Kết luận đề nghị

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm hà nội (Trang 75 - 77)

5.1. Kết luận

1. Diễn biến mật độ sâu khoang tăng dần theo giai đoạn sinh tr−ởng của cây đậu t−ơng và đạt đỉnh cao ở giai đoạn đầu hoa cho đến quả non (19.00 - 19.60

con/m2). Khi mật độ sâu khoang tăng thì mật độ các loài côn trùng ký sinh sâu khoang cũng tăng, đỉnh cao số l−ợng của côn trùng ký sinh cũng trùng với đỉnh cao số l−ợng của sâu khoang và diễn ra ở giai đoạn hoa – quả non.

2. Đ0 ghi nhận đ−ợc 4 loài côn trùng ký sinh sâu non sâu khoang (S. litura) thuộc 2 bộ; bộ cánh màng Hymenoptera có 2 họ là họ ong kén nhỏ- Braconidae (2 loài) và họ ong cự Ichneumonidae (1 loài), bộ 2 cánh có một loài thuộc họ Tachinidae. Hai loài ong ký sinh quan trọng là M. manilae và M. prodeniae.

3. Kích th−ớc các pha phát dục của ong M. manilae Ashmead: trứng: chiều dài: 0,39 ± 0,03mm, rộng: 0,096 ± 0,02mm ; ấu trùng tuổi 1: dài: 0,35 ± 0,01mm, rộng: 0,10 ± 0,01mm; ấu trùng tuổi 2: dài: 0,60 ± 0,01mm, rộng: 0,19 ± 0,01mm; ấu trùng tuổi 3: dài: 2,89 ± 0,13mm, rộng: 0,98 ± 0,02mm; nhộng: dài: 2,99 ± 0,05mm, rộng: 1,09 ± 0,01mm; tr−ởng thành: 2,91 – 3,01 mm.

4. Thời gian phát dục của ong ong M. manilae Ashmead: Trứng: 1,67 ± 0,11 ngày; ấu trùng tuổi 1: 1,62 ± 0,06 ngày; ấu trùng tuổi 2: 2,67 ± 0,09 ngày; ấu trùng tuổi 3: 2,90 ± 0,01 ngày; nhộng: 4,93 ± 0,01 ngày; tr−ởng thành tr−ớc đẻ trứng: 0,21 ± 0,08 ngày và vòng đời của ong: 14,00 ± 0,36 ngày.

5. Khả năng đẻ trứng ký sinh của ongM. manilae không cao, trong số 280 sâu non vật chủ thí nghiệm chỉ có 135 sâu non bị nhiễm có 25 sâu non nhiễm 1 trứng (chiếm tỷ lệ 18,52%), trong khi đó có tới 110 cá thể sâu non nhiễm từ 2 – 7 trứng (chiếm tỷ lệ 81,48%). Vậy trung bình có 3,32 trứng trên một cá thể sâu non nhiễm ký sinh.

6. Hiệu quả ký sinh của ong M. manilae trên sâu non sâu khoang bị ảnh h−ởng của các yếu tố nh− tuổi sâu non vật chủ, mật độ sâu non vật chủ và tuổi của ong ký sinh. Hiệu quả ký sinh của ong M. manilae đạt giá trị cao nhất trong điều kiện thí nghiệm (85,71%) ở sâu non tuổi 3 và không có khả năng ký sinh trên sâu non tuổi 6. Tr−ởng thành của ong ký sinh 3 ngày tuổi có hiệu quả ký sinh cao hơn cả và đạt giá trị 78,57%. Trong khi đó, hiệu quả ký sinh của ong lại giảm dần theo sự tăng của mật độ sâu non vật chủ (từ 80-38,46%) trong điều kiện của thí nghiệm.

7. Bổ sung thức ăn làm tăng thời gian sống của tr−ởng thành ong ký sinh M. manilae. Nếu bổ sung thêm mật ong nguyên chất, thời gian sống của tr−ởng thành tối đa là 8 ngày; nếu bổ sung mật ong 10%, thời gian sống của ong tr−ởng thành tối đa chỉ là 6 ngày; trong khi đó, nếu chỉ bổ sung n−ớc l0, thời gian sống của tr−ởng thành tối đa chỉ là 3 ngày.

8. ấu trùng của ong ký sinh M. manilae trong sâu non sâu vật chủ kéo dài thời gian phát dục của sâu non sâu khoang. Thời gian phát dục của các tuổi sâu non sâu khoang bị nhiễm ong ký sinh dài hơn so với sâu non không bị nhiễm từ 1,5-7 ngày.

5.2. Đề nghị

Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn đặc tính sinh học, sinh thái học của ong M. manilae nh−: Khả năng chuyên tính; khả năng tìm kiếm vật chủ; điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho quá trình ký sinh ký sinh, làm cơ sở cho việc xây dựng định h−ớng sử dụng ong ký sinh M. manilae trong phòng trừ tổng hợp sâu khoang ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm hà nội (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)