Tính ưu trội của kiểu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập do tác giả luận văn đề xuất

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 8, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 91 - 108)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Tính ưu trội của kiểu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập do tác giả luận văn đề xuất

giả luận văn đề xuất

chúng tôi nhận thấy có những nét ưu trội hơn so với lối kiểm tra trước đây thể hiện qua các phương diện sau:

Nhận thức về vai trò của việc KTĐG kết quả học tập của học sinh có sự chuyển biến tích cực trong đội ngũ cán bộ quán lí và giáo viên giảng dạy Ngữ văn được khảo sát sau tập huấn KTĐG. Đa số cán bộ quán lí và giáo viên cho rằng việc đổi mới KTĐG có tác dụng rất lớn trong việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học. Có 93% cán bộ quản lí, giáo viên cho rằng để đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giảng dạy cần phải đổi mới việc KTĐG đánh giá kết quả tập của học sinh. 85% cho rằng cần áp dụng nhiều hình thức KTĐG để có thể đánh giá chính xác, khách quan, toàn diện kết quả học tập và năng lực của học sinh.

Qua các báo cáo sơ kết, tổng kết bộ môn; các đề kiểm tra Ngữ văn của các trường gửi về Phòng Giáo dục, chúng tôi nhận thấy bước đầu có sự cải tiến trong khâu ra đề và xây dựng đáp án. Đề kiểm tra và đáp án được xây dựng theo hướng “mở”, giảm bớt các câu hỏi tái hiện, tăng cường năng lực vận dụng kiến thức, đòi hỏi sự tổng hợp đan xen các thao tác và kiến thức đã học trong quá trình làm bài. Bên cạnh những đề làm văn tự luận hạn định theo kiểu truyền thống như lâu nay (gồm 3 phần: phạm vi vấn đề, tri thức và mệnh lệnh về phương thức là bài) có chú ý đưa vào các đề theo hướng “mở” (học sinh tự do trong việc lựa chọn kiểu bài, đối tượng) buộc học sinh phải tìm tòi, sáng tạo đồng thời giáo viên vừa có thể đánh giá được mức độ tiếp thu và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ hình thành kỹ năng, kỹ xảo của từng em. Trong quá trình chấm trả bài, giáo viên đã khắc phục được tình trạng chỉ nhận xét những khuyết điểm của học sinh, lời phê sơ sài, chung chung như “bài khá”, “viết được”, “chưa đạt”… mà đã chỉ ra được ưu, khuyết điểm trong bài làm của các em. Chú trọng tìm ra cái hay, cái tốt trong bài làm của học sinh, lời đánh giá thể hiện được thái độ trân trọng, chỉ ra được hướng phát huy và giúp học sinh khắc phục

nhược điểm, cụ thể: “Văn mạch lạc, biết quan sát”, “Nội dung sơ sài vì chỉ tập trung kể việc. Em cần chú trọng tả cảnh”, “Lập luận thiếu toàn diện vì chưa nêu được mặt trái của vấn đề”, “Lí lẽ và dẫn chứng không khớp nên chưa thuyết phục”…

Kết quả trung bình bộ môn có những chuyển biến tích cực:

Năm học

Số HS toàn quận

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 2009-2010 14060 2824 20.09 5628 40.03 4667 33.19 812 5.78 129 0.92 2010-2011 13666 3070 22.46 5681 41.57 4119 30.14 713 5.22 83 0.61 2011-2012 13848 3386 24.45 5906 42.65 3887 28.07 572 4.13 97 0.70

Chúng tôi nhận thấy rằng, kết quả học tập bộ môn của học sinh qua hai năm chúng tôi áp dụng (2010 - 2011, 2011 - 2012), tỉ lệ học sinh khá giỏi ngày càng được nâng lên, giảm dần học sinh yếu kém.

Qua các tiết dự giờ, bước đầu chúng tôi cũng nhận thấy rằng giáo viên có cố gắng trong việc đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra nhằm đánh giá chính xác và toàn diện mức độ tư duy, năng lực vận dụng kiến thức và các kỹ năng của học sinh trong quá trình lên lớp. Không chỉ kiểm tra và cho điểm học sinh vào đầu giờ học với những nội dung kiến thức đã dạy ở bài trước đó, giáo viên tiến hành KTĐG học sinh trong suốt các công đọan của giờ lên lớp về những nội dung kiến thức đã được học và các kỹ năng cần đạt.

Ví dụ khi dự giờ tiết dạy Đoàn thuyền đánh cá của cô giáo Nguyễn Thị Bạch Yến - Trường THCS Bình An, chúng tôi nhận thấy cô giáo đã kết hợp linh hoạt việc kiểm tra kỹ năng đọc, mức độ chuẩn bị bài ở nhà và sự cảm nhận ban đầu về bài thơ của học sinh trong quá trình tìm hiểu văn bản như sau: “Bài thơ có 7 khổ thì có tới 4 chữ “hát”. Người dân chài hát vào những lúc nào? Hãy đọc thật tốt nội dung khúc hát ra khơi?” Với câu hỏi này, giáo

viên có thể kiểm tra được việc học sinh đọc và chuẩn bị trước ở nhà về nội dung ở từng khổ thơ để có thể chọn đọc đúng đoạn thơ về khúc hát ra khơi. Và qua giọng đọc của học sinh ta có thể kiểm tra được kỹ năng đọc diễn cảm của các em, cũng như đánh giá được phần nào mức độ cảm thụ của học sinh về bài thơ. Ở khổ thơ thứ 2, nếu như học sinh nắm được tinh thần của bài thơ, khổ thơ thì phải đọc sao cho toát lên niềm vui thích của người của người đánh cá qua việc so sánh đoàn cá thu một cách sống động, lung linh và tiếng gọi thích thú của người lao động trên biển:

Hát rằng: Cá bạc biển Đông lặng Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng Đến dệt lưới ta đàn cá ơi!

Trong tiết dạy Chuyện người con gái Nam Xương, giáo viên Đỗ Thị Bích Hoàn - Trường THCS Dương Bá Trạc đã nêu ra các câu hỏi như sau: 1) “So sánh giữa truyện truyền kỳ vào truyện cổ tích”, 2) “Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương?”, 3) “Tại sao Vũ Nương không trở lại làm người mà ở lại thủy cung?”. Qua việc học sinh thực hiện các thao tác để trả lời các câu hỏi này, giáo viên vừa KTĐG được năng lực vận dụng kiến thức về cái đã biết (truyện cố tích, truyền kỳ) so sánh, phân tích để tìm ra cái chưa biết ở học sinh (sự khác biệt giữa truyện cổ tích và truyện thần kỳ) vừa kiểm tra kỹ năng đọc (có chú ý đến chi tiết “Trương sinh có tính hay ghen” ở đầu truyện hay không) và năng lực vận dụng kiến thức (thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các bài đã học), kỹ năng hợp tác của học sinh qua việc thảo luận để tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết của Vũ Nương hay lí giải tại sao mặc dù có điều kiện trở lại làm người nhưng Vũ Nương vẫn nhất quyết ở lại thủy cung. Với những cách kiểm tra này, giáo viên hoàn toàn có cơ sở đáng tin cậy để đánh giá các kỹ năng, năng lực và mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh. Nhờ đó, việc KTĐG kết quả học tập của học sinh

được toàn diện hơn và phần nào giảm bớt áp lực cho học sinh qua các bài kiểm tra vì không phải phải chú trọng vào việc học thuộc lòng, học đối phó hay chép nguyên mẫu các nội dung mà thầy cô cho ghi chép trong vở hay các bài văn từ sách tham khảo để sản sinh ra những bài viết “không có gì sáng tạo” như từ trước đến nay như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy làm văn chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều muốn nói” (Phạm Văn Đồng, Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, tạp chí

Nghiên cứu giáo dục, số 28, 11- 1973).

Ngoài ra, giáo viên còn vận dụng và kết hợp nhiều phương pháp, hình thức KTĐG khác nhau như: cho học sinh kiểm tra lẫn nhau trong tiết truy bài đầu giờ, trong quá trình thảo luận, trong phần củng cố của tiết học dưới sự dẫn dắt của thầy. Điều này giúp các em học sinh có nhiều cơ hội để hỏi, để trả lời, tăng cường kĩ năng nói, nghe, suy luận, và giáo viên cũng có cái nhìn tổng quát về kết quả dạy và học. Đồng thời việc đánh giá cũng tạo động lực thúc đẩy, làm cho học sinh hứng thú hơn trong việc học tập bộ môn, góp phần xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà toàn ngành đang ra sức thực hiện.

Tiểu kết chương 3

Theo khảo sát thực tế của chúng tôi đối với giáo viên môn Ngữ văn ở Quận 8, chúng tôi nhận thấy các thầy cô đã thực hiện rất nghiêm túc theo yêu cầu chung của ngành. Về vấn đề này, chúng tôi thấy rõ trong những lần họp giáo viên mạng lưới bộ môn Ngữ văn của quận và tất cả giáo viên phụ trách môn Ngữ văn của các trường THCS trên địa bàn, qua các tiết dự giờ và báo cáo sơ kết, tổng kết của các đơn vị chúng tôi thấy việc đổi mới KTĐG đã có sức lan tỏa rộng. Đa số bộ phận giáo viên thực hiện rất nghiêm túc, không chỉ thực hiện một lần, hai lần trong học kì mà vấn đề này đã được bộ phận giáo viên Ngữ văn thực hiện rất đồng bộ, xuyên suốt trong năm học. Với những nội dung và hình thức KTĐG đã đề xuất áp dụng trong quá trình làm đề tài tại môi trường giáo dục Quận 8, chúng tôi nhận thấy, việc đổi mới này giúp giáo viên thay đổi quan niệm về cách KTĐG kết quả học tập của học sinh, không chỉ đánh giá học sinh qua điểm số thể hiện trong các bài kiểm tra mà giáo viên có thể thực hiện việc đánh giá ở tất cả các công đoạn của giờ lên lớp và không chỉ về mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng so với mục tiêu giáo dục của bộ môn, cấp học đề ra mà còn đánh giá được “các năng lực học tập suốt đời” của học sinh. Bên cạnh đó, việc đổi mới KTĐG đã thể hiện rõ nét hơn vai trò thúc đẩy, điều chỉnh quá trình dạy - học, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục. Việc đổi mới giúp học sinh học tập chủ động, tích cực hơn, cải thiện niềm yêu thích của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn, phần nào giảm bớt áp lực cho học sinh qua các kỳ kiểm tra, hạn chế việc học sinh học thuộc, ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, thụ động, đối phó, thiếu sáng tạo; tránh tình trạng học sinh sản sinh ra các sản phẩm không mang “dấu ấn cá nhân” từ các bài văn mẫu ở các sách tham khảo tràn lan như hiện nay.

KẾT LUẬN

1. Tìm một con đường, một giải pháp hữu hiệu cho việc đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề đang được toàn Ngành giáo dục quan tâm, nghiên cứu. Không nằm ngoài quỹ đạo đó, Ngành Giáo dục Quận 8 đã có nhiều nỗ lực để cải thiện công tác KTĐG của quận nhà. Tuy nhiên, một vài buổi tập huấn về đổi mới công tác KTĐG theo chuẩn kiến thức - kỹ năng từ Sở Gáo dục và Đào tạo chưa đủ sức thay đổi nhận thức để biến thành hành động đổi mới công tác KTĐG trong cán bộ quản lí và giáo viên các trường THCS trên địa bàn Quận 8. Trước tình hình đó, chúng tôi, những người làm công tác quản lí giáo dục, mong muốn được góp một vài ý kiến cho công cuộc đổi mới này. Cụ thể là việc KTĐG kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh các trường THCS Quận 8.

2. Đề tài chúng tôi không tập trung nghiên cứu sâu vào đổi mới nội dung và phương pháp KTĐG kết quả học tập của học sinh ở tầm bao quát, vĩ mô mà căn cứ vào thực trạng KTĐG kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh các trường THCS Quận 8 để gợi ý, bổ sung một vài hình thức và phương diện đánh giá mà lâu nay trong quá trình KTĐG còn thiếu hụt hay chưa được quan tâm đúng mức.

3. Luận văn của chúng tôi gồm 3 chương: Chương 1, chúng tôi đưa ra cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài làm cơ sở cho những đề xuất ở chương 2. Chương 2 trên cơ sở các nội dung và phương pháp KTĐG lâu nay, chúng tôi đề xuất một số hình thức và phương diện kiểm tra giúp cho việc đánh giá toàn diện, khách quan chính xác và phong phú hơn. Ở chương 3 chúng tôi triến hành thực nghiệm đánh giá hiệu quả, mức độ khả thi của những đề xuất trình bày ở chương 2.

Ở chương 1, luận văn giới thuyết về khái niệm về KTĐG, chỉ ra mối liên hệ giữa KTĐG với việc đổi mới phương pháp dạy học và khái quát nội

dung, nguyên tắc, phương pháp, hình thức, công cụ và phương tiện kiểm tra kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS, đồng thời khái quát về đặc điểm, tình hình giáo dục, thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh ở các trường THCS Quận 8.

Chương 2 trên cơ sở những nội dung và hình thức KTĐG mà giáo viên áp dụng lâu nay, chúng tôi đưa ra một số vấn đề cần thực hiện trong quá trình KTĐG kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh, chủ yếu làm rõ các vấn đề sau:

Việc KTĐG không nhất thiết chỉ thực hiện ở các tiết kiểm tra theo quy định, qua kiểm tra miệng vào đầu giờ học mà có thể thực hiện trong suốt các công đoạn của quá trình dạy học dưới nhiều hình thức khác nhau.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh nếu chỉ căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra theo quy định trong chương trình thì khó có thể đánh giá toàn diện, khách quan mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng của học sinh so với mục tiêu chương trình đề ra ở cấp học, môn học. Trong quá trình KTĐG, giáo viên cần quan tâm đến năng lực vận dụng kiến thức và thái độ đối với đời sống; cách kiến tạo tri thức văn học, ngôn ngữ; kỹ năng hợp tác trong học bộ môn; các kỹ năng đọc, nói, viết và khả năng phản ứng tích cực trước các vấn đề của cuộc sống đương đại.

Để việc đổi mới KTĐG được thực hiện một cách căn bản, bền vững, nhất thiết phải bồi dưỡng nhận thức về ý nghĩa quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên giảng dạy Ngữ văn. Đó là thao tác cuối cùng để xác nhận lại trình độ mới trong nhân cách của người học sau mỗi quá trình dạy học ở các mặt: tri thức, kỹ năng, thái độ. Nó chính là kết quả của quá trình dạy học, là sự kiểm nghiệm việc hiện thực hóa mục tiêu dạy học trong thực tế. Kết quả KTĐG sẽ giúp cho giáo viên, nhà quản lí giáo dục có những bước điều chỉnh cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu dạy học, nội dung và phương pháp dạy học.

Bên cạnh đó, cần xây dựng đội ngũ chuyên gia để hoạt động KTĐG được thực hiện khách quan, chính xác hơn.

Đổi mới KTĐG cần ứng dụng công nghệ thông tin và thay đổi quan niệm trong việc ra đề và chấm bài. Đề kiểm tra nên hạn chế những câu hỏi tái hiện kiến thức, tăng cường các câu hỏi buộc học sinh phải vận dụng kiến thức, phân tích, tổng hợp, đánh giá để quyết vấn đề. Thang điểm rõ ràng và công bố kịp thời, công khai đáp án đối với các bài kiểm tra đề học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Cách ứng xử trong KTĐG của giáo viên phải hết sức tinh tế và mềm dẻo, nhằm tạo nên tính tích cực cho mọi loại đối tượng học sinh. Nhận xét của giáo viên phải mang tính thúc đẩy, chỉ rõ ưu, khuyết điểm của học sinh trong bài làm. Nên tìm tòi, phát hiện và động viên kịp thời những tiến bộ dù rất nhỏ trong quá trình học tập của học sinh. Xử lí kết quả kiểm tra để đưa ra những quyết định kịp thời, bổ sung những lỗ hổng trong kiến thức đối với học sinh kém hay bồi dưỡng học sinh giỏi.

Ở chương 3, chúng tôi tiến hành thử nghiệm nhằm mục đích cụ thể hoá những đề xuất đã đã nêu ở chương 2. Chúng tôi xem xét, đánh giá

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 8, thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 91 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w