đảm bảo tínhtoàn diện, khách quan, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và cải tiến chấtlượng học tập của học sinh Việc đánh giá vẫn còn nặng về hình thức, điểm số

đã phần nào hạn chế sự chính xác và khách quan trong đánh giá, nhận xét vềkhả năng của học sinh Cách đánh giá này đôi khi hơi phiến diện vì điểm sốkhông thể hiện hết những gì cần đánh giá

Vẫn tồn tại một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lí nhìn nhận đánh giáđồng nghĩa với kiểm tra Việc đánh giá được xem như là hoàn tất sau khi cácbài kiểm tra được cho điểm Chính vì quan niệm đánh đồng việc cho điểm vớiđánh giá như vậy, nên có hiện tượng sử dụng điểm số như mục tiêu dạy và họccần phải đạt; điểm số là thông báo chủ yếu về lao động của học sinh và củathầy giáo Sự thành công của nhà trường, của người học chủ yếu được xác định

Ngày đăng: 02/08/2013, 13:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A (2008), Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì mônNgữ văn
Tác giả: Lê A
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
2. Phan Quý Bích (2005), "Ba việc nên làm ngay để chấn hưng giáo dục", Dạy và học ngày nay, (9), trang 13-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba việc nên làm ngay để chấn hưnggiáo dục
Tác giả: Phan Quý Bích
Năm: 2005
3. Nguyễn Lăng Bình (2010), Dạy và học tích cực, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực
Tác giả: Nguyễn Lăng Bình
Nhà XB: Nxb Đại họcSư phạm
Năm: 2010
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Câu lạc bộ Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh phía Nam (2011), Hội thảo khoa học - Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo các tỉnh phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo khoa học - Tiếp tục đổi mớiquản lý và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo các tỉnh phía Nam
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Câu lạc bộ Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh phía Nam
Năm: 2011
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học (2004), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 8 môn Ngữ văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tàiliệu bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 8 môn Ngữ văn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học
Năm: 2004
8. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Hoàn, Vũ Nho (2007), Những vần đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Ngữ văn , Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vần đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Ngữ văn
Tác giả: Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Hoàn, Vũ Nho
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2007
9. Trần Đình Châu (chủ biên, 2012), Xây dựng mô hình trường THCS tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình trườngTHCS tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học
Nhà XB: Nxb Hà Nội
11. Hoàng Minh Đạo (2010), Một số vấn đề dạy - học văn học dân gian trong nhà trường, Nxb Nghệ An, Thành phố Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề dạy - học văn học dângian trong nhà trường
Tác giả: Hoàng Minh Đạo
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2010
12. Đỗ Tiến Đạt (2009), "Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học", Dạy và học ngày nay, (4), trang 11- 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng và hiệu quả côngtác bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học
Tác giả: Đỗ Tiến Đạt
Năm: 2009
13. Đào Ngọc Đệ (2009), "Về phương pháp dạy - học tác phẩm văn học (giảng văn)", Dạy và học ngày nay, (10), trang 15 - 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phương pháp dạy - học tác phẩmvăn học (giảng văn)
Tác giả: Đào Ngọc Đệ
Năm: 2009
14. Sử Khiết Doanh - Trâu Tú Mẫn (2009), Kĩ năng tổ chức lớp - kĩ năng biến hóa trong giảng dạy, Nxb Giáo dục,Vĩnh Phúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ năng tổ chức lớp -kĩ năng biến hóa trong giảng dạy
Tác giả: Sử Khiết Doanh - Trâu Tú Mẫn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
15. Ngô Trí Đương (2009), "Đổi mới ra đề thi môn Ngữ văn THPT một việc làm phức tạp, khó khăn, công phu...", Dạy và học ngày nay, (4), trang 18 -19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới ra đề thi môn Ngữ vănTHPT một việc làm phức tạp, khó khăn, công phu
Tác giả: Ngô Trí Đương
Năm: 2009
16. Bùi Vĩnh Trường Giang (2010), "Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học địa lý ở trường THCS", Dạy và học ngày nay, (2), trang 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới kiểm tra đánh giákết quả học tập của học sinh trong dạy học địa lý ở trường THCS
Tác giả: Bùi Vĩnh Trường Giang
Năm: 2010
17. Nguyễn Thị Thu Hằng - Cao Thị Thặng (2012), "Dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn, hướng tới phát triển một số năng lực cho sinh viên sư phạm", Tạp chí Khoa học giáo dục, Số (79), trang 36 - 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học vàkiểm tra, đánh giá theo chuẩn, hướng tới phát triển một số năng lực chosinh viên sư phạm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng - Cao Thị Thặng
Năm: 2012
18. Nguyễn Thị Bích Hạnh - Trần Thị Hương (2004), Lý luận dạy học, Nxb Đại học Sư phạm, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạyhọc
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hạnh - Trần Thị Hương
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2004
19. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện tư duy sáng tạo trongdạy học tác phẩm văn chương
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
20. Nguyễn Trọng Hoàn -Nguyễn Thị Hằng - Nguyễn Thanh Kỳ - Phạm Thị Ngọc Trâm (2010), Dạy học, kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học, kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩnkiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn -Nguyễn Thị Hằng - Nguyễn Thanh Kỳ - Phạm Thị Ngọc Trâm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
21. Nhiệm Hoàn - Lưu Diễm Quyên - Phương Đại Bằng - Hạng Chí Vĩ (2009), Kĩ năng phản hồi - Kĩ năng luyện tập, Nxb Giáo dục, Vĩnh Phúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ năng phản hồi - Kĩ năng luyện tập
Tác giả: Nhiệm Hoàn - Lưu Diễm Quyên - Phương Đại Bằng - Hạng Chí Vĩ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
22. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên - những nghiên cứu lí luận và thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giáo viên - những nghiên cứu líluận và thực tiễn
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2006
23. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học - chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đổi mới phương pháp dạy học -chương trình và sách giáo khoa
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2007

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2.2.1. Tình hình chung về giáo dục cấp THCS Quận 8 - Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 8, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn
1.2.2.1. Tình hình chung về giáo dục cấp THCS Quận 8 (Trang 35)
Bảng 1.1. Thực trạng giáo dục THCS Quận 8 - Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 8, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn
Bảng 1.1. Thực trạng giáo dục THCS Quận 8 (Trang 35)
+ Hình thức nói hay viết, trắc nghiệm hay tự luận hay kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận?  - Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 8, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn
Hình th ức nói hay viết, trắc nghiệm hay tự luận hay kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận? (Trang 85)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w