1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm hà nội

92 841 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 4,07 MB

Nội dung

Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm hà nội

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp I

-

dương việt anh

Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học – sinh thái của ong Microplitis manilae Ashmead (Hymenoptera, Braconidae) vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Chuyên ngành: bảo vệ thực vật Mã số: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: pgs.ts đặng thị dung

Hà Nội, 2007

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đ0 được cám ơn và các thông tin trích dẫn đ0 được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Dương Việt Anh

Trang 3

Lời cảm ơn

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Thị Dung giảng viên Trường đại học Nông nghiệp I, Bộ Giáo dục và Đào tạo, người đ0 trực tiếp hướng dẫn và chỉ dẫn tận tình, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn

Cho tôi gửi lời cảm ơn tới TS Dương Minh Tú, Th.S Hà Thanh Hương, cán bộ Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật - Cục BVTV đ0 giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Nông học và các thầy cô trong Bộ môn côn trùng đ0 đóng góp ý kiến, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thiện luận văn

Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ Trạm BVTV huyện Gia Lâm, cùng toàn thể các cán bộ kỹ thuật viên các x0: Yên Thường, Giang Biên, Phú Thuỵ, Đặng xá, Trâu Quỳ, Đa tốn, Kiêu Kỵ, đ0 cộng tác giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài trên địa bàn huyện Gia Lâm

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Khoa Sau đại học Trường ĐHNNI, Ban L0nh đạo Chi cục BVTV tỉnh Bắc Kạn, gia đình và bạn

bè đ0 động viên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt khoá học này

Tác giả luận văn

Dương Việt Anh

Trang 4

Mục lục

1.4 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

2.4 Biện pháp sinh học phòng trừ sâu hại đậu tương 22

3 Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 28

3.5 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán 31

Trang 5

4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 344.1 Thành phần côn trùng ký sinh sâu khoang trên đậu tương vụ xuân

4.2 Diễn biến mật độ sâu khoang trên đậu tương và tỷ lệ ký sinh vụ

4.3 Đặc điểm hình thái của ong ký sinh sâu khoang Microplitis

4.4.4 ảnh hưởng của mật độ vật chủ đến hiệu quả ký sinh của ong

4.4.5 ảnh hưởng độ già tuổi trưởng thành của ong M manilae đến

4.4.7 Khả năng dệt kén của ấu trùng ong M manilae 614.4.8 ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến thời gian sống của ong

M manilae cái trong điều kiện không sinh sản 634.4.9 ảnh hưởng của ấu trùng ong ký sinh M manilae đến thời gian

phát triển của sâu non vật chủ (S litura) 64

Trang 6

Danh môc c¸c ký hiÖu, c¸c ch÷ viÕt t¾t

Trang 7

Danh mục bảng

4.1 Thành phần loài côn trùng ký sinh sâu khoang (S litura) hại

đậu tương vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội 35 4.2 Diễn biến mật độ sâu khoang (S litura) và tỷ lệ ký sinh của

từng loài ký sinh riêng rẽ trên giống đậu tương ĐT.84 vụ xuân

4.3 Diễn biến mật độ sâu khoang (S litura) và tỷ lệ ký sinh của

từng loài ký sinh riêng rẽ trên giống đậu tương ĐT.93 vụ xuân

4.4 Kích thước các pha phát dục của ong Microplitis manilae 50 4.5 Vòng đời của ong ký sinh M manilae trên sâu khoang S litura 52 4.6 Khả năng đẻ trứng ký sinh của ong Microplitis manilae

4.7 ảnh hưởng của tuổi vật chủ đến hiệu quả ký sinh của ong M

4.8 ảnh hưởng của mật độ vật chủ đến hiệu quả ký sinh của ong

4.9 ảnh hưởng của độ già tuổi trưởng thành của ong M manilae

4.10 Tỷ lệ giới tính của ong Microplitis manilae Ashmead 61 4.11 Tỷ lệ dệt kén của ong Microplitis manilae Ashmaed 62 4.12 ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới thời gian sống của

4.13 ảnh hưởng của ấu trùng ong ký sinh M mannilae Ashmaed

đến thời gian phát triển của sâu non vật chủ (S litura) 65

Trang 8

Danh mục hình

4.1 Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ sâu bị ký sinh trên giống đậu

tương ĐT.84 trồng vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội 38 4.2 Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ sâu bị ký sinh trên giống đậu

tương ĐT 93 trồng vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội 39 4.3 Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ ký sinh bởi ong M manilae trên

đậu tương ĐT.84 vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội 42 4.4 Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ ký sinh bởi ong M manilae trên

đậu tương ĐT.93 vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội 44 4.5 Trưởng thành cái của ong M manilae ký sinh sâu khoang 46 4.6 Trưởng thành đực của ong M manilae ký sinh sâu khoang 46 4.7 Trứng của ong M manilae ký sinh sâu khoang 47 4.8 ấu trùng tuổi 1 của ong M manilae ký sinh sâu khoang 47 4.9 ấu trùng tuổi 2 của ong M manilae ký sinh sâu khoang 48 4.10 ấu trùng tuổi 3 của ong M manilae ký sinh sâu khoang 48 4.11 Nhộng của ong M manilae ký sinh sâu khoang 49

Trang 9

1 Mở đầu

1.1 Đặt vấn đề

Cây đậu tương (Glycine max L (Merrill) là cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày được trồng rộng r0i ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển Cây đậu tương là một trong những cây họ đậu có giá trị dinh dưỡng cao Hạt đậu tương chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất béo như Protein, dầu thực vật, ngoài ra hạt đậu tương còn được chế biến làm nhiều loại thức ăn và được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày của con người Trong

số những cây trồng cung cấp đạm hiện nay, thì cây đậu tương là một trong những cây trồng quan trọng nhất, nó vừa có giá trị dinh dưỡng vừa có giá trị kinh tế cao Hơn nữa, trong hạt đậu tương có vitamin PP và K có khả năng phòng chống bệnh ung thư tuyến tiền liệt Về giá trị kinh tế, có thể nói sản phẩm của đậu tương có giá trị thương mại lớn Các chế phẩm của đậu tương có thể cạnh tranh với các mặt hàng khác trên thị trường Cây đậu tương được sử dụng và trồng ở Việt Nam từ lâu, cây đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn nên có thể thâm canh và xen canh trong các hệ thống trồng trọt nhằm tăng hệ

số sử dụng đất cũng như cải tạo đất Bên cạnh đó, sản phẩm của đậu tương còn

là nguồn thức ăn giầu dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm Đây cũng là nhân tố thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển Ngoài ra đậu tương còn có giá trị quan trọng về mặt sinh học, là một trong những cây trồng thuộc họ đậu có khả năng

cố định đạm từ nitơ khí quyển Hiện nay, cây đậu tương không chỉ được coi là cây công nghiệp cho sản phẩm hàng hoá giàu dinh dưỡng, mà còn là một cây trồng quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cải tạo đất

Tuy nhiên, sản xuất đậu tương ở nước ta hiện nay có một trở ngại lớn chưa được khắc phục một cách cơ bản là sản lượng giảm do sâu hại gây ra

Trang 10

Các trận dịch do dòi đục thân, sâu cuốn lá, sâu khoang và một số loài khác luôn xảy ra, làm giảm năng suất hạt đậu tương có lúc lên tới 50% (Lương Minh Khôi và ctv., 1987) [15] Vì vậy, vấn đề phòng chống sâu hại đậu tương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người sản xuất Do chưa nhận thức đầy đủ

được vai trò của kẻ thù tự nhiên (KTTN) của các loài sâu hại Sự lạm dụng cũng như việc sử dụng không đúng kỹ thuật thuốc hoá học trong phòng chống sâu hại, vì thế đ0 gây ảnh hưởng không nhỏ tới côn trùng và động vật có ích, sức khoẻ con người, làm mất cân bằng sinh thái, gẫy mắt xích trong chuỗi thức ăn, gây ô nhiễm môi trường sống, thúc đẩy tính kháng thuốc của nhiều loài sâu hại, bùng phát số lượng các loài thứ yếu Ngoài tác động trực tiếp đến những người tiếp xúc với thuốc, thuốc hoá học còn để lại các dư lượng trên nông sản phẩm cho người sử dụng do sử dụng không tuân thủ nguyên tắc bốn

đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Vì vậy, việc duy trì, bảo vệ và sử dụng các loài thiên địch của sâu hại là một nhân tố không thể thiếu trong hệ thống phòng chống tổng hợp sâu hại cây trồng nói chung, đặc biệt là cây đậu tương nói riêng Hiện nay cây đậu tương đ0 trở thành cây trồng quan trọng trong cơ cấu cây trồng ở Việt nam Tuy nhiên,

để biện pháp này thực sự mang lại hiệu quả, chúng ta cần phải nghiên cứu đầy

đủ về vai trò của các loài kẻ thù tự nhiên, đặc điểm sinh học - sinh thái của những loài có ý nghĩa kinh tế nhằm có thêm biện pháp hỗ trợ mang tính hữu hiệu, tích cực nhất cho cây trồng nói chung và đậu tương nói riêng

Để góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc

điểm sinh học – sinh thái của ong Microplitis manilae Ashmead (Hymenoptera, Braconidae) vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội”

Trang 11

1.2 Mục đích của đề tài

Xác định vai trò của côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương trong hệ sinh thái cây đậu tương, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp duy trì, bảo

vệ và sử dụng ong ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương trong hệ thống phòng chống sâu khoang hại trên đậu tương có hiệu quả

1.3 Yêu cầu của đề tài

- Xác định thành phần côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương

vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội

- Điều tra diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ ký sinh trên giống đậu tương ĐT.84 và ĐT.93 được trồng phổ biến vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội

- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học – sinh thái của loài Microplitis manilae Ashmead (kích thước các pha, thời gian phát dục, thời gian sống của trưởng thành, hiệu quả ký sinh….)

1.4 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Cung cấp thêm dẫn liệu về hình thái, sinh học, sinh thái của loài Microplitis manilae Ashmead

- Những dẫn liệu khoa học về loài ký sinh Microplitis manilae Ashmead sẽ góp phần làm cơ sở cho việc duy trì, bảo vệ và sử dụng chúng trong phòng trừ tổng hợp sâu hại đậu tương

Trang 12

2 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

2.1 Tình hình sản xuất đậu tương

Cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) ngoài ra còn có tên khác: (Phaseolus max (L.), hay (Glycine hispida (Moench) Maxim); (Soja max (L) Piper), theo (Craig, Geoff, David, 1993) [36] từ lâu đ0 được ghi nhận là cây trồng quan trọng và có giá trị kinh tế cao trong hệ thống luân canh cây trồng Theo De Candolle thì quê hương của cây đậu tương là vùng nằm giữa miền Nam Việt Nam, miền Nam Nhật Bản và đảo Java của Indonexia Cách đây khoảng hơn 5000 năm, đậu tương đ0 được trồng ở Trung Quốc và Nhật Bản

Năm 1765, Samuel Bowen đ0 đưa giống đậu tương từ Trung Quốc tới Hoa Kỳ (Lowell, 1976) [20] Trong khoảng thời gian ngắn từ 1965 đến 1974 sản xuất đậu tương đ0 tăng từ 35 triệu tấn đến 57 triệu tấn Trong 9 năm đó sản xuất đậu tương tăng với mức cao hơn mỗi năm, với tỷ lệ là 80% Năm

1974 ở Hoa Kỳ 21,2 triệu (ha) đậu tương đ0 được thu hoạch (F G Stikler, Ralph Baumhockel, 1976) [43] Từ năm 1974 sản xuất đậu tương trên thế giới không ngừng phát triển Từ năm 1962 – 1974 sản xuất tăng chủ yếu ở Braxin

và Hoa Kỳ Trong khi đó Hoa Kỳ là nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới,

từ 15,1 triệu tấn năm 1960 chiếm 60% sản lượng thế giới, đ0 tăng đến 42,1 triệu tấn năm 1973 và 33,6 triệu tấn năm 1974 chiếm 70% sản lượng thế giới (Lowell, 1976) [20]

Trong vòng 9 năm từ 1966 – 1974 thì Hoa Kỳ, Braxin và Trung Quốc

là 3 nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới chiếm 90% tổng sản lượng của toàn thế giới Năm 1975, Brazil sản xuất khoảng 9,250,000 tấn Braxil năm

1969 sản xuất chưa được 1 triệu tấn, thì đến năm 1975 sản xuất khoảng 9,6 triệu tấn gấp 20 lần so với 10 năm về trước và cây đậu tương đ0 trở thành cây trồng quan trọng nhất Đậu tương trên thế giới hàng năm được gieo trồng 54,6

Trang 13

triệu ha với sản lượng đạt 96 triệu tấn Hoa kỳ là nước có diện tích gieo trồng

đậu tương lớn nhất (48% diện tích và 56% sản lượng), sau đó là Brazil, tiếp theo là Trung Quốc, Indonesia, ấn Độ (Lowell, 1976) [20] ở Bắc Mỹ đậu tương là cây trồng chính so với các cây họ đậu khác (Michael, 1978) [55] ở Thái Lan, đậu tương là cây công nghiệp có tầm quan trọng và cho tiềm năng kinh tế cao (Aphirat, 1978) [32]

Tại Việt Nam, từ lâu cây đậu tương đ0 trở thành cây trồng quen thuộc tại các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, nhưng năng suất còn rất thấp Theo

Vũ Hồng Quang, (1994) [23] diện tích trồng đậu tương cả nước tăng từ 17,1 nghìn ha năm (1970) đến 39,6 nghìn ha năm (1976); và 132 nghìn ha năm (1994); dự kiến đạt 200 nghìn ha năm 1995 và 300 nghìn ha năm 2000 Sản lượng hạt đậu tương cũng ngày càng tăng cao, sản lượng tăng từ 5,3 nghìn tấn năm (1970) lên 20,7 nghìn tấn năm (1976); 124,5 nghìn tấn năm (1994), dự kiến đạt 240 nghìn tấn năm (1995) và 420 nghìn tấn vào năm (2000) Nhìn chung năng suất hạt đậu tương có tăng nhưng không lớn ở miền Bắc, năng suất đậu tương tăng lên từ khi đưa bộ giống mới vào, tuy nhiên tuỳ theo mùa

vụ và kỹ thuật chăm sóc mà năng suất có sự biến động

Vụ hè - thu thường đạt năng suất cao nhất từ (1500 – 1700 kg/ha) so với

1200 – 1500 kg/ha (vụ xuân) và 1000 – 1200 kg/ha vụ đông đối với giống ĐT:

93 (Lê Song Dự, 1995) [12] Theo Nguyễn Thị Văn (1995) [27] trên giống

ĐT: 42 cũng tương tự Trong cùng một thời vụ các giống khác nhau có năng suất khác nhau

Tại Nhật Bản, diện tích trồng đậu tương năm 1977 là 79 nghìn ha với năng suất đạt 1400 kg/ha (FAO, 1991) [46] ở Bangladesh diện tích trồng đậu tương tăng mạnh từ năm 1986 (136 ha) đến năm 1990 (1.000 ha) với sản lượng tăng hơn 1.000 tấn (Elias, 1993) [39] ở Australia diện tích trồng đậu tương ngày càng mở rộng năng suất đạt 1.830 kg/ha (Lawn và Imrie, 1993) [53]

Trang 14

Hàng năm Brazil xuất khẩu khoảng 20 triệu tấn đậu tương ra thị trường thế giới (Moscardi, 1993) [56] Theo FAO (1994) [40], đậu tương trên thế giới hàng năm được gieo trồng 54,6 triệu ha với sản lượng đạt 96 triệu tấn, trong khi đó ở vùng Châu á - Thái Bình Dương là 12,6 triệu ha Sau đó, diện tích trồng đậu tương tăng từ 56,9 triệu ha (1991) lên 62,6 triệu ha (1996), năng suất đạt 2082 kg/ha (FAO., 1997) [41]

Trước Cách mạng tháng Tám diện tích sản xuất đậu tương của cả nước

là 3.0000 ha, năng suất là 410 kg/ha (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996) [21] Năm

1993, diện tích trồng đậu tương là 120,1 nghìn ha và sản lượng là 105,7 nghìn tấn Theo FAO (1997) [41] năng suất đậu tương ở Việt Nam trung bình đạt 1.036kg/ha năm 1996 (tăng 236kg /ha so với năm 1991) ở Châu á diện tích trồng đậu tương tập trung chủ yếu ở Trung Quốc nhưng năng suất thấp hơn thế giới rất nhiều (1.332 kg/ha) ở Indonexia từ năm 1969 – 1988 diện tích trồng

đậu tương tăng 1,5 lần ở Thái Lan, diện tích trồng đậu tương tăng dần từ

1960 - 1974 Các nước sản suất đậu tương trải rộng khắp trên thế giới, vùng trồng đậu tương lớn nhất thế giới là Châu Mỹ (Hoa Kỳ, Brazil), Châu úc (Australia), Châu á (Trung Quốc, ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản, Bangladesh, Thái Lan) Năm 1991 diện tích trồng đậu tương ở Châu á tăng từ 12,9 triệu ha (năm 1991) lên 15,8 triệu ha (năm 1996), năng suất đạt được 1.332kg/ha năm

1996, tăng 259kg/ha so với những năm về trước, sản lượng từ 15,9 triệu tấn (năm 1991) đến 21 triệu tấn (năm 1996)

ở Việt Nam, cây đậu tương đ0 được phát triển từ rất sớm ngay từ khi nó còn là 1 cây hoang dại, sau được thuần hoá và trồng như 1 cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Diện tích trồng đậu tương của nước ta mới chỉ chiếm 1

tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích gieo trồng (khoảng 1,5-1,6%) Diện tích trồng

đậu tương năm 2005 là 185 nghìn ha, năng suất đậu tương bình quân ở nước ta

Trang 15

còn thấp (2005 là 13,24 tạ/ha chỉ đạt 57,7% so với năng suất trung bình của thế giới là 22,93 tạ/ha) Hiện nay chúng ta còn phải nhập đậu tương từ Thái Lan và Campuchia Trong văn kiện đại hội V của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tập 2 đ0 ghi rõ: “Đậu tương cần được phát triển mạnh mẽ để tăng nguồn đạm cho người, cho gia súc, cho đất đai và trở thành một loại hàng xuất khẩu chủ lực ngày càng quan trọng” Diện tích trồng và sản xuất đậu tương liên tục

được mở rộng và tăng cao, đến năm 2003 diện tích trồng là 166,5 nghìn ha, sản lượng là 225,3 nghìn tấn (Phạm Văn Thiều, 2000) [24]

Theo Vũ Đình Chính (2006) [3] năng suất đậu tương ở Việt Nam còn rất thấp biến động từ 12 – 13 tạ/ha Các giống dòng thí nghiệm (V74, D921, D903, D907, D915, VK23, VĐ33, D801, M103) cho thấy giống đậu tương D912 có năng suất cao, đạt 14,6 – 29,0 tạ/ha Năng suất của D912 cao hơn hẳn V74, ĐT84, ĐT93 ở vụ xuân và vụ đông, còn trong điều kiện ở vụ hè cho năng suất tương đương ĐT84, M103 Theo Nguyễn Thị Văn và ctv (2006) [28] thí nghiệm 3 giống đậu tương của Australia (4127321; CLS1112; 96031411) và 2 giống của Việt Nam (Lơ75; DN42) thì mẫu giống 96031411

có năng suất cao nhất đạt 26,5 tạ/ha Theo tác giả, qua khảo nghiệm trên 22 giống đậu tương nhập nội từ Australia thì thấy các mẫu giống có tiềm năng, năng suất cao ở cả 2 vụ và có khả năng chịu rét là: G2120, 94252-211, 94252-

1 Sản xuất đậu tương của chúng ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu trong nước, để góp phần mở rộng diện tích và tăng năng suất đậu tương trong những năm tới thì nhập nội giống là một trong những phương pháp làm cho phong phú bộ giống đậu tương ở nước ta

Trên thế giới có trên 100 nước trồng đậu tương nhưng tập trung nhiều nhất là Châu Mỹ 73,03% và Châu á Các nước trồng nhiều là: Mỹ, Brazil, Argentina, Trung Quốc chiếm khoảng 90-95% tổng sản lượng đậu tương trên thế giới Trong đó Mỹ là nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới với diện

Trang 16

tích năm 2005 là 28,84 triệu ha chiếm 31,5% tổng diện tích trồng đậu tương trên thế giới, sản lượng 82,82 triệu tấn (2005) chiếm 39,5% tổng sản lượng

đậu tương trên thế giới ở Châu á năm 2005 Trung Quốc là nước có diện tích sản xuất đậu tương lớn nhất (9,5 triệu ha) năng suất cũng cao nhất 17,79 tạ/ha

và sản lượng đạt khá cao 16,90 triệu tấn (Phạm Văn Thiều, 2000) [24]

Theo FAO (1997) [41] diện tích trồng đậu tương của Mỹ năm 2005 là 28,84 triệu ha chiếm khoảng 31,5% tổng diện tích trồng đậu tương thế giới, sản lương 80,9 triệu tấn chiếm 39,5% tổng sản lượng đậu tương thế giới Song song với sự lớn mạnh về sản xuất đậu tương của Mỹ thì Trung Quốc cũng chiếm một phần lớn về diện tích và sản lượng đậu tương của thế giới Năm 2005, diện tích sản xuất đậu tương của Trung Quốc là 9,5 triệu ha, năng suất cao nhất 17,79 tạ/ha và sản lượng là 16,90 triệu tấn Theo Ngô Quốc Thịnh (2006) [25] năm

2000 Hoa Kỳ sản xuất 75 triệu tấn trong đó 1/3 được xuất khẩu

Đậu tương là cây lấy hạt, lấy dầu quan trọng bậc nhất của thế giới và

được trồng với diện tích 91,39 triệu ha, với năng suất 22,93 tạ/ha, sản lượng 209,53 triệu tấn năm 2005 ( FAO.STAT, 2006) [42]

Tuy nhiên ở vùng Châu á - Thái Bình Dương năng suất còn thấp so với thế giới đặc biệt với một số nước lớn như Hoa Kỳ Năng suất thấp do rất nhiều yếu tố, trong đó một phần do yếu tố kỹ thuật ở vùng này còn chậm phát triển Vì vậy đầu tư giống, kỹ thuật, biện pháp phòng chống dịch hại đ0 được nhiều nước trên thế giới chú trọng nhằm mang lại giá trị đích thực của nó về dinh dưỡng, cũng như về ý nghĩa trong công thức luân canh nhằm cải tạo đất, nhờ khả năng cộng sinh với vi khuẩn nốt sần trong đất để cố định đạm từ nitơ khí quyển và giá trị dinh dưỡng nó đem lại

Ngày nay cây đậu tương được trồng nhiều nhất ở miền Đông Bắc Trung Quốc và miền Bắc nước Mỹ ở Mỹ người ta trồng đậu tương không chỉ với mục đích lấy hạt hay cải tạo đất mà người ta còn tận dụng cả thân lá của

Trang 17

chúng để ủ, phơi khô làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc (Lowell, 1976) [20] Theo Ngô Quốc Thịnh (2006) [25] các nước sản xuất đậu tương lớn trên thế giới là Brazil, Argentina, Trung Quốc, ấn Độ

2.2 Sâu hại đậu tương

Cây đậu tương đ0 trở thành cây trồng quan trọng trong hệ thống canh tác hiện đại, cũng như giá trị của nó đem lại cho con người Vì vậy tìm hiểu về sâu hại trên cây đậu tương đ0 được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm

từ rất lâu, và những công trình nghiên cứu về tác hại của sâu hại là khá phong phú Sâu hại đậu tương trên thế giới được ghi nhận là khá phong phú về loài cũng như số lượng loài trải khắp từ Châu Mỹ, Châu Âu Châu úc cho đến châu

á Theo kết quả điều tra cơ bản năm 1967 – 1968 của Viện BVTV (1969) [31]

đ0 thu được 149 loài sâu gây hại đậu đỗ Sâu hại là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất đậu tương ở tất cả các vùng trồng đậu tương của nước ta Chúng đa dạng về loài và gây hại trên mỗi bộ phận khác nhau và thời kỳ khác nhau là mỗi loài khác nhau… Thành phần biến động mạnh, 88 loài ở các tỉnh phía Bắc năm 1967 – 1968 (Viện BVTV, 1969) [31] Trong khi

đó ở các tỉnh phía Nam là 85 loài (Nguyễn Văn Cảm và ctv, 1979) [1]

ở Châu Mỹ tổn thất cây mầm đậu tương chủ yếu do loài sâu đục thân Elasmopalpus lignosellus Trong khi đó ở Hoa Kỳ có 950 loài chân đốt trên đậu tương, trong đó chỉ có 19 loài gây hại chính (chiếm 5%) trong đó 2% là loài gây hại nghiêm trọng, những loài gây hại chính là: hại rễ, hạt, thân có 3 loài, hại lá có 14 loài, hại quả có 2 loài, trong đó có sâu xanh, sâu đo, sâu ăn quả là những loài gây hại khá nghiêm trọng Số còn lại thuộc nhóm các loài sâu nhất thời, ký sinh, ăn mồi vv… chiếm 95% (Lowell, 1976) [20] ở ấn Độ ghi nhận

có 13 loài sâu hại chính trên đậu tương, đáng chú ý có 5 loài ăn lá, 3 loài đục thân, 2 loài chích hút (Bhattacharya, 1976) [33] Trong khi đó thì giòi đục thân

là loài sâu hại nghuy hiểm nhất và làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất

Trang 18

ở Nhật Bản đ0 ghi nhận trên cây đậu tương có 25 loài sâu hại trong đó

có 4 loài sâu đục quả, 20 loài bọ xít, 1 loài ruồi đục quả (Kobayashi, 1976) [51] ở vùng Đông Nam á sâu đục quả đậu là loài gây hại khá nghiêm trọng

về kinh tế (Marcos Kogan, 1976) [54] Theo Turnip Seed et Kogan (1976) [69] ghi nhận sâu hại đ0 tấn công tất cả các bộ phận trên cây đậu đỗ như: rễ, nốt sần, mầm, thân, lá, hoa, quả, hạt

Các nhà BVTV Mexico cho rằng cây đậu tương rất mẫn cảm với sự gây hại của sâu hại, chúng có thể làm giảm năng suất tới 25%, những loài sâu hại nguy hiểm có ruồi đục thân, bọ xít, bọ trĩ (Valdes, 1977) [70]

Theo Vicentini và cộng sự (1977) [71] thì ở Argentina nguyên nhân chính gây lên quả đậu tương bị rỗng là do các loài bọ xít chích hút

Trên cây đậu tương ở Hoa Kỳ có 10 loài sâu hại chính gồm: Sâu xanh

ăn quả, hạt, các loài bọ xít xanh, sâu đục thân họ ngài sáng, ruồi đục hạt, sâu

đậu nhung, bọ rùa và 2 loài nhện đỏ, sâu khoang (Michael, 1978) [55]

Theo Aphirat (1978) [32] cho biết ở Thái Lan có hơn 30 loài sâu hại trên

đậu tương, trong đó có hơn 10 loài sâu hại quan trọng làm giảm năng suất hạt Theo Bhattacharya et al (1980) [34] ở ấn Độ có khoảng 60 – 100 loài côn trùng tấn công đậu tương, trong đó những loài gây hại chủ yếu là ruồi đục thân, sâu ăn lá và chích hút Theo Gosh và ctv (1981) [47] cho rằng rệp Aphis Craccivora koch koch là loài sâu hại quan trọng của cây họ đậu ở quanh vùng Calcutta và đ0 làm giảm sản lượng, chất lượng nghiêm trọng

ở Bắc Mỹ trên đậu tương có 33 loài sâu hại, ở Trung và Nam Mỹ có 30 loài sâu hại, phương Đông có 26 loài (Hinson et al., 1982) [50] Sâu hại quả và hạt có 17 loài, phần lớn thuộc bộ cánh vẩy và bộ cánh nửa, trong đó loài Etiella zinckenella là loài phổ biến ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới

Trang 19

Theo Hill và Waller (1985) [49] ở vùng có khí hậu nhiệt đới, thành phần sâu hại đậu tương hơi nghèo nàn, sự gây hại của chúng không nặng lắm, có 2 nhóm sâu nguy hiểm ảnh hưởng tới năng suất là sâu đục quả (Lep., Tortricidae

và Pyralidae) và nhóm ăn hoa do các loài ban miêu thuộc họ Meloidae

Theo Setokuchi và cộng sự (1986) [64] ở vùng Kagoshima của Nhật Bản có loài bọ xít Piezodorus hybneri, Nezara viridula và Riptotus clavatus là những loài gây hại phổ biến trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây

đậu tương Theo Campell và Read (1986) [35] ở Đông Nam á, trên cây đậu tương có 12 loài sâu hại và một loài nhện quan trọng đó là: Sâu xanh (armigera), giòi đục thân 2 loài, sâu xám, sâu khoang, sâu keo da láng, sâu cuốn lá, sâu đục quả và nhện (Tetranychus urticace)

Theo Takelar (1987) [67] loài Maruca testulalis phá hại mạnh ở Châu

á, Châu Phi và Brazil ở Madhya thuộc vùng Pradesh của ấn Độ ghi nhận

được thêm 5 loài gây hại nghiêm trọng về kinh tế trên cây đậu tương vào mùa mưa gồm: 2 loài thuộc bộ cánh nửa, 2 loài thuộc bộ cánh cứng và 1 loài thuộc

bộ cảnh vảy ở Indonesia loài ban miêu Phaedonia inclusa thuộc họ (Meloidae) là loài dịch hại nguy hiểm, chủ yếu ở đảo Java, nơi nào mà cây

đậu tương bị loài ban miêu này gây hại thì ở đó cây đậu tương nhanh chóng bị giảm diện tích lá, năng suất bị đe doạ

Lương Minh Khôi và cộng sự (1987) [15] cho rằng sâu hại chính trên

đậu tương đ0 làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và phẩm chất hạt

Đối với giòi đục thân giai đoạn cây con từ 2 lá đơn đến 2 lá kép, nếu xuất hiện thì gây chết cây con làm khuyết mật độ, có khi tỷ lệ cây con bị chết lên tới 67 – 100% Lúc đó phải phá đi trồng lại, số cây bị hại trung bình 45 – 50% đặc biệt là đậu tương vụ xuân và vụ đông giòi đục thân đ0 làm thiệt hại kinh tế một cách trầm trọng (Russin và ctv, 1988) [63]

Trang 20

Theo Nguyễn Anh Diệp và cộng sự (1988) [8] ghi nhận năm 1986 giòi

đục thân đậu tương phát triển mạnh và gây hại thành dịch, tỷ lệ cây bị hại lên tới 100% vào vụ đông, vào vụ xuân là 44,6%, vụ hè là 7,1% Mật độ giòi đục thân vụ xuân là 78 – 145 con/100 cây, vụ đông là 30 – 236 con/100 cây

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến và cộng sự (1988) [29] trong năm 1986 và 1987 phát hiện có 13 loài gây hại chính trong đó nghiêm trọng nhất có rệp đậu, sâu cuốn lá và sâu đục quả Sâu cuốn lá Lamprosema indicata

F là loài sâu hại quan trọng thứ hai ở giai đoạn 2 – 4 lá kép nếu bị nặng cũng

Theo Lương Minh Khôi (1990) [16] sâu hại đậu tương có 35 loài, trong

đó 14 loài là sâu hại chính, một số loài thường gây thành dịch như: (giòi đục thân, sâu cuốn lá, sâu khoang, bọ xít xanh và sâu đục quả

Trên đậu tương khu vực Đông Nam á có 17 loài sâu hại chính phân bố

ở các nước, trong đó sâu đục quả và ruồi đục thân (Melanagromyza) là khá phổ biến (Waterhouse, 1993) [73] Theo Gazzoni et all (1994) [45] ghi nhận ở vùng khí hậu nhiệt đới, thành phần sâu hại đậu tương phong phú hơn nhiều, có

70 loài gây hại trên tất cả các bộ phận của cây đậu tương, trong đó sâu ăn lá có

25 loài, sâu ăn mầm 15 loài, sâu hại thân 12 loài, trong đó các loài ăn lá quan trọng được ghi nhận có sâu cuốn lá và sâu khoang Trên các loại đậu đỗ vùng nhiệt đới thành phần sâu hại mầm và thân có 34 loài, gây hại lá có 25 loài, hại quả và hạt có 22 loài Tổng số các loài sâu hại đậu đỗ trên đồng ruộng là 81 loài Tuỳ theo vùng địa lý khác nhau mà các loài sâu hại chính cũng khác nhau

Trang 21

Sâu khoang không chỉ là sâu hại chính trên cây đậu tương và cả trên lạc cũng là loài đặc biệt quan trọng, nó đ0 từng gây thành dịch trên các vùng trồng lạc tại miền Đông Nam bộ (Nguyễn Thị Chắt và cộng sự, 1996) [2]

Theo Đặng Thị Dung (1999) [10] thành phần sâu hại đậu tương năm

1996 – 1997 tại vùng Hà Nội và phụ cận có 68 loài sâu hại trên đậu tương, thuộc 7 bộ và 21 họ Trong đó bộ cánh vẩy có số lượng nhiều nhất: 29 loài chiếm (42,65% tổng số loài thu được), sau đó là bộ cánh nửa: 12 loài chiếm (17,65%), bộ cánh cứng: 9 loài chiếm (13,23%), bộ cánh thẳng 7 loài chiếm (10,3%), bộ cánh đều và bộ 2 cánh mỗi bộ 5 loài chiếm (7,35%), ít nhất là bộ cánh tơ chỉ có 1 loài chiếm (1,47%) Sâu hại chính trên đậu tương có 7 loài đó là: Ruồi đục thân Melanagromyza sojae (Agromyzidae), bọ xít xanh Nezara viridula (Pentatomidae), bọ xít xanh vai bạc Piezodorus rubrofasciatus (Pentatomidae), Sâu cuốn lá đầu nâu Lamprosema indicata (Pyralidae), sâu

đục quả Maruca testulalis (Pyralidae), sâu khoang Spodoptera litura (Noctuidae), sâu xanh Helicoverpa armigera (Noctuidae) Trong 7 loài sâu hại chính, sâu khoang Spodoptera litura (Noctuidae) và sâu cuốn lá đầu nâu Lamprosema indicata (Pyralidae) xuất hiện thường xuyên trên cánh đồng đậu tương với mật độ cao Ruồi đục thân Melanagromyza sojae chủ yếu hại vào thời kỳ đầu của giai đoạn sinh trưởng, sâu đục quả có mặt trong cả 3 vụ nhưng mật độ thấp và gây hại chủ yếu vào giai đoạn sinh sản của cây đậu tương Mật

độ ổ trứng bọ xít xanh Nezara viridula và bọ xít vai bạc Piezodorus rubrofasciatus vào giai đoạn sinh sản của cây đậu tương thường cao Sâu xanh Helicoverpa armigera là loài xuất hiện không theo quy luật trên cây đậu tương, mật độ ở mức trung bình, song vào giai đoạn quả non – chắc xanh, sự

có mặt của nó cũng có ảnh hưởng tới năng suất hạt

Theo Trần Đình Chiến và Đặng Thị Dung (2000) [4] cho biết trên đậu tương vùng Hà Nội và phụ cận thu được 68 loài sâu hại Trong khi đó quan trọng nhất có giòi đục thân, sâu cuốn lá, sâu khoang và bọ xít vai đỏ

Trang 22

Theo Phạm Văn Lầm và ctv (2006) [19] trong các năm 1977 – 1979, ở các tỉnh phía Nam đ0 thu thập được 195 loài côn trùng trên cây đậu tương Đ0 xác định có 36 loài côn trùng gây hại rõ ràng Những sâu hại phổ biến và chủ yếu trên cây đậu tương đ0 ghi nhận được gồm: sâu đục quả đậu tương Etiella zinckenella Treitschke, ruồi đục thân đậu tương Melanagromyza sp., sâu cuốn lá thuộc các giống Lamprosema và Nacoleia, bọ xít vai đỏ Piezodorus ruprofasciatus Fabr., bọ xít xanh Nezara viridula L., bọ rùa ăn lá Epilachna, sâu xanh Heliothis armigera Hubn., sâu khoang Spodoptera litura Fabn., nhện

đỏ Tetranychus sp., sâu đo xanh giả Plusia eriosoma Doubl., sâu đo giả nâu Mocis undata Fabn., châu chấu Patanga, bọ phấn Bemisia, rầy xanh lá mạ Empoasca flavescens, ở các tỉnh phía Nam sâu khoang phát sinh thường xuyên trên đậu tương ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Cai Lậy (Tiền Giang), trên đậu tương vụ hè (gieo tháng 4 – 5/1977) sâu khoang xuất hiện từ khi đậu tương có 3 – 4 lá với mật độ 1 – 2 con/cây (sâu non tuổi 1 – 2) Tháng 7/1977 trên đậu tương ở Trường Đại học Cần Thơ, sâu khoang phát sinh thành dịch, với mật độ 70 – 100 con/m2, di chuyển thành từng đàn, ăn hết ruộng đậu tương này sang ruộng đậu tương khác tại Hậu Giang vào tháng 8/1977

Theo Quách Thị Ngọ và ctv (2006) [22] cho biết ở vùng ngoại thành Hà Nội năm 2001, thành phần sâu hại trên đậu tương đ0 thu thập và định tên được

55 loài sâu hại thuộc 8 bộ côn trùng và nhện nhỏ, số loài côn trùng thu được tập trung ở bộ cánh vảy Lepidoptera (18 loài), sau đó đến bộ Hemiptera (17 loài) Bộ Coleoptera và Homoptera có 9 – 10 loài còn các bộ khác có số loài thu được ít hơn (1 – 4 loài) Trong những loài phổ biến và thường xuyên gây hại là rệp muội Aphis glycines, ruồi đục thân M dilichostigna, sâu cuốn lá Oimiodes indicata, rầy xanh lá mạ Empoasca flavescens và sâu khoang S litura Các loài như nhện đỏ Tetranychus sp.và bọ phấn Bemisia sp xuất hiện

ở mức trung bình và gây hại cục bộ

Trang 23

2.3 Kẻ thù tự nhiên của sâu hại đậu tương

Trong tự nhiên luôn luôn tồn tại một quy luật mang tính tự nhiên, hay còn gọi là quy luật mang tính thiên mệnh Đó là các sinh vật luôn tồn tại và quan hệ hữu cơ với nhau trong một môi trường sống dù trực tiếp hay gián tiếp

ảnh hưởng, tương tác qua lại hay không tương tác qua lại Có thể nói đây là mối quan hệ qua lại của cây trồng với sâu hại và sâu hại với kẻ thù tự nhiên của chúng và cây trồng với kẻ thù tự nhiên của sâu hại vv Tất cả đều mang tính hữu hảo Kẻ thù tự nhiên của sâu hại đậu tương cũng là một trong những mối quan hệ mang tính thiên mệnh của một quy luật sống đấu tranh tồn tại mang tính rất tự nhiên Trong tự nhiên dù sâu hại hay kẻ thù (thiên địch của sâu hại) luôn luôn tồn tại thích ghi và tiến hoá, cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật của tiến hoá Kẻ thù tự nhiên của sâu hại trong tự nhiên là rất phong phú, có loài thì trực tiếp có loài thì gián tiếp ảnh hưởng tới sâu hại vv Vì vậy chúng là những tác nhân sinh học quan trọng, kìm h0m sự phát triển của các loài sâu hại tương đối có hiệu quả

Từ những năm của thập kỷ 50, đ0 có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về kẻ thù tự nhiên nói chung, hay côn trùng ký sinh và bắt mồi ăn thịt nói riêng Đại diện cho những công trình đi sâu nghiên cứu sinh học, sinh thái của những loài ký sinh quan trọng Theo Thompson (1946) [68] đ0 cho xuất bản tài liệu về thiên địch của sâu hại đậu tương, trong đó côn trùng ký sinh sâu cuốn lá, sâu xanh, sâu khoang, bọ xít gồm 57 loài, họ Braconidae có số lượng nhiều nhất 200 loài, sau đó đến họ ong cự (Ichneumonidae – 17 loài), các họ khác có số lượng loài ít hơn

Theo Thompson (1946) [68] thì loài Spodoptera sp có 10 loài ký sinh thuộc bộ hai cánh (Diptera), 3 loài thuộc họ Tachinidae và 7 loài thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera), trong đó họ Braconidae có 3 loài, họ Ichneumonidae có 2 loài, họ Eulophidae có 1 loài và họ Trichogrammatidae có 1 loài Loài

Trang 24

Spodoptera ornithogalli bị 4 loài ký sinh, loài Spodoptera eridania chỉ bị 3 loài

ký sinh gồm: 1 loài ruồi họ Tachinidae, 2 loài ong thuộc họ Braconidae và Ichneumonidae Loài Spodoptera praefica bị 10 loài ký sinh, loài Spodoptera sunia chỉ bị 2 loài ruồi ký sinh thuộc họ Tachinidae Bị ký sinh nhiều hơn cả là Spodoptera litura F loài này bị tới 20 loài ký sinh trong đó bộ hai cánh (Diptera) có 5 loài; bộ cánh màng (Hymenoptera) có tới 15 loài: Trong đó 5 loài thuộc họ Ichneumonidae, 6 loài thuộc họ Braconidae và họ Eulophidae có

1 loài, họ Trichogrammatidae có 2 loài và họ Scelionidae có 1 loài

DeBach (1974) [38] khẳng định mỗi loài côn trùng ăn thực vật thường

có từ vài đến nhiều loài kẻ thù tự nhiên Theo Lowell (1976) [20] các số liệu nghiên cứu ở vùng Missouri (Hoa Kỳ) chứng tỏ sinh vật ký sinh giữ vai trò có ý nghĩa trong việc hạn chế mật độ sâu xanh đậu tương, do vùng này đ0 không dùng thuốc trừ sâu Kết quả nghiên cứu qua 3 vụ trồng đậu tương (1972 – 1974)

ở vùng Missouri cho thấy mỗi loài sâu hại quả chính hoặc hại lá chính, ít nhất

bị một loài ký sinh khống chế số lượng Toàn bộ sâu hại chính trên đậu tương bị

33 loài ký sinh khống chế số lượng, trong đó sâu hại quả bị 6 loài ký sinh, sâu

ăn lá gồm có: sâu khoang, sâu róm, sâu đo và bọ cánh cứng bị 16 loài ký sinh, sâu ăn rễ bị 1 loài ký sinh Riêng đối với sâu xanh có 10 loài ký sinh thường xuyên, trong đó có 5 loài thường xuyên hoạt động trong cả 3 vụ là những loài: Rogas nolophanae, Protomicroplitis facetosa, Apanteles margiventris, Chaetophlepsis plathypenae và Winthemia sinuata Riêng pha trứng của sâu xanh có 3 loài ký sinh, pha sâu non có 5 loài, pha trưởng thành có 2 loài

Theo Orr và cộng sự (1986) [60] khi nghiên cứu để đánh giá khả năng

ký sinh trứng bọ xít của các loài ong cho thấy trên cánh đồng trồng đậu tương

ở một số vùng thuộc phía Nam Louisiana trong suốt hai năm 1983 – 1984, trứng của loài Euschistus spp, bị ký sinh nặng nhất Tất cả những loài ký sinh trứng bọ xít thu thập được đều thuộc họ Scelionidae, trong đó loài Telenomus

Trang 25

podisi là phổ biến nhất Loài Trissolcus basalis có số lượng cao trong năm

1983, nhưng bị giảm đột ngột trong năm sau 1984, khi mật độ của loài vật chủ thích hợp nhất (Nezara viridula) thấp Số lượng các loài ký sinh tăng khi mật

độ các loài vật chủ tăng Tất cả các loài ký sinh trứng bọ xít thu thập được đều

là ký sinh đơn (mỗi trứng bọ xít chỉ cho ra một ong) Theo Grant và Shepard (1986) [48] kết quả theo dõi trên cánh đồng đậu tương ở hai vùng phía Nam Carolina năm 1981 – 1983 cho thấy phần lớn ong ký sinh xuất hiện sau 7 đến

14 ngày kể từ khi tìm thấy cá thể sâu đo đầu tiên trên cánh đồng, tỷ lệ ký sinh trong vụ thường đạt 4,6% - 19,8% Tuy nhiên thành phần loài ký sinh trên sâu hại đậu tương thay đổi tuỳ theo điều kiện sinh thái và biện pháp phòng chống sâu hại ở từng vùng

Theo Napompeth (1990) [58] thì cả pha trứng và pha sâu non của sâu khoang spodoptera litura (F) đều bị ong ký sinh, trứng bị 2 loài ký sinh thuộc

họ Braconidae và Scelionidae, còn sâu non bị một loài ký sinh thuộc họ Braconidae Tất cả sâu non và nhộng của sâu cuốn lá đậu tương Hedilepta indicata (Fabricius) đều bị ký sinh, sâu non bị 4 loài ong ký sinh thuộc họ Branconidae (2 loài), nhộng bị 3 loài ký sinh thuộc họ Chalcididae (1 loài) và

họ Ichneumonidae (2 loài)

Theo Hà Quang Hùng và Vũ Quang Côn (1990) [13] qua kết quả nghiên cứu cho thấy ong ký sinh sâu hại đậu tương tập chung chủ yếu vào 2 họ Cynipoidae và Braconidae chúng góp phần điều hoà số lượng ruồi đục thân, sâu cuốn lá, sâu khoang là những loài sâu hại chính trên đậu tương vùng Hà Nội

Rệp đậu tương bị một loài ký sinh họ Encyrtidae, bọ xít xanh bị 3 loài ký sinh nhưng chủ yếu là loài Trissolcus basalis và Telenomus, bọ xít nâu có 3 loài

ký sinh, sâu cuốn lá Lamprosema indicata bị hai loài ký sinh, sâu đục quả Maruca testulalis bị hai loài ký sinh, giòi đục lá bị 6 loài ký sinh, sâu khoang bị

3 loài Sâu xanh là loài có số lượng loài ký sinh nhiều nhất có tới 15 loài, trong

Trang 26

đó có 9 loài thuộc bộ Hymenoptera và 6 loài thuộc bộ 2 cánh (Diptera) ở Brazil đ0 phát hiện 6 loài ký sinh trên sâu non bộ cánh vẩy và 2 loài ký sinh trứng bọ xít Những loài ký sinh trứng bọ xít là: Trissolcus basalis và Telenomus mormidae, đ0 thể hiện được vai trò quan trọng với tỷ lệ trứng bọ xít

bị ký sinh lên tới 50% (Moscardi, 1993) [56]

Phạm Văn Lầm (1993) [17] cho thấy trong quá trình điều tra thu thập thành phần côn trùng ký sinh sâu hại đậu tương từ năm 1982 – 1992 đ0 thu

được 64 loài thuộc 4 bộ trong đó tập chung chủ yếu ở bộ cánh màng (40 loài chiếm 62,5% tổng số loài thu được); bộ cánh cứng thu được 14 loài (chiếm 21,9%); bộ cánh nửa 7 loài (chiếm 10,9%); bộ hai cánh chỉ có 3 loài Riêng

ký sinh sâu khoang chỉ có 2 loài; ký sinh sâu cuốn xếp lá có 14 loài; ký sinh trứng bọ xít có 14 loài

Gazzoni và cộng sự (1994) [45] thông báo trên đậu tương ở vùng nhiệt

đới thu thập được 52 loài ký sinh thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera) và bộ hai cánh (Diptera) Trong khi đó bộ hai cánh (Diptera) tập trung chủ yếu ở họ Tachinidae, còn bộ cánh màng (Hymenoptera) tập trung vào 3 họ chủ yếu là: họ Braconidae, Ichneumonidae và Chalcididae Trong khi đó ở Brazil loài ký sinh quan trọng chủ yếu là: Micropcharops bimaculata trên sâu keo, sâu khoang và loài Copidosoma truncatellum ký sinh sâu đo

Theo Nguyễn Công Thuật (1995) [26] cho rằng nhóm côn trùng ký sinh trên sâu hại đậu tương khá phong phú, song việc định tên của nhóm này còn nhiều khó khăn, mới biết được tên của 10 loài, trong đó côn trùng ký sinh ruồi

đục thân đậu tương có 2 loài, côn trùng ký sinh sâu cuốn lá có 3 loài, côn trùng ký sinh sâu khoang một loài, côn trùng ký sinh sâu keo da láng 3 loài và côn trùng ký sinh trứng sâu xanh một loài

Đối với côn trùng ký sinh sâu hại đậu tương được bắt đầu nghiên cứu về mặt thành phần từ những năm của thập kỷ 80, còn về đặc điểm sinh học, sinh

Trang 27

thái của những loài ký sinh quan trọng thì mới chỉ được bắt đầu tìm hiểu từ vài năm trở lại đây và đ0 cho những kết quả khả quan (Đặng Thị Dung, 1997) [9]

Từ những nghiên cứu này đ0 mở ra thêm một hướng phòng chống mới đối với sâu hại nói chung và sâu hại trên đậu tương nói riêng

Theo Hà Quang Hùng và cộng sự (1996) [14] nghiên cứu về kẻ thù tự nhiên của sậu hại chính đậu tương vùng Hà Nội (1994 – 1995) đ0 thu được

11 loài côn trùng ký sinh của sâu hại đậu tương thuộc 4 họ của bộ cánh màng Trong đó họ Braconidae có 5 loài, họ Ichneumonidae có 3 loài Riêng ký sinh kén trắng thuộc họ Braconidae có tỷ lệ ký sinh cao nhất chiếm 19,73 – 25,8%

Vũ Quang Côn và cộng sự (1996) [6] cho biết năm 1996 thành phần côn trùng ký sinh sâu hại đậu tương đ0 phong phú hơn nhiều và thu được 42 loài trong đó bộ cánh màng có 39 loài, bộ 2 cánh có 3 loài, họ Braconidae có

số lượng loài nhiều nhất 14 loài, sau đó là Ichneumonidae có 8 loài Các họ khác mỗi họ có 1 – 5 loài Trong tập hợp ký sinh chung trên đậu tương, một số loài có vai trò quan trọng trong việc kìm h0m sâu cuốn lá (5 loài), sâu khoang (2 loài), trứng bọ xít (2 loài), dẫn đến tỷ lệ các loài sâu hại bị nhiễm ký sinh cao: sâu cuốn lá 5 – 35%; sâu khoang 35 – 40%; trứng bọ xít 10 – 30% Kết quả điều tra thu thập thành phần côn trùng ký sinh từ năm 1981 – 1995 trên lúa, ngô, bông, đậu tương ở hơn 20 tỉnh, thành trong cả nước, đ0 thu được 175 loài thuộc 88 giống, 19 họ tập trung ở một số họ phổ biến như Braconidae: 48 loài; Ichneumonidae: 30 loài; Scelionidae: 19 loài; Eulophidae: 14 loài Giống

có số lượng loài nhiều nhất là Apanteles: 23 loài; Tetrasticus: 8 loài; Xanthopimpla: 7 loài Trong số đó ký sinh sâu khoang có 1 loài; ký sinh sâu cuốn lá có 7 loài và 9 loài ký sinh trứng bọ xít

Thành phần côn trùng ký sinh sâu hại đậu tương vụ xuân thường thấp hơn

vụ hè – thu, kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Dung (1997) [9] cho thấy trên đậu

Trang 28

tương xuân 1996, chỉ thu được 16 loài, trong đó 13 loài thuộc bộ cánh màng, 3 loài thuộc bộ hai cánh; trong đó 6 loài ký sinh trên sâu cuốn lá, 3 loài ký sinh sâu khoang, 3 loài ký sinh trứng bọ xít, còn lại là ký sinh các loài sâu hại khác

Theo Đặng Thị Dung (1999) [10] thành phần côn trùng ký sinh sâu hại

đậu tương vùng Hà Nội và phụ cận năm (1996 – 1997) có 51 loài thuộc 2 bộ và

14 họ Các loài tập trung chủ yếu ở bộ cánh màng (Hymenoptera) 46 loài (chiếm 90,2%); bộ hai cánh (Diptera) 5 loài (chiếm 9,8%) Trong bộ cánh màng thì họ ong đen kén nhỏ Braconidae có số lượng loài thu được nhiều nhất (20 loài), sau đó đến họ Scelionidae (8 loài), họ Ichneumonidae (7 loài), họ Chalcididae (4 loài), các họ còn lại mỗi họ có 1 – 2 loài Trong 51 loài côn trùng ký sinh sâu hại đậu tương thu thập được, có 11 loài là ký sinh tập đoàn, 1 loài ký sinh đa phôi (Copidosomopsis sp trên vật chủ là sâu đo xanh Argyrogramma agnata), còn 29 loài là ký sinh đơn Trong những loài côn trùng

ký sinh thu thập được, có 10 loài thường xuyên xuất hiện (8 loài ong và 2 loài ruồi) đó là: Apanteles hanoi Tobias et Long (Braconidae), Apanteles ruficrus Haliday (Braconidae), Micoplitis Prodeniae Rao et Chandry (Braconidae), Trathala flavor-orbialis Cameron (Ichneumonidae), Xanthopimpla punctata Cameron (Ichneumonidae), Copidosomopsis sp (Encyrtidae), Telenomus subtitus Le (Scelionidae), Trissolcus rudus Le (Scelionidae), Megaselia spilacularis Schmitz (Phoridae), Actia crassicornis Meigen (Tachinidae)

Theo Đặng Thị Dung (1999) [10] thì ong M prodeniae Rao et Chandry

ký sinh sâu non sâu khoang (S litura) có vòng đời tương đối ngắn (9,16 - 18,25 ngày) trung bình là 12,68 ± 0,25 ngày ở điều kiện nhiệt - ẩm độ trung bình là 27,9OC và 82,6% Ong cái M prodeniae không hoạt động sinh sản có thời gian sống dài hơn 1,3 - 1,9 lần những ong cái có hoạt động sinh sản (6,63

và 3,5 ngày ở điều kiện ăn thêm mật ong nguyên chất; 2,65 và 1,5 ngày ở

điều kiện ăn thêm nước l0) Mật ong nguyên chất là thức ăn tốt nhất cho ong

Trang 29

M prodeniae cả về thời gian sống và hiệu quả ký sinh (3,5 ngày và ký sinh

được 17 sâu/1 ong cái); với thức ăn là nước l0 thời gian sống và hiệu quả ký sinh thấp nhất (1,5 ngày và ký sinh được 7,75 sâu/1 ong cái) Ong M prodeniae có vai trò quan trọng trong việc hạn chế mật độ sâu khoang mặc dù mật độ sâu khoang trên đồng ruộng đậu tương không cao lắm (8,68 con/m2), song tỷ lệ ký sinh vẫn đạt rất cao, trung bình cả vụ 27,65%

Lực lượng côn trùng ký sinh kết hợp với lực lượng côn trùng và nhện lớn bắt mồi ăn thịt sẽ có khả năng khống chế mật độ sâu hại Kết quả nghiên cứu cho thấy ứng với mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây đậu tương, có một số loài sâu hại chính nhất định Vào giai đoạn đầu của đậu tương xuân, côn trùng

ký sinh xuất hiện muộn hơn sâu hại chính rất nhiều (khoảng 30 ngày) Điều này phù hợp với quy luật tự nhiên, nhưng sau đó côn trùng ký sinh luôn duy trì

sự sống trên ký chủ và khống chế mật độ ký chủ Càng về cuối vụ tỷ lệ sâu hại

bị ký sinh càng cao, vì lúc này côn trùng ký sinh đ0 phát triển về thành phần

tỷ lệ ký sinh sâu cuốn lá do Thrathala flavo – orbitalis đạt cao nhất vào cuối vụ (45%) ở hai loài ký sinh trứng bọ xít xanh và bọ xít xanh vai bạc, tỷ lệ ký sinh trứng đạt trung bình trong 2 năm 1996 – 1997 là 56,87% (18,46 – 93,07%) Điều này chứng tỏ những loài ký sinh bản địa có thể góp phần quan trọng giữ cho mật

độ chủng quần sâu hại chính ở dưới ngưỡng phòng trừ

Đặng Thị Dung (2005) [11] cho biết vụ đậu tương hè thu 2003 tại Gia Lâm – Hà Nội xuất hiện 10 loài côn trùng ký sinh sâu cuốn lá đậu tương,

Trang 30

trong đó chủ yếu thuộc bộ cánh màng (Hymeloptera) với 9/10 loài (chiếm 90%) là Apanteles ruficrus (Haliday) và Dolichogenoidea hanoii (Tobias et Long) thuộc họ Braconidae, họ Chalcidae có loài Brachymeria sp., họ Ichneumonidae gồm có Trathala flavo-orbitalis Cameron, Xanthopimpla punctata Fabricius, Xanthopimpla flavolineata Cameron và Phaeogenes sp.,

họ Elasmidae có loài Elasmus sp., họ Encyrtidae có loài Copidosomopsis sp., loài còn lại là Megaselia spilacularis Schmitz thuộc họ Phoridae bộ hai cánh (Diptera) Trong số 10 loài ký sinh sâu cuốn lá đậu tương thu được thì loài Trathala flavo-orbitalis Cameron xuất hiện với mức độ cao nhất Hai loài xuất hiện với tỷ lệ ký sinh rất thấp đó là các loài Phaeogenes sp., và loài Elasmus sp Các loài còn lại xuất hiện với mức độ phổ biến thấp đến trung bình

2.4 Biện pháp sinh học phòng trừ sâu hại đậu tương

Từ trước đến nay biện pháp được coi là truyền thống và mang lại hiệu quả nhất trong việc phòng chống sâu hại trên cây trồng nói chung và đậu tương nói riêng là biện pháp hoá học Trên thế giới đ0 có không ít những công trình nghiên cứu về các biện pháp phòng chống sâu hại đậu tương đ0 được công bố ở nhiều nước Trong hàng loạt các biện pháp đề xuất, biện pháp hoá học được coi là dễ sử dụng, hiệu quả nhanh, song nó vẫn để lại nhiều mặt chưa tích cực cho lắm về tác động của nó đối với môi trường

DeBach (1964) [37] cho rằng họ Braconidae thường được sử dụng phổ biến trong đấu tranh sinh học, nhiều loài có hiệu quả trong điều khiển tự nhiên

Họ Ichneumonidae cũng tương tự, họ này có hàng ngàn loài có tiềm năng to lớn trong đấu tranh sinh học, chiếm khoảng 20% trong tổng số côn trùng ký sinh, phần lớn là ký sinh bậc một có hiệu quả, vật chủ thích hợp là sâu non và nhộng

bộ cánh vẩy (Lepidoptera) Côn trùng ký sinh họ Ichneumonidae đ0 cho rằng có gần 70% loài ký sinh thuộc bộ cánh màng vẫn chưa được mô tả và khoảng 97% loài chưa được nghiên cứu về thông tin sinh học

Trang 31

Theo DeBach (1974) [38] khẳng định chỉ khoảng 10% ký sinh thuộc bộ cánh màng là được các nhà khoa học biết đến và có giá trị trong việc sử dụng chúng vào biện pháp đấu tranh sinh học Có khoảng 10% số loài thuộc họ Ichneumonidae được mô tả ở Châu á, Châu Mỹ, Châu Phi và nước úc Các họ quan trọng nhất và có số lượng lớn là: Chalcididae, Braconidae, Ichneumonidae và Proctotrupidae Một số loài tạo được tính chống thuốc đồng thời 2 – 3 loại thuốc như sâu xanh, sâu khoang

Theo Lowell (1976) [20] mỗi loài sâu hại chính bị ít nhất một loài ký sinh khống chế ở vùng Missouri (Hoa Kỳ) Riêng sâu xanh bị 10 loài ký sinh, thường xuyên liên tục trong 3 vụ có 6 loài

Trong 3 năm nghiên cứu mặc dù có những thay đổi về điều kiện thời tiết, song côn trùng ký sinh lúc nào cũng tồn tại và hạn chế mạnh mật độ sâu xanh với tỷ lệ ký sinh trung bình đạt 50%, đỉnh cao đạt 60%, tác động phối hợp của côn trùng ký sinh, bắt mồi ăn thịt và vi sinh vật ký sinh đ0 làm giảm mật độ sâu xanh giảm xuống mức rất thấp Sâu xanh được nhiều tác giả nghiên cứu đến và cho biết có rất nhiều loài ký sinh nó ở Hoa Kỳ biện pháp

đấu tranh sinh học có nhiều thành công, phần lớn dịch hại bị tiêu diệt nhờ côn trùng ký sinh được nhập nội từ nhiều nước Loài Padobius faveolatus (Eulophidae) trừ loài Epilachna varivetis đạt hiệu quả (Michael, 1978) [55]

Theo Michael (1978) [55] thì ngưỡng gây hại kinh tế (EIL) của các loài

bọ xít là 3 con/m dài hàng đậu; sâu xanh Helicoverpa zea là 9 con/m dài hàng; cánh cứng ăn quả là 10% số quả bị hại; sâu ăn lá Anticarsia gemmatalis là 28 sâu non tuổi 1-2/m dài hàng + 15% lá bị hại và những loài ăn lá khác cũng tương tự ở vùng châu thổ sông Missisipi người ta dùng ong Apanteles thả trên cánh đồng đậu tương làm giảm thiệt hại được nhiều triệu đô la Mỹ, giảm chi phí 4 lần so với dùng thuốc hoá học Tuy nhiên không phải lúc nào việc nhập nội các loài kẻ thù tự nhiên để phòng trừ dịch hại cũng thành công mà chỉ một số ít trong đó (Zakhorenco, 1979) [30]

Trang 32

Theo Strickland (1981) [66] đối với những giống đậu tương mẫn cảm với sâu hại ở vùng cận nhiệt đới (úc), sử dụng kẻ thù tự nhiên để phòng trừ sâu hại cho hiệu quả cao hơn nhiều so với dùng thuốc hoá học

Nagakatti (1981) [57] cho biết: sâu khoang Spodptera spp, và sâu xanh Helicoverpa armigera bị loài ong ký sinh trứng Trichogramma spp và một số loài virus khống chế số lượng rất tốt Theo Hinson và Hartwig (1982) [50] cho rằng phần lớn các nước sản xuất nhiều đậu tương thường sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại trên đậu tương Người ta chỉ sử dụng thuốc hoá học trừ sâu hại khi mật độ sâu hại tới ngưỡng kinh tế Như ở Brazil ngưỡng phòng trừ đối với sâu ăn lá đậu tương trước khi ra hoa là 30% số lá bị rụng, sau khi ra hoa là 15% Đối với sâu đục thân là 30% số cây bị hại đối với sâu đục quả là 10% số quả bị tổn hại Đối với các loài bọ xít chích hút quả là 0,5 con/cây

Waterhouse (1987) [72] cho biết sâu xanh bị tới 28 loài ruồi và 45 loài ong ký sinh Theo Rojas và cộng sự (1987) [62] ở Cuba trong những năm của thập kỷ 80 để xác định thời kỳ phun thuốc hợp lý nhất trong phòng trừ sâu hại

đậu tương, người ta đ0 làm các thí nghiệm phun thuốc ở các khoảng thời gian

7 ngày, 14 ngày, 21 ngày và 28 ngày 1 lần Kết quả cho thấy phun thuốc định

kỳ 7 ngày và 14 ngày 1 lần cho hiệu quả phòng trừ tốt nhất với các loại thuốc: Tamaron, Dipterex, Parathion và Malathion Tuy nhiên trong vòng 36 ngày

đầu sau gieo, tất cả các công thức thí nghiệm đều cho hiệu quả tương tự nhau

Waterhouse (1987) [72] ở ấn Độ loài sâu xanh Helicoverpa armigera

bị 37 loài ký sinh, trong đó 8 loài có vai trò quan trọng và chỉ 3% số loài ký sinh có giá trị hạn chế số lượng sâu xanh ở Châu Phi có 23 loài ký sinh quan trọng trong số kẻ thù tự nhiên của sâu xanh, trong đó 20 loài thuộc bộ cánh màng và 3 loài thuộc bộ 2 cánh (Diptera) Số lượng côn trùng ký sinh ở Srilanka hơi nghèo nàn, chỉ thu được 7 loài: bộ cánh màng 2 loài, bộ 2 cánh 5 loài Trong khi đó ở úc côn trùng ký sinh sâu xanh có tới 48 loài trong đó 27

Trang 33

loài thuộc bộ cánh màng, 21 loài thuộc bộ 2 cánh Cũng theo Waterhouse (1987) [72] sâu khoang Spodoptera litura bị 46 loài ký sinh trong đó có 36 loài thuộc bộ cánh màng chiếm 78,26% và 10 loài thuộc bộ 2 cánh chiếm 21,74%, phần lớn các loài này ký sinh pha sâu non có (29 loài), 10 loài ký sinh pha trứng, còn lại là ký sinh pha nhộng

Greathead và Girling (1982) (dẫn theo Waterhouse, 1987) [72] cho biết

“ Kẻ thù tự nhiên địa phương thường có vai trò rõ nét hơn các loài ngoại lai” Theo Kobayashi và cộng sự (1987) [52] ghi nhận ở vùng Cerrados (Brazil) người ta sử dụng ong ký sinh trứng Trissolcus basalis và Telenomus mormideae để phòng trừ bọ xít xanh và bọ xít xanh vai bạc như một tác nhân trong đấu tranh sinh học chống lại sự gây hại của bọ xít họ Pentatomidae

Theo Gain và Kundu (1988) [44] ở ấn Độ để trừ giòi đục thân Melanagromyza sojae Zehntner Sản lượng đậu tương đạt cao nhất khi dùng Phorate 10G phun với liều lượng 2,0kg a.i./ha vào thời kỳ gieo hạt, rồi phun tiếp 2 lần nữa bằng 1 trong 2 loại thuốc trên ở nồng độ 0,05% vào giai đoạn 15 ngày và 31 ngày sau gieo

Thuốc hoá học đ0 gây ảnh hưởng không nhỏ tới kẻ thù tự nhiên của sâu hại, qua 2 năm nghiên cứu 1986-1987 ở vùng Louisiana (Hoa Kỳ) thì khi phun thuốc hoá học phòng trừ bọ xít, thuốc có ảnh hưởng tới điều kiện tồn tại của loài ký sinh trứng bọ xít Trissolcus basalis Tuy nhiên tuỳ theo pha phát triển của Trissolcus basalis và tuỳ loại thuốc sử dụng mà tác động của thuốc

có khác nhau Đối với pha trưởng thành ong Trissolcus basalis thì thuốc Permethrin có ảnh hưởng nhẹ hơn so với Methyl parathion, phần lớn trưởng thành ong Trissolcus basalis chết trong vòng 6 giờ sau khi phun thuốc Còn ở pha trước trưởng thành, khi ong ký sinh Trissolcus basalis đang phát triển trong trứng bọ xít thì không có loại thuốc nào ảnh hưởng đến sự phát triển và

vũ hoá của chúng (Orr và cộng sự, 1989) [61] Thuốc hoá học không chỉ ảnh

Trang 34

hưởng đến côn trùng có ích mà còn làm xuất hiện trở lại của một vài loài dịch hại trở lên mạnh mẽ hơn và xuất hiện tính chống thuốc của nhiều loài dịch hại

Số liệu điều tra của George (1991) [46] cho thấy đến năm 1989 thế giới đ0 có tới 504 loài côn trùng chống thuốc, trong đó 481 loài có hại, 23 loài có ích Trong số 481 loài có hại thì 283 loài là côn trùng gây hại quan trọng trong nông nghiệp, còn 198 loài gây hại vật nuôi Phần lớn các loài kháng thuốc thuộc bộ 2 cánh (117 loài), sau đó là bộ cánh vảy và bộ cánh cứng, các bộ khác có tỷ lệ các loài kháng thuốc thấp hơn ở Nhật Bản người ta đ0 áp dụng biện pháp phun thuốc hoá học để trừ sâu hại đậu tương ( chủ yếu là sâu đục quả Etiella zinckenella) Hiệu quả đạt cao nhất khi phun MEP hoặc Fenitrothion- fenvalerate WP 3 lần vào giai đoạn sau ra hoa 10 ngày và các

đợt tiếp theo cách nhau 15 ngày

Theo Gazzoni et al (1994) [45] phần lớn các nước sản xuất nhiều đậu tương thường sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, do vậy họ đ0 nghiên cứu

và đưa ra ngưỡng phòng trừ đối với các loài sâu hại chủ yếu thích hợp, chẳng hạn như ở Brazil và Hoa Kỳ

Theo Phạm Văn Lầm và cộng sự (1995) [18] khi nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tỷ lệ vũ hoá của ong ký sinh sâu đo xanh Apanteles aff ruficrus, cho biết đối với côn trùng ký sinh pha nhộng (nằm trong kén) nếu không bị phun thuốc tỷ lệ ong vũ hoá đạt 87,5 – 94,9% so với kén bị phun thuốc chỉ đạt 4,1 – 12,4% Đối với ong ký sinh kén đèn lồng Charops bicolor cũng tương tự nếu kén bị phun thuốc, tỷ lệ ong vũ hoá chỉ đạt 18,8% so với 92,2% trường hợp kén không bị phun thuốc Biện pháp đấu tranh sinh học thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học BVTV Biện pháp này đòi hỏi cần

có sự hiểu biết về sinh học, sinh thái của các loài côn trùng có ích Những nghiên cứu này tập trung theo hai hướng sau:

Trang 35

- Nghiên cứu khu hệ kẻ thù tự nhiên của dịch hại, khai thác và lợi dụng chúng trong BVTV

- Nghiên cứu phục vụ cho hướng nhân thả thiên địch

Trong hai hướng trên thì hướng thứ hai đ0 thực hiện thành công đối với một số loài ong ký sinh trứng sâu đục thân lúa 2 chấm, sâu đo xanh trên đay, sâu đo bông, sâu xanh bông… nhưng mới trong thử nghiệm, còn việc triển khai hướng này trong sản xuất còn nhiều khó khăn do một số nguyên nhân nhất định Theo Nakai và Nguyễn Thị Kim Cúc (2005) [59] cho biết chủng Nucleo polyhedro virus (NPV) đ0 được ứng dụng để phòng chống sâu khoang hại trên đậu tương tại cánh đồng đậu tương, chủng NPV này được nhân bằng phương pháp inviro Tỷ lệ bị nhiễm ngày đầu là 22,2% và ngày thứ 6 là 50,8% Ngoài ra các tác giả này còn cho biết loài Microsporidium sp là tác nhân chủ yếu khống chế sâu khoang trên cánh đồng đậu tương và có ưu thế

Những kết quả nghiên cứu kể trên cho dù là đ0 có nhưng tất cả vẫn là chưa đủ mọi khía cạnh, để giải quyết kết quả cuối cùng là năng suất, cũng như hiệu quả kinh tế của cây đậu tương, môi trường, sức khoẻ con người Vì thế chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu để góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo

vệ sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái

Trang 36

3 Vật liệu, nội dung

và phương pháp nghiên cứu

3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Đề tài thực hiện ở một x0 số thuộc huyện Gia Lâm – Hà Nội và phòng thí nghiệm côn trùng trường ĐHNNI từ tháng 07 năm 2006 – 06 năm 2007 3.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

3.2.1 Vật liệu nghiên cứu

* Cây trồng: Giống đậu tương ĐT84, ĐT93 (trồng phổ biến ở Gia Lâm – Hà Nội)

* Côn trùng: Sâu khoang (Spodoptera litura), ong ký sinh sâu khoang (Microplitis manilae Ashmead) (Braconidae, Hym.,)

3.2.2 Dụng cụ nghiên cứu

- Túi nilông, ống nghiệm 1,8 ì 18cm, hộp mica Ф = 10cm, cao 10 – 12cm, lồng lưới kích thước 40 ì 40 ì 60 (cm), giá nhựa kích thước 40 ì 30 ì

15 (cm), kính lúp soi nổi (độ phóng đại đến 100 lần), kính hiển vi soi nổi (độ phóng đại 100 – 1.000 lần), kéo, panh, bút lông, kim mổ, vải màn cách ly, sổ sách, bút, nhiệt – ẩm kế, giá nuôi sâu, tủ định ôn, cồn 70%

3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Ngoài đồng

3.3.1.1 Điều tra diễn biến mật độ sâu khoang

Chọn 2 ruộng điều tra đại diện cho giống, mỗi ruộng điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc (mỗi điểm 1m2) (điểm điều tra cách bờ ít nhất 2m) Đếm số sâu trên mỗi điểm điều tra ghi chép số liệu và tính mật độ

Trang 37

3.3.1.2 Điều tra thành phần và tỷ lệ côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên

đậu tương vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội

Điều tra thành phần côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương vụ xuân 2007 tại Gia Lâm - Hà Nội, được tiến hành trên một số x0 có trồng nhiều

đậu tương vụ xuân 2007 như: Phú Thị, Đa Tốn, Đặng Xá, Yên Thường, thuộc huyện Gia Lâm – Hà Nội, được tiến hành theo phương pháp tự do Định kỳ mỗi tuần một lần, thu thập những sâu khoang tuổi nhỏ bắt gặp (ít nhất 30 cá thể trên mỗi đại diện) về nuôi tiếp để xác định thành phần loài và tỷ lệ ký sinh

3.3.2 Nghiên cứu trong phòng

+ Nguồn vật chủ: Sâu khoang sạch (Spodoptera litura) được nuôi trong hộp mica từ pha trứng, bằng thức ăn lá đậu tương sạch (không phun thuốc)

+ Nguồn ong ký sinh: Thu kén ong ký sinh sâu khoang từ ngoài đồng cho vào ống nghiệm có đường kính 1,3 – 1,8 cm Chờ ong vũ hoá để thu ong trưởng thành Dựa vào đặc điểm hình thái để xác định loài Microplitis manilae Ashmead, tách nuôi riêng để nhân nguồn

3.3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.3.1 Thí nghiệm tìm hiểu đặc điểm hình thái của ong ký sinh sâu khoang

(Microplitis mannilae Ashmaed)

Ong sau khi vũ hoá, phân biệt đực cái, cho ghép đôi trong ống nghiệm có thức ăn là mật ong nguyên chất Đặt sâu non vật chủ (sâu khoang tuổi 3) 7 con trên lá đậu tương sạch vào trong ống nghiệm Cho ong tiếp xúc sâu khoang trong 24h Thí nghiệm lặp lại ít nhất 5 lần để có số lượng vật chủ đ0 bị ký sinh đủ lớn

để theo dõi Hàng ngày lấy vật chủ đ0 bị ký sinh soi dưới kính lúp soi nổi, quan sát màu sắc, mô tả hình dáng và đo kích thước của 30 cá thể mỗi pha

3.3.3.2 Thí nghiệm tìm hiểu thời gian phát dục các pha (Vòng đời)

Tìm hiểu vòng đời của ong M manilae, cho từng cặp ong vào trong ống nghiệm có đặt sâu non vật chủ (sâu khoang tuổi 3) 7 con trên lá đậu tương sạch

Trang 38

vào trong ống nghiệm Thời gian tiếp xúc giữa ký sinh và vật chủ là 24 giờ Thức ăn cho ong trưởng thành là mật ong nguyên chất Theo dõi thời gian ong non trong vật chủ, nhộng và trưởng thành tiền đẻ trứng

3.3.3.3 Thí nghiệm tìm hiểu khả năng sinh sản của ong ký sinh

Cho từng cặp ong vào ống nghiệm tiếp xúc với vật chủ ở mật độ 7 sâu

và tuổi thích hợp 3 đặt trên lá đậu tương sạch, trong vòng 24h với thức ăn cho ong là mật ong nguyên chất Hàng ngày thay vật chủ mới cho đến khi ong cái chết.Để tìm hiểu số trứng của ong ký sinh Microplitis manilae Ashmead được

đẻ vào trong mỗi cá thể vật chủ, chúng tôi tiến hành mổ hàng loạt sâu non vật chủ mới bị ký sinh Số cặp ong thí nghiệm là 10

3.3.3.4 Thí nghiệm tìm hiểu tính thích hợp của tuổi vật chủ đối với ong ký

sinh

Cho từng cặp ong trưởng thành tiếp xúc với 7 sâu non vật chủ ở từng tuổi riêng biệt trong ống nghiệm Thời gian tiếp xúc giữa ký sinh – vật chủ là 24h ở chế độ tối: sáng: 8:16 Mỗi tuổi vật chủ thí nghiệm lặp lại ít nhất 4 lần (thức ăn cho ong trưởng thành là mật ong nguyên chất)

3.3.3.5 Thí nghiệm tìm hiểu mật độ vật chủ thích hợp đối với ong ký sinh

Bố trí vật chủ ở các mật độ 3, 5, 7, 9, 11 và 13 con cho từng ống nghiệm rồi thả từng cặp trưởng thành ong vào Mỗi mật độ vật chủ lặp lại 4 lần (thức

ăn cho ong trưởng thành là mật ong nguyên chất)

3.3.3.6 Thí nghiệm tìm hiểu thời gian sống của ong ký sinh ở điều kiện không

hoạt động sinh sản dưới ảnh hưởng của điều kiện thức ăn

Bố trí 3 công thức: CT.I –Thức ăn là nước l0 (nước máy)

CT.II –Thức ăn là mật ong nguyên chất

CT.III –Thức ăn là dung dịch mật ong 10%

Mỗi công thức theo dõi 30 cặp ong

Trang 39

3.3.3.7 Thí nghiệm tìm hiểu độ già tuổi của ong đến hiệu quả ký sinh

Bố trí 6 công thức: Ong 0, 1, 2, 3, 4 và 5 ngày tuổi Mỗi công thức lặp lại 4 lần, thời gian ký sinh tiếp xúc với vật chủ là 24h (7 vật chủ/1 cặp ong) (thức ăn cho ong là mật ong nguyên chất) Theo dõi số cá thể vật chủ bị nhiễm

ký sinh, số vật chủ dệt được kén, số ong vũ hoá, số cá thể đực, cái và điều kiện

ôn ẩm độ trong thời gian thí nghiệm

3.3.3.8 ảnh hưởng của ấu trùng ong ký sinh M mannilae đến thời gian phát

triển của sâu non vật chủ (S litura)

Để tìm hiểu ảnh hưởng của ấu trùng ong đến vật chủ chúng tôi tiến hành theo dõi trên toàn bộ các tuổi của vật chủ Chúng tôi tiến hành thí nghiệm so sánh thời gian phát triển mỗi tuổi của vật chủ bị ký sinh với vật chủ không bị

ký sinh Cho từng cặp ong vào ống nghiệm tiếp xúc với vật chủ ở mật độ 7 sâu

và tuổi thích hợp 3, đặt trên lá đậu tương sạch, trong vòng 24h với thức ăn cho ong là mật ong nguyên chất Thí nghiệm được lặp lại 4 lần, theo dõi toàn bộ

số cá thể bị nhiễm ký sinh ở từng tuổi vật chủ.

3.4 Bảo quản và giám định mẫu vật

Toàn bộ mẫu các loài ong ký sinh thu thập được được bảo quản trong cồn 70%, được PGS TS Đặng Thị Dung giám định và thẩm định kết quả giám định bởi PGS TS Khuất Đăng Long (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam)

3.5 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán

Lập bảng danh mục thành phần côn trùng ký sinh sâu khoang vụ xuân

2007 tại Gia Lâm – Hà Nội

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ/Họ Mức độ phổ biến

Mức độ phổ biến được lượng hoá theo tỷ lệ ký sinh

Trang 40

+: Xuất hiện ít (<5% tỷ lệ ký sinh) ++: Trung bình (5 – 15% tỷ lệ ký sinh) +++: Nhiều (>15% tỷ lệ ký sinh)

Tổng số sâu điều tra (con) Mật độ sâu (con/m2) =

Tổng diện tích điều tra (m2)

Tổng số sâu bị ký sinh (con)

X - Thời gian phát triển từng pha (ngày/giờ) hoặc kích thước từng pha(mm)

X1, X2 … Xn – Thời gian phát triển/kích thước từng cá thể

ni – Số cá thể sống đến ngày thứ i

Ngày đăng: 03/08/2013, 10:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Lập bảng danh mục thành phần côn trùng ký sinh sâu khoang vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
p bảng danh mục thành phần côn trùng ký sinh sâu khoang vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 39)
Bảng 4.1. Thành phần loài côn trùng ký sinh sâu khoang (S. litura) hại đậu t−ơng vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội  - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.1. Thành phần loài côn trùng ký sinh sâu khoang (S. litura) hại đậu t−ơng vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 43)
Bảng 4.1. Thành phần loài côn trùng ký sinh sâu khoang (S. litura)   hại đậu t−ơng vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.1. Thành phần loài côn trùng ký sinh sâu khoang (S. litura) hại đậu t−ơng vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 43)
Hình 4.1. Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ sâu bị ký sinh trên giống đậu t−ơng ĐT.84 trồng vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội  - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình 4.1. Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ sâu bị ký sinh trên giống đậu t−ơng ĐT.84 trồng vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 46)
Hình 4.1. Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ sâu bị ký sinh trên  giống đậu t−ơng ĐT.84 trồng vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình 4.1. Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ sâu bị ký sinh trên giống đậu t−ơng ĐT.84 trồng vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 46)
Hình 4.2. Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ sâu bị ký sinh trên giống đậu t−ơng ĐT 93 trồng vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội  - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình 4.2. Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ sâu bị ký sinh trên giống đậu t−ơng ĐT 93 trồng vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 47)
Hình 4.2. Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ sâu bị ký sinh trên  giống đậu t−ơng ĐT 93 trồng vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình 4.2. Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ sâu bị ký sinh trên giống đậu t−ơng ĐT 93 trồng vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 47)
Bảng 4.2. Diễn biến mật độ sâu khoang (S. litura) và tỷ lệ ký sinh của từng loài ký sinh riêng rẽ trên giống đậu t−ơng ĐT.84   - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.2. Diễn biến mật độ sâu khoang (S. litura) và tỷ lệ ký sinh của từng loài ký sinh riêng rẽ trên giống đậu t−ơng ĐT.84 (Trang 49)
Bảng 4.2. Diễn biến mật độ sâu khoang (S. litura) và tỷ lệ ký sinh   của từng loài ký sinh riêng rẽ trên giống đậu t−ơng ĐT.84 - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.2. Diễn biến mật độ sâu khoang (S. litura) và tỷ lệ ký sinh của từng loài ký sinh riêng rẽ trên giống đậu t−ơng ĐT.84 (Trang 49)
Hình 4.3. Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ ký sinh bởi ong - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình 4.3. Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ ký sinh bởi ong (Trang 50)
Hình 4.3. Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ ký sinh bởi ong   M. manilae trên đậu t−ơng ĐT.84 vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình 4.3. Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ ký sinh bởi ong M. manilae trên đậu t−ơng ĐT.84 vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 50)
Bảng 4.3. Diễn biến mật độ sâu khoang (S. litura) và tỷ lệ ký sinh của từng loài ký sinh riêng rẽ trên giống đậu t−ơng ĐT.93   - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.3. Diễn biến mật độ sâu khoang (S. litura) và tỷ lệ ký sinh của từng loài ký sinh riêng rẽ trên giống đậu t−ơng ĐT.93 (Trang 51)
Bảng 4.3. Diễn biến mật độ sâu khoang (S. litura) và tỷ lệ ký sinh   của từng loài ký sinh riêng rẽ trên giống đậu t−ơng ĐT.93 - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.3. Diễn biến mật độ sâu khoang (S. litura) và tỷ lệ ký sinh của từng loài ký sinh riêng rẽ trên giống đậu t−ơng ĐT.93 (Trang 51)
Hình 4.4. Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ ký sinh bởi ong - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình 4.4. Diễn biến mật độ sâu khoang và tỷ lệ ký sinh bởi ong (Trang 52)
Hình 4.6. Tr−ởng thành đực của ong M.manilae ký sinh sâu khoang 4.3.2.2. Trứng  - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình 4.6. Tr−ởng thành đực của ong M.manilae ký sinh sâu khoang 4.3.2.2. Trứng (Trang 54)
Hình 4.5. Tr−ởng thành cái của ong M.manilae ký sinh sâu khoang * Tr−ởng thành đực  - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình 4.5. Tr−ởng thành cái của ong M.manilae ký sinh sâu khoang * Tr−ởng thành đực (Trang 54)
Hình 4.5. Tr−ởng thành cái của ong M. manilae ký sinh sâu khoang - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình 4.5. Tr−ởng thành cái của ong M. manilae ký sinh sâu khoang (Trang 54)
Hình 4.6. Trưởng thành đực của ong M. manilae ký sinh sâu khoang  4.3.2.2. Trứng - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình 4.6. Trưởng thành đực của ong M. manilae ký sinh sâu khoang 4.3.2.2. Trứng (Trang 54)
Hình thon dài có màu trắng trong (bên trong cơ thể mầu vàng), đầu to hơn thân, có hai hàm nhọn khoẻ, có đuôi dài nhọn - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình thon dài có màu trắng trong (bên trong cơ thể mầu vàng), đầu to hơn thân, có hai hàm nhọn khoẻ, có đuôi dài nhọn (Trang 55)
Hình 4.7. Trứng của ong M.manilae ký sinh sâu khoang 4.3.2.3. ấu trùng  - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình 4.7. Trứng của ong M.manilae ký sinh sâu khoang 4.3.2.3. ấu trùng (Trang 55)
Hình 4.7. Trứng của ong M. manilae ký sinh sâu khoang  4.3.2.3.  Ê u trùng - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình 4.7. Trứng của ong M. manilae ký sinh sâu khoang 4.3.2.3. Ê u trùng (Trang 55)
Hình thon dài có màu trắng trong (bên trong cơ thể mầu vàng), đầu to  hơn thân, có hai hàm nhọn khoẻ, có đuôi dài nhọn - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình thon dài có màu trắng trong (bên trong cơ thể mầu vàng), đầu to hơn thân, có hai hàm nhọn khoẻ, có đuôi dài nhọn (Trang 55)
Hình 4.9. ấu trùng tuổi 2 của ong M.manilae ký sinh sâu khoang * ấu trùng tuổi 3  - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình 4.9. ấu trùng tuổi 2 của ong M.manilae ký sinh sâu khoang * ấu trùng tuổi 3 (Trang 56)
Hình 4.10. ấu trùng tuổi 3 của ong M.manilae ký sinh sâu khoang - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình 4.10. ấu trùng tuổi 3 của ong M.manilae ký sinh sâu khoang (Trang 56)
Hình 4.10. ấu trùng tuổi 3 của ong M. manilae ký sinh sâu khoang - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình 4.10. ấu trùng tuổi 3 của ong M. manilae ký sinh sâu khoang (Trang 56)
Hình 4.9. ấu trùng tuổi 2 của ong M. manilae ký sinh sâu khoang - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình 4.9. ấu trùng tuổi 2 của ong M. manilae ký sinh sâu khoang (Trang 56)
Nhộng trần, nằm trong kén, kén của ong M.manilae có hình bầu dục, màu nâu nhạt. Ong non cuối tuổi khi thành thục dùng hàm của mình cắn rách  da ở bên s−ờn sâu non vật chủ để chui ra, th−ờng thấy ở đốt thứ 9 của sâu cách  hậu môn trừng 0,25 – 0,30 mm - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
h ộng trần, nằm trong kén, kén của ong M.manilae có hình bầu dục, màu nâu nhạt. Ong non cuối tuổi khi thành thục dùng hàm của mình cắn rách da ở bên s−ờn sâu non vật chủ để chui ra, th−ờng thấy ở đốt thứ 9 của sâu cách hậu môn trừng 0,25 – 0,30 mm (Trang 57)
Hình 4.11. Nhộng của ong M. manilae ký sinh sâu khoang - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Hình 4.11. Nhộng của ong M. manilae ký sinh sâu khoang (Trang 57)
Bảng 4.4. Kích th−ớc các pha phát dục của ong Microplitis manilae Kích th−ớc (mm)  - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.4. Kích th−ớc các pha phát dục của ong Microplitis manilae Kích th−ớc (mm) (Trang 58)
Bảng 4.4. Kích th−ớc các pha phát dục của ong Microplitis manilae  KÝch th−íc (mm) - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.4. Kích th−ớc các pha phát dục của ong Microplitis manilae KÝch th−íc (mm) (Trang 58)
Bảng 4.5. Vòng đời của ong ký sinh M.manilae trên sâu khoang S. litura  - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.5. Vòng đời của ong ký sinh M.manilae trên sâu khoang S. litura (Trang 60)
Bảng 4.5. Vòng đời của ong ký sinh M. manilae   trên sâu khoang S. litura - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.5. Vòng đời của ong ký sinh M. manilae trên sâu khoang S. litura (Trang 60)
Bảng 4.6. Khả năng đẻ trứng ký sinh của ong Microplitis manilaeashmead trên vật chủ sâu khoang - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.6. Khả năng đẻ trứng ký sinh của ong Microplitis manilaeashmead trên vật chủ sâu khoang (Trang 62)
Bảng 4.7. ả nh h−ởng của tuổi vật chủ đến hiệu quả ký sinh  của ong M. manilae - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.7. ả nh h−ởng của tuổi vật chủ đến hiệu quả ký sinh của ong M. manilae (Trang 64)
Bảng 4.7. ảnh hưởng của tuổi vật chủ đến hiệu quả  ký sinh   của ong M. manilae - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.7. ảnh hưởng của tuổi vật chủ đến hiệu quả ký sinh của ong M. manilae (Trang 64)
Bảng 4.8. ả nh h−ởng của mật độ vật chủ đến hiệu quả ký sinh - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.8. ả nh h−ởng của mật độ vật chủ đến hiệu quả ký sinh (Trang 66)
Bảng 4.8. ảnh hưởng của mật độ vật chủ đến hiệu quả ký sinh - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.8. ảnh hưởng của mật độ vật chủ đến hiệu quả ký sinh (Trang 66)
Bảng 4.9. ả nh h−ởng của độ già tuổi tr−ởng thành của ong - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.9. ả nh h−ởng của độ già tuổi tr−ởng thành của ong (Trang 68)
Bảng 4.9. ảnh hưởng của độ già tuổi trưởng thành của ong   M. manilae đến hiệu quả ký sinh trên sâu khoang - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.9. ảnh hưởng của độ già tuổi trưởng thành của ong M. manilae đến hiệu quả ký sinh trên sâu khoang (Trang 68)
Bảng 4.10. Tỷ lệ giới tính của ong Microplitis manilae Ashmead Đợt theo dõi Tổng số  - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.10. Tỷ lệ giới tính của ong Microplitis manilae Ashmead Đợt theo dõi Tổng số (Trang 69)
Bảng 4.10.  Tỷ lệ giới tính của ong Microplitis manilae Ashmead - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.10. Tỷ lệ giới tính của ong Microplitis manilae Ashmead (Trang 69)
Bảng 4.11. Tỷ lệ dệt kén của ong Microplitis manilae Ashmead - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.11. Tỷ lệ dệt kén của ong Microplitis manilae Ashmead (Trang 70)
Bảng 4.11. Tỷ lệ dệt kén của ong Microplitis manilae Ashmead - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.11. Tỷ lệ dệt kén của ong Microplitis manilae Ashmead (Trang 70)
Bảng 4.12. ả nh h−ởng của thức ăn bổ sung tới thời gian sống - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.12. ả nh h−ởng của thức ăn bổ sung tới thời gian sống (Trang 72)
Bảng 4.12. ảnh h−ởng của thức ăn bổ sung tới thời gian sống   của Microplitis manilae Ashmead - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.12. ảnh h−ởng của thức ăn bổ sung tới thời gian sống của Microplitis manilae Ashmead (Trang 72)
Bảng 4.13. ả nh h−ởng của ấu trùng ong ký sinh M. mannilae - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.13. ả nh h−ởng của ấu trùng ong ký sinh M. mannilae (Trang 73)
Bảng 4.13. ảnh h−ởng của ấu trùng ong ký sinh M. mannilae  Ashmead đến thời gian phát triển của sâu non vật chủ (S - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 4.13. ảnh h−ởng của ấu trùng ong ký sinh M. mannilae Ashmead đến thời gian phát triển của sâu non vật chủ (S (Trang 73)
Bảng 2: ảnh h−ởng của mật độ vật chủ đến hiệu quả ký sinh của ong - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 2 ảnh h−ởng của mật độ vật chủ đến hiệu quả ký sinh của ong (Trang 87)
Bảng 2: ảnh hưởng của mật độ vật chủ đến hiệu quả ký sinh của ong  Microplitis manilae Ashmaed - Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học   sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm   hà nội
Bảng 2 ảnh hưởng của mật độ vật chủ đến hiệu quả ký sinh của ong Microplitis manilae Ashmaed (Trang 87)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w