Vật liệu, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm hà nội (Trang 36 - 42)

và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Đề tài thực hiện ở một x0 số thuộc huyện Gia Lâm – Hà Nội và phòng thí nghiệm côn trùng tr−ờng ĐHNNI từ tháng 07 năm 2006 – 06 năm 2007. 3.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

3.2.1. Vật liệu nghiên cứu

* Cây trồng: Giống đậu t−ơng ĐT84, ĐT93 (trồng phổ biến ở Gia Lâm – Hà Nội).

* Côn trùng: Sâu khoang (Spodoptera litura), ong ký sinh sâu khoang (Microplitis manilae Ashmead) (Braconidae, Hym.,)

3.2.2. Dụng cụ nghiên cứu

- Túi nilông, ống nghiệm 1,8 ì 18cm, hộp mica Ф = 10cm, cao 10 – 12cm, lồng l−ới kích th−ớc 40 ì 40 ì 60 (cm), giá nhựa kích th−ớc 40 ì 30 ì 15 (cm), kính lúp soi nổi (độ phóng đại đến 100 lần), kính hiển vi soi nổi (độ phóng đại 100 – 1.000 lần), kéo, panh, bút lông, kim mổ, vải màn cách ly, sổ sách, bút, nhiệt – ẩm kế, giá nuôi sâu, tủ định ôn, cồn 70%.

3.3. Nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Ngoài đồng

3.3.1.1. Điều tra diễn biến mật độ sâu khoang

Chọn 2 ruộng điều tra đại diện cho giống, mỗi ruộng điều tra theo ph−ơng pháp 5 điểm chéo góc (mỗi điểm 1m2) (điểm điều tra cách bờ ít nhất 2m). Đếm số sâu trên mỗi điểm điều tra ghi chép số liệu và tính mật độ.

3.3.1.2. Điều tra thành phần và tỷ lệ côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu t−ơng vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội

Điều tra thành phần côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu t−ơng vụ xuân 2007 tại Gia Lâm - Hà Nội, đ−ợc tiến hành trên một số x0 có trồng nhiều đậu t−ơng vụ xuân 2007 nh−: Phú Thị, Đa Tốn, Đặng Xá, Yên Th−ờng, thuộc huyện Gia Lâm – Hà Nội, đ−ợc tiến hành theo ph−ơng pháp tự do. Định kỳ mỗi tuần một lần, thu thập những sâu khoang tuổi nhỏ bắt gặp (ít nhất 30 cá thể trên mỗi đại diện) về nuôi tiếp để xác định thành phần loài và tỷ lệ ký sinh.

3.3.2. Nghiên cứu trong phòng

+ Nguồn vật chủ: Sâu khoang sạch (Spodoptera litura) đ−ợc nuôi trong hộp mica từ pha trứng, bằng thức ăn lá đậu t−ơng sạch (không phun thuốc).

+ Nguồn ong ký sinh: Thu kén ong ký sinh sâu khoang từ ngoài đồng cho vào ống nghiệm có đ−ờng kính 1,3 – 1,8 cm. Chờ ong vũ hoá để thu ong tr−ởng thành. Dựa vào đặc điểm hình thái để xác định loài Microplitis manilae Ashmead, tách nuôi riêng để nhân nguồn.

3.3.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu

3.3.3.1. Thí nghiệm tìm hiểu đặc điểm hình thái của ong ký sinh sâu khoang (Microplitis mannilae Ashmaed)

Ong sau khi vũ hoá, phân biệt đực cái, cho ghép đôi trong ống nghiệm có thức ăn là mật ong nguyên chất. Đặt sâu non vật chủ (sâu khoang tuổi 3) 7 con trên lá đậu t−ơng sạch vào trong ống nghiệm. Cho ong tiếp xúc sâu khoang trong 24h. Thí nghiệm lặp lại ít nhất 5 lần để có số l−ợng vật chủ đ0 bị ký sinh đủ lớn để theo dõi. Hàng ngày lấy vật chủ đ0 bị ký sinh soi d−ới kính lúp soi nổi, quan sát màu sắc, mô tả hình dáng và đo kích th−ớc của 30 cá thể mỗi pha.

3.3.3.2. Thí nghiệm tìm hiểu thời gian phát dục các pha (Vòng đời)

Tìm hiểu vòng đời của ong M. manilae,cho từng cặp ong vào trong ống nghiệm có đặt sâu non vật chủ (sâu khoang tuổi 3) 7 con trên lá đậu t−ơng sạch

vào trong ống nghiệm. Thời gian tiếp xúc giữa ký sinh và vật chủ là 24 giờ. Thức ăn cho ong tr−ởng thành là mật ong nguyên chất. Theo dõi thời gian ong non trong vật chủ, nhộng và tr−ởng thành tiền đẻ trứng.

3.3.3.3. Thí nghiệm tìm hiểu khả năng sinh sản của ong ký sinh

Cho từng cặp ong vào ống nghiệm tiếp xúc với vật chủ ở mật độ 7 sâu và tuổi thích hợp 3 đặt trên lá đậu t−ơng sạch, trong vòng 24h với thức ăn cho ong là mật ong nguyên chất. Hàng ngày thay vật chủ mới cho đến khi ong cái chết.Để tìm hiểu số trứng của ong ký sinh Microplitis manilae Ashmead đ−ợc đẻ vào trong mỗi cá thể vật chủ, chúng tôi tiến hành mổ hàng loạt sâu non vật chủ mới bị ký sinh. Số cặp ong thí nghiệm là 10.

3.3.3.4. Thí nghiệm tìm hiểu tính thích hợp của tuổi vật chủ đối với ong ký sinh

Cho từng cặp ong tr−ởng thành tiếp xúc với 7 sâu non vật chủ ở từng tuổi riêng biệt trong ống nghiệm. Thời gian tiếp xúc giữa ký sinh – vật chủ là 24h ở chế độ tối: sáng: 8:16. Mỗi tuổi vật chủ thí nghiệm lặp lại ít nhất 4 lần (thức ăn cho ong tr−ởng thành là mật ong nguyên chất).

3.3.3.5. Thí nghiệm tìm hiểu mật độ vật chủ thích hợp đối với ong ký sinh Bố trí vật chủ ở các mật độ 3, 5, 7, 9, 11 và 13 con cho từng ống nghiệm rồi thả từng cặp tr−ởng thành ong vào. Mỗi mật độ vật chủ lặp lại 4 lần (thức ăn cho ong tr−ởng thành là mật ong nguyên chất).

3.3.3.6. Thí nghiệm tìm hiểu thời gian sống của ong ký sinh ở điều kiện không hoạt động sinh sản d−ới ảnh h−ởng của điều kiện thức ăn

Bố trí 3 công thức: CT.I –Thức ăn là n−ớc l0 (n−ớc máy) CT.II –Thức ăn là mật ong nguyên chất CT.III –Thức ăn là dung dịch mật ong 10% Mỗi công thức theo dõi 30 cặp ong.

3.3.3.7. Thí nghiệm tìm hiểu độ già tuổi của ong đến hiệu quả ký sinh

Bố trí 6 công thức: Ong 0, 1, 2, 3, 4 và 5 ngày tuổi. Mỗi công thức lặp lại 4 lần, thời gian ký sinh tiếp xúc với vật chủ là 24h (7 vật chủ/1 cặp ong) (thức ăn cho ong là mật ong nguyên chất). Theo dõi số cá thể vật chủ bị nhiễm ký sinh, số vật chủ dệt đ−ợc kén, số ong vũ hoá, số cá thể đực, cái và điều kiện ôn ẩm độ trong thời gian thí nghiệm.

3.3.3.8. ảnh h−ởng của ấu trùng ong ký sinh M. mannilae đến thời gian phát

triển của sâu non vật chủ (S. litura)

Để tìm hiểu ảnh h−ởng của ấu trùng ong đến vật chủ chúng tôi tiến hành theo dõi trên toàn bộ các tuổi của vật chủ. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm so sánh thời gian phát triển mỗi tuổi của vật chủ bị ký sinh với vật chủ không bị ký sinh. Cho từng cặp ong vào ống nghiệm tiếp xúc với vật chủ ở mật độ 7 sâu và tuổi thích hợp 3, đặt trên lá đậu t−ơng sạch, trong vòng 24h với thức ăn cho ong là mật ong nguyên chất. Thí nghiệm đ−ợc lặp lại 4 lần, theo dõi toàn bộ số cá thể bị nhiễm ký sinh ở từng tuổi vật chủ.

3.4. Bảo quản và giám định mẫu vật

Toàn bộ mẫu các loài ong ký sinh thu thập đ−ợc đ−ợc bảo quản trong cồn 70%, đ−ợc PGS. TS. Đặng Thị Dung giám định và thẩm định kết quả giám định bởi PGS. TS. Khuất Đăng Long (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam).

3.5. Chỉ tiêu theo dõi và ph−ơng pháp tính toán

Lập bảng danh mục thành phần côn trùng ký sinh sâu khoang vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ/Họ Mức độ phổ biến

+: Xuất hiện ít (<5% tỷ lệ ký sinh) ++: Trung bình (5 – 15% tỷ lệ ký sinh) +++: Nhiều (>15% tỷ lệ ký sinh)

Tổng số sâu điều tra (con) Mật độ sâu (con/m2) =

Tổng diện tích điều tra (m2)

Tổng số sâu bị ký sinh (con) Tỷ lệ ký sinh (%) =

Tổng số sâu theo dõi (con) x 100 Số cá thể vũ hoá (con)

Tỷ lệ vũ hoá (%) =

Tổng số cá thể theo dõi (con) x 100 Thời gian phát triển từng pha (ngày/giờ) hoặc kích th−ớc từng pha (mm)

X1 + X2 + … + Xn X =

N Trong đó:

X - Thời gian phát triển từng pha (ngày/giờ) hoặc kích th−ớc từng pha(mm) X1, X2 … Xn – Thời gian phát triển/kích th−ớc từng cá thể

N – Tổng số cá thể thí nghiệm

Thời gian sống của tr−ởng thành ký sinh (ngày) Σ niai

X =

N

Trong đó: X – Thời gian sống của tr−ởng thành ký sinh (ngày) ni – Số cá thể sống đến ngày thứ i

ai – Thời gian sống của cá thể đến ngày thứ i N – Tổng số cá thể theo dõi

Số vật chủ bị nhiễm ký sinh vũ hoá ra ong Hiệu quả ký sinh (%) =

Tổng số vật chủ thí nghiệm x 100 Hiệu quả ký sinh của mỗi tuổi vật chủ

Tuổi vật chủ thích hợp (%) =

Tổng số vật chủ mỗi tuổi thí nghiệm x 100 3.6. Xử lý số liệu

Số liệu nghiên cứu trong phòng đ−ợc xử lý theo ph−ơng pháp thống kê thông th−ờng (Microsoft Excel): X ± ở độ tin cậy P = 95%.

S x tα

=

n

Trong đó – Sai số −ớc l−ợng, S – Ph−ơng sai ngẫu nhiên, t = 1.96 (giá trị tra bảng Student ở mức ý nghĩa α = 0.05), n – Dung l−ợng mẫu thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh sâu khoang hại trên đậu tương; nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái của ong microplitis manilae ashmead ( hymenoptera, braconidae) vụ xuân 2007 tại gia lâm hà nội (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)