Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 8, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 63 - 83)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá

2.2.2.1. Bồi dưỡng nhận thức chung về ý nghĩa quan trọng của công tác KTĐG

KTĐG là công đoạn quyết định chất lượng cho quá trình giảng dạy và học tập. Kết quả KTĐG sẽ giúp các đối tượng có liên quan trong quá trình dạy học nhìn nhận và có cách tự điều chỉnh khác nhau. Với học sinh, biết được chất lượng học tập của bản thân sẽ giúp các em tự điều chỉnh các biện pháp học tập nhắm đạt đến kết quả mong muốn. Với giáo viên, kết quả KTĐG giúp họ biết được hiệu quả và chất lượng giảng dạy để điều chỉnh phương pháp dạy học sao cho thực sự có hiệu quả. Nhà quản lí thông qua kết quả KTĐG sẽ đánh giá được chương trình đào tạo, việc tổ chức giảng dạy và học tập cũng như đưa ra những quyết định về kết quả học tập ở học sinh. Chính vì lẽ đó, trong công tác quản lí giáo dục ở các trường trung học cơ sở

hiện nay, muốn nâng cao chất lượng học tập, cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác KTĐG. Trong Xây dựng mô hình trường THCS tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, TS.Trần Đình Châu nhận định: "Để đạt được mục tiêu và ý nghĩa của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, nhất thiết phải nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các nhà quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên ở nhà trường phổ thông” [9, tr.237-242].

a) Trước hết cần phải nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của cán bộ quản lý nhà trường. Để thực hiện tốt chức năng quản lý và chỉ đạo hiệu quả, cán bộ quản lý nhà trường cần nắm vững cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của công tác đổi mới nói chung và đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nói riêng. Cần xây dựng được kế hoạch kiểm tra, đánh giá thống nhất với mục tiêu, nội dung và từng giai đoạn của quá trình giáo dục. Kế hoạch phải có tính khả thi, lôi cuốn được mọi lực lượng tham gia.

Tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện hiệu quả kế hoạch, kết hợp với kiểm tra, đánh giá kịp thời việc thực hiện để có những điều chỉnh, bổ sung nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra. Để hỗ trợ công tác KTĐG, người cán bộ quản lý cần thành lập ban chỉ đạo, thực hiện đổi mới và thường xuyên thực hiện sơ kết trong ban chỉ đạo để đánh giá và điều chỉnh phù kế hoạch cho phù hợp.

Để lượng hóa được kết quả, chất lượng của quá trình dạy học và có những điều chỉnh hoạt động động quản lý của mình, người cán bộ quản lý cần tăng cường các điều kiện hỗ trợ để xây dựng hệ thống công cụ đánh giá; có những định hướng, giải pháp, kỹ thuật cụ thể về kiểm tra, đánh giá để giáo viên thực hiện thống nhất. Thay đổi hệ thống kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, gắn việc đánh giá (bằng điểm số và nhận xét) với quá trình tự học và qua kiến thức, hành vi, thái độ, kỹ năng; xây dựng ngân hàng đề thi,

đề kiểm tra tin cậy, bao quát chương trình học để giáo viên đánh giá thống nhất, chính xác, khách quan và công bằng hơn.

Phát huy vai trò của Hội đồng bộ môn nhà trường. Hiện nay trong các trường trung học cơ sở Hội đồng bộ môn là bộ phận trực tiếp KTĐG chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh. Để làm tốt khâu này, người cán bộ quản lý cần xây dựng được Hội đồng bộ môn có nhận thức đầy đủ tư tưởng đối mới, phải luôn công tâm, công bằng, chính xác và khách quan trong kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường.

Để gặt hái được những kết quả tích cực, người cán bộ quản lý phải thực sự muốn đổi mới, đi đầu làm gương, có hiểu biết sâu rộng về vai trò, ý nghĩa, các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra, đánh giá; quan tâm và tổ chức hiệu quả hoạt động bồi dưỡng để đội ngũ giáo viên trong nhà trường được trang bị những kiến thức, kỹ năng kiểm tra, đánh giá. Cần trung thực trong báo cáo, không chạy theo thành tích, nếu không sẽ làm cho kiểm tra, đánh giá mang tính hình thức, tạo ra mối nguy hại cho quá trình dạy học.

b) Tiếp đến, cần phải nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của người giáo viên. Đây là đội ngũ có vai trò quan trọng trong công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá bởi vì chính giáo viên là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trên lớp. Sự thành bại của người giáo viên trong quá trình giảng dạy có ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao kết quả học tập của học sinh cũng như chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường. Muốn việc kiểm tra, đánh giá thực sự phát huy tính tích cực và đúng với yêu cầu, ý nghĩa của nó thì việc nâng cao vai trò trách nhiệm người giáo viên vô cùng quan trọng bởi “không có một nền giáo dục nào vươn quá tầm đội ngũ giáo viên đang làm việc cho nó”. Để thực hiện nhiệm vụ này, người giáo viên cần được bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp, trình độ lý luận và thực tiễn dạy học, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm. Mỗi giáo viên tự đánh giá nhân cách, uy tín của mình đối với học sinh để không ngừng nâng cao và

hoàn thiện trình độ học vấn, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức nhà giáo.

Người giáo viên phải nhận thức được rằng, việc đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá là một hoạt động thường xuyên trong quá trình dạy học, gắn liền với việc đổi mới phương pháp dạy học. Nó vừa là một công cụ đánh giá, vừa là một phương tiện giáo dục học sinh, góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học. Việc KTĐG chỉ ra mức độ đạt được của quá trình dạy học so với mục tiêu đã đặt ra, giúp giáo viên và học sinh tự điều chỉnh quá trình dạy - học của mình cho phù hợp với yêu cầu, đặc trưng của bộ môn chứ không đơn thuần là kết quả điểm số. Hơn ai hết, giáo viên là người nắm rõ thực trạng tri thức của học sinh và những những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Vì thế, giáo viên phải biết lắng nghe, thể hiện sự công tâm, khách quan trong kiểm tra, đánh giá. Từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh yếu, trung bình, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi đồng thời có cơ sở thực tế để đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá để nâng cao chất lượng dạy học.

Giáo viên cần quan tâm hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá và đánh giá lẫn nhau thông qua các giờ học trên lớp. Cần đặt ra các yêu cầu kiến thức đảm bảo tính vừa sức, tính liên tục và tính hệ thống nhằm kích thích học sinh chủ động phát huy năng lực nhận thức của mình. Sau đó, tổ chức cho các em thảo luận, nhận xét, điều chỉnh, bổ sung và tự đánh giá kết quả đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ, theo yêu cầu cần đạt.

Để khắc phục những hạn chế của kiểm tra, đánh giá bằng điểm số và nhận xét, giáo viên cần có thang điểm rõ ràng và công bố kịp thời, công khai đáp án đối với các bài kiểm tra đề học sinh tự đánh giá cũng như đánh giá cho bạn mình. Từ đó, giúp học sinh có sự điều chỉnh cách học hiệu quả hơn.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần đánh giá cả quá trình học tập, bao gồm cả tinh thần, thái độ học tập, sự đóng góp của học sinh qua các

buổi chuyên đề, ngoại khóa, thảo luận, ở nỗ lực, khả năng vươn lên, tư duy, hiểu bài…

c) Thứ ba, phải nâng cao vai trò và năng lực tự kiểm tra, đánh giá của học sinh trong đổi mới kiểm tra, đánh giá.

Nhằm thực hiện có hiệu quả phương pháp dạy học tích cực, trong quá trình dạy học, bên cạnh việc học sinh phải tự học, người giáo viên cần phải dạy cách học cho các em. Giáo viên cần chú trọng hơn đến việc tạo cơ hội để học sinh tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn nhau; phải đồng thời kết hợp hài hòa giữa việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên với tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh và nhóm học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cần giúp học sinh nhận thức đúng vai trò của kiểm tra, đánh giá trong học tập và giáo dục, nhằm giúp các em rèn luyện phẩm chất trung thực, hạn chế những tiêu cực, quay cóp trong thi cử để tự các em nhìn nhận và đánh giá được năng lực, phẩm chất của mình.

Cần có sự kết hợp giữa các hình thức và phương pháp KTĐG khác nhau để đảm bảo tính toàn diện, khách quan trong đánh giá phẩm chất, năng lực của học sinh. Giáo viên phải thay đổi quan niệm dùng điểm số làm căn cứ duy nhất để đánh giá năng lực học tập của học sinh. Bởi nếu không đảm bảo được tính khách quan, nó có khả năng triệt tiêu năng lực, niềm vui, hứng thú của các em trong học tập. Vì thế, giáo viên cần quan tâm, gần gũi, chỉ cho học sinh cách học, cách làm, khuyến khích các em tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, tạo cơ hội cho các em lựa chọn phương pháp hay công cụ kiểm tra, đánh giá để làm sao việc KTĐG thực sự mang ý nghĩa thúc đẩy quá trình dạy học.

2.2.2.2. Xây dựng đội ngũ chuyên gia về hoạt động kiểm tra, đánh giá

Mục tiêu của công tác kiểm tra, đánh giá nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Để thực hiện hoạt động trên, cần thiết phải thiết kế lại mạng lưới đội ngũ chuyên gia thông qua việc bồi dưỡng giáo viên tại các

trường sư phạm. Trước hết là giáo viên đạt chuẩn và vượt chuẩn, có năng lực nổi trội, có nhận thức đầy đủ tư tưởng đổi mới, có trách nhiệm, công tâm, công bằng để có thể tham gia biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên bộ môn; nghiên cứu và ứng dụng khoa học sư phạm. Thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý, thiết kế lại mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Đặc biệt là có nghiệp vụ về kiểm tra, đánh giá.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chế độ, chính sách về đãi ngộ, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, KTĐG đối với đội ngũ chuyên gia cũng là một khâu cần được chú ý đúng mức. Phải xây dựng và ban hành quy định phụ cấp đối với đội ngũ này. Đồng thời với ban hành, cần kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách.

Xây dựng quy chế thực hiện, nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong đội ngũ nhằm đảm bảo xây dựng được những nội dung phương pháp và hình thức, phương tiện KTĐG phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương ứng với từng thời điểm kiểm tra cụ thể trong năm học giúp cho việc KTĐG giữa các đơn vị giáo dục trong quận được thực hiện đồng bộ, khách quan, chính xác.

Tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm; tiến hành lựa chọn và thí điểm áp dụng các mô hình và hoạt động KTĐG; đào tạo trực tiếp, đào tạo trực tuyến qua mạng (e-learning); đưa đi đào tạo hoặc mời chuyên gia đến đào tạo tại Quận... nhằm nâng cao nghiệp vụ về KTĐG: quy trình ra đề, phương pháp, kỹ thuật lấy thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá quá trình dạy học; kịp thời tham mưu cho lãnh đạo để họ có những quyết định điều chỉnh kịp thời trong công tác quản lí giáo dục.

2.2.2.3. Xây dựng quan niệm mới về công tác ra đề thi, chấm thi

Ngày nay, quan điểm hiện đại về dạy học là dạy cách học, ở học sinh trung học cơ sở chủ yếu là dạy các em tự tạo cho mình về nhận thức, về

phương pháp tự học, phương pháp lý luận theo sự hướng dẫn của người dạy. Nội dung và hình thức KTĐG cũng tất yếu phải thay đổi.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn không có nghĩa là thay thế những phương pháp, hình thức, công cụ phương tiện đánh giá đang dùng bằng những cái hoàn toàn mới lạ mà là sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức, công cụ phương tiện KTĐG khác nhau, tùy vào mục đích của việc KTĐG mà giáo viên có thể lựa chọn cho phù hợp.

Có nhiều cách thức và phương tiện giúp cho việc kiểm tra đạt hiệu quả nhưng trong nhà trường hiện nay phương tiện, công cụ chủ yếu là thông qua các đề kiểm tra.

Đề kiểm tra là các câu hỏi hay bài tập được đưa ra kèm theo những quy định cụ thể về thời gian thực hiện và bắt buộc học sinh phải trả lời hoặc giải quyết bằng hình thức trình bày miệng, bằng ngôn ngữ viết, bằng thao tác thực hành… Qua đó giáo viên có thể xem xét kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập bộ môn.

Việc kiểm tra phải được tiến hành vào đúng các thời điểm trong quá trình dạy học, phải được sắp xếp theo hệ thống hợp lí và đáp ứng mọi cấp độ. Các đề kiểm tra trong hệ thống cần phải có mối quan hệ logic về mặt nội dung, phản ánh được sự liên quan phát triển của các kiến thức, kỹ năng mà giáo viên đã trang bị và rèn luyện cho học sinh trong quá trình dạy học môn học.

Đề kiểm tra phải đáp ứng đầy đủ các cấp độ như kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết qua hình thức kiểm tra miệng (vấn đáp) kiểm tra thực hành, kiểm tra viết. Đề cũng phải đảm bảo các yêu cầu: độ khó, độ tin cậy, độ phân biệt, độ giá trị [51, tr.314-315].

Xây dựng quan niệm mới về đề kiểm tra không có nghĩa là chúng ta phủ định các loại đề kiểm tra truyền thống, vì bản thân đề kiểm tra truyền thống cũng có nhiều ưu điểm. Sự đổi mới phải thể hiện ở chỗ: giáo viên cần

xây dựng và thiết kế nhiều loại đề kiểm tra mở. Một đề bài mở thường sử dụng hệ thống câu hỏi mở, không chỉ yêu cầu học sinh học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc. Đối với làm văn, đề bài mở là đề bài không có yêu cầu hay mệnh lệnh đề cụ thể mà người viết phải tự xác định nội dung, yêu cầu và thể loại để làm bài. Đề bài "mở" không phải là đề bài tự do, tuỳ hứng hay làm thế nào cũng được mà “mở” có nghĩa là đề bài không đặt ra yêu cầu cụ thể, không áp đặt theo ý định chủ quan của người ra đề mà để học sinh độc lập sáng tạo chọn mình một phương pháp làm bài đạt kết quả tốt. Đề bài mở sẽ tạo cho học sinh có một không gian và khoảng trời độc lập sáng tạo trong quá trình tạo lập văn bản. Học sinh có được cơ hội để bộc lộ những ý kiến, cảm xúc, suy tư cá nhân của mình. Và do đó mà bài viết của học sinh không bị lệ thuộc, bắt chước các bài văn mẫu đang tràn lan trên thị trường sách hiện nay.

Không chỉ “mở” trong việc xây dựng đề bài mà đáp án chấm bài phải có tính chất mở. Giáo viên trong quá trình xây dựng đáp án và chấm bài nên lường trước các tình huống có thể xảy ra và nhất thiết phải tôn trọng, nâng niu những suy nghĩ rất riêng tư của học sinh, dù rằng đó là những ý tưởng không có trong đáp án của giáo viên, không nên trói buộc sức tưởng tượng và sự sáng tạo của học sinh bằng những suy nghĩ đôi khi chủ quan của người giáo viên. Có như thế, giáo viên mới có thể nắm bắt và đánh giá được những suy nghĩ, nhận định, thái độ, tình cảm hay năng lực “chuyển hóa” kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn để từ đó giáo viên có những

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 8, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 63 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w